Quyết định 4695/QĐ-BYT năm 2013 về bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 4695/QĐ-BYT năm 2013 về bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 4695/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4695/QĐ-BYT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4695/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
BAN HÀNH BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH VIỆN AN TOÀN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ THẢM HỌA
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH VIỆN AN TOÀN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ THẢM HỌA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Việt Nam là một trong mười quốc gia có số lượng thảm họa tự nhiên và số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên (thiên tai) lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm, thiên tai đã phá hủy hoặc làm thiệt hại hàng chục cơ sở y tế, trong đó có các bệnh viện. Bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân không chỉ trong điều kiện bình thường, mà còn trong điều kiện có thiên tai, thảm họa xảy ra, khi mà bản thân bệnh viện cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh thiên tai có chiều hướng tăng cả về số lượng và cường độ, bệnh viện cũng đứng trước nhiều nguy cơ chịu tác động của thiên tai hơn. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khởi xướng chiến dịch bệnh viện an toàn (BAVT) trong tình huống khẩn cấp, với mục đích nâng cao nhận thức và hành động nhằm:
a) Bảo vệ tính mạng của người bệnh và nhân viên y tế, thông qua việc bảo đảm bền vững về kết cấu và phi kết cấu của bệnh viện;
b) Bảo đảm duy trì cung cấp các dịch vụ y tế trong và ngay sau khi thảm họa xảy ra;
c) Tăng cường năng lực quản lý tình huống khẩn cấp của nhân viên y tế.
Bộ công cụ đánh giá BVAT trong tình huống khẩn cấp và thảm họa được Tổ chức y tế thế giới (WHO) xây dựng nhằm hướng dẫn các bệnh viện tự đánh giá khả năng đáp ứng và đảm bảo an toàn cũng như hoạt động liên tục của bệnh viện trong tình huống khẩn cấp và thảm họa. Bộ công cụ này đã được thử nghiệm tại hơn 100 bệnh viện của Việt Nam. Trong quá trình thử nghiệm, một số tiêu chí không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam đã được loại bỏ, nhiều tiêu chí đã được điều chỉnh cho dễ hiểu hơn. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia đến từ các bệnh viện, viện và cơ sở đào tạo, nghiên cứu của Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan để rà soát và chỉnh sửa bộ công cụ này. Bộ Y tế ban hành bộ công cụ này để các bệnh viện sử dụng tự đánh giá nhằm phát hiện những khu vực, dịch vụ dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tính dễ bị ảnh hưởng (vulnerability) của bệnh viện, qua đó tăng cường an toàn bệnh viện trong tình huống khẩn cấp và thảm họa.
Bộ công cụ gồm 307 tiêu chí, chia làm 4 nhóm sau:
A. Nhóm kết cấu & phi kết cấu liên quan đến kiến trúc: 59 tiêu chí
B. Nhóm phi kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo an toàn cho người sử dụng: 130 tiêu chí
C. Nhóm chức năng liên quan đến chính sách, nhân lực: 64 tiêu chí
D. Nhóm chức năng liên quan đến trang thiết bị: 54 tiêu chí
Trong thời gian từ năm 2014 đến 2016, các bệnh viện sử dụng bộ công cụ này để tự đánh giá. Năm 2016 sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để tổng kết kinh nghiệm sử dụng bộ công cụ. Từ năm 2017, Bộ Y tế sẽ cử đoàn đánh giá độc lập để đánh giá các bệnh viện tuyến trung ương và một số Sở Y tế để cập nhật bổ sung, điều chỉnh bộ công cụ cho phù hợp.
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và nhân viên bệnh viện về tính dễ bị ảnh hưởng của bệnh viện đối với những hiểm họa bên trong bệnh viện hoặc trong khu vực địa bàn của bệnh viện.
- Phát hiện được những khu vực, hoạt động dễ bị ảnh hưởng khi có tình huống khẩn cấp, thảm họa xảy ra và năng lực đáp ứng với tình huống khẩn cấp, thảm họa của bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm tính dễ bị ảnh hưởng của bệnh viện góp phần tăng cường an toàn của bệnh viện trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.
3.1. Thời gian
- Đánh giá này được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần vào tháng 6 hàng năm.
- Thời gian gửi kết quả đánh giá cho Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chậm nhất vào 30 tháng 6 hàng năm.
3.2. Thành phần đoàn đánh giá
- Đại diện Ban Giám đốc
- Đại điện lãnh đạo khoa/phòng/ban sau:
¨ Phòng Hành chính
¨ Phòng Kế hoạch tổng hợp
¨ Phòng Vật tư - Trang thiết bị
¨ Chuyên gia xây dựng, điện, phòng cháy chữa cháy mời theo yêu cầu
3.3. Qui trình thực hiện đánh giá
Bước 1: Trước khi đánh giá: thành viên đoàn đánh giá nghiên cứu nội dung bộ công cụ để hiểu rõ ý nghĩa và phương pháp đánh giá.
Bước 2: Họp thống nhất qui trình đánh giá: trưởng đoàn đánh giá chủ trì tổ chức một cuộc họp để các thành viên trao đổi và thống nhất nội dung và phương pháp đánh giá.
Bước 3: Thực hiện đánh giá
Bước 4: Họp sau đánh giá: sau khi hoàn thành đánh giá, trưởng đoàn tổ chức họp với đầy đủ thành viên đoàn đánh giá để thống nhất kết quả đánh giá và khuyến nghị
Bước 5: Các hoạt động sau đánh giá
- Lập kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp, thảm họa của bệnh viện.
- Trình bày kết quả đánh giá và kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp, thảm họa của bệnh viện tới toàn bộ cán bộ công chức, viên chức của bệnh viện.
- Gửi báo cáo cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
- Bệnh viện lập kế hoạch giải quyết những vấn đề tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá
- Trình bày kết quả đánh giá và kế hoạch khắc phục những vấn đề tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá
- Bệnh viện thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm tăng cường năng lực sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp, thảm họa, làm cho bệnh viện an toàn hơn trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.
Trong quá trình thực hiện tự đánh giá, nếu có ý kiến góp ý, đề xuất về nội dung, qui trình thực hiện đánh giá và những vấn đề liên quan, đề nghị các bệnh viện gửi ý kiến về cho Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế qua đường công văn hoặc qua địa chỉ email như sau: qlclbv.kcb@gmail.com. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến góp ý, kiến nghị để hoàn thiện hơn nội dung cũng như phương pháp đánh giá, góp phần tăng cường ý nghĩa thực tiễn của hoạt động này.
A. Tiêu chí kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc
Hướng dẫn: Điền X vào cột 1 (nếu đạt được tiêu chí), cột 2 (nếu thực hiện chưa đầy đủ) hay cột 3 (nếu không đạt được tiêu chí). Ghi nhận xét hay ghi chú vào cột cuối cùng |
Đạt đầy đủ (1) |
Đạt chưa đầy đủ (2) |
Không đạt (3) |
Nhận xét |
A1. Các tiêu chí về kết cấu của bệnh viện an toàn |
||||
1. Vị trí xây dựng công trình và khả năng tiếp cận các bệnh viện, cơ sở y tế |
||||
a. Các công trình của bệnh viện không xây dựng ở những khu vực dễ gặp hiểm họa (Ví dụ ở sườn đồi hay gần chân núi dễ bị sạt lở, gần sông, nhánh sông hay hồ nước có thể làm xói mòn móng của tòa nhà) |
|
|
|
|
b. Có biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình của bệnh viện trong khu vực dễ gặp hiểm họa (Như xây dựng hệ thống thoát nước, đê bao, tường rào…) |
|
|
|
|
c. Tiện lợi giao thông, và có đủ xe vận chuyển cấp cứu để có thể tiếp cận được cộng đồng (Quan sát thực địa; số xe cứu thương) |
|
|
|
|
d. Không ở gần nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường( quá ồn, khói bụi,hôi thối, ngập nước, gần đường xe lửa, kho hàng, sân chơi trẻ em, sân bay, nhà máy, nhà máy rác thải). |
|
|
|
|
e. Phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương (Kiểm tra bản vẽ quy hoạch bệnh viện) |
|
|
|
|
f. Đường dẫn vào bệnh viện thông thoáng. |
|
|
|
|
g. Có nhiều hơn một tuyến đường dẫn đến bệnh viện, có lối vào và lối ra bệnh viện riêng biệt. |
|
|
|
|
h. Có bảng chỉ dẫn rõ ràng và được đặt ở các vị trí thích hợp & được chiếu sáng ban đêm |
|
|
|
|
2. Thiết kế |
||||
a. Các công trình của bệnh viện được thiết kế có hình dáng đơn giản và cân đối về chiều ngang và chiều dọc (Ví dụ như tổng thể tòa nhà có hình vuông hay hình chữ nhật… ) |
|
|
|
|
b. Mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 35% tổng diện tích đất . |
|
|
|
|
c. Các công trình bệnh viện ở gần khu vực có nguy cơ động đất thì phải tính toán để công trình đạt mức kháng chấn tối thiểu lớn hơn 1 cấp so với quy định cho khu vực địa lý đó (Áp dụng theo thang chấn cấp MSK 64) |
|
|
|
|
d. Bố trí đường dốc có chiều dài không vượt quá 9m, có tay vịn ở những nơi phù hợp, độ dốc tối đa 12%, thuận tiện cho việc vận chuyển người bệnh nằm giường và cho người tàn tật sử dụng. |
|
|
|
|
e. Số tầng cao của các công trình trong bệnh viện phù hợp với quy hoạch của khu vực (Kiểm tra quy hoạch của khu vực) |
|
|
|
|
3. Kết cấu |
||||
a. Không có điểm nứt vỡ trên các thành phần của kết cấu (Không có các điểm nứt vỡ trên cột, dầm, sàn, tường chịu lực…) |
|
|
|
|
b. Các kết cấu được xây dựng bằng các vật liệu có khả năng chịu lửa trong vòng 2h. |
|
|
|
|
c. Các thành phần kết cấu chịu lực của bệnh viện được thiết kế, xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được đơn vị có thẩm quyền thẩm định. (Kiểm tra trên hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công có đóng dấu thẩm định của đơn vị có thẩm quyền) |
|
|
|
|
d. Các giá đỡ, tủ và các trang thiết bị được gắn chắc chắn bằng các dụng cụ như móc xích, đinh gắn tường… (Trong trường hợp xảy ra các sự cố như động đất, các thiết bị đảm bảo không đổ, sập hoặc dời khỏi vị trí) |
|
|
|
|
e. Các thành phần về kết cấu của tòa nhà (móng, cột, dầm, sàn, kèo …) được tính toán chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa. (Kiểm tra trên hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công có đóng dấu thẩm định của đơn vị có thẩm quyền) |
|
|
|
|
f. Tường và cửa kính chịu được tốc độ gió bão cấp tối thiểu đạt cấp 12. (Sử dụng kính chịu lực an toàn, cửa đẩy ngang hoặc cửa lật..bản lề có khả năng cố định..) |
|
|
|
|
4. Giấy phép xây dựng và cấp phép |
||||
a. Có hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và bản vẽ hoàn công |
|
|
|
|
b. Có các giấy phép xây dựng |
|
|
|
|
A2. Các tiêu chí phi kết cấu về kiến trúc |
||||
1. An toàn mái |
||||
a. Hệ thống mái được thiết kế để chịu được gió bão cấp 12 (Tiêu chuẩn cấp báo bão Việt Nam) |
|
|
|
|
b. Đối với các tòa nhà ở những khu vực hay bị bão sử dụng Mái bằng, Mái có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 30° (tối ưu để chịu đựng được lực gió) |
|
|
|
|
c. Mái được liên kết chắc chắn và an toàn. |
|
|
|
|
d. Hệ thống thoát nước của mái phải được tính toán có độ thoát nước tối thiểu 0,04% về phía hố thu nước mái, và phù hợp với tiêu chuẩn thoát nước các công trình công cộng (TCVN) và được thường xuyên bảo trì. (Kiểm tra trên hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công có đóng dấu thẩm định của đơn vị có thẩm quyền) |
|
|
|
|
e. Mái các công trình không được thấm, dột. Đối với các công trình được thiết kế mái dốc nhỏ hơn hoặc bằng 30° phải được tính toán đến các phương án chống nóng cho mái. |
|
|
|
|
2. An toàn trần |
|
|
|
|
a. Trần bê tông, không bị dột và nứt |
|
|
|
|
b. Các trần treo làm bằng các vật liệu không phải bê tông phải được liên kết chắc chắn và không có các dấu hiệu nứt hoặc bong tróc các mảng liên kết… |
|
|
|
|
c. Vật liệu trần như tấm sợi-xi măng, kính sợi, tấm thạch cao/ tấm cách âm, vật liệu gỗ được quét sơn chống cháy. |
|
|
|
|
d. Lớp lót trần và các giá đỡ đèn trên trần cần được gắn chặt và có vật đỡ. |
|
|
|
|
e. Cạnh dưới các kết cấu hình cung, ban công hay phần nhô ra không có các vết nứt về kết cấu hay các mảng vữa xi măng bị bong hoặc rơi. |
|
|
|
|
3. An toàn cửa và lối vào |
|
|
|
|
a. Các vật liệu làm cửa là các vật liệu chống được gió bão , chống cháy (Ví dụ gỗ có sơn chống cháy, cửa sử dụng kính chịu lực..) |
|
|
|
|
b. Cửa phải được liên kết chắc chắn với khung cửa và tường và sử dụng bản lề cố định được. |
|
|
|
|
c. Cửa ra vào các phòng đảm bảo dễ đóng mở và có chốt an toàn |
|
|
|
|
d. Cửa chính có hai cánh, cửa phòng tắm, vệ sinh cánh mở ra ngoài, cửa phòng cấp cứu mở 2 chiều. |
|
|
|
|
e. Cửa thoát hiểm là loại chống cháy, 2 cánh mở ra ngoài, có thiết bị tự động đóng lại |
|
|
|
|
f. Cửa vận hành bằng điện có thể mở bằng tay để cho phép thoát ra trong trường hợp mất điện |
|
|
|
|
g. Cửa tự động có cơ chế điều khiển bằng tay |
|
|
|
|
h. Những phòng như: phòng phẫu thuật, phòng cấp cứu, phòng hồi sức, phòng đẻ, phòng cách ly và các khu vực khử khuẩn khác có sử dụng cửa đóng mở bằng tay kết hợp với cửa tự động. |
|
|
|
|
i. Ở những tòa nhà cao tầng, bên trong cầu thang thoát hiểm phải có khả năng chống cháy và được xây dựng bằng vật liệu chống cháy, chống nóng theo QCVN06:2010/BXD (Biển chỉ dẫn đặt ở vị trí để mọi người dễ quan sát thấy) |
|
|
|
|
j. Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân chỉ có thể sử dụng loại khóa từ bên ngoài hành lang để cho phép bệnh nhân thoát hiểm từ phòng chỉ thông qua một thao tác đơn giản, mà không cần dùng đến chìa khóa. |
|
|
|
|
k. Cửa lối ra cầu thang hay lối thoát hiểm được thiết kế luôn ở chế độ đóng và dễ mở ra ngoài khi cần thiết. |
|
|
|
|
l. Trên các cửa thoát hiểm cần có biển hướng dẫn như: LỐI THOÁT HIỂM |
|
|
|
|
4. An toàn cửa sổ và cửa chớp |
|
|
|
|
a. Trên các cửa sổ phải có nan chớp chống nắng hoặc mái che chống gió và mưa hắt. |
|
|
|
|
b. Cửa sổ sử dụng chấn song hoặc lưới hoặc các phương tiện bảo đảm không bị rơi, ngã. |
|
|
|
|
c. Cửa sổ phải được bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo không bị thấm nước hay cong vênh. |
|
|
|
|
5. An toàn tường, vách ngăn |
|
|
|
|
a. Tường ngoài đạt tiêu chuẩn chống cháy trong vòng 2h |
|
|
|
|
b. Vách ngăn phòng xây dựng bằng vật liệu chống cháy |
|
|
|
|
c. Các vách ngăn trong phòng được liên kết chặt với tường, sàn và trần |
|
|
|
|
d. Các phòng có thể sử dụng vách ngăn bằng kính để các nhân viên điều dưỡng giám sát bằng mắt trực tiếp và liên tục. |
|
|
|
|
6. An toàn của các yếu tố bên ngoài (mái đua, đồ trang trí, mặt tiền, trát vữa, vv) |
|
|
|
|
a. Các yếu tố bên ngoài được gắn chặt trên tường ( như mái che, gờ phào, chi tiết trang trí..) |
|
|
|
|
b. Các đèn treo được gắn chắc chắn |
|
|
|
|
c. Đường dây điện và đường cáp được gắn chắc chắn và đảm bảo an toàn. |
|
|
|
|
d. Trát vữa bề mặt ngoài công trình sử dụng vữa xi măng với mức chịu lửa ít nhất là 20 phút |
|
|
|
|
7. An toàn của vật liệu lát sàn |
|
|
|
|
a. Sử dụng các vật liệu lát sàn đảm bảo không trơn trượt, không có kẽ hở ở tất cả các khu vực dịch vụ/điều trị, dễ làm vệ sinh ở tất cả các khu vực ngoài khu vực điều trị. |
|
|
|
|
b. Sàn bằng bê tông cốt thép sử dụng vật liệu chịu lửa chống cháy (Mời chuyên gia Phòng cháy, chữa cháy để đánh giá tiêu chí này ) |
|
|
|
|
c. Vật liệu hoàn thiện bên trong công trình có tính toán và nghiên cứu đến khả năng chịu lửa. (Tường, trần, vách được sơn chống cháy hoặc ốp gạch chống cháy…) |
|
|
|
|
d. Sử dụng "Phương pháp kiểm tra đặc tính chống cháy của bề mặt của các vật liệu xây dựng" đánh giá cho các phòng và lối ra đạt loại A. (Mời chuyên gia Phòng cháy, chữa cháy để đánh giá tiêu chí này ) |
|
|
|
|
e. Vật liệu hoàn thiện sàn là “Loại A hoặc B” cho toàn bệnh viện, phòng điều dưỡng, phòng ở và các phòng chăm sóc đặc biệt (Mời chuyên gia phòng cháy, chữa cháy để đánh giá tiêu chí này ) |
|
|
|
|
Hướng dẫn: Điền X vào cột 1 (nếu đạt được tiêu chí), cột 2 (nếu thực hiện chưa đầy đủ) hay cột 3 (nếu không đạt được tiêu chí). Ghi nhận xét hay ghi chú vào cột cuối cùng |
Đạt đầy đủ (1) |
Đạt chưa đầy đủ (2) |
Không đạt (3) |
Nhận xét |
|
B1. Các hệ thống kỹ thuật hạ tầng |
|
||||
1. Hệ thống điện (Mời chuyên gia về điện để đánh giá toàn bộ các tiêu chí thuộc mục này) |
|
||||
a. Nhà để máy phát điện được xây dựng chắc chắn và ở khu vực thuận tiện đảm bảo trong trường hợp xảy ra sự cố vẫn duy trì hoạt động. |
|
|
|
|
|
b. Máy phát điện và những thiết bị gây rung khác được gắn bằng những khung thép hoặc khung chịu lực cho phép dịch chuyển nhưng tránh bị đổ. |
|
|
|
|
|
c. Nếu máy phát điện nằm bên trong công trình bệnh viện thì phải có hệ thống xả được làm bằng bộ giảm thanh chuyên dụng hoặc loại đáp ứng được tiêu chuẩn bệnh viện, và có hệ thống giảm rung. |
|
|
|
|
|
d. Máy phát điện có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động |
|
|
|
|
|
e. Sử dụng hệ thống đường dây điện đạt tiêu chuẩn an toàn, có vỏ cách điện bằng nylon chống nhiệt độ cao và đường cáp điện được gắn chắc chắn, được gắn với thiết bị ngắt |
|
|
|
|
|
f. Bảng điều khiển và thiết bị ngắt điện, các công tắc tự ngắt hay không tự ngắt phải được bảo vệ an toàn |
|
|
|
|
|
g. Thiết bị ngắt điện tiếp đất có trong các ổ cắm điện trong phòng tắm và ở những vị trí ẩm ướt. |
|
|
|
|
|
h. Ổ cắm điện có cực tiếp đất |
|
|
|
|
|
i. Các phần kim loại không mang điện của hệ thống điện, ví dụ như vỏ dây điện, các hộp, ống, máng, khay được tiếp đất thích hợp |
|
|
|
|
|
j. Bảng điều khiển, cầu giao và các đường cáp tuân theo tiêu chuẩn quốc gia và được bảo vệ bởi thiết bị ngăn quá tải |
|
|
|
|
|
k. Tất cả hệ thống điện các phòng được bảo vệ bằng các thiết bị báo cháy/chống cháy tự động. |
|
|
|
|
|
l. Đường dây điện, dây cáp quang, dây điện thoại g máng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
m. Sử dụng đèn tiết kiệm điện năng huỳnh quang compact và bóng đèn phi thủy ngân. |
|
|
|
|
|
n. Chiếu sáng đủ ở tất cả các khu vực của bệnh viện bao gồm cả sân bệnh viện |
|
|
|
|
|
o. Đường dây dẫn điện từ trạm biến áp đến công trình phải được đi trong máng ngầm bê tông dưới đất, đảm bảo khi các phương tiện di chuyển không bị sập hỏng. |
|
|
|
|
|
p. Đèn cho cấp cứu và đèn điện chức năng có dự phòng pin ở tất cả các khu vực thiết yếu |
|
|
|
|
|
q. Đèn ở lối thoát hiểm phải sáng và có pin dự phòng |
|
|
|
|
|
r. Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố đảm bảo 50 - 60% công suất sử dụng. |
|
|
|
|
|
2. Hệ thống thông tin liên lạc |
|
||||
a. Ăng ten và hộp kỹ thuật chống sét được bảo vệ và được chống đỡ an toàn |
|
|
|
|
|
b. Khu vực phát thanh có nguồn điện dự trữ trực tiếp (pin) |
|
|
|
|
|
c. Có hệ thống thông tin liên lạc dự phòng |
|
|
|
|
|
d. Trang thiết bị và cáp thông tin liên lạc được gắn chặt với đinh ốc và thanh giằng |
|
|
|
|
|
e. Hệ thống cảnh báo có thể tự động truyền cảnh báo tới trạm cứu hỏa gần nhất hay tới trạm hỗ trợ bên ngoài nếu có |
|
|
|
|
|
f. Hệ thống thông tin liên lạc bên ngoài công trình được lắp ngầm dưới đất. |
|
|
|
|
|
3. Hệ thống cung cấp nước |
|
||||
a. Bể chứa nước có sức chứa tối thiểu đáp ứng được nhu cầu trong vòng ba ngày. (Xem bản vẽ thi công phần bể nước ngầm) |
|
|
|
|
|
b. Bể chứa nước được lắp đặt ở vị trí phù hợp và đảm bảo không va đập khi xảy ra sự cố. |
|
|
|
|
|
c. Có nguồn nước dự trữ: ví dụ như giếng, cơ sở cấp nước địa phương, bể nước di động hay xe cứu hỏa |
|
|
|
|
|
d. Hệ thống cung cấp nước (van, ống và ống nối) không bị rò rỉ và không bị ăn mòn bởi các chất độc hại. |
|
|
|
|
|
e. Các họng cứu hỏa luôn ở trạng thái hoạt động, có thể cung cấp nước không dưới 132 lít nước/phút, liên tục trong vòng 30 phút. |
|
|
|
|
|
f. Các phòng kỹ thuật nghiệp vụ (labo xét nghiệm, mổ, đỡ đẻ, thủ thuật…) có hệ thống lọc nước vô trùng... |
|
|
|
|
|
4. Hệ thống khí y tế |
|||||
a. Nhà khí trung tâm cách ly với công trình chính, có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo an toàn cháy nổ. |
|
|
|
|
|
b. Đối với các bệnh viện dùng khí y tế từ hệ thống ống dẫn, dự trữ tối thiểu 7 ngày |
|
|
|
|
|
c. Đối với các bệnh viện sử dụng bình chứa khí riêng lẻ, dự trữ tối thiểu 03 ngày |
|
|
|
|
|
d. Bình chứa khí phải có niêm phong an toàn nguyên vẹn của nhà cung cấp, có tem quy định chủng loại khí. |
|
|
|
|
|
e. Ống dẫn khí y tế gắn trên tường phải có vỏ bảo vệ, có hướng chỉ chiều dòng khí. |
|
|
|
|
|
f. Có neo giữ an toàn cho bồn chứa khí, bình ga và các thiết bị liên quan khác |
|
|
|
|
|
g. Hệ thống cung cấp khí y tế cần được kiểm tra thường xuyên như van, đường ống dẫn khí và các mối hàn.. |
|
|
|
|
|
h. Kiểm tra chức năng của áp kế và phụ kiện đảm bảo hoạt động tốt đúng quy định. |
|
|
|
|
|
i. Sử dụng các ống dẫn đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế (Ống đồng hoặc inox) |
|
|
|
|
|
j. Đảm bảo các kết nối đường ống không được chuyển đổi lẫn nhau |
|
|
|
|
|
k. Được kiểm tra thường xuyên |
|
|
|
|
|
l. Có van đóng cho từng khu vực trong trường hợp bị rò rỉ (ví dụ trong trường hợp hỏa hoạn ở khu vực phòng phẫu thuật, van ở khu vực đó có thể đóng lại) |
|
|
|
|
|
m. Có bình oxi dự trữ dùng trong trường hợp sơ tán người bệnh trong trường hợp khẩn cấp |
|
|
|
|
|
n. Tại các nơi có nguy cơ cháy, nổ phải có hướng thoát nổ ra ngoài bằng các lỗ thông thoáng được thiết kế theo tiêu chuẩn. |
|
|
|
|
|
o. Các khu vực hoạt động có yếu tố rủi ro phải có khả năng chống hỏa hoạn ít nhất một giờ, có cửa tự động chống cháy |
|
|
|
|
|
5. Hệ thống Phòng cháy chữa cháy |
|||||
a. Hệ thống báo động, phát hiện hay cứu hỏa, hệ thống phát hiện/báo nóng tự động và hệ thống chống cháy tự động được kết nối với nhau |
|
|
|
|
|
b. Hệ thống báo cháy có thể được kết hợp giữa hệ thống tự động và hệ thống điều khiển bằng tay. |
|
|
|
|
|
c. Hệ thống báo cháy được giám sát bởi Trạm dịch vụ cứu hỏa hay một cơ quan giám sát được công nhận. |
|
|
|
|
|
d. Hệ thống phát hiện cháy và khói được lắp ở hành lang của bệnh viện, khu điều dưỡng và những cơ sở chăm sóc khác. |
|
|
|
|
|
e. Thiết bị phát hiện khói không được lắp cách nhau quá 9 m ở khu vực giữa phòng hoặc hành lang và không được cách tường quá 4.6m |
|
|
|
|
|
f. Sử dụng các chất cứu hỏa (nước hay khí CO2 hay cát, bọt khí phụ thuộc vào khu vực cháy) thân thiện với môi trường, hiệu quả và ít gây thiệt hại tới tài sản. |
|
|
|
|
|
g. Khoảng cách giữa 2 bình cứu hỏa từ 15-20m theo quy định của TCVN7435-1:2004 và ISO11602-1:2000 |
|
|
|
|
|
h. Bình cứu hỏa: cho các thiết bị điện tử và điện, sử dụng carbon dioxide, cho các khu vực dịch vụ chung, sử dụng bình cứu hỏa phù hợp. |
|
|
|
|
|
i. Với hệ thống ống đứng chứa nước (tủ đựng vòi, lăng của hệ thống chữa cháy đặt trong tường) có đầy đủ phụ tùng. |
|
|
|
|
|
j. Có hệ thống chống sét được tiếp đất |
|
|
|
|
|
k. Có chương trình an toàn chống cháy với các đặc điểm sau: ¨ Có "đội cứu hỏa" đã được tập huấn về diễn tập phòng cháy/diễn tập sơ tán trong trường hợp hỏa hoạn/ diễn tập động đất. |
|
|
|
|
|
¨ Diễn tập phòng cháy, chữa cháy, diễn tập sơ tán ít nhất một lần/năm |
|
|
|
|
|
¨ Tập huấn về giảm, phòng, chống cháy |
|
|
|
|
|
¨ Có trang thiết bị chống cháy nổ đúng qui định |
|
|
|
|
|
Bảo trì các thiết bị chống cháy |
|
|
|
|
|
Có sẵn "kế hoạch sơ tán trong tình huống hỏa hoạn" và có hướng dẫn sơ tán/thoát hiểm đặt tại những khu vực dễ thấy ở tất cả các tầng. |
|
|
|
|
|
6. Hệ thống thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp |
|||||
a. Có đèn chiếu sáng tại các lối thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp |
|
|
|
|
|
b. Các thiết bị chiếu sáng trong trường hợp khẩn cấp, mất điện chung duy trì được độ chiếu sáng trong thời gian ít nhất 1 giờ |
|
|
|
|
|
c. Biển "thoát hiểm" được chiếu/thắp sáng - dễ nhận thấy bằng màu và bằng nguồn điện ổn định h |
|
|
|
|
|
d. Kích cỡ của biển thoát hiểm - bằng chữ rõ ràng dễ đọc, chiều cao chữ tối thiểu 15cm và độ rộng nét chữ tối thiểu 19 mm |
|
|
|
|
|
e. Có bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng. |
|
|
|
|
|
7. Hệ thống sưởi, thông khí và điều hòa ở các khu vực thiết yếu |
|||||
a. Có đủ bệ đỡ cho các ống dẫn và kiểm tra độ dẻo của ống dẫn phần qua các mối nối giãn nở do nhiệt. |
|
|
|
|
|
b. Các ống, mối nối và van không có rỏ rỉ |
|
|
|
|
|
c. Hệ thống sưởi trung tâm và/hoặc các thiết bị nước nóng được gắn chặt vào tường hoặc trần, sàn. |
|
|
|
|
|
d. Các thiết bị điều hòa trung tâm được gắn chặt vào trần hoặc tường. |
|
|
|
|
|
e. Đối với các phòng kín phải tạo các lỗ thông gió, đảm bảo lưu thông khí tốt. |
|
|
|
|
|
f. Các thiết bị hoạt động liên tục (nồi hơi, hệ thống điều hòa, ống khói/thoát khí, vv) phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. |
|
|
|
|
|
B2. Các thiết bị y tế và phòng thí nghiệm |
|||||
1. Trang thiết bị trong phòng phẫu thuật và phòng hồi sức |
|||||
a. Trang thiết bị trong phòng phẫu thuật được gắn bánh xe hay trên xe đẩy phải được chốt cố định hoặc gắn chặt gần với bàn phẫu thuật trong quá trình phẫu thuật và có thể chuyển đi sau đó |
|
|
|
|
|
b. Các trang thiết bị trên xe đẩy phải có hệ thống cố định tốt và có thể gắn với giường hay tường (ECG, màn hình, máy hút, máy thở, lồng trẻ sơ sinh, màn hình BP, thiết bị cấp cứu v.v.) |
|
|
|
|
|
c. Đèn, trang thiết bị cho gây mê và bàn mổ được đảm bảo an toàn và bàn hay xe có bánh phải được chốt cố định |
|
|
|
|
|
2. Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh |
|||||
a. Các thiết bị nặng và dễ chuyển động được gắn chặt hay gắn vít với sàn nhà (ví dụ máy chụp X quang) hay với tường (bóng X- quang) |
|
|
|
|
|
b. Có các giá đỡ bằng thép để giữ chặt các thiết bị (máy X quang, máy siêu âm, máy chụp CT, máy chụp MRI, v.v) |
|
|
|
|
|
c. Phòng được trang bị các thiết bị bảo vệ bức xạ, tần số radio, từ trường như tấm tường,vách sử dụng vữa barit… |
|
|
|
|
|
d. Phòng sử dụng điều hòa có thiết bị điều chỉnh độ ẩm |
|
|
|
|
|
e. Có phương án di chuyển các thiết bị máy móc khi xảy ra ngập lụt |
|
|
|
|
|
f. Các phích cắm điện được gắn chặt và hệ thống tiếp đất tốt, khoảng cách cao hơn mặt sàn tối thiểu 0,6m |
|
|
|
|
|
g. Chia tách và cất giữ bảo quản tốt các hóa chất/vật liệu độc hại |
|
|
|
|
|
h. Hệ thống cung cấp nước, bơm và thoát nước tốt |
|
|
|
|
|
3. Trang thiết bị phòng thí nghiệm và các thiết bị hỗ trợ khác |
|||||
a. Các trang thiết bị và vật dụng của phòng thí nghiệm được gắn chắc chắn trên giá đỡ và trên kệ (ví dụ gắn tủ vào tường và buộc các giá đỡ) |
|
|
|
|
|
b. Sàn không có các khe hở: trát mạch bằng vữa (vữa hay chất dẻo để phủ những khe hở) và chất keo, thường xuyên được bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
c. Kiểm soát tốt thông gió, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm |
|
|
|
|
|
d. Các thùng đựng rác có màu riêng để phân loại rác và để rác đúng qui định |
|
|
|
|
|
e. Hệ thống cấp nước, thoát nước và bơm nước tốt |
|
|
|
|
|
f. Các phích cắm điện được gắn chặt và hệ thống tiếp đất tốt, khoảng cách cao hơn mặt sàn tối thiểu 0,6m |
|
|
|
|
|
g. Bảo quản các hóa chất, chất/môi trường nuôi cấy không bị ảnh hưởng. |
|
|
|
|
|
h. Có khu vực khử trùng tiêu chuẩn (cố định hay di động) |
|
|
|
|
|
i. Nước thải được thu gom về trạm xử lí nước thải của bệnh viện |
|
|
|
|
|
j. Có thiết bị thông khí, tủ hốt (tùy thuộc cấp độ phòng thí nghiệm theo quy định) |
|
|
|
|
|
4. Trang thiết bị y tế trong phòng cấp cứu/ khoa hồi sức tích cực và các buồng bệnh |
|||||
a. Giường ở tất cả các khu vực phải được cố định và có khả năng di chuyển; mỗi giường phải có bánh xe và chốt hãm. |
|
|
|
|
|
b. Các trang thiết bị và vật dụng dùng cho điều trị đặt cạnh giường phải có giá đỡ, móc khóa hay cố định, có sẵn khung thép để giữ các trang thiết bị này |
|
|
|
|
|
c. Có vít chốt trên tường ở những vị trí thích hợp để các thiết bị có thể được dịch chuyển hay cố định ở những vị trí an toàn khi không dùng tới |
|
|
|
|
|
d. Các phích cắm điện được gắn chặt và hệ thống tiếp đất tốt, khoảng cách cao hơn mặt sàn tối thiểu 0,6m |
|
|
|
|
|
e. Vật dụng và đồ để bên trong các tủ y tế được để trên các giá đỡ và kệ |
|
|
|
|
|
f. Các trang thiết bị để trên xe đẩy có hệ thống chốt hoặc dây kết nối vào giường hay tường (ECG, monitor, máy hút, máy thở, lồng trẻ sơ sinh, thiết bị cấp cứu, vv) |
|
|
|
|
|
5. Trang thiết bị y tế ở khoa dược |
|||||
a. Đồ dùng và vật dụng ở những tủ thuốc được để chắc chắn trên giá/kệ được gắn chặt với tường |
|
|
|
|
|
b. Phòng có điều hòa nhiệt độ hay thông khí tốt |
|
|
|
|
|
c. Các phích cắm điện được gắn chặt và hệ thống tiếp đất tốt, khoảng cách cao hơn mặt sàn tối thiểu 0,6m |
|
|
|
|
|
d. Bảo quản đúng cách và không để rò rỉ các chất độc hại |
|
|
|
|
|
6. Trang thiết bị y tế ở phòng khử trùng |
|||||
a. Vật dụng và các thiết bị ở các tủ của bộ phận khử trùng được để trên giá/kệ gắn chặt với tường |
|
|
|
|
|
b. Các thiết bị nặng và có thể dịch chuyển được gắn chặt hay vít chặt với sàn nhà hay tường (ví dụ như nồi hấp) |
|
|
|
|
|
c. Các phích, ổ cắm điện được gắn chặt và hệ thống tiếp đất tốt, khoảng cách cao hơn mặt sàn tối thiểu 0,6m |
|
|
|
|
|
d. Các vật liệu sạch sẽ, gọn gàng, không bị bẩn và nhiễm khuẩn |
|
|
|
|
|
7. Trang thiết bị và các thiết bị hỗ trợ khác ở khoa y học hạt nhân và phòng điều trị phóng xạ (Áp dụng đối với những bệnh viện có khoa/phòng này) |
|||||
a. Được trang bị các thiết bị hoặc bảo hộ chống phóng xạ |
|
|
|
|
|
b. Sử dụng ánh sáng thích hợp; có hệ thống chiếu sáng dự phòng trong trường hợp mất điện |
|
|
|
|
|
c. Được bố trí ở khu vực không bị ngập lụt |
|
|
|
|
|
d. Có khu vực tẩy xạ tiêu chuẩn (cố định hay di động) |
|
|
|
|
|
e. Hệ thống thông khí tốt, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm tốt |
|
|
|
|
|
f. Có nguồn điện và công suất thích hợp; có thiết bị ngắt mạch độc lập, hệ thống nối đất |
|
|
|
|
|
g. Chốt/xích giường ở tất cả các khu vực, mỗi giường có dây xích riêng và có móc chốt. |
|
|
|
|
|
h. Các trang thiết bị và vật dụng dùng cho điều trị và đặt cạnh giường phải có giá đỡ, chốt, hay cố định. |
|
|
|
|
|
i. Giám sát khu vực, có báo động, có máy đo phóng xạ với tín hiệu báo động nghe rõ |
|
|
|
|
|
j. Bảo quản và phân loại đúng cách, xử lý và tiêu hủy các hóa chất, các chất phóng xạ và các chất nguy hại khác theo đúng qui định hiện hành |
|
|
|
|
|
k. Có nơi riêng để xử lý các hóa chất/chất thử, dược chất phóng xạ và các kit chẩn đoán khác |
|
|
|
|
|
l. Nước thải được xử lý trước khi chuyển tới trạm xử lý nước thải chung |
|
|
|
|
|
m. Đối với bệnh viện có khoa y học hạt nhân, thì cần phải có kho chứa chất phóng xạ đảm bảo an toàn và bể chứa chất thải phóng xạ đạt tiêu chuẩn |
|
|
|
|
|
n. Có các trang thiết bị an toàn sau: |
|
|
|
|
|
¨ Tấm chắn bảo vệ (che chắn phóng xạ) làm bằng các vật liệu chống được xạ (cao su chì, vữa barit,…) |
|
|
|
|
|
¨ Dụng cụ bảo hộ cá nhân |
|
|
|
|
|
¨ Thiết bị điều khiển từ xa |
|
|
|
|
|
¨ Thùng chứa các chất phóng xạ |
|
|
|
|
|
¨ Thiết bị theo dõi mức phóng xạ có báo động |
|
|
|
|
|
¨ Thiết bị đo độ nhiễm xạ |
|
|
|
|
|
¨ Biển báo, nhãn mác và hồ sơ |
|
|
|
|
|
¨ Bộ cấp cứu |
|
|
|
|
|
B3. An toàn và an ninh cho con người, trang thiết bị |
|||||
1. An toàn và an ninh cho nhân viên và người bệnh |
|||||
a. Các lối ra vào được chỉ dẫn chi tiết bởi các biển báo và đèn chiếu sáng |
|
|
|
|
|
b. Có bảo vệ tuần tra liên tục 24/24 giờ |
|
|
|
|
|
c. Có thiết bị camera theo dõi dọc hành lang và khu vực tập trung đông bệnh nhân trong bệnh viện |
|
|
|
|
|
d. Có đồ bảo hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang và áo choàng) cho từng khu vực trong bệnh viện |
|
|
|
|
|
e. Có trang thiết bị khử khuẩn |
|
|
|
|
|
f. Có tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa |
|
|
|
|
|
2. An toàn cho đồ đạc, trang thiết bị |
|||||
a. Trang thiết bị và những đồ phụ trợ cần cho điều trị và đặt gần giường bệnh có giá đỡ, chốt chặt, hay cố định, có khung thép để bảo vệ các thiết bị |
|
|
|
|
|
b. Các vít chốt có trên tường ở những nơi thuận tiện để có thể di chuyển và cố định các thiết bị khi không dùng đến |
|
|
|
|
|
c. Các vật dụng trong phòng thí nghiệm, phòng dược và kho chung, phòng khử khuẩn tập trung và phòng phẫu thuật được gắn chặt trên giá |
|
|
|
|
|
d. Các ổ cắm được gắn chặt và có tiếp địa |
|
|
|
|
|
e. Đồ đạc, đồ trang trí không để đung đưa, không treo đồ đạc trên giường người bệnh |
|
|
|
|
|
f. Có sổ tay hướng dẫn, và hướng dẫn sử dụng cho tất cả các loại thiết bị |
|
|
|
|
|
g. Phân loại và bảo quản tốt các hóa chất/chất độc hại theo đúng qui định |
|
|
|
|
|
h. Có bảng dữ liệu an toàn về thiết bị và vật tư với các thông tin sau: ¨ Đặc tính lý hóa ¨ Quy trình xử lý sự cố và tiêu hủy ¨ Các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe ¨ Chăm sóc sơ cấp cứu ¨ Bảo quản và sử dụng ¨ Bảo hộ cá nhân ¨ Mức độ phản ứng ¨ Dữ liệu về môi trường và đăng ký |
|
|
|
|
C. Tiêu chí chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực
Hướng dẫn: Điền X vào cột 1 (nếu đạt được tiêu chí), cột 2 (nếu thực hiện chưa đầy đủ) hay cột 3 (nếu không đạt được tiêu chí). Ghi nhận xét hay ghi chú vào cột cuối cùng |
Đạt đầy đủ (1) |
Đạt chưa đầy đủ (2) |
Không đạt (3) |
Nhận xét |
C1. Khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Nhà xây chắc chắn. - Bố trí các khu vực liên hoàn thuận tiện cho việc khám chữa bệnh: Khu đón tiếp, khu khám bệnh, khu thu viện phí, khu điều trị nội trú, khu điều hành… - Kiểm tra, đối chiếu thực tế với các tiêu chuẩn. |
||||
1. Khả năng luân chuyển nội bộ |
||||
a. Phòng trực ở vị trí thuận tiện cho việc quan sát và tiếp cận bệnh nhân. |
|
|
|
|
b. Sắp xếp hợp lý các khu vực: ¨ Buồng bệnh và khu vệ sinh nam nữ riêng biệt ¨ Các khu vực bệnh nhân thường đến được bố trí gần lối vào nhất: khoa khám bệnh, khoa cấp cứu, Phòng hành chánh, Phòng chăm sóc sức khỏe ban đầu... ¨ Khu vực cận lâm sàng ¨ Khu vực điều trị nội trú. |
|
|
|
|
c. Chiều rộng của hành lang,sảnh,lối đi tối thiểu 2,4 m. Cầu thang rộng ít nhất 120 cm cho 1 vế cầu thang, chiếu nghỉ lớn hơn 2m; tay vịn cầu thang chắc chắn, an toàn, chiều cao tay vịn ≥ 90 cm tính từ mặt sàn hoàn thiện; bậc thang có gờ chống trơn. |
|
|
|
|
d. Cửa tại khu vực cầu thang, đường dốc, hố thang máy, giếng trời là cửa tự đóng và luôn ở trạng thái đóng |
|
|
|
|
e. Cầu thang ngoài trời phải có mái che và cửa. |
|
|
|
|
f. Bãi đỗ xe rộng, an toàn và chiếu sáng đầy đủ |
|
|
|
|
g. Các lối đi bộ có mái che nối liền thông suốt các khu vực bên trong |
|
|
|
|
2. Khả năng phối kết hợp |
||||
a. Bộ phận phục vụ chung như cung cấp điện, nước sôi,cấp trữ nước, giặt, máy bơm…được bố trí tại các khu riêng biệt |
|
|
|
|
b. Các khu vực dự phòng cho người bệnh trong tình huống có thảm họa được xác định rõ ràng và có đủ ánh sáng, điện, nước, nhà vệ sinh, nhà tắm |
|
|
|
|
c. Nhà xác đặt riêng khỏi khu vực dịch vụ. |
|
|
|
|
d. Khu vực chẩn đoán hình ảnh có trang thiết bị loại nặng nên được đặt tại tầng trệt nhưng phải an toàn trong trường hợp lũ lụt. |
|
|
|
|
e. Có khu vực dự phòng riêng cho sơ tán |
|
|
|
|
f. Các khoa cận lâm sàng ( Xét nghiệm, X- quang, xạ trị) là khu vực hạn chế tiếp cận, có biển cảnh báo an toàn |
|
|
|
|
C2. Các chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp |
||||
1. Các quy trình vận hành chuẩn (SOP) |
||||
a. SOP về phòng chống bệnh truyền nhiễm và quy trình khử độc tiệt khuẩn * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Kế hoạch và phương án phòng chống dịch; - TTB, thuốc; - Chương trình tài liệu, các hướng dẫn của BYT; - Danh sách học viên. |
|
|
|
|
b. SOP về vận chuyển người bệnh nội viện và chuyển viện tới các bệnh viện khác * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Sổ hội chẩn, đối chiếu với bệnh án được hội chẩn - Bệnh án lưu giữ tại phòng hồ sơ - Quan sát và xem số chuyển khoa/chuyển viện NB nặng |
|
|
|
|
c. SOP về tiếp nhận bệnh nhân tại Khoa cấp cứu. * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Các vị trí thường trực tại khoa cấp cứu phải bảo đảm liên tục có người trực để khám, theo dõi, chăm sóc - Quan sát tại chỗ; - Phỏng vấn và yêu cầu nhân viên y tế minh họa sử dụng phương tiện cấp cứu. |
|
|
|
|
2. Các quy trình khác |
||||
a. Qui trình trong tình huống thảm họa và trong tình huống khẩn cấp. * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Xem phương án ứng phó với thảm họa; - Kiểm tra bằng ra tình huống cụ thể; - QĐ thành lập đội cấp cứu ngoại viện; - Thuốc, TTB theo danh mục BYT quy định. |
|
|
|
|
b. Qui trình huy động nguồn lực ( kinh phí, hậu cần,nhân lực) để bệnh viện hoạt động trong tình huống thảm họa và khẩn cấp. |
|
|
|
|
c. Qui trình mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường mặt bằng và giường bệnh trong việc tiếp nhận cùng lúc nhiều bệnh nhân. |
|
|
|
|
d. Qui trình bảo vệ bệnh án * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Hệ thống kho và các giá lưu giữ đảm bảo bệnh án không bị ẩm, mối xông...; - Đáp ứng yêu cầu dễ thấy, dễ lấy (5 phút lấy được 5 bệnh án bất kỳ); - Kiểm tra việc tuân thủ quy định về khai thác hồ sơ bệnh án phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, điều tra. |
|
|
|
|
e. Qui trình kiểm tra thiết bị an toàn, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ, máy móc định kỳ do cán bộ có thẩm quyền thực hiện * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Lý lịch máy; - Quy trình vận hành, vệ sinh máy; - Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị y tế kèm theo kinh phí được giám đốc phê duyệt. - Sổ theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy, nhật ký sử dụng máy; - Phiếu kiểm định chất lượng; - Thực tế hiểu biết và vận hành máy của một vài nhân viên; - Quan sát tình trạng các trang thiết bị; - Kinh phí duy tu bảo dưỡng trong năm. |
|
|
|
|
f. Qui trình giám sát dịch bệnh trong bệnh viện * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Kế hoạch và phương án phòng chống dịch; - Trang thiết bị, thuốc; - Chương trình tài liệu, các hướng dẫn của BYT; - Danh sách học viên. |
|
|
|
|
g. Qui trình quản lý tử thi tạm thời phục vụ công tác pháp y * Kiểm tra bằng chứng thực hiện: - Quan sát thực tế: Nhà xác/ bảo quản xác ở khu riêng biệt, bảo đảm vệ sinh môi trường xung quanh và tại chỗ sạch sẽ, thông thoáng; không có chuột, gián, kiến, có đủ phương tiện vệ sinh tay; bảo đảm trang nghiêm - Kiểm tra hợp đồng (nếu có). |
|
|
|
|
h. Qui trình hỗ trợ công tác vận chuyển, hậu cần |
|
|
|
|
i. Qui trình ứng phó tình huống thảm họa vào các thời điểm: buổi tối, ngày nghỉ, lễ hội. |
|
|
|
|
3. Các hướng dẫn |
||||
a. Hướng dẫn cung cấp thực phẩm và vật tư cho nhân viên bệnh viện trong tình huống khẩn cấp. |
|
|
|
|
b. Các hướng dẫn và các biện pháp để đảm bảo ổn định cuộc sống cho các nhân viên cứu trợ được huy động trong tình trạng khẩn cấp. |
|
|
|
|
c. Hướng dẫn và phác đồ điều trị |
|
|
|
|
d. Hướng dẫn hỗ trợ tâm lý, tinh thần |
|
|
|
|
e. Các hướng dẫn luyện tập, diễn tập: ví dụ: Thông báo hoặc lệnh của bệnh viện yêu cầu tất cả các nhân viên bệnh viện chủ động trong việc tham gia luyện tập, diễn tập. |
|
|
|
|
f. Hướng dẫn điều hành cho các tình nguyện viên tham gia hoạt động trong tình huống khẩn cấp. |
|
|
|
|
g. Hướng dẫn việc quản lý súng đạn khi các lực lượng vũ trang, cảnh sát đến thăm người thân hoặc khi bảo vệ phạm nhân là người bệnh |
|
|
|
|
C3. Kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp, thảm họa |
||||
1. Hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố |
||||
a. Người đứng đầu Bệnh viện là người lãnh đạo Ban chỉ huy ứng phó thảm họa bệnh viện và các nhân viên của bệnh viện đảm nhiệm các vị trí trong Hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố của bệnh viện (HICS). |
|
|
|
|
b. Cơ chế khởi động và ngừng hoạt động hệ thống HICS. |
|
|
|
|
c. Có sẵn đồng phục, thẻ nhân viên và bảng phân công nhiệm vụ |
|
|
|
|
d. Trung tâm điều hành luôn sẵn sàng và có một trung tâm điều hành dự phòng. |
|
|
|
|
2. Kế hoạch chuẩn bị ứng phó |
||||
a. Bản kế hoạch sẵn sàng, ứng phó, và khắc phục tình trạng khẩn cấp của bệnh viện: có sẵn,triển khai được,đã được thử nghiệm, cập nhật và phổ biến. Bản kế hoạch này bao gồm Kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu hiểm họa, Kế hoạch giảm thiểu các khả năng dễ tổn thương và Kế hoạch phát triển năng lực ứng phó. Bản kế hoạch này bao gồm các hệ thống sẵn có, các hướng dẫn, các quy trình vận hành chuẩn ( OP), và quy trình đã được xây dựng phục vụ cho tình trạng khẩn cấp |
|
|
|
|
b. Kế hoạch sơ tán trong thời gian thảm họa |
|
|
|
|
c. Kế hoạch tăng cường dịch vụ khi số lượng người bệnh tăng lớn lên đột biến. |
|
|
|
|
d. Quy trình khởi động và ngừng hoạt động kế hoạch ứng phó và khắc phục tình trạng khẩn cấp. |
|
|
|
|
e. Phối hợp với các kế hoạch ứng phó thảm họa của địa phương |
|
|
|
|
f. Kế hoạch dự phòng trong trường hợp có nhu cầu điều trị y tế đặc biệt trong các tình huống thảm họa khác nhau, ví dụ bệnh dịch... |
|
|
|
|
3. Hướng dẫn vận hành, bảo trì dự phòng, và khôi phục các dịch vụ thiết yếu |
||||
a. Hệ thống cấp điện và máy phát điện dự phòng |
|
|
|
|
b. Hệ thống cấp nước uống và các nguồn nước uống thay thế |
|
|
|
|
c. Dự trữ nhiên liệu |
|
|
|
|
d. Khí y tế |
|
|
|
|
e. Hệ thống thông tin tiêu chuẩn và dự phòng |
|
|
|
|
f. Xử lý nước thải |
|
|
|
|
g. Xử lý chất thải rắn |
|
|
|
|
h. Phòng cháy chữa cháy |
|
|
|
|
C4. Nguồn nhân lực |
||||
1. Tổ chức các Ban phòng chống thảm họa bệnh viện và trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp |
||||
a. Ban khắc phục sự cố trực thuộc Ban điều hành của Hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố của bệnh viện (HICS) với các chuyên gia kỹ thuật tham mưu cho Ban điều hành về các vấn đề phòng chống thảm họa / tình trạng khẩn cấp. |
|
|
|
|
b. Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp được điều hành bởi một điều phối viên kiểm soát tình trạng khẩn cấp bệnh viện. Đội bao gồm các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên cấp cứu (EMT, paramedic), người lái xe cấp cứu đã được đào tạo kiến thức và kỹ năng về xử lý thảm họa. |
|
|
|
|
c. Tiểu ban Kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch sẵn sàng, ứng phó, và phục hồi của bệnh viện trong tình trạng khẩn cấp. |
|
|
|
|
d. Tiểu ban An toàn chịu trách nhiệm đề xuất các biện pháp an toàn bệnh viện đối với các loại hiểm họa. |
|
|
|
|
e. Trung tâm điều hành bệnh viện (HOC) có trách nhiệm theo dõi các vụ việc trong tình trạng khẩn cấp, thảm họa, phân công các đội phản ứng, huy động các nguồn lực, thường trực 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Trung tâm có văn phòng, các nhân viên được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, các danh bạ, hệ thống thông tin liên lạc thay thế trong trường hợp hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện không hoạt động. |
|
|
|
|
2. Xây dựng năng lực cho nhân viên |
||||
a. 100% nhân viên y tế được huấn luyện Kỹ thuật cấp cứu cơ bản (BLS) và Kỹ thuật Hồi sinh tim phổi (CPR); Kỹ thuật cấp cứu ban đầu. |
|
|
|
|
b. Nhân viên y tế trong đội cấp cứu được huấn luyện về Kỹ thuật Hồi sinh tim phổi (CPR) và Kỹ thuật cấp cứu nhi khoa nâng cao (PACLS). |
|
|
|
|
c. Toàn thể các nhân viên tham gia ứng phó tình trạng khẩn cấp được huấn luyện về Kỹ thuật cấp cứu (EMTC), Hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố (ICS), Sự cố gây thương vong hàng loạt (MCI). |
|
|
|
|
d. Cán bộ quản lý bệnh viện được huấn luyện về Hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố trong tình trạng khẩn cấp bệnh viện (HICS) |
|
|
|
|
3. Thực hành, diễn tập |
||||
a. Thực tập ứng phó với sự cố cháy, ít nhất 2 lần/ năm |
|
|
|
|
b. Thực tập ứng phó các tình huống mô phỏng ít nhất 1 lần/năm |
|
|
|
|
C5. Theo dõi, đánh giá |
||||
1. Đánh giá sau các hoạt động ứng phó với thảm họa, tình huống khẩn cấp |
|
|
|
|
2. Đánh giá công tác thực tập phòng chống cháy ít nhất 2 lần/ năm |
|
|
|
|
3. Đánh giá các diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp mô phỏng ít nhất 1 lần/ năm. |
|
|
|
|
D. Tiêu chí chức năng liên quan đến trang thiết bị
Hướng dẫn: Điền X vào cột 1 (nếu đạt được tiêu chí), cột 2 (nếu thực hiện chưa đầy đủ) hay cột 3 (nếu không đạt được tiêu chí). Ghi nhận xét hay ghi chú vào cột cuối cùng |
Đạt đầy đủ (1) |
Đạt chưa đầy đủ (2) |
Không đạt (3) |
Nhận xét |
D1. Trang thiết bị |
||||
1. Trang thiết bị thiết yếu |
||||
a. Ít nhất phải có một bộ dụng cụ cấp cứu thiết yếu ở mỗi khoa hay mỗi khu vực điều trị |
|
|
|
|
b. Các dụng cụ dùng để chẩn đoán và điều trị phải luôn trong tình trạng hoạt động tốt và được dán nhãn |
|
|
|
|
c. Trang thiết bị dự trữ đủ dùng trong ít nhất 1 tuần |
|
|
|
|
2. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ tình huống khẩn cấp |
||||
a. Thuốc cấp cứu có sẵn tại khoa cấp cứu và các khu vực hồi sức tích cực |
|
|
|
|
b. Có các trang thiết bị, dụng cụ thực hiện các thủ thuật cấp cứu |
|
|
|
|
c. Có hệ thống khí y tế (Bình và/hoặc oxy trung tâm) |
|
|
|
|
d. Máy thở và dụng cụ hồi sức |
|
|
|
|
e. Có xe đẩy lưu động để hồi sức ngừng tim ngừng thở |
|
|
|
|
f. Dụng cụ bảo hộ cá nhân dùng một lần (ví dụ: khẩu trang, quần áo bảo hộ, giày…) |
|
|
|
|
g. Thẻ phân loại nạn nhân và các dụng cụ khác trong quản lý thương vong hàng loạt |
|
|
|
|
D2. Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu |
||||
1. Hệ thống hậu cần |
||||
a. Hệ thống dự trù nhu cầu thuốc; bảo trì các thiết bị (Kiểm tra kho) |
|
|
|
|
b. Hệ thống bảo quản thuốc, lưu kho, xuất kho; (Kiểm tra kho) |
|
|
|
|
c. Hệ thống kiểm tra giám sát việc sử dụng thuốc (Sổ ghi chép) |
|
|
|
|
d. Hệ thống đánh giá tác động không mong muốn của thuốc (Sổ ADR) |
|
|
|
|
e. Kho chứa thuốc và thiết bị dự phòng trong tình trạng khẩn cấp (Kiểm tra kho) |
|
|
|
|
f. Có kế hoạch với các nhà cung cấp để cung ứng kịp thời thuốc và trang thiết bị trong tình trạng khẩn cấp (Hợp đồng mua bán với công ty dược) |
|
|
|
|
g. Có kinh phí dự phòng cho tình huống khẩn cấp (Sổ tài chính) |
|
|
|
|
h. Có hệ thống luân chuyển hàng hóa theo cơ chế: hạn trước sử dụng trước, hạn sau sử dụng sau. (Sổ xuất nhập kho) |
|
|
|
|
i. Có các túi cấp cứu chuyên dùng trong tình huống khẩn cấp |
|
|
|
|
j. Luôn có máu dự trữ và lưu trữ máu theo tiêu chuẩn |
|
|
|
|
k. Có hướng dẫn dự trữ, bảo quản, xử lý máu và các sản phẩm máu (Sổ ghi chép) |
|
|
|
|
l. Có qui trình tiếp nhận máu nhanh trong tình huống khẩn cấp. (Sổ ghi chép) |
|
|
|
|
2. Hệ thống cung cấp nước |
||||
a. Có đủ nước uống sạch và nước sinh hoạt dùng trong tình trạng khẩn cấp (5 lít/ ngày với bệnh nhân ngoại trú, 40-60 lít/ ngày cho bệnh nhân nội trú ) Kiểm tra bồn chứa nước |
|
|
|
|
b. Danh sách các cơ quan dịch vụ sửa chữa bảo trì hệ thống cung cấp nước, hệ thống máy bơm bổ sung khi nguồn nước bị ngắt (Sổ ghi chép) |
|
|
|
|
3. Hệ thống điện |
||||
a. Có hệ thống cung cấp điện liên tục (có máy phát điện dự phòng) cho các hoạt động cần thiết trong tình huống khẩn cấp |
|
|
|
|
b. Có đủ hệ thống chiếu sáng ở những nơi quan trọng trong tình huống khẩn cấp như: Phòng mổ, khoa cấp cứu, phòng sinh, phòng xét nghiệm, lối thoát hiểm …. |
|
|
|
|
4. Hệ thống cung cấp khí y tế |
||||
a. Phải được bảo hành thường xuyên mỗi tháng một lần (Biên bản kiểm tra) |
|
|
|
|
b. Thường xuyên kiểm tra đường dẫn, đồng hồ áp suất và các van an toàn mỗi tháng một lần (Biên bản kiểm tra) |
|
|
|
|
c. Có hệ thống báo động khi bị rò rỉ |
|
|
|
|
D3. Hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh |
||||
1. Hệ thống an toàn, báo động |
||||
a. Có bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm và vị trí các phương tiện phòng cháy - chữa cháy |
|
|
|
|
b. Mỗi tầng có sơ đồ mặt bằng tòa nhà |
|
|
|
|
c. Có quy định khu vực sơ tán khi có tình huống khẩn cấp (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
d. Kiểm tra định kỳ máy báo khói để đảm bảo chúng hoạt động tốt và được cung cấp điện đầy đủ (Biên bản kiểm tra) |
|
|
|
|
e. Bảo dưỡng thường xuyên bình chữa cháy: kiểm tra 6 tháng/lần hóa chất trong bình để thay thế khi hết hạn sử dụng (Biên bản kiểm tra) |
|
|
|
|
f. Thực hiện cảnh báo trong bệnh viện để chuẩn bị và huy động nguồn lực ứng phó với các tín hiệu báo động đầu tiên (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
g. Có qui trình triệu tập nhân viên và phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
h. Hệ thống kích hoạt và ngưng hoạt hệ thống tín hiệu cảnh báo |
|
|
|
|
2. Hệ thống an ninh |
||||
a. Có đội bảo vệ |
|
|
|
|
b. Có hướng dẫn đảm bảo an ninh ở các khu vực nguy cơ cao như lối ra vào chính, kho quản lý hóa chất, các vùng đặt các thiết bị y tế quan trọng (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
c. Có quy định triệu tập nhân viên bảo vệ trong và ngoài ca trực trong tình trạng khẩn cấp (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
d. Cơ chế phối kết hợp với các ban ngành địa phương trong tình trạng khẩn cấp (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
D4. Hệ thống thông tin, truyền thông, vận chuyển |
||||
1. Hệ thống truyền thông, vận chuyển |
||||
a. Có sẵn các thiết bị hỗ trợ truyền thông: điện thoại di động, bộ đàm, phương tiện truyền thông vệ tinh |
|
|
|
|
b. Xe cứu thương được trang bị sẵn để chuyển nạn nhân từ hiện trường về bệnh viện, hoặc sang các bệnh viện khác trong tình huống khẩn cấp |
|
|
|
|
c. Danh sách trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu trong xe cấp cứu |
|
|
|
|
d. Các nhân viên y tế được huấn luyện các kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp trên xe cấp cứu (Chương trình huấn luyện, tên học viên, thời gian tổ chức cụ thể ngày, tháng, năm…) |
|
|
|
|
2. Hệ thống thông tin công cộng |
||||
a. Có khu vực cung cấp thông tin cho người nhà bệnh nhân và báo đài |
|
|
|
|
b. Có phân công người phụ trách thông tin công cộng (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
c. Huấn luyện về truyền thông nguy cơ và các hoạt động cho các cán bộ truyền thông. (Chương trình, thời gian, địa điểm, tên) |
|
|
|
|
d. Có kế hoạch và triển khai các hoạt động giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nguy cơ. (Kế hoạch phòng chống thảm họa) |
|
|
|
|
e. Có qui trình cung cấp thông tin cho thân nhân và các phương tiện thông tin đại chúng |
|
|
|
|
3. Hệ thống quản lý thông tin |
||||
a. Có hệ thống theo dõi bệnh nhân nhập viện và bệnh nhân chuyển viện (Mã số nhập viện) |
|
|
|
|
b. Có mẫu hồ sơ chuẩn, được ghi chép và báo cáo đúng quy trình (Mẫu hồ sơ) |
|
|
|
|
c. Qui trình cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền (Phân công người cụ thể) |
|
|
|
|
d. Hệ thống quản lý và theo dõi thông tin trong suốt thời gian xảy ra thảm họa, tình huống khẩn cấp (Qui trình báo cáo) |
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây