195533

Quyết định 4609/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành

195533
LawNet .vn

Quyết định 4609/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành

Số hiệu: 4609/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Ngọc Thới
Ngày ban hành: 17/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4609/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Trần Ngọc Thới
Ngày ban hành: 17/12/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4609/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 17 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 190/TTr-SNN ngày 24 tháng 11 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 (gọi tắt là Kế hoạch hành động), kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch hành động chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung kế hoạch hành động của các Sở, ban, ngành, địa phương; làm đầu mối chỉ huy, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Trên cơ sở các danh mục đề án, dự án tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết đinh này, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; định kỳ hàng năm, 05 năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh nội dung, giải pháp trong kế hoạch hành động cho phù hợp.

Điều 3. Giám đốc các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch hành động liên quan đến đơn vị mình có hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão tỉnh.

Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, địa phương các xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung của kế hoạch hành động, trong đó chú trọng hoàn thành kế hoạch tu bổ và xây dựng các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương, tổ chức các lực lượng tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, có kế hoạch, phương án bảo vệ dân; đồng thời, lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão tỉnh.

Điều 5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, Ban Chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan, và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thới

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4609/QĐ-UBND ngày17 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Xuất xứ và việc xây dựng kế hoạch hành động

- Tình hình thiên tai, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua và yêu cầu phát triển ổn định bền vững.

- Xuất phát từ dự báo sự ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2010;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU của Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (kèm danh mục các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

- Quyết định số 3064/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025.

2 Đánh giá tình hình thiên tai của địa phương và khả năng bị tổn thương trên địa bàn tỉnh. Phân loại thiên tai:

a) Trong đất liền:

- Mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập úng đất sản xuất.

- Trong cơn mưa, thường xảy ra giông gió, lốc, xoáy, sét.

- Hạn hán kéo dài, cháy rừng đặc biệt là hạn Bà Chằng xảy ra khoảng trung tuần tháng 7 hàng năm, gây thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, mặn xâm nhập vào đất nông nghiệp.

- Nước dâng gây sạt lở đất ven biển, ven sông kênh rạch...

b) Trên biển:

- Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.

- Giông gió, lốc, xoáy gây sóng to, làm sạt lở cửa biển, cửa sông và sập nhà cửa, vật kiến trúc...

- Triều cường dâng cao, kết hợp mưa lớn, sóng to gây ngập một số tuyến đê, gây sạt lở đất ở các cụm dân ven biển.

c) Quy luật hoạt động của thiên tai:

- Bão thường di chuyển theo 2 hướng: hướng 1 có thể từ Biển Đông đi vào địa bàn; hướng 2 có thể từ biển Đông di chuyển theo hướng biển Tây Tây Nam. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng bão từ biển Đông đổ bộ vào đất liền, sau đó di chuyển theo hướng Tây. Thời điểm bão, (ATNĐ) ảnh hưởng tới Nam bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, thường vào thời kỳ cuối năm từ tháng 10- 12 hàng năm. Thời điểm này trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động khá mạnh, nên sự kết hợp và cộng hưởng của 2 hiện tượng này thường làm cho bão, (ATNĐ) diễn biến phức tạp, khó lường.

- Triều cường dâng cao, kết hợp mưa lớn, sóng to gây sạt lở đất ven sông biển, ô nhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, thường xuất hiện từ tháng 8 - 12.

- Hạn hán, nhiệt độ cao thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

d) Phân vùng thiên tai.

- Bão, ATNĐ, lốc xoáy, sét thường xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh.

- Triều dâng, sóng to gây sạt lở đất thường xảy ra ở các huyện ven biển như: Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tân Thành và Côn Đảo.

- Mưa lớn, triều cường gây ngập úng và hạn hán thường xảy ra trên địa bàn tỉnh .

- Nguy cơ cháy rừng tập trung chủ yếu các huyện có rừng như Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tân Thành, Châu Đức và Côn Đảo.

- Mặn xâm nhập đất sản xuất : xảy ra trên địa bàn Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa, Tân Thành, Côn Đảo và Vũng Tàu.

e) Đánh giá gây ảnh hưởng thiên tai:

- Các yếu tố tự nhiên:

Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển đông, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Bà Rịa – Vũng Tàu có 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với diện tích tự nhiên là 1.988,65 km2, dân số trung bình 973.130 người , mật độ dân số là 489 người/km2 (năm 2007).

- Địa hình: phần đất liền của tỉnh là phần kéo dài của bật thềm địa hình cao nguyên Di Linh – Miền Đông Nam bộ ra đến biển. Đó là dạng địa hình của vùng trung du. Phía Bắc và Tây bắc có cao độ 150 – 100 m và thấp dần xuống phía Nam có cao độ từ 30 – 20 m, còn nhiều cụm núi do địa chất để lại như núi Thị Vải – Bao Quan ở Tân Thành (504 m), núi đá dựng Châu Viên ở Long Điền – Đất Đỏ (214 m), núi Mây Tào (704m) và nhiều núi nhỏ khác.

Đồng bằng nhỏ ven sông suối chảy cắt qua quốc lộ 51, ven sông Dinh, dọc quốc lộ 55, quốc lộ 56 cho đến đường 328. Cao độ đồng bằng trung bình từ 5 – 1 m.

Với địa hình như trên, thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

- Bờ biển và thềm lục địa:

+ Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng chiều dài bờ biển khoảng 221 km (Côn Đảo 107 km), trong đó có 72 km có bãi cát thỏai. Địa mạo bờ biển thường thay đổi theo thủy triều, vùng bờ biển thường xuyên bị sạt lở do chênh lệch chân triều cao, chịu tác động của sóng lớn. Dọc bờ biển phía giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh nhờ có diện tích rừng phòng hộ tương đối lớn và các tuyến đê biển nên góp phần hạn chế ảnh hưởng của thiên tai gây ra do triều dâng, xâm nhập mặn, sạt lở đất.

- Khí tượng, thủy văn:

+ Khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 tới tháng 4, trùng với gió mùa Đông, hướng gió thịnh hành là Đông – Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa mùa Hạ, hướng gió thịnh hành là Tây – Tây Nam. Lượng mưa trung bình trung bình khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa phân bổ không đều theo không gian và thời gian. Trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa chiếm 90% lượng mưa trung bình cả năm. Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa rất thấp, nên hạn hán xảy ra khá nghiêm trọng . Mùa mưa thường xảy ra các đợt hạn hán cục bộ từ 7 đến 15 ngày, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (gọi là hạn Bà Chằng).

+ Bốc hơi nước: tổng lượng bốc hơi nước hàng năm rất cao, trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm. Lượng nước bốc hơi tùy theo mùa (mùa khô : 04 mm/ngày, đêm ; mùa mưa 2,2 mm/ngày, đêm).

+ Độ ẩm: trong năm, độ ẩm tương đối ổn định, độ ẩm trung bình tháng biến thiên từ 83% ÷ 85%, lớn nhất vào các tháng mùa mưa 82% ÷ 88%, độ ẩm nhỏ nhất vào các tháng mùa khô khỏang 30 %.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 26,60C ÷ 27,30C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, 5 (nhiệt độ cao trung bình 28,3 - 28,90C, cao nhất tuyệt đối 36,7 độ C). Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 01 (nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 18,10C).

+ Chế độ thủy văn: mực nước trên hệ thống sông, kênh rạch trong vùng chịu ảnh hưởng thủy triều trong cả mùa mưa và mùa khô; càng vào sâu trong nội địa, biên độ triều giảm khá nhanh.

+ Nguồn nước: nguồn nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước mặn từ biển vào. Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

+ Thủy triều: chịu ảnh hưởng Biển Đông theo chế độ bán nhật triều.

g) Các yếu tố kinh tế - xã hội:

- Tập quán nhân dân định cư chủ yếu ở: ven biển, sông, rạch nên nguy cơ thiệt hại cao khi xảy ra triều cường, sạt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới...

- Cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch sinh hoạt ... được nhà nước tập trung mọi nguồn lực đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

h) Thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 2000 đến 2007 trên địa bàn tỉnh:

- Thiệt hại về người: người chết: 365 người; bị thương 835 người;

- Thiệt hại về nhà cửa: nhà sập 8.141 căn; hư hỏng ,tốc mái 57.782 căn; công sở bị hư hỏng 175 công sở;

- Thiệt hại về đê điều: hư hỏng 660m dài;

- Thiệt hại về tàu thuyền: chìm tàu 316 chiếc; hư hỏng 13 chiếc;

- Về sự cố trên biển: 469 vụ;

- Thiệt hại về nông nghiệp: 1.673 ha;

- Thiệt hại về nuôi trồng thuỷ sản : 153,4 ha;

- Thiệt hại về lâm nghiệp: 3.283 ha;

- Cột điện, điện thoại ngã đổ: 4.268 trụ; cây xanh ngã đổ 70.811 cây;

- Thiệt hại về khai thác dầu khí: 10.000 tấn dầu ….

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

- Phát huy lợi thế tiềm năng cửa ngõ duyên hải Đông Nam Bộ - vùng thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa bàn trung tâm kinh tế biển và đô thị hóa trong vùng để tham gia vào địa bàn cầu nối để hội nhập, tạo lập không gian phát triển toàn tỉnh theo hướng vừa phát triển các tiềm lực kinh tế vừa đảm bảo chất lượng môi trường sống, tổ chức hài hòa giữa các không gian đầu tư phát triển dân cư, đô thị, công nghiệp, du lịch, hạ tầng xã hội kĩ thuật và phân bổ hợp lý giữa các vùng kinh tế, dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản.

- Hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, ổn định kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm, cung cấp kịp thời mọi thông tin về diễn biến của mưa, lũ, bão, hạn hán, các diễn biến khí tượng thuỷ văn nguy hiểm để xử lý kịp thời.

- Đảm bảo các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng và các khu dân cư trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai phù hợp với thực tế, tiêu chuẩn phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn. Đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng cần lồng ghép vào nội dung các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tập huấn kiến thức phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao năng lực trình độ ý thức cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân. Tránh tư tưởng chủ quan, coi nhẹ công tác phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn.

- Phối hợp, hợp đồng chặt chẽ giữa lực lượng trung ương và các cơ quan ban ngành đoàn thể địa phương, chủ động ứng phó kịp thời khi có thiên tai, thảm hoạ xảy ra, rà soát bổ xung và từng bước hoàn thiện kế hoạch phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn mà địa phương phê duyệt hàng năm.

- Thường xuyên có kế hoạch, dự án thi công khắc phục, duy tu bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, đê sông, kè biển, đê biển, khu dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng các khu vực ven biển. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt như: các khu neo đậu tàu thuyền, trú bão ở các cửa biển trọng điểm đáp ứng đủ chỗ neo đậu; các bờ kè chống sạt lở đất ven sông, biển; cấu trúc hệ thống đê sông, đê biển và xây một số cống trên đê; xây dựng các biển báo neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão....

- Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn hiện có; kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện, các trang thiết bị hư hỏng và trang bị thêm phương tiện, trang thiết bị cần thiết để đảm bảo đủ điều kiện ứng cứu. Xây dựng kế hoạch huy động, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết từng địa bàn, từng vùng trong tỉnh, tham gia ứng cứu các tình huống khẩn cấp tìm kiếm cứu nạn cứu hộ công trình khi có sự cố xảy ra, khắc phục nhanh chóng thiệt hại do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị nạn.

- Tăng cường hoạt động của các đài trực canh và thực hiện tốt quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ để thông tin kịp thời cho ngư dân đang hoạt động trên biển, chủ động tìm nơi tránh, trú bão an toàn. Củng cố, hoàn thiện và tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trên biển, các cơ quan, ban, ngành địa phương trong toàn tỉnh.

- Cũng cố tổ chức và đảm bảo tốt hệ thống thông tin liên lạc của đội tàu cứu hộ của tỉnh với các Đồn Biên phòng, các địa phương và từng phương tiện khai thác thủy sản xa bờ, nhằm đảm bảo thông tin hai chiều từ đất liền ra biển và ngược lại.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ đội tàu cứu hộ của tỉnh và rà soát, trang bị, cấp thêm các phương tiện, thiết bị cần thiết để đảm bảo hoạt động có hiệu quả khi được điều động làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Cũng cố kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh (có văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy, có cán bộ chuyên trách ..), Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương (cấp huyện có văn phòng thường trực và cán bộ chuyên trách), các Sở, ban, ngành; kiện toàn lực lượng chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn và tăng cường hoạt động của các tổ xung kích tuyến cơ sở để đảm bảo đủ năng lực tham gia công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

- Tiếp tục xây dựng và tập trung đầu tư thực hiện các dự án quy hoạch, bố trí sắp xếp di dời dân cư sống ven biển, ven cửa sông lớn có nguy cơ sạt lở cao. Chủ động có phương án kế hoạch sơ tán dân cư trong trường hợp khẩn cấp (sống thần, bão...) đảm bảo triển khai nhanh khi có chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh. Có biện pháp kiên quyết sơ tán những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn khi dự báo có thiên tai xảy ra.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách.

- Tiếp tục rà soát, hệ thống văn bản đã có về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Kiến nghị, tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ xung xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai.

- Chỉ đạo các cấp các ngành, đia phương hằng năm rà soát hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiện tai trên cơ sở đó chuẩn bị lưc lượng, phương tiện để xử lý tốt tình huống thiên tai xảy ra.

- Đề xuất chế tài xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai. Để làm cơ sở chế tài, xử phạt đối với các chủ phương tiện tàu thuyền không chấp hành lệnh kêu gọi vào bờ khi có bão, ATNĐ gây nguy hiểm; không chịu di dời đến nơi neo đậu an toàn; các phương tiện được huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai nhưng không chấp hành nghiêm túc; các hộ dân không di dời đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ hay lũ gây thiệt hại và các hành vi khác có liên quan.

- Có chế độ, chính sách đãi ngộ cho người dân tự nguyện tham gia công tác về phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai, khi bị thương hoặc chết.

- Sửa đổi quy chế trực ban về phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai vì hiện nay thời tiết, thiên tai diễn biến khác thường, không theo quy luật; ATNĐ, bão, sự cố tràn dầu, động đất, tai nạn tàu thuyền,…xuất hiện rất bất thường.

- Có chính sách khuyến khích các họat động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho lĩnh vực về phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai.

2. Kiện toàn bộ máy tổ chức

a) Về tổ chức:

- Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng của tỉnh và địa phương theo hướng chuyên trách. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn phải có ban chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ (không bố trí kiêm nhiệm như ở cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như hiện nay).

- Tổ chức tập huấn hàng năm cho cán bộ cấp huyện, xã làm công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn phòng chống cháy rừng, hiểu rõ về nhiệm vụ công việc, đặc điểm thiên tai thường xảy ra tại địa phương; những kinh nghiệm phòng, tránh tốt nhất, hiệu quả nhất.

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng chống cháy rừng các cấp ở địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi về trụ sở làm việc cho văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng tỉnh, bố trí nguồn lực, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống và giảm nhẹ thiện tai. Đặc biệt là lắp đặt đường truyền trực tuyến để giao ban với Chính phủ, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng trung ương và giao ban với các địa phương trong tỉnh.

b) Một số nhiệm vụ chủ yếu:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thực hiện tốt các công tác thi công các công trình thủy lợi gắn với mục tiêu phòng, chống thiên tai. Có biện pháp bảo vệ an toàn và khắc phục nhanh hệ thống đê, đập và các công trình thủy lợi khi có sự cố do thiên tai gây ra. Tổ chức khảo sát lại các tuyến đê sông, đê biển để xác định lại các điểm cần gia cố, bồi trúc để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão và các dự án quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ.

- Hướng dẫn nhân dân các vùng thường xuyên bị ngập lụt, nước dâng bảo vệ và phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn; phổ biến các biện pháp phòng, tránh thiên hại do bão, ATNĐ, sét đánh, lốc xoáy, sạt lở đất….để nhân dân chủ động phòng, tránh.

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền khai thác thủy sản theo phân cấp quản lý; phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên biển; xây dựng và nắm các hệ thống danh bạ thông tin liên lạc của các tàu khai thác thủy sản trong tỉnh, đặc biệt là tàu đánh bắt thủy sản xa bờ.

- Phối hợp với các huyện ven biển để tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển, đặc biệt là khi có thiên tai xảy ra.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho công tác cảnh báo thiên tai.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ đội tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của tỉnh; sắp xếp và tổ chức sản xuất trên biển theo nhóm, tổ, đội để hợp tác giúp nhau trong sản xuất và khi có thiên tai xảy ra.

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão trung ương, Phân ban Miền Nam và các cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn để nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh để tham mưu Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Phối hợp với các ngành, các cấp thu nhập, thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo kịp thời với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- Lập dự toán kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, hậu cần để Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xuống hiện trường chỉ đạo khi có thiên tai xảy ra.

- Tổ chức trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng tỉnh theo đúng quy định.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:

- Chỉ đạo các đồn biên phòng thường xuyên kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, để đảm bảo liên lạc thông suốt trong công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

- Kiểm tra việc xây dựng các kế hoạch ứng cứu trên biển; trang bị đầy đủ súng bắn pháo hiệu, bảo đảm tầm nhận biết từ xa và sẵn sàng cơ động 100 % lực lượng ứng cứu khi cần thiết.

- Phối hợp với Hải quân và Cảnh sát biển, Bộ tư lệnh Bộ Đội Biên phòng, Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn khu vực III, Cảng vụ Vũng Tàu trong việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có bão, ATNĐ xảy ra.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển; kiên quyết không cho tàu thuyền ra biển khi chưa trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và phương tiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Trung tâm dự báo khi tượng thủy văn:

Thu thập và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho thường trục Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của tỉnh về các thông tin dự báo tình hình thời tiết, dự báo bão, ATNĐ … trong khu vực và cả nước có ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Xây dựng các phương án huy động, bố trí lực lượng, phương tiện để ứng cứu trong các tình huống cần thiết do thiên tai gây ra. Kiểm tra và chuẩn bị các lực lượng gồm: bộ đội thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ để làm lực lượng xung kích, sẵn sàng cơ động 100 % lực lượng ứng cứu khi cần thiết.

- Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc, đảm bảo hòa mạng cùng hệ thống thông tin liên lạc của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.

- Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất và các xe quân sự, sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ thông đường khi có bão xảy ra.

Công an tỉnh:

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn cụ thể khi có thiên tai xảy ra. Chỉ đạo các lực lượng trong ngành phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương thực hiện việc sơ tán khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm của thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan lập kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn, đặc biệt là các khu vực cửa biển, các cụm dân cư tập trung, các khu vực sơ tán dân, neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão và sẵn sàng cơ động 100 % lực lượng ứng cứu khi cần thiết.

Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Có phương án bảo vệ an toàn tính mạng cho đội ngũ giáo viên, học sinh và bảo quản tốt cơ sở vật chất trường học trong mùa mưa bão, nhất là các trường học vùng sâu và ven biển.

- Tuyên truyền rộng rãi trong đội ngũ giáo viên, học sinh các quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn; phổ biến các biện pháp phòng, tránh thiên hại do bão, ATNĐ, sét đánh, lốc xoáy, sạt lở đất….để giáo viên, học sinh chủ động phòng, tránh.

Sở Y tế:

- Tổ chức điều hành, phối hợp giữa các cơ sở y tế trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để ứng cứu, xử trí kịp thời, hiệu quả các trường hợp cáp cứu hàng lọat do bão gây ra.

- Chuẩn bị đủ các cơ sở vật chất, giường bệnh, cơ số thuốc men, hóa chất, vật tư, trang thiết bị và nhân lực tại các cơ sở y tế để ứng cứu, xử trí kịp thời khi bão xảy ra.

- Khống chế không để dịch bệnh, ngộc độc thực phẩm hàng lọat xảy ra, giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các tuyến trong ngành, giữa y tế với các ban, ngành và chính quyền địa phương, giữa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh lân cận để tập trung nguồn lực ở mức tối ưu nhất, đảm bảo ứng cứu, xử trí kịp thời các trường hợp cấp cứu hàng loạt do bão, lũ gây ra, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Sở Tài chính:

- Cân đối nguồn vốn của tỉnh và các nguồn vốn hổ trợ khác để bố trí sắp xếp ưu tiên thực thi các nhiệm vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Sở Giao thông - vận tải:

Xây dựng kế hoạch bảo đãm an toàn giao thông trong mọi tình huống (kể cả đường bộ và đường thủy) khi thiên tai xảy ra. Kịp thời xử lý, khắc phục chướng ngại vật cản trở giao thông do thiên tai gây ra.

- Tăng cường kiểm tra, quản lý việc vận chuyển hành khách của các phương tiện tham gia giao thông trong mùa mưa bão.

- Chủ động xây dựng kế hoạch giải tỏa các chướng ngại vật trên sông rạch; tổ chức kiểm tra các trang thiết bị an toàn của các phương tiện tham gia giao thông.

- Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch xây dựng, sửa chữa hệ thống biển báo, phao tiêu, đèn báo hiệu trên các tuyến giao thông thủy, bộ theo đúng quy định.

Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai gây ra cho nhà ở và các công trình xây dựng khác.

- Phổ biến rộng rãi trong nhân dân các biện pháp chằng, chống nhà cửa để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để quy hoạch, di dời những cụm dân cư sống ở vùng ven biển, các cửa sông lớn và những nơi có nguy cơ sạt lở cao vào nơi an toàn.

Sở Công thương:

- Có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp, hành lang an toàn lưới điện theo đúng quy định. Kịp thời triển khai phương án khắc phục sự cố khi hệ thống truyền tải điện bị thiệt hai do thiên tai gây ra, đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Chỉ đạo bảo đảm nguồn điện dự phòng cho các cơ quan chủ chốt của tỉnh khi xảy ra tình huống lưới điện ngưng hoạt động do bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

- Đảm bảo phương án bình ổn giá, chuẩn bị lượng hàng hóa cần thiết như: lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…để dự trữ và cung ứng trước, trong và khi xảy ra thiên tai.

- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường; đảm bảo bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Sở Thông tin và Truyền thông:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đến mọi tầng lớp nhân dân biết thực hiện.

- Chỉ đạo truyền phát kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các tin tức, dự báo, cảnh báo về lũ, bão, ATNĐ… và các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.

- Có kế hoạch, đảm bảo an toàn thông tin, đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, phát triển cong nghệ thông tin, mạng lưới bưu chính, viễn thông phục vụ phát triển và hiện đại hóa mạng lưới đáp ứng công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Phối hợp cùng Bộ Thông tin - Truyền thông, các đơn vị Sở, ngành triển khai thực hiện Đề án 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thông tin phục vụ phòng chống thiên tai trên biển.

- Hoàn chỉnh mạng thông tin vô tuyến chuyên dùng để phục vụ cho công tác chỉ huy, điều hành chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.

Sở kế hoạch và Đầu tư:

- Rà soát các quy hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực, các địa phương, đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và những quy hoạch đã có.

- Ưu tiên cân đối bố trí vốn xây dựng cơ bản để khắc phục các công trình đê điều, công trình phòng, chống lụt bão và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành các cấp tổ chức cứu trợ kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo đúng chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước đã ban hành; đặc biệt quan tâm các đối tượng chính sách, người dân tộc và các hộ nghèo có đời sống khó khăn.

- Phối hợp tổ chức vận động đóng góp nguồn lực để cứu trợ các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hội Chữ thập đỏ:

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận động quyên góp, ủng hộ vật chất để cứu trợ cho nhân dân vùng bị nạn.

- Tổ chức lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời sơ cứu nạn nhanh và giúp đỡ các hộ bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Tỉnh đoàn: chỉ đạo đoàn thanh niên cấp dưới và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vận động bà con nhân dân trong công tác cứu hộ, cứu nạn, duy trì, thành lập các ngân hàng máu sống hỗ trợ cho các bệnh nhân (Khi cần thiết). Kết hợp với chính quyền địa phương, sở ngành các cấp thành lập các tổ, đội thanh niên xung kích sẵn sàng tham gia công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Cục Thống kê tỉnh:

Phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh tổ chức thống kê, báo cáo kịp thời những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

- Đối với ngành văn hóa: thường xuyên tuyên truyền quảng bá bằng hình ảnh trực quan (như tuyên truyền bằng các loại xe phóng thanh sẵn có, panô, áp phíc, bandrol) khi có dự báo thiên tai xảy ra.

- Có kế hoạch bảo quản chặt chẽ, không để mất mát, hư hỏng các hiện vật tài liệu, hình ảnh… được lưu giữ ở bảo tàng tỉnh và các di tích lịch sử - văn hóa. Kiểm tra và sửa chữa địa điểm, kho chứa hiện vật, nhất là các hiện vật quý, dễ hư hỏng do mưa, bão. Khảo sát và có biện pháp bảo vệ tốt các bia, di tích, tượng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đối với ngành du lịch: hình thành hệ thống tổ chức chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo cấp Sở đến Ban Quản lý các khu du lịch địa phương cấp huyện và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn tài sản tính mạng cho du khách đến tham quan học tập tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong kế hoạch đã được xây dựng và phê chuẩn.

- Trang bị các hệ thống báo động, các biển báo hướng dẫn cụ thể trong các khu du lịch ven biển, các nhà hàng, khách sạn . . . khi nhận được dự báo thiên tai xảy ra.

- Đối với ngàng Thể dục - Thể thao: thực hiện phương án bảo đảm an toàn tài sản, sân bãi tập luyện và các vận động viên, huấn luyện viên khi đang tập trung thi đấu các giải quốc gia, quốc tế, khu vực.

- Hằng năm thực hiện tốt và hiệu quả chương trình giáo dục phổ cập bơi cho tất cả các tầng lớp thanh thiếu niên và nhân dân trong tỉnh nhất là các vùng ven biển theo sự chỉ đạo của Tổng cục Thể dục - Thể thao và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh:

- Phối hợp các Sở, ngành, đơn vị chức năng thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai trong nhân dân.

- Kêu gọi, vận động và tổ chức cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cấp mình. Phân công công việc và địa bàn cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão để thực hiện công tác kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn quản lý theo phương châm”4 tại chỗ”.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn - giảm nhẹ thiên tai theo kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh, sát với tình hình thực tế của địa phương mình.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai tỉnh và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai.

- Mỗi huyện, thành phố bảo đảm có từ 300 đến 400 lực lượng xung kích để sẳn sàng cơ động ứng cứu khi thiên tai xảy ra.

3. Lập và rà soát quy hoạch đã có

- Rà soát các qui hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực của địa phương đưa nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiện tai vào những quy hoạch đã có như:

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo và ven biển.

+ Qui hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải.

+ Quy hoạch phát triển thuỷ lợi.

+ Quy hoạch phát triển rừng ngập mặn ven biển.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Côn Đảo.

+ Quy hoạch đê, kè chắn sóng, chống sạt lở các khu vực ven biển;

+ Quy hoạch vùng đệm sinh thái góp phần phát triển bền vững dãi ven bờ.

+ Đề án qui hoạch phát triển hệ thống các khu công nghiệp.

+ Đề án xây dựng phát triển thành phố Vũng Tàu.

+ Đề án xây dựng phát triển đô thị mới Phú Mỹ.

+ Đề án xây dựng phát triển đô thị mới Long Hải.

+ Đề án điều tra, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở về tài nguyên, môi trường biển.

+ Kế hoạch Xây dựng phát triển đô thị: Phươc Hải, Lộc An, Bình Châu, Hồ Tràm.

+ Đầu tư xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cấp vùng.

+ Rà soát, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào vùng biển và ven biển.

+ Chương trình đào tạo giáo dục chuyên nghiệp.

+ Chương trình cải cách thủ tục hành chính.

+ Chương trình phát triển du lịch;

- Đối với quy hoạch mới lập về phát triển từng ngành, từng lĩnh vực của địa phương đang xây dựng, cần đưa nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiện tai, theo nội dung chiến lược đã đựơc phê duyệt.

- Giải pháp thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tiến hành rà soát lại quy hoạch của ngành và địa phương mình, qua đó bổ sung các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiện tai; đặc biệt chú ý các lĩnh vực: Giao thông vận tải, xây dựng, y tề, giao dục, du lịch và nông nghiệp.

+ Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng địa phương xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch nói trên; đồng thời tổ chức thực hiện khi được phê duyệt đầu tư.

4. Lồng ghép nội dung chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 vào chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương.

Đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ nay đến năm 2020, như sau:

Nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương trong tỉnh (vùng thường xuyên chịu tác động thiên tai) chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi thích hợp với từng loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn. Lập kế hoạch cung cấp giống cây trồng phục hồi sản xuất sau thiên tai xảy ra.

Lập kế hoạch nâng cấp, các hồ chứa nước, phục vụ tưới mùa khô vừa kết hợp trồng rừng để điều tiết, làm chậm lũ. Thường xuyên Rà soát qui trình vận hành các hố chứa, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, nâng cấp sửa chữa đầu nối công trình để an toàn cho đập.

Lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong việc xây dụng đường giao thông nông thôn, tôn cao các tuyến đường, làm chậm dòng chảy các rãnh tiêu nước như gờ bậc, nghiên cứu xây dựng cầu giao thông vượt, đường ứng cứu kếp hợp bờ kênh, cống tiêu lũ…trong chương trình kiên cố hóa kênh mương. Lồng nghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai: bão, lũ, hạn hán, nắng nóng, rò rỉ, thấm mất nước các ao nuôi trông thủy sản, sự cố tràn dầu……

Kết hợp qui hoạch dân cư với qui hoạch di dời cụ thể hoá các chi tiết di dời dân cư. Phướng án bố trí neo đậu tàu thuyền và kéo tàu thuyền nhỏ lên bờ khi bão ATNĐ đổ bộ ở các khu vực ven biển, hoặc khi có lũ xảy ra ở các địa phương.

- Từng bước tập huấn, hướng dẫn và phổ biến kỹ thuật cho nhân dân xây dựng nhà ở vùng ven biển hay bị bão đổ bộ, gió lốc, sét đánh,…chịu được với gió bão cấp 10-12, không bị đổ sập, tốc mái.

- Xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung phải đảm bảo an toàn khi có bão đổ bộ, lũ xảy ra; không bị sạt lở hay ngập úng khi mưa lớn.

- Giải pháp thực hiện việc lồng ghép: các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng khi phê duyệt quy hoạch của ngành, địa phương theo từng lĩnh vực hoặc quy hoạch tổng thể vùng, ngành phải lấy ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn về phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

5. Nâng cao nhận thức

- Phát huy vai trò “Tổ nhân dân tự quản” ở các địa phương, nâng cao năng lực phòng ngừa của mỗi người dân trong cộng đồng qua tuyên truyền, tập huấn và huấn luyện thực tế.

- Tổ chức lực lượng tự nguyện của cộng đồng tham gia công tác chuẩn bị, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Chú ý lực lượng của Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,…

- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội trong lĩnh vực chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau thiên tai,…

- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của địa phương. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều hành công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Yêu cầu nhiệm vụ xã hội hoá và phát triển nguồn nhân lực là chú trọng đào tạo các cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các cán bộ cơ sở.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng tham gia công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.

- Các giải pháp thực hiện:

+ Hàng năm tổ chức buổi tọa đàm, các lớp tập huấn chuyên ngành cho các lực lượng tham gia tự nguyện công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn để nâng cao hiểu biết, nhận thức về thiên tai, chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả khẩn trương và hiệu quả.

+ Các ngành, các cấp căn cứ nhiệm vụ đã được phân công trong phương án phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành và địa phương mình, trong đó lưu ý tới việc phân công lực lượng và phương tiện thường trực của ngành, địa phương mình nhằm chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra.

+ Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong các lĩnh vực phòng tránh, quản lý thiên tai. Phấn đấu từ nay đến năm 2010, 100% ngư dân được tập huấn nâng cao năng lực đối phó với bão, lốc khi ra biển hoạt động. Đến năm 2020, 100% người dân trong cộng đồng được tập huấn, phổ biến kỹ năng phòng, tránh thiên tai.

+ In ấn các tờ rơi về các loại thiên tai, thảm hoạ nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng bằng hình ảnh ngày càng rộng rãi.

+ Tăng cường thời lượng phát sóng trên đài truyền hình, hệ thống phát thanh ở các thôn, xóm khi có thiên tai xảy ra, kết hợp các đợt phát động phong trào khác để tuyên truyền về thiên tai và các biện pháp phòng tránh để cán bộ và nhân dân biết chủ động các biện pháp đối phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

+ Xây dựng chương trình giáo dục, tập huấn cho cộng đồng tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đặc biệt là đưa kiến thức cơ bản về thiên tai, biện pháp phòng tránh vào giảng dạy cho học sinh trong nhà trường ngay từ cấp trung học cơ sở.

+ Tổ chức diễn tập định kỳ hàng năm luân phiên với quy mô cấp huyện, thị xã, thành phố kết hợp với cấp xã, phường, thị trấn để huy động lực lượng của địa phương, đơn vị và nhân dân sở tại cùng tham gia hoạt động phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai. Hình thức diễn tập điều hành trên bản đồ và thực binh ngoài thực tế để rút kinh nghiệm.

+ Tổng hợp từ diễn tập cấp huyện hàng năm (mỗi năm/huyện) để bổ sung, điều chỉnh và tổng hợp diễn tập cấp tỉnh 05 năm/lần nhằm rà soát, kiểm tra các phương án tối ưu, huy động tổng lực về phương tiện, lực lượng, vật tư tham gia phòng chống thiên tại.

6. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

- Những kinh nghiệm truyền thống phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở địa phương cần phát huy và nhân rộng như: phòng chống sạt lở bờ biển, phòng tránh bão, ATNĐ trên biển, trên đất liền, phòng tránh sét, xử lý tràn dầu…

- Triển khai dự án xử lý tiếp tục chống xoái lở bờ biển bằng công nghệ Stabiplage, chỉnh trị ổn định luồng lạch, kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm tại cấp chính quyền địa phương và cộng đồng như: trạm đo mưa nhân dân ở cấp xã, thiết bị cảnh báo lũ và lũ quét ở khu vực núi, thiết bị đo gió mạnh ở các địa phương ven biển,… Đặc biệt, chú trọng thông tin liên lạc tại các vùng sâu, vùng xa.

- Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối với máy ICOM đã trang bị trên các tàu cá thông qua hệ thống chuyển đổi tín hiệu sóng vô tuyến để kiểm soát tàu thuyền, xác định vị trí tọa độ chính xác tàu thuyền bị nạn, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, nhất là đi vào vùng biển của các nước lân cận. Tận dụng các nguồn hỗ trợ để xây dựng các tổng đài thông tin cho tàu thuyền tại các địa phương ven biển.

- Khuyến khích các tàu trang bị thuyền thúng tự nổi được chế tạo bằng composit đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.

- Xây dựng lực lượng cứu nạn, cứu hộ chính quy, trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ hiện đại, đủ sức đảm đương nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi thiên tai, thảm hoạ xảy ra; đặc biệt chú ý công tác cứu nạn, cứu hộ ở vùng sâu, vùng xa.

- Giải pháp thực hiện:

+ Các địa phương chủ động, phối hợp xây dựng chương trình tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm và kiến thức phòng chống và giảm nhẹ thiện tai đến với người dân địa phương;

+ Triển khai lắp đặt hệ thống thông tin lưu động, điện thoại không dây; đặc biệt phát triển, nâng cấp và lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây ở cấp xã, thôn nhằm truyền đạt thông tin được liên tục trong nhân dân khi có sự cố bão, ATNĐ đỗ bộ, lũ quét làm đổ trụ điện, đứt dây thông tin hữu tuyến thông thường.

8. Tăng cường hợp tác:

Hợp tác với các địa phương khác:

- Tăng cường hợp tác với các địa phương lân cận, các địa phương trong cả nước trong lĩnh vực quản lý, phòng tránh và giảm nhẹ thiện tai như sau:

+ Tỉnh Đồng Nai trong việc cảnh báo, dự báo sớm khi có mưa lũ lớn trong khu vực và kết hợp phải điều tiết xã lũ của công trình hồ chứa nước

+ Tỉnh Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh, trong việc ứng phó sự cố tràn dầu, động đất, sóng thần.

Hợp tác quốc tế:

- Triển khai các hoạt động quốc tế của địa phương trong lĩnh vực phòng tránh và giảm nhẹ thiện tai. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, các tổ chức có liên quan khác, tổ chức tầm nhìn thế giới trong lĩnh vực phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng và trẻ em, công tác dự báo, cảnh báo, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bài học thực tiễn.

- Khai thác có hiệu quả chương trình hợp tác quốc tế giữa Sở Khoa học Công nghệ tỉnh về trạm quan trắc, đo đạc các thông số về bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phục vụ công tác dự báo thời tiết, mưa, gió…

- Nâng cao hợp tác quốc tế của địa phương trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, giảm nhẹ thiện tai.

- Giải pháp thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân và các ngành chủ động lồng ghép nội dung hỗ trợ về phòng chống chống và giảm nhẹ thiện tai trong các chương trình kêu gọi hợp tác đầu tư đối với các dự án hợp tác với nước ngoài.

+ Từng ngành, từng địa phương xây dựng đề án kêu goi tài trợ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiện tai.

+ Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên các lĩnh vực về môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, đời sống, cứu trợ xã hội,….

IV. CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN:

1. Giải pháp phi công trình:

a) Tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục, tập huấn để phổ biến các kiến thức về phòng, chống giảm nhẹ giảm nhẹ thiên tai, những chủ trương chính sách của nhà nước đến tận người dân nhất là các ngư dân đi biển. Nâng cao hiểu biết cho những người làm công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

b) Thành lập quỹ tự lực tài chính về phòng chống thiên tai tại các địa phương, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn.

c) Phòng ngừa trước mùa mưa bão đến, kiểm tra đánh giá chất lượng công trình, đê kè phòng chống lụt bão. Xây dựng phương án kế hoạch thật chi tiết, cụ thể đến từng thôn, xóm của cấp xã về di dời, địa điểm phương tiện sơ tán, thực hành diễn tập trước khi có thiên tai xảy ra.

d) Chằng chống nhà cửa, xây dựng nhà an toàn trong thiên tai, chặt hạ các cây xanh khô, mục trong khu dân cư, hành lang lưới điện, các biển treo quảng cáo nguy hiểm khi có mưa bão…

đ) Hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, cảnh báo sớm để chủ động phòng ngừa. Lập bản đồ số hoá cho công tác dự báo lũ, lũ quét, ngập lụt, bão, dông sét gây ra để xác định vùng trọng tâm chủ động phòng ngừa. Thiết lập thông tin trực tuyến trên mạng cáp quang từ tỉnh đến các địa phương.

e) Định kỳ hành năm tập huấn kỹ năng phòng chống, kỹ năng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho đội ngũ làm công tác phòng tránh, và giảm nhẹ thiện tai, các cán bộ chủ chốt, các ban ngành đoàn thể tại các xã, thôn ấp trong toàn tỉnh..

f) Khai thác hiệu quả thông tin từ đài duyên hải Vũng Tàu và các đài lân cận, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc của Sở Thông tin Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng quy chế phối hợp, cung cấp thông tin trong trường hợp khẩn cấp, tuyên truyền cho nhân dân sử dụng và phát huy tốt hệ thống thông tin này trong việc dự báo ngư trường, thông tin thời tiết, báo bão, ATNĐ, an ninh quốc phòng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển.

g) Tập trung đầu tư các dự án rừng phòng hộ ven biển, ưu tiên vấn đề trồng mới, khoanh vùng, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng sẵn có. Trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng chống cát bay và rừng phòng hộ các hồ chứa, bảo vệ rừng đặc dụng.

2. Giải pháp công trình:

- Đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông, các công trình phòng, chống xói lở kè bờ sông, kè bờ biển và phòng chống, chống cháy rừng, trồng rừng….phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất và đời sông của nhân dân;

- Đầu tư xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão.

- Xây dựng và nâng cấp các trạm đo đạc, thu thập yếu tố khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai.

- Tu sửa, nhựa hóa các tuyến đường giao thông xung yếu, mở rộng các khẩu độ cầu cống nhầm tiêu thóat lũ nhanh khi có mưa lũ xảy ra

- Đầu tư phát triển các cụm dân cư, đô thị theo qui hoạch định hướng.

3. Danh mục dự án đầu tư công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai:

Tổng hợp nhu cầu về vốn đầu tư công trình phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2008 - 2020 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (phần Phụ lục đính kèm).

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

1. Định hướng phát triển không gian vùng và tổ chức hệ thống đô thị

a) Định hướng chung: tổ chức không gian theo các phân vùng đầu tư xây dựng được khoanh định thành các khu vực chức năng gắn với yêu cầu sử dụng đất đai và bảo vệ các khung tự nhiên. Hình thành các trung tâm tăng trưởng và các trục tăng trưởng mới trong tỉnh để lan tỏa các không gian đầu tư phát triển mới trên địa bàn các huyện và hải đảo(Côn Đảo).

b) Phân vùng không gian: chia thành 06 phân vùng.

+ Phân vùng đô thị trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Phân vùng công nghiệp - đô thị.

+ Phân vùng du lịch duyên hải.

+ Phân vùng hỗn hợp công nghiệp - dịch vụ.

+ Phân vùng hỗn hợp chuyên canh cây công nghiệp - dân cư.

+ Phân vùng du lịch đảo - Côn Đảo.

c) Phát triển không gian các trung tâm tăng trưởng kinh tế (công nghiệp - du lịch)

- Các khu công nghiêp: phát triển phải đảm bảo hiệu quả về khai thác đất, sử dụng hạ tầng kĩ thuật, kiểm sóat môi trường dân cư và các vùng sinh thái tự nhiên, đặc biệt vùng ngập mặn cửa sông biển.

- Khu vực công nghiệp nặng Phú Mỹ - Cái Mép - Long Sơn giải pháp bảo toàn các sông rạch chính, mặt nước chính trong khu vực, tổ chức các khu cây xanh đan xen giữa các khu công nghiệp, tiết kiệm tối đa quĩ đất xây dựng nhà máy để dành cho tỉ lệ cây xanh trong nội bộ từng khu công nghiệp, kiểm sóat các vành đai cách li, đặc biệt khu công nghiệp lọc hóa dầu và các giải pháp kĩ thuật liên quan đến môi trường, xem xét giải pháp bố trí bảo vệ dân cư vùng lận cận, liên quan đến các qui hoạch đô thị.

- Trục không gian các khu công nghiệp - khu đô thị, hình thành mới trên tuyến đông tây gồm Châu Đức, Nam Châu Đức, Bắc Đất Đỏ và Xuyên Mộc giải pháp quy hoạch là phát triển tập trung thành vùng dự án, bảo vệ vùng tự nhiên (sông Dinh, sông Ray, rừng bảo tồn, các hồ nước…).

- Các khu du lịch phát triển theo hướng tạo thành những trung tâm tăng trưởng gắn với tổ chức các trung tâm, đô thị dịch vụ du lịch, có giới hạn về qui mô và quản lý các vùng tự nhiên.

d) Tổ chức hệ thống đô thị (đến năm 2025): gồm 11 đô thị.

- 5 đô thị cấp vùng và câp tỉnh, là đô thị lọai 1,2, 3: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải, Côn Đảo.

- 6 đô thị cấp huyện là các đô thị 4,5: Ngãi Giao, Phước Bửu, Đất Đỏ.

Các khu vực đô thị hóa gắn với trung tâm kinh tế, vùng mở rộng đô thị, trục giao thông chính, hình thành 9 khu đô thị mới và một số khu dân cư nông thôn tập trung, tương lai có thể trở thành đô thị: Long Tân, Lộc An, Hồ Tràm, Hòa Bình, Hòa Hịêp, Hòa Hội, Suối Rao - Đá Bạc, Bình Ba và Suối nghệ, và các khu dân cư khác phân bổ trên địa bàn các huyện.

2. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật

a) Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ:

- Cải tạo nâng cấp các tuyến Quốc lộ 51, 55, 56 đáp ứng yêu cầu giao thông của vùng, trong đó Quốc lộ 51 đoạn qua Phú Mỹ dự kiến có tuyến tránh về phía Tây tách giữa khu công nghiệp dân dụng, kèm hành lang đường sắt, đường ống dẫn dầu; nâng cấp Quốc lộ 55,56, tạo các tuyến tránh hoặc có mặt cắt hợp lý khi qua các đô thị để đảm bảo giao thông và tạo quỹ đất xây dựng đô thị.

- Xây dựng mới các tuyến đường quốc gia gồm đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu đi song song Quốc lộ 51 về phía Đông đô thị mới Phú Mỹ; đường cao tốc Xuyên Á (vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh) ra cảng biển từ phía Bắc vùng qua khu vực sân bay Long Thành, Hắc Dịch và đi theo hướng Hội Bài – Tóc Tiên nối ra cảng Cái Mép; tuyến đường vận tải đồng bằng sông Cửu Long – Nam thành phố Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch qua phía Bắc Châu Đức, Xuyên Mộc để đi Bình Thuận. Các tuyến trên có kết nối hợp lý với các đường tỉnh để tạo các vùng phát triển mới.

- Mạng lưới được nội tỉnh được cải tạo nâng cấp và xây mới, tạo mạng lưới giao thông gồm 6 trục Bắc – Nam và 3 trục Đông – Tây, trong đó trục Đông – Tây cảng Cái Mép – Hội Bài – Tóc Tiên – Châu Pha – Suối Nghệ - Đá Bạc – Suối Rao – Hòa Hội – Hòa Hiệp dài 65 km kết hợp mở rộng và làm mới là tuyến đường quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện trong tỉnh, tương lai là tuyến cấp Quốc gia.

- Đường đô thị tuân thủ theo mạng lưới trong các đồ án quy hoạch chung đô thị, trong đó có giải pháp hợp lý khi đấu nối vào các tuyến đường đối ngoại.

Giao thông đường thủy:

- Cải tạo nạo vét luồng tuyến, nắn tuyến một số đoạn sông, bố trí các nhóm cảng sông phục vụ dân sinh, cảng vật liệu xây dựng, cảng thủy sản, cảng hành khách, cảng trung chuyển hàng hóa đường biển.

- Cảng biển gồm 5 khu chính là khu cảng Gò Dầu C, khu cảng Phú Mỹ, khu cảng cái mép, khu cảng Vũng Tàu và khu cảng Côn Đảo.

Giao thông đường sắt:

- Tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu xây dựng giai đoạn đầu là đường sắt tổng hợp có tuyến nhánh rẽ vào các khu công nghiệp, khu cảng và các ga chuyên dụng và có vận chuyển hành khách.

- Tuyến đường sắt vận tải hành khách tốc độ cao xây dựng giai đoạn sau, đi theo hành lang đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường vành đai 4 đi Tây Ninh phục vụ vùng thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế đến trung tâm thành phố Vũng Tàu.

Giao thông đường hàng không:

- Tại Vũng Tàu ngoài năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng sân bay mới tại Gò Găng, dự kiến là sân bay cấp 3 dịch vụ đô thị, du lịch, dầu khí, an ninh quốc phòng.

- Tại Côn Đảo, Cỏ Ống là cảng hàng không cấp 3c và nâng cấp mở rộng sau năm 2010.

b) Chuẩn bị kỹ thuật.

Thực hiện quản lý các cao độ xây dựng khống chế và các trục tiêu chính trong vùng (sông, suối, kênh trục chính); xây dựng hệ thống thượng lưu để kiểm soát lũ cho hạ lưu; khơi thông các lòng sông, cửa sông; xây dựng công trình đê ngăn mặn; hạn chế phá rừng phòng hộ ven biển và bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Công tác nền: tùy theo đặc điểm tự nhiên và loại đô thị để chọn cao độ khống chế, đảm bảo không bị úng ngập, triều cường, đồng thời giảm thiểu khối lượng đắp nền.

- Công tác tiêu thoát nước: 100% đường nội thị và trên 60% đường ngoại thị có cống thoát nước.

+ Đối với các đô thị cũ đang sử dụng hệ thống thoát nước chung cần xây dựng hệ thống cống bao cấp nước bẩn đưa về trạm xử lý nước thải.

+ Lựu chọn hệ thống cống: nữa riêng hoặc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình và yêu cầu về vệ sinh của từng đô thị. Riêng đối với các đô thị mới, khu đô thị mới và các khu công nghiệp tập trung cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

- Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: tuân thủ quy hoạch thủy lợi; xây dựng hệ thống dự báo cảnh báo lũ, sóng thần và các thiên tai khác; kè các trục tiêu thoát nước đi qua đô thị và các điểm xung yếu các khu vực xây dựng dân cư, du lịch ven biển cần bảo vệ và xây dựng dãy cây xanh phòng hộ. Các khu vực ven đồi núi có giải pháp chống xói lở.

c) Cấp nước:

- Đảm bảo nhu cầu cấp nước sạch trong toàn tỉnh về số lượng và có chất lượng tốt, hạn chế khai thác nguồn nước ngầm, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, ngoài các hồ cấp nước hiện có, xây dựng hồ chứa nước Sông Ray để cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho các vùng nông nghiệp:

+ Đô thị Vũng Tàu và Bà Rịa: dự kiến giai đoạn đầu có tổng nhu cầu 315.000m3 /ng-đ khai thác từ nhà máy nước ngầm Bà Rịa, mở rộng nhà máy nước mặt hồ Đá Đen và bổ sung nguồn từ hệ thống cấp nước hồ Sông Ray; giai đoạn sau có tổng nhu cầu 400.000m3/ng-đ giữ nguyên công tác khai thác đợt đầu và bổ sung 85.000m3/ng-đ từ hệ thống cấp nước hồ Sông Ray.

+ Đô thị Phú Mỹ: dự kiến giai đoạn đầu có tổng nhu cầu 180.000m3/ng-đ, khai thác từ nhà máy nước ngầm Mỹ Xuân, Tóc Tiên và xây dựng nhà máy nước mặt Phú Mỹ khai thác nguồn hồ Đá Đen; gai đoạn sau có tổng nhu cầu 210.000m3/ng-đ, dự kiến giữ nguyên công suất khai thác đợt đầu và bổ sung 30.000m3/ng-đ từ hệ thống cấp nước hồ Sông Ray.

+ Các đô thị, khu đô thị khác sử dụng kết hợp nguồn nước ngầm và nước mặt của hệ thống cấp nước khu vực, một số đô thị trung tâm huyện xây dựng hệ thống nối mạng liên kết hỗ trợ nhau.

+ Cấp nước công nghiệp, du lịch ngoài đô thị: tùy thuộc vào tiềm năng nguồn nước của từng khu vực để lựa chọn nguồn nước cấp thích hợp và an toàn. Xây dựng hệ thống cấp nước chung cho tuyến du lịch ven biển, tuyến công nghiệp trung tâm tỉnh.

- Cấp nước nông thôn: trên cơ sở đã có hệ thống cấp nước nông thôn, và hầu hết các xã cũng đã có hệ thống cấp tập trung, cần hoàn chỉnh hệ thống này trong tỉnh để có thể hổ trợ, điều tiết giữa các đô thị và khu dân cư.

- Mạng lưới đường ống: cải tạo mạng đường ống cũ để hệ thống cấp nước an toàn, giảm thất thoát đường ống, lắp đặt đồng hồ và thuận lợi cho việc quản lý. Tăng cường nối mạng để điều tiết cấp nước giữa các vùng.

d) Cấp điện:

- Nguồn điện: nguồn điện cấp cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là các nhà máy điện hiện có và có dự kiến xây dựng mới trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới điện quốc gia.

- Lưới điện 220 kV: dự kiến xây dựng mới các trạm và các tuyến 220 kV sau:

+ Các trạm 220 kV: trạm Vũng Tàu, trạm khu công nghiệp Mỹ Xuân, trạm khu công nghiệp Phú Mỹ 2, trạm Ngãi Giao và trạm Xuyên Mộc công suất mỗi trạm 2 x 250MVA.

+ Các tuyến 220kV: NMĐ Bà Rịa – Vũng Tàu, NMĐ Bà Rịa-NMĐ than Bình Thuận, TT điện Phú Mỹ - khu công nghiệp Mỹ Xuân, TT điện Phú Mỹ - khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

- Lưới Điện 110kV: được phân làm 3 vùng phụ tải điện.

+ Vùng 1: đến năm 2025 có 6 trạm 110kV cấp điện cho các phụ tải điện trong vùng.

+ Vùng 2 và 3: tại 2 vùng nay có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung nên mỗi khu công nghiệp sẽ có 1 trạm 110kV riêng.

- Cấp điện cho phụ tải điện dân dụng:

+ Vùng 2, đến năm 2025 sẽ có 3 trạm 110kV tổng công suất 130MVA.

+ Vùng 3, đến năm 2025 sẽ có 8 trạm 110kV tổng công suất 150MVA.

+ Vùng 4: sẽ được cấp điện từ nguồn và lưới điện riêng của huyện Côn Đảo.

Mỗi trạm 100KV sẽ được cấp điện từ hai phía theo mạch vòng hoặc vạch kép.

(Phân vùng theo Quyết định số: 3064/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

e) Thoát nước thải, xử lý nước thải rắn và nghĩa trang:

- Các đô thị Vũng Tàu, Bà Rịa xây dựng hệ thống thoát nước riêng và nửa riêng; Phú Mỹ, Côn Sơn, Long Điền – Long Hải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Đô thị cấp huyện, đô thị mới (gắn với khu công nghiệp) xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Các khu công nghiệp tập trung xây dựng hệ thống thoát nước thải và trạm làm sạch riêng.

- Nước thải của các đô thị, khu công nghiệp xử lý tại các trạm làm sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo TCVN 6772-2002, 5945-2005.

- Các khu xử lý rác phân theo các cấp. cấp vùng tỉnh có công nghệ xử lý tổng hợp, hiện đại gồm khu xử lý rác Phước Hòa, Tóc Tiên và khu xử lý rác tại Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc).

- Nghĩa trang Long Hương có công nghệ hỏa táng, phục vụ cho toàn tỉnh. nghĩa trang huyện, khu vực nông thôn được lựa chọn xây dựng theo qui hoạch của từng huyện.

3. Bảo vệ môi trường.

a) Bảo vệ nguồn nước:

Xây dựng quy chế phối hợp với các tỉnh lân cận, giám sát việc thải nước thải xuống sông và quan trắc chất lượng sông Thị Vải; bảo vệ hệ thống sông Dinh và sông Ray là nguồn cung cấp nước sinh hoạt bằng các biện pháp trồng và phục hồi rừng đầu nguồn, điều tiết nước giửa các mùa, chống sạt lở, xói mòn, xử lý nguồn ô nhiểm ở các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, vùng nông nghiệp… thuộc các lưu vực xả vào sông. Tổ chức đánh giá và kiểm soát chất lượng, trữ lượng nước dưới đất và việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

b) Bảo vệ môi trường đô thị và nông thôn:

Xây dựng đô thị phải tuân thủ theo huy hoạch, giải pháp về hệ thống hạ tầng và kỹ thuật, chất thải và khí thải phải được xử lý đạt các chỉ tiêu quy định của tiêu chuẩn Việt Nam khi xả ra môi trường. Các khu dân cư nông thôn cần xử lý các nguồn thải sinh hoạt và sản xuất hợp lý, gắn với mục đích xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức để thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

c) Bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo: cần được chú trọng, đặc biệt là trong khai thác dầu khí và du lịch, xử lý các loại nước thải( công nghiệp, sinh hoạt, cảng, ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển).

d) Bảo vệ rừng và đa dạng sinh học:

- Có các biện pháp khai thác hợp lý, phục hồi quản lý vùng lõi và vùng đệm, đặc biệt đối với các khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và vườn quốc gia Côn Đảo.

- Tăng cường phủ xanh các vùng núi tạo cảnh quan du lịch; ổn định rừng phòng hộ ven biển, phục hồi hệ sinh thái ngập mặn

VI. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC:

1. Địa phương:

+ Ngân sách trung ương: tập trung tranh thủ phát huy và tận dụng tối đa các nguồn vốn được hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh bạn tập trung đầu tư các công trình góp phần phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

+ Ngân sách tỉnh: hằng năm tập trung cân đối nguồn vốn ngân sách để bố trí đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm theo thứ tư ưu tiên, đã được duyệt

+ Huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Các nguồn vốn vay ưu đãi.

2. Vốn ngoài nước:

Tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của các dự án ODA, ADB, WB, NGO… các tổ chức phi Chính phủ, chương trình phát triển của Liên hiệp Quốc.

VII. TIẾN ĐỘ THƯC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN

a) Giai đoạn 2008 đến 2010:

+ Đầu tư nạo vét các cửa sông, cửa biển phục vụ neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão.

+ Đầu tư nạo vét và nâng cấp hệ thống kênh rạch phục vụ sản xuất, kiểm soát mặn, phèn, bố trí dân cư.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, cống, bọng trên đê.

+ Đầu tư trồng và bảo vệ rừng phòng hộ .

+ Đầu tư tạo nguồn nhân lực, thông tin tuyên truyền nâng cao năng lực cộng đồng và năng lực điều hành, chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp.

+ Trang bị các thiết bị văn phòng phòng, chống lụt bão - giảm nhẹ thiên tai, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư phục vụ phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

b) Giai đoạn 2011 đến 2015:

+ Đầu tư xây dựng nơi neo đậu trú bão tàu thuyền nghề cá, đê biển, đê sông.

+ Đầu tư xây dựng mới, tu bổ hệ thống hồ chứa nước, kè sông, kè biển chống sạt lở.

+ Đầu tư các công trình dự báo thiên tai.

+ Xây mới và nâng cấp Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh, xây dựng các trạm dự báo khí tượng thủy văn tại các trung tâm huyện, thành phố. Trang bị hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị dự báo cho tất cả các Trung tâm và trạm dự báo.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.

+ Đầu tư hệ thống đèn báo hiệu, súng bắn báo bão tầm cao tại các cửa biển.

+ Trang bị cho ngư dân vùng biển các thiết bị thông tin liên lạc như: máy bộ đàm, radio…

c) Giai đoạn 2011 đến 2020:

+ Xây dựng hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất giáo dục, y tế trong tỉnh.

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông bộ, đường thủy, trên địa bàn gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

+ Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, tái định cư, tập trung dân cư vùng ven biển, ven sông.

+ Trang bị các phương tiện cứu hộ, cứu nạn chịu đựng được gió bão cấp 7, cấp 8, tập huấn thuyền trưởng, lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.

d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở những nội dung chủ yếu trong kế hoạch thực hiện này, Giám đốc các Sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành, địa phương mình, cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong công tác hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, giao thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh định kỳ hằng năm, phối hợp tổ chức kiểm tra, chặt chẻ Rà soát cập nhật, đề xuất điều chỉnh, đôn đốc việc triển khai thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh đến năm 2020. Đầu mối chỉ huy, chỉ đạo, điều hành họat động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Trên cơ sở các danh mục công trình, đề án của ngành liên quan đến việc gắng phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai như: bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn, hệ thống thủy lợi, neo đậu tránh trú bão, đầu tư hệ thống đê sông đê biển....đã được duyệt, sắp xếp thứ tự ưu tiên đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho triển khai thực hiện. Đồng thời sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm, tống hợp kiến nghị, giải pháp và tiến độ thực hiện, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung cho phù hợp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch tổng thể của từng ngành, từng lĩnh vực, các địa phương, đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và những quy hoạch đã có vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, trong đó đặc biệc chú trọng đến vùng biển, đảo và ven biển. Xác định rõ các mục tiêu, chương trình trọng yếu về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các địa bàn ven biển, phát triển đô thị, các cụm du lịch, các khu công nghiệp ven biển, phát triển hệ thống cảng biển.

- Xây dựng qui hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 51, sông Thị Vải, và tuyến hành lang kinh tế ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải - Bình Châu.

- Xác định rõ các chương trình, dự án đầu tư trong những nănm còn lại của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Xác định nhu cầu về vốn đầu tư, xây dựng các cơ chế, chính sách đầu tư cho các lọai hình dự án, cho từng địa bàn, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án quan trọng đề đảm bảo mục tiêu phát triển.

Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cân đối, bố trí vốn để xây dựng các chương trình dự án, đề án thuộc kế hoạch phát triển của tỉnh vào kế hoạch hằng năm, 5 năm, 10 năm cho phù hợp với qui hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển của tỉnh

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương ban hành các văn bản qui định về cơ chế quản lý tài chính liên quan đến việc triển khai phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Sở Xây dựng có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai lập, thẳm định và phê duyệt qui hoạch vùng tỉnh, qui hoạch chung, chi tiết hệ thống cấu trúc đô thị, qui hoạch điểm dân cư nộng thôn trên địa bàn tỉnh phải gắng với việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Đề xuất chính sách hỗ trợ xây dưng nhà kiên cố cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng trũng, vùng thấp, vùng có nhiều nguy cơ cao cần bố trí di dời.

Sở Giao thông - vận tải có nhiệm vụ:

Hoàn thành và tổ chức triển khai thực hiện tốt qui hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020, lưu ý hoàn thiện qui hoạch phát triển mạng lưới vận tải đường thủy nội địa và hệ thống cảng sông, biển. Rà soát, bổ sung, hoành chỉnh qui hoạch mạng lưới giao thông đường dường bộ ven biển, lưu ý lập qui hoạch chi tiết xây dựng các đại lộ ven biển nối các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp... gắng với việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm:

- Tổ chức điều tra về cơ bản tài nguyên, môi trường, đánh giá chuẩn xác tiềm năng, các nguồn tài nguyên trên vùng biển, vùng ven biển, tài nguyên trong đất, nguồn nước, để có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ, gắng với việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về biên và dãi ven bờ, bao gồm :các số liệu cơ bản, số liệu thủy hải văn, nghiên cứu và triển khai các dự án chống xói lở, khắc phục những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm ven biển...

- Triển khai thực hiện đề án quản lý tổng hợp dải ven bờ. Bảo vệ nguồn lợi biển đới bờ thông qua các biện pháp quản lý, các hệ sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên biển và đới bờ là cơ sở để khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển phong phú.

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong tỉnh có nhiệm vụ:

Triển khai phối hợp thực hiện tốt các cơ chế, chính sách chung của Chính phủ. Nghiên cứu đề xuất một số chính sách đặc thù của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội gắng với việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo kế hoạch này, định kỳ tổ chức nghiên cứu rà soát đề xuất bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, của ngành mình, báo cáo thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kế quả thực hiện.

VIII. KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

Chương trình kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tài xác định là một trong những nội dung quan trọng, được đặt lên hàng đầu, thực hiện thường xuyên, phối hợp lồng ghép trong các chương trình kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020.

Căn cứ vào chương trình kế hoạch hành động của tỉnh, các cấp, các ngành triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành, cấp mình, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành, các cấp liên quan bố trí kế hoạch thực hiện, theo dõi, giám sát việc thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo điều hành chung.

Việc thực hiện chương trình kế hoạch hành động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp phải phù hợp, đồng bộ kế hoạch chung của ngành mình, cấp mình hàng năm; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các bước thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là cơ quan giám sát việc thực hiện, đồng thời điều chỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo điều hành chung chiến lược phù hợp với điều kiện và từng giai đoạn cụ thể; định kỳ hàng năm, các ngành, các cấp báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Kiến nghị:

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn, lượng tàu thuyền trong và ngoài tỉnh hoạt động thường xuyên trên vùng biển của tỉnh rất nhiều, thời gian ảnh hưởng của mùa mưa dài đến cuối tháng 12 hàng năm; do đó để phục vụ tốt công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin kiến nghị Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn:

- Đầu tư cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các phương tiện như: tàu chuyên dùng cứu hộ, cứu nạn có khả năng chịu được gió bảo cấp 7, cấp 8 trở lên; xe chuyên dùng cứu hộ, cứu nạn, hệ thống thông tin liên lạc trên tàu cá và súng bắn pháo hiệu tầm cao để tàu thuyền của ngư dân khai thác xa bờ để dàng phát hiện, tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Ưu tiên phân bố kinh phí để sớm đầu tư hoàn chỉnh các điểm neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; đầu tư xây dựng hệ thống đê biển và các cống trên đê biển, duy tu các công trình hồ chứa nước.

- Tăng cường vốn đầu tư cho các dự án xây dựng khu tái định cư để sớm hoàn thiện việc di dời, sắp xếp ổn định dân cư đang sống trong vùng có nguy cơ thiệt hại cao khi có thiên tai xảy ra.

- Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, Bộ Tài nguyên – Môi trường xem xét, sớm bố trí vốn và hướng dẫn cho tỉnh thực hiện dự án xây dựng 06 cột tín hiệu báo bão kết hợp tháp bắn tín hiệu ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển (huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền, Côn Đảo, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu)./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên chương trình, dự án

Mục tiêu

Tóm tắt nội dung

Cơ quan chủ trì / Kinh phí thực hiện (Triệu đồng)

Thời gian thực hiện (dự kiến, đang, đã thực hiện)

 

I

Chương trình hòan thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế chính sách

 

 

 

 

 

1

Rà sóat các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai

Khắc phục nhanh chóng thiệt hại do thiện tai, sớm ổn định đới sống và sản xuất

- Đúng chế độ chính sách

- Kịp thời đúng đối tượng

Sở Lao động,TB&XH

2009-2015

 

2

Rà sóat các chính sách hỗ trợ phục vùng thường xuyên thiên tai

Ổn định đới sống và sản xuất

- Tạo cuộc sống ổn định lâu dài

- Kích thích phát triển ổn định vùng bị ảnh hưởng

Sở Lao động,TB&XH

2009-2015

 

II

Kiện tòan tổ chức bộ máy

 

 

 

 

 

1

Kiện tòan tổ chức bộ máy chỉ đạo PC và GNTT

Tăng cường năng lực chỉ huy, chỉ đạo, điều hành và phối hợp các thành viên

- Bổ sung, cũng cố tổ chức BCH các cấp, các ngành và địa phương.

- Phân công địa bàn phụ trách

- Bố trí chuyên trách

BCH PCLB & BCH TKCN Tỉnh

Hằng năm

 

2

Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngữ cán bộ làm công tác PC và GNTT

Hiểu rỏ thiên tai

Kinh nghiệm phòng tránh ứng xử nhanh

- Kiến thức kiến thức các lọai thiên tai

- Trao đổi chia sẽ kinh nghiệm

- Xác định các tình huống cần xử trí

BCH PCLB & BCH TKCN Tỉnh

Hằng năm

 

III

Lập và rà sóat qui họach

 

 

 

 

 

1

Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quýet, ngập lụt đánh gía rủi ro

Xác đinh hiện trạng và khả năng vùng xảy ra

Đề xuất giải pháp

Điều tra, khảo sát

Khoanh vùng nguy cơ

Lắp đặt thiết bị đo mưa tự động

Sở tài nguyên Môi trường

 

2008 -2010

 

2

Lập bàn đồ phân vùng đánh gía rủi ro hạn hán

Khoanh trên BĐ các vùng thường xảy ra

Đánh gía đề ra giải pháp

Theo thực tế hằng năm

Điều tra dân cư, KTXH

Sở tài nguyên Môi trường

 

2008- 2012

 

 

 

 

3

Lập bản đồ xác định nguy cơ sóng thần

Chủ động điều hành xử lý chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả

Điều chỉnh bố trí dân cư

Điều tra khảo sát các vùng của Tỉnh

Lắp đặt hê thống tiếp nhận cảnh báo

Sở tài nguyên Môi trường

 

2008- 2015

 

4

Lập bản đồ xác định nguy cơ bão, nước dâng sạt lở bờ sông, bờ biển 

Chủ động điều hành xử lý chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả

Điều chỉnh bố trí dân cư

Điều tra khảo sát các vùng của Tỉnh

Lắp đặt hê thống tiếp nhận cảnh báo

Sở tài nguyên Môi trường

 

2008 -2015

 

5

Lập bản đồ xác định nguy cơ và ứng phó sự cố tràn dầu

Chủ động điều hành xử lý chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả 

Điều tra khảo sát các vùng của Tỉnh

Lắp đặt hê thống tiếp nhận cảnh báo

Sở tài nguyên Môi trường

 

2008- 2015

 

6

Rà sóat, bổ sung qui họach hệ thống đê sông đê biển

Đầu tư phù hợp và đảm bảo an tòan

- Điều tra thực tế , quy hoạch hoàn chỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2008 - 2015

 

7

Rà sóat, bổ sung qui họach bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, bờ biển, ven biển

Giúp UBND các địa phương có phương án bảo vệ và tồng mới hợp lý.

- Điều tra thực tế, bổ sung thiếu sót trong quy hoạch;

- Lập phương án phát triển lâu dài, kế hoạch trồng mới các khu vực phòng hộ ven biển, bảo vệ khu dân cư an toàn

Sở Nông nghiệp và PTNT

hằng năm

 

8

Dự án chống xói lở bờ biển bằng công nghệ Stabiplage tại Lộc An

Đầu tư xây dựng công trình chống xói lở bằng công nghệ mới

Thiết kế chế tạo vật liệu mới geocomposite cộng hòa Pháp

Lắp đặt tại Lộc An 2

Sở khoa học công nghệ

23.000

2008-2009

 

9

Dự án thí điểm chỉnh trị ổn định luồng lạch tại cửa lấp TP Vũng Tàu

Nghiên cứu đề xúât PA khả thi khắc phục hiện tượng dich chuyển

- Thu thập hệ thốnh hóa, phân tích tài liệu kết quả nghiên cứu : nguyên nhân, cơ chế, và yếu tố dẫn đến xóai lở, bồi lấp.

- Đề xuất PA khắc phục

Sở khoa học công nghệ

1.000

2009-2011

 

10

Rà sóat, bổ sung qui họach xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiện tai

Cập nhật các qui họach ngành, qui hoạch kinh tế, điều chỉnh dân cư

Rà sóat qui họach dân cư, thủy lợi, giao thông, sử dụng đất…

Tổng hợp đề xuất giải pháp

Sở Xây dựng

2008-2015

 

11

Nghiên cứu qui họach vùng đệm sinh thái góp phần phát triển bền vững dải ven bờ

Xác định vùng đệm sinh thái nhẩm phát triển bền vững dải ven bờ

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên

- Mối tương quan giữa các qui họach, điều chỉnh thóat nước cấy xanh đô thị để đinh hướng

- Thiết kế trình diễn một số giải pháp kỹ thuật sinh thái

Sở khoa học công nghệ

850

2009-2011

 

12

Nghiên cứu xây dựng kế họach ứng phó sự cố bức xạ

Xây dựng kịch bản ứng phó và tổ chức diễn tập

- Điều tra đánh gía mối nguy từ các nguồn

- Xây dựng cơ chế phối hợp, ứng phó

- Xây dựng 3 kịch bản và kế họach diễn tập 

Sở khoa học công nghệ

350

2009-2010

 

13

Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng khu di dân dân cư cho những khu vực có nguy cơ cao, thường xảy ra ảnh hưởng thiên tai.

Giúp UBND các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai.

- Điều tra, khảo sát và bổ sung quy hoạch.

- Xét đầu tư xây dựng phù hợp, đảm bảo an toàn dân cư.

Các sở ngành và địa phương

thường xuyên hàng năm

 

IV

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp Tỉnh

 

 

 

 

 

1

Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ cấp Tỉnh

Nâng cao hiệu quả dự báo các lưu vực sông

- Xây dựng mạng lưới tram đo cảnh báo dự báo lũ.

- Xây dựng hệ thống thông tin dùng riêng

- Cũng cố lưu trữ hồ sơ các lưu vực.

- Xây dưng PA cảnh báo

Trung tâm dự báo KTTV Tỉnh;

(KP: 2,0 tỷ)

2013- 2015

 

V

Nâng cao nhận thức cộng đồng

 

 

 

 

 

1

Đào tạo tập huấn về thiên tai và biện pháp phòng tránh cho cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Tự chủ trong phòng tránh các khu vực thường bị ảnh hưởng

Tổ chức các lớp phổ biến trong nhân dân

UBND Huyện Thị, TP

Sở VH TT DL

Hằng năm

 

2

Tổ chức thông tin tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng

Phổ biến thông tin về thiên tai,nâng cao hiểu biết cho, tự chủ đối, hạn chế thiệt hại

-Tăng thời lượng phát sóng

- In ấn tờ rơi, áp phích, băng rôn phát cho dân

Đài phát thanh truyền hình

Sở VH TT DL

 

Hằng năm

 

VI

Chương trình trồng và bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

1

Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ,đặc dụng, sản xuất

Trồng và bảo vệ rừng

11.615 khối lượng

Trồng rừng chăm sóc khoanh nuôi rừng quản lý rừng

Sở NN&PTNT

6.622

2008-2010

 

2

Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê điều

Phá sóng tạo vùng đệm an tòan bảo vệ công trình

Đìêu tra qui hoạch các vùng đệm ven biển phù hợp với các lọai cây trồng

Sở NN&PTNT

 

Hằng năm

 

3

Trồng bảo vệ rừng ngập mặn ven biển

Bảo tồn phát triển rừng

Đìêu tra qui hoạch các vùng

Sở NN&PTNT

 

Hằng năm

 

VII

Chương trình tăng cường năng lực, quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

1

Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai cấp Tỉnh, Huyện, Xã

Nâng cao nhận thức, tham mưu điều hành

Tập huấn, hội thảo, tham quan học tâp

Các sở, ngành, địa phương

Hằng năm

 

2

Tăng cường năng lực cho các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh

Đủ sức thực hiện nhiệm vụ

Huấn luyện, diễn tập

 Trung tâm TKCN khu Vực III

Quân sự, Biên phòng, Lưc Lượng Xung kich các Sở ,ngành ,địa phương

Hằng năm

 

3

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ công tác phòng chống và GNTT

Đưa dự báo, cảnh báo thông tin nhanh

Sử dụnh công nghệ GIS

Khuyến khích sử dụng vât liệu mới, nhầm giảm nhẹ thiên tai

Các sở, ngành, địa phương

Hằng năm

 

4

Dự án mở rộng thiết bị bộ đàm vô tuyến phục vụ công tác điều hành phòng chống và GNTT

Tổ chức mạng dung riêng kết hợp với hệ thống sẳn có

- Từ Tỉnh đến các Huyện thị TP và sở, ngành cấp 1

- Từ Huyện thị đến Xã, Phường, thị trấn cấp 2

Sở Thông tin và truyền thông

1,86 tỉ

 2008-2009

 

5

Xây dựng chương trình đảm bảo an tòan cho trẻ em, người gìa yếu và tàn tật tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởnh bới thiên tai

Đảm bảo an tòan sinh mạng

Xây dựng khu dân cư tập trung

Giáo dục nhận thức phòng ngừa cho trẻ em.

Đảm bảo sinh họat tối thiểu nơi sơ tán

Chăm sóc y tế

Các sở, ngành, địa phương

Hằng năm

 

6

Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia công tác phòng chống và GNTT

Huy động mọi lực lượng

Tổ chức các đội tự nguyện về y tế, xe thồ, tàu thuyền…

Các sở, ngành, địa phương

Hằng năm

 

VIII

Biện pháp công trình

 

 

 

 

 

1

Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển

 

 

 

 

 

a

Đê Chu Hải

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, tránh hiện tượng triều cường dâng cao, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Tôn cao và cứng hóa mặt đê. Khối lượng bêtông ước tính là 16.800m3

41,000.00

2009-2012

 

b

Đê Phước Hòa

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, tránh hiện tượng triều cường dâng cao, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Tôn cao và cứng hóa mặt đê. Khối lượng bêtông ước tính là 9.500m3

23,000.00

2009-2012

 

c

Kè Phước Tỉnh

Tránh xói lở, bào mòn mái thượng lưu do sóng biển dâng cao, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định.

Nâng cấp mái thượng, hạ lưu bằng cách chít mạch lại mái bêtông và mái đá thượng hạ lưu, nâng cấp lại tường chắn sóng phía thượng lưu.

5,000.00

2009-2012

 

d

Đê bao Phước Bửu

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, tránh hiện tương nước lũ dâng cao, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng lưu bằng bêtông cốt thép. Tôn cao và cứng hóa mặt đê. Khối lượng bêtông ước tính là 3.681m3

9,000.00

2009-2012

 

e

Kè biển từ mủi Lò Vôi đến Đài tưởng niệm Võ Thị Sáu huyện Côn Đảo

Chống xói lỡ, xâm thực bờ biển Công Đảo.

Xây dựng mới kè biển theo cong nghệ mới chống triệt sóng và xâm thực.

UBND huyện Công Đảo ( 5,0 tỷ )

2008 – 2010

 

g

Đê hải Đăng TP Vũng Tàu

Cống xâm thực và nhiểm mặng

Nâng cấp đê nhằm đảm bảo ổn định dân sinh bên trong đê.

UBND TP Vũng Tàu ( 10,0 tỷ )

2008 - 2010

 

3

Chương trình xây dựng, nâng cấp các hồ chứa

 

 

 

 

 

 

Hồ Suối Môn

Đầu tư sửa chữa công trình đầu mối và kiên cố hóa kênh mương nhằm bảo đảm công trình vận hành an toàn cấp đủ nước tưới cho 250ha vụ Hè thu và vụ Mùa cho xã Long Tân.

Quy mô đầu tư: Nâng cấp mặt đập đất hồ Suối Môn; Sửa chữa tràn hồ Suối Môn; KCH kênh chính và kênh cấp 1 hồ Suối Môn; Sửa chữa tràn hồ Lồ Ồ nhỏ; Sửa chữa kênh thông hồ Lồ Ồ - Suối Môn kết hợp đường giao thông trên bờ trái; Sửa chữa nhà quản lý hồ Suối Môn.

12,130.45

2008 - 2010

 

 

Hồ Xuyên Mộc

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.678m3

8,000.00

2012-2016

 

 

Hồ Đá Bàng

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 2.528m3

8,000.00

2008-2012

 

 

Hồ Tầm Bó

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.962m3

8,000.00

2012-2016

 

 

Hồ Suối Các

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.520m3

6,000.00

2009-2012

 

 

Hồ Suối Giàu

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.818m3

6,000.00

2008-2012

 

 

Hồ Lồ Ồ

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.697m3

6,000.00

2012-2016

 

 

Hồ Kim Long

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 2.444m3

6,000.00

2008-2012

 

 

Hồ Gia Hoét I

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 2.443m3

6,000.00

2009-2012

 

 

Hồ Châu Pha

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 1.024m3

4,000.00

2013-2020

 

 

Hồ Núi Nhan

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Nâng cấp, cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 711m3

4,000.00

2012-2020

 

 

Hồ Đá Đen

Tránh xói lở mái đập thượng lưu, đảm bảo cho công trình làm việc an toàn, ổn định, tham gia điều tiết dòng chảy phía hạ lưu công trình.

Cứng hóa mái đập thượng, hạ lưu bằng bêtông cốt thép. Khối lượng bêtông ước tính là 2.985m3

10,000.00

2010-2020

 

 

Cải tạo nâng cấp Hồ Quang Trung 2 Côn Đảo

Tăng hiệu quả công trình, phục vụ nước sinh hoạt ở huyện đảo.

Đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt

5,0tỷ

2008-1010

 

 

Chương trình xây dựng hệ thống các khu neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão

An tòan cho tàu thuyền

Khu neo đậu trú bão Côn Đảo; (165,0 tỷ )

Khu neo đậu trú bão Sông dinh TP Vũng Tàu;(175,0 tỷ đồng )

Khu neo đậu trú bão Bến lội Bình Châu, huyện Xuyên Mộc; (146,3 tỷ )

Khu neo đậu trú bão Cữa lấp-Phước Tỉnh, Long Điền; (180,0 )

Khu neo đậu trú bão Lộc An, Đất Đỏ; ( 170,0 )

Sở Nông nghiệp và PTNT

- 165,0 tỷ;

- 175,0 tỷ ;

- 146,3 tỷ ;

- 180,0 tỷ ;

- 170,0 tỷ ;

2008 - 2012

 

IX

Chương trình mở rộng khẩu độ cầu, cổng trên hệ thống đường bộ, dường sắt đảm bảo thóat lũ

 

 

 

 

 

 

Chướng trình xây dựng hồ chứa điều tiết dòng chảy, tham gia cắt lũ

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác