Quyết định 489/QĐ-BKHCN năm 2024 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Quyết định 489/QĐ-BKHCN năm 2024 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 489/QĐ-BKHCN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Huỳnh Thành Đạt |
Ngày ban hành: | 27/03/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 489/QĐ-BKHCN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký: | Huỳnh Thành Đạt |
Ngày ban hành: | 27/03/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 489/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2024 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (trên cơ sở tổ chức lại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 27/3/2024 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; công nhận; thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công liên quan đến hoạt động này theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Commission for the Standards, Metrology and Quality of Viet Nam (STAMEQ).
2. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Trụ sở chính của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đặt tại Thành phố Hà Nội.
1. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (sau đây gọi tắt là thông báo và hỏi đáp quốc gia); giải thưởng chất lượng quốc gia;
b) Chiến lược, chương trình, đề án, dự án quan trọng quốc gia về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, phê duyệt:
a) Kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo thông tư, văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân;
b) Công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo thẩm quyền;
c) Chuẩn đo lường quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân và các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
6. Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
b) Tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng; cho ý kiến về việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam;
e) Tổ chức tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức việc rà soát, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc ban hành;
h) Đầu mối quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thực hiện việc tiếp nhận đăng ký và xuất bản danh mục quy chuẩn kỹ thuật; xuất bản tiêu chuẩn quốc gia, danh mục tiêu chuẩn quốc gia;
i) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp.
7. Về đo lường:
a) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng, phát triển và ứng dụng hệ thống chuẩn đo lường; nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm, chất chuẩn, thiết bị đo lường theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện việc thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng, phát triển và ứng dụng các chuẩn đo lường quốc gia trong lĩnh vực được phân công;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng hệ thống chuẩn đo lường của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp;
d) Tổ chức, quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; ban hành và áp dụng bộ tiêu chí về năng lực nghiệp vụ kỹ thuật của các tổ chức cung cấp dịch vụ về đo lường;
đ) Tổ chức, quản lý và thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam, quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
e) Chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chứng nhận chuẩn đo lường, chất chuẩn; chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường;
g) Thực hiện việc phê duyệt mẫu phương tiện đo sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;
h) Quản lý, tổ chức và thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn;
i) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hướng dẫn, Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định;
k) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hội, hiệp hội liên quan tổ chức thực hiện việc đổi mới, phát triển hoạt động đo lường, tăng cường năng lực hạ tầng đo lường quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, thực thi về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hội nhập quốc tế.
8. Về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại địa phương tổ chức thực hiện khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; cảnh báo cho người tiêu dùng và đề xuất các biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
c) Tổ chức nghiên cứu triển khai, ứng dụng, nâng cao năng suất chất lượng trong các ngành, lĩnh vực; Tổ chức thực hiện chương trình quốc gia, dự án về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Chủ trì Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
đ) Tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia; quản lý hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đề xuất tham gia giải thưởng quốc tế, khu vực về năng suất, chất lượng;
e) Tổ chức, quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, phân định sản phẩm, hàng hóa; tổ chức triển khai, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ về nhãn hàng hóa.
9. Về đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực tổ chức đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức sản xuất mẫu chuẩn, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp khác có liên quan;
b) Tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; tổ chức sản xuất mẫu chuẩn; tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp khác có liên quan trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định, xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra, xác nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và Kiểm tra xác nhận của bộ, ngành, địa phương;
d) Chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các điều ước, hiệp ước quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa và mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
đ) Hướng dẫn triển khai các phương thức đánh giá sự phù hợp theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
e) Tư vấn, đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng; quản lý hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý; cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và Kiểm tra xác nhận trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
10. Về mã số, mã vạch:
a) Tổ chức triển khai, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch và các công nghệ liên quan; đăng ký, cấp, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực mã số, mã vạch; khai thác cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch;
c) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động mã số, mã vạch
11. Về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
b) Hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế-xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương;
c) Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu;
d) Quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu;
đ) Quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
12. Chủ trì tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hành vi gian lận thương mại khác liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
13. Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
14. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các hoạt động dịch vụ liên quan đến tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật hàn, kỹ thuật kiểm tra không phá hủy, kỹ thuật tự động hóa theo quy định của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
15. Thực hiện hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật; là đại diện của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực về các lĩnh vực này theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia.
17. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hội, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia; giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân.
18. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án mà Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được giao làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
19. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ; thông tin, tuyên truyền và tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia.
20. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; xây dựng chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật.
21. Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, các nhiệm vụ về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
23. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức và số lượng người làm việc; thực hiện chế độ tiền lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
24. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao và theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban giúp Chủ tịch Ủy ban trong lãnh đạo công tác của Ủy ban; được quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Ủy ban, trước pháp luật về những công việc được giao. Phó Chủ tịch Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban.
4. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban được ủy quyền thay mặt Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban.
1. Các đơn vị giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
a) Ban Tiêu chuẩn.
b) Ban Đo lường.
c) Ban Quản lý chất lượng và Đánh giá sự phù hợp.
d) Ban Kế hoạch - Tài chính.
đ) Ban Hợp tác quốc tế.
e) Ban Tổ chức cán bộ.
g) Ban Pháp chế - Thanh tra.
2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban:
a) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (viết tắt là QUATEST 1).
b) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (viết tắt là QUATEST 2).
c) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (viết tắt là QUATEST 3).
d) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 4 (viết tắt là QUATEST 4).
đ) Trung tâm Chứng nhận phù hợp (viết tắt là QUACERT).
e) Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (viết tắt là VSQI).
g) Viện Đo lường Việt Nam (viết tắt là VMI).
h) Viện Năng suất Việt Nam (viết tắt là VNPI).
i) Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là QTC).
k) Trung tâm Thông tin - Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là ISMQ).
l) Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (viết tắt là NBC).
m) Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là TBT VietNam).
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban quy định tại Khoản 2 Điều này có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Giao Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
5. Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Ủy ban theo quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ và theo quy định của pháp luật.
1. Công chức, viên chức.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
3. Đội ngũ cộng tác viên.
1. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với bàn bạc tập thể.
2. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thực hiện chế độ làm việc, quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ theo quy chế làm việc của Bộ và các quy định khác có liên quan.
3. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Bộ có liên quan theo đúng quy định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Từ ngân sách nhà nước cấp
a) Kinh phí thực hiện các hoạt động thường xuyên theo chức năng;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của nhà nước;
c) Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thu sự nghiệp từ các hoạt động liên doanh, liên kết và các hoạt động dịch vụ, đào tạo, tư vấn.
3. Tài trợ từ các tổ chức, cá nhân.
4. Các nguồn thu khác theo quy định.
1. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Chi hoạt động cung ứng dịch vụ, đào tạo và các hoạt động liên doanh, liên kết.
5. Chi thuê lao động; chuyên gia, tư vấn trong và ngoài nước.
6. Các khoản chi khác theo quy định.
Điều 9. Quản lý tài chính, tài sản
Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, tài sản của Ủy ban, thực hiện nghĩa vụ tài chính và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1; Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2; Trung tâm chuyển giao công nghệ Việt - Đức tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện Điều lệ này.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây