Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 45/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 08/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/01/2014 | Số công báo: | 139-140 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 45/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 08/01/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/01/2014 |
Số công báo: | 139-140 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm chỉ đạo:
a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học.
c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.
d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
e) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.
2. Mục tiêu đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo vệ hệ sinh thái các đầm phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng Đông Bắc.
- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào hoạt động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.
- Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng địa lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.
- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02 vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 ha nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật.
3. Định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.
1. Đến năm 2020:
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 theo 08 vùng địa lý trên phạm vi cả nước theo 04 đối tượng, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học, cụ thể như sau:
a) Vùng Đông Bắc:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Gâm; hệ sinh thái núi đá vôi tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh; hệ sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng (Quảng Ninh).
- Chuyển tiếp 36 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 265.800 ha.
- Nâng cấp và thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật và 01 vườn cây thuốc.
- Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 506 ha kết nối các sinh cảnh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Vườn quốc gia Ba Bể.
b) Vùng Tây Bắc:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Đà, sông Mã; rừng ở các đai cao trên 1.500 m tại Lào Cai, Sơn La.
- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 261.500 ha.
- Nâng cấp, thành lập 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.
c) Vùng đồng bằng sông Hồng:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên tại Hải Phòng, Thái Bình; các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng tại Ninh Bình, Nam Định.
- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 88.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 08 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật, 01 vườn cây thuốc và 03 ngân hàng gen.
d) Vùng Bắc Trung Bộ:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh tại Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng tự nhiên lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh; rừng ngập mặn ven biển tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa; hệ sinh thái núi đá vôi ở Thanh Hóa và Quảng Bình; hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại Thừa Thiên Huế.
- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 630.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.
đ) Vùng Nam Trung Bộ:
- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Cái (tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa), sông Côn, sông Đà Rằng, sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn; hệ sinh thái rừng khộp tại Ninh Sơn (Ninh Thuận), Hoàn Giao (Khánh Hòa); các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm, Ninh Hải, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triền, vịnh Vân Phong; hệ sinh thái đất ngập nước khu vực đầm Thị Nại, Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan, Nha Phu.
- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 347.000 ha.
- Thành lập và đưa vào hoạt động 03 hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn tại vùng Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 118.700 ha.
e) Vùng Tây Nguyên:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh gồm: rừng trên núi trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá (rừng bằng lăng), rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp); rừng tự nhiên lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai.
- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 461.000 ha.
- Nâng cấp, thành lập 03 trung tâm cứu hộ động vật.
g) Vùng Đông Nam Bộ:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cà Ná, Côn Đảo; hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm Thị Nại, rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 212.200 ha.
- Nâng cấp, thành lập 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 02 vườn thực vật, 01 vườn cây thuốc và 01 vườn động vật.
h) Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Bảo vệ và phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc; các hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư.
- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 106.500 ha.
- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật.
i) Giai đoạn từ 2016 - 2020, định hướng quy hoạch thành lập mới 46 khu bảo tồn với diện tích khoảng 567.000 ha từ quỹ đất tăng thêm trên cơ sở kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua. Cụ thể như sau: 06 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 81.300 ha tại vùng Đông Bắc; 02 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 35.000 ha tại vùng Tây Bắc; 07 khu bảo tồn mới với diện tích dự kiến khoảng 63.150 ha tại vùng đồng bằng sông Hồng; 07 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 140.000 ha tại vùng Bắc Trung Bộ; 08 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 113.000 ha tại vùng Nam Trung Bộ; 03 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 57.100 ha tại vùng Tây Nguyên; 04 khu bảo tồn với diện tích khoảng 43.600 ha tại vùng Đông Nam Bộ; 09 khu bảo tồn với diện tích khoảng 33.500 ha tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
k) Danh mục các khu bảo tồn đã chuyển tiếp sang hệ thống khu bảo tồn theo quy định của Luật đa dạng sinh học được nêu tại Phụ lục I của Quyết định này.
2. Định hướng đến năm 2030:
- Xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng; tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái.
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 20 khu bảo tồn mới với tổng diện tích dự kiến khoảng 128.000 ha, nâng tổng số khu bảo tồn đạt 219 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3.067.000 ha, được phân bố đều trên phạm vi cả nước.
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 12 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tổng số cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lên 38 cơ sở.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động 17 hành lang đa dạng sinh học, phân bố tại 08 vùng trên phạm vi cả nước với tổng diện tích dự kiến khoảng 445.000 ha.
B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
Phê duyệt về nguyên tắc 06 chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch (chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này).
1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; tiêu chí phân hạng, phân loại khu bảo tồn theo hệ sinh thái; thành lập khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.
2. Tăng cường hiệu quả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, trong đó chú trọng việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ trung ương đến địa phương.
3. Điều tra, nghiên cứu xác định các tiêu chí phân vùng sinh thái trên phạm vi cả nước; xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi. Tập trung các vùng có tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Điều tra, đánh giá sự phù hợp và nhu cầu thực tế về quỹ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện quy hoạch, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, đặc biệt với các nước có chung biên giới để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.
6. Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch được xác định cụ thể trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước; đồng thời khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính; xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu khác từ cấp trung ương đến địa phương.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả quy hoạch.
c) Hướng dẫn các địa phương rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên phạm vi cả nước; tổ chức tổng kết việc thực hiện quy hoạch vào năm 2020.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý của Bộ.
b) Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.
c) Thực hiện lồng ghép các nội dung quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Bố trí vốn đầu tư cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch.
b) Vận động các nguồn tài trợ quốc tế để thực hiện quy hoạch.
4. Bộ Tài chính
Trên cơ sở các nội dung quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kịp thời vốn ngân sách nhà nước để thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp của quy hoạch.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quy hoạch tại địa phương.
b) Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy hoạch; lập và phê duyệt dự án thành lập các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học tại địa phương theo phân cấp.
d) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác các giá trị của đa dạng sinh học để phát triển kinh tế và ổn định đời sống người dân địa phương.
e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học.
g) Bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do trung ương cấp để thực hiện quy hoạch.
h) Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Quy hoạch này thay thế Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước nêu tại Phụ lục I của Quyết định này thay thế quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa có cùng vị trí, tên địa danh đã được quy hoạch tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH
MỤC CÁC KHU BẢO TỒN QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08
tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên |
Tỉnh |
Diện tích quy hoạch (ha) |
Phân hạng |
Phân loại |
Phân cấp quản lý |
Phân kỳ quy hoạch |
Ghi chú |
Vùng Đông Bắc |
||||||||
1. |
ATK Định Hoá |
Thái Nguyên |
8.728 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
2. |
Ba Bể |
Bắc Cạn |
10.048 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
3. |
Bắc Mê |
Hà Giang |
9.042,5 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
4. |
Bái Tử Long |
Quảng Ninh |
15.600 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
5. |
Bản Giốc |
Cao Bằng |
566 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
6. |
Bát Đại Sơn |
Hà Giang |
4.531,2 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
7. |
Cát Bà |
Hải Phòng |
15.331,6 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
8. |
Chạm Chu |
Tuyên Quang |
15.902,1 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
9. |
Cô Tô |
Quảng Ninh |
7.850 |
Vườn quốc gia |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
10. |
Đá Bàn |
Tuyên Quang |
119,6 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
11. |
Đảo Trần |
Quảng Ninh |
4.200 |
Bảo vệ cảnh quan |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
12. |
Đền Hùng |
Phú Thọ |
538 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
13. |
Đồng Sơn - Kỳ Thượng |
Quảng Ninh |
14.851 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
14. |
Du Già |
Hà Giang |
11.540,1 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
15. |
Hữu Liên |
Lạng Sơn |
8.293 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
16. |
Khau Ca |
Hà Giang |
2.010,4 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
17. |
Khuôn Hà - Thượng Lâm |
Tuyên Quang |
19.220 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
18. |
Quản Bạ |
Hà Giang |
5.000 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
19. |
Chi Sán |
Hà Giang |
5.300 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
20. |
Khu vực ngã ba sông Đà - Lô - Thao |
Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội |
24.000 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
21 |
Kim Bình |
Tuyên Quang |
210,8 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
22. |
Kim Hỷ |
Bắc Kạn |
14.772 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
23. |
Lam Sơn |
Cao Bằng |
75 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
24. |
Na Hang |
Tuyên Quang |
22.401,5 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
25. |
Nam Xuân Lạc |
Bắc Kạn |
1.788 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
26. |
Núi Lăng Đồn |
Cao Bằng |
1.149 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
27. |
Núi Nả |
Phú Thọ |
670 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
28. |
Núi Pia Oắc |
Cao Bằng |
12.261 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
29. |
Pắc Bó |
Cao Bằng |
1.137 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
30. |
Phong Quang |
Hà Giang |
7.910,9 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
31. |
Suối Mỡ |
Bắc Giang |
1.207,1 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
32. |
Tam Đảo |
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang |
29.515,03 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
33. |
Tân Trào |
Tuyên Quang |
4.187,3 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
34. |
Tây Côn Lĩnh |
Hà Giang |
14.489,3 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
35. |
Tây Yên Tử |
Bắc Giang |
12.172,22 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
36. |
Thần Sa - Phượng Hoàng |
Thái Nguyên |
17.639 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
37. |
Thăng Hen |
Cao Bằng |
372 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
38. |
Trần Hưng Đạo |
Cao Bằng |
1.143 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
39. |
Trùng Khánh |
Cao Bằng |
10.000 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
40. |
Vùng cửa sông Tiên Yên |
Quảng Ninh |
21.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
41. |
Xuân Sơn |
Phú Thọ |
15.048 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
42. |
Yên Lập |
Phú Thọ |
330 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
43. |
Yên Tử |
Quảng Ninh |
2.687 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Tây Bắc |
||||||||
44. |
Chế Tạo |
Yên Bái |
20.108,2 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
45. |
Copia |
Sơn La |
6.311 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
46. |
Hang Kia - Pà Cò |
Hoà Bình |
5.257,77 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
47. |
Hoàng Liên |
Lào Cai, Lai Châu |
28.500,1 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
48. |
Hoàng Liên - Bát Xát |
Lào Cai |
15.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
49. |
Mường La |
Sơn La |
20.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
50. |
Mường Nhé |
Điện Biên |
44.940,30 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
51. |
Mường Phăng |
Điện Biên |
935,88 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
52. |
Mường Tè |
Lai Châu |
33.775 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
53. |
Nà Hẩu |
Yên Bái |
16.399,92 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
54. |
Ngọc Sơn - Ngổ Luông |
Hoà Bình |
15.890,63 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
55. |
Phu Canh |
Hoà Bình |
5.647 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
56. |
Sốp Cộp |
Sơn La |
18.020 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
57. |
Tà Xùa |
Sơn La |
16.553 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
58. |
Thượng Tiến |
Hoà Bình |
5.872,99 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
59. |
Văn Bàn |
Lào Cai |
25.173 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
60. |
Xuân Nha |
Sơn La |
18.116 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng đồng bằng sông Hồng |
||||||||
61. |
Ba Vì |
Hà Nội, Hòa Bình |
10.749,7 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
62. |
Quan Sơn |
Hà Nội |
2741 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
63. |
Bạch Long Vĩ |
Hải Phòng |
20.700 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
64. |
Chùa Thầy |
Hà Nội |
37,13 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
65. |
Côn Sơn Kiếp Bạc |
Hải Dương |
1.216,9 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
66. |
Cửa sông Hồng |
Nam Định - Thái Bình |
40.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
67. |
Cửa sông Thái Bình |
Hải Phòng - Thái Bình |
2.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
68. |
Cửa sông Thái Thụy |
Thái Bình |
13.100 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
69. |
Cửa sông Văn Úc huyện Tiên Lãng |
Hải Phòng |
1.500 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
70. |
Cúc Phương |
Ninh Bình, Thanh Hóa, Hoà Bình |
22.405,9 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
71. |
Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn |
Hà Nội |
900 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
72. |
Hồ Hoàn Kiếm |
Hà Nội |
16 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
73. |
Hồ Suối Hai |
Hà Nội |
1.200 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
74. |
Hồ Tây |
Hà Nội |
440 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
75. |
Hoa Lư |
Ninh Bình |
2.985 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
76. |
Hương Sơn |
Hà Nội |
2.719,8 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
77. |
K9 - Lăng Hồ Chí Minh |
Hà Nội |
423 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
78. |
Đảo Cò |
Hải Dương |
31,673 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
79. |
Tiền Hải |
Thái Bình |
3.245 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
80. |
Vân Long |
Ninh Bình |
1.973,5 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
81. |
Vật Lại |
Hà Nội |
11,28 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
82. |
Xuân Thuỷ |
Nam Định |
7.100 |
Vườn quốc gia |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Bắc Trung Bộ |
||||||||
83. |
Bắc Hướng Hóa |
Quảng Trị |
23.456 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
84. |
Bạch Mã |
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam |
37.487 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
85. |
Bàu Sen |
Quảng Bình |
200 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
86. |
Bến En |
Thanh Hóa |
12.033 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
87. |
Cồn Cỏ |
Quảng Trị |
4.400 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
88. |
Đakrông |
Quảng Trị |
40.526 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
89. |
Đường Hồ Chí Minh |
Quảng Trị |
5.680 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
90. |
Hải Vân - Sơn Chà |
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng |
17.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
91. |
Hồ Cẩm Khanh |
Quảng Bình |
8.590 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
92. |
Hòn Mê |
Thanh Hóa |
6.700 |
Bảo vệ cảnh quan |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
93. |
Hương Nguyên |
Thừa Thiên Huế |
10.310,5 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
94. |
Kẻ Gỗ |
Hà Tĩnh |
21.759 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
95. |
Giăng Màn |
Quảng Bình, Hà Tĩnh |
20.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Trung ương |
2030 |
Thành lập mới |
96. |
Rừng sến Tam Quy |
Thanh Hóa |
518,5 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
97. |
Khu bảo tồn Sao La |
Thừa Thiên Huế |
12.153 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
98. |
Khe Nét |
Quảng Bình |
26.800 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
99. |
Khe nước trong |
Quảng Bình |
19.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
100. |
Puxilaileng |
Nghệ An |
50.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
101. |
Núi Chung |
Nghệ An |
628,3 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
102. |
Núi Thần Đinh (Chùa Non) |
Quảng Bình |
136 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
103. |
Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai |
Thừa Thiên Huế |
20.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
104. |
Phong Điền |
Thừa Thiên Huế |
30.262,8 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
105. |
Phong Nha Kẻ Bàng |
Quảng Bình |
125.362 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
106. |
Pù Hoạt |
Nghệ An |
35.723 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
107. |
Pù Hu |
Thanh Hóa |
23.028,2 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
108. |
Pù Huống |
Nghệ An |
40.127,7 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
109. |
Pù Luông |
Thanh Hóa |
16.902,3 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
110. |
Pù Mát |
Nghệ An |
93.524,7 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
111. |
Rú Lịnh |
Quảng Trị |
270 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
112. |
Vũ Quang |
Hà Tĩnh |
52.882 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
113. |
Xuân Liên |
Thanh Hóa |
23.475 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Nam Trung Bộ |
||||||||
114. |
An Toàn |
Bình Định |
22.545 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
115. |
Bà Nà - Núi Chúa |
Quảng Nam |
2.753 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
116. |
Bà Nà - Núi Chúa |
Đà Nẵng |
30.206,3 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
117. |
Bán đảo Sơn Trà |
Đà Nẵng |
3.871 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
118. |
Cù Lao Chàm |
Quảng Nam |
1.490 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
119. |
Cù Lao Chàm |
Quảng Nam |
8.265 |
Bảo vệ cảnh quan |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
120. |
Đầm Cù Mông |
Phú Yên |
3.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
121. |
Đầm Nại |
Ninh Thuận |
700 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
122. |
Đầm Ô Loan |
Phú Yên |
1.570 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
123. |
Đầm Thị Nại |
Bình Định |
5.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
124. |
Đầm Trà Ổ |
Bình Định |
1.600 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
125. |
Đầm Trà Ổ |
Bình Định |
10.000 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
126. |
Đèo Cả - Hòn Nưa |
Phú Yên |
5.768,2 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
127. |
Hồ Sông Hinh |
Phú Yên |
500 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
128. |
Hòn Bà |
Khánh Hòa |
19.164,48 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
129. |
Hòn Cau |
Bình Thuận |
12.500 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
130. |
Hòn Hèo |
Khánh Hòa |
7.000 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
131. |
Khu bảo tồn Sao La |
Quảng Nam |
15.822 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
132. |
Khu Tây huyện Ba Tơ |
Quảng Ngãi |
39.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
133. |
Krông Trai |
Phú Yên |
13.392 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
134. |
Lý Sơn |
Quảng Ngãi |
7925 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
135. |
Nam Hải Vân |
Đà Nẵng |
3.397,3 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
136. |
Nam Yết |
Khánh Hòa |
35.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
137. |
Ngọc Linh |
Quảng Nam |
17.576 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
138. |
Núi Bà |
Bình Định |
2.384 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
139. |
Núi Chúa |
Ninh Thuận |
29.865 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
140. |
Núi Ông |
Bình Thuận |
23.834 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
141. |
Phú Quý |
Bình Thuận |
18.980 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
142. |
Phước Bình |
Ninh Thuận |
19.814 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
143. |
Quy Hòa - Ghềnh Ráng |
Bình Định |
2.163 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
144. |
Sơn Thái - Giang Ly |
Khánh Hòa |
10.500 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
145. |
Sông Thanh |
Quảng Nam |
79.694 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
146. |
Tà Kóu |
Bình Thuận |
8.407 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
147. |
Trà Bồng |
Quảng Ngãi |
1.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
148. |
Vịnh Nha Trang |
Khánh Hòa |
15.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
149. |
Vườn Cam Nguyễn Huệ |
Bình Định |
752 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Tây Nguyên |
||||||||
150. |
Bidoup - Núi Bà |
Lâm Đồng |
55.968 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
151. |
Biển Hồ |
Gia Lai |
600 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
152. |
Chư Mom Rây |
Kon Tum |
56.434,2 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
153. |
Chư Yang Sin |
Đắk Lắk |
59.316,1 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
154. |
Đắk Uy |
Kon Tum |
659,5 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
155. |
Đray Sáp - Gia Long |
Đắk Nông |
1.515,2 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
156. |
Ea Ral |
Đắk Lắk |
49 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
157. |
Ea Sô |
Đắk Lắk |
24.017 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
158. |
Hồ Ialy |
Gia Lai |
6.450 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
159. |
Hồ Lắk |
Đắk Lắk |
9.478,3 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
160. |
Hồ Yaun hạ |
Gia Lai |
700 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
161. |
Ayun Pa |
Gia Lai |
50.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
162. |
Kon Chư Răng |
Gia Lai |
15.446 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
163. |
Kon Ka Kinh |
Gia Lai |
39.955 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
164. |
Nam Ca |
Đắk Lắk |
21.912,3 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
165. |
Nam Nung |
Đắk Nông |
10.912 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
166. |
Ngọc Linh |
Kon Tum |
38.109,4 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
167. |
Sông Se San - hồ Ialy |
Gia Lai |
6.500 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
168. |
Tà Đùng |
Đắk Nông |
17.915,2 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
169. |
Trấp Ksơ |
Đắk Lắk |
100 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
170. |
Yok Đôn |
Đắk Lắk |
109.196 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Đông Nam Bộ |
||||||||
171. |
Bình Châu Phước Bửu |
Bà Rịa- Vũng Tàu |
10.905 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
172. |
Bù Gia Mập |
Bình Phước |
25.926 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
173. |
Căn cứ Châu Thành |
Tây Ninh |
147 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
174. |
Căn cứ Đồng Rùm |
Tây Ninh |
32 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
175. |
Cát Tiên |
Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước |
71.457 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Trung ương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
176. |
Chàng Riệc |
Tây Ninh |
9.122 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
177. |
Côn Đảo |
Bà Rịa- Vũng Tàu |
19.991 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
178. |
Cửa sông Đồng Nai |
Bà Rịa- Vũng Tàu |
10.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
179. |
Lò Gò Sa Mát |
Tây Ninh |
18.345 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
180. |
Núi Bà Đen |
Tây Ninh |
1.545 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
181. |
Núi Bà Rá |
Bình Phước |
1.056 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
182. |
Sông Bé - hồ Thác Mơ |
Bình Phước |
1.000 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
183. |
Sông Đồng Nai - hồ Trị An |
Đồng Nai |
32.300 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
184. |
Sông Sài Gòn - hồ Dầu Tiếng |
Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương |
300 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Trung ương |
2020 |
Thành lập mới |
185. |
Vĩnh Cửu |
Đồng Nai |
53.850,3 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
||||||||
186. |
Ấp Canh Điền |
Bạc Liêu |
363 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
187. |
Búng Bình Thiên |
An Giang |
500 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
188. |
Cụm đảo Thổ Chu |
Kiên Giang |
20.000 |
Dự trữ thiên nhiên |
Biển |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
189. |
Đầm Đông Hồ |
Kiên Giang |
1.597 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
190. |
Đầm Thị Tường |
Cà Mau |
700 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
191. |
Gò Tháp |
Đồng Tháp |
289,8 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
192. |
Hòn Chông |
Kiên Giang |
964,7 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
193. |
Khu bảo tồn biển Phú Quốc |
Kiên Giang |
2.881,47 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Biển |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
194. |
Ven biển cù lao An Hóa |
Bến Tre |
10.000 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
195. |
Vùng cửa sông Hàm Luông |
Bến Tre |
10.000 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
196. |
Khu bảo tồn rừng ngập mặn Long Khánh |
Trà Vinh |
868,1 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
197. |
Khu sinh thái Đồng Tháp Mười |
Tiền Giang |
623 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
198. |
Vùng cửa sông Ba Lai |
Bến Tre |
10.000 |
Bảo vệ cảnh quan |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
199. |
Rừng Tràm huyện Tri Tôn |
An Giang |
1.900 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
200. |
Rừng ngập mặn Cù Lao Dung |
Sóc Trăng |
25.333,7 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
201. |
Láng Sen |
Long An |
5.030 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
202. |
Lung Ngọc Hoàng |
Hậu Giang |
790,64 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
203. |
Mũi Cà Mau |
Cà Mau |
41.089 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
204. |
Núi đá vôi Kiên Lương |
Kiên Giang |
929,1 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
205. |
Núi Sam |
An Giang |
171 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
206. |
Phú Mỹ |
Kiên Giang |
1.106,3 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
207. |
Phú Quốc |
Kiên Giang |
29.135,9 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
208. |
Rừng cụm đảo Hòn Khoai |
Cà Mau |
621 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
209. |
Rừng tràm Trà Sư |
An Giang |
850 |
Dự trữ thiên nhiên |
Đất ngập nước |
Địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
210. |
Sân Chim đầm Dơi |
Cà Mau |
130 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
211. |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
2.584 |
Dự trữ thiên nhiên |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
212. |
Thoại Sơn |
An Giang |
370,5 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
213. |
Trà Sư |
An Giang |
844,1 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
214. |
Tràm Chim |
Đồng Tháp |
7.313 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
215. |
Tức Dụp |
An Giang |
200 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
216. |
U Minh Hạ |
Cà Mau |
7.926 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
217. |
U Minh Thượng |
Kiên Giang |
8.038 |
Vườn quốc gia |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
218. |
Vườn Chim Bạc Liêu |
Bạc Liêu |
385 |
Bảo tồn loài và sinh cảnh |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
219. |
Xẻo Quýt |
Đồng Tháp |
50 |
Bảo vệ cảnh quan |
Trên cạn |
Địa phương |
2020 |
Đã chuyển tiếp |
DANH
MỤC CÁC CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên |
Loại hình |
Cơ quan chủ quản |
Tỉnh, thành phố |
Diện tích quy hoạch (ha) |
Phân kỳ quy hoạch |
Vùng Đông Bắc |
||||||
1. |
Vườn thực vật Mê Linh |
Vườn thực vật |
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
Vĩnh Phúc |
170 |
2020 |
2. |
Trung tâm cứu hộ động vật vườn quốc gia Tam Đảo |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Tam Đảo |
Vĩnh Phúc |
05 |
2020 |
3. |
Vườn cây thuốc tại Tam Đảo |
Vườn cây thuốc |
Viện Dược liệu |
Vĩnh Phúc |
1,5 |
2020 |
4. |
Vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử |
Vườn cây thuốc |
|
Quảng Ninh |
270 |
2030 |
5. |
Vườn thực vật An Phụ |
Vườn thực vật |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hải Dương |
Hải Dương |
20 |
2030 |
6. |
Vườn thực vật Cầu Hai |
Vườn thực vật |
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Cầu Hai |
Phú Thọ |
700,8 |
2030 |
7. |
Vườn thực vật Côn Sơn |
Vườn thực vật |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hải Dương |
Hải Dương |
35,5 |
2030 |
Vùng Tây Bắc |
||||||
8. |
Trung tâm cứu hộ động vật Hoàng Liên - Sa Pa |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Hoàng Liên |
Lào Cai |
05 |
2020 |
9. |
Vườn cây thuốc tại Sa Pa |
Vườn cây thuốc |
Viện Dược liệu |
Lào Cai |
03 |
2020 |
Vùng Đồng bằng sông Hồng |
||||||
10. |
Hệ thống bảo tồn nguồn gen vật nuôi |
Ngân hàng gen |
Viện Chăn nuôi quốc gia |
Hà Nội và các tỉnh |
|
2020 |
11. |
Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia |
Ngân hàng gen |
Trung tâm Tài nguyên thực vật nông nghiệp (25 Viện, trung tâm nghiên cứu khác, gồm 3 ngân hàng gen hạt giống, 24 Ngân hàng gen đồng ruộng (các vườn sưu tập cây trồng) và một số Ngân hàng gen invitro) |
Hà Nội và các tỉnh |
100 |
2020 |
12. |
Hệ thống ngân hàng lưu trữ nguồn gen dược liệu (ngân hàng gen hạt và invitro) |
Ngân hàng gen |
Viện Dược liệu |
Hà Nội |
0,1 |
2020 |
13. |
Công ty giống cây trồng |
Ngân hàng gen |
Công ty giống cây trồng lâm nghiệp trung ương (9 đơn vị thành viên) |
Hà Nội và các tỉnh |
|
2030 |
14. |
Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội |
Hà Nội |
01 |
2020 |
15. |
Vườn thú Hà Nội |
Vườn động vật |
UBND Thành phố Hà Nội |
Hà Nội |
220 |
2020 |
16. |
Vườn Bách thảo Hà Nội |
Vườn thực vật |
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên - Công ty cây xanh Hà Nội |
Hà Nội |
10 |
2020 |
17. |
Vườn cây thuốc tại Hà Nội |
Vườn cây thuốc |
Viện Dược liệu |
Hà Nội |
05 |
2020 |
18. |
Vườn thực vật Núi Luốt |
Vườn thực vật |
Trường Đại học lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Hà Nội |
100 |
2030 |
19. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Cúc Phương |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Cúc Phương |
Ninh Bình |
04 |
2020 |
Vùng Bắc Trung Bộ |
||||||
20. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Phong Nha |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Phong Nha |
Quảng Bình |
05 |
2020 |
21. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Pù Mát |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Pù Mát |
Nghệ An |
05 |
2020 |
22. |
Vườn cây thuốc tại Thanh Hóa |
Vườn cây thuốc |
Viện Dược liệu |
Thanh Hóa |
05 |
2020 |
23. |
Vườn thực vật ngoại vi Vườn quốc gia Pù Mát |
Vườn thực vật |
Vườn quốc gia Pù Mát |
Nghệ An |
53,65 |
2030 |
24. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Bến En |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Bến En |
Thanh Hóa |
05 |
2030 |
Vùng Nam Trung Bộ |
||||||
25. |
Công viên động vật biển/ Trạm cứu hộ động vật biển |
Vườn động vật |
UBND tỉnh Khánh Hòa |
Nha Trang |
Thành lập mới |
2030 |
26. |
Trung tâm cứu hộ động vật khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh |
Quảng Nam |
05 |
2030 |
Vùng Tây Nguyên |
||||||
27. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà |
Lâm Đồng |
5 |
2020 |
28. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
Gia Lai |
50 |
2020 |
29. |
Vườn thực vật Lang Hanh |
Vườn thực vật |
Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Lang Hanh |
Lâm Đồng |
105 |
2030 |
30. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Chư Mom Ray |
Kon Tum |
80 |
2020 |
Vùng Đông Nam Bộ |
||||||
31. |
Vườn cây thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh |
Vườn cây thuốc |
Viện Dược liệu |
Thành phố Hồ Chí Minh |
1,2 |
2020 |
32. |
Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Cát Tiên |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Vườn quốc gia Cát Tiên |
Đồng Nai |
240 |
2020 |
33. |
Trung tâm cứu hộ động vật Củ Chi |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
0,4 |
2020 |
34. |
Thảo Cầm Viên |
Vườn động vật |
UBND Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
200 |
2020 |
35. |
Thảo cầm Viên Sài Gòn |
Vườn thực vật |
UBND Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
33 |
2020 |
36. |
Vườn thực vật Củ Chi |
Vườn thực vật |
UBND Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
219,39 |
2020 |
37. |
Vườn thực vật Trảng Bom |
Vườn thực vật |
Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
Đồng Nai |
07 |
2030 |
Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
||||||
38. |
Trạm cứu hộ động vật Hòn Me |
Trung tâm cứu hộ động vật |
Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang |
Kiên Giang |
0.1 |
2020 |
DANH
MỤC CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên |
Tỉnh |
Diện tích (ha) |
Phân kỳ quy hoạch |
Mục đích thành lập |
Vùng Đông Bắc |
|||||
1. |
Na Hang - Ba Bể |
Tuyên Quang |
506 |
2020 |
Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
2. |
Bắc Mê - Du Già |
Hà Giang |
5.601 |
2030 |
Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
3. |
Bắc Mê - Khau Ca |
Hà Giang |
7.576 |
2030 |
- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái. - Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm. |
4. |
Khau Ca - Du Già |
Hà Giang |
360 |
2030 |
- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái. - Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm. - Diện tích nhỏ, tính khả thi cao. |
5. |
Na Hang - Bắc Mê |
Tuyên Quang, Hà Giang |
17.847 |
2030 |
- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng, hành lang đi qua khu vực còn tồn tại một quần thể Voọc đen má trắng có ý nghĩa bảo tồn. - Hỗ trợ quá trình di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng Tây Bắc |
|||||
6. |
Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông |
Hòa Bình |
622 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. - Diện tích nhỏ, tính khả thi cao. - Hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin di truyền giữa các quần thể Voọc mông trắng bị cách ly. |
7. |
Pù Luông - Hang Kia - Pà Cò |
Hòa Bình |
19.141 |
2030 |
Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng đồng bằng sông Hồng |
|||||
8. |
Hành lang ven biển Bắc Bộ |
Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh |
20.056 |
2030 |
- Loại hình hành lang không liên tục (step-stone). - Đẩy nhanh quá trình tích tụ vật chất, nâng cao nền đất và giảm thiểu ảnh hưởng của nước biển dâng. - Hỗ trợ hình thành khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng sông Hồng. - Phòng tránh thiên tai (sóng biển). - Cung cấp nơi sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng Bắc Trung Bộ |
|||||
9. |
Khe Nét - Vũ Quang |
Hà Tĩnh, Quảng Bình |
88.786 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhóm Gà lôi đặc hữu có biên độ sinh thái hẹp. - Mở rộng vùng sống và sinh cảnh được ưu tiên bảo vệ cho quần thể Voi châu Á. - Đi qua khu vực núi Giăng Màn có tính đa dạng sinh học cao. |
10. |
Pù Hoạt - Xuân Liên |
Nghệ An |
17.318 |
2030 |
Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
11. |
Pù Huống - Pù Hoạt |
Nghệ An |
23.037 |
2030 |
- Hỗ trợ hình thành khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
12. |
Pù Mát - Pù Huống |
Nghệ An |
35.964 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
13. |
Vũ Quang - Pù Mát |
Hà Tĩnh, Nghệ An |
79.688 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng Nam Trung Bộ |
|||||
14. |
Đắk Rông - Bắc Hướng Hóa |
Quảng Trị |
15.451 |
2020 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt nhóm Gà và Linh trưởng có phạm vi phân bố hẹp. |
15. |
Sao La - Phong Điền |
Thừa Thiên Huế |
26.711 |
2020 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm (Ví dụ nhóm Linh trưởng ở Vườn quốc gia Bạch Mã). - Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
16. |
Sông Thanh - Sao La |
Quảng Nam |
76.579 |
2020 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
17. |
Ngọc Linh (Quảng Nam) Sông Thanh |
Quảng Nam |
9.633 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng Tây Nguyên |
|||||
18. |
Ngọc Linh - Ngọc Linh (Kon Tum) |
Kon Tum |
2.336 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
19. |
Kon Ka Kinh - Kon Cha Răng |
Gia Lai |
9.511 |
2030 |
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng Đông Nam Bộ |
|||||
20. |
Cát Tiên - Cát Lộc |
Đồng Nai |
16.722 |
2030 |
Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng (Bò tót). Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
|||||
21. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau |
90.222 |
2030 |
- Loại hình hành lang không liên tục (step-stone) kết nối các khu bảo tồn Mũi Cà Mau, sân chim Đầm Dơi, Thạnh Phú và Cần Giờ. - Nếu được hình thành sớm có thể đẩy nhanh quá trình tích tụ vật chất, nâng cao nền đất và giảm thiểu ảnh hưởng của nước biển dâng. - Phòng tránh thiên tai (sóng biển). - Cung cấp nơi sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế. - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. |
DANH
MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ SINH HỌC ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng
01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên chương trình, dự án ưu tiên |
Cơ quan chủ trì xây dựng và trình |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn mới theo quy định của Luật đa dạng sinh học |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các trường đại học, viện nghiên cứu |
2016-2020 |
2 |
Triển khai kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các trường đại học, viện nghiên cứu |
2015-2020 |
3 |
Quy hoạch chi tiết các hành lang đa dạng sinh học tại vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố, Ban quản lý khu bảo tồn |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2015 -2020 |
4 |
Đào tạo, tăng cường năng lực thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh; Ban quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học |
2014-2018 |
5 |
Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong khu bảo tồn, vùng đệm và hành lang đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Ban quản lý các khu bảo tồn; Các tổ chức chính trị, xã hội, khoa học liên quan. |
2015 -2020 |
6 |
Điều tra, nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá không gian về đa dạng sinh học phục vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các trường đại học, viện nghiên cứu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố |
2014-2020 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây