Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 4781/QĐ-BNN-VPĐP | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4781/QĐ-BNN-VPĐP |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4781/QĐ-BNN-VPĐP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mởi giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................
CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................
GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY ...........................................................................................
1. Mục tiêu của Sổ tay................................................................................................
2. Đối tượng sử dụng Sổ tay .....................................................................................
3. Cơ sở pháp lý xây dựng Sổ tay..............................................................................
4. Cấu trúc của Sổ tay................................................................................................
PHẦN I: HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ .................................................................................................................................
1.1. Giải thích từ ngữ..................................................................................................
1.2. Một số nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ..................................................................
1.3. Đối tượng thực hiện các hoạt động hỗ trợ............................................................
1.4. Nội dung thực hiện của Chương trình....................................................................
1.5. Hướng dẫn các nội dung hỗ trợ của Chương trình.................................................
1.6. Thời gian thực hiện các dự án..............................................................................
1.7. Quy định về kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của Chương trình...................................
PHẦN II: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1. Lập và phê duyệt danh mục các dự án.................................................................
2.1.1. Quy trình xây dựng danh mục các dự án............................................................
2.1.2. Quy định về bổ sung danh mục các dự án.........................................................
2.2. Quy định về tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị...............
2.2.1. Chủ đầu tư và chủ trì dự án...............................................................................
2.2.2. Quy trình lập, phê duyệt và triển khai dự án hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị mới.........
2.2.3. Quy trình lập và phê duyệt dự án nâng cấp, củng cố chuỗi giá trị đã có...............
2.3. Quy trình theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả dự án..........................................
PHẦN III: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ............................................................................
3.1. Hướng dẫn một số nội dung về liên kết theo chuỗi giá trị......................................
3.1.1. Hướng dẫn đánh giá chuỗi giá trị để xây dựng danh sách dự án.........................
3.1.2. Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị......................................................................
3.1.3. Hướng dẫn xây dựng hợp đồng liên kết............................................................
3.2. Hướng dẫn sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.....................................
3.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm........................................................................
3.2.2. Nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm....................................................
3.2.3. Quy định về đảm bảo đủ điều kiện về ATTP.......................................................
3.2.4. Hướng dẫn lựa chọn các loại chứng nhận đảm bảo ATTP tự nguyện ..................
3.3. Một số vấn đề về xây dựng thương hiệu cho nông sản.........................................
3.3.1. Tiếp cận trong xây dựng thương hiệu cho nông sản...........................................
3.3.2. Hướng dẫn đăng ký bảo hộ SHTT cho nông sản................................................
3.4. Hướng dẫn tổ chức sản xuất theo hướng “mỗi xã một sản phẩm”..........................
3.4.1. Giới thiệu về định hướng “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)...................................
3.4.2. Hướng dẫn về chu trình triển khai OCOP............................................................
KẾT LUẬN ................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
PHỤ LỤC ..................................................................................................................
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016. Chương trình được ban hành trên cơ sở những kết quả đạt được trong giai đoạn 2010-2015 và định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng được Chính phủ, ngành nông nghiệp đặt ra, đó là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, đặt người nông dân vào vai trò chủ thể và vị trí trung tâm để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp. Đặc biệt là, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất với quy mô phù hợp, hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ.
Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, cuốn Sổ tay Hướng dẫn Phát triển sản xuất (ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) được xây dựng với sự hợp tác hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) nhằm mục tiêu cụ thể hóa các nội dung và hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, là cơ sở để giúp các địa phương, doanh nghiệp và người dân thực hiện các nguyên tắc, nội dung, quy trình hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Ngoài nội dung hướng dẫn hỗ trợ phát triển sản xuất, cuốn Sổ tay còn bổ sung nội dung hướng dẫn về đảm bảo an toàn thực phẩm, định hướng xây dựng thương hiệu nông sản, chu trình thực hiện “Mỗi xã một sản phẩm’’, là tài liệu tham khảo thiết thực để xây dựng và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập từ hoạt động sản xuất và góp phần phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn, sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các địa phương, đơn vị để lần tái bản sau đạt kết quả tốt hơn.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BQL Ban quản lý
MTQG Mục tiêu quốc gia
PTNT Phát triển nông thôn
GNBV Giảm nghèo bền vững
HTX Hợp tác xã
KH-ĐT Kế hoạch và Đầu tư
LĐ-TBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PT KT-XH Phát triển kinh tế - xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
NTM Nông thôn mới
ATTP An toàn thực phẩm
OCOP Mỗi xã một sản phẩm
OVOP Mỗi làng một sản phẩm
IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
1. Mục tiêu của sổ tay
Trên cơ sở Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/3/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Thông tư 05). Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất được hướng dẫn tại Điều 7 (Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm), Điều 8 (Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp) và Điều 9 (Phát triển ngành nghề nông thôn) của Thông tư này.
Theo quy định của Khoản 3, Điều 7, Thông tư 05 thì quy trình triển khai hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Do đó, cuốn Sổ tay này được xây dựng và ban hành nhằm mục đích hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, HTX, THT và người dân tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị với sự hỗ trợ của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Mặc dù là Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất, nhưng Sổ tay chỉ nhằm hướng dẫn nội dung phát triển sản xuất được quy định tại Điều 7, Thông tư số 05, bởi phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm là một định hướng của Chương trình, đồng thời “Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững” là một nội dung của tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020.
2. Đối tượng sử dụng Sổ tay
Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất được sử dụng đối với các đối tượng:
- Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh, Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện và các cán bộ phụ trách nông nghiệp, cán bộ chuyên trách về NTM cấp xã trong phạm vi cả nước.
- Doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình và cá nhân thực hiện các hoạt động hỗ trợ.
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan, trực tiếp tham gia thực hiện Chương trình.
3. Cơ sở pháp lý xây dựng Sổ tay
Sổ tay được biên soạn dựa trên nội dung quy định của các văn bản sau:
- Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG.
- Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối NTM các cấp.
- Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
- Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
- Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
- Các quy định khác về quản lý và tài chính có liên quan.
4. Cấu trúc của Sổ tay
- Phần I. Hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
- Phần II. Quy trình triển khai các hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: Là nội dung cụ thể hóa khoản 3, Điều 7, Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.
- Phần III. Hướng dẫn kỹ thuật trong Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ |
1.1. Giải thích từ ngữ
Chuỗi giá trị đề cập trong Sổ tay này được hiểu như sau:
a) Chuỗi giá trị đã có: là chuỗi giá trị đã được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp, HTX với các hộ gia đình, HTX, trang trại hoặc các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của chuỗi giá trị.
b) Chuỗi giá trị mới: là chuỗi giá trị chưa hình thành hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng văn bản giữa các doanh nghiệp, HTX với các đối tượng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm khác.
1.2. Một số nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ
1.2.1. Về hoạt động tổ chức thực hiện chung
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư công, sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cấp ở địa phương; đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.
c) Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình tổ chức thực hiện; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để đóng góp thực hiện các dự án liên kết sản xuất; tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành thực hiện các dự án liên kết sản xuất.
d) Gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình MTQG xây dựng NTM với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn; gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2. Về nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị
a) Hoạt động liên kết phải được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và phải được thể hiện qua Hợp đồng liên kết (bằng văn bản) giữa các bên liên quan trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
b) Doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và được thành lập trước thời điểm dự án được phê duyệt, hoạt động phù hợp với đối tượng cây hồng, vật nuôi, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được Dự án hỗ trợ, phải có năng lực phù hợp với vai trò của mình trong liên kết sản xuất.
c) HTX được thành lập trước thời điểm Dự án được phê duyệt, hoạt động phù hợp với đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được Dự án hỗ trợ và phải có năng lực phù hợp với vai trò của mình trong liên kết sản xuất.
d) Trang trại, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động phù hợp với đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được Dự án hỗ trợ, trực tiếp ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hoặc HTX.
đ) Hoạt động hỗ trợ phải được xây dựng thành Dự án, được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (được quy định cụ thể trong Phần 2).
e) Ngân sách nhà nước chỉ nên hỗ trợ đầu tư những nội dung thiết yếu nhằm xây dựng mới hoặc củng cố liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã có như trong mục 1.5. Các địa phương tự đánh giá, lựa chọn và quyết định nội dung hỗ trợ phù hợp trên cơ sở điều kiện thực tế và nguồn lực của mình.
g) Tập trung nguồn vốn, hỗ trợ có trọng điểm, đúng nhu cầu và tránh dàn trải. Nguồn vốn đối ứng là tài sản hoặc tiền mặt của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án, không bao gồm các tài sản đã được hình thành trước khi dự án được phê duyệt (máy móc, nhà xưởng, đất đai, phương tiện vận chuyển...); công lao động trực tiếp của các đối tượng tham gia vào dự án; các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình, dự án khác của Nhà nước.
h) Ưu tiên các quy trình sản xuất, các sản phẩm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, ít sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Khuyến khích và ưu tiên các hình thức sản xuất áp dụng kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (ví dụ IPM), áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn thực phẩm.
i) Hoạt động hỗ trợ có thể nhiều hơn 01 dự án cho cùng một chuỗi giá trị, nhưng nội dung hỗ trợ của dự án lần sau sẽ không được trùng với các nội dung hỗ trợ của các dự án lần trước đó; dự án hỗ trợ sau phải cách ít nhất 12 tháng sau khi kết thúc dự án hỗ trợ lần trước.
k) Ưu tiên hỗ trợ các dự án dựa trên chuỗi giá trị đã có và các dự án có quy mô nhiều xã, các dự án phục vụ cho mục tiêu “mỗi xã một sản phẩm”.
1.3. Đối tượng thực hiện các hoạt động hỗ trợ
Đối tượng thực hiện các hoạt động hỗ trợ được quy định tại mục 1, Điều 7, Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT, bao gồm:
a) Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh).
b) HTX, liên hiệp HTX (sau đây gọi chung là HTX).
c) Trang trại, hộ gia đình, cá nhân.
1.4. Nội dung thực hiện của Chương trình
Chương trình sẽ tập trung vào hỗ trợ phát triển 02 đối tượng là chuỗi giá trị mới và chuỗi giá trị đã có, được quy định tại mục 2, Điều 7, Thông tư 05/2017/TT- BNNPTNT, cụ thể như sau:
a) Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; hỗ trợ hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với các trang trại, hộ gia đình, cá nhân và HTX khác.
b) Củng cố, nâng cấp liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã có tại các địa phương, trong đó ưu tiên tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định; hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ; nâng cấp năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường.
1.5. Hướng dẫn các nội dung hỗ trợ của Chương trình
Hoạt động phát triển chuỗi giá trị có thể bao gồm một hoặc một số trong các nội dung hỗ trợ dưới đây. Các địa phương căn cứ vào thực trạng sản xuất, chế biến và kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm và nguồn lực của địa phương để quyết định lựa chọn nội dung hỗ trợ phù hợp1:
a) Đối với dự án xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới:
- Tư vấn xây dựng liên kết, bao gồm: chi phí khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, xây dựng quy trình kỹ thuật (sản xuất, chế biến, bảo quản), đánh giá thị trường, lập phương án và hỗ trợ phát triển thị trường;
- Tiền thuê đất để tích tụ ruộng đất, lãi suất vay ngân hàng;
- Đầu tư điện nước, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải;
- Đầu tư về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm;
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nâng cao nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực quản lý hợp đồng và phát triển thị trường...;
- Áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ (bao gồm các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và các chứng nhận chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm);
- Xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm;
- Xúc tiến thương mại, quảng bá và mở rộng thị trường.
b) Đối với dự án củng cố, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có:
- Tiền thuê đất để tích tụ ruộng đất, lãi suất vay ngân hàng;
- Đầu tư điện nước, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải;
- Đầu tư về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm;
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nâng cao nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực quản lý hợp đồng và phát triển thị trường...;
- Áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ (bao gồm các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và các chứng nhận chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm);
- Xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm;
- Xúc tiến thương mại, quảng bá và mở rộng thị trường.
1.6. Thời gian thực hiện các dự án
a) Đối với dự án xây dựng chuỗi giá trị mới, thời gian thực hiện tối đa là 36 tháng.
b) Đối với dự án củng cố, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có, thời gian thực hiện tối đa là 24 tháng.
1.7. Quy định về kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của Chương trình
Thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
- Chi hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết (chỉ áp dụng đối với xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới), bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường. Mức hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện, trong đó chi tiền công theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, chi công tác phí, hội thảo, hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
- Chi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị, phát triển thị trường. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Chi hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ (bao gồm các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và các chứng nhận chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
- Chi hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm theo dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất, cụ thể:
+ Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm.
+ Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi) ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo.
+ Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang.
+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn đồng bằng.
- Các khoản chi khác liên quan đến dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (nếu có). Căn cứ quy định hiện hành và nhu cầu thực tế, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể các mức chi phù hợp với điều kiện, nguồn lực của địa phương.
- Ngoài nội dung chi, mức chi quy định ở trên, doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm còn được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai; được áp dụng các chính sách tía dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định hiện hành.
- Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi các hoạt động kinh tế.
- Việc quản lý, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đã ban hành tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 về việc quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020.
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ |
2.1. Lập và phê duyệt danh mục các dự án
2.1.1. Quy trình xây dựng danh mục các dự án
Căn cứ vào kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch cho các hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) tiến hành xây dựng và phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020. Các bước thực hiện như sau:
a) Bước 1. Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức thông báo kế hoạch xây dựng danh mục các dự án phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020.
- Căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, UBND cấp tỉnh phân công Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh chủ trì xây dựng danh mục các dự án phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020.
- Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh thông báo và yêu cầu các UBND cấp huyện tổ chức triển khai xây dựng đề xuất danh mục dự án phát triển sản xuất thuộc Chương trình trên phạm vi huyện.
- Mẫu đề xuất Danh mục dự án được thực hiện theo Phụ lục 1.
b) Bước 2. UBND cấp huyện thông báo kế hoạch đến UBND các xã và yêu cầu UBND các xã đề xuất danh mục dự án đầu tư trên địa bàn xã.
- UBND cấp huyện yêu cầu Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện chủ trì tổ chức xây dựng danh mục dự án, làm đầu mối để thông báo đến các xã.
- Căn cứ vào điều kiện sản xuất, các liên kết chuỗi giá trị đã có trên địa bàn, nhu cầu của doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình trên địa bàn xã, UBND xã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình để thống nhất các nội dung liên quan đến dự án, xây dựng danh mục dự án đầu tư (theo mẫu) trên địa bàn xã và gửi về Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện.
c) Bước 3. Lập danh mục dự án phát triển sản xuất cấp huyện
- Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổng hợp danh mục dự án do UBND xã đề xuất. Lồng ghép các dự án có cùng loại sản phẩm để hình thành các dự án có phạm vi trên nhiều xã.
- Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức cuộc họp với các phòng, ban để lựa chọn danh mục dự án phát triển sản xuất trên địa bàn cấp huyện. Căn cứ để đánh giá, lựa chọn các dự án như sau:
+ Thực trạng và điều kiện về sản xuất (đất đai và các nguồn lực sản xuất của các hộ gia đình và các bên liên quan), đặc biệt là về định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, được cụ thể tại Phụ lục 2.
+ Khả năng về tổ chức sản xuất và tiềm năng của sản phẩm: tổ chức sản xuất hiện có, lợi thế về chất lượng sản phẩm, khả năng cải thiện năng lực sản xuất, nâng cấp quy trình sản xuất.
+ Tiềm năng về thị trường, khả năng về hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
+ Khả năng và năng lực của tác nhân thị trường: sự sẵn sàng và năng lực hoạt động của doanh nghiệp, HTX tham gia vào chuỗi giá trị, khả năng tiếp cận và phát triển thị trường về sản phẩm của các tổ chức này.
+ Mức độ tác động đến môi trường, sức khỏe con người.
+ Mức độ phù hợp với các nguyên tắc và quy định khác của Chương trình.
- Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện trình UBND cấp huyện phê duyệt danh mục đề xuất dự án thuộc Chương trình giai đoạn 2016-2020 và gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT/ Văn phòng điều phối NTM cấp tỉnh.
d) Bước 4. Lập và phê duyệt danh mục dự án cấp tỉnh
- Trên cơ sở các danh mục dự án của các huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổng hợp và lồng ghép các dự án có cùng loại sản phẩm của các huyện để hình thành dự án có phạm vi nhiều huyện.
- Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức cuộc họp với các Sở, ngành để lựa chọn danh mục dự án phát triển sản xuất trên địa bàn cấp tỉnh. Căn cứ để đánh giá, lựa chọn các dự án như tại Bước 3.
- Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh phê duyệt dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
Lưu ý: Một số hoạt động hỗ trợ sản xuất không khuyến khích hoặc không được phép tiến hành như trong Phụ lục 3, đặc biệt là đối với các tỉnh/thành phố sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.
2.1.2. Quy định về bổ sung danh mục các dự án
Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu, định hướng và sự phát triển hoạt động sản xuất tại địa phương, danh mục các dự án có thể được sửa đổi, bổ sung. Quy trình lập danh sách dự án được bổ sung cũng được thực hiện theo quy trình lập và phê duyệt danh mục dự án.
2.2. Quy định về tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị
2.2.1. Chủ đầu tư và chủ trì dự án
a) Chủ đầu tư
- Đối với dự án có hoạt động sản xuất sản phẩm trong phạm vi 01 xã: UBND xã là chủ đầu tư. Căn cứ vào tình thực thực tế, trường hợp UBND xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư Dự án thì UBND huyện sẽ là chủ đầu tư.
- Đối với các dự án có hoạt động sản xuất trong phạm vi nhiều xã thuộc một huyện: UBND cấp huyện là chủ đầu tư.
- Đối với các dự án có phạm vi hoạt động sản xuất trên nhiều huyện: Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh là chủ đầu tư.
b) Chủ trì dự án
Chủ trì Dự án là các tổ chức nghiên cứu - tư vấn, đơn vị sự nghiệp hoặc một trong các bên liên kết sản xuất và được các bên liên kết sản xuất khác trong Dự án thống nhất, bao gồm Doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân. Ưu tiên doanh nghiệp, HTX làm chủ trì dự án.
2.2.2. Quy trình lập, phê duyệt và triển khai dự án hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị mới
Căn cứ vào danh mục dự án trong giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch phân bổ nguồn vốn trên địa bàn cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh chủ trì để tổ chức, hướng dẫn các chủ trì dự án lập và phê duyệt Thuyết minh dự án được thực hiện trong năm.
Quy trình tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ theo Sơ đồ như sau:
a) Quy trình lập và phê duyệt Thuyết minh dự án trên phạm vi một huyện
Đối với dự án trong phạm vi một huyện (bao gồm dự án trên phạm vi một xã hoặc nhiều xã trong một huyện), UBND cấp huyện giao cho Phòng Kinh tế/ Phòng nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn các chủ trì dự án lập Thuyết minh dự án theo các bước sau:
- Bước 1. Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì dự án.
Căn cứ vào Danh mục dự án được phê duyệt, Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị Chủ trì dự án theo quy định về thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành và các quy định liên quan của Chương trình.
- Bước 2. Tổ chức họp để chuẩn bị xây dựng Thuyết minh dự án
+ Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện chủ trì cùng với chủ đầu tư (UBND xã nếu là dự án trong phạm vi một xã) và từng đơn vị đăng ký chủ trì dự án tổ chức họp với đại diện của HTX, Tổ kế hoạch thôn (nếu có), hộ gia đình hưởng lợi và các đơn vị cung cấp đầu vào (nếu có). Danh sách đại diện HTX và hộ hưởng lợi sẽ do UBND xã chuẩn bị và mời họp. Chủ trì dự án sẽ chịu trách nhiệm trao đổi và thống nhất các nội dung dự án với tất cả các hộ tham gia dự án trong các bước tiếp theo. Nội dung của cuộc họp:
ü Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện, Chủ đầu tư giới thiệu các thông tin về nội dung dự án đã được xác định và các quy định liên quan.
ü Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện thảo luận với các hộ nhằm làm rõ và thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan khi liên kết sản xuất và thu thập các thông tin liên quan khác phục vụ cho xây dựng dự án.
ü Thống nhất các định hướng, nội dung sẽ triển khai trong dự án.
+ Đối với các dự án có phạm vi nhiều xã thì hoạt động này sẽ được tổ chức ở tất cả các xã nằm trong vùng dự án.
- Bước 3. Tiến hành phân tích chuỗi giá trị và xây dựng Thuyết minh dự án
+ Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện phối hợp với các đơn vị đăng ký chủ trì dự án, chuyên gia tư vấn (nếu cần thiết); các cán bộ liên quan cấp tỉnh, huyện, xã và đại diện hộ hưởng lợi (nếu cần thiết) để tiến hành phân tích chuỗi giá trị.
+ Tiến hành phân tích chuỗi giá trị cho mô hình, sản phẩm đã lựa chọn. Việc phân tích chuỗi giá trị được tiến hành thông qua xem xét các tài liệu, báo cáo đã có, khảo sát thực địa, phỏng vấn hộ gia đình hưởng lợi và các bên liên quan khác để thu thập thông tin.
+ Các đơn vị đăng ký chủ trì dự án căn cứ vào kết quả khảo sát, sẽ xây dựng Thuyết minh dự án theo mẫu tại Phụ lục 4.
- Bước 4: Đánh giá và phê duyệt Thuyết minh dự án
Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức lựa chọn chủ trì thực hiện dự án trên cơ sở tổ chức Hội đồng đánh giá về Thuyết minh dự án và hồ sơ. Hội đồng đánh giá do UBND cấp huyện thành lập, mức chi cho hoạt động của Hội đồng được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT- BTC-BKHCN.
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án, mẫu đánh giá và Biên bản Hội đồng được thực hiện theo Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do UBND cấp tỉnh ban hành.
Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị chủ trì, Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/ Văn phòng NTM cấp huyện trình UBND cấp huyện phê duyệt Thuyết minh và đơn vị chủ trì dự án.
- Bước 5. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện dự án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Thuyết minh và chủ trì dự án của UBND cấp huyện, UBND xã tổ chức ký Hợp đồng thực hiện dự án với Chủ trì dự án (đối với các dự án có phạm vi một xã); UBND huyện ký hợp đồng thực hiện dự án với Chủ trì dự án (đối với các dự án có phạm vi nhiều xã trong huyện).
b) Quy trình lập và phê duyệt Thuyết minh dự án trên phạm vi nhiều huyện
- Bước 1. Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án.
Căn cứ vào Danh mục dự án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị Chủ trì dự án theo quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do UBND cấp tỉnh ban hành và các quy định liên quan của Chương trình.
- Bước 2. Tổ chức họp để chuẩn bị xây dựng Thuyết minh dự án
+ Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh chủ trì cùng với từng đơn vị đăng ký chủ trì dự án tổ chức họp với đại diện của các doanh nghiệp, HTX, đại diện hộ gia đình hưởng lợi (nếu có) và Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện.
+ Đơn vị đăng ký chủ trì dự án sẽ chịu trách nhiệm họp, trao đổi và thống nhất với đại diện các hộ tham gia dự án.
+ Nội dung của cuộc họp: Thảo luận để xác định và thống nhất đưa ra các định hướng, nội dung mà dự án sẽ triển khai.
- Bước 3. Tiến hành phân tích chuỗi giá trị và xây dựng Thuyết minh dự án
Thực hiện như nội dung của Bước 3, mục (a).
- Bước 4. Đánh giá và phê duyệt Thuyết minh dự án
Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức lựa chọn chủ trì thực hiện dự án trên cơ sở tổ chức Hội đồng đánh giá về Thuyết minh dự án và hồ sơ. Hội đồng do UBND cấp tỉnh thành lập, mức chi cho hoạt động của Hội đồng được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án, mẫu đánh giá và Biên bản Hội đồng được thực hiện theo Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do UBND cấp tỉnh ban hành.
Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị chủ trì, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Thuyết minh và đơn vị chủ trì dự án.
- Bước 5. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện dự án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Thuyết minh và chủ trì dự án của UBND cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh ký hợp đồng thực hiện dự án với chủ trì dự án.
Lưu ý: Việc tổ chức lập Hội đồng đánh giá và phê duyệt Thuyết minh dự án và đơn vị chủ trì dự án phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và theo phân cấp/ủy quyền của UBND tỉnh, thành phố.
2.2.3. Quy trình lập và phê duyệt dự án nâng cấp, củng cố chuỗi giá trị đã có
a) Dự án nâng cấp, củng cố chuỗi giá trị đã có là dự án đã xác định rõ về doanh nghiệp, HTX tham gia vào chuỗi, do đó, chủ đầu tư xem xét và thực hiện quy trình giao trực tiếp cho tổ chức và cá nhân chủ trì dự án theo Quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành.
b) Trường hợp giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì dự án, quy trình được thực hiện như sau:
- Trình tự xây dựng dự án được thực hiện theo quy trình bước 2 và bước 3 của dự án xây dựng chuỗi giá trị mới (Mục 2.2.2). Khi phân tích chuỗi giá trị, chủ trì dự án cần đánh giá và tài liệu hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, các điểm yếu cần cải thiện và đề xuất các hoạt động hỗ trợ nếu cần thiết.
- Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức đánh giá, trình UBND cấp huyện phê duyệt Thuyết minh dự án, ký hợp đồng thực hiện dự án theo quy định tại bước 4 và bước 5, mục 2.2.2 đối với các dự án có phạm vi trên một huyện.
- Sở Nông nghiệp và PTNT/ Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phê duyệt Thuyết minh dự án và ký hợp đồng thực hiện dự án theo quy trình tại bước 4 và bước 5, mục 2.2.2 đối với các dự án có phạm vi nhiều huyện.
c) Trường hợp không giao trực tiếp mà tổ chức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án, quy trình lập, phê duyệt Thuyết minh dự án nâng cấp và củng cố chuỗi giá trị được thực hiện theo quy trình theo quy định tại mục 2.2.2.
Khi phân tích chuỗi giá trị tại bước 3, chủ trì dự án cần đánh giá và tài liệu hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, các điểm yếu cần cải thiện và đề xuất các hoạt động cần hỗ trợ.
2.3. Quy trình theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả dự án
a) Đối với các dự án có phạm vi trên một huyện
- Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả Dự án có phạm vi trên một huyện.
- Định kỳ 6 tháng, Phòng Kinh tế/Phòng nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tiến hành kiểm tra giữa kỳ về tiến độ, kết quả các Dự án. Tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả của năm thực hiện đối với các Dự án.
- Kết thúc dự án, Phòng Kinh tế/Phòng nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án. Đồng thời, tiến hành quyết toán, thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
b) Đối với các dự án có phạm vi trên nhiều huyện
- Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả Dự án có phạm vi nhiều huyện.
- Định kỳ 6 tháng, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tiến hành kiểm tra giữa kỳ về tiến độ, kết quả các Dự án. Tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả của năm thực hiện đối với các Dự án.
- Kết thúc dự án, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án. Đồng thời, tiến hành quyết toán, thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
c) Việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả nói trên tuân theo các quy định về giám sát, đánh giá của Chương trình. Văn phòng Điều phối NTM Trung ương sẽ bổ sung các hướng dẫn cụ thể về việc đo đếm, xác định các chỉ tiêu giám sát, đánh giá liên quan đến 18 tỉnh thuộc chương trình vay vốn của Ngân hàng Thế giới cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.
VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM |
3.1. Hướng dẫn một số nội dung về liên kết theo chuỗi giá trị
3.1.1. Hướng dẫn đánh giá chuỗi giá trị để xây dựng danh sách dự án
Đây là phần hướng dẫn cho Bước 2 của phần lập và phê duyệt danh mục dự án.
Căn cứ vào kế hoạch trung hạn và kế hoạch phân bổ vốn trung hạn đã được phê duyệt và các đề xuất liên quan khác, Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh hoặc Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp/Văn phòng NTM cấp huyện phối kết hợp với UBND xã, các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, phân loại ưu tiên các mô hình sản xuất để tiến hành lựa chọn đưa vào danh sách dự án.
Việc đánh giá, xác định ưu tiên hoạt động và xác định năng lực của tác nhân liên kết (Doanh nghiệp, HTX thực hiện chức năng phát triển thị trường) tiềm năng cần có, được thực hiện thông qua việc đánh giá, cho điểm như trong phần dưới đây:
1: Điểm thấp nhất
5: Điểm cao nhất
# |
Các tiêu chí sàng lọc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Năng lực tác nhân liên kết cần có |
1 |
Thực trạng và điều kiện sản xuất gắn với định hướng tái cấu trúc nông nghiệp của địa phương |
|
|
|
|
|
Các mục được điểm thấp là lĩnh vực năng lực tác nhân thị trường cần có |
2 |
Khả năng về tổ chức sản xuất và tiềm năng của sản phẩm |
|
|
|
|
|
Như trên |
3 |
Tiềm năng về thị trường, khả năng về hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập |
|
|
|
|
|
Như trên |
4 |
Mức độ tác động đến môi trường, sức khỏe con người |
|
|
|
|
|
Như trên |
5 |
Mức độ phù hợp với các nguyên tắc và quy định khác của Chương trình |
|
|
|
|
|
|
6 |
Khả năng và năng lực của doanh nghiệp, HTX dự định trở thành tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị |
|
|
|
|
|
Như trên |
|
Tổng điểm |
|
|
|
|
|
|
Các dự án tiềm năng có điểm càng cao thì mức độ ưu tiên càng lớn. Các mục được điểm thấp là lĩnh vực năng lực tác nhân thị trường cần có.
Nếu một mục có điểm thấp, song khả năng tìm được tác nhân thị trường có năng lực phù hợp, thì cũng có thể tạm thời cho điểm cao ở các mục này.
Để việc đánh giá, cho điểm dễ dàng hơn, có thể sử dụng các tiêu chí cho điểm, đánh giá chi tiết như trong Phụ lục 5.
3.1.2. Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị
a) Mục đích của phân tích chuỗi giá trị
Một chuỗi giá trị có thể được coi như là tập hợp các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhau, do những người/đơn vị khác nhau thực hiện (ví dụ nhà cung cấp vật tư, nông dân, người thu mua, buôn bán, vận chuyển, chế biến, các nhà bán lẻ, người tiêu thụ...vv).
Phân tích chuỗi giá trị chỉ là một phương pháp phân tích và thu thập thông tin về quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hệ thống, vì vậy, các thông tin mà việc phân tích chuỗi giá trị mang lại có thể dẫn đến quá trình ra quyết định phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm như: cải thiện hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực cho người sản xuất, liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi nhằm gia tăng giá trị sản phẩm/nâng cao thu nhập, đánh giá và tiếp cận thị trường, lồng ghép giới, xây dựng và điều chỉnh chính sách...vv.
Ví dụ đơn giản về một chuỗi giá trị
Mục đích của các hướng dẫn trong Sổ tay này khi phân tích chuỗi giá trị, bao gồm:
- Xem xét tính khả thi của các mô hình/dự án hỗ trợ sản xuất;
- Hiểu biết đơn giản về thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Xác định nhu cầu cần đối tác liên kết và các yêu cầu về năng lực của đối tác liên kết;
- Tìm ra nhu cầu nâng cao năng lực cho người sản xuất, tổ nhóm và doanh nghiệp/đối tác liên kết liên quan;
- Tìm các cơ hội tiềm năng và hoạt động ưu tiên nhằm nâng cao giá trị của chuỗi, bao gồm cả việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu tư cho toàn bộ chương trình, củng cố mối quan hệ hợp tác giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp;
- Tìm ra tác nhân nào là chủ đạo trong việc nâng cao giá trị của chuỗi, nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, đối với các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình, ưu tiên các chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động đầu vào có thể do các tổ chức tập thể đảm nhận, thông qua các hoạt động tập thể, như: mua chung giống, vật tư…
Trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, việc phân tích chuỗi giá trị còn góp phần gia tăng giá trị liên kết với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng gắn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (ví dụ đường để vận chuyển sản phẩm, kho chứa nông sản...)
b) Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị mới
- Bước 1. Vẽ sơ đồ sơ bộ về chuỗi giá trị
Sơ đồ chuỗi giá trị cần trả lời được câu hỏi: Con đường đi của sản phẩm diễn ra như thế nào (ví dụ như từ sản xuất, đến thu hoạch, chế biến, bán sản phẩm, người tiêu thụ sản phẩm...vv). Nếu không thể hoàn thành được sơ đồ, thì cần thu thêm thông tin trong quá trình khảo sát ở các bước sau.
Với nhiều sản phẩm, các mắt xích của chuỗi có thể đi ra ngoài địa bàn địa phương (tỉnh, huyện) và các tỉnh khác, và ra ngoài Việt Nam (đến các nước khác).
Ví dụ về sơ đồ chuỗi giá trị mây ở tỉnh Điện Biên
- Bước 2. Xác định phạm vi cần phân tích
Do phân tích chuỗi giá trị là một hoạt động hết sức tốn kém về kinh phí và nhân lực, vì vậy cần xác định rõ phạm vi của phân tích trong khuôn khổ thời gian và kinh phí cho phép, bao gồm:
- Phạm vi cho sản phẩm: chỉ phân tích sản phẩm thô (ví dụ hạt đậu tương) hay phân tích cả các sản phẩm đã chế biến (ví dụ đậu phụ, nước đậu, thức ăn gia súc chế biến có thành phần đậu tương)?
- Phạm vi cho môi trường hỗ trợ: các quy định, chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; các quy định, chính sách liên quan đến các nguồn lực liên quan: đất đai, nguồn nguyên liệu, vận chuyển, các chính sách liên quan đến liên kết giữa các tác nhân của chuỗi (ví dụ doanh nghiệp với nông dân, HTX)...vv.
- Phạm vi cho các đối tượng liên quan: người sản xuất, người cung cấp dịch vụ, người chế biến, người buôn bán, người tiêu thụ, người xây dựng chính sách cho các khâu khác nhau của sản phẩm.
- Phạm vi địa lý: trong địa bàn huyện, tỉnh, toàn quốc, trong/ngoài nước.
Phạm vi cho sản phẩm: bao gồm cả mây chưa chế biến và đồ mây tre đan Phạm vi cho môi trường hỗ trợ: chỉ phân tích các chính sách trong nông nghiệp có liên quan trực tiếp đến trồng mây. Phạm vi cho các đối tượng liên quan: bao gồm cả đơn vị cung cấp giống, người trồng mây/thu hái mây, người chế biến, người sản xuất đồ mây tre đan, người buôn bán, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và người tiêu thụ sản phẩm để sử dụng. Phạm vi địa lý: 3 xã thuộc huyện Điện Biên, TP. Điện Biên và Hà Nội. |
Ví dụ về xác định phạm vi cho phân tích chuỗi mây tại Điện Biên
- Bước 3. Thu thập thông tin cho mỗi mắt xích của chuỗi
Với mỗi mắt xích của chuỗi, thu thập thông tin để trả lời được các câu hỏi sau:
+ Ai tham gia và họ hiện đang làm gì liên quan đến chuỗi?
+ Thông tin gì được chia sẻ và hình thức tổ chức chia thông tin như thế nào giữa các bên liên quan?
+ Các loại hình quan hệ giữa các bên liên quan và ai đang nắm giữ quyền lực, quyền ra quyết định?
+ Phân bố các chi phí và lợi nhuận theo các mắt xích của chuỗi.
+ Các khó khăn, rào cản và cơ hội nâng cao giá trị của các khâu trong chuỗi, giá trị của sản phẩm?
+ Khả năng cải tiến chuỗi và các rủi ro liên quan.
+ Khả năng liên kết với các hoạt động đầu tư về cơ sở hạ tầng gắn với sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình NTM; khả năng lồng ghép nguồn lực giữa Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, cũng như với các chương trình, dự án khác.
Các thông tin trong bước này cần có cả thông tin định lượng và định tính, thông tin liên quan đến kiến thức bản địa, tập quán canh tác của địa phương/của các nhóm cộng đồng, mối quan hệ ra quyết định, bao gồm cả giữa nam và nữ trong các phạm vi cần phân tích ở trên.
Việc thu thập thông tin thường được tiến hành thông qua:
+ Rà soát các tài liệu đã có, bao gồm cả các chính sách hỗ trợ liên quan, các báo cáo sản xuất nông nghiệp và thị trường của địa phương, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
+ Phỏng vấn cá nhân các hộ hưởng lợi và các bên liên quan khác.
+ Thảo luận nhóm.
+ Họp tham vấn/hội thảo tham vấn.
+ Quan sát hiện trường/thực địa.
Ví dụ về thông tin cần thu thập cho các mắt xích của chuỗi mây tại Điện Biên
Các đơn vị liên quan |
Số người phỏng vấn |
Tóm tắt các thông tin cần thu thập và phân tích |
Khuyến nông cung cấp hạt giống, vật tư |
3 |
● Khả năng cung cấp dịch vụ ● Chất lượng các dịch vụ ● Giá cả của dịch vụ ● Lợi nhuận (nếu có) ● Quan hệ với các đơn vị liên quan đến các mắt xích khác của chuỗi, khả năng ra quyết định liên quan đến các đơn vị khác ● Thông tin, mong muốn về các mắt xích khác của chuỗi ● Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức |
Các hộ trồng mây |
10 |
● Nguồn lực sản xuất ● Qui trình sản xuất ● Qui mô sản xuất ● Chất lượng sản phẩm ● Lợi nhuận ● Quan hệ với các đơn vị liên quan đến các mắt xích khác của chuỗi, khả năng ra quyết định liên quan đến các đơn vị khác ● Thông tin, mong muốn về các mắt xích khác của chuỗi ● Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức |
Các cơ sở sản xuất đồ mây tre đan |
3 |
|
Bán buôn/người buôn (tại ĐB và vận chuyển đi Hà Nội) |
6 |
● Nguồn lực hoạt động ● Qui mô hoạt động ● Lợi nhuận ● Quan hệ với các đơn vị liên quan đến các mắt xích khác của chuỗi, khả năng ra quyết định liên quan đến các đơn vị khác ● Thông tin, mong muốn về các mắt xích khác của chuỗi ● Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức |
Các cửa hàng bán lẻ tại chợ Điện Biên Phủ |
3 |
|
Các cửa hàng bán lẻ khác tại Điện Biên |
3 |
|
Người sử dụng/người mua đồ mây tre đan ở Điện Biên |
10 |
● Loại hình khách hàng: Họ là ai? ● Loại hình sản phẩm sử dụng? tần suất sử dụng? ● Đánh giá, mong muốn về chất lượng, mẫu mã, tính đa dạng của sản phẩm ● Tiềm năng chi trả cho sản phẩm ● Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các loại hình khách hàng khác nhau |
Các đơn vị sản xuất đồ mây tre đan tại Hà Nội. |
5 |
● Tương tự như trên |
Các đơn vị bán hàng tại Hà Nội. |
5 |
● Tương tự như trên |
- Bước 4. Phân tích kết quả
Trước tiên, cần hoàn thiện sơ đồ chuỗi giá trị, và để quá trình phân tích không quá phức tạp, số mắt xích trong chuỗi không nên nhiều hơn 6.
Căn cứ vào thông tin thu thập được trong toàn chuỗi, phân tích điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức/rủi ro của toàn chuỗi (bao gồm tất cả các mắt xích) liên quan đến:
+ Người tham gia, bao gồm cả khả năng tham gia vào liên kết sản xuất từ các hộ hưởng lợi hiện đang sản xuất cùng một loại hình sản phẩm, song dùng nguồn vốn của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
+ Qui trình sản xuất, công nghệ áp dụng, khả năng lồng ghép với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với sản xuất nông nghiệp trong Chương trình MTQG xây dựng NTM.
+ Chia sẻ, tiếp cận thông tin giữa các bên liên quan trong chuỗi.
+ Các loại hình quan hệ giữa các bên liên quan, quá trình ra quyết định.
+ Phân bố các chi phí và lợi nhuận theo các mắt xích của chuỗi. Việc phân tích sẽ dẫn đến các thông tin và đề xuất liên quan đến:
+ Tính khả thi của các mô hình/dự án hỗ trợ sản xuất.
+ Các vấn đề của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Nhu cầu cần tác nhân thương mại và các yêu cầu về năng lực của tác nhân thương mại.
+ Nhu cầu nâng cao năng lực cho người sản xuất, tổ, nhóm và doanh nghiệp/đối tác liên kết liên quan.
+ Cơ hội nâng cấp qui trình sản xuất, công nghệ áp dụng, khả năng lồng ghép với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với sản xuất nông nghiệp trong Chương trình MTQG xây dựng NTM.
+ Cơ hội tham gia của các hộ hưởng lợi hiện đang sản xuất cùng một loại hình sản phẩm, song dùng nguồn vốn của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các nguồn vốn khác.
+ Các cơ hội tiềm năng khác để nâng cao giá trị của chuỗi.
+ Tìm ra phương án kết nối hiệu quả giữa các bên trong chuỗi liên kết, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào và đảm bảo đầu ra, làm tăng giá trị sản phẩm.
Bảng ví dụ tóm tắt về điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi giá trị mây tại Điện Biên
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
● Tiềm năng thu nhập cao và đa dạng hóa nguồn thu nhập. ● Điều kiện trồng mây tốt tại huyện Điện Biên ● Hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh đối với nông dân trồng mây là một phần trong kế hoạch của tỉnh ● Cán bộ khuyến nông có đủ năng lực hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc mây ● Trình độ cao về sản xuất hàng thủ công tại xã Na Tham có thể liên kết việc nâng cấp chuỗi giá trị với các công ty thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội ● Mây có thể dễ dàng trồng theo hệ thống đầu vào thấp làm hàng rào |
● Chi phí sản xuất cao và không có dịch vụ tín dụng phù hợp cho sản xuất mây ● Nông dân không muốn vay vốn nếu không có hợp đồng cung cấp với người mua ● Kiến thức kỹ thuật hạn chế về sản xuất mây: ví dụ, giống mây chưa phải loại tốt (không cạnh tranh được với mây từ Lào), thiếu thông tin thị trường, sản xuất độc lập, không liên kết, kỹ thuật thu hái không phù hợp. ● Chi phí vận chuyển cao cho người thu mua song mây ● Diện tích đất hạn chế cho rừng mây |
Cơ hội |
Thách thức |
● Mây có thể được trồng xen với cây lương thực, đất vườn, hàng rào khá dễ dàng ● Tiềm năng cao trong việc thiết lập mô hình mây bền vững và có tác động tốt với môi trường ● Hiện, không đủ cung cấp mây cho thị trường tại tại Điện Biên ● Hiện, thị trường Hà Nội thiêu mây nghiêm trọng ● Tiềm năng cho chế biến mây ngay tại thôn, nếu đủ số lượng sản xuất có thể ký hợp đồng cung ứng với các cơ sở ở Điện Biên và Hà Nội ● Sử dụng giống mây tốt hơn và nâng cao năng lực sản xuất. |
● Nông dân không quan tâm đến việc trồng mây và tham gia sản xuất, chế biến mây ● Nếu trồng thêm mây vào thời điểm bây giờ, sau 3-4 năm nữa, khi mây được thu hoạch, có thể nguồn cung đã bắt kịp nhu cầu và giá cả có thể giảm, dẫn đến tổn thất về đầu tư ● Vấn đề an ninh lương thực có thể nảy sinh nếu việc sử dụng đất cho cây lương thực được chuyển sang trồng mây. |
c) Hướng dẫn phân tích, đánh giá chuỗi giá trị đã có
Việc phân tích, đánh giá chuỗi giá trị đã có cần tuân thủ theo các bước nói trên. Song, nếu các thông tin đã có trong báo cáo/số liệu của các bên liên quan và số liệu đáng tin cậy, thì có thể giảm thiểu số lượng đối tượng cần phỏng vấn.
Tuy nhiên, không nên chủ quan đề xuất theo cảm tính, ví dụ không tính đến khả năng cung cấp mà đã mở rộng thị trường, hoặc mở rộng qui mô sản xuất mà không rà soát lại các thông tin về thị trường và các đối thủ cạnh tranh...
3.1.3. Hướng dẫn xây dựng hợp đồng liên kết
a) Khái niệm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hợp đồng hợp tác, liên kết giữa các khâu khác nhau trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm (sau đây gọi là Hợp đồng), được ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân; giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
b) Một số nội dung cần quan tâm khi xây dựng Hợp đồng
- Xác định về sản phẩm: sản phẩm là cơ sở đầu tiên để hình thành Hợp đồng, bởi nó sẽ quyết định đến các yếu tố đầu vào, quy trình áp dụng, thời gian, quy cách sản phẩm và các yếu tố về giá… Do vậy, cần xác định rõ:
+ Loại sản phẩm: cần xác định rõ hợp đồng về sản phẩm gì, loại hình được xác định: quả, hạt, con…
+ Tiêu chuẩn về chất lượng: cần lưu ý hai tiêu chuẩn cơ bản: i) Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm (VietGap hay tiêu chuẩn khác…); ii) tiêu chuẩn về thương mại, như: tỷ lệ lẫn tạp cho phép, độ ẩm, trọng lượng tối thiểu - tối đa…
+ Quy cách về sản phẩm: đóng gói, bao bì…
+ Yêu cầu về giống: xác định rõ về giống, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày và vật nuôi.
+ Yêu cầu về kỹ thuật áp dụng: các yêu cầu về kỹ thuật, vật tư sử dụng…
- Xác định rõ về thời gian, địa điểm giao dịch: cần phải làm rõ về mặt thời gian, địa điểm giao dịch để đảm bảo sự tuân thủ và phù hợp với đặc điểm thương mại của sản phẩm.
- Phương pháp đánh giá về chất lượng: đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi và trở thành yếu tố gây vỡ hợp đồng. Do đó, cần quy định rõ về công cụ, phương pháp đánh giá chất lượng và phương án xử lý khi có sự không đồng nhất về kết quả đánh giá chất lượng.
- Giá và hình thức thanh toán: giá bán sản phẩm cần được cụ thể theo loại sản phẩm gắn với tiêu chuẩn chất lượng, cùng với đó là hình thức thanh toán kèm theo.
Tuân thủ Hợp đồng đã ký kết là một trong những khó khăn trong hoạt động tổ chức sản xuất, do đó, các nội dung được quy định càng chi tiết thì càng thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
c) Mẫu hợp đồng
Tham khảo mẫu hợp đồng tại Phụ lục 6.
3.2. Hướng dẫn sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm
Hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện, đặc biệt là về đảm bảo an toàn thực phẩm. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có quy định:
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
3.2.2. Nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nhà nước yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật ATTP. Trong đó, có một số nghĩa vụ cụ thể như:
a) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong sản xuất thực phẩm
- Sản xuất theo các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, phải bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất.
- Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì sản phẩm, đồng thời, thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
- Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm, đồng thời, lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.
- Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh thực phẩm
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh.
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn. Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2.3. Quy định về đảm bảo đủ điều kiện về ATTP
Mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đều phải có TRÁCH NHIỆM thực hiện việc đảm bảo ATTP. Theo đó, để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký để được cấp giấy chứng nhận về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định của Luật ATTP.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có 2 loại đối tượng chịu sự quản lý của Bộ về điều kiện đảm bảo ATTP, bao gồm:
- Đối tượng bắt buộc phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Đối tượng không bắt buộc phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
a) Hướng dẫn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các đối tượng BẮT BUỘC phải thực hiện
- Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản bắt buộc phải đăng ký để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản có: i) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.
+ Tất cả các cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến và kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (Khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014).
- Quy định về hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (được quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT)
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (mẫu tại Phụ lục 7).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP (mẫu tại Phụ lục 8).
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
+ Số lượng hồ sơ (1 bộ).
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP ở địa phương:
i) Lĩnh vực trồng trọt:
+ Cơ sở sản xuất ban đầu (bao gồm cả hoạt động sơ chế tại cơ sở sản xuất ban đầu): Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
+ Cơ sở chế biến độc lập; cơ sở kinh doanh tại chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, hoặc cơ quan do UBND tỉnh quyết định.
ii) Lĩnh vực chăn nuôi:
+ Cơ sở chăn nuôi ban đầu: Chi cục Chăn nuôi và thú y.
+ Cơ sở giết mổ, sơ chế; cơ sở kinh doanh tại chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật: Chi cục Chăn nuôi và thú y.
+ Cơ sở chế biến (giò, chả, thịt hộp, hàng khô, hun khói, ướp muối…): Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, hoặc cơ quan do UBND tỉnh quyết định.
iii) Lĩnh vực thủy sản:
+ Cơ sở nuôi trồng: Chi cục Thủy sản.
+ Thu mua, sơ chế, chế biến (bao gồm cả tàu cá chế biến), kho lạnh độc lập; cơ sở kinh doanh tại chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm thủy sản: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, hoặc cơ quan do UBND tỉnh quyết định.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP là: 3 năm.
b) Hướng dẫn đăng ký đối với các đối tượng KHÔNG BẮT BUỘC phải thực hiện đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Việc quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thực hiện theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014. Theo đó:
- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở KHÔNG có: i) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc ii) giấy chứng nhận đầu tư; hoặc iii) giấy chứng nhận kinh tế trang trại; hoặc iv) cơ sở đã có Giấy chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
- Yêu cầu đảm bảo về điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được quy định cụ thể đối với cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cơ sở thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 8 của Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT. Cụ thể như sau:
+ Tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
+ Phải ký cam kết sản xuất sản phẩm an toàn với cơ quan được UBND tỉnh phân công.
+ Nội dung cam kết theo mẫu tại Phụ lục 09.
+ Thời hạn cam kết: 3 năm/lần.
+ Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước (theo phân công của UBND tỉnh) về việc thực hiện nội dung đã cam kết. Hoạt động kiểm tra sẽ được thực hiện theo kế hoạch, hoặc đột xuất (khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên).
+ Cơ sở sản xuất sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu vi phạm các cam kết về đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm.
3.2.4. Hướng dẫn lựa chọn các loại chứng nhận đảm bảo ATTP tự nguyện
a) Chứng nhận tiêu chuẩn tự nguyện trong sản xuất nông, lâm, thủy sản
Các quy định được trình bày trong mục 3.2.3 là quy định bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản thực hiện theo quy định của luật ATTP. Nó có giá trị trong phạm vi quốc gia, tuy nhiên, để có thể tiếp cận vào các thị trường xuất khẩu thì các cơ sở sản xuất, chế biến phải đáp ứng các quy định về ATTP theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Thông thường, các yêu cầu về ATTP sẽ được thực hiện qua các chứng nhận tiêu chuẩn, như: GlobalGap trong nông, lâm, thủy sản; ASC, MSC CoC trong thủy sản…
Đối với thị trường trong nước, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) là chứng nhận của riêng Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn AseanGAP; GlobalGap… do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Đây là các chứng nhận tự nguyện quy định về nguyên tắc, trình tự về sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
b) Hướng dẫn xây dựng chứng nhận VietGAP
VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện, cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận của bên thứ ba. Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.
- Lợi ích khi có chứng nhận VietGAP
+ Chứng nhận VietGAP là chứng nhận áp dụng đối với các cơ sở sản xuất ban đầu, do đó, khi có chứng nhận VietGAP, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ban đầu không phải thực hiện các thủ tục cam kết như tại khoản b, mục 3.2.3.
+ Chứng nhận VietGAP giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước (đối với các thị trường chấp nhận VietGAP).
+ Các cơ sở sản xuất có thể phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.
+ Chứng nhận VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
- Điều kiện và hướng dẫn đăng ký chứng nhận VietGAP
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất nông, lâm, thủy sản muốn đăng ký chứng nhận VietGAP thì phải đáp ứng 04 nhóm tiêu chí sau:
ü Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất nhằm bảo vệ môi trường.
ü An toàn thực phẩm, gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
ü Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội: môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
ü Bảo đảm chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm: tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
+ Quy trình VietGAP tham khảo các văn bản sau:
ü Đối với chăn nuôi: Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho: bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.
ü Đối với trồng trọt: Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap); Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap); Quyết định số số 2999 /QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho cà phê (VietGap); Quyết định số số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho lúa (VietGap).
ü Đối với thủy sản: Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP).
+ Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, cơ sở sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng, vật nuôi dự kiến (theo các văn bản ở trên), tiến hành tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP có đạt hay không. Sau đó liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định và công nhận.
+ Để giảm chi phí trong việc chứng nhận VietGAP, việc đăng ký chứng nhận VietGap nên chứng nhận đối với diện tích lớn, nên đăng ký chứng nhận cho doanh nghiệp, HTX hoặc các trang trại, cơ sở sản xuất lớn. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên tập hợp thành các tổ chức như: HTX, THT để xây dựng VietGAP.
- Danh sách các tổ chức chứng nhận VietGAP
+ Danh sách tổ chức chứng nhận VietGap trong trồng trọt, tham khảo tại: http://www.vietgap.gov.vn/Content.aspx?mode=uc&page=DanhsachTCCNChitiet&LCN=1
+ Danh sách tổ chức chứng nhận trong chăn nuôi, thủy sản, tham khảo tại: http://www.vietgap.com/certification.html
+ Hoặc liên hệ với Sở Nông nghiệp và PTNT để được hỗ trợ.
c) Hướng dẫn xây dựng các chứng nhận quốc tế
- Mỗi một loại sản phẩm sẽ có những chứng nhận khác nhau, trên cơ sở yêu cầu của thị trường nhập khẩu và nhà nhập khẩu. Phổ biến hiện nay là chứng nhận GlobalGAP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, cũng có những thị trường không chấp nhận GlobalGAP mà yêu cầu chứng nhận khác, đặc biệt là trong thủy sản.
- Do đó, để quyết định sản xuất theo hướng chứng nhận gì, thì doanh nghiệp, tổ chức sản xuất phải làm việc với nhà nhập khẩu, hoặc tìm hiểu thị trường nhập khẩu để quyết định lựa chọn chứng nhận phù hợp. Ngay cả các tổ chức chứng nhận cũng có thể do nhà nhập khẩu hoặc thị trường nhập khẩu chỉ định.
3.3. Một số vấn đề về xây dựng thương hiệu cho nông sản
3.3.1. Tiếp cận trong xây dựng thương hiệu cho nông sản
- Khái niệm về thương hiệu:
+ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã định nghĩa: "Thương hiệu thường được hiểu và sử dụng theo một nghĩa bao quát hơn để đề cập đến sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, như một nhãn hiệu, thiết kế, logo, tên thương mại, khái niệm, hình ảnh và danh tiếng… Hình ảnh tổng thể của thương hiệu không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu, hoặc một thiết kế, hoặc một yếu tố độc lập, nó phân biệt hàng hóa, dịch vụ với đối thủ cạnh tranh, biểu hiện một chất lượng nhất định và trong dài hạn, thu hút và nuôi dưỡng lòng trung thành của người tiêu dùng".
+ Như vậy, thương hiệu không phải là: i) Tên, logo của công ty được nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua các chiến dịch quảng bá; ii) Khẩu hiệu quảng cáo, chiến dịch quảng cáo, một danh xưng, một sản phẩm hay một công ty.
+ Thương hiệu được hiểu là: Mối quan hệ giữa sản phẩm với người tiêu dùng, là tổng hòa của tình cảm, nhận thức, lòng tin và trải nghiệm của công chúng; là một lời hứa của sản phẩm với công chúng.
+ THƯƠNG HIỆU là một khái niệm mang tính thị trường, NÓ không phải là một đối tượng được bảo hộ theo Luật SHTT, đó là điểm khác biệt so với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại… Do đó, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có thể là thương hiệu, nhưng thương hiệu chưa chắc đã là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
- Các doanh nghiệp, tổ chức có thể lựa chọn các hình thức đăng ký SHTT để bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản như sau:
+ Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 4.16 Luật SHTT);
+ Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Điều 4.17 Luật SHTT);
+ Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (Điều 4.18 Luật SHTT);
+ Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Điều 4.22 Luật SHTT);
3.3.2. Hướng dẫn đăng ký bảo hộ SHTT cho nông sản
Có hai hình thức để đăng ký bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông sản, liên quan đến việc sử dụng "dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc", chủ yếu là địa danh (tên của một khu vực, địa phương hoặc vùng địa lý cụ thể), sau đây gọi tắt là địa danh.
a) Đăng ký SHTT không sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý:
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ SHTT không sử dụng địa danh, thì có thể lựa chọn 02 hình thức đăng ký như sau: i) nhãn hiệu; hoặc ii) nhãn hiệu tập thể.
- Đăng ký nhãn hiệu: là việc đăng ký bảo hộ dấu hiệu của doanh nghiệp, HTX hoặc cá nhân, thông thường là logo (biểu trưng) của các tổ chức, cá nhân này.
- Đăng ký nhãn hiệu tập thể: quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể thuộc về tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể chỉ dành cho các tổ chức như: hiệp hội/hội, nghiệp đoàn, liên hiệp HTX/HTX.
Hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể tham khảo tại website:
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDisplayContent)?OpenAgent&UNID=C161564AC24FAE4F4725777300129F03
- Yêu cầu đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể được bảo hộ:
+ Nhìn thấy được: được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
+ Có khả năng phân biệt: có thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Cụ thể là:
ü Dễ nhận biết: được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành tổng thể dễ nhận biết, dễ nhớ;
ü Không thuộc các trường hợp loại trừ, bao gồm:
Mô tả hàng hóa, dịch vụ: thời gian, địa điểm, phương thức… sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm; mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, nguồn gốc địa lý;
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được đăng ký hoặc nộp đơn sớm hơn cho hàng hóa, dịch vụ cùng loại; trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi;
§ Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ tương tự đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp việc chấm dứt hiệu lực là do nhãn hiệu không được sử dụng liên tục 5 năm liền;
§ Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng; trùng với tên thương mại được sử dụng của người khác, gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
§ Trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
§ Trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được đăng ký bảo hộ theo đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.
- Các bước đăng ký nhãn hiệu:
+ Bước 1. Thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu đăng ký: là việc xây dựng nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng được các yêu cầu để được bảo hộ ở nội dung trên. Thông thường, các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng logo (biểu trưng) của mình để làm nhãn hiệu đăng ký.
+ Bước 2. Xây dựng hồ sơ đăng ký: hồ sơ đăng ký được thực hiện theo hướng dẫn tại website ở trên.
+ Bước 3. Nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp theo 3 địa chỉ:
ü Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
ü Văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Tp Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
ü Văn phòng tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
ü Ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng dịch vụ đăng ký của các Công ty đại diện sở hữu trí tuệ tại địa phương để đăng ký.
b) Đăng ký bảo hộ SHTT sử dụng tên địa danh
- Việc đăng ký bảo hộ SHTT đối với các sản phẩm gắn với địa danh thường được áp dụng đối với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Các hình thức đăng ký bảo hộ SHTT đối với các sản phẩm có sử dụng địa danh, bao gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.
- Trên cơ sở điều kiện của từng địa phương, việc lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ sản phẩm gắn với địa danh có thể dựa trên các yếu tố sau:
- Bảo hộ theo hình thức nhãn hiệu tập thể:
+ Về sản phẩm: phải có thị trường, tiềm năng phát triển; có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cùng một khu vực với chất lượng, nhãn hiệu, mẫu mã khác nhau và chưa được kiểm soát; danh tiếng, uy tín của sản phẩm có nguy sơ sụt giảm; có tình trạng hàng giả, hàng nhái…
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận thức được trách nhiệm phải bảo vệ, giữ gìn uy tín về chất lượng, danh tiếng của sản phẩm và tự nguyện tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng nhãn hiệu chung.
+ Địa phương có chủ trương phát triển sản phẩm và sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn và kinh phí.
+ Ưu điểm: hoạt động đăng ký dễ thực hiện, ít phức tạp, tốn kém như bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thời gian thực hiện ngắn hơn, nhãn hiệu do tổ chức tập thể quản lý, do đó nhà nước không phải tham gia nhiều vào hoạt động quản lý.
+ Nhược điểm: Sản phẩm do tổ chức tập thể thống nhất (chất lượng, đặc tính, quy trình…), do đó, có thể không đúng với đặc thù về sản phẩm của địa phương. Quy mô sử dụng bó hẹp đối với các thành viên của tổ chức.
- Bảo hộ theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận:
+ Về sản phẩm: phải có thị trường, tiềm năng phát triển; có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cùng một khu vực với chất lượng, nhãn hiệu, mẫu mã khác nhau và chưa được kiểm soát; danh tiếng, uy tín của sản phẩm có nguy sơ sụt giảm; có tình trạng hàng giả, hàng nhái…
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa nhận thức được trách nhiệm phải bảo vệ, giữ gìn uy tín về chất lượng, danh tiếng của sản phẩm. Khó khăn trong việc tập hợp các cơ sở sản xuất đồng thuận trong xây dựng nhãn hiệu chung đảm bảo các đặc tính, yêu cầu của sản phẩm.
+ Địa phương có chủ trương phát triển sản phẩm và sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn và kinh phí.
+ Ưu điểm: hoạt động đăng ký dễ thực hiện, ít phức tạp, tốn kém như bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thời gian thực hiện ngắn hơn, có thể quản lý được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu và kiểm tra các đặc tính của sản phẩm mang nhãn hiệu.
+ Nhược điểm: đặc tính chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm do chủ sở hữu nhãn hiệu quyết định, có thể không phù hợp so với đặc thù chung về sản phẩm của địa phương.
- Bảo hộ theo hình thức chỉ dẫn địa lý:
+ Về sản phẩm: ngoài các đặc điểm như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thì sản phẩm phải có danh tiếng hoặc chất lượng đặc thù do các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất mang lại. Sản phẩm có truyền thống, cần phải bảo vệ, gìn giữ trên thị trường.
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì chất lượng, uy tín của sản phẩm trên thị trường, tình nguyện xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của địa phương.
+ Địa phương: có chủ trương phát triển sản phẩm và sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn, kinh phí và sẵn sàng xây dựng hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý.
+ Ưu điểm: đảm bảo quyền sử dụng của tất cả các đối tượng có đủ điều kiện, khả năng sử dụng chỉ dẫn địa lý, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm được quản lý thông qua hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động quản lý sản phẩm đặc sản của địa phương.
+ Nhược điểm: hoạt động xây dựng, quản lý phức tạp, tốn kém, thời gian dài hơn so với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Yêu cầu sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan quản lý và chuyên môn, đồng thời phải có sự hợp tác tích cực của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ SHTT sử dụng địa danh:
+ Bước 1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký:
ü Xác định sản phẩm cần bảo hộ (đặc tính, nguồn gốc địa lý/chất lượng, quy trình sản xuất được áp dụng/tính đặc thù…);
ü Xây dựng Bản mô tả về danh tiếng, tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm, nếu là đăng ký chỉ dẫn địa lý;
ü Xây dựng nhãn hiệu (logo/biểu trưng) nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
ü Xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm: vẽ bản đồ/mô tả vùng sản xuất sản phẩm.
ü Xây dựng các quy chế quản lý đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
+ Bước 2. Xác định chủ thể nộp đơn đăng ký: xác định chủ thể nộp đơn đăng ký là tổ chức tập thể (nếu đăng ký nhãn hiệu chứng nhận); các cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện (nếu là nhãn hiệu chứng nhận); cơ quan nhà nước, tổ chức tập thể hoặc doanh nghiệp (nếu đăng ký chỉ dẫn địa lý).
+ Bước 3. Xây dựng hồ sơ và tiến hành nộp đơn và theo đuổi đơn đăng ký (nộp đơn, nộp lệ phí, bổ sung, sửa đổi đơn theo yêu cầu).
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý tham khảo tại website: http://www.noip.gov.vn
Hồ sơ đăng ký các đối tượng này phải có: giấy phép của chính quyền địa phương cho phép người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể/chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là địa danh, biểu tượng, bản đồ của vùng, địa phương.
3.4. Hướng dẫn tổ chức sản xuất theo hướng "mỗi xã một sản phẩm"
3.4.1. Giới thiệu về định hướng "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP)
a) "Mỗi xã một sản phẩm" là gì?
Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" bắt đầu được khởi xướng ở Oita (Nhật Bản) từ năm 1979, nhằm khuyến khích mỗi làng lựa chọn một sản phẩm đặc biệt cho khu vực và phát triển nó lên một tiêu chuẩn quốc gia và toàn thế giới.
Mục tiêu ban đầu của Phong trào này là khuyến khích người dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê hương mình, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa hơn chính là thông qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ của khu vực nông thôn, hạn chế sự di dân tự do ra các thành phố và khu công nghiệp lớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện công cụộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực này trong tương lai, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như về xã hội giữa vùng nông thôn của địa phương với các thành phố lớn.
Sự phát triển của "Mỗi làng một sản phẩm" được xem như một cách tăng cường kỹ năng kinh doanh của các cộng đồng địa phương bằng cách sử dụng các nguồn lực, kiến thức địa phương, tạo ra giá trị bổ sung thêm thông qua hoạt động xây dựng thương hiệu của sản phẩm địa phương và xây dựng nguồn nhân lực trong nền kinh tế địa phương.
"Một sản phẩm" dùng để chỉ sản phẩm đặc trưng của một cộng đồng dân cư nào đó tạo ra. Sản phẩm này thường có những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ra nó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩm cùng loại. Sản phẩm có thể bao gồm: 1) các loại nông, lâm sản đặc trưng trong vùng; 2) tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm chế biến... 3) các sản phẩm dịch vụ (du lịch hay đơn thuần chỉ là những bài dân ca hoặc kỹ thuật canh tác nông nghiệp như dịch vụ du lịch xanh...).
Chương trình đã được lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia, Lào, Kenya, Ethiopia, Mozambique, Uganda, Tanzania, Nigeria, Zambia, Madagascar, Nam Phi, Senegal, Ghana và Malawi,…
Ở Việt Nam, tiếp cận và phát triển OVOP đã được một số địa phương áp dụng như: Hà Nội (OVOP), Quảng Ninh (OCOP)… nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương. Trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, phát triển "Mỗi xã một sản phẩm" nhằm tiếp cận đến những mục đích như sau:
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong sản xuất, thương mại các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.
b) Nguyên tắc thực hiện OCOP
Ba nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong việc phát triển OCOP, đó là:
- Hành động địa phương hướng đến toàn cầu: Nguyên tắc này được hiểu là phương châm phát triển, đó là "hãy suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương". Người dân địa phương sẽ tạo ra sản phẩm/dịch vụ trên thị trường toàn cầu với sự thể hiện về niềm tự hào từ các nguồn lực vật chất/văn hóa phong phú. Câu chuyện phía sau sản phẩm hoặc quá trình phát triển của nó sẽ giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Như vậy, "hương vị" của địa phương sẽ giúp nâng tầm giá trị cho sản phẩm địa phương, trong khi đó, việc sử dụng nguồn nhân lực và điều kiện tại địa phương sẽ giúp cho sự phát triển kinh tế của họ được bền vững. Các sản phẩm cần được cải tiến, thiết kế lại để tạo ra các sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận.
- Độc lập, tự tin và sáng tạo: Để tìm kiếm thị trường của sản phẩm/dịch vụ, tự lực và sáng tạo là rất quan trọng ngay từ khi kiến thức và bản năng địa phương có thể giúp phát hiện ra "kho báu bị chôn vùi" trong từng thôn/làng. Do đó, điều quan trọng là phải là phát huy tính độc lập, tự tin và sáng tạo của mỗi người dân, mỗi cộng đồng địa phương. Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho sự thành công, vừa nói lên một cách rõ ràng tính nội lực của phong trào.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Sự thành công của các sản phẩm/dịch vụ "Mỗi xã một sản phẩm" chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển và cải thiện chất lượng của người dân địa phương, đặc biệt là lớp trẻ, là chìa khóa quan trọng để phát triển nông thôn. Khi lớp trẻ địa phương có động lực, được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, thì việc phát triển nông thôn của khu vực đó sẽ đem lại hiệu quả.
c) Phân nhóm sản phẩm trong OCOP
Sản phẩm tham gia OCOP là tất cả các sản phẩm truyền thống (sử dụng công nghệ, nguyên vật liệu truyền thống) có tiềm năng phát triển thành hàng hóa, chưa được phát triển hoặc được phát triển ở giai đoạn sơ khai... Có thể hình thành 6 nhóm sản phẩm như sau:
- Thực phẩm (Food): Nông sản tươi sống (rau, quả tươi (rau, quả như xoài, dứa, bưởi, chuối, quả có múi, mật ong…); sản phẩm thô và sơ chế (dùng để chế biến các sản phẩm như: cá đông lạnh, xúc xích, thịt hun khói,… như gạo, thịt tươi, thủy sản tươi); thực phẩm tiện lợi, gồm: đồ ăn nhanh, tương, tương ớt, nước mắm,…, chế biến từ rau, quả, chế biến từ thịt, trứng, sữa, chế biến từ thủy sản, chế biến từ gạo và ngũ cốc.
- Đồ uống (Drink): Gồm đồ uống có cồn (rượu ngâm ủ, rượu chưng cất, rượu vang…); đồ uống không cồn (nước trái cây, trà thảo dược, bột quả, bột gừng, trà, trà thảo dược, sữa đậu nành, sản phẩm lên men…).
- Thảo dược (Herbal): Gồm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc YHCT, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng,...
- Vải và may mặc (Fabric): Gồm các sản phẩm làm từ bông, sợi.
- Lưu niệm - nội thất - trang trí (Derco): Gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,…
- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (Service): Gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu...
3.4.2. Hướng dẫn về chu trình triển khai OCOP
Chu trình OCOP được thực hiện theo 06 bước, theo sơ đồ sau:
Chu trình triển khai OCOP hằng năm
Chu trình này được xây dựng theo tiếp cận "từ dưới lên", dựa theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, Hợp tác xã, của doanh nghiệp vừa và nhỏ).
a) Bước 1. Tuyên truyền, hướng dẫn
Người dân là chủ thể của chính của chương trình OCOP, do đó, người dân cần được biết, được bàn, triển khai, kiểm tra và thụ hưởng các thành quả của chương trình OCOP. Để nâng cao nhận thức, tính chủ động, thúc đẩy sự tham gia của người dân, thì công tác tuyên truyền là cơ sở ban đầu, đóng vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động.
- Nội dung tuyên truyền, tập trung vào: i) Giới thiệu về sự cần thiết của chương trình OCOP; ii) 3 nguyên tắc thực hiện của OCOP; iii) chu trình triển khai OCOP; iv) các nội dung hỗ trợ của Nhà nước; v) hướng dẫn thủ tục tham gia chương trình (xây dựng mẫu phiếu ý tưởng sản phẩm (Phụ lục 10, Phụ lục 11), kế hoạch kinh doanh (phụ lục 13), hồ sơ dự thi sản phẩm (phụ lục 14),...
- Các kênh tuyên truyền: i) Các phương tiện truyền thông đại chúng cấp tỉnh, huyện, xã (truyền thanh, truyền hình, báo chí,…); ii) hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, huyện, xã; hội nghị của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Các nội dung trên có thể được thực hiện theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các nội dung liên quan khác.
- Yêu cầu về kết quả: Người dân tại các xã (thôn, bản) biết, hiểu về chương trình OCOP; nắm rõ được các thủ tục tham gia chương trình (cách đăng ký sản phẩm, nộp ở đâu, khi nào hết hạn,...).
- Thời gian thực hiện: Thực hiện liên tục trong năm
- Tổ chức thực hiện: OCOP tỉnh, OCOP huyện.
b) Bước 2. Nhận ý tưởng sản phẩm
- Lựa chọn ý tưởng sản phẩm
+ Nộp ý tưởng: Sau khi được tuyên truyền và hiểu về chương trình OCOP, người dân khởi đầu chu trình bằng việc xây dựng và nộp ý tưởng sản phẩm.
+ Nơi nhận: UBND huyện (thư ký OCOP huyện) hoặc UBND xã (cán bộ phụ trách OCOP xã)
+ Tổ chức thực hiện:
ü Cán bộ phụ trách OCOP cấp xã: Nhận, kiểm tra thể thức, giải thích cho người dân khi không phù hợp. Sau đó chuyển lên OCOP huyện.
ü OCOP huyện: Nhận của các xã, sàng lọc về nội dung; loại các phiếu không đầy đủ; tư vấn người nộp qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, báo thời gian nhận lại, sau đó, chuyển lên OCOP tỉnh; thông báo cho người dân khi có kết quả đánh giá của OCOP tỉnh.
ü OCOP tỉnh: Nhận của các huyện, sắp xếp theo ngành hàng; mời họp Hội đồng đánh giá ý tưởng (tại tỉnh) hoặc tổ chức đánh giá ý tưởng tại cơ sở (địa phương), sử dụng biểu mẫu đánh giá (Phụ lục 11); kết quả đánh giá, lựa chọn sẽ được thông báo đến OCOP huyện.
Ghi chú: Các tổ chức/cá nhân có ý tưởng không được chọn, cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ phụ trách OCOP và có thể hoàn thiện và đệ trình lại trong vòng 02 tuần hoặc cùng thời điểm năm sau.
- Tập huấn về phương pháp xây dựng Kế hoạch kinh doanh
+ Đại diện tổ chức/cá nhân có ý tưởng được lựa chọn, sẽ được tập huấn về xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm đã được lựa chọn.
+ Nội dung tập huấn, bao gồm: Khái niệm về kinh doanh; các loại hình doanh nghiệp; marketing cơ bản; sản phẩm; xây dựng kế hoạch tài chính; nội dung kế hoạch kinh doanh (Phụ lục 13).
+ Yêu cầu về kết quả: Người dân có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm đã được duyệt.
+ Tổ chức thực hiện: OCOP tỉnh (hoặc trường ĐH/CĐ, trường nghề) tổ chức tập huấn (có thể mời Tư vấn để thực hiện nội dung này). Các huyện có thể chủ động hướng dẫn tại chỗ cho người dân.
c) Bước 3. Nhận Kế hoạch kinh doanh
- Tiếp nhận kế hoạch kinh doanh
+ Nơi nhận: UBND xã (cán bộ OCOP xã) hoặc UBND huyện (OCOP huyện)
+ Tổ chức thực hiện:
ü Cán bộ OCOP xã: Nhận, kiểm tra thể thức, giải thích cho người dân khi không phù hợp, sau đó chuyển đến OCOP huyện.
ü OCOP huyện: Nhận của các xã; sàng lọc lần 1 về nội dung; loại các bản kế hoạch không đầy đủ, tư vấn người nộp qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, báo thời gian nhận lại; chuyển đến OCOP tỉnh; thông báo cho người dân khi có kết quả đánh giá của OCOP tỉnh.
ü OCOP tỉnh: Nhận của các huyện, sắp xếp theo ngành hàng; mời họp Hội đồng đánh giá kế hoạch kinh doanh; thông báo kết quả đến thư ký OCOP huyện (tùy tình hình thực tế, OCOP tỉnh có thể ủy quyền bước này cho OCOP huyện).
Ghi chú: Các tổ chức/cá nhân có các kế hoạch kinh doanh không được chọn, cần được giải thích rõ ràng và có thể hoàn thiện và đệ trình lại trong vòng 02 tuần hoặc cùng thời điểm năm sau.
- Tổ chức tập huấn phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh
+ Sau khi lựa chọn được kế hoạch kinh doanh, tiến hành tập huấn cho người đại diện các tổ chức/cá nhân có kế hoạch kinh doanh được lựa chọn về phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh.
+ Nội dung tập huấn: Chu trình hình thành doanh nghiệp; quản trị sản xuất, tiếp thị; nghiên cứu phát triển sản phẩm; tài chính doanh nghiệp nâng cao, …
+ Yêu cầu về kết quả: Người dân có thể triển khai kế hoạch kinh doanh.
+ Tổ chức thực hiện: OCOP tỉnh (hoặc trường ĐH/CĐ, trường nghề) tổ chức tập huấn (có thể mời Tư vấn để thực hiện nội dung này).
d) Bước 4. Triển khai kế hoạch kinh doanh
- Các hoạt động triển khai kế hoạch kinh doanh
Sau khi được tập huấn, các kế hoạch kinh doanh sẽ được triển khai với các hoạt động chính, như: Kiện toàn tổ chức kinh tế (thành lập mới hoặc tái cơ cấu); huy động nguồn lực (kiến thức, kỹ năng, đối tác, thị trường, vốn,…); xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị; nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng; sản xuất sản phẩm; hoàn thiện quy trình công nghệ; phân phối, tiếp thị;...
Kết quả của quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh là các chủ thể sản xuất có sản phẩm hoàn chỉnh, lưu thông trên thị trường và có thể tham gia đánh giá, dự thi sản phẩm OCOP.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ của OCOP
Trong quá trình triển khai theo kế hoạch kinh doanh, tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ chương trình OCOP, bao gồm: (1) tập huấn, tư vấn tại chỗ; (2) kết nối các nguồn lực; (3) tập huấn nghiên cứu phát triển sản phẩm; (4) xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án ứng dụng KHCN; (5) xúc tiến thương mại; (6) đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực;...
Các hoạt động hỗ trợ từ chương trình OCOP
TT |
Các hoạt động triển khai |
Các hoạt động hỗ trợ |
Kết quả cần có |
1 |
Hình thành mới hoặc tái cơ cấu tổ chức kinh tế |
Tập huấn và tư vấn tại chỗ |
Người dân có thể chủ động hình thành tổ chức mới hoặc tái cơ cấu tổ chức đã có theo tiêu chí OCOP |
2 |
Huy động nguồn lực |
Tập huấn và tư vấn tại chỗ |
Người dân vượt qua các khó khăn nhờ các tư vấn, chỉ dẫn và kết nối sử dụng nguồn lực (kiến thức, kỹ năng, doanh nghiệp, thị trường…) Người dân được chỉ dẫn, kết nối để tiếp cận các nguồn vốn (cách tiếp cận, các yêu cầu, mẫu biểu…) |
3 |
Xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị |
- Dự án ứng dụng KHCN (có hỗ trợ vốn từ NSNN) - Tư vấn tại chỗ |
Người dân có thể chủ động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất và theo luật định |
4 |
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng |
(1) Tập huấn về R&D, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng (2) Kết nối xây dựng và triển khai các đề tài/dự án KHCN… |
Người dân có thể triển khai các dự án nghiên cứu phát triển để tạo ra sản phẩm mới, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phù hợp với luật định |
5 |
Sản xuất sản phẩm |
(1) Tư vấn tại chỗ; (2) Hợp đồng với các tổ chức/cá nhân KHCN;… |
Người dân giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất |
6 |
Hoàn thiện quy trình công nghệ |
Đề tài nghiên cứu KHCN; dự án sản xuất thử nghiệm |
Người dân được chỉ dẫn, kết nối để xây dựng và phê duyệt các đề tài KHCN, dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ sản xuất |
7 |
Phân phối, tiếp thị |
(1) Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; (2) Hội chợ, triển lãm;… |
Sản phẩm sản xuất ra được nhiều người tiêu dùng biết đến; người dân dần chủ động về phân phối |
8 |
Nâng cao năng lực |
(1) Tập huấn ngắn hạn; (2) Đào tạo "CEO chân đất";… |
Người dân có thể từng bước tự triển khai các hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm của mình |
đ) Bước 5. Thi sản phẩm cấp huyện, tỉnh
Các sản phẩm OCOP sẽ được đánh giá dưới dạng thi sản phẩm theo 3 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia) theo bộ tiêu chí phân hạng từ 1-5 sao. Trong đó, sản phẩm 3-5 sao cấp huyện sẽ tiếp tục được đánh giá cấp tỉnh, sản phẩm 5 sao cấp tỉnh tiếp tục được đánh giá cấp quốc gia. Hội thi sẽ sản phẩm OCOP các cấp sẽ được tổ chức hằng năm.
- Đánh giá cấp huyện:
+ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Hồ sơ sản phẩm được xây dựng và gửi đến OCOP huyện (Phụ lục 12).
+ OCOP huyện: Lập Hội đồng, tổ chức đánh giá/phân hạng sản phẩm theo tiêu chí cho từng ngành hàng
+ Thông báo kết quả đánh giá và giải thích (tư vấn) cho người dân về kết quả, thông báo các hoạt động tiếp theo. Chọn các sản phẩm từ 3-5 sao gửi đến OCOP tỉnh (dự thi cấp tỉnh).
- Đánh giá cấp tỉnh:
+ OCOP tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ sản phẩm được gửi từ cấp huyện.
+ Lập Hội đồng, tổ chức đánh giá/phân hạng sản phẩm theo tiêu chí cho từng ngành hàng.
+ Thông báo kết quả đánh giá và giải thích (tư vấn) cho người dân về kết quả, thông báo các hoạt động tiếp theo.
+ Nên tổ chức các cuộc thi sản phẩm OCOP gắn với lễ hội du lịch, văn hóa để chọn các sản phẩm 5 sao cấp tỉnh.
Ghi chú: Các sản phẩm không được đánh giá cao (1-2 sao), cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ của Hệ thống OCOP và có thể hoàn thiện và dự thi cùng thời điểm năm sau.
e) Bước 6. Xúc tiến thương mại
- Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó đạt mục đích tối cao của OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng.
- Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, qua đó đẩy phát sản xuất, phát triển kinh tế cộng đồng với các hoạt động chính, gồm: Giới thiệu và bán sản phẩm trong hệ thống trung tâm, điểm bán hàng OCOP, gian hàng OCOP tại các trung tâm thương mại, siêu thị,…; quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; kết nối thị trường,…
- Các sản phẩm dự thi đạt 3-5 sao cấp tỉnh được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại tỉnh. Sản phẩm đạt 3-5 sao cấp quốc gia được hỗ trợ xúc tiến thương mại trên toàn quốc và quốc tế.
- Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó đạt mục đích tối cao của OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng.
- Hình thức tổ chức: i) tổ chức Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với các điểm du lịch, văn hóa; ii) thông qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng; iii) quảng bá trên website; iv) tổ chức giới thiệu gắn với các lễ hội du lịch, văn hóa.
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm
Các tỉnh/thành phố cần tiến hành xây dựng và triển khai Chương trình OCOP phù hợp với tình hình thực tế tại phương trên cơ sở định hướng chung của Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" cấp quốc gia.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm là một nội dung khó và nhiều thách thức, nhưng đây lại là xu hướng tất yếu để nông sản của Việt Nam có thể tiếp cận và tham gia vào thị trường trong bối cảnh hội nhập. Các địa phương cần chủ động trong các hoạt động hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các tổ chức tập thể (hợp tác xã, tổ, nhóm…) sẽ có vai trò quyết định để sự thành công, ổn định và bền vững của các chuỗi liên kết.
Vì vậy, với Sổ tay này, chúng tôi hy vọng sẽ hướng dẫn và cung cấp một số nội dung hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị, để giúp các địa phương triển khai các chính sách, hỗ trợ xây dựng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
1. Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit, Value Chain - Promotion as a tool for adding value to agriculture production, April, 2009.
2. CARE International in Vietnam, Practical Guidelines for the Conduct of Rapid Value Chain Analysis by Field Staff, Hanoi, August 2010.
3. FAO, Contract farming, partnership for growth, 2001.
4. Philippine Rural Development Project, Enterprise Development Component, August 2016.
5. MP4, Making value chain work better for the poor - A tool book for practitioners of value chain analysis, Hanoi 2010.
6. WB, Hướng dẫn qui trình thực hiện tiểu hợp phần 2.2, Hà Nội tháng 01/2016.
7. Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM.
8. Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG.
9. Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối NTM các cấp.
10. Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
11. Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
12. Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
13. Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
14. Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
15. Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/04/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
16. Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 15/11/2010 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
17. Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương.
18. Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 2/8/2011 về hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục dự án thực hiện trong giai đoạn 2016-2020
STT |
Tên dự án |
Mục tiêu/Yêu cầu |
Nội dung |
Đối tượng thực hiện |
Phạm vi thực hiện |
Thời gian thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Nội dung dự án: Nêu rõ: Loại dự án (xây dựng chuỗi giá trị mới hay củng cố, nâng cấp chuỗi giá trị đã có), các nội dung hỗ trợ mà dự án sẽ thực hiện.
- Đối tượng thực hiện: ghi rõ về doanh nghiệp, HTX tham gia dự án…
- Phạm vi thực hiện: ghi rõ về địa bàn triển khai dự án (xã, huyện).
- Mẫu này được sử dụng cho cả các dự án được yêu cầu bổ sung.
Phụ lục 2. Định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp
a) Định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp
- Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt tiêu, hạt điều, các loại hải sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới, đồ gỗ…
- Duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn nuôi, mía đường…
b) Định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt
- Phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sản xuất phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững bằng việc tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
- Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân, phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
c) Định hướng cơ cấu lại ngành chăn nuôi
- Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, gia trại, trang trại.
- Chú trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hướng tăng nhanh năng suất, hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường.
- Tổ chức chăn nuôi theo cơ chế thị trường, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.
d) Định hướng cơ cấu lại ngành thủy sản
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm.
- Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận. Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa nuôi trồng trong nội địa với nuôi trồng trên biển; cơ cấu giữa nuôi và trồng. Phát triển mạnh nuôi, trồng trên biển, đặc biệt đối với trồng rong, tảo biển.
Phụ lục 3. Danh mục các hoạt động không khuyến khích/không được hỗ trợ
a) Danh mục hoạt động không khuyến khích
- Các hoạt động thuộc vùng lõi của các khu vực được bảo tồn như vườn quốc gia, khu bảo tồn và các khu vực đặc biệt khác liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học được liệt kê trong danh mục được bảo vệ theo Quyết định số 1107/2015/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Các hoạt động có khả năng gây rủi ro ô nhiễm đất và nguồn nước, những tác động đến sức khỏe liên quan đến sử dụng và xử lý hóa chất nông nghiệp như phân bón/thuốc trừ sâu.
- Các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường mà không có biện pháp giảm thiểu/xử lý phù hợp liên quan đến mùi, phát sinh chất thải, gồm cả xác động vật, phát sinh nước thải, thức ăn liên quan đến an toàn thực phẩm (chất kích thích, vắc-xin...), thiếu an toàn sinh học (ví dụ sử dụng dư thừa vắc-xin), vi phạm các quyền động vật (liên quan đến điều kiện chuồng nuôi nhốt).
- Các hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, các đồ uống có cồn.
- Các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
b) Danh mục hoạt động không được phép hỗ trợ
- Các hoạt động liên quan đến sử dụng các loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của các cơ quan chuyên ngành Nhà nước.
- Các hoạt động liên quan đến vận chuyển, kinh doanh trái phép động vật hoang dã hoặc các sản phẩm động vật hoang dã.
- Các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật và các hoạt động vi phạm các quy định về kiểm dịch khác, như: phát tán sinh vật gây hại, nhân nuôi sinh vật gây hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, hoặc thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam...
- Các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán và sử dụng các chất nguy hiểm, như: hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy, phóng xạ.
- Các hoạt động khác mà pháp luật cấm.
c) Các quy định pháp lý khác cần tuân thủ
c1. Quy định pháp lý về môi trường của Chính phủ Việt Nam
Các hoạt động đầu tư trong Chương trình PforR phải tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BVMT) năm 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2015 hướng dẫn triển khai thực hiện Luật BVMT. Luật BVMT và Nghị định số 18 yêu cầu phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch Bảo vệ Môi trường cho các dự án đầu tư:
Phụ lục IV của Nghị định số 18/2015/ND-CP không phải lập báo cáo ĐTM cũng quy định những hoạt động không phải lập báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch Bảo vệ Môi trường, bao gồm:
- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, tiếp thị, xúc tiến thương mại, truyền thông và thông tin đại chúng.
- Mua bán các sản phẩm do 01 hộ gia đình sản xuất.
- Chăn nuôi với diện tích chuồng trại nhỏ hơn 50m2, nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước nhỏ hơn 5.000 m2.
- Hoạt động nông lâm nghiệp quy mô hộ gia đình.
- Xây dựng nhà cửa, văn phòng, nhà khách... có diện tích nhỏ hơn 500 m2.
Những dự án đầu tư liệt kê trong Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập báo cáo ĐTM trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Điều 19). Cần tiến hành hoạt động lấy ý kiến với các cộng đồng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM (Điều 21, Luật BVMT). Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 23 Luật BVMT. Nội dung và hoạt động trình bày ĐTM được quy định trong Phụ lục 2.3 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015. Nội dung chính của báo cáo ĐTM bao gồm: i) Mô tả dự án; Điều kiện cơ sở; Đánh giá tác động; Các biện pháp giảm thiểu tác động; Kế hoạch Theo dõi và Giám sát Môi trường; Tóm lược kết quả lấy ý kiến cộng đồng.
Những dự án đầu tư không phải lập báo cáo ĐTM thì phải lập Đề án Bảo vệ Môi trường (KHBVMT) trong giai đoạn chuẩn bị. Kết cấu và nội dung của KHBVMT được quy định trong Phụ lục 2.10 của Thông tư số 18. Nội dung chính của KHBVMT bao gồm: Thông tin tổng quát về dự án và chủ đầu tư dự án; Những biện pháp giảm thiểu tác động cần thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành. Các bản Kế hoạch Bảo vệ Môi trường (KH BVMT) phải được trình lên Ủy ban Nhân dân cấp huyện xem xét và phê duyệt. UBND cấp huyện có thể xem xét và ủy quyền cho UBND cấp xã xác nhận các bản KH BVMT của những hoạt động quy mô hộ gia đình được thực hiện trên địa bàn xã.
c2. Thủ tục bảo vệ môi trường áp dụng cho hoạt động chăn nuôi
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 yêu cầu lập báo cáo ĐTM đối với những trang trại gia súc/gia cầm có tổng diện tích từ 1000m2 (hoặc từ 500 chuồng nuôi động vật hoang dã) trở lên và trình Sở TN&MT thẩm định. Những chuồng nuôi dưới 50m2 không yêu cầu đưa vào tài liệu đánh giá ĐTM. Những chuồng nuôi từ 50-1.000m2 cần lập Đề án Bảo vệ Môi trường.
Cần xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. Những trang trại xả từ 5m3 nước thải mỗi ngày trở lên, phải xin giấy phép xả thải.
Những biện pháp giảm thiểu tác động kiến nghị áp dụng cho hoạt động chăn nuôi
Loại hình hỗ trợ |
Các biện pháp bảo vệ môi trường |
Gia súc |
Vị trí lồng chuồng: - Càng xa khu sinh hoạt hộ gia đình càng tốt - Nằm cuối hướng gió phổ biến - chuồng nuôi cần bảo đảm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông - Thuận tiện cho việc lau rửa, thu gom và quản lý rác thải và chất thải rắn - Cách xa đường (bảo đảm an toàn sinh học, dễ cách ly trong trường hợp bùng phát dịch) - Diện tích chuồng trại và các ô ngăn cách đủ lớn để đảm bảo quyền lợi của gia súc, vật nuôi Quản lý chất thải: - Không xả rác thải chưa xử lý ra môi trường - Xây hầm sinh khối nếu có tương đối nhiều động vật cỡ lớn - Xây bể có nắp để chứa chất thải rắn và lỏng. Nên để chất thải lên men để sử dụng làm phân bón - Lau rửa chuồng nuôi hàng ngày, tổng vệ sinh hàng tuần Quản lý cảnh quan và mùi hôi: - Trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi. Cây cối giúp tạo bóng mát, chắn gió, hấp thụ CO2, O2. Cấm: Không sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa hóa chất cấm, những loại thuốc kháng sinh được liệt kê trong Thông tư số 28/2014/TT-BNN ngày 4 tháng 9 năm 2014 của Bộ NN&PTNT (bao gồm 21 chất: Cabuterol, cimaterol, clenbuterol, chloramphenicol, Diethylstilbestrol (DES) dimetridazole, Fenoterol, Furazonlidon và Nitrofuran derivatives, isoxuprin, methyl-testoterone, metronidazole, Noz-testorerone 1, ractopamine, sabutamol, terbutaline, stilbenes, trenbolone, zaranol, melamine (nồng độ lớn hơn 2,5 mg/kg), bacitracin, carbadox và olaquidox). |
Gia cầm |
- Diện tích chuồng trại và các ô ngăn cách đủ lớn để đảm bảo quyền lợi của gia súc, vật nuôi (Quyết định số 3065/QĐ-BNNPTNT - Chương 2, Điều 3) - Lồng chuồng nuôi cần tách riêng với khu vực sinh hoạt hộ gia đình; trang trại nên nằm cách xa các khu dân cư, trung tâm y tế, chợ, trường học - Khu vực nuôi gia cầm nên có hàng rào bao quanh, tách riêng gia cầm với gia súc, cách ly những cá thể gia cầm bị bệnh - Chỉ chăn nuôi những giống loài gia cầm được liệt kê trong Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2015 - Dụng cụ và lồng nuôi phải được làm sạch sau khi sử dụng hoặc làm sạch thường xuyên. - Chỉ giết mổ gia cầm lấy thịt ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm chủng. Cấm: - Chăn thả kiểu thả rông cả trên mặt đất và dưới nước. Những quy định khác trong Quy chế này: - Chương 3: Ao nuôi và những điều cấm. - Chương 4: Vận chuyển và những điều cấm. - Chương 4: Giết mổ và những điều cấm. |
Những biện pháp giảm thiểu tác động kiến nghị áp dụng cho các hoạt động sản xuất quy mô hộ gia đình
Loại hình hoạt động (hộ gia đình/quy mô nhỏ) |
Biện pháp giảm thiểu tác động |
Trồng trọt |
1. Tham dự hoạt động tập huấn và áp dụng tiêu chuẩn Vietgap, ba tăng ba giảm, Quản lý dịch hại tổng hợp (QLDHTH) 2. Không vi phạm những điều cấm liệt kê trong Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 3. Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, buôn bán những loại thực vật nhiễm dịch hại chưa được xử lý hoặc sử dụng những loại hạt giống nhiễm dịch hại chưa được xử lý trong nằm trong danh mục yêu cầu kiểm dịch 4. Phát tán dịch hại 5. Nuôi cấy dịch hại, ngoại trừ trường hợp có văn bản cho phép của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT 6. Sử dụng những loại hóa chất nông nghiệp nằm trong Danh mục hóa chất cấm của Việt Nam hoặc không có tên trong Danh mục Hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam. Biện pháp QLDHTH cần tuân theo bốn nguyên tắc: - Sử dụng cây trồng khỏe - Bảo vệ thiên địch - Thăm đồng thường xuyên - Tập huấn giúp nông dân trở thành chuyên gia Phương pháp luận QLDHTH: - Kiểm dịch và khử trùng để phòng chống các loài dịch hại mới - Biện pháp cơ học, bắt côn trùng gây hại bằng tay, loại bỏ các lá nhiễm bệnh, thu gom và tiêu diệt trứng giun... - Phương pháp canh tác, bao gồm làm đất kỹ và nhổ dọn đồng, luân canh cây trồng để hạn chế sự phát triển một số loài côn trùng, gieo hạt xuống giống vào thời điểm thích hợp trong năm với mật độ thích hợp, sử dụng những loài hạt giống có khả năng kháng côn trùng - Phương pháp sinh học, tức là sử dụng các dạng thể sống để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch hại. Phương pháp này bao gồm việc bảo vệ các loại thiên địch, tạo môi trường sống cho chung, sử dụng các chế phẩm sinh học... - Phương pháp hóa học, là sự lựa chọn cuối khi áp dụng những phương pháp được liệt kê ở trên nhưng tỏ ra không hiệu quả trong kiểm soát dịch hại. |
Nuôi trồng thủy sản |
Không vi phạm những điều cấm liệt kê trong Điều 6 Luật Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản. Những hành vi này bao gồm: - Cản trở bất hợp pháp đường di chuyển của các loài thủy sản trên sông, hồ, vịnh, đầm phá... - Khai thác những loài thủy sản nằm trong Danh mục hạn chế khai thác, bao gồm cả những loài nằm trong Danh mục hạn chế tạm thời - Xâm phạm các khu bảo tồn thủy sản/động vật biển trên đất liền - Khai thác những nguồn lợi thủy sản tại những khu vực cấm - Sử dụng những công cụ và vật dụng cấm để khai thác thủy sản, bao gồm sử dụng thuốc nổ, dùng điện đánh bắt,... - Sử dụng những tiền chất hóa học, hóa chất trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất/nước khi chưa được phép - Sử dụng những loại hóa chất, tiền chất hóa học nằm trong danh mục cấm - Thả những loài thủy sản bị nhiễm bệnh vào ao nuôi thủy sản hoặc môi trường nước tự nhiên xả thải chất thải và nước thải chưa qua xử lý vào môi trường. |
Sản xuất muối |
Mới chỉ có dự thảo Nghị định về hoạt động sản xuất muối và kinh doanh muối. Những biện pháp giảm thiểu tác động môi trường kiến nghị bao gồm: - Hoạt động sản xuất muối thủ công phải tuân theo những quy định hiện hành về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường - Nguồn nước nguyên sinh được sử dụng để sản xuất muối phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia về nước uống - Cần tổ chức tập huấn cho đội ngũ kỹ thuật viên và người lao động về an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm. |
Phụ lục 4. Mẫu thuyết minh dự án
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tỉnh…..
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án:
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
- Tỉnh/thành phố:
- Cấp huyện/thị xã:
- Cấp xã
4. Thời gian thực hiện: …… tháng, từ tháng ……/20….. đến tháng ……/20…..
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: ……………. triệu đồng
Trong đó, - Ngân sách NTM: …………. triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: …………… triệu đồng
- Nguồn khác: ……………. triệu đồng
6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
7. Chủ nhiệm Dự án:
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật (nếu có)
9. Tính cấp thiết và mô tả dự án
● Tính cấp thiết của dự án.
● Mô tả dự án: mô tả địa điểm triển khai, tóm tắt nội dung dự án: loại hình sản xuất, qui mô, các hộ tham gia, các đối tác dự án, hình thức liên kết, thị trường…vv. Các thông tin này có thể từ kết quả phân tích chuỗi giá trị.
● Lý do đề xuất, người dân và các đối tác tham gia vào dự án như thế nào.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ chuyển giao, tư vấn kỹ thuật (nếu có)
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1. Mục tiêu chung
11.2. Mục tiêu cụ thể
12. Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu):
12.1. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (xây dựng mô hình, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới…)
12.2. Nội dung dự án
13. Giải pháp thực hiện:
13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB (nếu có).
13.2. Giải pháp về công nghệ.
13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất.
13.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
13.5. Giải pháp về nguồn vốn.
14. Tiến độ thực hiện:
TT |
Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu |
Sản phẩm phải đạt |
Thời gian thực hiện (BĐ-KT) |
Người, cơ quan thực hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2 |
|
|
|
|
15. Sản phẩm của dự án:
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:
TT |
Tên sản phẩm |
Chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật |
Chú thích |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
15.2. Phương án phát triển sau khi triển khai dự án
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:
TT |
Nguồn kinh phí |
Tổng số |
Trong đó |
|||||
|
|
Công chuyên gia, đào tạo và tập huấn |
Nguyên vật liệu, năng lượng |
Thiết bị máy móc |
Xây dựng cơ bản |
|
Chi khác |
|
|
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
8 |
|
Tổng kinh phí Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
NTM |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nguồn ngân sách khác |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Nguồn vốn đối ứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Khác (vốn huy động...) |
|
|
|
|
|
|
|
17. Hiệu quả Kinh tế -Xã hội:
17.1. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội trực tiếp của dự án:
- Hiệu quả kinh tế: ước lượng bằng số lượng, hoặc bằng tiền;
- Hiệu quả về xã hội:
17.2. Dự kiến hiệu quả Kinh tế - Xã hội theo khả năng mở rộng của dự án.
Ngày….tháng….năm
20…. |
Ngày….tháng….năm
20…. |
|
|
Ngày….tháng….năm
20…. |
Ngày….tháng….năm
20…. |
GIẢI
TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
(Triệu
đồng)
KHOẢN 1. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TT |
Nội dung thuê khoán |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
||
NTM |
Đối ứng |
Khác |
|||
1 |
Chuyển giao công nghệ |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
KHOẢN 2. NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Nguồn vốn |
||
NTM |
Đối ứng |
Khác |
||||||
1 |
Nguyên, vật liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dụng cụ, phụ tùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Năng lượng, nhiên liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
KHOẢN 3. THIẾT BỊ, MÁY MÓC CHUYÊN DÙNG
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Nguồn vốn |
|||
NTM |
Đối ứng |
Tự có |
Khác |
||||||
1 |
Mua thiết bị, công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khấu hao thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Vận chuyển, lắp đặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
|
KHOẢN 4. XÂY DỰNG CƠ BẢN
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Nguồn vốn |
||
NTM |
Đối ứng |
Khác |
|||
1 |
Chi phí xây dựng ….. m2 nhà xưởng, phòng nhân giốn, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm |
|
|
|
|
2 |
Chi phí sửa chữa ….. m2 nhà xưởng |
|
|
|
|
3 |
Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
KHOẢN 5. CÔNG LAO ĐỘNG
TT |
Nội dung |
Số lượng (người) |
Số công (công) |
Đơn giá (triệu đồng) |
Tổng kinh phí (triệu đồng) |
Nguồn vốn |
||
NTM |
Đối ứng |
Khác |
||||||
1 |
Kỹ sư |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Kỹ sư chỉ đạo |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
…………….. |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Kỹ thuật viên của cơ sở thực hiện dự án |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện công đoạn |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
…………… |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Lao động đơn giản |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Lao động đơn giản thực hiện công đoạn …… |
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
…………… |
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
KHOẢN 6. CHI KHÁC
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Nguồn vốn |
||
NSNN |
Tự có |
Khác |
|||
1 |
Công tác phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Quản lí cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu |
|
|
|
|
|
Chi phí kiểm tra |
|
|
|
|
|
Chi phí nghiệm thu trung gian |
|
|
|
|
|
Chi phí nghiệm thu nội bộ |
|
|
|
|
4 |
Chi khác |
|
|
|
|
|
Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
|
Tiếp thi, quảng cáo |
|
|
|
|
|
Hội thảo khoa học, đầu bờ |
|
|
|
|
|
Hội nghị |
|
|
|
|
|
Ấn loạt tài liệu, văn phòng phẩm |
|
|
|
|
|
………………. |
|
|
|
|
5 |
Xây dựng hồ sơ dự án |
|
|
|
|
6 |
Viết báo cáo tổng kết dự án |
|
|
|
|
7 |
Phụ cấp Chủ nhiệm dự án |
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
Phụ lục 5. Các tiêu chí cụ thể sử dụng cho sàng lọc lựa chọn hoạt động
# |
Tiêu chí |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Năng lực tác nhân liên kết* |
Ghi chú |
I |
Thực trạng và điều kiện về sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
1. |
Thực trạng sản xuất ở địa phương và/hoặc tiềm năng phát triển cây trồng, vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Sự phù hợp về đất đai, tư liệu sản xuất thực hiện hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
3. |
Sự phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
4. |
Khả năng đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
5. |
Khả năng cung cấp định vụ vật tư đầu vào chất lượng đảm bảo và có thể tiếp cận được dễ dàng |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Khả năng về tổ chức sản xuất và tiềm năng của sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
6. |
Khả năng nâng cấp về các tổ chức sản xuất hiện có |
|
|
|
|
|
|
|
7. |
Năng lực của người dân, HTX về sản xuất, chế biến sản phẩm (nếu cần chế biến sản phẩm) |
|
|
|
|
|
|
|
8. |
Khả năng nâng cấp qui trình sản xuất, chế biên sản phẩm để nâng cao năng suất và hình thành chất lượng sản phẩm mới. |
|
|
|
|
|
|
|
9. |
Năng lực quản lý, vận hành qui trình sản xuất, chế biến sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
10. |
Mức độ ít rủi ro của sản xuất đặc biệt về thiên tai, biến đổi khí hậu. |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Tiềm năng về thị trường, khả năng về hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
11. |
Hiệu quả kinh tế của hoạt động/khả năng mang lại thu nhập cho các hộ tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
12. |
Khả năng góp phần nâng cao/đa dạng hóa sinh kế |
|
|
|
|
|
|
|
13. |
Khả năng tận dụng được thời gian nhàn rỗi, nông nhàn |
|
|
|
|
|
|
|
14. |
Sản phẩm làm ra/hoặc sau khi chế biến đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
15. |
Sản phẩm có thể bán được dễ dàng với qui mô sản xuất đang đề xuất |
|
|
|
|
|
|
|
16. |
Sản phẩm ít gặp rủi ro về thị trường (rủi ro cao thì điểm thấp) |
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Khả năng và năng lực của tác nhân thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
17. |
Mức độ sẵn sàng tham gia của doanh nghiệp, HTX vào chuỗi giá trị |
|
|
|
|
|
|
|
18. |
Năng lực về tài chính, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, HTX |
|
|
|
|
|
|
|
19. |
Khả năng về tiếp cận và phát triển thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp, HTX |
|
|
|
|
|
|
|
V |
Mức độ tác động đến môi trường, sức khỏe con người |
|
|
|
|
|
|
|
20. |
Qui trình sản xuất hoặc chế biến sản phẩm áp dụng các thực hành tốt như IPM, Vietgap.... |
|
|
|
|
|
|
|
21. |
Sản phẩm/hoặc các sản phẩm phụ kèm theo không có tác dụng tiêu cực đến môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
22. |
Có hệ thống giảm thiểu tác động môi trường (ví dụ xây dựng hệ thống cống thải phù hợp, có khả năng/hệ thống tái sử dụng sản phẩm). |
|
|
|
|
|
|
|
23. |
Qui trình sản xuất, sản phẩm không gây tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất khác. |
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Mức độ phù hợp với các nguyên tắc và quy định khác của Chương trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng điểm |
|
|
|
|
|
|
|
* Tác nhân thị trường: là doanh nghiệp, HTX chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị.
Phụ lục 6. Mẫu Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Số: ………/20.../HĐSXTT
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- .....
Hôm nay, ngày……… tháng ……… năm 20….
tại..........................……, hai bên gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN.......
Địa chỉ:….…………………………………………………………....
Điện thoại:………………………… Fax: ……………………………....
Mã số thuế: ……………………………………………………………....
Tài khoản: ………………………………………………………………....
Do ông/bà: ………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………. làm đại diện.
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN…………..
Do ông/bà:…………………… Chức vụ: ………………. làm đại diện.
CMND số:..…………….ngày cấp ……………….nơi cấp……..…………
Địa chỉ: …………………………………………….………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………
Tài khoản: ………………………………………………………………….
Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung chính
1. Bên B đồng ý Hợp đồng (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ) …………cho bên A:
- Thời gian: từ ngày…... tháng ….. năm …….. đến ngày…. tháng ……. năm..........
- Qui mô (ví dụ diện tích): ………..……………… (ha).
- Sản lượng dự kiến: ………………… (tấn).
- Địa điểm:......................................................................................
2. Bên A đồng ý Hợp đồng (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ, giống, vật tư phục vụ sản xuất) cụ thể như sau:
Tên sản phẩm |
Diện tích sản xuất (ha) |
Số lượng (tấn) |
Đơn giá (đồng/tấn) |
Thành tiền (đồng) |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư, dịch vụ)................:............... (tên giống hoặc vật tư)mà bên B tự mua phải là loại...................... đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống ............., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B bán.................. hàng hóa cho bên A:
- Số lượng tạm tính:....................................................................................
- Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm...................... do hai bên đã thoả thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.
Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa Bên B phải đảm bảo:
1. Chất lượng hàng..................... theo quy định....................
2. Quy cách hàng hóa..........................................................
3. Bao bì đóng gói.................................................................
Điều 3. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp
1. Thời gian giao hàng
2. Địa điểm giao, nhận hàng
3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận
Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng
1. Giống và vật tư (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):
- Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động.
- Phương thức thanh toán.
- Thời hạn thanh toán.
2. Sản phẩm hàng hóa
- Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được).
- Giá nông sản dự kiến (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá….).
- Phương thức và thời điểm thanh toán.
3. Địa điểm giao hàng
- Ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hóa cho bên A.
Điều 5. Trách nhiệm bên A
- Giới thiệu doanh nghiệp/đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.
- Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)
- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách - phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.
- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).
- Cung cấp bao bì đựng ……… cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
- ……………
Điều 6. Trách nhiệm bên B
- Bên B phải tuân thủ các qui trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.
- Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v....
- Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).
- …………….
Điều 7. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường.
1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
- Ngoài ra, Bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm........% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thỏa thuận của hai bên.
2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.
- Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.
Điều 8. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.
- Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
+ Mức phạt về không số lượng: (.......% giá trị hoặc.................. đồng/đơn vị)
+ Mức phạt về không đảm bảo chất lượng:.........................
+ Mức phạt về không đảm bảo thời gian..............................
+ Mức phạt về sai phạm địa điểm.........................................
+ Mức phạt về thanh toán chậm............................................
Điều 9. Xử lý vi phạm
1. Trường hợp bên A vi phạm Hợp đồng
Nếu bên A được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên A cho bên B.
2. Trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng
Nếu bên B được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên B cho bên A.
Điều 10. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.
2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay phụ lục Hợp đồng. Nếu có trường hợp vi phạm Hợp đồng mà hai bên không thể thương lượng được thì các bên xem xét đưa ra toà án để giải quyết theo pháp luật.
Hợp đồng được lập thành ……. bản, mỗi bên giữ ….. bản có giá trị ngang nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN B |
ĐẠI DIỆN BÊN A |
Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã hoặc Phòng công chứng huyện chứng thực
Phụ lục 7. Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày……tháng…….năm …
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Mã số (nếu có): …………………………………………………………………
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Điện thoại ……..………..Fax …..…………….. Email……………....………….........
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại: ………………………………………………………………
Hồ sơ gửi kèm: |
Đại diện cơ sở |
Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
………, ngày……tháng…….năm …
BẢN THUYẾT MINH
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………………
2. Mã số (nếu có): ………………………………………………………………………..
3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
4. Điện thoại: ……………….. Fax: ……………….. Email: ……………………………
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước □ □ DN 100% vốn nước ngoài □
DN liên doanh với nước ngoài □ DN Cổ phần □
DN tư nhân □ Khác (ghi rõ loại hình) □
6. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………
7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: …………………………
8. Công suất thiết kế: …………………………………………………………………
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ……………………
10. Thị trường tiêu thụ chính: ………………………………………………………
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT |
Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh |
Nguyên liệu/sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh |
Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì |
|
Tên nguyên liệu/sản phẩm |
Nguồn gốc/xuất xứ |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh……….. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm: …………… m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: ….…………………… m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm: ………………………. m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác: …….…………… m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị |
Số lượng |
Nước sản xuất |
Tổng công suất |
Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng □ Nước giếng khoan □
Hệ thống xử lý: Có □ Không □
Phương pháp xử lý: ……………………………………………
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất □ Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………………….
5. Người sản xuất, kinh doanh:
- Tổng số: ………………. người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: …………….người.
+ Lao động gián tiếp: …………… người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó ….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa chất |
Thành phần chính |
Nước sản xuất |
Mục đích sử dụng |
Nồng độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở □ Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………
- Thuê ngoài □ Tên những PKN gửi phân tích: ………………………
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Phụ lục 9. Mẫu bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
………, ngày……. tháng….năm 20...
BẢN CAM KẾT
sản xuất thực phẩm an toàn
Kính gửi: ……(tên cơ quan được UBND tỉnh/thành phố giao quản lý)
Tôi là:....................….….,
Số chứng minh thư:…………. Ngày cấp:…………….Nơi cấp:………….
Chủ cơ sở sản xuất:…………..................…..............
Địa điểm sản xuất:.......................................……..............................………..
Địa chỉ liên hệ:.....................................................…......................................…
Điện thoại:.....…..........., Fax:......................... E-mail..........….........…
Mặt hàng sản xuất:
Nơi tiêu thụ sản phẩm:
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nêu ở trang 2 của Bản cam kết này trong:
Trồng trọt □ Chăn nuôi □
Nuôi trồng thủy sản □ Khai thác, sản xuất muối □
Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □
(Đánh dấu X vào ô ghi tên loại hình cơ sở sản xuất và cam kết thực hiện các nội dung ở trang sau Bản cam kết).
Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản.
|
Chủ cơ sở sản xuất |
Quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ (theo Điều 4 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT) 1. Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn. 2. Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm. 3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng. 4. Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục. 5. Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. 6. Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 7. Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất. 8. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ (theo Điều 5 Thông tư 51/2014/TT- BNNPTNT) 1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. 2. Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y. 3. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật. 4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông. 5. Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT) 1. Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm. 2. Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. 3. Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản. 4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông. 5. Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 6. Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. 7. Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 8. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
Đối với cơ sở thu hái, đánh bắt khai thác nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 8 Thông tư 51/2014/TT- BNNPTNT) 1. Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. 2. Sản phẩm thu hái, đánh bắt, khai thác phải được bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm: tươi, sống, sơ chế, đông lạnh, sản phẩm khô. Trường hợp có sử dụng phụ gia, hóa chất trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải theo đúng hướng dẫn loại dùng cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm). 3. Người thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 4. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
Phụ lục 10: Biểu mẫu đăng ký sản phẩm mới
PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM MỚI |
Biểu số 1 |
TÊN SẢN PHẨM ĐỀ XUẤT: …………………………………………………………….
TÊN DN/HTX/TỔ HỢP TÁC/HỘ SẢN XUẤT: ………………………………………….
……………………………………………………………………………………………...
ĐỊA CHỈ: …………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………...
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………………….
Email: _____________________________ Website (nếu có): ________________
NGUYÊN TẮC CỦA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
3 nguyên tắc của chương trình OCOP là:
1. Hành động địa phương - hướng tới toàn cầu
Nghĩa là nhận biết và khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương và phát triển chúng thành các sản phẩm có khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu bằng cách gia tăng giá trị cho chúng và theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
2. Tự lực - sáng tạo
Nghĩa là để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, người dân cần liên tục phát triển giá trị độc đáo của riêng mình, bằng tinh thần sáng tạo của chính mình.
3. Phát triển nguồn nhân lực
Thông qua chương trình OCOP, lãnh đạo cộng đồng, người đứng đầu các tổ chức kinh tế (giám đốc DN, HTX, trưởng nhóm), nguồn nhân lực có trình độ và các mạng lưới được tạo ra và phát triển để phát trển bền vững.
PHẦN A
DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUẢN LÝ (TỔ GIÚP VIỆC BAN OCOP HUYỆN) Phiếu số: …...-15/PĐK-O… Ngày nhận:…………………….. Người tiếp nhận:…………………………….. Chữ ký: ………………………… DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUẢN LÝ (TỔ GIÚP VIỆC BAN OCOP TỈNH) Phiếu số: …...-15/PĐK-OQN Ngày nhận:…………………….. Người tiếp nhận:…………………………….. Chữ ký: …………………………
PHẦN B |
Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI |
1. Tên sản phẩm: __________________________________________________
2. Mô tả sản phẩm
2.1. Giá trị của sản phẩm/phần cốt lõi (lý do khiến khách hàng muốn mua sản phẩm):
2.2. Quy cách đóng gói cho một đơn vị sản phẩm/gói sản phẩm dịch vụ (mô tả cụ thể, kèm theo hình vẽ minh họa - nếu có):
2.3. Tên nhãn hiệu sản phẩm /gói sản phẩm dịch vụ dự kiến là:______________
2.4. Mức chất lượng của sản phẩm (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp):
- Cho thị trường quốc tế □
- Cho thị trường Việt Nam: Mức chất lượng cao □, Mức chất lượng khá □, Mức chất lượng bình thường □
2.5. Thị trường mục tiêu (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp):
- Phạm vi: Trong tỉnh □, Ngoài tỉnh □
- Địa điểm cụ thể (nếu có):___________________________
- Dân cư: Thành thị □, Nông thôn □
- Mức thu nhập: Cho người giàu và khá giả □, cho bình dân □
2.6. Đối thủ cạnh tranh (điền vào chỗ trống dưới đây):
- Tên (các) sản phẩm tương tự đã có trên thị trường:
- Cái khác của mình là:
2.7. Quy mô thị trường dự kiến:
- Lượng khách hàng dự kiến là…………….….. người/năm
2.8. Giá bán dự kiến/đơn vị sản phẩm: ……………… đồng/……………
2.9. Câu chuyện về sản phẩm (tóm tắt lịch sử hoặc câu chuyện về sản phẩm ở các phần thích hợp dưới đây, kể cả câu chuyện mới):
- Nguồn gốc/lịch sử:
- Yếu tố văn hóa:
- Yếu tố địa danh:
- Yếu tố khác (nếu có):
3. Loại sản phẩm mới (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp):
Mới hoàn toàn □, Cải tiến từ sản phẩm đã có □, Dựa trên sản phẩm truyền thống đã
có ở gia đình, làng xã □
4. Tình trạng (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp):
Mới là ý tưởng □, Đang được nghiên cứu và hoàn thiện □, Đã có sản phẩm mẫu □
5. Các nguyên liệu và nguồn gốc: Hoàn thành bảng sau để có một sản phẩm hoàn chỉnh:
TT |
Tên nguyên liệu |
Tỷ lệ sử dụng trong sản phẩm (%) |
Nguồn gốc (cụ thể ở đâu) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Dự kiến mô hình tổ chức (đánh dấu ü vào vị trí thích hợp)
- Doanh nghiệp: Tư nhân □, TNHH một thành viên □, TNHH nhiều thành viên □, Cổ phần □
- Hợp tác xã □ - Loại hình khác (ghi rõ):
7. Dự kiến quy trình sản xuất, quy mô sản xuất (điền vào chỗ trống)
- Quy mô sản xuất: …….. sản phẩm/năm
- Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất (vẽ sơ đồ vào phần để trống dưới đây):
8. Nhân lực tham gia: Tổng nhân lực dự kiến: ………… người, trong đó (điền vào chỗ trống và đánh dấu ü vào vị trí thích hợp):
- Lao động phổ thông:………. Người, nguồn: Trong huyện □, ngoài huyện □
- Lao động qua trung cấp:………. Người, Trong huyện □, ngoài huyện □
- Lao động qua đại học:………. Người, Trong huyện □, ngoài huyện □
9. Dự kiến thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới (điền vào chỗ trống dưới đây)
- Thời gian cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện: ……………… tháng
- Kinh phí cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện: ………………. đồng
10. Dự kiến vốn tổ chức sản xuất và lợi nhuận (điền vào chỗ trống dưới đây)
- Dự kiến tổng vốn cần có để tổ chức sản xuất: ……………………. Đồng
- Dự lợi nhuận khi được sản xuất: ……………………. Đồng/năm
11. Dự kiến nhu cầu hỗ trợ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
TT |
Lĩnh vực hỗ trợ |
Loại/hỗ trợ cụ thể |
Cơ quan/tổ chức đào tạo |
1 |
Kỹ thuật |
Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, kiểm soát chất lượng… (nêu cụ thể): |
|
2 |
Tiếp thị |
Triển lãm, xây dựng thương hiệu, đóng gói, phát triển sản phẩm,… (nêu cụ thể): |
|
3 |
Lĩnh vực khác |
|
|
PHẦN H |
Dành cho người đề xuất:
1. Đại diện DN/HTX/nhóm/hộ
Tên: ………………………………………… Chức vụ: …………………………….
Xin gửi Phiếu đề xuất này đến OCOP huyện …………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………………………………………………………………
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Dành cho quản lý:
2. Ý kiến của OCOP huyện …………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
|
XÁC NHẬN |
Phụ lục 11: Phiếu đăng ký sản phẩm đã có
PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM ĐÃ CÓ
TÊN SẢN PHẨM ĐỀ XUẤT: …………………………………………………………
TÊN DN/HTX/TỔ HỢP TÁC/HỘ SẢN XUẤT: ………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
ĐỊA CHỈ: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………………………
Email: ______________________ Website (nếu có): ____________________
NGUYÊN TẮC CỦA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
3 nguyên tắc của chương trình OCOP là:
1. Hành động địa phương - hướng tới toàn cầu
Nghĩa là nhận biết và khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương và phát triển chúng thành các sản phẩm có khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu bằng cách gia tăng giá trị cho chúng và theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
2. Tự lực - sáng tạo
Nghĩa là để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, người dân cần liên tục phát triển giá trị độc đáo của riêng mình, bằng tinh thần sáng tạo của chính mình.
3. Phát triển nguồn nhân lực
Thông qua chương trình OCOP, lãnh đạo cộng đồng, người đứng đầu các tổ chức kinh tế (giám đốc DN, HTX, trưởng nhóm), nguồn nhân lực có trình độ và các mạng lưới được tạo ra và phát triển để phát trển bền vững.
PHẦN A |
DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUẢN LÝ (TỔ GIÚP VIỆC BAN OCOP HUYỆN)
Phiếu số: …...-15/PĐK-O… Ngày nhận:……………………..
Người tiếp nhận:…………………………….. Chữ ký: …………………………
DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUẢN LÝ (TỔ GIÚP VIỆC BAN OCOP TỈNH)
Phiếu số: …...-15/PĐK-O Ngày nhận:……………………..
Người tiếp nhận:…………………………….. Chữ ký: …………………………
CÁC YẾU TỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA OCOP
Nhóm OCOP (DN/HTX/nhóm) là:
1. Sử dụng nguyên liệu và tài nguyên sẵn có ở địa phương
2. Có gia tăng giá trị
3. Có tiềm năng thị trường
4. Có tiềm năng thành thương hiệu của huyện
5. Có phương án kinh doanh
6. Tự lực cánh sinh và bền vững
7. Có mức độ sở hữu rộng của cộng đồng
8. Trao quyền cho cộng đồng
9. Có ban lãnh đạo tốt
PHẦN B |
THÔNG TIN VỀ DN/HTX/NHÓM/HỘ
1. Tên DN/HTX/nhóm: …………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………...
2. Địa chỉ: ……………………………………………….…………………………
…………………………………………………………………………………...
3. Điện thoại: ……………………………. Email:………………………………..
4. Số nhân viên/thành viên: …………….., Trong đó:
Số lượng đàn ông: ……………………. Số lượng phụ nữ:…………………….
Số lượng thành viên là người tàn tật: ……………………………………………
5. Ngày thành lập/đăng ký:……………… Số đăng ký (nếu có): ………………..
6. Loại hình tổ chức (Nhóm tự thân, HTX, Doanh nghiệp):………………….........
7. Người đại diện (đầu mối liên lạc): ………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………. Email: ………………………………
8. Tên sản phẩm/dịch vụ: …………………………………………………………..
Trình bày vắn tắt:
1. Lịch sử của DN/HTX/nhóm/hộ, tại sao lại thành lập, thành lập như thế nào?:
2. DN/HTX/nhóm đã thêm giá trị vào các tài nguyên sẵn có ở địa phương như thế nào:
3. Câu chuyện sản phẩm:
PHẦN C |
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
(Đánh dấu (ü) và viết vào các phần trống dưới đây)
1. Đất và văn phòng: Thuê ( ), Sở hữu ( )
2. Đất sản xuất: Thuê ( ), Sở hữu ( )
3. Nguồn điện: Đã mắc ( ), Đang mắc ( ), Đang lập kế hoạch ( ), Không có ( )
4. Nguồn nước: Nước máy ( ), Giếng khoan ( ), Không có ( ),
ü Nguồn khác ( ): ……………………………………………………………………
5. Phương tiện vận tải: Có xe ô tô ( ), Xe máy ( ), Xe trâu/bò kéo ( ), Không có ( ), Thuê ( ), Phương tiện công cộng ( )
6. Phương tiện truyền thông: Điện thoại để bàn ( ), Điện thoại di động ( ), Fax (...), Bưu điện ( ), E-mail ( ), Không có ( )
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Hoạt động chung của tổ chức/cá nhân đăng ký)
a. Bán hàng (năm liền trước của các sản phẩm đăng ký)
Sản phẩm |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng thu (1) |
|
|
|
b. Chi phí (năm liền trước):
Hạng mục |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
Nguyên vật liệu |
|
|
|
|
|
|
|
Nhiên, phụ liệu |
|
|
|
Điện |
|
|
|
Nước |
|
|
|
|
|
|
|
Bao bì |
|
|
|
|
|
|
|
Nhân công |
|
|
|
|
|
|
|
Quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
Vận chuyển |
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chi phí (2) |
|
|
|
c. Lãi/lỗ (năm liền trước):
Tổng (1) |
|
Tổng (2) |
|
Chênh lệch (1) - (2) (VNĐ) |
|
d. Nhân lực (năm liền trước):
Giới |
Số người |
Nam |
|
Nữ |
|
Tổng |
|
e. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào:
Loại nguyên liệu đầu vào |
Nguồn |
Số lượng |
Giá (VNĐ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
PHẦN D |
THÔNG TIN VỀ KINH DOANH
(Của sản phẩm đăng ký)
1. Mức độ thường xuyên sản xuất sản phẩm này?
2. Thị trường đích?
3. Mức độ thường xuyên của bán sản phẩm?
4. Ai là khách hàng?
5. DN/HTX/nhóm/hộ đã tích lũy vốn cho kinh doanh như thế nào?
6. Nơi sản xuất sản phẩm?
PHẦN E
THÔNG TIN CHUNG
(Của doanh nghiệp)
1. Mô tả vắn tắt phương án kinh doanh và hoạt động kinh doanh:
2. DN/HTX/nhóm/hộ có nhận được hỗ trợ về đào tạo nào không?: Có ( ) Không ( ). Nếu có, trình bày ngắn gọn loại hình đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo:
3. DN/HTX/nhóm/hộ còn nhận được hỗ trợ nào khác không? (Có) (Không). Nếu có, trình bày vắn tắt:
4. DN/HTX/nhóm/hộ có gặp mặt/họp thường xuyên không?:
5. Cách chia số tiền thu được?:
6. Liệt kê các thách thức chính của DN/HTX/nhóm/hộ
PHẦN G |
NHU CẦU HỖ TRỢ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
TT |
Lĩnh vực hỗ trợ |
Loại/hỗ trợ cụ thể |
Cơ quan/tổ chức đào tạo (nếu biết) |
1 |
Kỹ thuật |
Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, kiểm soát chất lượng,… (nêu cụ thể) |
|
2 |
Tiếp thị |
Triển lãm, xây dựng thương hiệu, đóng gói, phát triển sản phẩm,… (nêu cụ thể) |
|
3 |
Tài chính |
Kết nối với các tổ chức tài chính để mua thiết bị và máy móc (nêu cụ thể) |
|
4 |
|
|
|
PHẦN H |
Dành cho người đề xuất:
1. Đại diện DN/HTX/nhóm/hộ
Tên: ………………………………………… Chức vụ: …………………………….
Xin gửi Phiếu đề xuất này đến OCOP huyện …………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………………………………………………………………
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Dành cho quản lý:
2. Ý kiến của OCOP huyện …………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
|
XÁC NHẬN |
Phụ lục 12: Phiếu đánh giá sản phẩm được chấp nhận
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐƯỢC CHẤP NHẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP
TÊN SẢN PHẨM ĐỀ XUẤT:___________________________________________________
TÊN DN/HTX/NHÓM/HỘ:_____________________________________________________
__________________________________________________________________________
ĐỊA CHỈ:___________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
Điện thoại: ____________________________ Email:______________________________
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ: _____________________ Ngày đánh giá:______________________
TT |
Tiêu chí |
Mức đánh giá |
Điểm đánh giá |
Tỷ lệ % |
Điểm (x) tỷ lệ % |
1 |
Tính địa phương của sản phẩm |
|
3 |
20 |
|
|
Là đặc sản địa phương (công nghệ gốc và nguyên liệu ở địa phương) |
4 |
|
|
|
|
Nếu không phải đặc sản địa phương: |
|
|
|
|
|
Sử dụng từ 50% nguyên liệu ở địa phương trở lên, do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng |
3 |
|
|
|
|
Sử dụng 30-50% nguyên liệu địa phương |
2 |
|
|
|
|
Sử dụng 10-30% nguyên liệu địa phương |
1 |
|
|
|
2 |
Tính độc đáo của sản phẩm |
|
2 |
20 |
|
|
Chỉ có sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế |
4 |
|
|
|
|
Sản phẩm chưa có ở tỉnh…, nhưng có sản phẩm tương tự ở vài nơi ở Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
Có sản phẩm tương tự ở vài nơi trong tỉnh… |
2 |
|
|
|
|
Sản phẩm phổ biến ở tỉnh… |
1 |
|
|
|
3 |
Có giá tăng giá trị |
|
5 |
20 |
|
|
Chế biến sâu thành sản phẩm mới |
5 |
|
|
|
|
Có tiêu chuẩn chất lượng |
4 |
|
|
|
|
Đóng gói, dán nhãn |
3 |
|
|
|
|
Sơ chế |
2 |
|
|
|
|
Phân loại |
1 |
|
|
|
4 |
Không ảnh hưởng xấu đến môi trường |
|
|
20 |
|
|
Có ĐTM hoặc cam kết ĐTM |
4 |
4 |
|
|
|
Có công tác vệ sinh MT CN thường xuyên (thu gom rác thải, xử lý) |
2 |
|
|
|
5 |
Có câu chuyện về sản phẩm |
|
|
10 |
|
|
Câu chuyện truyền thống |
4 |
|
|
|
|
Câu chuyện mới |
2 |
2 |
|
|
6 |
Tính khả thi |
|
2 |
10 |
|
|
Tính khả thi về kỹ thuật/công nghệ, pháp luật |
2 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
…………., ngày … tháng
… năm 20… |
NỘI
DUNG CÁC TIÊU CHÍ SẢN PHẨM ĐƯỢC CHẤP NHẬN |
1. Các đặc sản địa phương (công nghệ gốc và nguyên liệu ở địa phương) (mục đích: tránh cạnh tranh).
2. Nếu không phải đặc sản địa phương:
Õ Sử dụng (ít nhất 50%) nguyên liệu ở địa phương, do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng (mục đích: phát triển địa phương, công nghệ truyền thống,…)
Õ Có tính độc đáo: Cân nhắc 4 mức sau, trong đó 1 là dễ nhất (mục đích: tránh cạnh tranh), ưu tiên các sản phẩm độc đáo
ü Sản phẩm phổ biến ở tỉnh…
ü Có sản phẩm tương tự ở vài nơi trong tỉnh…
ü Sản phẩm chưa có ở tỉnh…, nhưng có sản phẩm tương tự ở vài nơi ở Việt Nam
ü Chỉ có sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế
3. Có gia tăng giá trị: Chế biến nguyên vật liệu thành các sản phẩm có gia tăng giá trị (mục đích: gia tăng giá trị theo yêu cầu của Thủ tướng, giữ lại giá trị ở địa phương)
4. Không ảnh hưởng xấu đến môi trường (mục đích: phát triển bền vững)
5. Khả thi:
○ Khả thi về công nghệ/kỹ thuật: Có thể thực hiện được trong điều kiện công nghệ/kỹ thuật Việt Nam, phù hợp với điều kiện cộng đồng ở tỉnh…
○ Khả thi về luật pháp: Với sản phẩm sản xuất có điều kiện, cần đăng ký
Phụ lục 13: Biểu mẫu kế hoạch kinh doanh
BIỂU MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ
1. Tên cơ sở
2. Địa chỉ trụ sở chính
3. Vốn điều lệ
4. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính
5. Tổ chức: bộ máy và giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy
II. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
1. Đánh giá về tình hình thị trường và thương nhân
(Tổng quát về nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tham gia thị trường, thuận lợi, khó khăn khi tham gia thị trường)
2. Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh
(Cần thể hiện tên sản phẩm, giá trị cốt lõi, nguyên liệu chính, nguồn gốc nguyên liệu, …, thời điểm thực hiện, tự sản xuất hay liên kết, phân phối)
3. Mục tiêu sản xuất kinh doanh
(Kế hoạch sản xuất: Thời gian sản xuất, số lượng sản xuất; Kế hoạch kinh doanh: Số lượng hàng bán, giá, doanh thu tổng cả năm và tại các thị trường)
4. Quy trình sản xuất, quy mô sản xuất
(Quy mô, sơ đồ quy trình, thuyết minh sơ đồ quy trình)
5. Các nguồn lực
(Nhân lực tham gia; công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng đáp ứng sản xuất…)
6. Kế hoạch tiếp thị sản phẩm
(Cần thể hiện rõ thị trường dự kiến, kế hoạch xúc tiến, chính sách giá bán …)
7. Phương án tài chính
(Cần thể hiện rõ nhu cầu vốn, phương án huy động vốn; các phương án tài chính khác - nếu có)
8. Hiệu quả về kinh tế - xã hội
(Cần thể hiện rõ doanh thu, chi phí, lợi nhuận; các tác động tích cực với xã hội như: công ăn việc làm, phúc lợi, môi trường …)
9. Phân tích rủi ro
(Dự báo các rủi ro trong quá trình SX-KD, phương án khắc phục - nếu có)
10. Kế hoạch triển khai (Cần thể hiện rõ các nội dung triển khai, tiến độ triển khai, tổ chức thực hiện, kết quả, yêu cầu tài chính …)
III. KẾT LUẬN
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Phụ lục 14: Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm
YÊU CẦU VỀ HỒ SƠ SẢN PHẨM
1.1. Với sản phẩm tiêu dùng
- Sản phẩm mẫu (6 đơn vị sản phẩm)
- Phiếu đăng ký sản phẩm
- Kế hoạch kinh doanh
- Bản giới thiệu tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (tổ hợp tác)
- Các tài liệu khác (nếu có)
+ Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm tương ứng
+ Công bố hợp chuẩn/hợp quy hoặc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (dạng tự công bố hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận).
+ Phiếu kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng, vi sinh, hợp chất không mong muốn, dinh dưỡng….
+ Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu sản phẩm, mã số mã vạch …
+ Bản giới thiệu về sản phẩm về các nội dung: Câu chuyện về SP, cách tổ chức SX (QT, vùng nguyên liệu, công nghệ, tiêu chuẩn đã có,…), tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của mình.
1.2. Với sản phẩm dịch vụ
- Bản giới thiệu về sản phẩm dịch vụ du lịch: Vị trí (giao thông, cảnh quản, môi trường…), kiến trúc, khu đón tiếp, trang thiết bị phục vụ, quá trình sử dụng dịch vụ, danh mục hàng hóa phục vụ và nguồn gốc
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm
- Phương án kinh doanh
- Bản giới thiệu tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP
- Các tài liệu khác:
+ Chứng chỉ đào tạo nhân sự tham gia về lĩnh vực du lịch dịch vụ
+ Giấy tờ liên quan đến: Đủ điều kiện sản xuất kinh doanh
+ Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm (bình chọn tốt) của các tổ chức có uy tín
Chú ý:
- Hồ sơ sản phẩm dự thi đánh giá/phân hạng sản phẩm tại tỉnh phải bao gồm thêm phiếu kết quả đánh giá tại cấp huyện.
- Hồ sơ sản phẩm phải có mục lục, có đánh số trang trong toàn bộ hồ sơ, có trang bìa lót giữa các phần của hồ sơ.
1 Căn cứ: Quyết định 62/QĐ-TTg của Thủ tướng về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư 26/2014/TTLT-BTC-BCT về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến nông địa phương.
2 Đối với dự án do UBND xã làm chủ đầu tư
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây