Quyết định 4915/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập Đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 4915/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập Đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: | 4915/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Lê Đức Giang |
Ngày ban hành: | 06/12/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4915/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Lê Đức Giang |
Ngày ban hành: | 06/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4915/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020; Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Tỉnh ủy ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tại Tờ trình số 569/TTr-VNN ngày 20/9/2021; của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 5533/SNN&PTNT ngày 29/11/2021 (kèm theo ý kiến tham gia thẩm định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3338/SLĐTBXH-VP ngày 05/10/2021; của Sở Tài chính tại Công văn số 6135/STC-TCDN ngày 06/10/2021; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7390/SKHĐT-KTNN ngày 07/10/2021; của Ban Dân tộc tại Công văn số 802/BDT-THKH ngày 05/10/2021 và UBND huyện Mường Lát tại Công văn số 2403/UBND-NN ngày 06/10/2021).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên đề án: Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Cơ quan chủ trì xây dựng đề án: Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
3. Phạm vi thực hiện đề án: Trên địa bàn huyện Mường Lát.
4. Thời gian xây dựng đề án: Năm 2022.
5. Kinh phí lập đề án: Từ nguồn ngân sách tỉnh.
6. Nội dung chi tiết đề cương Đề án: Chi tiết theo Phụ lục đính kèm.
1. Giao Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (cơ quan chủ trì xây dựng Đề án) căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện lập, trình duyệt đề án, dự toán kinh phí lập đề án, đảm bảo đúng nội dung, chất lượng và thời gian theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để tham mưu, cân đối, bố trí và thẩm định dự toán kinh phí lập đề án; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND huyện Mường Lát và các ngành, đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong quá trình lập Đề án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và PTNT; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Chủ tịch UBND huyện Mường Lát và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ LẬP ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
HUYỆN MƯỜNG LÁT GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2045”
(Kèm theo Quyết định số 4915/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương
2. Văn bản của địa phương
3. Các tài liệu sử dụng
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
1. Đối tượng nghiên cứu của đề án: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí hậu, thời tiết, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng và các loài thực vật ảnh hưởng đến công tác phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề án: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Lát.
3. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT GIAI ĐOẠN 2010-2020
I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng
- Vị trí địa lý, địa hình
- Địa chất và thổ nhưỡng: Tầng dày đất canh tác, thành phần cơ giới, tính chất hóa lý, các chất dinh dưỡng,... ảnh hưởng đến cây trồng lâm nghiệp.
- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, phân bố lượng mưa trong năm, các tiểu khí hậu đặc trưng.
- Thủy văn
Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện đề án.
2. Dân sinh, kinh tế, xã hội
- Dân số, dân tộc, lao động
- Kinh tế: Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và các sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn, trình độ sản xuất, mức sống,... so sánh, đánh giá tỷ trọng nguồn thu từ các sản phẩm Lâm nghiệp so với tổng thu nhập của huyện, hộ gia đình, cá nhân.
- Xã hội: Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, tỷ lệ hộ đói, nghèo,..
Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn của điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện đề án.
3. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật
- Hạ tầng lâm nghiệp.
- Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy.
- Thực trạng các hạ tầng kỹ thuật khác: Hạ tầng thủy lợi, điện, nước, thông tin liên lạc...
Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện đề án.
4. Hiện trạng sử dụng đất
- Thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Mường Lát.
- Phân tích, đánh giá chi tiết hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất....) trên địa bàn huyện.
Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện đề án.
5. Hiện trạng tài nguyên rừng
- Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, theo chủ quản lý.
- Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng, trạng thái rừng.
- Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ.
Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện đề án.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010-2020
1. Công tác quản lý về lâm nghiệp: Nêu rõ thực trạng công tác quản lý rừng: Quy hoạch rừng theo chức năng sử dụng; tổ chức hệ thống quản lý rừng; quản lý lâm sản ngoài gỗ; quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; kiểm kê rừng...
2. Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên
- Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
- Công tác phòng trừ sâu, bệnh hại rừng.
- Công tác bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng rừng trồng.
- Thực trạng phát triển giống cây trồng lâm nghiệp.
- Thực trạng công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.
- Thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ.
4. Khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
5. Phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng.
6. Sản xuất nương rẫy, nông lâm kết hợp.
7. Chồng lấn trong quản lý đất đai lâm nghiệp.
8. Chi trả dịch vụ môi trường rừng.
9. Kết quả, tình hình triển khai thực hiện cơ chế chính sách về lâm nghiệp của trung ương và địa phương.
- Chính sách giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.
- Thực hiện chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và các chính sách, chương trình khác liên quan đến hỗ trợ quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển tài nguyên rừng.
III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
2. Bài học kinh nghiệm
1. Bối cảnh, tình hình
2. Dự báo cáo yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển rừng bền vững tại huyện Mường Lát trong giai đoạn tới
- Phát triển rừng bền vững dựa trên cơ sở phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và gắn chặt với trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Công tác sử dụng rừng, phát triển rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong đó cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển rừng; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển lâm nghiệp bền vững; nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng về sản xuất lâm nghiệp của huyện.
- Trong cơ cấu kinh tế của huyện, xác định kinh tế lâm nghiệp là chủ đạo. Trong quá trình phát triển kinh tế, phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
2.1. Mục tiêu chung
Phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện, sự đa dạng của rừng, sự tham gia tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc phát triển bền vững tài nguyên rừng; xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện, đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, tiến tới người dân có thể sống từ rừng, làm giàu từ rừng; phát huy được chức năng phòng hộ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần ổn định đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Giai đoạn 2021-2030
a) Bảo vệ môi trường
- Duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng ở mức từ 80-85% tương đương với khoảng 65.000 – 69.000 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng.
- Hạn chế thấp nhất việc khai thác diện tích rừng trồng, đặc biệt ở những khu vực xung yếu như khu vực ven sông, suối, hồ đập, khu vực bảo vệ nguồn sinh thủy lấy nước sinh hoạt của người dân, khu vực phòng chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, khu vực bảo vệ môi trường sống.
- Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng; thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới, phòng hộ môi trường; phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu về kinh tế
- Xác định được tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân/năm.
- Xác định được giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân/năm.
- Đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người gấp 2 lần trở lên so với năm 2020.
- Xác định, định hướng được tập đoàn giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.
- Xác định được diện tích trồng mới rừng sản xuất bình quân/năm.
- Xác định được diện tích trồng cải tạo, trồng phục hồi lại rừng trồng sản xuất bình quân/năm.
- Xác định được diện tích trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng với các loài cây bản địa, đa tác dụng bình quân/năm.
- Xác định được diện tích phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bình quân/năm;
- Xác định được sản lượng khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ bình quân/năm.
- Xác định được diện tích trồng dược liệu dưới tán rừng bình quân/năm.
- Xác định được diện tích quy hoạch sản xuất nông lâm kết hợp để đảm bảo các hoạt động sinh kế bền vững cho người dân; xác định khối lượng lương thực hàng năm từ hoạt động sản xuất nương rẫy trong tổng số khối lượng lương thực của huyện..
- Xác định được giá trị chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân/năm.
c) Mục tiêu về xã hội
- Nâng cao ý thức tự lực, tự cường, trách nhiệm của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Ổn định dân cư, hạn chế tình trạng người dân du canh, du cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số làm suy thoái rừng, mất an ninh rừng.
- Tạo mới công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn huyện thông qua các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Tỷ lệ lao động trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 60% trở lên.
- Nâng cao đời sống người dân, xóa đói, giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,67%/năm trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm trở lên.
2.2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ của rừng, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trong tổng giá trị ngành nông nghiệp của huyện; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng; ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển rừng, tạo sản phẩm đa dạng có giá trị kinh tế, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị; đóng góp ngày càng gia tăng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh.
1. Nâng cao năng lực quản lý về lâm nghiệp
- Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
2. Bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có
- Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ hiệu quả các giống, loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh về trồng rừng thay thế, cải tạo rừng, tỉa thưa rừng trồng để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của rừng.
3. Tiếp tục trồng và nâng cao chất lượng rừng theo 3 loại rừng
- Đánh giá, hoàn thiện quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện, đảm bảo khả thi, phù hợp với định hướng phát triển và tình hình thực tế.
- Xây dựng bản đồ nông hóa cho toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát phục vụ bố trí cây trồng.
- Xác định được tập đoàn giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, lập địa, thổ nhưỡng và kiến thức bản địa đến từng thôn/bản theo đơn vị hành chính cấp xã để phục vụ công tác trồng rừng đạt hiệu quả và bền vững.
- Xác định quy mô diện tích trồng mới rừng sản xuất.
- Xác định quy mô diện tích cải tạo, trồng phục hồi lại rừng trồng sản xuất và đề xuất, thực hiện biện pháp các biện pháp lâm sinh cải tạo, nâng cao hiệu quả, chất lượng rừng le trên địa bàn huyện.
- Xác định quy mô diện tích trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng với các loài cây bản địa.
- Xác định quy mô diện tích phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Xác định quy mô diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng sản xuất
- Xác định quy mô diện tích và sản lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ (nứa, vầu, luồng, ...)
5. Phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Trên cơ sở các điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sự phân bố và khả năng thích nghi của cây dược liệu để xác định quy mô diện tích vùng trồng dược liệu dưới tán rừng phù hợp gắn với nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế.
6. Xây dựng vùng sản xuất nương rẫy, nông lâm kết hợp
- Xác định quy mô, diện tích vùng sản xuất nương rẫy phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào người dân tộc thiểu số tại các xã trên địa bàn huyện.
- Xác định quy mô diện tích vùng sản xuất nông lâm kết hợp, vùng trồng cây ăn quả và cây cảnh (đào) phù hợp với điều kiện của từng xã, thôn/bản.
7. Giải quyết việc chồng lấn trong quản lý đất đai
Rà soát, xác định ranh giới giao đất giữa hồ sơ, bản đồ với thực địa của các chủ rừng nhà nước đóng trên địa bàn để đề xuất, giải quyết dứt điểm tình trạng chồng lấn trong công tác quản lý đất đai.
8. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện rà soát, xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng cho toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng nằm trong lưu vực của các nhà máy thủy điện để chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo thu, chi đầy đủ và chi trả đúng đối tượng được hưởng lợi từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng.
9. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù trong phát triển Lâm nghiệp bền vững huyện Mường Lát
Đề xuất được cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù riêng cho Mường Lát về bảo vệ, phát triển rừng; chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm kết hợp, hỗ trợ ổn định sinh kế cho người dân làm nghề rừng.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
2. Tổ chức, quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
3. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng bền vững
4. Tổ chức sản xuất
5. Khoa học và công nghệ
6. Thị trường tiêu thụ lâm sản
7. Hợp tác quốc tế
8. Xây dựng dự án trọng tâm, đột phá
1. Tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn 2021-2030
2. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Các nguồn vốn khác.
1. Báo cáo thuyết minh đề án: 10 quyển.
2. Báo cáo tóm tắt đề án: 10 quyển.
3. Báo cáo chuyên đề: 10 quyển/chuyên đề.
- Chuyên đề 1: Kết quả thu thập, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng huyện Mường Lát.
- Chuyên đề 2: Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển rừng huyện Mường Lát giai đoạn 2010-2020.
- Chuyên đề 3: Kết quả điều tra, phân tích đánh giá, xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ bố trí cơ cấu cây trồng rừng.
- Chuyên đề 4: Danh mục giống, cây trồng Lâm nghiệp phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu, tập quán và có hiệu quả kinh tế, môi trường cao trên địa bàn huyện Mường Lát (cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu...).
- Chuyên đề 5: Định hướng phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Chuyên đề 6: Báo cáo đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp canh tác trên đất dốc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh (đào, mai) trên địa bàn huyện.
- Chuyên đề 7: Thị trường tiêu thụ lâm sản trên địa bàn.
4. Bảng biểu, số liệu điều tra thực địa: Bản gốc
5. Hệ thống bản đồ (cấp xã 1/10.000, cấp huyện 1/25.000): 10 bộ/nội dung
- Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
- Bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng
- Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển rừng bền vững
- Bản đồ phân vùng sản xuất nương rẫy và nông lâm kết hợp.
- Bản đồ phát triển rừng bền vững giai đoạn 202 -2030, tầm nhìn đến năm 2045.
I. Đề xuất
II. Kiến nghị
1. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
2. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc, …).
3. Các tổ chức chính trị, xã hội.
4. UBND huyện Mường Lát.
5. UBND các xã, thị trấn thuộc phạm vi đề án.
6. Các chủ rừng trên địa bàn./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây