Quyết định 44/2005/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và chính sách đối với làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Quyết định 44/2005/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và chính sách đối với làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Số hiệu: | 44/2005/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Nguyễn Văn Hòa |
Ngày ban hành: | 29/12/2005 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 44/2005/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Nguyễn Văn Hòa |
Ngày ban hành: | 29/12/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2005/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 29 tháng 12 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH
PHÚC
Căn cứ luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 134/2004/NĐ- CP ngày 9 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ về khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 560/TTr-SCN ngày 26-10-2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tiêu chuẩn và một số chính sách đối với làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các sở ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ
TIÊU CHUẨN VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44 /2005/ QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2005
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương 1
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều1. Khái niệm làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:
1. Làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là làng nghề) là làng có ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) phát triển tới mức trở thành nguồn thu nhập quan trọng, nguồn sống chính của người dân trong làng.
2. Làng nghề được chia làm hai loại sau:
a) Làng nghề truyền thống: Là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời, sản phẩm được sản xuất có tính chất riêng biệt, còn tồn tại cho đến ngày nay và chủ yếu vẫn sản xuất theo công nghệ truyền thống.
b) Làng nghề mới: Là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu việc xây dựng tiêu chuẩn làng nghề:
1. Khuyến khích, động viên nhân dân các làng, xã, thị trấn trong tỉnh khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới để phát triển sản xuất CN-TTCN, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đãi giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2.Khuyến khích, động viên người lao động có tay nghề cao tại các làng nghề thi đua nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
3. Phát triển ngành nghề, làng nghề phải gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển CN-TTCN, bảo vệ môi trường của từng làng, từng xã.
Điều 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Qui định này chỉ áp dụng cho các làng, thôn và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là làng) thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 4. Tên làng nghề:
Tên của làng nghề phải được gắn với tên làng, nếu là nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển thì lấy tên nghề đó đặt tên cho làng nghề. Nếu là làng có nhiều nghề phát triển, thì lấy nghề nổi tiếng nhất hoặc nghề có giá trị sản xuất, thu nhập lớn nhất đặt tên cho làng nghề. Việc đặt tên làng nghề do nhân dân dân trong làng bàn bạc thống nhất và đề nghị UBND cấp xã trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Điều 5. Hội đồng xét công nhận:
Hội đồng xét công nhận Làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp. Sở Công nghiệp là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Hội đồng xét công nhận 2 năm họp 1 lần.
Chương II
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu làng nghề:
Làng có đủ tiêu chuẩn sau đây được xét công nhận làng nghề:
1. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh và địa phương.
2. Làng có trên 30% số hộ gia đình hoặc trên 50% số lao động tham gia sản xuất CN-TTCN.
3.Giá trị sản xuất của ngành nghề CN-TTCN chiếm tỉ trọng trên 50% tổng giá trị sản xuất của làng.
Điều 7. Tiêu chuẩn xét công nhận làng nghề truyền thống:
Làng có đủ tiêu chuẩn sau đây được xét công nhận làng nghề truyền thống:
1. Làng đã đạt được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6;
2. Làng đã có nghề truyền thống đã hình thành ít nhất là 50 năm;
3. Sản phẩm của làng được sản xuất có tính chất riêng biệt, còn tồn tại cho đến ngày nay và hiện nay phần lớn sản phẩm được làm ra theo công nghệ truyền thống đó.
Điều 8. Trình tự thủ tục xét duyệt công nhận làng nghề:
1.Các làng có nghề CN-TTCN phát triển muốn được công nhận đạt chuẩn làng nghề phải đăng ký xây dựng làng nghề với UBND huyện, thị xã và Sở Công nghiệp.
2. Nếu đạt tiêu chuẩn như Điều 6, Điều 7 của Quy định này thì UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề gửi UBND cấp huyện.
3. UBND cấp huyện tổng hợp, xem xét hồ sơ do UBND cấp xã gửi đến, xác nhận, lập văn bản đề nghị và gửi hồ sơ về Sở Công nghiệp thẩm định báo cáo Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh trình UBND tỉnh.
4. Hồ sơ xét công nhận làng nghề gửi về Sở Công nghiệp bao gồm:
a) Đơn của làng đề nghị công nhận làng nghề;
b) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng 02 năm liền kề năm xét duyệt;
c) Tờ trình của UBND cấp xã;
d) Công văn đề nghị của UBND cấp huyện.
Điều 9. Quyền lợi của làng nghề:
1. Mỗi làng nghề đạt chuẩn được UBND tỉnh tặng bằng công nhận Làng nghề truyền thống, kèm theo tiền thưởng hỗ trợ một lần là 50 triệu đồng (năm mươi triệu đồng) lấy từ nguồn ngân sách tỉnh.
2. Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng nghề được hưởng chế độ ưu đãi về phát triển nghề và làng nghề của tỉnh và các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước, được ưu tiên hưởng chính sách khuyến công.
3. Được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền công nghiệp theo qui định hiện hành.
4. Được ưu tiên trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.
Điều 10. Trách nhiệm của làng nghề:
1. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của tỉnh và địa phương về phát triển ngành nghề, làng nghề.
2. Tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
3. Du nhập thêm nghề mới, đặc biệt là nghề thu hút nhiều lao động, sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản xuất của làng nghề phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Phân công trách nhiệm:
1. UBND cấp xã có trách nhiệm: Tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng phát triển ngành nghề, gắn với xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết về tình hình hoạt động của các làng nghề, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo để không ngừng phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới vào địa bàn.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm: Tổ chức hướng dẫn các địa phương cơ sở không ngừng phát huy thế mạnh, khôi phục phát triển nghề truyền thống, du nhập nghề mới để xây dựng nhiều làng nghề; quan tâm phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi trong sự nghiệp phát triển nghề và làng nghề.
3. Hàng năm Sở Công nghiệp phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã tiến hành tổng kết việc phát triển làng nghề, du nhập nghề mới gắn với công tác tổng kết hoạt động CN-TTCN của địa phương.
4. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp để thực hiện tốt qui định này.
Điều 12. Điều khoản thi hành:
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các sở ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các làng nghề phản ánh về Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây