491545

Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành

491545
LawNet .vn

Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu: 422/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 19/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 422/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 19/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 422/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 19 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Nghị quyết s 03-NQ/TU ngày 03/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển rừng bền vng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 632/TTr-SNN ngày 09/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu Đề án đề ra; tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nhũng giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Lao động - Thương binh & Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Trọng Hải

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 906.872,77 ha, trong đó có 520.027,4 ha đất lâm nghiệp chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rng hiện có là 462.413,7 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 50,89%; với vị trí đầu nguồn Sông Đà, rừng của tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp, điều tiết nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho vùng hạ lưu, đồng thời còn giúp điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn của Quốc gia như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát. Bên cạnh đó rừng của tỉnh còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và cung cấp nước cho các công trình thủy điện và quốc phòng - an ninh; chất lượng rừng chưa cao, diện tích rừng giàu, rừng trung bình còn thấp, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi. Phát triển rừng sản xuất còn chậm; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ; nhiều diện tích rừng trồng có tỷ lệ cây sống thấp, tỷ lệ rừng trồng chưa thành rừng còn cao.

- Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng rừng còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; chưa tạo được lợi thế để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.

- Tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi.

- Việc giao đất, quản lý đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập. Công tác giao rừng, phân định ranh giới rừng chưa được thực hiện.

- G rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ lớn để phục vụ sản xuất; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú. Hạ tầng lâm sinh còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.

Xuất phát từ thực trạng trên, trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên cần có các giải pháp lâu dài, đng bộ, đng thời cn có sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tổ chức thực hiện đồng bộ và tích cực của các sở, ngành, địa phương và sự tham gia tích cực của Nhân dân, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh để phát triển rừng bền vững. Vì vậy, việc xây dựng Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để tổ chức triển khai thực hiện rất cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Văn bản của Trung ương

- Luật Đất đai năm 2013; Luật Lâm nghiệp năm 2017;

- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT);

- Các Nghị quyết của Quốc hội: Số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

- Các Nghị định của Chính phủ: Số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; s 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 về việc phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng; số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị;

- Ch thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu;

- Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Lai Châu năm 2015;

- Kế hoạch số 1628/KH-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP, ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Phần II

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

I. VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Lai Châu là một tỉnh đầu nguồn Sông Đà nơi điều tiết, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho vùng hạ lưu và đặc biệt là các công trình thủy điện Quốc gia như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình... Diện tích rừng của tỉnh có vai trò rt quan trọng trong quốc phòng, an ninh; vị trí của tỉnh thuận lợi cho sản phẩm lâm nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh.

2. Địa hình, đất đai

Lai Châu có địa hình phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vôi có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang động và sóng suối ngầm), chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiu cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa).

Lai Châu có 6 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá, trong đó: Nhóm đất Feralit đỏ vàng có diện tích 498.947 ha, chiếm 55,03% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trong tỉnh tại các vùng đồi núi có độ cao dưới 900m; nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 283.431 ha chiếm 31,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các vùng đồi núi có độ cao từ 900m đến 1.800m; các nhóm đất còn lại phân bố rải rác tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Sau rà soát tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 520.027,4 ha chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rừng hiện có là 462.413,7 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha.

3. Khí hậu, thủy văn

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 16,6°C đến 23,3°C. Lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 1.809-3.268 mm/năm, phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực (mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6-9, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm; mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20-30% lượng mưa cả năm). Cùng với đặc thù về địa hình đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu đa dạng. Đặc điểm khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến thời gian và mùa vụ trồng rừng của tỉnh (thời gian và mùa vụ trồng rừng ngắn, trồng chủ yếu vào mùa mưa từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm). Lai Châu có hệ thống sông, suối tương đối dày đặc, có khoảng 500 sông, suối và 30 hồ chứa nước lớn, nhỏ, trong đó có một số sông lớn như: Sông Đà, Sông Nậm Na, Sông Nậm Mu.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI

Lai Châu có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 04 huyện biên giới là huyện nghèo; có 106 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (trong đó có 74 xã đặc biệt khó khăn và 22 xã biên giới). Toàn tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 33,5%, dân tộc H’Mông chiếm 23,6%, dân tộc Kinh chiếm 11,2%, dân tộc Hà Nhì chiếm 5,6%, còn lại các dân tộc khác như: Mảng, La Hủ, Cống, Kháng, Kh' Mú, Si La... chiếm 26,1%; lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) toàn tỉnh khoảng 283.570 người, trong đó lao động nam chiếm 51,02%, lao động nữ chiếm 48,98%, lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 13,82%, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 86,18%.

Tốc độ tăng trưng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (2015-2019) đạt 5,55 %, trong đó: Trồng trọt đạt 7,5%, chăn nuôi 5,53%, dịch vụ trong nông nghiệp 11,3 %, thủy sản 3,76%. Quy mô giá trị sản xuất năm 2019 đạt 2.992,917 tỷ đồng, chiếm 16,85 % trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 07 tuyến quốc lộ (QL 4D, QL 12, QL 32, QL 100 và QL 279, QL 279 D, QL 4H) với tổng chiều dài 510,135 km; 05 tuyến đường tỉnh (ĐT 127, ĐT 128, ĐT 129, ĐT 132 và ĐT 107) với tổng chiều dài 216 km; có 143,8 km đường đô thị tập trung chủ yếu ở thành phố Lai Châu; 912,5 km hệ thống đường huyện, xã và liên xã; 1.458,9 km hệ thống đường thôn bản, dân sinh.

Phần III

HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

Toàn tỉnh có 520.027,4 ha đất lâm nghiệp (chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), trong đó: Rừng đặc dụng 41.275,0 ha (chiếm 7,94%); rừng phòng hộ 265.362,8 ha (chiếm 51,03%); rừng sản xuất 213.389,6 ha (chiếm 41,03%). Trong những năm vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tổng diện tích rừng toàn tỉnh đạt 462.413,7 ha (tăng 50.401,45 ha so với năm 2015), tỷ lệ che phủ rừng gồm cả diện tích cây cao su đến năm 2020 đạt 50,89% (tăng 4,49% so với năm 2015).

- Hiện trạng rừng theo chức năng: Rừng đặc dụng 28.931,87 ha chiếm 6,26% tng diện tích rừng; rừng phòng hộ 259.782,92 ha chiếm 56,18% tổng diện tích rừng; rừng sản xuất 173.698,91 ha chiếm 37,56% tổng diện tích rừng.

- Hiện trạng rừng theo nguồn gốc hình thành:

+ Diện tích rừng tự nhiên hiện có 441.864,85 ha (chiếm 95,56% tổng diện tích rừng) tăng 38.178,18 ha so với năm 2015; trong đó: Diện tích rừng giàu chiếm khoảng 1,68%, diện tích rừng trung bình chiếm khoảng 8,4%, diện tích rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi chiếm gần 89,92%, loài cây chủ yếu là cây ưa sáng, giá trị kinh tế thấp, tính đa dạng sinh học không cao.

+ Diện tích rừng trồng hiện có là 20.548,85 ha (chiếm 4,44% tổng diện tích rừng), tăng 12.223,27 ha so với năm 2015; trong đó: diện tích Quế trên 7.200 ha chiếm 35%; Thông trên 4.200 ha chiếm 20,4%; Sơn tra (trồng hỗn giao: Thông, Tống quá s, Vối thuốc) trên 1.900 ha chiếm 9,2%; Lát hoa (trồng thuần và trồng hỗn giao: Sấu, Giổi, Xoan đào...) khoảng 2.300 ha chiếm 11,2%; diện tích còn lại chủ yếu là các loài cây như Keo, vối thuốc, Re, Sấu, Giổi, Mắc ca... chiếm 24,2%. Diện tích rừng trồng đã thành rừng 7.967,13 ha chiếm 38,77%, diện tích rừng trồng chưa thành rừng 12.581,72 ha chiếm 61,23%.

Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha chiếm 11,08% diện tích đất lâm nghiệp.

Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng, tuy nhiên chất lượng rừng chưa cao, rừng giàu và rừng trung bình còn ít, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi; diện tích rừng trồng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích rừng toàn tỉnh, diện tích rng trồng chưa thành rừng lớn, chất lượng rừng còn hạn chế. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh cao hơn so với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc (41,89%) nhưng thấp hơn so với một số tỉnh phía Bắc như: Lào Cai (55,63%), Yên Bái (63%), Hòa Bình (51,5%), Hà Giang (58%), Tuyên Quang (65,2%)...

II. HIỆN TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP

1. Các chủ trương phát triển

Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng, đóng góp giá trị lớn trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của tỉnh. Giai đoạn 2015-2020, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, trong đó Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh phải “Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; tăng cường đầu tư cho phát triển rừng trng, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Luật Lâm nghiệp năm 2017... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, chương trình, chính sách, đề án, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã cụ thể hoá để triển khai thực hiện như sau:

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết: Số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021; số 26/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 bổ sung một số nội dung tại Điều 1, Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016; số 40/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa để triển khai thực hiện như sau:

+ Ban hành các Quyết định: Số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021; số 1203/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020; số 1204/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây Quế trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030; số 1292/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; số 1630/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 thành lập Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; số 41/2019/QĐ-UBND ngày 04/11/2019 về ban hành Quy định một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; số 04/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh.

+ Ban hành Kế hoạch số 1628/KH-UBND ngày 30/8/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời ban hành các văn bản, chỉ đạo điều hành về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rng và phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác phát triển rừng như khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, trồng rừng thay thế, trồng cây Quế, Sơn tra; chỉ đạo khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác trồng rừng thay thế...

+ Hàng năm, chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch, bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, đề án, dự án... Tổ chức triển khai thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyn mục đích sử dụng sang mục đích khác và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

2. Tổ chức quản lý sản xuất ngành lâm nghiệp

2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến cơ sở theo quy định của pháp luật:

- Cấp tỉnh: Quản lý chung là UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu trực tiếp), ngoài ra là các sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Cấp huyện, thành phố: Quản lý chung trên địa bàn là UBND cấp huyện, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm, ngoài ra là các phòng, ban chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cấp huyện.

- Cấp xã, phường, thị trấn: Cơ quan quản lý là UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu là Công chức địa chính phụ trách Nông lâm, Kiểm lâm địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và hiện tại có 913 tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng tại các thôn (bản), số lượng các tổ chuyên trách hàng năm thay đổi phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

2.2. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp

- Các thành phần chủ yếu tham gia sản xuất lâm nghiệp

+ Hộ gia đình, cá nhân: Sản xuất hộ gia đình, cá nhân đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp (bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; trồng, chăm sóc rừng...). Nhìn chung, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, áp dụng khoa học, k thuật tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế; mặc dù vậy, kinh tế hộ cũng đã góp phần chuyn đi, định hình cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.

+ Ban Quản lý rừng phòng hộ (hiện có 07 Ban Quản lý): Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao theo quy định của pháp luật; chủ yếu là các hoạt động khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã: Toàn tỉnh có 05 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã có dự án đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh (04 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã được phê duyệt dự án từ giai đoạn trước; 01 doanh nghiệp thu hút đầu tư trong giai đoạn 2015-2020); tổng quy mô các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 2.083,5 ha, diện tích rừng trồng hiện có trên 570 ha; hiện nay có 03 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã không có hoạt động đầu tư trồng rừng mới, diện tích rừng trồng hiện còn ít, không được đầu tư chăm sóc, bảo vệ; 02 doanh nghiệp có đầu tư trồng mới, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng đã trồng. Ngoài ra còn một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp.

- Liên kết sản xuất trong lâm nghiệp: Các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lâm nghiệp chưa rõ nét, quy mô nhỏ lẻ, chưa đủ mạnh để thu hút các hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi. Vì vậy, các hộ trồng rừng chưa xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra không ổn định; các doanh nghiệp chế biến lâm sản không chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

3. Quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp

Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sản xuất theo Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 và Luật Đất đai. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 533.298,62 ha, số giấy đã cấp là 35.648 giấy trong đó: Giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện là 317.422,18 ha với 103 giấy; giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác là 215.876,44 ha với 35.545 giấy.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã quản lý, tổ chức sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp đã được giao, cho thuê. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất lâm nghiệp còn tồn tại những hạn chế nhất định như: một số diện tích còn chồng chéo giữa quyết định giao đất và thực tế sử dụng đất; có những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không xác định được vị trí, phạm vi đất lâm nghiệp đã được giao; tình trạng lấn chiếm tranh chấp đất lâm nghiệp vẫn xảy ra ở một số nơi, chậm được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, trật tự xã hội; bên cạnh đó, còn có tình trạng người dân được giao đất nhưng khai thác kém hiệu quả, sử dụng đất rừng còn lãng phí, nhiều trường hợp không chú trọng đầu tư chăm sóc phát triển rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG

1. Bảo vệ rừng

Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 chủ rừng là tổ chức (gồm: 07 chủ rừng là các Ban Quản lý rừng phòng hộ và 06 chủ rừng là các tổ chức kinh tế), 106 đơn vị cấp xã được nhà nước giao quản lý rừng và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, diện tích rừng toàn tỉnh được tổ chức bảo vệ gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, bình quân 438.310 ha/năm; số hộ được nhận khoán bình quân trên 74.000 hộ/năm, tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2015-2019 là 1.612.638 triệu đồng (bình quân 322.528 triệu đồng/năm).

Ngoài ra, trong năm 2015 và 2016 có 352.289 lượt ha rừng (bình quân 176.144,5 ha/năm) được hỗ trợ khoán bảo vệ (từ nguồn vốn CTMTQG 30a và vốn sự nghiệp CTMT phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020), số hộ được nhận khoán bình quân 40.000 hộ/năm, kinh phí thực hiện 109.173,4 triệu đồng (bình quân 54.586,7 triệu đồng/năm).

(Chi tiết có Phụ lục 01, 02 kèm theo)

2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

- Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm và quyền lợi về công tác bảo vệ rừng. Từ năm 2015 đến nay, đã tổ chức được 5.727 lượt cuộc họp tuyên truyền trong cộng đồng dân cư (bình quân 955 cuộc họp/năm) với 326.434 lượt người (bình quân 54.406 lượt người/năm); tuyên truyền tại các trường học 141 lượt trường học (bình quân 24 trường học/năm), với 46.725 lượt học sinh tham dự (bình quân 7.788 lượt học sinh/năm); ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 105,773 hộ gia đình, cộng đồng thôn bản (bình quân 17.629 lượt/năm).

- Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 58 vụ cháy, trong đó: cháy rng 48 vụ, diện tích thiệt hại 114,14 ha; cháy rừng trồng chưa thành rừng 8 vụ, diện tích thiệt hại 112,96 ha; cháy cây cao su 02 vụ, diện tích thiệt hại 29,92 ha.

Nhìn chung, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. So với giai đoạn 2010-2014 số vụ cháy giảm 28 vụ, diện tích thiệt hại giảm 50,05 ha.

3. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng

Từ năm 2015 đến nay, đã phát hiện 2.124 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, xử lý được 1.956 vụ vi phạm, số tiền x phạt trên 13,494 tỷ đồng; số vụ vi phạm năm 2020 giảm 90 vụ so với năm 2015.

4. Quản lý rừng bền vững

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Ban Quản lý rừng phòng hộ phải hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững trước ngày 31/12/2020; tuy nhiên do khó khăn về nguồn kinh phí nên đến nay các Ban Quản lý rừng phòng hộ mới xây dựng đề cương, dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Đ thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, trong thời gian tới cần cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.

IV. VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng

Công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng trong những năm qua được quan tâm, tích cực thực hiện. Tổng diện tích được hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 38.453,9 lượt ha, kinh phí thực hiện ước đạt 12.100,58 triệu đồng, mức hỗ trợ khoanh nuôi bình quân khoảng 0,4 triệu đồng/ha/năm (năm 2015 mức hỗ trợ 0,2 triệu đồng/ha/năm; năm 2016-2020 mức h trợ tính bình quân 0,5 triệu đồng/ha/năm).

Diện tích khoanh nuôi tái sinh phục hồi thành rừng trong giai đoạn ước đạt trên 38.000 ha (diện tích được nhà nước h trợ thành rừng trên 28.000 ha; diện tích không được hỗ trợ nhưng thông qua hoạt động phát triển sản xuất, người dân không có tác động nên có trên 10.000 ha diện tích đất có cây g tái sinh thành rừng), chủ yếu là diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy. Công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt...

(Chi tiết có Phục lục 01, 02 kèm theo)

2. Sản xuất giống cây lâm nghiệp

- Về nguồn giống: Công tác tổ chức bình tuyển, công nhận nguồn giống lâm nghiệp cho các chủ nguồn giống được tổ chức thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật, chủ yếu là các loài cây như Vối thuốc, Sơn tra, Tống quá sủ, Đỗ trọng.

- Sản xuất giống lâm nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 Ban Quản lý rừng phòng hộ và 03 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất cây giống, trong giai đoạn 2015-2020 đã sản xuất được trên 13,4 triệu cây (bình quân trên 2,68 triệu cây/năm), chủ yếu là các loài: Thông, Sơn tra, Quế, Lát hoa, Mỡ, Vi thuc...

Sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn hạn chế (chỉ đáp ứng được khoảng 42,9% nhu cầu của tỉnh), đặc biệt là giống các loài cây có nhu cầu lớn để trồng rừng trên địa bàn tỉnh như Quế, Lát hoa, Giổi xanh... do đó phải mua cây giống ngoài tỉnh để phục vụ công tác trồng rừng (số lượng cây giống đã mua khoảng 17,8 triệu cây, chiếm khoảng 57,1%); việc áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.

3. Trồng rừng mới

- Tổng diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 là 12.335,1 ha (gồm cả cây phân tán), trong đó:

+ Trồng rừng phòng hộ 2.343 ha trong đó: Dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 thực hiện trong năm 2015 là 435,2 ha (loài cây trồng gồm: Thông, Vi thuốc, Sơn tra, Tng quá sủ); trồng rừng thay thế 949,6 ha (loài cây trồng gồm: Lát hoa, Sa mộc, Mc ca, Re, Thông, Sơn tra, Tống quá sủ); đề án phát triển cây Sơn tra 666,2 ha; dự án đầu tư xây dựng công trình Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phòng chống lũ, sạt lở đất gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo vệ dân cư một số khu vực trọng điểm huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 292 ha (loài cây trồng gồm: Gii xanh, Mắc ca).

+ Trồng rừng sản xuất 9.932,1 ha, trong đó: Trồng rừng thay thế 4.554,5 ha (loài cây trồng gồm: Lát hoa, Gii xanh, Sấu, Quế, Mắc ca, Re, Thông); đề án phát triển cây Sơn tra 88,4 ha; đề án phát triển cây Quế 5,220,8 ha; mô hình trồng cây Quế tại huyện Mường Tè 20 ha; mô hình trồng cây Sơn tra, Giổi xanh tại huyện Tam Đường 8,4 ha; doanh nghiệp 40 ha (loài cây trồng: Giổi xanh).

+ Trồng cây phân tán: Trên 60.000 cây (quy diện tích là 60 ha).

(Chi tiết có Phụ lục 01, 02 kèm theo)

Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng lừng còn thấp và có bất cập, chưa khuyến khích được người dân tham gia, đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trng; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ. Việc thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gỗ lớn.

V. SỬ DỤNG RỪNG

1. Khai thác, chế biến lâm sản

- Khai thác lâm sản:

+ Trong giai đoạn vừa qua toàn tỉnh không thực hiện khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (trong năm 2017 có thực hiện khai thác tận dụng 235,032 m3 gỗ trong diện tích bị ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu tại huyện Nậm Nhùn); khai thác tận thu 10,431 m3 gỗ trôi sông tại huyện Mường Tè.

+ Khai thác gỗ rừng trồng: Khối lượng khai thác từ 2015 đến nay khoảng trên 10.000 m3 chủ yếu là cây Keo.

+ Khai thác lâm sản khác như: Củi, Mãng, Mộc nhĩ, lá Dong, Song mây...

- Chế biến lâm sản:

+ Chế biến gỗ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 78 cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ. Nguyên liệu gỗ gm: Gỗ khai thác rừng trồng tại tỉnh, gỗ nhập ngoài tỉnh (2.524,3 m3) và gỗ bán phát mại (723,1 m3). Sản phẩm chủ yếu là đồ dân dụng như: Bàn ghế, giường, tủ... Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nội tỉnh.

+ Chế biến lâm sản ngoài g: Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, chủ yếu thực hiện sơ chế để bán trong nội tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Khai thác lâm sản còn hạn chế, chủ yếu là rừng trồng g nhỏ và lâm sản ngoài gỗ; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú.

2. Dịch vụ môi trường rừng

- Cung ứng dịch vụ môi trường cho các nhà máy thủy điện, nhà máy nước:

+ Trong giai đoạn đã thực hiện cung cấp dịch vụ môi trường rừng cho 18 nhà máy thủy điện, 07 nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch.

+ Đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Chủ rừng là các doanh nghiệp; chủ rừng là hộ gia đình cá nhân; Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Diện tích đã cung ứng giai đoạn 2015-2019 bình quân 438.310 ha/năm; Tổng giá trị dịch vụ đã cung ứng 1.612.638 triệu đồng, bình quân 322.528 triệu đồng/năm.

+ Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Năm 2015 và 2016 mức chi trả đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm và 40 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; từ năm 2017 đến nay, mức chi trả đã được nhà nước điều chỉnh tăng, đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm và 52 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch.

- Thuê môi trường rừng: Hiện có một số đơn vị có nhu cầu thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng, đang đề xuất nghiên cứu, khảo sát để đầu tư.

VI. HẠ TẦNG LÂM SINH

- Đường lâm nghiệp: Hệ thống đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp kém, công tác vận chuyển cây giống trồng rừng và thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu sử dụng hệ thng đường dân sinh và đường mòn của người dân hiện có.

- Vườn ươm: Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp (các Ban Quản lý rừng phòng hộ: có 06 vườn tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè; doanh nghiệp: có 04 vườn tại các huyện Nậm Nhùn, Phong Thổ và thành phố Lai Châu).

- Công trình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng: Toàn tỉnh hiện có 15 chốt gác kiên c tại cửa rừng; 03 chòi canh lửa (hiện đã xuống cấp); khoảng 220,2 km đường băng trắng cản lửa (Sìn Hồ 02 km, Than Uyên 92,31 km, Tân Uyên 71,4 km, Tam Đường 54,49 km).

Nhìn chung, hạ tầng lâm sinh chưa phát triển, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.

VII. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

- Đối với sản xuất cây giống lâm nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên mức độ áp dụng công nghệ cao còn hạn chế. Phần lớn cây giống sản xuất trên địa bàn tỉnh được bằng gieo hạt (Thông, Sơn tra, Vối thuốc, Lát hoa, M...), cây ghép (cây Mắc ca).

- Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào công tác trồng và chăm sóc rừng còn hạn chế, mức độ thâm canh đối với diện tích rừng trồng chưa cao dẫn đến một số diện tích rừng đã trồng sinh trưởng chậm, chất lượng còn hạn chế.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được đẩy mạnh: Sử dụng máy tính bảng, máy định vị GPS, các phần mềm chuyên dụng như QGIS, FRMS, Mapinfo trong công tác cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; các phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

VIII. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Chính sách hỗ trợ phát triển cây Quế, Sơn tra

Đ triển khai phát triển cây Quế, Sơn tra trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 quy định chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021 theo đó: Hỗ trợ phát triển cây Quế 01 lần 100% giá giống trồng mới, hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất 6 triệu đồng/ha; hỗ trợ phát triển cây Sơn tra 01 lần 100% giá giống trồng mới (cả cây trồng chính và cây trồng hỗn giao phụ trợ), hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất 6 triệu đồng/ha. Diện tích thực hiện được nghiệm thu hỗ trợ từ năm 2017 đến 2020 là 5.975,4 ha (Quế 5.220,8 ha, Sơn tra 754,6 ha), tổng vốn hỗ trợ là 85.115,62 triệu đồng. Chính sách được triển khai đã hình thành được vùng lâm sản ngoài gỗ tập trung (làm tiền đề cho phát triển chế biến lâm sản), góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, mức hỗ trợ bình quân 9,18 triệu đồng/ha đối với cây Sơn tra và 16,32 triệu đồng/ha đối với cây Quế là thấp so với điều kiện thực tế, do hệ thống đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, đất trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; ngoài ra do chính sách chỉ hỗ trợ 01 năm đầu, các năm tiếp theo người dân tự đầu tư thực hiện, trong khi điều kiện của người trồng rừng còn rất nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng một số diện tích rừng trồng không có do chưa được quan tâm, chăm sóc.

2. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Thực hiện chính sách hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ (mức hỗ trợ 0,2 triệu đồng/ha/năm) và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện từ năm 2016; mức hỗ trợ tính bình quân 0,5 triệu đồng/ha/năm), trong giai đoạn 2015-2020 tổng diện tích triển khai hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên địa bàn tỉnh ước đạt 38.453,9 lượt ha. Chính sách hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là chính sách rất có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của tỉnh, trong giai đoạn chính sách hỗ trợ đã góp phần làm tăng thêm trên 28.000 ha rừng tự nhiên.

3. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Với mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm và 40 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch (năm 2015 và 2016) và mức chi trả đã được nhà nước điều chỉnh tăng từ năm 2017 đến nay (cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch 52 đồng/m3) chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã huy động được nguồn vốn rất lớn cho công tác bảo vệ rừng (1.612.638 triệu đồng), góp phần thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sng cho các hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Cơ chế sử dụng kinh phí 10% từ nguồn chi phí quản lý chưa linh hoạt.

- Thiếu cơ chế về quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, dẫn đến một số chủ rừng chưa đầu tư thỏa đáng trở lại cho việc phát triển rừng và nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng.

IX. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ CHO BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

Tổng vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015-2020 ước đạt: 2.013.542,04 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước: 225.557,56 triệu đồng gồm:

+ Vốn đầu tư ngân sách trung ương: 18.207,92 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 207.349,64 triệu đồng (ngân sách trung ương 122.234,02 triệu đồng; ngân sách địa phương 85.115,62 triệu đồng).

- Vốn ngoài ngân sách nhà nước: 1.787.984,48 triệu đồng (vốn trồng rừng thay thế 113.968,79 triệu đồng; vốn ODA 61.377,69 triệu đồng; dịch vụ môi trường rừng 1.612.638 triệu đồng).

(Chi tiết có Phụ lục 03 kèm theo)

X. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Diện tích rừng đạt 462.413,7 ha, tăng 50.401,45 ha so với năm 2015. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 46,4% năm 2015 lên 50,89% năm 2020; chất lượng rừng từng bước được cải thiện.

- Quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tổ chức khoán bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng theo CTMTQG 30a, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (số vụ cháy giảm 28 vụ so với giai đoạn 2010-2014). Công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tổ chức thực hiện tốt; số vụ vi phạm năm 2020 giảm 90 vụ so với năm 2015

- Trồng rừng phòng hộ, sản xuất đã gắn với các loài cây có giá trị kinh tế, cây lâm sản ngoài gỗ đa mục đích.

- Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn đặc biệt xung yếu, rừng đặc dụng, bảo đảm nguồn thủy sinh, an ninh nguồn nước; cung cấp nước cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia và phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của vùng châu thổ Sông Hồng, góp phần bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Sông Đà; chất lượng rừng chưa cao, diện tích rừng giàu, rừng trung bình ít, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi. Phát triển rừng sản xuất còn chậm; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ, manh mún; nhiều diện tích rừng trồng có tỷ lệ cây sống thấp, tỷ lệ rừng trồng chưa thành rừng còn cao.

- Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng rng còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; chưa tạo được lợi thế để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.

- Tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi.

- Việc giao đất, quản lý đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê hiện nay vẫn còn nhng hạn chế, bất cập. Công tác giao rừng, phân định ranh giới rừng chưa được thực hiện.

- Gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ lớn để phục vụ sản xuất; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú. Hạ tầng lâm sinh chưa phát triển, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.

2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Điều kiện sản xuất lâm nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, giao thông đi lại không thuận lợi, dân cư phân tán gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

+ Nguồn lực của tỉnh còn hạn chế trong khi nhu cầu vốn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng lớn, đặc biệt là đầu tư hệ thống hạ tầng lâm sinh, hỗ trợ người dân trồng rừng với các loài cây gỗ lớn có giá trị, các công trình phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng...

+ Đời sng của người dân còn khó khăn, kinh tế phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp là chính gây áp lực không nhỏ tới công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thời vụ trồng rừng trùng với mùa vụ sản xuất nông nghiệp, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài, mùa mưa ngắn làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, sinh trưởng và phát triển rừng trồng.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự quyết liệt; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa thật sự sâu rộng; nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển lâm nghiệp chưa đầy đủ, một bộ phận Nhân dân chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế; định mức đầu tư hỗ trợ trng rừng còn thp; những giải pháp đ tháo gỡ khó khăn, vướng mc về đất đai cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng còn thiếu đồng bộ.

+ Năng lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trồng rừng còn hạn chế nên chưa chủ động xây dựng được vùng nguyên liệu, chưa xây dựng được các mối liên kết giữa trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

+ Một số địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; thiếu kiên quyết chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp.

+ Việc xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp ở một số vụ việc còn thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đôi khi chưa chặt chẽ và thường xuyên.

+ Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phát triển tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ít được quan tâm; trình độ, năng lực của một số cán bộ và năng lực hoạt động của hệ thống chính trị sở một số nơi còn hạn chế.

3. Đánh giá khả năng phát triển rừng

3.1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách, quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển lâm nghiệp. Cơ chế, chính sách của tỉnh có nhiều thay đổi theo hướng khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên kết phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Nhu cầu gỗ, đặc biệt là gỗ lớn phục vụ chế biến, tiêu thụ ngày càng tăng; hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và người dân đối với công tác phát triển rừng. Phần lớn Nhân dân trong tỉnh đã nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của rừng và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển rừng.

- Sau khi rà soát hiện trạng 03 loại rừng, diện tích đất trống có khả năng đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp còn trên 166.507 ha (trong đó đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha và đất chưa sử dụng có thể đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp trên 100.000 ha).

3.2. Khó khăn

- Là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn; vị trí của tỉnh nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hệ thống giao thông chưa phát triển dẫn đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, trong khi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho phát triển rng từ ngân sách Trung ương chưa nhiều.

- Các công trình hạ tầng lâm sinh tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng còn chậm, còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm sinh. Công tác chế biến lâm sản chưa phát triển dẫn đến chưa thu hút được người dân tham gia phát triển rừng đặc biệt là phát triển rừng sản xuất.

- Năng suất chất lượng rừng trồng còn tháp; lợi nhuận thu được từ sản xuất lâm nghiệp chưa cao, chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế đầu tư trồng và bảo vệ rừng.

- Điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân.

Phần IV

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững về diện tích và chất lượng, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển rừng bền vững dựa trên nguyên tắc phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí,... gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng có rừng trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội để đu tư, bảo vệ và phát triển, khai thác và hưởng lợi từ rừng, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị; trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư và Nhân dân nơi có rừng, đặc biệt là chủ rừng giữ vai trò nòng cốt.

Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng dân cư, toàn thể Nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thng chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Bảo vệ rừng gắn với cung ứng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ người dân và thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp trong tng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2021-2025

- Tập trung quản lý, bảo vệ tốt 462.413,7 ha rừng hiện có và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên 35.300 ha; trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 1.000 ha, rừng sản xuất và cây phân tán khoảng 14.000 ha (cây Quế 5.000 ha; cây gỗ lớn 8.500 ha; cây phân tán khoảng 500.000 cây tương đương với 500 ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 54% vào năm 2025.

- Thành lập mới 01 khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè; 100% các Ban Quản lý rừng phòng hộ được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; có 01 đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng được phê duyệt.

- Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy chế biến lâm sản. Hỗ trợ, đầu tư mở mới trên 150 km đường lâm nghiệp.

2.2.2. Định hướng đến năm 2030

Tổ chức bảo vệ diện tích rừng toàn tỉnh gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiếp tục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên khoảng 17.900 ha; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác 20.000 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh lên khoảng trên 40.000 ha; có từ 2 chủ rừng trở lên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC hoặc PEFC); phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%.

II. NHIỆM VỤ

1. Giai đoạn 2021-2025

1.1. Quản lý, bảo vệ rừng

- Tập trung quản lý, bảo vệ tốt 462.413,7 ha rừng hiện có (rừng đặc dụng 28.931,87 ha; rừng phòng hộ 259.782,92 ha; rừng sản xuất 173.698,91 ha) và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng, gắn trách nhiệm của các chủ rừng, các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ rừng với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng với quan điểm phòng là chính; giảm ti thiểu trên 30% số vụ cháy rừng so với giai đoạn 2015-2020; tăng cường công tác tuyên truyền, đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy rừng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng, theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

- Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; giảm trên 30% số vụ vi phạm so với giai đoạn 2015-2020.

- Kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đặc biệt là các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Tiếp tục điều tra, đánh giá và hoàn thiện các thủ tục thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè để quản lý, bảo tồn các loài động vật, thực vật quý, hiếm, rừng biên giới. Thực hiện giao rừng cho 07 Ban Quản lý rừng phòng hộ hiện có. Cắm mc phân định ranh giới rừng cho 03 Ban Quản lý rừng phòng hộ trở lên. Tổ chức đánh giá và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại 7/7 Ban quản lý rừng phòng hộ, trình UBND tỉnh ban hành.

1.2. Phát triển rừng

1.2.1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Tập trung thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên 35.300 ha để phát huy ti đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng, trong đó:

- Khoanh nuôi chuyển tiếp khoảng 10.793 ha: Tân Uyên 500 ha, Tam Đường 2.100 ha, Sìn Hồ 1.500 ha, Mường Tè 6.645 ha, thành phố Lai Châu 48 ha.

- Khoanh nuôi mới khoảng 24.540 ha, dự kiến tập trung tại các huyện: Than Uyên 4.550 ha, Tân Uyên 1.290 ha, Tam Đường 1.400 ha, Phong Thổ 1.730 ha, Sìn Hồ 7.370 ha, Nậm Nhùn 5.900 ha, Mường Tè 2.300 ha.

1.2.2. Sản xuất cây giống

- Các cơ sở sản xuất gieo ươm giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (Ban Quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp) căn cứ kế hoạch trồng rừng mới để chủ động sản xuất cây giống đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng mới tại tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất cây giống lâm nghiệp đảm bảo cây giống được sản xuất đạt chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc và giám sát được chuỗi hành trình; tập trung sản xuất giống các loài cây trồng theo định hướng phát triển của tỉnh, đạt năng suất cao, kháng bệnh tt đ phục vụ công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2.3. Trồng rừng: Trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, trong đó:

a) Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

- Đầu tư trồng mới 1.000 ha, dự kiến tập trung tại các huyện: Tân Uyên 250 ha, Phong Thổ 100 ha, Sìn Hồ 200 ha, Nậm Nhùn 250 ha, Mường Tè 200 ha.

- Cơ cấu loài cây trồng gồm Sơn tra, Sa mộc, Tống quá sủ đỏ, Lát hoa, Gii xanh... Trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao với các loài cây trồng phụ trợ phù hợp; mật độ trồng từ 1.600-2.000 cây/ha (gồm cả cây trồng chính và cây trồng phụ trợ).

- Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng thuộc ranh giới rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), phòng hộ phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng; các loài Sơn tra, Sa mộc, Tống quá sủ đỏ trồng ở độ cao từ 1.000m so với mực nước biển trở lên; các loài Lát hoa, Giổi xanh trồng ở độ cao khoảng 800m trở xuống so với mực nước biển.

b) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng cây Quế 5.000 ha, đưa tổng diện tích cây Quế toàn tỉnh lên khoảng 12.000 ha. Dự kiến trồng tập trung tại các huyện: Than Uyên 700 ha, Tân Uyên 400 ha, Phong Thổ 500 ha, Sìn Hồ 1.200 ha, Nậm Nhùn 700 ha, Mường Tè 1.500 ha... Trồng thuần loài với mật độ 5.000-10.000 cây/ha (nhà nước h trợ trồng 5.000 cây/ha; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, t hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trồng thêm mật độ đến 10.000 cây/ha). Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng trong và ngoài đất lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn khoảng 8.500 ha, dự kiến trọng tâm tại các huyện: Than Uyên 2.000 ha, Tân Uyên 2.000 ha, Tam Đường 800 ha, Sìn Hồ 2.500 ha, Nậm Nhùn 200 ha, Mường Tè 1.000 ha... Khuyến khích trồng các loài cây gỗ lớn như Tech, Giổi xanh, Lát hoa... cơ cấu loài cây trồng cụ thể do nhà đầu tư tự quyết định theo mục tiêu đầu tư. Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng trong và ngoài đất lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng.

- Trồng cây phân tán: Trồng mới khoảng 500.000 cây phân tán tương đương với 500 ha. Trồng ven hệ thống đường nông thôn mới, khuôn viên trường học, trụ sở cơ quan nhà nước... để tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới; trong đó:

+ Các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ mỗi huyện trồng khoảng 65.000 cây tương đương với 65 ha/huyện, bình quân mỗi năm trồng 13.000 cây/huyện (tương đương với 13 ha/huyện).

+ Các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè và thành phố Lai Châu mỗi huyện trồng khoảng 60.000 cây tương đương với 60 ha/huyện, bình quân mỗi năm trồng 12.000 cây/huyện (tương đương với 12 ha/huyện).

1.3. Sử dụng rừng

- Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy chế biến lâm sản gắn với khai thác rừng trồng sản xuất đến chu kỳ khai thác tại huyện Tân Uyên, Mường Tè...

- Dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng

+ Cung ứng dịch vụ môi trường rng cho trên 25 nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch.

+ Xây dựng 01 đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng tại huyện Tam Đường để cho thuê môi trường rừng, trong đó: 01 điểm tại khu vực Đèo Ô Quý Hồ thuộc xã Sơn Bình, quy mô khoảng 280 ha; 01 điểm tại khu vực Thác Tác tình thị trấn Tam Đường, quy mô khoảng 300 ha.

+ Nghiên cứu thực hiện thí điểm cho thuê môi trường rừng trên diện tích đất rừng phòng hộ đ nuôi trồng, phát triển cây dược liệu ở các khu rừng có điều kiện phù hợp tại các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên...

1.4. Cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ, đầu tư mở trên 150 km đường lâm nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng phục vụ vùng trồng rừng sản xuất.

2. Định hướng một số nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2026-2030

- Quản lý, bảo vệ rừng: Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng toàn tỉnh gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; giảm tối thiểu trên 30% số vụ cháy rừng so với giai đoạn 2021-2025. Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; giảm trên 30% số vụ vi phạm so với giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng. Có 02 chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

- Phát triển rừng: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên khoảng 17.900 ha; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác và trồng cây phân tán khoảng 20.000 ha.

- Sử dụng rừng: Khai thác rừng trồng sản xuất đến chu kỳ khai thác theo quy định. Tiếp tục cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng để tăng giá trị dịch vụ môi trường rừng.

- Hạ tầng lâm sinh: Mở mới, nâng cấp trên 50 km đường lâm nghiệp.

III. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng

- Đối với nhiệm vụ bảo vệ rừng: Thực hiện theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Đối với các nhiệm vụ thành lập khu rừng đặc dụng, tăng cường năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng, giao rừng để ổn định và phát triển sản xuất: Thực hiện theo quy định về chính sách đầu tư hiện hành của nhà nước.

- Đối với nhiệm vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững: Các chủ rừng tự thực hiện và được hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Chính sách phát triển rừng

- H trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: Khuyến khích phát triển rừng tự nhiên bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp và chính sách sửa đổi, thay thế có liên quan nếu có.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, mở đường lâm nghiệp và đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về tuyên truyền, quán triệt, học tập

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, của cộng đồng, các đoàn thể Nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn th, chính trị xã hội trong việc ph biến, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới hình thức trong công tác tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi cá nhân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đi khí hậu.

2. Giải pháp huy động nguồn vốn

Huy động và phát huy tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án, cụ thể:

- Nhiệm vụ bảo vệ rừng: Sử dụng nguồn vốn thu từ các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh (thu từ các nhà máy thủy điện, các nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch, cho thuê môi trường rừng...).

- Đối với các nhiệm vụ thành lập khu rừng đặc dụng, tăng cường năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng, giao rừng để ổn định và phát triển sản xuất: Sử dụng nguồn vốn đầu tư công được đề xuất trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nhiệm vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững: Sử dụng nguồn vốn tự có của chủ rừng, nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và nguồn 10% chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

- Nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: Sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nhiệm vụ trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng: Sử dụng nguồn vốn đầu tư công được đề xuất trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn, nguồn vốn trồng rừng thay thế.

- Đối với nhiệm vụ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, mở đường lâm nghiệp: Sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Ngoài ra, huy động các nguồn vốn hp pháp khác trên địa bàn theo hướng xã hội hóa (kinh phí trồng rừng hàng năm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; khai thác diện tích rừng trồng đến chu kỳ khai thác, chế biến các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; các nguồn vốn hỗ trợ ODA...); kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...

3. Giải pháp về đất đai

- Tích hp nội dung về lâm nghiệp vào Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia. Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo các vùng rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, liền vùng, liền khoảnh.

- Rà soát, điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng vào mục đích phát triển lâm theo định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng thông qua đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho các địa phương.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo lao động tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm để đáp ứng công tác bảo vệ và phát triển rng, khai thác, chế biến, gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

5. Giải pháp kỹ thuật và khoa học công nghệ

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực vận hành và sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dụng, hệ thống thông tin chuyên ngành trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống đảm bảo chất lượng, ổn định. Lựa chọn cây trồng sản xuất gỗ lớn, cây đặc sản, cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao phù hp với điều kiện đất đai, sinh thái của tỉnh.

V. KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2030 là 7.969.966 triệu đồng, trong đó:

1. Giai đoạn 2021-2025: 4.049.866 triệu đồng

1.1. Vốn phân theo nhiệm vụ

a) Quản lý, bảo vệ rừng 3.027.900 triệu đồng

- Bảo vệ rừng 2.862.000 triệu đồng.

- Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè 3.000 triệu đồng.

- Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng 30.000 triệu đồng.

- Cắm mốc phân định ranh giới rừng 31.000 triệu đồng.

- Giao rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ 88.900 triệu đồng.

- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 13.000 triệu đồng.

b) Phát triển rừng 790.066 triệu đồng

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 94.516 triệu đồng.

- Trồng rừng mới 695.550 triệu đồng, trong đó:

+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 40.000 triệu đồng.

+ Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán 655.550 triệu đồng (trồng cây quế 219.000 triệu đồng; trồng rừng cây g lớn 425.000 triệu đồng; trồng cây phân tán 11.550 triệu đồng).

c) Hạ tầng lâm sinh 172.500 triệu đồng.

1.2. Chia theo nguồn vốn

a) Vốn ngân sách nhà nước 749.466 triệu đồng

- Ngân sách trung ương 239.116 triệu đồng, trong đó:

+ Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng 24.700 triệu đồng.

+ Cắm mốc phân định ranh giới rừng 31.000 triệu đồng.

+ Giao rừng cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ 88.900 triệu đồng.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 94.516 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương 510.350 triệu đồng, trong đó:

+ Thực hiện Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND là 502.050 triệu đồng, gồm: Đầu tư trng rừng phòng hộ, đặc dụng 40.000 triệu đồng (trường hợp được trung ương b trí vn thì sử dụng ngân sách trung ương để thực hiện); Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán 289.550 triệu đồng (trồng cây quế 116.000 triệu đồng; trồng rừng cây gỗ lớn 162.000 triệu đồng; trồng cây phân tán 11.550 triệu đồng); Hỗ trợ, đầu tư mở đường lâm nghiệp 172.500 triệu đồng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác 8.300 triệu đồng, gồm: Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè 3.000 triệu đồng; Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rng 5.300 triệu đồng.

b) Vốn ngoài ngân sách nhà nước 3.241.000 triệu đồng

- Dịch vụ môi trường rừng 2.875.000 triệu đồng, trong đó:

+ Bảo vệ rừng 2.862.000 triệu đồng.

+ Xây dựng phương án quản lý rng bền vững 13.000 triệu đồng (chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh).

- Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trồng rừng sản xuất khoảng 366.000 triệu đồng.

2. Giai đoạn 2026-2030: Khoảng 3.977.100 triệu đồng

- Vốn ngân sách Nhà nước 980.100 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương 370.600 triệu đồng, trong đó: Quản lý, bảo vệ rừng 323.600 triệu đồng; phát triển rừng 47.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương 609.500 triệu đồng, trong đó: Quản lý, bảo vệ rừng 57.000 triệu đồng; phát triển rừng 515.000 triệu đồng; hạ tầng lâm sinh 37.500 triệu đồng.

- Dịch vụ môi trường rừng 2.997.000 triệu đồng (quản lý, bảo vệ rừng).

(Chi tiết có Phụ lục 05 kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án

- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

- Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp huyện/thành phố do đồng chí Bí thư thành ủy, huyện ủy làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện/thành phố phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là trưởng các phòng ban chuyên môn có liên quan; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.

- Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã): Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã do đồng chí Bí thư cấp xã làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là các cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực có liên quan.

2. Nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong thực hiện đề án

2.1. UBND các huyện, thành phố

- Căn cứ nội dung Đề án xây dựng Chương trình hoặc Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đ án trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn, kiên quyết xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý.

- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của từng địa phương theo Đề án được phê duyệt và các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. Hàng năm, tổ chức rà soát, tổng hợp gửi đăng ký kế hoạch, nhu cầu vốn thực hiện về các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện.

- Căn cứ đề án được phê duyệt, kế hoạch và vốn UBND tỉnh giao hàng năm: Giao cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ kỹ thuật, dự toán hỗ trợ tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng cây phân tán gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt để thực hiện; giao cơ quan chuyên môn thiết kế kỹ thuật và dự toán mở đường lâm nghiệp theo quy định, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn theo phân cấp của nhà nước quy định.

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP trên địa bàn huyện, thành phố tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết đối với những diện tích đất đã giao nhưng chủ thể được giao đất không biết vị trí, ranh giới khu đất đã được giao. Tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

2.2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu đề án đề ra và có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc các chủ rừng thực hiện xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình thẩm định và phê duyệt theo quy định; kiểm tra giám sát các chủ rừng trong quá trình thực hiện phương án.

- Xây dựng các dự án trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền, gồm: Dự án điều tra, đánh giá về phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè; dự án tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp theo chức năng nhiệm vụ; hướng dẫn, tổng hợp các dự án đề xuất đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện đề án; rà soát tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển dược liệu dưới tán rừng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm.

- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã và các dự án đầu tư công thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, tổng hợp nhu cầu thực hiện vốn đầu tư công của các đơn vị trình UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ thực hiện.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện Đề án hàng năm.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán vốn theo quy định.

2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất đảm bảo thống nhất đồng bộ giữa giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và giao rừng, cho thuê rừng.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê, đặc biệt là diện tích đất đã giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, báo cáo đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tế.

2.6. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công để hướng dẫn, tư vấn các chính sách phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc đôn đốc các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định.

2.7. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ Sở hữu công nghiệp; hỗ trợ cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được chứng nhận phù hợp quy chuẩn k thuật địa phương, hoặc quy chuẩn k thuật quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa; hướng dẫn xây dựng mã số, mã vạch cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.

2.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tổ chức đào tạo lao động để đáp ứng công tác bảo vệ và phát triển rừng, các cơ sở chế biến... Kêu gọi các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực, cải thiện sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.

2.9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ rừng nghiên cứu rà soát, bổ sung địa điểm và sản phẩm du lịch sinh thái.

- Hỗ trợ, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng trên địa bàn tỉnh triển khai các chương trình kích cầu du lịch.

- Chủ trì, phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch sinh thái tại các chương trình, hợp tác phát triển du lịch.

2.10. Chủ rừng

- Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, khai thác hợp lý, đúng đối tượng, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng được giao quản lý sử dụng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xây dựng trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bn vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bn vững.

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Xây dựng trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.

- Các Ban Quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để triển khai thực hiện Dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng.

2.11. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của đề án tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với cơ quan chủ trì để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

2.12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên

Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của đề án đến toàn thể đoàn viên, hội viên và Nhân dân để hiểu và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án đạt hiệu quả, chất lượng.

VII. ĐÁNH GIÁ DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Về môi trường

- Đây là đề án có tác động tích cực đến ngành lâm nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phù hợp với xu thế và yêu cầu chung của quốc tế hiện nay. Đề án đã xác định được các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để thực hiện quản lý và giám sát thường xuyên tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh, từ đó giúp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững và phủ xanh cho diện tích bị thoái hóa thông qua phát triển rừng.

- Đề án sẽ góp phần phục hi và duy trì vai trò, chức năng đa dạng sinh học của các loại rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh, góp phần giữ các nguồn sinh thủy, chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần cải thiện môi trường sống. Việc quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững sẽ giúp giảm bớt thiên tai, hạn hán góp phần làm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, góp phần giúp môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

2. Về kinh tế

- Thúc đẩy tăng trưởng ngành: Xác định được cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với từng điều kiện lập địa và tiểu vùng khí hậu nhằm phát huy tối đa vai trò sản xuất của rừng và đất rừng. Thúc đy việc tận dụng và đánh giá hiệu quả để khôi phục lại giá trị hàng hóa và dịch vụ do rừng và đất rừng cung cấp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng tích cực: Thu hút được nhiều nguồn đầu tư của chủ rừng, cá nhân, tổ chức kinh tế và xã hội, giúp huy động được nguồn kinh phí nhàn rỗi trong Nhân dân, tạo đà cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Cân đối lại cơ cấu sản phẩm lâm sản (gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài...) góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành lâm nghiệp về mặt kinh tế.

- Thúc đẩy giá trị sản xuất tăng cao: Khi thực thi cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững, giá trị gỗ có chứng chỉ sẽ tăng lên khoảng 15-20% so với giá gỗ chưa có chứng chỉ, thông qua thúc đy thương mại lâm sản phù hợp với các yêu cầu của thị trường quốc tế và trong nước, hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu lâm sản nước ta vào các thị trường chính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản... Định giá giá trị môi trường rừng là cơ sở cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như góp phần nâng cao thu nhập từ nghề lâm nghiệp, góp phần xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Ngoài ra còn rất nhiều hiệu quả gián tiếp khác về mặt kinh tế mà kết quả của đề án có thể mang lại.

3. Về xã hội, an ninh quốc phòng

- Đây là đề án mang tính chất an sinh xã hội rất lớn, người dân trực tiếp được hỗ trợ và hưởng lợi. Việc tổ chức triển khai thực hiện đề án sẽ tạo việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp cho người dân (gồm cả chủ rừng), góp phần cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất qua việc khai thác có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để sản xuất lâm nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa lâm sản có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp để có khả năng thích ứng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện đề án sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, củng cố thêm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, nhà nước góp phần giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia./.

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020 THEO TỪNG NĂM
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Nội dung

ĐVT

Tổng cộng

Khối lượng thực hiện chia theo từng năm

Ghi chú

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Khoán bảo vệ rừng

Ha; Lượt ha

352.289,0

184.977,1

167.311,9

 

 

 

 

 

2

Khoán KNTS tự nhiên

Ha; Lượt ha

38.453,9

3.848,1

 

17.909,9

3.578,1

3.077,2

10.040,6

 

3

Trồng rừng mới

Ha

12.275,1

1.806,5

2.749,4

3.583,8

1.794,5

1.203,4

1.137,5

 

-

Trồng rừng thay thế

Ha

5.504,1

1.371,3

2.678,5

1.435,3

19,0

 

 

 

-

Đề án phát triển cây Quế

Ha

5.220,8

 

 

1.840,2

1.235,8

1.097,7

1.047,1

 

-

Đề án phát triển cây Sơn tra

Ha

754,6

 

 

308,3

250,2

105,8

90,4

 

-

Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018

Ha

435,2

435,2

 

 

 

 

 

 

-

Các chương trình, dự án khác

Ha

360,4

 

71,0

 

289,5

 

 

 

4

Chăm sóc rừng trồng các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018

Ha

3.150,6

911,4

1.310,0

667,9

261,4

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020 THEO TỪNG HUYỆN, TP
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Nội dung

ĐVT

Tổng cộng

Khối lượng thực hiện chia theo từng huyện

Ghi chú

Than Uyên

Tân Uyên

Tam Đường

Phong Thổ

Sìn H

Nậm Nhùn

Mường Tè

Thành ph

1

Khoán bảo vệ rừng

Ha; Lượt ha

352.289,0

8.280,3

25.249,1

19.546,7

65.657,3

47.094,4

70.195,6

114.780,4

1.485,2

 

2

Khoán KNTS tự nhiên

Ha; Lượt ha

38.453,9

 

2.099,5

12.632,4

2.472,5

14.238,4

 

6.644,6

366,5

 

3

Trồng rừng mới

Ha

12.275,1

1.419,8

3.640,0

501,2

340,8

4.104,9

965,4

1.177,4

125,5

 

-

Trồng rừng thay thế

Ha

5.504,1

881,5

1.401,8

343,9

249,7

1.672,0

568,1

261,6

125,5

 

-

Đ án phát triển cây Quế

Ha

5.220,8

196,5

1.927,3

 

 

1.783,8

397,3

915,9

 

 

-

Đề án phát triển cây Sơn tra

Ha

754,5

226,1

123,5

66,9

66,5

271,6

 

 

 

 

-

Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018

Ha

435,2

115,7

187,4

22,0

24,6

85,5

 

 

 

 

-

Các chương trình, dự án khác

Ha

360,4

 

 

68,4

 

292,0

 

 

 

 

4

Chăm sóc rừng trồng các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018

Ha

911,4

219,1

328,5

64,9

103,1

195,8

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Nội dung

Tổng vốn (triệu đồng)

Vốn ngân sách nhà nước (triệu đồng)

Vốn ngoài ngân sách nhà nước (triệu đồng)

Cộng

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Cộng

NSTW

NSĐP

Cộng

NSTW

NSĐP

Cộng

Trồng rừng thay thế

Vốn ODA

DVMTR

 

Cộng

2.013.542,04

225.557,56

18.207,92

18.207,92

-

207.349,64

122.234,02

85.115,62

1.787.984,48

113.968,79

61.377,69

1.612.638

1

Bảo vệ rừng

1.731.471,44

118.833,44

8.700,00

8.700,00

-

110.133,44

110.133,44

-

1.612.638,00

-

-

1.612.638

-

Khoán bảo vệ rừng

1.721.811,39

109.173,39

-

 

 

109.173,39

109.173,39

 

1.612.638,00

 

 

1.612.638

-

Duy tu bảo dưỡng đường băng

960,05

960,05

-

 

 

960,05

960,05

 

-

 

 

 

-

Dự án PCCCR và bảo vệ rừng cấp bách năm 2017

3.700,00

3.700,00

3.700,00

3.700,00

 

 

 

 

-

 

 

 

-

Dự án cấp bách về PCCCR và bảo vệ rừng năm 2019

5.000,00

5.000,00

5.000,00

5.000,00

 

 

 

 

-

 

 

 

2

Khoán KNTS tự nhiên

12.100,58

12.100,58

-

 

 

12.100,58

12.100,58

 

-

 

 

 

3

Trồng, chăm sóc rừng trồng

217.744,33

94.623,54

9.507,92

9.507,92

-

85.115,62

-

85.115,62

123.120,79

113.968,79

9.152,00

-

-

Trồng rừng thay thế

113.968,79

-

-

 

 

-

 

 

113.968,79

113.968,79

 

 

-

Đề án phát triển cây Quế

78.545,54

78.545,54

-

 

 

78.545,54

 

78.545,54

-

 

 

 

-

Đ án phát triển cây Sơn tra

6.570,08

6.570,08

-

 

 

6.570,08

 

6.570,08

-

 

 

 

-

Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013 - 2018

9.507,92

9.507,92

9.507,92

9.507,92

 

-

 

 

-

 

 

 

-

Dự án ĐTXD công trình Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phòng chống lũ, sạt lở đất gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo vệ dân cư một số khu vực trọng điểm huyện Sìn Hồ

9.152,00

-

-

 

 

-

 

 

9.152,00

 

9.152,00

 

4

Dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhm giảm phát thải CO2 (KfW8)

30.978,00

-

-

 

 

-

 

 

30.978,00

 

30.978,00

 

5

Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM)

21.247,69

-

-

 

 

-

 

 

21.247,69

 

21.247,69

 

 

PHỤ LỤC 04

MỘT SỐ CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Chỉ tiêu, nhiệm vụ

Đơn vị tính

Giai đoạn 2021-2025

Định hướng 2026-2030

Tổng

Than Uyên

Tân Uyên

Tam Đường

Phong Thổ

Sìn H

Nậm Nhùn

Mường Tè

Thành phố

1

Tỷ lệ che phủ rừng

%

54,0

42,04

43,30

51,82

45,65

44,81

58,88

68,46

28,34

56,0

2

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rng

Ha

35.333

4.550

1.790

3.500

1.730

8.870

5.900

8.945

48

17.900

-

Khoanh nuôi chuyển tiếp

Ha

10.793

 

500

2.100

 

1.500

 

6.645

48

 

-

Khoanh nuôi mới

Ha

24.540

4.550

1.290

1.400

1.730

7.370

5.900

2.300

 

 

3

Trồng rừng mới

Ha

15.000

2.765

2.715

865

665

3.960

1.210

2.760

60

20.000

-

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

Ha

1.000

 

250

 

100

200

250

200

 

1.000

-

Trồng rừng sn xuất và trồng cây phân tán

Ha

14.000

2.765

2.465

865

565

3.760

960

2.560

60

19.000

+

Trồng cây Quế

Ha

5.000

700

400

 

500

1.200

700

1.500

 

 

+

Trồng rừng gỗ lớn

Ha

8.500

2.000

2.000

800

 

2.500

200

1.000

 

 

+

Trồng cây phân tán 500.000 cây tương đương với 500 ha

Ha

500

65

65

65

65

60

60

60

60

 

4

S lượng chủ rừng là các Ban Quản lý rừng được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững

Chủ rừng

7

1

1

1

1

1

1

1

 

 

5

S lượng chù rừng là các Ban Quản lý rừng được giao rừng

Chủ rừng

7

1

1

1

1

1

1

1

 

 

6

Số lượng chủ rừng là các Ban Quản lý rừng được cắm mốc phân định ranh giới rừng

Chủ rừng

3

 

1

1

 

 

 

1

 

4

7

S lượng chứng chỉ qun lý rừng bền vng được cấp

Chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

PHỤ LỤC 05

KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Hạng mục

Tng cộng (triệu đồng)

Phân theo nguồn vốn (triệu đồng)

Vốn NSNN

Vốn ngoài NSNN

Cộng

NSTW

NSĐP

Cộng

Dịch vụ MTR

Vốn người dân và DN tự đầu tư

Cộng

Thực hiện Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND

Thực hiện các nhiệm vụ khác

 

TNG CỘNG

7.967.566

1.729.566

609.716

1.119.850

502.050

8.300

6.238.000

5.872.000

366.000

A

GIAI ĐOẠN 2021-2025

3.990.466

749.466

239.116

510.350

502.050

8.300

3.241.000

2.875.000

366.000

1

Quản lý, bảo vệ rừng

3.027.900

152.900

144.600

8.300

-

8.300

2.875.000

2.875.000

-

-

Bảo vệ rừng

2.862.000

-

 

-

 

 

2.862.000

2.862.000

 

-

Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè

3.000

3.000

 

3.000

 

3.000

-

 

 

-

Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

30.000

30.000

24.700

5.300

 

5.300

-

 

 

-

Cắm mốc phân định ranh giới rừng

31.000

31.000

31.000

-

 

 

-

 

 

-

Giao rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ

88.900

88.900

88.900

-

 

 

-

 

 

-

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (07 Ban Quản lý)

13.000

-

 

-

 

 

13.000

13.000

 

2

Phát triển rừng

790.066

424.066

94.516

329.550

329.550

-

366.000

-

366.000

-

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng (35.333 ha)

94.516

94.516

94.516

-

 

 

-

 

 

-

Trồng rừng mới

695.550

329.550

-

329.550

329.550

-

366.000

-

366.000

+

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (1.000 ha)

40.000

40.000

 

40.000

40.000

 

-

 

 

 

Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán

655.550

289.550

-

289.550

289.550

-

366.000

-

366.000

 

Trồng cây Quế (5.000 ha)

219.000

116.000

 

116.000

116.000

 

103.000

 

103.000

 

Trồng rừng cây gỗ lớn (8.500 ha)

425.000

162.000

 

162.000

162.000

 

263.000

 

263.000

 

Trồng cây phân tán 500.000 cây tương đương với 500 ha

11.550

11.550

 

11.550

11.550

 

-

 

 

3

Hạ tầng lâm sinh

172.500

172.500

-

172.500

172.500

-

-

-

-

-

Hỗ trợ, đầu tư mđường lâm nghiệp

172.500

172.500

 

172.500

172.500

 

-

 

 

B

GIAI ĐOẠN 2026-2030

3.977.100

980.100

370.600

609.500

-

-

2.997.000

2.997.000

-

1

Quản lý, bảo vệ rừng

3.377.600

380.600

323.600

57.000

-

-

2.997.000

2.997.000

-

-

Bảo vệ rừng

2.982.000

-

 

 

 

 

2.982.000

2.982.000

 

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng Khu rng đặc dụng huyện Mường Tè

57.000

57.000

 

57.000

 

 

 

 

 

-

Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rng

38.000

38.000

38.000

 

 

 

-

 

 

-

Cắm mốc phân định ranh giới rừng

90.000

90.000

90.000

 

 

 

-

 

 

-

Giao rừng cho các đối tượng khác

195.600

195.600

195.600

 

 

 

-

 

 

-

Cấp chứng ch rừng

15.000

-

 

 

 

 

15.000

15.000

 

2

Phát triển rừng

562.000

562.000

47.000

515.000

-

-

-

-

-

-

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

47.000

47.000

47.000

 

 

 

-

 

 

-

Trồng rừng mới

515.000

515.000

-

515.000

-

-

-

-

-

+

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

40.000

40.000

 

40.000

 

 

-

 

 

+

Trồng rng sản xuất và trồng cây phân tán

475.000

475.000

 

475.000

 

 

-

 

 

3

Hạ tầng lâm sinh

37.500

37.500

-

37.500

-

-

-

-

-

-

Đầu tư m mới, nâng cấp trên 50 km đường lâm nghiệp

37.500

37.500

 

37.500

 

 

-

 

 

 

PHỤ LỤC 06

DIỆN TÍCH DỰ KIẾN KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CHUYỂN TIẾP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Huyện/xã

Tiểu khu

Diện tích (ha)

Ghi chú

 

Tổng:

143

10.792,6

 

I

Huyện Mường Tè

76

6.644,6

 

1

Xã Tà Tổng

12

1.131,7

 

 

 

127

30,0

 

 

 

148

506,3

 

 

 

151

173,5

 

 

 

152

19,4

 

 

 

175

163,1

 

 

 

176

2,9

 

 

 

177

74,6

 

 

 

205

77,9

 

 

 

249

5,3

 

 

 

275

44,2

 

 

 

278

9,5

 

 

 

313

25,0

 

2

Xã Kan H

6

439,8

 

 

 

211

2,5

 

 

 

250

58,7

 

 

 

252

254,0

 

 

 

276

50,7

 

 

 

277

35,6

 

 

 

311

38,3

 

3

Xã Vàng San

4

110,7

 

 

 

181

17,2

 

 

 

203

22,3

 

 

 

207

34,3

 

 

 

208

36,9

 

4

Xã Bum Nưa

2

65,7

 

 

 

123

1,1

 

 

 

129

64,6

 

5

Xã Bum Tở

4

284,8

 

 

 

128

13,9

 

 

 

89

129,4

 

 

 

95

33,4

 

 

 

96

108,1

 

6

Xã Pa Vệ Sử

7

843,1

 

 

 

111

87,3

 

 

 

30

176,8

 

 

 

40

146,9

 

 

 

67

75,1

 

 

 

68

131,3

 

 

 

69

142,8

 

 

 

90

82,9

 

7

Xã Pa

9

881,1

 

 

 

12

283,1

 

 

 

13

115,8

 

 

 

14

155,0

 

 

 

17

88,8

 

 

 

21

9,2

 

 

 

25

53,2

 

 

 

31

59,1

 

 

 

41

103,9

 

 

 

70

13,1

 

8

Xã Mù C

14

879,4

 

 

 

43

0,5

 

 

 

61

108,9

 

 

 

62

79,9

 

 

 

63

24,9

 

 

 

87

28,3

 

 

 

92

62,5

 

 

 

93

31,1

 

 

 

105

113,4

 

 

 

106

77,8

 

 

 

107

137,8

 

 

 

108

9,2

 

 

 

126

104,2

 

 

 

149

69,9

 

 

 

150

31,3

 

9

Mường Tè

6

489,1

 

 

 

33

219,5

 

 

 

44

44,8

 

 

 

65

29,3

 

 

 

66

28,0

 

 

 

85

77,0

 

 

 

91

90,7

 

10

Ka Lăng

5

590,0

 

 

 

23

104,6

 

 

 

34

108,6

 

 

 

35

373,1

 

 

 

19B

0,3

 

 

 

22B

3,4

 

11

Xã Tá Bạ

3

723,5

 

 

 

7

124,6

 

 

 

10

568,0

 

 

 

18

30,9

 

12

Xã Thu Lũm

4

205,8

 

 

 

2

135,9

 

 

 

3

13,9

 

 

 

6

55,0

 

 

 

11

1,0

 

II

Huyện Tân Uyên

20

500,0

 

1

Xã Mường Khoa

1

11,3

 

 

 

328A

11,3

 

2

Xã Nậm S

7

129,1

 

 

 

377

7,9

 

 

 

408

7,2

 

 

 

376

73,2

 

 

 

388

18,4

 

 

 

414

18,5

 

 

 

445

2,6

 

 

 

436

1,5

 

3

Xã Phúc Khoa

4

116,2

 

 

 

293

41,7

 

 

 

265

8,8

 

 

 

292

52,8

 

 

 

259

12,9

 

4

Xã Tà Mít

5

150,0

 

 

 

455

47,2

 

 

 

475

70,3

 

 

 

465

7,0

 

 

 

468

19,7

 

 

 

467

5,9

 

5

TT Tân Uyên

2

87,3

 

 

 

300

35,1

 

 

 

326

52,3

 

6

Xã Nậm Cần

1

6,1

 

 

 

386

6,1

 

III

Huyện Tam Đường

20

2.100,0

 

1

TT Tam Đường

1

41,1

 

 

 

219

41,1

 

2

Xã Bn Bo

5

545,6

 

 

 

221

43,5

 

 

 

229

227,8

 

 

 

231

160,1

 

 

 

258

22,5

 

 

 

291

91,7

 

3

Xã Bn Hon

1

65,1

 

 

 

257

65,1

 

4

Xã Bình Lư

1

152,0

 

 

 

191

152,0

 

5

Xã Khun Há

3

307,2

 

 

 

266

30,8

 

 

 

290

239,5

 

 

 

301

36,9

 

6

Xã Sơn Bình

9

989,0

 

 

 

164

121,8

 

 

 

165

62,0

 

 

 

166

180,3

 

 

 

192

109,0

 

 

 

193A

55,7

 

 

 

193B

101,3

 

 

 

194

87,3

 

 

 

220

67,5

 

 

 

222

204,1

 

IV

Huyện Sìn Hồ

21

1.500,0

 

1

Xã Chăn Nưa

2

150,8

 

 

 

395

56,1

 

 

 

405

94,8

 

2

Xã Tả Ngo

1

16,1

 

 

 

236

16,1

 

3

Xã Sà Dề Phìn

3

95,7

 

 

 

214

33,3

 

 

 

235

27,0

 

 

 

239

35,4

 

4

Xã Phăng Sô Lin

3

81,4

 

 

 

141

33,9

 

 

 

170

38,4

 

 

 

199

9,2

 

5

Xã Pa Tần

3

474,4

 

 

 

83

288,0

 

 

 

104

107,6

 

 

 

131

78,8

 

6

Xã Lùng Thàng

3

499,7

 

 

 

188

408,7

 

 

 

198

49,7

 

 

 

216

41,3

 

7

Xã Nậm Cui

3

108,8

 

 

 

365

5,3

 

 

 

374

71,6

 

 

 

407

31,8

 

8

Xã Nậm Tăm

2

43,3

 

 

 

217

14,9

 

 

 

225

28,3

 

9

Xã Noong Ho

1

29,9

 

 

 

324

29,9

 

V

TP. Lai Châu

6

47,9

 

1

P Quyết Tiến

1

1,4

 

 

 

159

1,4

 

2

P Quyết Thắng

1

1,2

 

 

 

159A

1,2

 

3

P Tân Phong

1

0,8

 

 

 

161

0,8

 

4

Xã Sùng Phài

1

30,3

 

 

 

158

30,3

 

5

Xã San Thàng

2

14,3

 

 

 

138

8,1

 

 

 

169

6,1

 

 

PHỤ LỤC 07

QUỸ ĐẤT DỰ KIẾN KHẢO SÁT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Huyện/xã

Tiểu khu

Chia theo loại đất lâm nghiệp (ha)

Ghi chú

Cộng

Đặc dụng

Phòng Hộ

 

Cộng

 

18.200

8.160

10.040

 

I

Huyện Tân Uyên

24

1.610

220

1 390

 

1

Xã H Mít

4

190

-

190

 

 

 

368

90

 

90

 

 

 

373

40

 

40

 

 

 

381

40

 

40

 

 

 

383

20

 

20

 

2

Xã Mường Khoa

1

50

-

50

 

 

 

329

50

 

50

 

3

Xã Nậm Cần

1

40

-

40

 

 

 

378

40

 

40

 

4

Xã Nậm Sỏ

4

155

-

155

 

 

 

376

70

 

70

 

 

 

377

50

 

50

 

 

 

436

30

 

30

 

 

 

445

5

 

5

 

5

Xã Pắc Ta

2

25

-

25

 

 

 

412

5

 

5

 

 

 

439

20

 

20

 

6

Xã Phúc Khoa

5

755

155

600

 

 

 

259

190

 

190

 

 

 

264

30

 

30

 

 

 

265

65

35

30

 

 

 

292

80

 

80

 

 

 

293

390

120

270

 

7

Xã Trung Đồng

4

120

65

55

 

 

 

299

40

 

40

 

 

 

367

15

 

15

 

 

 

369

60

60

 

 

 

 

372

5

5

 

 

8

TT. Tân Uyên

3

275

-

275

 

 

 

296

25

 

25

 

 

 

300

70

 

70

 

 

 

326

180

 

180

 

II

Huyện Phong Thổ

30

1.940

-

1.940

 

1

Xã Bản Lang

3

100

-

100

 

 

 

38

50

 

50

 

 

 

47

10

 

10

 

 

 

37A

40

 

40

 

2

Xã Dào San

4

420

-

420

 

 

 

27

180

 

180

 

 

 

37

100

 

100

 

 

 

26A

140

 

140

 

3

Xã Hui Luồng

3

100

-

100

 

 

 

60

40

 

40

 

 

 

75

40

 

40

 

 

 

82A

20

 

20

 

4

Xã Ln Nhì Thàng

5

290

-

290

 

 

 

99

100

 

100

 

 

 

100

10

 

10

 

 

 

102

100

 

100

 

 

 

118

50

 

50

 

 

 

120

30

 

30

 

5

Xã Ma Ly Pho

1

100

-

100

 

 

 

28

100

 

100

 

6

Xã M Sì San

1

40

-

40

 

 

 

4

40

 

40

 

7

Xã Mường So

1

150

-

150

 

 

 

78

150

 

150

 

8

Xã Mù Sang

1

240

-

240

 

 

 

20

240

 

240

 

9

Xã Nậm Xe

4

200

-

200

 

 

 

55

80

 

80

 

 

 

56

60

 

60

 

 

 

71

30

 

30

 

 

 

80

30

 

30

 

10

Xã Pa Vây S

1

60

-

60

 

 

 

8

60

 

60

 

11

Xã Sì Lờ Lầu

1

80

-

80

 

 

 

1

80

 

80

 

12

Xã Sin Súi Hồ

1

60

-

60

 

 

 

79

60

 

60

 

13

TT. Phong Th

3

70

-

70

 

 

 

73

10

 

10

 

 

 

77

50

 

50

 

 

 

81

10

 

10

 

14

Xã Tung Qua Lìn

1

30

-

30

 

 

 

15

30

 

30

 

III

Huyện Sìn Hồ

35

2.150

-

2.150

 

1

Xã Chăn Nưa

2

30

-

30

 

 

 

352

20

 

20

 

 

 

405

10

 

10

 

2

Xã Làng Mô

3

70

-

70

 

 

 

269

20

 

20

 

 

 

285

40

 

40

 

 

 

321

10

 

10

 

3

Xã Lùng Thàng

1

390

-

390

 

 

 

188

390

 

390

 

4

Xã Ma Quai

2

140

-

140

 

 

 

133

90

 

90

 

 

 

157

50

 

50

 

5

Xã Nậm Cha

1

40

-

40

 

 

 

304

40

 

40

 

6

Xã Nậm Cuổi

2

50

-

50

 

 

 

365

20

 

20

 

 

 

374

30

 

30

 

7

Xã Nậm Mạ

1

50

-

50

 

 

 

342

50

 

50

 

8

Xã Nậm Tăm

3

190

-

190

 

 

 

217

20

 

20

 

 

 

225

70

 

70

 

 

 

233

100

 

100

 

9

Xã Noong Ho

2

110

-

110

 

 

 

302

20

 

20

 

 

 

324

90

 

90

 

10

Xã Pa Khóa

1

70

-

70

 

 

 

268

70

 

70

 

11

Xã Pa Tần

3

310

-

310

 

 

 

83

190

 

190

 

 

 

104

90

 

90

 

 

 

131

30

 

30

 

12

Xã Phăng Sô Lin

2

160

-

160

 

 

 

170

100

 

100

 

 

 

199

60

 

60

 

13

Xã Phìn Hồ

2

160

-

160

 

 

 

103

130

 

130

 

 

 

117

30

 

30

 

14

Xã Pu Sam Cáp

3

140

-

140

 

 

 

267

20

 

20

 

 

 

288

80

 

80

 

 

 

289

40

 

40

 

15

Xã Sà Dề Phìn

2

20

-

20

 

 

 

215

10

 

10

 

 

 

239

10

 

10

 

16

Xã Tả Ngo

2

100

-

100

 

 

 

236

70

 

70

 

 

 

240

30

 

30

 

17

Xã T Phìn

1

20

-

20

 

 

 

200

20

 

20

 

18

Xã Tủa Sín Chải

2

100

-

100

 

 

 

343

30

 

30

 

 

 

361

70

 

70

 

IV

Huyện Nậm Nhùn

10

1.730

-

1.730

 

1

Xã Hua Bum

6

1.300

-

1.300

 

 

 

112

30

 

30

 

 

 

113

10

 

10

 

 

 

182

390

 

390

 

 

 

183

20

 

20

 

 

 

202

800

 

800

 

 

 

241

50

 

50

 

2

Xã Mường Mô

4

430

-

430

 

 

 

245

290

 

290

 

 

 

247

100

 

100

 

 

 

253

20

 

20

 

 

 

255

20

 

20

 

V

Huyện Mường Tè

46

10.770

7.940

2.830

 

1

Xã Bum Nưa

1

30

-

30

 

 

 

172

30

 

30

 

2

Xã Ka Lăng

3

40

-

40

 

 

 

23

10

 

10

 

 

 

34

20

 

20

 

 

 

19B

10

 

10

 

3

Xã Kan Hồ

5

280

-

280

 

 

 

204

80

 

80

 

 

 

252

50

 

50

 

 

 

276

40

 

40

 

 

 

277

60

 

60

 

 

 

311

50

 

50

 

4

Xã Mường Tè

3

100

-

100

 

 

 

65

10

 

10

 

 

 

84

30

 

30

 

 

 

85

60

 

60

 

5

Xã Mù C

9

610

240

370

 

 

 

61

200

200

 

 

 

 

62

20

 

20

 

 

 

86

30

 

30

 

 

 

92

40

40

 

 

 

 

105

50

 

50

 

 

 

107

80

 

80

 

 

 

108

40

 

40

 

 

 

126

130

 

130

 

 

 

150

20

 

20

 

6

Xã Pa

5

450

-

450

 

 

 

12

40

 

40

 

 

 

13

30

 

30

 

 

 

14

300

 

300

 

 

 

17

60

 

60

 

 

 

42

20

 

20

 

7

Xã Pa Vệ S

5

1.200

-

1.200

 

 

 

30

600

 

600

 

 

 

40

200

 

200

 

 

 

67

70

 

70

 

 

 

90

30

 

30

 

 

 

97

300

 

300

 

8

Xã Tá Bạ

2

230

-

230

 

 

 

7

30

 

30

 

 

 

10

200

 

200

 

9

Xã Tà Tổng

10

7.760

7.700

60

 

 

 

127

200

200

 

 

 

 

148

900

900

 

 

 

 

151

1.800

1.800

 

 

 

 

152

10

 

10

 

 

 

175

700

700

 

 

 

 

177

2.000

2.000

 

 

 

 

205

1.200

1.200

 

 

 

 

248

30

 

30

 

 

 

249

900

900

 

 

 

 

275

20

 

20

 

10

Xã Thu Lũm

3

70

-

70

 

 

 

3

10

 

10

 

 

 

6

10

 

10

 

 

 

11

50

 

50

 

 

PHỤ LỤC 08

QUỸ ĐẤT DỰ KIẾN KHẢO SÁT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT CÂY GỖ LỚN VÀ CÂY QUẾ ĐỐI VỚI TỔ HỢP TÁC, NHÓM HỘ VÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Huyện/xã

Tiểu khu

Diện tích (ha)

Ghi chú

 

Cộng

 

20.977

 

I

Huyện Than Uyên

47

4.662

 

1

Xã Khoen On

6

620

 

 

 

518

400

 

 

 

521

250

 

 

 

522

230

 

 

 

523

60

 

 

 

524

50

 

 

 

525

280

 

2

Xã Mường Cang

4

300

 

 

 

477

70

 

 

 

483

70

 

 

 

484

70

 

 

 

487

90

 

3

Xã Mường Kim

4

230

 

 

 

495

30

 

 

 

500

160

 

 

 

503

30

 

 

 

504

10

 

4

Xã Mường Mít

8

1.475

 

 

 

452

40

 

 

 

453

600

 

 

 

459

300

 

 

 

460

30

 

 

 

463

70

 

 

 

464

120

 

 

 

469

15

 

 

 

471

300

 

5

Xã Mường Than

1

5

 

 

 

473

5

 

6

Xã Pha Mu

9

660

 

 

 

474

100

 

 

 

476

80

 

 

 

479

100

 

 

 

482

100

 

 

 

489

50

 

 

 

492

60

 

 

 

493

60

 

 

 

497

30

 

 

 

498

80

 

7

Xã Phúc Than

2

30

 

 

 

461

10

 

 

 

462

20

 

8

Xã Ta Gia

7

1.200

 

 

 

509

70

 

 

 

511

90

 

 

 

512

20

 

 

 

515

130

 

 

 

516

600

 

 

 

517

200

 

 

 

519

90

 

9

Xã Tà Hừa

4

135

 

 

 

501

60

 

 

 

502

10

 

 

 

505

50

 

 

 

497A

15

 

10

Xã Tà Mung

2

7

 

 

 

507

3

 

 

 

513

4

 

II

Huyện Tân Uyên

29

3.875

 

7

Xã Nậm Cần

10

1.345

 

 

 

378

45

 

 

 

379

45

 

 

 

386

40

 

 

 

387

30

 

 

 

409

180

 

 

 

413

5

 

 

 

416

230

 

 

 

437

500

 

 

 

438

200

 

 

 

328B

70

 

2

Xã Nậm Sỏ

6

855

 

 

 

408

25

 

 

 

414

110

 

 

 

436

35

 

 

 

443

380

 

 

 

444

10

 

 

 

457

320

 

3

Xã Tà Mít

12

1.595

 

 

 

442

10

 

 

 

448

250

 

 

 

449

70

 

 

 

454

350

 

 

 

455

240

 

 

 

456

80

 

 

 

458

90

 

 

 

465

150

 

 

 

466

160

 

 

 

467

10

 

 

 

468

170

 

 

 

475

15

 

4

Pắc Ta

1

80

 

 

 

410

80

 

III

Huyện Phong Thổ

24

1.692

 

1

Xã Hoang Thèn

4

193

 

 

 

36

1

 

 

 

48

17

 

 

 

49

50

 

 

 

50

125

 

2

Xã Hui Luông

5

200

 

 

 

45

100

 

 

 

46

10

 

 

 

54

65

 

 

 

60

75

 

 

 

82A

50

 

3

Xã Khng Lào

1

70

 

 

 

53

70

 

4

Xã Ma Ly Pho

1

230

 

 

 

28

230

 

5

Xã Mường So

1

215

 

 

 

78

215

 

6

TT. Phong Thổ

4

250

 

 

 

59

195

 

 

 

77

5

 

 

 

59B

50

 

 

 

81

140

 

7

Xã Làn Nhì Thàng

4

216

 

 

 

100

45

 

 

 

118

40

 

 

 

120

1

 

 

 

134

130

 

8

Xã Mù Sang

1

65

 

 

 

20

65

 

9

Xã Nậm Xe

1

75

 

 

 

80

75

 

10

Xã Sin Súi H

2

178

 

 

 

57

23

 

 

 

98

155

 

IV

Huyện Mường Tè

54

5.328

 

1

Xã Bum Nưa

4

158

 

 

 

123

49

 

 

 

129

22

 

 

 

144

38

 

 

 

172

49

 

2

Xã Bum Tở

5

854

 

 

 

95

156

 

 

 

96

18

 

 

 

110

123

 

 

 

128

41

 

 

 

145

517

 

3

Xã Ka Lăng

6

415

 

 

 

23

12

 

 

 

24

70

 

 

 

34

280

 

 

 

35

14

 

 

 

19B

17

 

 

 

22B

22

 

4

Xã Kan H

10

579

 

 

 

173

22

 

 

 

180

6

 

 

 

206

149

 

 

 

244

105

 

 

 

250

67

 

 

 

251

43

 

 

 

252

22

 

 

 

276

103

 

 

 

277

37

 

 

 

243A

25

 

5

Xã Mường Tè

8

925

 

 

 

33

193

 

 

 

44

59

 

 

 

65

37

 

 

 

66

182

 

 

 

84

9

 

 

 

85

63

 

 

 

91

218

 

 

 

94

164

 

6

Xã Mù Cả

7

472

 

 

 

64

103

 

 

 

86

39

 

 

 

106

47

 

 

 

108

101

 

 

 

126

102

 

 

 

149

13

 

 

 

150

67

 

7

Xã Nậm Khao

5

1.276

 

 

 

88

127

 

 

 

109

339

 

 

 

124

280

 

 

 

125

256

 

 

 

146

274

 

8

Xã Pa

2

172

 

 

 

29

59

 

 

 

32

113

 

9

Xã Pa Vệ Sử

1

151

 

 

 

97

151

 

10

Thị trấn Mường, Tè

2

97

 

 

 

154

84

 

 

 

145A

13

 

11

Xã Vàng San

4

229

 

 

 

181

29

 

 

 

203

90

 

 

 

207

35

 

 

 

208

75

 

V

Huyện Nậm Nhùn

15

2.525

 

1

Xã Mường Mô

7

980

 

 

 

281

130

 

 

 

282

140

 

 

 

315

150

 

 

 

316

125

 

 

 

349

20

 

 

 

355

170

 

 

 

391

245

 

2

Xã Nậm Hàng

6

1.300

 

 

 

309

310

 

 

 

317

230

 

 

 

348

290

 

 

 

350

160

 

 

 

357

250

 

 

 

397

60

 

3

TT. Nậm Nhùn

2

245

 

 

 

351

210

 

 

 

356

35

 

VI

Huyện Sìn Hồ

20

2.895

 

1

Xã Căn Co

1

215

 

 

 

389

215

 

2

Xã Lùng Thàng

2

275

 

 

 

188

145

 

 

 

198

130

 

3

Xã Nậm Cuổi

3

630

 

 

 

407

370

 

 

 

415

230

 

 

 

435A

30

 

4

Xã Nậm Hăn

2

195

 

 

 

419

40

 

 

 

435

155

 

5

Xã Nậm Mạ

1

65

 

 

 

363

65

 

6

Xã Noong Ho

3

195

 

 

 

302

80

 

 

 

323

100

 

 

 

324

15

 

7

Xã Pa Khóa

1

200

 

 

 

268

200

 

8

Xã Pu Sam Cáp

1

80

 

 

 

288

80

 

9

Xã Hồng Thu

3

605

 

 

 

121

25

 

 

 

140

270

 

 

 

156

310

 

10

Xã Ma Quai

1

220

 

 

 

133

220

 

11

Xã Pa Tần

1

180

 

 

 

115

180

 

12

Xã Phìn Hồ

1

35

 

 

 

117

35

 

 

PHỤ LỤC 09

QUỸ ĐẤT DỰ KIẾN THU HÚT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT GỖ LỚN VÀ CÂY QUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

TT

Huyện; xã, thị trấn

Tiểu khu

Diện tích

Ghi chú

 

Cộng

 

24.338

 

I

Huyện Than Uyên

26

3.860

 

1

Xã Mường Kim

1

400

 

 

 

504

400

 

2

Xã Mường Mít

1

200

 

 

 

464

200

 

3

Xã Mường Than

2

20

 

 

 

470

10

 

 

 

473

10

 

4

Xã Pha Mu

10

1.240

 

 

 

474

250

 

 

 

476

80

 

 

 

479

10

 

 

 

480

300

 

 

 

481

200

 

 

 

482

100

 

 

 

489

100

 

 

 

492

60

 

 

 

493

100

 

 

 

498

40

 

5

Xã Phúc Than

2

200

 

 

 

440

20

 

 

 

450

180

 

6

Xã Ta Gia

2

550

 

 

 

509

450

 

 

 

511

100

 

7

Xã Tà Hừa

7

1.170

 

 

 

501

300

 

 

 

502

370

 

 

 

505

70

 

 

 

510

270

 

 

 

497A

60

 

 

 

499A

50

 

 

 

499B

50

 

8

TT. Than Uyên

1

80

 

 

 

478

70

 

II

Huyện Tân Uyên

26

6.065

 

1

Xã Nậm Cần

8

2.020

 

 

 

378

400

 

 

 

379

300

 

 

 

386

600

 

 

 

387

200

 

 

 

409

20

 

 

 

413

200

 

 

 

438

300

 

 

 

428B

20

 

2

Xã Nậm Sỏ

7

1.650

 

 

 

388

200

 

 

 

408

50

 

 

 

414

500

 

 

 

418

150

 

 

 

444

250

 

 

 

445

350

 

 

 

457

150

 

3

Xã Pắc Ta

5

1.480

 

 

 

410

240

 

 

 

411

90

 

 

 

417

400

 

 

 

439

250

 

 

 

441

500

 

4

Xã Tà Mít

5

865

 

 

 

442

300

 

 

 

466

150

 

 

 

467

240

 

 

 

468

15

 

 

 

475

160

 

5

Xã Thân Thuộc

1

50

 

 

 

382

50

 

III

Huyện Tam Đường

20

3.075

 

1

Xã Bình Lư

3

180

 

 

 

223

138

 

 

 

228

19

 

 

 

230

23

 

2

Xã Bản Bo

1

78

 

 

 

291

78

 

3

Xã Bản Giang

2

126

 

 

 

226

56

 

 

 

218A

70

 

4

Xã Bản Hon

4

696

 

 

 

224

238

 

 

 

227

150

 

 

 

257

256

 

 

 

196B

52

 

5

Xã Khun Há

5

846

 

 

 

261

20

 

 

 

266

42

 

 

 

290

77

 

 

 

295

670

 

 

 

301

37

 

6

Xã Nà Tăm

1

220

 

 

 

260

220

 

7

Xã Sơn Bình

1

10

 

 

 

222

10

 

8

Xã Thèn Sin

2

860

 

 

 

101

500

 

 

 

119

360

 

9

TT. Tam Đường

1

59

 

 

 

219

59

 

IV

Huyện Sìn Hồ

13

6.010

 

1

Xã Căn Co

4

2.090

 

 

 

340

290

 

 

 

341

190

 

 

 

364

720

 

 

 

390

890

 

2

Xã Lùng Thàng

2

440

 

 

 

198

70

 

 

 

216

370

 

3

Xã Nậm Cui

3

720

 

 

 

365

260

 

 

 

375

430

 

 

 

415

30

 

4

Xã Nậm Cha

1

280

 

 

 

303

280

 

5

Xã Nậm Hăn

3

2.480

 

 

 

419

970

 

 

 

435

950

 

 

 

446

560

 

V

Huyện Mường Tè

54

5.328

 

1

Xã Bum Nưa

4

158

 

 

 

123

49

 

 

 

129

22

 

 

 

144

38

 

 

 

172

49

 

2

Xã Bum Tở

5

854

 

 

 

95

156

 

 

 

96

18

 

 

 

110

123

 

 

 

128

41

 

 

 

145

517

 

3

Xã Ka Lăng

6

415

 

 

 

23

12

 

 

 

24

70

 

 

 

34

280

 

 

 

35

14

 

 

 

19B

17

 

 

 

22B

22

 

4

Xã Kan H

10

579

 

 

 

173

22

 

 

 

180

6

 

 

 

206

149

 

 

 

244

105

 

 

 

250

67

 

 

 

251

43

 

 

 

252

22

 

 

 

276

103

 

 

 

277

37

 

 

 

243A

25

 

5

Xã Mường Tè

8

925

 

 

 

33

193

 

 

 

44

59

 

 

 

65

37

 

 

 

66

182

 

 

 

84

9

 

 

 

85

63

 

 

 

91

218

 

 

 

94

164

 

6

Xã Mù Cả

7

472

 

 

 

64

103

 

 

 

86

39

 

 

 

106

47

 

 

 

108

101

 

 

 

126

102

 

 

 

149

13

 

 

 

150

67

 

7

Xã Nậm Khao

5

1.276

 

 

 

88

127

 

 

 

109

339

 

 

 

124

280

 

 

 

125

256

 

 

 

146

274

 

8

Xã Pa Ủ

2

172

 

 

 

29

59

 

 

 

32

113

 

9

Xã Pa Vệ S

1

151

 

 

 

97

151

 

10

Thị trấn Mường Tè

2

97

 

 

 

154

84

 

 

 

145A

13

 

11

Xã Vàng San

4

229

 

 

 

181

29

 

 

 

203

90

 

 

 

207

35

 

 

 

208

75

 

 

PHỤ LỤC 10

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY SƠN TRA
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tổng

 

 

 

 

 

36.869.800

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

33.518.000

I

Chi phí trồng rng (năm trồng)

 

 

 

 

 

21.303.500

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

17.761.500

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

323

15,48

150.000

2.322.000

 

- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm)

Hố

1.600

111

14,41

150.000

2.161.500

 

- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm)

Hố

1.600

248

6,45

150.000

967.500

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

1.600

29

55,17

150.000

8.275.500

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

548

9,12

150.000

1.368.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

2

Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm)

Cây

1.840

 

 

 

3.542.000

 

- Cây trồng chính: Cây Sơn tra (6-8 tháng tuổi)

Cây

1.150

 

 

2.000

2.300.000

 

- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tui (Tng quá s đỏ, Thông mã vỹ hoặc Vối thuốc...)

Cây

690

 

 

1.800

1.242.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

12.214.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

5.082.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

548

9,12

150.000

1.368.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

716

6,98

150.000

1.047.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

2

Chăm sóc năm th3

 

 

 

 

 

4.924.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

650

7,69

150.000

1.153.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

 

- Cuốc xới đắt vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

3

Chăm sốc năm thứ 4

 

 

 

 

 

2.208.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

B

Chi phí quản lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.351.800

 

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông

- Cự ly đi làm khoảng 4-5 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 1

 

PHỤ LỤC 11

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY SA MỘC
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tổng

 

 

 

 

 

37.729.450

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

34.299.500

I

Chi phí trồng rừng (năm trồng)

 

 

 

 

 

25.193.000

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

15.993.000

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

318

15,72

150.000

2.358.000

 

- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm)

Hố

1.600

65

24,62

150.000

3.693.000

 

- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm)

Hố

1.600

191

8,38

150.000

1.257.000

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

1.600

41

39,02

150.000

5.853.000

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

138

11,59

150.000

1.738.500

2

Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm)

Cây

 

 

 

 

9.200.000

 

- Cây giống Sa mộc

Cây

1.840

 

 

5.000

9.200.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

9.106.500

1

Chăm sóc năm th2

 

 

 

 

 

3.694.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

870

5,75

150.000

862.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

138

11,59

150.000

1.738.500

2

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

 

 

3.588.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

800

6,25

150.000

937.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

138

11,59

150.000

1.738.500

3

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

 

 

 

1.824.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

B

Chi phí quản lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.429.950

 

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống: Tạm tính

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động ph thông

- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2

 

PHỤ LỤC 12

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY TỐNG QUÁ SỦ ĐỎ
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bn vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đng)

Đơn giá cho 1 ha (đng/ha)

ĐVT

Khi lượng

ĐM

Công

 

Tổng

 

 

 

 

 

36.009.600

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

32.736.000

I

Chi phí trồng rừng (năm trng)

 

 

 

 

 

20.521.500

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

17.761.500

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

323

15,48

150.000

2.322.000

 

- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm)

Hố

1.600

111

14,41

150.000

2.161.500

 

- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm)

H

1.600

248

6,45

150.000

967.500

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

1.600

29

55,17

150.000

8.275.500

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

548

9,12

150.000

1.368.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

2

Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm)

Cây

 

 

 

 

2.760.000

 

- Cây giống Tng quá sủ đỏ (6-8 tháng tuổi)

Cây

1.840

 

 

1.500

2.760.000

II

Chi phí chăm sóc rng trồng

 

 

 

 

 

12.214.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

5.082.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

548

9,12

150.000

1.368.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

716

6,98

150.000

1.047.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

2

Chăm sóc năm th 3

 

 

 

 

 

4.924.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

650

7,69

150.000

1.153.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

 

- Cuốc xới đt vun gốc

Gốc

1.600

90

17,78

150.000

2.667.000

3

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

 

 

 

2.208.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

 

- Phát thục bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

679

7,36

150.000

1.104.000

B

Chi phí qun lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.273.600

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phthông

- Cự ly đi làm khoảng 4-5 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 1

 

PHỤ LỤC 13

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY LÁT HOA
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tng

 

 

 

 

 

37.960.450

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

34.509.500

I

Chi phí trồng rừng (năm trồng)

 

 

 

 

 

24.533.000

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

19.128.000

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

318

15,72

150.000

2.358.000

 

- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm)

H

2.000

65

30,77

150.000

4.615.500

 

- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm)

Hố

2.000

191

10,47

150.000

1.570.500

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

2.000

41

48,78

150.000

7.317.000

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

686

7.291

150.000

1.093.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

2

Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm)

Cây

2.300

-

 

 

5.405.000

 

- Cây trồng chính: Cây Lát hoa (6-8 tháng tuổi)

Cây

1.150

 

 

2.900

3.335.000

 

- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi (Xoan ta, Thông mã vỹ...)

Cây

1.150

 

 

1.800

2.070.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

9.976.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

4.129.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

870

5,75

150.000

862.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

2

Chăm sóc năm th3

 

 

 

 

 

4.023.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

800

6,25

150.000

937.500

 

- Phát thực bi chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Cuốc xi đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

3

Chăm sóc năm th 4

 

 

 

 

 

1.824.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Phát thc bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

B

Chi phí qun lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.450.950

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động ph thông

- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2

 

PHỤ LỤC 14

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY GIỔI XANH
(Kèm theo Đ án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tổng

 

 

 

 

 

38.466.450

A

Chi phí trc tiếp

 

 

 

 

 

34.969.500

I

Chi phí trồng rừng (năm trng)

 

 

 

 

 

24.993.000

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

19.128.000

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

318

15,72

150.000

2.358.000

 

- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm)

Hố

2.000

65

30,77

150.000

4.615.500

 

- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm)

H

2.000

191

10,47

150.000

1.570.500

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

2.000

41

48,78

150.000

7.317.000

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

2

Chi phí cây con (c15% cây trồng dặm)

Cây

2.300

-

 

 

5.865.000

 

- Cây trồng chính: Cây Giổi xanh (6-8 tháng tuổi)

Cây

1.150

 

 

3.300

3.795.000

 

- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi (Xoan ta, Thông..,)

Cây

1.150

 

 

1.800

2.070.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

9.976.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

4.129.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

870

5,75

150.000

862.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

2

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

 

 

4.023.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

800

6,25

150.000

937.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

2.000

138

14,49

150.000

2.173.500

3

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

 

 

 

1.824.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

B

Chi phí quản lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.496.950

Ghi chú:

- Đnh mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động ph thông

- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2

 

PHỤ LỤC 15

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY QUẾ
(Kèm theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đon 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tổng

 

 

 

 

 

43.837.200

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

39.852.000

I

Chi phí trồng rng (năm trồng)

 

 

 

 

 

27.457.500

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

18.457.500

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

334

14,97

150.000

2.245.500

 

- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm)

H

5.000

134

37,31

150.000

5.596.500

 

- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm)

H

5.000

348

14,37

150.000

2.155.500

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

5.000

193

25,91

150.000

3.886.500

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

748

6,68

150.000

1.002.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

5.000

210

23,81

150.000

3.571.500

2

Chi phí cây con

Cây

 

 

 

 

9.000.000

 

- Cây con: Cây Quế (6-8 tháng tuổi)

Cây

5.000

 

 

1.800

9.000.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

12.394.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

5.349.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

748

6,68

150.000

1.002.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

967

5,17

150,000

775.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

5.000

210

23,81

150,000

3.571.500

2

Chăm sóc năm th3

 

 

 

 

 

5.290.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

891

5,61

150.000

841.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

854

5,85

150.000

877.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

5,000

210

23,81

150.000

3.571.500

3

Chăm sóc năm th 4

 

 

 

 

 

1.755.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

854

5,85

150.000

877.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

854

5,85

150.000

877.500

B

Chi phí quản lý = 10%*A

 

 

 

 

 

3.985.200

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông

- Cự ly đi làm khoảng 1-2 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2

 

PHỤ LỤC 16

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CÂY GỖ LỚN
(Kèm theo Đ án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Hạng mục

Tính cho 01 ha

Đơn giá (đồng)

Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha)

ĐVT

Khối lượng

ĐM

Công

 

Tng

 

 

 

 

 

50.461.500

I

Chi phí trồng rừng (năm trồng)

 

 

 

 

 

37.659.000

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

29.319.000

 

- Phát dọn thực bì

m2

5.000

318

15,72

150.000

2.358.000

 

- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm)

H

3.300

65

50,77

150.000

7.615.500

 

- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm)

Hố

3.300

191

17,28

150.000

2.592.000

 

- Vận chuyển và trồng

Cây

3.300

41

80,49

150.000

12.073.500

 

- Phát thực bì chăm sóc

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

3.300

138

23,91

150.000

3.586.500

2

Chi phí cây con

Cây

3.300

-

 

 

8.340.000

 

- Cây trồng chính (6-8 tháng tuổi)

Cây

1.600

 

 

3.300

5.280.000

 

- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tui

Cây

1.700

 

 

1.800

3.060.000

II

Chi phí chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

12.802.500

1

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

 

 

5.542.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

686

7,29

150.000

1.093.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

870

5,75

150.000

862.500

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

3.300

138

23,91

150.000

3.586.500

2

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

 

 

5.436.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

800

6,25

150.000

937.500

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Cuốc xới đất vun gốc

Gốc

3.300

138

23,91

150.000

3.586.500

3

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

 

 

 

1.824.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 1

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

 

- Phát thực bì chăm sóc Lần 2

m2

5.000

823

6,08

150.000

912.000

Ghi chú:

- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT

- Đơn giá cây giống tạm tính theo loài cây có giá cao nhất Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông

- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác