354937

Quyết định 4137/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020”

354937
LawNet .vn

Quyết định 4137/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020”

Số hiệu: 4137/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành: 07/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4137/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành: 07/07/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4137/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020”.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 của thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 24/02/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 6164/TTr-SCT ngày 29/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 2020” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Tư Pháp, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội; Cục Hải quan thành phố Hà Nội; Cục Thuế thành phố Hà Nội; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội; các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: PCVP T.V.Dũng, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT (h3
,v).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

ĐỀ ÁN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4137/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND Thành phố)

Phần I

TỔNG QUAN ĐỀ ÁN

1.1. Tính cấp thiết của Đề án

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và diễn ra ngày càng sâu rộng ở mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với đó là sự phân hóa, phân công lao động giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh và hạn chế riêng của mình, đồng thời có sự khác biệt về môi trường, điều kiện văn hóa xã hội, điều kiện về vốn và nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy có thể thuận lợi phát triển tốt một số ngành cụ thể. Xu thế hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia để cùng phát triển diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Những điều này khiến cho các quốc gia cần có nhau trong một mối quan hệ cùng có lợi trên toàn thế giới.

Từ sau năm 1986, nước ta đã tiến hành đổi mới và ngày càng đẩy mạnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu như: Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) ,... nước ta còn ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với các nước. Trong đó, Nhật Bản là một đối tác chiến lược quan trọng mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương cũng như cùng tham gia vào các FTA đa phương gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),...

Thành phố Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế... Xuất phát từ góc độ kinh tế - chính trị quan trọng, Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Qua gần 30 năm đổi mới, kinh tế của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đáng khích lệ, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Hà Nội liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 2007 - 2010 bình quân đạt 10,38%/năm, giai đoạn 2011-2015 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội vẫn đạt bình quân giai đoạn là 9,24%/năm (tăng gp khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước). Thu nhập tính theo GRDP theo đó tăng lên, bình quân đầu người năm 2015 đạt 77,1 triệu đồng/người, gấp 3,44 lần so năm 2007 (22,4 triệu đồng/người). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cao, tỷ trọng ngành nông nghiệp thấp. Nếu cơ cấu năm 2007 là: dịch vụ 52,1%; công nghiệp - xây dựng 41,3%; nông nghiệp 6,6%, thì năm 2015 cơ cấu các ngành tương ứng là: 53,9%; 41,7% và 4,4%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta tham gia ngày càng nhiều các FTA, đặc biệt với Nhật Bản - là một đối tác quan trọng hàng đầu và có tiềm năng lớn của Việt Nam, bên cạnh những cơ hội cho việc phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Cụ thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các FTA với Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng tăng trưởng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị kinh tế mà Hà Nội có lợi thế, nhưng sự dịch chuyn này còn chậm. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có sự thay đổi khá rõ rệt. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy những thay đổi tích cực ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là: doanh thu tăng lên (59% doanh nghiệp), đời sống của cán bộ, nhân viên cũng tăng theo (60% doanh nghiệp); tiếp theo đó là chất lượng, mẫu mã sản phẩm (56% doanh nghiệp) và năng lực cạnh tranh (55% doanh nghiệp) được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, hơn 50% doanh nghiệp cho rằng 02 Hiệp định đã có những tác động tích cực đến tăng vốn đầu tư, lợi nhuận và ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp cho rằng việc thực thi hai Hiệp định cũng có phần ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các nội dung: khả năng tiếp cận nguồn vốn mới giảm (75% doanh nghiệp), nguồn nhân sự chất lượng cao giảm (69% doanh nghiệp), đối tác nhập khẩu giảm (68% doanh nghiệp), kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu giảm (59% và 56% doanh nghiệp).

Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản để từ đó đưa ra các giải pháp tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua các thách thức từ Hiệp định để phát triển kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trên thế giới. Do đó, việc xây dựng Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bi cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 2020” có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

1. 2. Mục tiêu của đề án

Mục tiêu của đề án là đánh giá tác động của việc Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhm giúp các doanh nghiệp tận dụng những ưu đãi và giảm thiu những thách thức, góp phần phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020.

1.3. Căn cứ pháp lý liên quan đến đề án

- Luật Thủ đô do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013;

- Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn cả nước có liên quan đến Thủ đô Hà Nội;

- Nghị quyết của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô Hà Nội;

- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 24/02/2015 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

1.4. Đối tượng và phạm vi thực hiện

1.4.1. Đối tượng:

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác động của việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội.

1.4.2. Phạm vi:

+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu tác động của việc Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản (bao gồm AJCEP và VJEPA) đối với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội về lĩnh vực công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải pháp từ phía UBND thành phố Hà Nội và các Sở, ngành, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

+ Không gian: Các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ...

+ Thời gian: Phân tích thực trạng trong giai đoạn 2008 - 2015 và đề xuất giải pháp, kiến nghị cho giai đoạn 2017 - 2020.

Phần II

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008-2015

2.1. Nội dung cơ bản của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản

2.1.1. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) ký ngày 3/4/2008 và có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008. AJCEP được đánh giá là một FTA toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản.

AJCEP với 10 Chương, 80 Điều. Trong đó có một số nội dung liên quan đến Việt Nam và Nhật Bản như sau:

* Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam cho Nhật Bản:

Theo Hiệp định này, lộ trình giảm thuế của Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025. Trong Biểu thuế, hầu hết thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm có mô hình cắt giảm riêng. Như vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả biểu thuế nhập khẩu trong Hiệp định theo từng năm trong lộ trình có chiều hướng giảm dần.

- Mức thuế suất cam kết:

Theo AJCEP, diện mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Cụ thể, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (1/12/2008) thì đã có 2.468 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, trong đó có khoảng 94,6% là các mặt hàng công nghiệp, số còn lại là các mặt hàng nông sản. Sau 10 năm thực thi Hiệp định (năm 2018) sẽ có khoảng 5.846 số dòng thuế được xóa bỏ, trong đó khoảng 91,2% là các mặt hàng công nghiệp. Năm cuối cùng của lộ trình giảm thuế (năm 2025), sẽ có tổng số 8.321 dòng thuế được xóa bỏ, trong đó có tới khoảng 84,5% số dòng thuế là các mặt hàng công nghiệp. Số dòng thuế được xóa bỏ tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, hóa chất, máy móc cơ khí, dệt may, kim loại và các sản phẩm nông nghiệp.

* Cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản cho Việt Nam:

Theo cam kết trong AJCEP, có 7.264/9.111 - tương đương gần 80% dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chủ yếu là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như: dệt may, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện, đồ g, tôm, các sản phẩm từ tôm, hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp,...trong đó 61 mặt hàng thủy sản, chiếm 70% giá trị XK). Có khoảng 4.000 dòng sản phẩm đã được hưởng thuế sut 0% trước khi Hiệp định có hiệu lực. Trong vòng 10 năm thực hiện Hiệp định, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu (NK) từ Việt Nam (trong đó có 144 mặt hàng thủy sản chiếm 83% giá trị XK).

Đến năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử...

2.1.2. Hiệp định Đi tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

2.1.2.1. Giới thiệu chung về VJEPA

Sau 9 phiên đàm phán chính thức (bắt đầu từ năm 2007), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Cũng như AJCEP, đây là Hiệp định kinh tế mang tính toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động, hợp tác kinh tế. VJEPA cùng với các thỏa thuận kinh tế Việt Nam và Nhật Bản ký trước đó (gồm có Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (BIT) năm 2003, cùng tham gia ký AJCEP (có hiệu lực từ ngày 01/12/2008), cùng là thành viên của WTO) nên đã thiết lập được một khung pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp của hai nước.

VJEPA được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực căn bản và nguyên tắc của WTO. Cấu trúc của VJEPA tương tự với AJCEP, nhưng với nội dung cam kết sâu hơn ở một số lĩnh vực (VJEPA có cam kết thêm một số mặt hàng như phân bón, linh kiện phụ tùng ô tô, sắt thép... , khoảng 100 mặt hàng), mà hai bên quan tâm và khó có thể đạt được ở cấp độ khu vực ASEAN. So với VJEPA, các cam kết về thuế của AJCEP đều thấp hơn, song AJCEP lại có các quy tắc về xuất xứ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nhật Bản.

VJEPA gồm có Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (Hiệp định chính gồm 14 Chương, 129 Điều và 7 Phụ lục) và Hiệp định thực thi (bao gồm 12 Chương, 37 Điều và là Hiệp định mang tính pháp lý, gồm các quy định về cơ chế triển khai các cam kết thuộc Hiệp định chính).

2.1.2.2. Cam kết trong thương mại hàng hóa

a. Cam kết cắt giảm thuế quan

Về phía Việt Nam, lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong VJEPA trong vòng 17 năm, bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2026. Trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đưa vào lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại (thấp hơn mức cam kết tự do hóa của Nhật Bản là 94,53%). Sau 16 năm thực hiện Hiệp định (vào năm cuối của lộ trình), Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 92,95% kim ngạch thương mại.

- Biểu cam kết thuế của Việt Nam gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng (chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết). 57 số dòng thuế còn lại thuộc danh mục nhạy cảm, danh mục không giảm thuế và danh mục loại trừ, tập trung ở một số nhóm hàng CKD ôtô (nhập tt cả các linh kiện về lắp ráp), rượu, thuốc lá, một số sản phẩm hóa chất, chất nổ, cao su, bông, vải, sắt thép,...

- Lộ trình giảm dòng thuế theo ngành của Việt Nam trong VJEPA có xu hướng giảm dần đều, có tác dụng bảo hộ có thời hạn đối với sản xuất trong nước, chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp thuộc các ngành dệt may, máy móc và thiết bị điện, khoáng sản, hóa chất, máy móc cơ khí, kim loại.

- Theo cam kết, năm 2009 (ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực), có khoảng 2.586 số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan (trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 94,5%), còn lại là các mặt hàng nông nghiệp. Đến năm 2019 (sau 10 năm thực hiện Hiệp định), có khoảng 6.996 số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan (trong đó các mặt hàng công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất trong nước như hóa chất, dược phẩm, dệt may, điện tử, giấy, sắt thép, v.v...chiếm khoảng 90,1%). Đến năm 2025 (sau 19 năm thực hiện Hiệp định), tổng số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan tăng lên tới 8.548 dòng (trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 95,1% số dòng thuế - chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được hoặc có kế hoạch sản xuất trong nước trong tương lai gần).

Về phía Nhật Bản, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế quan đối với 88,05% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và 71297 dòng thuế, chiếm 80,08% số dòng thuế.

- Đối với nhóm hàng nông sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 784 dòng thuế trong tổng số 2020 dòng thuế nông sản của Nhật Bản (phân loại theo HS 2007) ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; giảm thuế cho 505 dòng thuế theo lộ trình từng năm, kéo dài từ 03 đến 15 năm tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm (hiện chiếm khoảng 24% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản).

- Đối với nhóm hàng thủy sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 64 dòng thuế trong tổng số 330 dòng thuế của Nhật Bản ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (đặc biệt là bao gồm tôm và sản phẩm tôm) và cắt giảm trong vòng 10-15 năm đối với 188 dòng thuế (chậm nhất đến năm 2024). Đến năm 2016, Nhật Bản đưa thuế suất về 0% đối với cua ghẹ, cua huỳnh đế, bạch tuộc, sứa, vẹm, nghêu. Hiệp định không cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng cá ngừ, kể cả cá ngừ được chế biến hoặc bảo quản.

- Đối với nhóm hàng công nghiệp, Nhật Bản không thực thi chính sách bảo hộ đối với phần lớn các sản phẩm công nghiệp bằng công cụ thuế quan. Mức thuế trung bình áp dụng đối với mặt hàng này dưới 5%. Theo đó, khoảng 95% số dòng thuế hàng công nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế ưu đãi là 0% (chiếm gần 95% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam).

Sau 10 năm thực hiện VJEPA, 97% dòng thuế và 98% giá trị xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Riêng đối với hàng dệt và may mặc, Nhật Bản cam kết miễn áp dụng thuế nhập khẩu đối với tất cả 1978 dòng thuế của Nhật Bản thuộc các chương từ 50 đến 63 trong Biểu cam kết. Đối với mặt hàng da và giày dép, 93 dòng thuế sản phẩm da và giày dép có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm.

- Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ xẻ (ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực) và đối với mặt hàng gỗ ván (vào năm 2016). Điều đáng lưu ý là ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam và thành phố Hà Nội như đồ gnội thất, đồ nội thất bằng song mây, tre, liễu gai (HS9403), hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác làm trực tiếp từ vật liệu tết bện (HS 4602), đồ mộc dùng trong xây dựng (HS 4418) cũng được Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0%.

b. Các quy định cơ bản về quy tắc xuất xứ

Theo VJEPA, hàng hóa được hưởng ưu đãi là có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40% hoặc thay đi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa - CTH). Cả hai tiêu chí này đều dựa vào Biểu phân loại hàng hóa theo Hệ thống phân loại hàng hóa hài hòa (HS) của Tổ chức hải quan thế giới (WCO). Người xuất khẩu sẽ được phép lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí nói trên để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa. Ngoài quy tắc chung, VJEPA còn áp dụng Tiêu chí xác định xuất xứ đối với mặt hàng cụ thể cho một số mặt hàng. Các tiêu chí này bao gồm cho phép áp dụng hàm lượng giá trị gia tăng dưới 40%, chuyển đổi chương, chuyển đổi phân nhóm, thực hiện công đoạn gia công chế biến cụ thể, xuất xứ thuần túy.

Quy tắc xuất xứ trong VJEPA bao gồm các điều khoản chính tương tự như các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia trước đây như quy tắc tối thiểu (de-minimis), cộng gộp, công đoạn gia công đơn giản, vận chuyn thng, quy định về bao bì, phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ, nguyên vật liệu gián tiếp, đánh bắt ngoài lãnh hải bằng tàu thuyền thuộc sở hữu của các bên.

c. Các quy tắc trong thương mại

Về biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam và Nhật Bản đưa ra các quy định về cơ chế tự vệ song phương trong trường hợp một trong hai nước có quyền tạm ngừng thực hiện cắt giảm thuế quan hoặc nâng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nếu như xác định được lượng hàng hóa nhập khẩu này tăng đột biến vì lý do giảm thuế theo VJEPA và gây tổn hại nghiêm trọng ti ngành sản xuất trong nước.

Về thủ tục hải quan, các điều khoản trong VJEPA nhằm tăng cường tính minh bạch hóa, tính ổn định, có thể dự đoán được trong việc áp dụng luật và các thủ tục hành chính liên quan tới thủ tục hải quan nhằm đảm bảo việc các thủ tục này được thực hiện hiệu quả hơn, thông quan nhanh hơn và do đó tạo thuận lợi chung trong thương mại.

Về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS), Hiệp định khẳng định cam kết của Việt Nam và Nhật Bản tuân thủ các quy định của WTO.

Về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, VJEPA tạo ra một khuôn khổ trao đổi thông tin, hợp tác, gặp gỡ thường kỳ và thành lập tiểu ban về TBT nhằm tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý của hai nước, tạo thuận li thương mại và giảm các chi phí giao dịch liên quan đến thương mại hàng hóa giữa hai bên.

Về quyền sở hữu trí tuệ, hai bên tái khẳng định quyết tâm tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ theo các quy định của WTO, chủ yếu theo Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS).

Về đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, các điều khoản về cạnh tranh trong Hiệp định đã đề cập tới các cam kết về hợp tác (trao đổi thông tin với nhau trong quá trình xử lý các hành vi gây phương hại đến môi trường cạnh tranh lành mạnh), xây dựng năng lực trong lĩnh vực cạnh tranh.

2.1.2.3. Cam kết trong thương mại dịch vụ

a. Về phía Nhật Bản

Nhật Bản dành cho Việt Nam cam kết rất thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ so với cam kết của Nhật Bản trong WTO. Trong phần lớn các ngành/phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam được hưởng cam kết “không hạn chế”. Đặc biệt, các loại dịch vụ quan trọng như dịch vụ về thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch và vận tải cũng được cam kết với mức tự do hóa cao.

Ngoài các cam kết trong WTO, Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam một khoản vay ODA lãi suất thấp để đào tạo khoảng 200 - 300 y tá Việt Nam mỗi năm tại Nhật Bản, và được làm việc tới 7 năm tại Nhật Bản. Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định tay nghề và cấp chứng chỉ nghề y tá và hộ lý cho Việt Nam. Ktừ khi Hiệp định có hiệu lực, trong vòng 1 năm, hai bên sẽ nối lại đàm phán về di chuyển lao động nhằm tiếp tục cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, hộ lý và các ngành nghề khác của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng quy định một số chương trình hợp tác song phương quan trọng như xây dựng Trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm, hài hòa tiêu chuẩn kỹ thuật, cải thiện môi trường kinh doanh, hợp tác về nâng cao năng lực trong các lĩnh vực du lịch, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao thông vận tải, sở hữu trí tuệ...

b. Về phía Việt Nam

Trong VJEPA, Việt Nam đưa ra mức cam kết chi tiết trong thương mại dịch vụ hầu như không khác với cam kết gia nhập WTO, gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ với mức cam kết khá thông thoáng. Trong đó, các phân ngành dịch vụ đáng chú ý gồm dịch vụ thông tin (gồm các dịch vụ chuyển phát nhanh; dịch vụ viễn thông; dịch vụ nghe nhìn); dịch vụ xây dựng, giáo dục, môi trường, dịch vụ tài chính (bao gồm dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); dịch vụ y tế, du lịch và vận tải.

2.1.2.4. Cam kết về đầu tư

VJEPA không đề cập đến nội dung về cam kết đầu tư do Việt Nam và Nhật Bản đã có Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Hiệp định BIT) từ năm 2003. Việt Nam và Nhật Bản thống nhất đưa Hiệp định BIT sẽ là một phần không thể tách rời của VJEPA, trong đó tập trung vào các khía cạnh tăng cường minh bạch hóa, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua một Chương với các cam kết về cải thiện môi trường kinh doanh.

2.1.2.5. Cam kết về hợp tác kinh tế

Trong khuôn khổ VJEPA, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất các hình thức hợp tác chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, thông tin giữa hai bên trong các lĩnh vực cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, hải quan, SPS, TBT, nông lâm thủy sản, xúc tiến thương mại và đầu tư,... Ngoài ra, Nhật Bản còn cam kết hỗ trợ Việt Nam nhiều dự án mới như dự án về đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, kiểm dịch động thực vật,...

2.2. Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản

2.1.1. AJCEP - Những cơ hội và thách thức

2.2.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với công nghiệp Hà Nội

- Cơ hội: Hiện nay, các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Các doanh nghiệp công nghiệp Nhật Bản được thành phố Hà Nội đánh giá rất cao vì đóng vai trò trụ cột hàng đầu của ngành công nghiệp Thành phố. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần tạo ra giá trị sản xuất lớn, thu hút nhiều lao động. Đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, tạo ra sự nhảy vọt về năng sut và chất lượng, đã tạo ra giá trị lớn, chiếm tỷ trọng rất cao trong công nghiệp xuất khẩu với kim ngạch hàng tỷ USD, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp cơ điện tử, máy móc thiết bị, linh kiện ô tô, xe máy...

FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước của thành phố Hà Nội tích cực đổi mới công nghệ, từng bước đảm nhận từng phần trong các công đoạn sản xuất, để trở thành nhà cung cấp phụ tùng linh kiện tin cậy cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long được xem là Khu công nghiệp Nhật Bản khi thu hút mạnh mẽ hàng chục doanh nghiệp FDI Nhật Bản, tạo ra quy mô sản xuất rất lớn, thu hút hàng chục nghìn lao động, tạo giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm, được đánh giá là khu công nghiệp liên kết ngành rất thành công tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp lắp ráp lớn của Nhật Bản đầu tư vào thành phố Hà Nội đã góp phần tăng cường mối liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội, hình thành phân công hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.

- Thách thức:

Cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào công nghiệp từ các tỉnh, thành lân cận, trong khi giá thành sản xuất cao, diện tích đất sạch để kêu gọi đầu tư vào công nghiệp hạn chế là thách thức đối với Hà Nội.

Yêu cầu cao của Nhật Bản đối với nhà cung cấp về tiêu chuẩn sản phẩm, quản lý sản xuất, áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất lượng quốc tế. Thiếu thông tin, thiếu sự kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, trình độ công nghệ, quản lý nhìn chung còn yếu. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ sản phẩm nhập khẩu và từ chính các công ty đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

2.2.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu

- Cơ hội từ việc tham gia AJCEP đem lại đối với hàng xuất khẩu của thành phố Hà Nội sang Nhật Bản sẽ rất đáng kể. Theo AJCEP, Việt Nam sẽ cam kết miễn giảm toàn bộ thuế quan đối với 82% lượng hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Đổi lại Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 94% hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó những mặt hàng được hưởng lợi trực tiếp là mặt hàng công nghiệp xuất khẩu được hưởng mức thuế 0% ngay khi AJCEP có hiệu lực. Trong 10 năm tiếp sau, 98% số lượng hàng công nghiệp của Việt Nam không bị áp thuế. Như vậy, có thể nói, những nhóm hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi vốn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của thành phố Hà Nội trong thời gian qua được hưởng lợi đáng kể. Ngoài ra, nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hà Nội là nhóm hàng dệt may cũng hưởng lợi đáng kể.

Cơ hội được hưởng ưu đãi thuế góp phần thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam sang các thị trường thuộc các nước thành viên của AJCEP sẽ tăng lên. Tuy nhiên, lợi ích này không quá lớn do các nước thành viên AJCEP đều là các quốc gia thành viên của ASEAN vốn là những nước đã thực hiện cam kết mở cửa thị trường hàng hóa Việt Nam.

- Bên cạnh những cơ hội, thách thức từ việc tham gia AJCEP đối với hàng hóa xuất khẩu của thành phố Hà Nội cũng không nhỏ:

Thứ nht, nguy cơ nhập siêu hàng nhập khẩu của các nước thành viên AJCEP cũng sẽ tăng lên đáng kể. Việc giảm thuế với diện rộng và số lượng lớn sẽ khiến cho hàng hóa từ các nước thành viên AJCEP, đặc biệt là hàng hóa Nhật Bản với chất lượng tốt sẽ tạo nhiều sức ép cạnh tranh cho hàng hóa của thành phố Hà Nội.

Thứ hai, khả năng hệ thống hải quan để kiểm soát các thủ tục hải quan đc biệt là các quy định liên quan tới nguồn gốc xuất xứ, xác định giá trị tính thuế hải quan sẽ đòi hỏi một bộ máy cơ quan hải quan được đào tạo tốt về nghiệp vụ và khả năng xử lý các quy định thủ tục hải quan trong trường hợp tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thứ ba, những rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật được Nhật Bản sử dụng hết sức tinh vi. Đối với mặt hàng công nghiệp, Nhật Bản có tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản (JIS) có những điểm khác biệt so với thông lệ chung của thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng Nhật Bản có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hơn yếu tố giá cả. Trong lĩnh vực nông sản, những quy định đối với mặt hàng nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu khá cao. Với đặc thù của thành phố Hà Nội là nơi tập trung đu mi xuất khẩu chứ không phải nơi sản xuất trực tiếp nông sản xuất khẩu nên rõ ràng đây là thách thức không nhỏ đối với duy trì khả năng kiểm soát đu vào của nông sản.

Thứ tư, việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kthuật, bảo quản, vận chuyển đến quản lý chất lượng.

Thứ năm, khả năng mâu thuẫn về chính sách giữa các nước thành viên. Trong AJCEP, một thành viên có thể áp đặt thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vì bất kỳ lý do nào đó, mặc dù việc này có thể dẫn đến việc trả đũa của những thành viên bị ảnh hưởng.

2.2.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào thành phố Hà Nội

- Cơ hội: cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào thành phố Hà Nội trong thời gian tới là khá tích cực do: Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản rất tốt đẹp và ngày càng được củng cố; Việt Nam có tình hình chính trị ổn định và kinh tế tăng trưởng cao; Hà Nội có lợi thế hơn so với các tỉnh, thành phố khác trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản do Hà Nội có khoảng cách tới Nhật Bản gần hơn, có chuyến bay trực tiếp tới Tokyo và thời gian bay ngắn, phù hợp với lịch trình làm việc của các nhà đầu tư Nhật Bản; lao động tại Hà Nội được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là chăm chỉ và nhiều người biết tiếng Nhật.

Khi AJCEP được tiếp tục đẩy mạnh trong những năm tới đây, các lợi thế cạnh tranh tĩnh như vị trí địa lý, chính trị ổn định, nguồn nhân lực giá rẻ.... sẽ đóng vai trò ban đầu trong thu hút nhà đầu tư nhưng chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong dài hạn. Các lợi thế động như qui mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, năng lực công nghệ... đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào thành phố Hà Nội.

- Thách thức:

Khả năng cung ứng đất sạch và mặt bằng sản xuất, nhà xưởng: Bên cạnh những vấn đề vướng mắc do thủ tục giải phóng mặt bng thì việc thiết kế khu công nghiệp chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người Nhật, thiếu các dịch vụ đồng bộ kèm theo phục vụ cho các chuyên gia người Nhật sinh sống và làm việc tại các địa điểm này.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng: Các công trình nhà ở, khách sạn và dịch vụ chưa phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản bên cạnh các khu công nghiệp chưa phát triển, không thuận lợi cho nhà đầu tư và người lao động. Nhà đầu tư và người lao động phải thuê chỗ ở cách xa dự án hoặc phải về trung tâm Thành phố, gây tốn kém thời gian, chi phí di chuyển và không có tính ổn định.

Chi phí nguyên vật liệu cao do tỷ lệ nội địa hóa thấp: Theo khảo sát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm 2016 của JETRO: Tỷ lệ chi phí nguyên liệu, linh kiện cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khá cao, khoảng 57,7%, chiếm hơn một nửa giá thành sản xuất, vì vậy, việc giảm phí nguyên liệu đang là thách thức chung của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo Báo cáo “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2016” của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố đầu năm 2017, có tới gần 60% doanh nghiệp lo ngại chi phí nhân công tăng cao tại Việt Nam. So với nhiều nước và ngay trong khối ASEAN, Việt Nam đang có mức đóng bảo hiểm cao nhất. Mức đóng bảo hiểm tại Việt Nam là 32,5% mức lương tháng, trong đó doanh nghiệp đóng 22%, người lao động đóng 10,5%. Trong khi đó, Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%. Tỷ lệ đóng bảo hiểm giữa doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam cũng khác xa, trong khi nhiều nước quy định doanh nghiệp và người lao động đóng bằng nhau, mỗi bên 50%. Với chi phí như vậy đòi hỏi người lao động phải tạo ra một giá trị nhất định thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại được, tức là năng suất lao động phải đạt ở mức đủ cao. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động thế giới, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn của Singapore tới gần 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Với thực trạng như vậy, lợi thế về chi phí nhân công thấp tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội đang mất dần đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.2. VJEPA- Những cơ hội và thách thức

2.2.2.1. Những cơ hội đối với phát triển kinh tế thành phố Hà Nội từ việc thực hiện VJEPA

a. Đối với Công nghiệp

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam nhiều dự án mới, trong đó có dự án về công nghiệp hỗ trợ với các chương trình phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp hai nước. Tháng 7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Như vậy, việc xác định 6 ngành ưu tiên cùng với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và khả năng khai thác các cơ hội về hoạt động hợp tác và dự án trong khuôn khổ VJEPA sẽ mở ra một giai đoạn mới trong thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.

Một số tập đoàn lớn như Sumitomo, Nikken Sekkei,... quan tâm đầu tư khu công nghiệp. Một số các nhà đầu tư vừa và nhỏ của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ thông tin quan tâm đến Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp Nam Hà Nội và Khu công viên phần mềm, là những địa điểm phù hợp về quy hoạch cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao, công nghệ thông tin, đã hoặc đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và được thiết kế đồng bộ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản.

b. Đối với xuất khẩu

- Thúc đẩy xuất khẩu một số nhóm ngành

VJEPA đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được hưởng mức thuế suất ưu đãi rất thấp, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp (6,15% năm 2008 xuống 0,4% năm 2019) và sản phẩm dệt may, da giày, thủy sản với mức thuế suất ưu đãi 0%. Dựa vào các lợi thế từ tự do hóa thương mại, một số nhóm ngành xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao như nhóm hàng điện tử là 14,16%, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ là 10,97%, nhóm hàng dệt may là 10,7% năm 2011 - 2015. Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và Hà Nội theo hướng chế tạo xuất khẩu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn.

- Cơ hội cho doanh nghiệp ddàng tiếp cận thị trường Nhật Bản

Các cam kết trong VJEPA được thực hiện theo nguyên tắc mở cửa theo lộ trình từng bước, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng như các cam kết đối với các sản phẩm dệt may, da giầy, giấy và sản phẩm giấy. Bên cạnh đó, VJEPA với mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng hoạt động sản xuất bởi vậy các mặt hàng phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất như máy móc, linh kiện điện tử, sắt thép, phụ tùng ô tô, hóa chất được đưa vào cắt giảm nhanh hơn.

- Hoạt động xuất khẩu được thực hiện từ các thành phần kinh tế đa dạng

Hoạt động xuất khẩu được thực hiện từ đa dạng thành phần kinh tế với cơ cấu khá đồng đều. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực kinh tế có vn FDI chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 49%, tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước với tỷ lệ tương đương khoảng 25%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong giai đoạn 2011-2015 đạt 16,59%, gấp 2 lần khu vực doanh nghiệp có vốn FDI (7,53%) và gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của thành phố Hà Nội (5,25%). Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra kém hiệu quả minh chứng bởi tốc độ tăng trưởng - 4,03% trong giai đoạn này.

c. Đối với thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản

VJEPA là Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với AJCEP. Hiệp định đã tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước.

Thứ nhất, việc giảm thuế trong các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ là động lực quan trọng để các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam và Hà Nội.

Thứ hai, thực thi những nội dung về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong VJEPA là cơ hội để Hà Nội tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản.

Thứ ba, VJEPA đã tạo ra một khuôn khổ cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, thiết lập dự án mới nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ.

2.2.2.2. Những thách thức đối với phát triển kinh tế thành phố Hà Nội từ việc thực hiện VJEPA .

Tốc độ tăng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn sau khi ký kết VJEPA thp hơn so với giai đoạn trước. Xét trung bình trong các giai đoạn 2001 - 2005 đạt tốc độ tăng bình quân GRDP đạt 11,3% cao hơn mức 10,2% và 9,2% trong giai đoạn sau khi ký kết FTA Việt Nam - Nhật Bản (2007 - 2010 và 2011 - 2015). Điều này lý giải việc tự do hóa thương mại có thể giúp Việt Nam tận dụng lợi thế so sánh, song chủ yếu vẫn tập trung ở các sản phẩm sơ chế, sử dụng nhiều lao động. Cụ thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa nhận thức rõ lợi ích từ AJCEP, VJEPA từ đó chưa tận dụng hoặc khai thác tối đa lợi ích nên chưa tạo sức bật phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2008 đến nay. Vì vậy, cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009 cũng đã làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội, cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

a. Đối với Công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường còn chậm và sản lượng tồn kho sản phẩm ở mức cao

Ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp 3,79% vào mức tăng trưởng chung trên địa bàn Hà Nội (năm 2015). Tuy nhiên, mức sản xuất công nghiệp trong năm 2015 vẫn gặp nhiều khó khăn, gia công sản phẩm vẫn chiếm tỷ lệ cao và năng lực một số ngành sản xuất mới tăng trưởng chậm, đổi mới công nghệ còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường còn hạn chế với sản lượng tồn kho sản phẩm ở mức cao. Điều này dẫn đến vòng quay vốn lưu động còn chậm, tồn đọng vốn trong khi vẫn thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thiếu nguồn thông tin và chưa tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ từ phía các cơ quan chính phủ: Mặc dù đã có các chính sách hỗ trợ, cả từ phía Chính phủ và thành phố Hà Nội, nhưng hầu hết doanh nghiệp chưa tiếp cận được với các hỗ trợ này. Nguyên nhân cơ bản là doanh nghiệp thiếu thông tin rõ ràng, đầy đủ, thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể từ phía cơ quan quản lý.

Hạn chế trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn hạn chế trong các hoạt động marketing, xúc tiến phát triển thị trường. Với tiềm lực nhỏ bé, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường ngành hàng, khách hàng tiềm năng, tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước.

Thiếu hệ thống, công cụ quản lý chất lượng phù hợp: đây là công cụ cơ bản nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố về chất lượng - giá thành - thời gian giao hàng đã được doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội khá quan tâm áp dụng, tuy nhiên còn thiếu các công cụ quản lý cao cấp. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn cũng rất cần được trang bị các hệ thống, công cụ quản lý cơ bản.

Thiếu nguồn lao động chất lượng cao: Là trung tâm đào tạo của cả nước, nhưng doanh nghiệp Hà Nội vẫn thiếu nguồn lao động trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất chế tạo, nhất là nguồn công nhân lành nghề, được đào tạo về kỹ năng trực tiếp sản xuất và quản lý chất lượng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng bị mất nguồn lao động lành nghề sang các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

b. Đối với xuất nhập khẩu

Kết quả từ năm 2009 thực hiện VJEPA cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Thành phố chỉ đạt 5,25%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước, đạt 10,9%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước trước khi thực hiện VJEPA và sau khi thực hiện VJEPA (tăng từ 15% lên 19%).

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữa các ngành không đồng đều

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữa các ngành không đồng đều, một số ngành giảm đáng kể. Trong năm 2015 xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn như Nhật Bản hay Trung Quốc đều giảm. Trong khi Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam qua nhiều năm và mặt hàng thủy sản cũng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ VJEPA (với mức thuế giảm từ 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019).

- Công tác xúc tiến thương mại tại địa phương còn bị động

Khó khăn trong tiếp cận thị trường nước ngoài do công tác xúc tiến thương mại của địa phương những năm qua đã được quan tâm nhưng chưa hiệu quả; chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài cao nên các doanh nghiệp khó tiếp cận được thị trường nước ngoài. Quá trình chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế; doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu thông tin, hướng dẫn; 96% tổng số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nhận thức về quá trình hội nhập cũng như những cam kết cụ thể trong các FTA; mô hình quản trị thiếu tương thích với mô hình quản trị hiện đại của các nước phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tiếp cận và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, thay vì đó những lợi ích này sẽ thuộc về nhóm các doanh nghiệp FDI Nhật Bản.

Mặc dù AJCEP, VJEPA đã được thực thi được gần 10 năm nhưng mức độ tận dụng ưu đãi trong cả 2 Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản cũng như tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam còn ở mức thấp2.

c. Đối với thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản

Dòng vốn FDI của các đối tác lớn trong toàn cầu có xu hướng giảm; Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Sức cạnh tranh của môi trường đầu tư mỗi nước sẽ quyết định thành tựu thu hút đầu tư của nước đó.

Những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã tồn tại nhiều năm cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư: Nguồn nhân lực cao, đã qua đào tạo còn thiếu; cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu kém so với nhiều nước trong khu vực; Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, còn có khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi...

Phần III

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ KHI THỰC HIỆN CÁC FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

3.1. Thực trạng tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đến phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2015

3.1.1. Đánh giá tác động đến một số lĩnh vực cụ thể

3.1.1.1. Đánh giá tác động đến công nghiệp của Hà Nội

Trong thời gian qua, đặc biệt kể từ khi thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, sự phát triển của ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, được thể hiện cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội phân theo ngành kinh tế

Năm

GRDP (Tỷ đồng)

Nông nghiệp

Công nghiệp- Xây dựng

Dịch vụ

Giá tr(Tỷ  đồng)

Tỷ trng

(%)

Tổng số (Tỷ đồng)

Tỷ trng (%)

Công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng/cả nước (%)

Giá tr (Tỷ đồng)

Tỷ trng (%)

2008

61635

4267

6.9

26170

42.5

20828

34

31198

50.6

2009

66175

4272

6.5

27924

42.2

22326

34

33979

51.3

2011

271983

14845

5.5

113138

41.6

83268

31

144000

52.9

2012

296593

14960

5.0

123803

41.7

91898

31

157830

53.2

2013

321691

15472

4.8

134086

41.7

99776

31

172133

53.5

2014

349867

15787

4.5

145470

41.6

107775

31

188610

53.9

2015

382200

16177

4.2

158722

41.5

116451

30

207301

54.2

Ghi chú: GRDP Giai đoạn 2007-2010 tính theo giá cố định 1994; GRDP Giai đoạn 2011-2015 tính theo giá so sánh 2010; GRDP Hà Nội tính theo phương pháp cũ.

Như vậy, trong những năm gần đây, giá trị sản phẩm công nghiệp của Hà Nội tăng lên liên tục, từ 83.268 tỷ đồng năm 2011 đến 116.451 tỷ đồng năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9 /năm, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả Thành phố.

Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu đề ra là đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp của Thành phố giai đoạn 2011-2015 là 12,13%/năm thì chưa đạt được. So với cả nước, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp của Hà Nội có xu hướng giảm xung, từ 34% năm 2008 xuống 30% năm 2015. Điều này cũng phản ánh ngành công nghiệp chưa thể hiện được vị trí đầu tàu trong phát triển kinh tế của Hà Nội trong bối cảnh thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp Hà Nội

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2011

2013

2014

2015

Giá trị SX công nghiệp

Tỷ đồng

75208

83268

99776

107775

116451

Khai khoáng

 

761

476

446

484

494

CN chế biến, chế tạo

 

66862

74498

89133

96210

103767

SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

 

6139

6721

8347

8893

9969

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thi, nước thải

 

1446

1573

1850

2188

2221

Tỷ trọng

%

100

100

100

100

100

Khai khoáng

 

1.01

0.57

0.45

0.45

0.42

CN chế biến, chế tạo

 

88.90

89.47

89.33

89.27

89.11

SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

 

8.16

8.07

8.37

8.25

8.56

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thi, nước thải

 

1.92

1.89

1.85

2.03

1.91

Ghi chú: GRDP Giai đoạn 2007-2010 tính theo giá cđịnh 1994; GRDP Giai đoạn 2011-2015 tính theo giá so sánh 2010; GRDP Hà Nội tính theo phương pháp cũ.

Cơ cấu nội tại ngành công nghiệp cũng có sự dịch chuyển theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 88%-89% giá trị sản xuất toàn ngành.

Tuy nhiên, giá trị của ngành công nghiệp Hà Nội mới chỉ tập trung vào thực hiện những khâu sử dụng lao động thủ công, gia công, lắp ráp, do đó giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, nhiều máy móc thiết bị được đưa vào sản xuất trong các khu công nghiệp đều đã qua sử dụng, hết khấu hao, công nghệ ở trình độ thấp,... dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Như vậy, cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa tạo ra được những khu công nghiệp với những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển, có tác dụng kích thích và lan tỏa đối với phát triển kinh tế của Thủ đô.

3.1.1.2. Đánh giá tác động đến xuất nhập khẩu của Hà Nội

- Kim ngạch XNK:

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt kể từ sau khi thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, kim ngạch XNK của cả nước tăng lên, đạt 327,59 triệu USD năm 2015 (tăng gấp 2,6 lần so với năm 2009). Trong cùng thời gian, kim ngạch XNK của Thành phố không ổn định, đạt mức cao nhất là 53.647 triệu USD năm 2007. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch XNK của Hà Nội giảm mạnh chỉ còn 25.279 triệu USD (giảm gần 5 lần so với năm 2007). Nhưng, trong những năm tiếp theo, kim ngạch XNK của Thành phố tăng nhẹ, đạt 36.188 triệu USD năm 2015.

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

2007

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1. XNK của HN

53.647

25.279

29.556

31.23

35.158

33.324

35.47

36.188

Xuất khẩu

5.072

6.328

8.109

9.782

9.813

9.913

11.071

10.475

Nhập khẩu

48.575

18.951

21.447

21.448

25.345

23.411

24.399

25.713

2. Mức nhập siêu

43.503

12.623

13.338

11.666

15.532

13.498

13.328

15.238

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Cục Thống Kê Hà Nội

Trong 10 năm qua, Hà Nội luôn trong tình trạng nhập siêu, mặc dù tỷ lệ nhập siêu có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn ở mức 15.238 triệu USD năm 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Thành phố chỉ đạt 5,25%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước, đạt 10,9%. Trong cùng giai đoạn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội chỉ chiếm 8,10% trong tổng kim ngạch XK của cả nước.

Khu vực kinh tế có vốn FDI đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố, (chiếm khoảng 40 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố), với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 7,53% trong 5 năm gần đây.

Bảng 3.4: Cơ cấu thành phần tham gia xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu USD, %

Thành phần kinh tế

2011

2012

2013

2014

2015

2011 - 2015

Tổng KNXK

9.782

9.813

9.913

11.069

10.475

5,25

Chia ra

 

 

 

 

 

 

Kinh tế nhà nước

3.922

3.390

3.153

3.472

2.670

-

Tăng trưởng

19,61

-13,56

-6,99

10,10

-23,10

-4,03

Tỷ l

40,09

34,55

31,81

31,37

25,48

-

KT ngoài nhà nước

1.941

1.680

1.852

2.240

2.584

-

Tăng trưởng

61,75

-13,45

10,24

21,00

15,36

16,59

Tỷ l

19,84

17,12

18.68

20,24

24,67

-

Khu vực có vn FDI

3.919

4.743

4.908

5.357

5.221

-

Tăng trưởng

7,96

21.03

3,48

9,10

-2,54

7,53

Tỷ l

40,07

48,33

49,51

48,39

49,84

-

Nguồn: Cục Thống Kê Hà Nội.

Nhật Bản luôn nằm trong nm khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hà Nội với kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 11,2-12,8 % giai đoạn 2011 - 2015.

Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu USD, %

TT

Thị trường

2011

2012

2013

2014

2015

2011 - 2015

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu

9.782

9.813

9.913

11.069

10.475

-

 

Tăng trưởng (%)

20,63

0,32

1,02

11,66

-5,37

5,25

1

ASEAN

1.937

2.192

2.064

2.199

1.775

-

 

Tăng trưởng

25,2

13,2

-5,8

6,5

-19,3

2,8

 

Tỷ lệ (%)

19,8

22,3

20,8

19,9

16,9

-

2

Trung Quốc

1.697

1.417

1.267

1.370

1.385

-

 

Tăng trưởng

39,7

-16,5

-10,6

8,1

1,1

2,7

 

Tỷ lệ(%)

17,3

14,4

12,8

12,4

13,2

-

3

Hoa Kỳ

1.016

1.251

1.311

1.437

1.668

-

 

Tăng trưởng

8,9

23,1

4,8

9,6

16,1

12,3

 

Tỷ lệ(%)

10,4

12,7

13,2

13,0

15,9

-

4

EU

1.149

1.304

1.377

1.573

1.515

-

 

Tăng trưởng

12,2

13,5

5,6

14,2

-3,7

8,2

 

Tỷ lệ(%)

11,7

13,3

13,9

14,2

14,5

-

5

Nht Bản

1.096

1.223

1.237

1.399

1.344

-

 

Tăng trưởng

14,3

11,7

1,1

13,1

-4,0

7,0

 

Tỷ lệ(%)

11,2

12,5

12,5

12,6

12,8

-

6

Thị trường khác

2.887

2.426

2.658

3.091

2.788

-

 

Tăng trưởng

18,8

-16,0

9,6

16,3

-9,8

2,8

 

Tỷ l (%)

29,5

24,7

26,8

27,9

26,6

-

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản năm 2006 mới chỉ đạt 474,96 triệu USD, sau đó tăng lên đến 774,60 triệu USD năm 2008. Sau 6 năm thực thi các FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản tiếp tục tăng, đạt tới 1.399 triệu USD năm 2015 (tăng gấp 1,8 lần so với năm 2009).

Tuy nhiên, xét trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Hà Nội sang Nhật Bản là 7%, thấp hơn so với thị trường Hoa Kỳ là 12,3% và thị trường EU là 8,2%. So với tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm dao động trong khoảng 11-13%.

Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Nhật Bản đạt 1298,98 triệu USD năm 2006, tăng lên đến 2149,69 triệu USD năm 2008 (Bảng 3.6). Những năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Nhật Bản tăng lên đến đỉnh điểm là 2874,92 triệu USD năm 2011, và giảm nhẹ xuống còn 2311,45 triệu USD năm 2014 và 2314,83 triệu USD năm 2015, nhưng vẫn đặt Hà Nội trong tình trạng nhập siêu với Nhật Bản.

- Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XNK:

Quá trình hội nhập KTQT và thực thi các FTA với Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng tăng trưởng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị kinh tế mà Hà Nội có lợi thế (mặc dù sự dịch chuyển này còn chậm).

Bảng 3.6: Cơ cấu xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội sang Nhật Bản

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu

2006

2008

2009

2010

2011

2012

2014

2015

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản

Tổng (1)

474,96

744,60

777,50

972,83

1095,64

1223,39

1399,40

1343,91

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

53,46

203,00

269,66

316,97

410,17

481,25

545,37

456,03

Dây điện và dây cáp điện

88,75

74,64

94,74

109,64

136,31

165,86

176,45

134,86

Dệt may

46,97

44,20

57,86

61,37

95,58

94,34

159,92

131,57

Thủ công mỹ nghệ

19,74

32,02

44,30

31,35

51,34

67,38

93,16

72,58

Máy tính và linh kiện điện tử

89,96

110,30

48,64

48,78

44,65

25,74

25,28

22,05

Giày dép, cặp túi các loại

1,95

2,48

3,36

2,43

6,18

5,90

21,93

22,80

Thiếc

0,22

14,05

2,13

12,66

14,03

16,20

13,18

6,57

Thủy, hải sản

6,94

3,11

1,99

2,36

2,13

1,60

6,21

3,77

Nông sản

6,04

4,59

5,76

3,85

5,34

7,01

11,51

3,00

Rau, hoa quả

0,52

0,78

1,45

0,49

1,96

2,83

2,28

0,88

Các mặt hàng khác

160,50

255,43

247,62

247,62

327,95

355,26

344,12

489,82

Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Nhật Bản

Tổng (2)

1.298,98

2.149,69

2.007,09

2.645,09

2.874,92

2.725,18

2.311,45

2.314,83

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

714,53

773,93

1.071,73

1.077,49

1.328,08

1.336,80

977,78

1.010,13

Sắt thép các loại

119,96

160,59

204,31

281,60

338,62

338,46

254,82

220,45

Máy tính và linh kiện điện t

17,28

42,62

114,14

135,20

176,56

146,94

104,89

104,72

Hóa chất

37,87

15,82

52,98

70,01

85,97

82,45

80,97

58,67

Chất dẻo nguyên liệu

12,46

14,58

32,64

37,74

47,70

40,33

47,79

54,17

Vải các loại

11,71

7,57

19,32

25,07

32,14

28,24

30,62

25,37

Nguyên phụ liệu (trừ vải)

5,51

2,66

6,68

7,29

9,68

9,21

9,52

7,67

Phân bón các loại

8,96

10,45

5,03

2,62

6,80

10,67

10,73

5,41

Xăng dầu các loại

9,32

237,92

15,84

32,76

12,08

9,94

87,76

4,45

Giày dép, cặp túi các loại

0,18

0,10

1,19

0,16

0,19

0,35

1,17

0,80

Các mặt hàng khác

361,20

883,44

483,21

975,15

837,10

721,80

705,40

822,98

Chênh lệch (1)-(2)

-824,02

-1.405,09

-1.229,59

-1.672,26

-1.779,38

-1.501,79

-912,05

-970,92

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với 06 nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Hà Nội sang Nhật Bản là (i) máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, (ii) dây điện và dây cáp điện, (iii) dệt may, (iv) thủ công mỹ nghệ, (v) máy tính và linh kiện điện tử, (vi) giày dép, cặp túi các loại. Tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng công nghiệp này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản tăng lên liên tục, từ 63% năm 2006 tăng lên đến 69% năm 2009 và 83% năm 2014. Sang năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này giảm xuống, nhưng vẫn chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Nhật Bản. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội luôn duy trì ở mức rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 1 - 3%.

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của Hà Nội từ Nhật Bản là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; sắt thép các loại; máy tính và linh kiện điện tử; hóa chất; chất dẻo nguyên liệu và vải các loại, chiếm khoảng 60-70% tng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Nhật Bản. Việc nhập khẩu chủ yếu nhóm hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...từ Nhật Bản góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Hà Nội trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

3.1.1.3. Đánh giá tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, nguồn vốn FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, tính đến 31/12/2015, Hà Nội đứng thứ ba sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về thu hút FDI, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Bảng 3.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015)

Đơn vị tính: Triệu USD

STT

Địa phương

Số dự án

Tổng vốn đăng ký*

Quy mô dự án

1

TP. Hồ Chí Minh

5.886

42.366,8

7,20

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

322

27.766,4

86,23

3

Hà Nội

3.467

25.490,9

7,35

4

Bình Dương

2.731

24.026

8,80

5

Đồng Nai

1. 350

24.025,9

17,80

6

Hải Phòng

513

11.651,3

22,71

7

Bắc Ninh

721

11.328,3

15,71

8

Hà Tĩnh

64

11.265

176,02

9

Thanh Hóa

71

10.409,1

146,61

10

Hải Dương

376

7.385,2

19,64

Ghi chú: (*) Bao gồm cả vn tăng thêm của các dự án đã được cp phép từ các năm trước.

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2015 và tính toán của nhóm nghiên cứu.

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của Hà Nội tính lũy kế còn thấp, chỉ chiếm khoảng 62,5% so với tổng vốn đầu tư đăng ký (chủ yếu do một số dự án trên địa bàn thành phố đã giải thể, chuyển đổi thành hình thức đầu tư 100% vốn trong nước hoặc chuyển sang địa phương khác). Quy mô bình quân 1 dự án FDI tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhỏ, đạt khoảng 7,35 và 7,2 triệu USD, thấp nhất trong tổng số 10 địa phương dẫn đầu của cả nước về thu hút FDI. Nhật Bản luôn nằm trong 10 đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 3.8: 10 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, 2015)

Năm 2010

Năm 2015

Quốc gia

Số dự án

Tổng VĐK (triệu USD)

Quốc gia

Số dự án

Tổng VĐK (triệu USD)

1. Đài Loan

2.171

22.981,2

1. Hàn Quốc

4.970

4.5191,1

2. Hàn Quốc

2.699

22.389,1

2. Nhật Bản

2.914

38.973,6

3. Xin-ga-po

895

21.890,2

3. Xin-ga-po

1.544

35.148,5

4. Nhật Bản

1.425

20.959,9

4. Đài Loan

2.478

30.997,4

5. Ma-lai-xi-a

376

18.417,4

5. QĐVigin- Anh

623

19.275,3

6. QĐ Vigin (Anh)

487

14.513,8

6. Hồng Công (TQ)

975

15.546,8

7. Hoa K

568

13.103,9

7. Ma-lai-xi-a

523

13.420,1

8. Hồng Công (TQ)

622

7.846,4

8. Hoa Kỳ

781

11.301,8

9. Qun đảo Cay men

52

7.432,2

9. CHNDTrung Hoa

1.296

10.174,2

10. Thái Lan

240

5.842,6

10. Hà Lan

255

8.264,5

Ghi chú: Bao gồm c vn tăng thêm của các DA đã được cấp giy phép từ các năm trước

Kể từ khi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản có hiệu lực đến nay, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI tại thành phố Hà Nội tăng dần qua các năm, tăng từ 216 triệu USD năm 2009 đến 470 triệu USD năm 2010 và tiếp tục tăng đến 1.400 triệu USD năm 2015 (tăng gấp 6,5 lần so với năm 2009). Chỉ tính riêng năm 2015, Hà Nội thu hút nhiều dự án đầu tư có vốn giải ngân lớn như: Ngân hàng BNP Paribas - Chi nhánh Hà Nội (75 triệu USD); Công ty TNHH Aeon Mall Himlam (46,6 triệu USD); Dự án Tây Hồ Tây (30 triệu USD); Lotte Coralis (30 triệu USD). Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư bình quân dự án tại Hà Nội có xu hướng giảm sút dần, từ 13,17 triệu USD năm 2008 xuống chỉ còn 2,78 triệu USD năm 2015.

Bảng 3.9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Số dự án được cấp phép

Tổng vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Quy mô VĐK bình quân/dự án

2005

57

290

89

5,08

2006

91

504

103

5,54

2007

336

2.840

1.760

8,45

2008

340

4.479

2.776

13,17

2009

287

216

869

0,75

2010

288

470

4.270

1,63

2011

285

1.322

1.129

4,64

2012

211

899

900

4,26

2013

257

487

871

1,89

2014

313

651

1.017

2,08

2015

304

845

1.091

2,78

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội 2015 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Tính đến tháng 2/2017, Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn tại Hà Nội với tổng số dự án lũy kế là 822 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,2 tỷ. Trên 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng “Mở rộng hoạt động kinh doanh”, đây là tỷ lệ cao so với các quốc gia khác do doanh thu tăng và kinh doanh có lãi.

Trong những năm qua, vốn FDI vào thành phố Hà Nội tiếp tục tăng, góp phần quan trọng giúp cho GDP Thành phố tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng đóng góp GDP của FDI trong tổng sản phẩm của Hà Nội luôn duy trì ở mức khá ổn định, dao động trong khoảng 16,5-17%, trong khi đó, tỷ lệ này đối với kinh tế nhà nước giảm xuống đáng kể và tỷ lệ kinh tế ngoài nhà nước tăng nhẹ. Điều đó cũng có nghĩa việc thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản gần như không có tác động lớn đến tỷ lệ đóng góp tổng sản phẩm của thành phố Hà Nội.

Bảng 3.10: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

(Theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2013

2014

2015

Tổng số

112.686

146.091

175.767

245.749

318.312

451.213

514.449

570.046

GDP KV FDI

23.150

29.712

34.239

41.086

52.840

74.450

84.884

94.349

K.T nhà nước

44,7%

44,2%

44,3%

43,5%

43,4%

43,6%

42,5%

42,9%

KT ngoài NN

37%

37,6%

37,7%

38,2%

38,5%

38,9%

40,0%

40,6%

KV có vốn FDI

16,8%

16,6%

16,5%

16,7%

16,6%

16,5%

16,5%

16,5%

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 2014, 2015

Kết quả hoạt động của các Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước Thành phố. Trong giai đoạn 2010 - 2015, các Doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách nhà nước Thành phố không ngừng tăng lên, từ 11.315 tỷ đồng năm 2010 tới 17.614 tỷ đồng năm 2015. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn trước khi thực hiện các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản thì khu vực có vn FDI chiếm tỷ trọng tổng thu ngân sách Thành phố gần như không tăng, chỉ dao động trong khoảng 10 - 11%.

Bảng 3.11: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

51.945

72.407

85.448

108.301

121.919

145.701

164.050

165.403

158.098

Thu từ DN FDI

4.428

8.016

8.229

11.315

13.619

14.908

16.809

16.404

17.614

Tỷ lệ thu từ DN FDI

9%

11%

10%

10%

11%

10%

10%

10%

11%

Nguồn: Tng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 2015

Nếu nhìn vào tổng doanh thu của khu vực có vốn FDI chúng ta sẽ thấy rõ hơn đóng góp của nguồn vốn này vào GDP của thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn 2008 - 2014, doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực có vn FDI sau khi vận hành sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ, dao động trong khoảng 10 - 13% tổng doanh thu của Thành phố.

Bảng 3.12: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đng

 

2008

2010

2011

2012

2013

2014

Tng doanh thu của thành phố Hà Nội

1.132.235

1.546.115

2.095.659

2.182.167

2.338.018

2.499.640

Khu vực FDI

116.210

170.629

253.180

274.908

299.539

321.703

Tỷ lệ doanh thu của khu vực FDI

10,2%

11,0%

12,1%

12,6%

12,8%

12,9%

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 2015

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn 2010 - 2015, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố tăng từ 2.592 triệu USD năm 2009 lên 3.630 triệu USD năm 2010 và đạt tới 5.221 triệu USD năm 2015, chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố, tăng lên 10% so với giai đoạn 2007 - 2009 (giai đoạn trước khi Việt Nam thực thi các FTA với Nhật Bản).

Bảng 3.13: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị tính: Triệu USD

Tổng trị giá

2007

2008

2009

2010

2011

2013

2014

2015

Tng KNXNK của TP

5.072

6.904

6.328

8.109

9.782

9.913

11.069

10.475

KNXK của DN FDI

1.992

2.754

2.592

3.630

3.919

4.908

5.357

5.221

Tỷ lệ KNXK của DN FDI

39%

40%

41%

45%

40%

50%

48%

50%

Tổng KNNK của TP

18.575

23.117

18.951

21.448

25.345

23.441

24.399

25.713

KNNK của DN FDI

2.629

3.583

3.050

3.631

4.815

4.805

5.124

5.400

Tỷ lệ KNNK của DN FDI

14%

15%

16%

17%

19%

20%

21%

21%

Chênh lệch KNXK và KNNK của DN FDI

-637

-829

-458

-1

-896

103

233

-179

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội 2010, 2015

Các dự án FDI tại thành phố Hà Nội đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới thúc đy chuyn dch cơ cu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Các dự án đầu tư của Nhật bản cũng chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tới 79,01% tổng s vn đầu tư và 33% dán (tính đến ngày 30/6/2013 - đã bao gm ccác dự án trong Khu Công nghiệp), tiếp đến là lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 8,26% tổng svốn đu tư và 2,5% dự án. Vn đầu tư vào lĩnh vực khoa học, công nghệ chchiếm 2,98% vốn đầu tư và 14,2% dự án4.

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo việc làm, nâng cao năng lực qun lý, trình đkỹ thuật tay nghề cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại thời điểm 01/7 năm 2015, có khong 229 nghìn lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghip FDI gp 1,3 ln so với năm 2010, nhưng chchiếm khoảng 5 - 6% trong tổng lao động làm việc trên địa bàn Thành phố.

Bảng 3. 14: Số lao động trong các doanh nghiệp FDI tại thành phố Hà Nội

(Thi điểm ngày 01/7 hàng năm)

Đơn vị tính: Nghìn người

 

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Cả thành phố Hà Nội

3.546

3.544

3.631

3.681

3.702

3.747

danh nghiệp FDI

175

210

214

222

228

229

Tỷ lệ LĐ trong doanh nghiệp FDI (%)

4,9%

5,9%

5,9%

6,0%

6,1%

6,1%

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội 2014, 2015

Do đa số các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trọng lĩnh vực chế biến chế tạo nên cần nhiều công nhân lao động trực tiếp. Do đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động khối doanh nghiệp FDI của cả nước (chiếm 62,96% năm 2010, 69,22% năm 2011 và 66,42% năm 2012)1. Các doanh nghiệp Nhật Bản được lãnh đạo thành phố Hà Nội đánh giá rất cao vì đi tiên phong trong thực hiện các hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế trong quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, đã giúp Hà Nội hình thành đội ngũ cán bộ công nhân có tác phong làm việc công nghiệp, có khả năng thao tác, sử dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến.

3.1.2. Đánh giá chung về tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đến phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2015

Trong những năm qua, cùng với chính sách đổi mới của nhà nước và nhờ nhng nỗ lực cố gắng của thành phố Hà Nội về cải thiện môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt kể từ khi thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế, kim ngạch XNK và thu hút FDI, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Thành phố. Qua kết quả phiếu hỏi ý kiến, phỏng vấn doanh nghiệp, nhà quản lý trên địa bàn Thành phố cho thấy:

- Hơn 90% nhà quản lý và doanh nghiệp cho rằng việc thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua có tác động tốt đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến cho rằng các FTA hầu như không có tác động gì đến kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp hoặc các Hiệp định này chưa được biết đến.

- Ba nhóm đối tượng nhà quản lý, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đều cho rằng tác động lớn nhất của việc thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản là đến thu hút FDI vào Việt Nam và thành phố Hà Nội (83,7% nhà quản lý, 88% doanh nghiệp và 41% doanh nghiệp Nhật Bản). Tác động lớn thứ hai là thúc đẩy Việt Nam và Hà Nội điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại, phù hợp với các cam kết quốc tế nói chung, cam kết trong các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng (chiếm 83,3% nhà quản lý, 83,3% doanh nghiệp và 37% doanh nghiệp Nhật Bản); tác động lớn thứ ba là tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và Hà Nội tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài (82,2% nhà quản lý, 64,8% doanh nghiệp và 24% doanh nghiệp Nhật Bản).

- 77.8% nhà quản lý và 82.4% doanh nghiệp cho rằng việc thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chỉ có 34% doanh nghiệp Nhật Bản đồng ý với quan điểm này. 82.4% nhà quản lý và 76.9% doanh nghiệp trả lời rằng việc thực thi các FTA đó đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng gây sức ép cạnh tranh tăng lên (85.2% nhà quản lý và 73.1% doanh nghiệp). Khi phỏng vấn về vấn đề này, chỉ có khoảng 22% - 32% các doanh nghiệp Nhật Bản đồng tình với quan đim đó

- Đánh giá mức độ tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đến doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp cho thấy, trong quá trình thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có tác động tích cực đến cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản và đáp ứng quy tắc xuất xứ theo các Hiệp định, v.v... Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu biết vấn đề này vẫn còn hạn chế. Cụ thể, chưa đến 42% doanh nghiệp cho rằng các Hiệp định này có tác động tích cực đến doanh nghiệp. 20% - 40% doanh nghiệp cho rằng các Hiệp định này không có tác động gì hoặc không biết gì về tác động của các Hiệp định này đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đến doanh nghiệp XNK và thu hút FDI vào thành phố Hà Nội: Hơn 50% doanh nghiệp cho rằng 02 Hiệp định đã có những tác động tích cực đến tăng vốn đầu tư, lợi nhuận và ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp khi được phỏng vấn cho rằng, việc thực thi hai Hiệp định góp phần gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Điều này được thể hiện rõ nhất là khả năng tiếp cận nguồn vốn mới giảm (75% doanh nghiệp), nguồn nhân sự chất lượng cao giảm (69% doanh nghiệp), đối tác nhập khẩu giảm (68% doanh nghiệp), kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu giảm (59% và 56% doanh nghiệp).

3.1.3. Những nguyên nhân gây ra những hạn chế

Trong thời gian qua thực hiện các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, bên cạnh những nguyên nhân mang tính khách quan là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kép - động đất và sóng thần của Nhật Bản năm 2011, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tìm kiếm đối tác bạn hàng, thu hút FDI của các nước trong khu vực, thì có thể thấy một số cản trở chính trong nước nói chung, tại Hà Nội nói riêng đã dẫn đến việc các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội của các FTA nói chung, các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng đến phát triển kinh tế thành phố Hà Nội chưa cao, thể hiện:

- Thứ nht, sự quan tâm của các nhà quản lý và doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng còn rất hạn chế.

- Thứ hai, các kênh cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng còn chưa hiệu quả.

- Thứ ba, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản còn cao trong khi đó khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.

- Thứ tư, hệ thống pháp luật, chính sách tuy đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhưng chưa đồng bộ, cải cách hành chính còn chậm đã cản trở hoạt động XNK cũng như thu hút FDI vào thành phố Hà Nội.

- Thứ năm, cho đến nay, kinh tế thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng là do công nghiệp hỗ trợ còn thiếu và yếu.

- Thứ sáu, kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Hà Nội.

3.2. Thực trạng cơ chế, chính sách phát triển một số lĩnh vực kinh tế của thành phố Hà Nội liên quan đến các nội dung của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bn

3.2.1. Về cơ chế, chính sách đối với công nghiệp

3.2.1.1. Cơ chế chính sách

Hà Nội đã đề ra nhiều Chương trình, Kế hoạch, Đề án nhằm thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp phát triển như: Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013); Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 (Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/01/2011); Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 (Quyết định số 4351/QĐ-BCT ngày 29/8/2011 của Bộ Công Thương); Quy hoạch phát triển điện lực 30 quận, huyện giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2012; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/3/2013 về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 (ghi rõ ký hiệu Quyết định), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội; ...

3.2.1.2. Kết quả đạt được

Thông qua việc triển khai các cơ chế, chính sách, thời gian qua đã góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã dần khắc phục những khó khăn, chủ động trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tích cực thực hiện các giải pháp như triệt để tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, chi phí quản lý, sản xuất; phát huy sáng kiến để tăng năng suất lao động, làm giảm giá thành sản phẩm; đổi mới công nghệ; tìm kiếm thị trường mới ... Vì vậy, kết quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,2%/năm.

3.2.1.3. Tồn tại, hạn chế

Các cơ chế, chính sách về công nghiệp của thành phố Hà Nội trong những năm qua tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.

Cơ chế, chính sách và các hoạt động được thực hiện khá bị động, chưa có sự định hướng rõ ràng về lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Các loại hình hoạt động hỗ trợ còn ít, khó thu hút doanh nghiệp tham gia. Hỗ trợ đổi mới công nghệ ít, sản phẩm hỗ trợ đổi mới chưa được cung ứng cho các chuỗi sản xuất của các nhà lắp ráp lớn tại Việt Nam hay xuất khẩu.

Công nghiệp Hà Nội tuy đã có những định hướng nhất định vào việc phát triển theo hướng công nghệ cao, công nghệ giá trị gia tăng cao, công nghiệp sạch. Tuy nhiên chưa thật rõ nét cụ thể, rõ ràng, thể chế hóa theo hướng quy định áp dụng.

Doanh nghiệp còn thiếu nguồn thông tin và chưa tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ từ phía các cơ quan Chính phủ; Doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận, kết nối với khách hàng là các Tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố.

Hà Nội là trung tâm đào tạo của cả nước, nhưng doanh nghiệp Hà Nội vẫn thiếu nguồn lao động trong lĩnh vực kthuật sản xuất chế tạo, nhất là nguồn công nhân lành nghề, được đào tạo về kỹ năng trực tiếp sản xuất và quản lý chất lượng. Mặt khác doanh nghiệp cũng bị mất nguồn lao động lành nghề sang các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, trình độ công nghệ, quản lý nhìn chung còn yếu. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, cung cấp cho các tập đoàn công ty đa quốc gia còn hạn chế.

Việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn bị hạn chế do giá thuê đất cao, các dự án hạ tầng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội chậm tiến độ so với thời hạn đăng ký, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Khu công nghiệp Quang Minh I vẫn còn diện tích chưa giải phóng mặt bằng dẫn đến hạ tầng chưa hoàn thiện. Đối với các Khu công nghiệp đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhưng phải điều chỉnh theo quy hoạch chung của Thủ đô nên diện tích đất công nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, chậm tiến độ triển khai tạo mặt bằng để thu hút đầu tư.

Việc kêu gọi tăng tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng (Phú Nghĩa, Hỗ trợ Nam Hà Nội...) cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đến hết tháng 11/2016, diện tích đất có hạ tầng để thu hút đầu tư còn 82ha, trong đó: Khu công nghiệp Quang Minh còn khoảng 16ha, Khu công nghiệp Phú Nghĩa còn khoảng 30ha, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội còn 36ha; 02 Khu công nghiệp đang hoạt động vẫn còn đất chưa giải phóng được mặt bằng là Khu công nghiệp Quang Minh 6 ha, Khu công nghiệp Phú Nghĩa 2,5 ha.

3.2.2. Về cơ chế, chính sách đối với xuất, nhập khẩu

3.2.2.1. Cơ chế, chính sách

Nhằm tận dụng ưu đãi của các FTA mang lại và thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Hà Nội và Nhật Bản, thời gian qua UBND thành phố Hà Nội ban hành các Chương trình, Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố như: Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 28/01/2013; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 25/01/2014; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 14/02/2015; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 17/2/2016. Bên cạnh đó, là các chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu như: cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khu; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường ngoài nước; triển khai các dự án phát triển hạ tầng và công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.

3.2.2.2. Kết quả

Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác như: Tham dự hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, giao dịch thương mại; Tổ chức giao thương, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Hà Nội nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh;

Triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa giai đoạn 2012 - 2015 nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm thủ công của các Làng nghề; hỗ trợ doanh nghiệp và các làng nghề xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm; thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, hướng dẫn thiết kế mẫu mã sản phẩm mới phục vụ xuất khẩu và hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp về thiết kế sản phẩm và nghiên cứu thị trường Xuất khẩu; Tổ chức 03 kỳ Triển lãm hội chợ “Mỗi làng một sản phẩm - OVOPViệt Nam tại Hà Nội. Hàng năm tổ chức Hội chợ Quà tặng hàng Thủ công mỹ nghệ Hà Nội.

Thành phố đã tiến hành rà soát và bãi bỏ gần 50 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thuế, tài nguyên môi trường, tạo thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.

Hiện đại hóa quản lý thu ngân sách liên ngành giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính và ủy nhiệm thu thuế qua các Ngân hàng thương mại, kết nối trao đổi dữ liệu với các Kho bạc Nhà nước của 30 quận, huyện, thị xã và nhiều điểm giao dịch thuộc 14 Ngân hàng thương mại thực hiện thu thuế. Cục Thuế thành phố Hà Nội đã giảm hàng trăm giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế. Riêng với thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày còn 40 ngày và trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc. Cục Hải quan Hà Nội đẩy mạnh thực hiện hải quan điện tử, rút ngắn thời gian thông quan, triển khai Hệ thống thông quan tự động và một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) từ ngày 01/4/2014, với gần 99,8% số tờ khai phát sinh với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 99,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục qua các cửa khẩu của Cục ứng dụng hệ thống này.

Như vậy, các chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu của thành phố Hà Nội khá đầy đủ đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện thực hiện các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

3.2.2.3. Tồn tại, hạn chế

Các cơ chế, chính sách về xuất nhập khẩu của Hà Nội còn mang tính chất quản lý chung mà chưa có quy định cụ thể, riêng biệt để thúc đẩy xuất nhập khẩu trực tiếp giữa thành phố Hà Nội và Nhật Bản. Các quy hoạch, kế hoạch chưa được đặt vào vị trí tương xứng, dễ bị thay đổi, điều chỉnh bởi nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra, Quy hoạch, Kế hoạch thường có tầm nhìn dài hạn do đó chưa đáp ứng được sự thay đổi liên tục của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Chất lượng và hiệu quả công tác xúc tiến thương mại còn chưa cao. Công tác Xúc tiến thương mại còn thiếu tính chuyên nghiệp; nội dung và hình thức chưa phong phú, còn dàn trải, chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.

Việc cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại còn chậm và chưa kịp thời. Chưa xây dựng được kênh thông tin chủ lực để thông tin thường xuyên, kịp thời về hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố.

Cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hàng hóa của Thủ đô và các vùng lân cận cũng như ra nước ngoài.

Chưa phát huy được mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản cũng như các cơ quan đại diện của Nhật bản tại Hà Nội để làm cầu nối cho các doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội xuất khẩu tại Nhật Bản.

3.2.3. Về cơ chế, chính sách đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2.3.1. Cơ chế, chính sách

Thành phố rất chú trọng công tác thu hút FDI, vì đây được xem là nguồn ngoại lực quan trọng cho phát triển kinh tế Hà Nội. Với thông điệp “Thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi” thành phố Hà Nội đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để thu hút FDI nói chung và thu hút đầu tư từ Nhật Bản nói riêng; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án, áp dụng cơ chế “Một cửa liên thông”; tổ chức các hội nghị xúc tiến để quảng bá đưa hình ảnh, môi trường, cơ hội hợp tác đầu tư của Thành phố đến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản; chủ động cung cấp thông tin định kỳ hàng quý về các cơ chế, chính sách, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư... tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để nhà đầu tư Nhật Bản dễ dàng tiếp cận; xây dựng và công bố công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư với các thông tin cụ thể (địa điểm, diện tích đất, cơ chế ưu đãi,...); thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp: tư vấn về pháp lý, thông tin thị trường, tuyển dụng lao động, đào tạo lao động...; tái bản hàng năm bộ n phẩm xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng mà trọng tâm, trọng điểm để thu hút FDI vào ngành công nghệ cao, đem giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường, trong đó công tác định hướng xúc tiến đầu tư được nêu rõ: (1)Thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Hà Nội; kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động liên quan khác; (2) Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế và nhu cầu (Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, ...), qua đó, Thành phố đã ban hành Quyết định số 5412/QĐ-UBND ngày 21/11/2011 về “Chương trình xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.

3.2.3.2. Kết quả

Thành phố Hà Nội đã khá thành công trong việc thu hút FDI so với các địa phương khác trong cả nước và là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam đối với nhà đầu tư Nhật Bản (sau Thành phố Hồ Chí Minh). Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án lớn từ Nhật Bản như: Khu công nghiệp Thăng Long tại Đông Anh (Liên doanh do Nhật Bản đầu tư kinh doanh hạ tầng. Phần lớn các dự án trong KCN này do các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện); Dự án công ty TNHH Canon Việt Nam được cấp phép từ 2001, tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD; Dự án Khu Thương mại, dịch vụ cộng đồng, triển lãm AeonMall Himlam; Dự án trung tâm thương mại AeonMall Hà Đông (tổng vốn đầu tư 4.389,2 tỷ đồng); Dự án Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Samsung (300 triệu USD); Dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán (210 triệu USD);...

Đến nay, công tác cải cách hành chính liên quan đến FDI đã đạt được những kết quả quan trọng: Thủ tục hành chính (TTHC) về cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án ngày càng được đơn giản, thông thoáng, minh bạch; Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, Một cửa liên thôngtiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện có nề nếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký đầu tư trên địa bàn. Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) của Thành phố được Bộ Nội vụ đánh giá đạt kết quả cao (năm 2012 xếp thứ 7/63, năm 2013 tăng 2 bậc xếp thứ 5/63, đến năm 2016 xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố đã có sự cải thiện đáng k(năm 2013 tăng 18 bậc so với năm 2012, năm 2014 tăng 7 bậc so với năm 2013, năm 2015 tăng 2 bậc so với năm 2014, năm 2016 tăng 10 bậc so với năm 2015) thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành khá.

Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư, vì thế trong những năm gần đây Hà Nội đã có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của Nhật Bản thuận tiện đi lại và giao thương hàng hóa.

Trong những năm qua, các chính sách thu hút đầu tư của Hà Nội đã triển khai một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành của Thành phố và các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước có liên quan. Nhiều hoạt động có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

3.2.3.3. Hạn chế

Nhiều cơ chế, chính sách còn chưa thiết thực với doanh nghiệp; chưa có cơ chế, chính sách riêng biệt cho việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản nhằm tận dụng những lợi thế mà các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản mang lại.

Công tác xúc tiến đầu tư còn chưa bám sát nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng của các nhà đầu tư Nhật Bản; Công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm. Hoạt động xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.

Thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội vẫn là rào cản lớn để thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Thủ tục đăng ký kinh doanh tại Hà Nội vẫn phức tạp, tốn nhiều thời gian mặc dù tiến hành cơ chế một cửa.

Các quy định về Giấy phép lao động cho người nước ngoài còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như yêu cầu người nước ngoài muốn được cấp Giấy phép lao động cần có số năm kinh nghiệm tối thiểu là 3 năm do đó đã gây khó khăn cho việc tuyn dụng lao động có trình độ nhưng chưa đủ 3 năm kinh nghiệm.

Phần IV

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CÁC FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Hà Nội

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Thứ nhất, xu hưng phát triển mạnh mẽ của việc hình thành và ký kết các Hiệp định thương mại tự do: Tính tới nay, tng sFTA được thông báo cho WTO là 423 Hiệp định. Phạm vi hợp tác của các FTA rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực đầu tư, hợp tác chuyn giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, lao động, môi trường,...

Thứ hai, nhiều quốc gia và vùng lãnh thđã tỏ ra khá tích cực trong việc ký kết và tham gia các FTA như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối với Hoa Kỳ, sau nhiều năm chỉ có Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA) và FTA song phương với Israel, gần đây Hoa Kỳ đã có thêm FTA song phương với Singapore và Chi-lê (năm 2003). Với Nhật Bản, kể từ năm 2002 sau khi lần đầu tiên ký một FTA đầy đủ với Singapore, Nhật Bản đã ký kết FTA với một loạt các nước ASEAN khác.

Thứ ba, nguyên tắc đàm phán và tính chất của các Hiệp định thương mại tự do đã có sự thay đi. Nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế trước đây là chọn-cho nhưng hiện nay, trong xu thế mới thì các nguyên tắc “Ratchet” tức là đàm phán chỉ tiến không lùi.

Bên cạnh những xu hướng về cơ bản mang tới tác động tích cực thì nền kinh tế thế giới có nhiều biến động theo xu hướng tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, giá hàng hóa nguyên liệu (Commodity) vẫn giữ ở mức thp, thương mại toàn cầu yếu và dòng vốn bị thuyên giảm. Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản, đối tác chính của AJCEP cũng không khả quan. Theo QuTiền tệ thế giới (IMF) đã giảm triển vọng tăng trưởng xuống 0,5% năm 2016 và sụt giảm 0,1% năm 2017 do việc tăng thuế tiêu dùng theo kế hoạch gây ra, cũng như vấn đề dân số già hóa và nợ tăng cao.

Ngoài ra, tình hình thế giới đang diễn ra những diễn biến khó lường, khó dự đoán, đó là những xung đột chính trị, vũ trang, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi; tranh chp chủ quyền biển đảo, đặc biệt là biển đông ngày càng phức tạp. Xu hướng bảo hộ gia tăng ở các nước phát triển bằng các công cụ phi thuế quan ngày càng tinh vi, khó nhận biết.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Nn kinh tế Việt Nam đã đối phó khá tốt trước những tác động bên ngoài dựa vào quá trình kích cầu trong nước như tỷ lệ lạm phát thấp, niềm tin người tiêu dùng cải thiện đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Chi tiêu công tiếp tục gặp khó khăn do hạn chế của ngân sách. Các FTA được đánh giá là động lực cho tăng trưởng vn chưa thực sự có hiệu lực. Do vậy mức tăng trưởng trong năm 2016 tương đương hoặc cao hơn 0.1-0.2 điểm phần trăm so vi năm 2015.

Đóng góp của khu vực FDI chưa bền vững mặc dù đang đóng góp lớn nhất vào cán cân thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu tập trung vào ngành gia công, tạo giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế, chưa đóng góp tích cực cho cải thiện tiến bộ khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI đóng góp vào tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng đánh đổi là nguồn lực trong nước bị tiêu hao.

Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (0.63% năm 2015 thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5%; 4,74 năm 2016 thấp hơn so với mục tiêu 5%) do giá dầu và giá lương thực phẩm thấp cùng với lạm phát ổn định nên chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức thấp kỉ lục. Hơn nữa, chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2012 đến nay, nhờ vậy tín dụng đã phục hồi với mức tăng khoảng 12% trong năm 2015. Tuy nhiên rủi ro về lạm phát trong những năm tiếp theo vẫn có thể diễn ra do lộ trình tăng giá các mặt hàng thiết yếu cũng như lộ trình tăng lương cơ bản; nợ công cũng gia tăng nhanh chóng (dự báo nợ công chạm mức trần an toàn 65% của Quốc Hội). Chi tiêu có xu hướng giảm do các chính sách thắt chặt chi tiêu thường xuyên, tinh gọn bộ máy, nhưng trong năm 2016 chưa có nhiều thay đổi. Chi trả nợ tiếp tục lớn, đặt gánh nặng lên chi ngân sách.

Như vậy, nền kinh tế trong nước đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng cuối cùng gia tăng, và vai trò của khu vực FDI ngày càng tăng. Thêm vào đó, lạm phát được giữ ở mức thấp, cán cân thanh toán tương đối ổn định, lãi suất ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu động lực bên trong vượt qua giai đoạn suy giảm và đạt được tăng trưởng bền vững, cũng như chất lượng tăng trưởng còn thấp, tư duy kinh tế nhà nước chưa thay đổi trong thực tế. Khu vực FDI mặc dù đóng góp tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn vẫn còn nhiều hạn chế. Tốc độ tái cơ cấu chậm chạp gây ra nhiều rủi ro đối với tăng trưởng trung hạn.

4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020, Chương trình số 03/CTr-TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020 có thể xác định một số quan điểm và mục tiêu sau:

4.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội

Một là, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

Hai là, phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo; y tế, văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm và phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

Bn là, ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao... để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Năm là, thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội

4.2.2.1. Mục tiêu tng quát

Xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ và giao thương lớn của cả nước. Thiết lập các cơ sở hàng đu của đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững. Bảo đảm vững chắc kinh tế - chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế được nâng cao.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Phát huy vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời k2016 - 2020 đạt khoảng 8,5 - 9,0% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. GDP bình quân đầu người của Hà Nội đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 - 17.000 USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố. Trong đó:

Lĩnh vực công nghiệp - Xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 từ 10 -10,5%; Đến năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 35 - 36,5%;

Lĩnh vực xuất khẩu: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 8 - 9%/năm.

Lĩnh vực thu hút đầu tư: thành phố Hà Nội cần phải thu hút tổng nguồn vốn giai đoạn 2016-2020 khoảng 2,5 đến 2,6 triệu tỷ đồng để đảm bảo mức tăng trưởng GRDP từ 8,5 - 9,0%/năm và đạt được những mục tiêu đề ra. Do vậy, Thành phố đặc biệt coi trọng và kêu gọi đầu tư xã hội theo nhiều hình thức, đặc biệt là thu hút FDI.

4.3. Định hướng phát triển một số lĩnh vực kinh tế Hà Nội đến năm 2020

4.3.1. Về lĩnh vực công nghiệp

Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp, tăng bình quân khoảng 11,5-12,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm...

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử...; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng phù hợp với quy định hiện hành.

Tập trung đẩy mạnh đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung. Tăng cường công tác quản lý đô thị, đặc biệt là trật tự xây dựng, an toàn giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị.

Trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 Khu công nghiệp; phát triển các Cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường; xây dựng hệ thống xử lý nước thải; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hình thành.

Tiếp tục phát triển các làng nghề có giá trị truyền thông như ngành thủ công mỹ nghệ; chế biến lâm sản; nghề dệt lụa; nghề thêu, ren; nghề gốm sứ; nghề da, giầy, khâu bóng. Phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, hiện đại. Kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư; tổ chức hợp tác trao đổi giữa Việt Nam và Nhật Bản nhằm phát huy tiềm năng của Hà Nội trong lĩnh vực phát triển mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; hợp tác phát triển dịch vụ công nghệ cao (lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp phần mềm); hợp tác trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản triển khai thành công chương trình “Mỗi làng nghề một sản phẩm - OVOP”.

4.3.2. Về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Cần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, chưa chế biến, giá trị gia tăng thấp sang các mặt hàng công nghiệp, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ.... sang các thị trường nói chung, đặc biệt là thị trường Nhật Bản nhằm khai thác các tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu. Ưu tiên cho các dự án sản xuất chế biến sâu.

Xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong cam kết WTO cũng như theo từng FTA, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do có Việt Nam và Nhật Bản tham gia. Đặc biệt chú ý đến quy tắc về xuất xứ và sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định...

Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn; Đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của Thành phố và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu n định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Thành phố nhập siêu.

4.3.3. Về lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về môi trường đầu tư: Thành phố cần đề xuất Nhà nước tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển theo đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết trong các FTA, đặc biệt các FTA có Việt Nam và Nhật Bản tham gia.

Chính sách cần được hoàn thiện có tính đón đầu ở mức độ phù hợp, đặc biệt là xu hướng mở rộng và phát triển theo chiều sâu liên kết kinh tế và hội nhập, cần khai thác tính khác biệt giữa các quy định trong các FTA cũng như các quy định trong các FTA, đầu tư, đối tác kinh tế được ký kết giữa các nước trong các Hiệp định với các nước không tham gia sân chơi chung này.

Đa dạng hóa các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới. Đồng thời, mở rộng lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với các cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA.

Về công tác xúc tiến đầu tư: cần phải được triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành của Thành phố, thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến đầu tư phải được thực hiện theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Cần xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung xúc tiến các đối tác chiến lược, các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn của Hà Nội và thân thiện với môi trường.

4.4. Giải pháp để phát triển một số lĩnh vực kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đtận dụng tốt hơn những cơ hội và giảm thiểu những thách thức từ các FTA nói chung, các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng đphát triển một số lĩnh vực kinh tế của thành phố Hà Nội, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

4.4.1. Nhóm giải pháp chung

4.4.1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính

- Xây dựng và ban hành những văn bản hướng dẫn đcụ thể hóa việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản. Các sở, ngành cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng, chưa phù hợp với cam kết trong AJCEP, VJEPA, đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. Những sự điều chỉnh, bổ sung này, một mặt, phải đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế, phù hợp với Luật Thủ đô và tình hình thực tế của thành phố Hà Nội; mặt khác, nội dung các văn bản pháp luật phải đảm bảo ngắn gọn, sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu để các doanh nghiệp dễ hiểu và dễ áp dụng.

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính về thuế, hải quan, thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội.

- Đối với lĩnh vực thuế, cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thuế tập trung; mở rộng áp dụng nộp thuế điện tử trên phạm vi toàn Thành phố theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP; tiếp tục triển khai và phối hợp giữa Cục Thuế với Cục Hải quan để triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử; Triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế và giám sát chặt chẽ tình hình hoàn thuế; hỗ trợ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK với Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật Bản.

- Đối với lĩnh vực hải quan, cần tiếp tục triển khai quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan; trong đó tiếp tục duy trì vận hành hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia; Giảm thời gian thông quan hàng hóa, đặc biệt giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan theo chỉ tiêu hành động của Tổng cục hải quan từ 30-35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2017 và tiếp tục giảm xuống nữa trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường ứng dụng công tác thông tin trong quản lý điều hành và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ cho công tác báo cáo, quản lý, thống kê số liệu, đtiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đđảm bảo kết nối thông suốt, trao đổi thông tin thường xuyên, định kỳ giữa các sở, ngành, phục vụ tốt công tác thu thập và xử lý thông tin, báo cáo và quản lý rủi ro, thu thuế, điều tra chống buôn lậu, chuyển giá,...

- Triển khai “Dịch vụ một cửa về dịch vụ công” bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật tại các Khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đcác nhà đầu tư Nhật Bản dễ dàng liên hệ, tìm hiu về môi trường đầu tư.

- Các Sở, ban, ngành của Thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa để đảm bảo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính theo Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND, đảm bảo tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

4.4.1.2. Nhóm giải pháp về phát trin nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập hun phổ biến kiến thức về thực thi cam kết trong AJCEP và VJEPA trong thời gian tới. Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo ngành, lĩnh vực ưu tiên xuất nhập khu, thu hút FDI của Hà Nội.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng và chuyên đề (ở mức độ chuyên sâu khác nhau trong từng lĩnh vực: Dệt may, giày dép, điện tử,v.v..). Nội dung tập huấn cần nhấn mạnh đến cách thức doanh nghiệp tận dụng tốt những cơ hội trong các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản để thúc đẩy XNK với Nhật Bn hoặc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Hà Nội.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập hun chuyên sâu về đặc đim thị trường Nhật Bản, đặc biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã, đóng gói, kỷ luật công nghiệp, cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh với người Nhật - dựa trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau và lấy chữ tín làm hàng đầu. Thuê chuyên gia Nhật Bản đào tạo nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm các ngành hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, v.v..; đáp ứng được yêu cầu khắt khe và ngày càng cao của thị trường Nhật Bản.

- Tăng cường hợp tác liên kết trong đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước. Cần có cơ chế và chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài (các trường đại học, cao đẳng dạy nghề) với các doanh nghiệp XNK, doanh nghiệp FDI lớn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đào tạo, chú trọng gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại chỗ theo kế hoạch và có hệ thống tại các sở, ngành, Ban quản lý Khu Công nghiệp và Chế xuất nhằm nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức của công chức, viên chức trong quản lý doanh nghiệp XNK và doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

4.4.1.3. Nhóm giải pháp về thông tin tuyên truyền

- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và công khai về quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cho đến năm 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, trang thông tin điện tử của Thành phố,v.v..) để định hướng các hoạt động XNK và thu hút FDI nước ngoài theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về nội dung và lộ trình thực hiện cam kết trong AJCEP và VJEPA đcộng đồng doanh nghiệp nhận biết và biết cách tận dụng những ưu đãi khi thực thi các Hiệp định này như: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện theo AJCEP giai đoạn 2016-2019 theo Nghị định số 133/2016/NĐ-CP5, Nghị định 125/2016/NĐ-CP6; quy tắc xuất xứ - RVC (40) hoặc tiêu chí chuyển đi mã hàng hóa (CTH) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật rất khắt khe của Nhật Bản; vận dụng mức thuế suất MFN hoặc GSP nếu thấp hơn hoặc đã về 0% tại thời điểm xuất khẩu so với thuế suất trong AJCEP hoặc VJEPA; Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản phải đạt thêm tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” mới được hưởng mức thuế ưu đãi trong VJEPA7.

- Cung cấp thường xuyên, cập nhập thông tin về các hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản: Trong quá trình thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản, các hàng rào thuế quan có xu hướng giảm xuống và nguy cơ Nhật Bản gia tăng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới về chất lượng hàng nhập khẩu, quy định về mẫu mã, an toàn vệ sinh, kiểm dịch thực vật (có thể phù hợp hoặc do lợi dụng quy định của WTO) để bảo vệ sản xuất trong nước. Đặc biệt chú trọng đến hàng Thủ công mỹ nghệ; hàng dệt may, các thiết bị điện, giày dép.

- Thiết lập và nâng cao hiệu quả các kênh trao đổi và tương tác thông tin đa chiều giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Các Sở, ngành cn tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp Nhật Bản để cùng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực thi AJCEP và VJEPA, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư và động lực để phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội cần tăng cường thiết lập các kênh trao đổi thường xuyên, đa chiều với các tổ chức, doanh nghiệp XNK trong nước và doanh nghiệp Nhật Bản, hiệp hội ngành hàng tại Hà Nội hoặc của Nhật Bản về những ưu đãi trong các FTA và môi trường kinh doanh tại Hà Nội.

+ Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các Sở, ngành với các cơ quan Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) trong việc tiếp nhận, cung cấp và sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Hà Nội, doanh nghiệp Nhật Bản khi cần thiết.

4.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể

4.4.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển công nghiệp

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện danh mục và cơ chế khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mà cả Hà Nội và doanh nghiệp Nhật Bản đều có thế mạnh như công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, công nghiệp công nghệ cao và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Đồng thời, phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy, điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Nhật Bản thông qua các dự án đầu tư sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao cho sản xuất công nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, da giày, hóa nhựa ,v.v.. trong nước mua bản quyền chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản, áp dụng quy trình sản xuất của Nhật Bản, đcó thể tham gia mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản.

- Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Nhật Bản biết được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội, những cơ hội đầu tư, môi trường đầu tư, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư về phát triển công nghiệp hỗ trợ; biết được những thông tin về các doanh nghiệp trong nước có khả năng cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như biết được thế mạnh và mong muốn tìm kiếm đối tác đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản. Muốn vậy, cần phải nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong xây dựng và phát triển các website, tổ chức các hội thảo quốc tế, diễn đàn, hội chợ quốc tế,.. .tại trong nước và Nhật Bản.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt chú trọng đến các chương trình đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ kỹ sư, chuyên viên trình độ cao, công nhân kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ hiện đại, có sự phối hợp giữa các công ty Nhật Bản với các doanh nghiệp cung cấp trong nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tác phong và thái độ làm việc công nghiệp sẽ là lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

- Chú trọng và có những chính sách khuyến khích phát triển cụ thể (hỗ trợ vốn, ưu đãi thuế) đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế của Thành phố và được hưởng những ưu đãi từ các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất. Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và nhận chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp trọng điểm, Khu công nghiệp phần mềm; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác lẫn nhau và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách có hiệu quả.

- Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may - da giày .v.v..để các doanh nghiệp từng bước làm chủ được nguyên phụ liệu, tham gia xuất khẩu một số sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chung của Nhật Bản và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội. Tập trung xúc tiến xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng mà thành phố Hà Nội có lợi thế và đón đầu những ưu đãi từ các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu, ấn phẩm riêng về thị trường Nhật Bản và ngành hàng xuất khẩu: thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giầy, điện tử,v.v..

- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố với các Sở, ngành liên quan để xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển và Chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030; Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác trong nước và Nhật Bản. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư; xúc tiến thương mại với các hoạt động ngoại giao và du lịch; các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố với các Sở, ngành liên quan, với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), các Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV).

+ Các Sở, ngành, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản; lồng ghép các Chương trình, Kế hoạch xúc tiến thương mại của Hà Nội, với các tỉnh trong vùng với Chương trình xúc tiến quốc gia.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu và tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản. Chủ động tìm kiếm đối tác Nhật Bản, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc gặp mặt trực tiếp, hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề ở trong nước và tại Nhật Bản hoặc qua JETRO.

4.4.2.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản

- Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của Hà Nội thông qua tăng cường gặp gỡ trực tiếp, đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư Nhật Bản nhằm tiếp nhận ý kiến, phát hiện và hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn thông qua ưu đãi về thuế và tạo vị trí đầu tư thuận lợi, khu vực đất sạch cho các dự án mới đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tiện ích, hiện đại.

- Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung xúc tiến các dự án đầu tư của Nhật Bản có quy mô vốn lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường (đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp vi điện tử) mà Nhật Bản có thế mạnh và phù hợp với mục tiêu thu hút FDI của Thành phố.

- Chú trọng xúc tiến các dự án lớn của Nhật Bản gắn với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có sức lan tỏa cao để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tăng cường công tác tư vấn trực tiếp qua Website, gặp gỡ và cung cấp dịch vụ tham vấn pháp lý chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi đến Hà Nội tìm cơ hội đầu tư và đối tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ này cần theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận li và giải quyết kịp thời, thỏa đáng các vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Hà Nội.

- Rà soát quy hoạch và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng tại các khu công nghiệp trọng đim; gắn xây dựng hạ tầng kỹ thuật với các công trình tiện ích công cộng như hệ thống điện nước, nhà ăn cho công nhân, ngân hàng, viễn thông, trường học, nhà hàng, khu vui chơi, sân gôn, bệnh viện,...

- Cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng các hình thức huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Trong đó, cần có cơ chế phối hợp khéo léo huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức BOT, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện theo nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản tại thành phố Hà Nội để đạt được hiệu quả cao.

4.2. Đề xuất các kiến nghị nhằm tận dụng những cơ hội để phát triển kinh tế Thành phố trong bối cảnh thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản

4.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

- Rà soát và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo các cam kết trong AJCEP và VJEPA và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quá trình xây dựng, điều chỉnh này phải đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, có lộ trình thực hiện và được thực thi nghiêm túc.

+ Đối với chính sách thương mại quốc tế, chú ý điều chỉnh các chính sách khuyến khích XNK những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nói chung, của thành phố Hà Nội nói riêng phù hợp trong từng giai đoạn phát triển thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế quan,...

+ Đối với chính sách đầu tư quốc tế, tập trung điều chỉnh chính sách khuyến khích thu hút các dự án đầu tư lớn của Nhật Bản, có khả năng tạo ra sự lan tỏa trong công nghiệp chế tạo, chế biến có sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

- Chủ động đàm phán với Chính phủ Nhật Bản về một số vấn đề liên quan đến việc thực thi AJCEP, VJEPA, trong đó Nhật Bản thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác tăng cường năng lực kiểm dịch, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa trong khuôn khổ VJEPA.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức (báo đài, hội nghị, hội thảo, trang web của Chính phủ, các Bộ, ngành, V.V..) về hội nhập kinh tế quốc tế và các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản đgiúp cho các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp hiểu, nắm được những ưu đãi và biết cách tận dụng những cơ hội, giảm thiểu những thách thức, khó khăn trong hoạt động XNK với thị trường Nhật Bản cũng như thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Thành phố nói riêng, cả nước nói chung.

- Cần có chiến lược và kế hoạch tổng thể, chính sách đầu tư phù hợp để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho phần lớn các linh kiện, phụ kiện cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giầy. Phát triển các ngành công nghiệp này sẽ giúp cho Việt Nam và thành phố Hà Nội nâng cao được hiệu quả xuất khẩu một số nhóm hàng sang Nhật Bản mà Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN.

- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi dành riêng, đặc thù và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các ngành hàng XNK trọng điểm của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài những ưu đãi về quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư của Việt Nam, có thể là những ưu đãi về nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập doanh nghiệp,...

- Nâng cao vai trò và tạo cơ chế hoạt động cho các Hội, Hiệp hội, ngành hàng, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và định hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội.

4.2.2. Kiến nghị với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

- Nhận thức rõ việc tiếp tục thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới là tt yếu và sẽ đem lại nhiu lợi ích và cơ hội đdoanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh nếu như biết cách tận dụng những ưu đãi và giảm thiểu những thách thức từ các Hiệp định này.

- Tích cực, chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin về AJCEP, VJEPA qua các phương tiện truyền thông, Cổng thông tin điện tử của các Bộ, ngành; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các văn bản hướng dẫn, tham vn trực tiếp từ các Bộ, ngành; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, v.v..

- Tích cực tham gia các Hội thảo, Hội nghị, tọa đàm về AJCEP, VJEPA để trao đổi, chia sẻ về bản chất và nội dung của từng điều khoản, những ưu đãi theo lộ trình thực hiện cam kết của Nhật Bản và Việt Nam, những yêu cầu để được hưởng ưu đãi liên quan đến mặt hàng và ngành hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh hoặc quan tâm.

- Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Hà Nội có lợi thế sang Nhật Bản và nhập khẩu những mặt hàng mà Hà Nội có chính sách khuyến khích nhập khẩu từ Nhật Bản và được hưởng nhiều ưu đãi từ AJCEP, VJEPA.

- Chủ động đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, sạch, tổ chức lại sản xuất hợp lý và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu, đáp ứng được tiêu chuẩn và quy định của thị trường Nhật Bản.

- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu, tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.

- Chủ động tìm kiếm đối tác Nhật Bản, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc gặp mặt trực tiếp, hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề ở trong nước và tại Nhật Bản hoặc qua JETRO.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2016-2020”, UBND thành phố Hà Nội giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành các cấp triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau:

5.1. Tổ chức thực hiện

5.1.1. Sở Công Thương

- Tham mưu, đề xuất UBND Thành phố việc triển khai các Chương trình, Kế hoạch, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu với đối tác Nhật Bản.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ với đối tác Nhật Bản.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn về AJCEP, VJEPA, thông tin thị trường, rào cản thương mại của Nhật Bản cho các doanh nghiệp.

5.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu, đề xuất UBND thành phố Hà Nội xây dựng và điều chỉnh cơ chế, chính sách ưu đãi thỏa đáng cho các nhà đầu tư Nhật Bản có dự án vốn lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường vào Thành phố.

- Tham mưu UBND thành phố Hà Nội trong việc triển khai các Chương trình, Kế hoạch và giải pháp tăng cường thu hút và quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trên địa bàn Thành phố.

- Đề xuất cải cách thủ tục hành chính theo chức năng, đặc biệt là thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài theo hướng minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản; chủ trì việc tổng hợp và cập nhật các thông tin liên quan đến quy hoạch, chiến lược, các dự án kêu gọi FDI và thủ tục hành chính liên quan đầu tư trực tiếp nước ngoài lên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

5.1.3. Sở Thông tin và truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng các ấn phẩm truyền thông và cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hà Nội; nội dung AJCEP, VJEPA và cơ hội, thách thức với doanh nghiệp khi thực thi AJCEP, VJEPA.

5.1.4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế từ các doanh nghiệp Nhật Bản; hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia Nhật Bản thuộc các lĩnh vực ưu tiên.

5.1.5. Cục Hải quan Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội

- Tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế theo hướng đơn giản hóa, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với đối tác Nhật Bản, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản.

+ Cục Hải quan Hà Nội đẩy mạnh thực hiện thủ tục hải quan điện ttrên hệ thống VNACCS/VCIS tại các Chi cục Hải quan cơ sở.

+ Cục Thuế thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng kê khai thuế qua mạng internet, nộp thuế điện tử; vận hành quản lý tốt hệ thống quản lý thuế tập trung; thực hiện tốt cơ chế Một cửa liên thông”.

- Cục Hải quan Hà Nội hỗ trợ, tham vấn và kiểm soát chất lượng an toàn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với đi tác Nhật Bản theo đúng quy định.

5.1.6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thành phố.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn về thông tin thị trường, rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại của Nhật Bản cho các doanh nghiệp Hà Nội.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư, Xúc tiến thương mại của Thành phố, tổ chức giao ban, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

5.1.7. Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

- Nghiên cứu triển khai “Dịch vụ một cửa về dịch vụ công” bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

- Đề xuất và triển khai các giải pháp thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các khu công nghiệp; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản.

5.1.8. Sở Giao thông vận tải

Đề xuất và triển khai giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản.

5.1.9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài (các trường đại học, cao đng dạy nghề) với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp FDI lớn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5.1.10. Các Sở, ban, ngành, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

- Xây dựng và triển khai các giải pháp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ giúp doanh nghiệp thực thi hiệu quả các FTA với Nhật Bản.

- Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý về các cam kết tại AJCEP, VJEPA giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và chủ động đối phó với thách thức từ các hiệp định.

5.1.11. Các Hội, Hiệp hội, ngành hàng

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội, Hiệp hội trong việc gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, tạo liên kết ngành theo chiều dọc và chiều ngang nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao tiếng nói của doanh nghiệp trong các Hội, Hiệp hội; phối hợp giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh.

- Các Hội, Hiệp hội, ngành hàng có liên quan phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị để tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho hội viên về nội dung và các biện pháp nhằm tận dụng những ưu đãi và chủ động đối phó với thách thức từ AJCEP, VJEPA.

- Tổ chức các Hội nghị, Diễn đàn để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên, chủ động đề xuất UBND thành phố Hà Nội có những giải pháp hỗ trợ kịp thời.

5.2. Nhiệm vụ cụ thể giao các Sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐƠN VỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4137/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND Thành phố)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian

I

Hoàn thiệnchế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính

 

 

 

1

Rà soát, điều chỉnh các văn bản của Thành phố đảm bảo phù hợp cam kết của AJCEP, VJEPA

Sở Tư Pháp

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2018

2

Rà soát và hoàn thiện danh mục, cơ chế khuyến khích phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà Hà Nội có thế mạnh (cơ khí chế tạo, xe máy, lắp ráp ô tô, điện tử tin học,v.v..)

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2018

3

- Áp dụng chỉ số hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan để đánh giá các kết quả hoạt động hải quan; Tiếp tục triển khai quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại sân bay quốc tế Nội Bài;

- Thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Hải quan và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đgiảm thời gian thông quan qua biên giới, phấn đấu thủ tục hải quan trên địa bàn tiếp cận chuẩn mực của các nước tiên tiến.

Cục Hải quan Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Xây dựng nhiệm vụ về Chính quyền điện tử, trong đó hướng đến việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa liên thông điện tử, nhất là đối với các lĩnh vực: thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh,...

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Hải quan Hà Nội; Cục Thuế thành phố Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2018

5

Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng kê khai thuế qua mạng Internet, nộp thuế điện tử; vận hành quản lý tốt hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS); Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tiến tới “một cửa liên thông điện tử”.

Cục Thuế thành phố Hà Ni

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

6

Triển khai “Dịch vụ một cửa về dịch vụ công” bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật tại các khu công nghiệp và chế xuất.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2019

7

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục đăng ký kinh doanh. Rà soát để giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

II

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

 

 

 

1

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, trang thông tin điện tqua các bài báo, phóng sự hoặc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng về cam kết trong AJCEP và VJEPA; cụ thể: Lộ trình thực hiện cam kết; những cơ hội và các điều kiện để tận dụng được các cơ hội, đặc biệt là yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ; các cách thức để giảm thiểu những thách thức trong AJCEP và VJEPA, các hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản;...

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

2

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp về đặc điểm thị trường Nhật Bản (Tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã, đóng gói, kỷ luật công nghiệp), về cam kết AJCEP và VJEPA, rào cản thương mại, ....

Sở Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

3

Xây dựng, xuất bản và tái bản các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại (bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật): ấn phẩm, cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư, về doanh nghiệp, ngành hàng, thị trường của Hà Nội, về công nghiệp hỗ trợ; xây dựng n phẩm, tài liệu giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư (dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật); dịch văn bản pháp luật về đầu tư sang tiếng Anh, tiếng Nhật; In ấn Tờ rơi tuyên truyền quy định pháp luật về đầu tư và kinh doanh trong bộ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho nhà đầu tư Nhật Bản. Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Tổ chức các buổi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, tọa đàm xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực (dịch vụ trình độ và chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,...) tại Hà Nội và tại Nhật Bản.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

5

Tuyên truyền, quảng bá cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh của Hà Nội trên tạp chí khu công nghiệp, báo, đài, trang thông tin điện tử của thành phố, sở Kế hoạch và Đầu tư (bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật).

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2017-2020

6

Tăng cường các hoạt động gắn kết giữa thành phố Hà Nội và các tổ chức của Nhật Bản trên địa bàn như JICA, JETRO; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội,...

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

III

Phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản

 

 

 

1

Tăng cường liên kết trong đào tạo giữa các Trường và doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tăng cường knăng làm việc, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cu ngày càng cao của thị trường Nhật Bản và doanh nghiệp. Đặc biệt tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có thể sử dụng tiếng Nhật đtạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp có đối tác Nhật Bản.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

2

Điều tra nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành lập bộ phận thu nhận thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp Nhật Bản (có thể nhận yêu cầu đặt hàng ngay sau khi cấp giấy chứng nhận kinh doanh).

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2019

3

Kết nối với các trường đại học, cao đẳng dạy nghề. Xây dựng chương trình đào tạo, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực tại ch.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

IV

Phát triển công nghiệp

 

 

 

1

Đề xuất ban hành chính sách khuyến khích phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn đến năm 2020, trong đó lưu ý đối với sản phẩm CNHT mà cả Hà Nội và doanh nghiệp Nhật Bản đều có thế mạnh như cơ khí chế tạo, xe máy, lắp ráp ô tô, điện tử tin học v.v...

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017

2

Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành cơ khí-điện tử, dệt may-da giày, hóa nhựa ,v.v... trong nước mua bản quyền chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản, áp dụng quy trình sản xuất của Nhật Bản, để có thể tham gia mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2019

3

Tạo sự kết ni hiệu quả giữa doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các công ty FDI của Nhật Bản.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Hoàn thiện danh mục và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mà Hà Nội và Nhật Bản có thế mạnh như: công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, công nghiệp công nghệ cao và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

5

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chun, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất; Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và nhận chứng chỉ quản lý chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

6

Tập trung tổ chức, triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố là cơ sở quan trọng cho mọi cấp, ngành, doanh nghiệp định hướng phát triển, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất và xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hàng năm.

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

7

Củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; tăng cường tổ chức việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để hợp tác cùng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Hiệp hội, ngành hàng

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

8

Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hoá các loại hình hợp tác đtranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

V

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

 

 

 

1

Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm tiếp xúc, trao đi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản, khảo sát xu hướng mở rộng đầu tư, tái đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, lao động, công nghệ, dịch vụ,...

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

2

Khảo sát thông tin doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản về cơ chế, chính sách, nhu cầu đầu tư, các vấn đề liên quan khác.

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2018

3

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham dự hội chợ tại Nhật Bản, đón các đoàn nhập khẩu Nhật Bản vào giao thương với các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu của Hà Nội (ưu tiên đối với các nhóm ngành hàng Hà Nội có lợi thế khi xuất khẩu sang Nhật Bản).

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Tổ chức Đoàn doanh nghiệp tham dự Triển lãm về công nghiệp hỗ trợ 2017 (MTEX) tại Nhật Bản.

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017

5

Rà soát quy hoạch và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng tại các khu công nghiệp trọng điểm.

Đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho, bến bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là những tuyến giao thông đang xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.

Sở Giao thông vận tải; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

VI

Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản

 

 

 

1

Kiện toàn cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và các dự án FDI trên địa bàn Thành phố (Rà soát; liên hệ làm việc với doanh nghiệp và các đơn vị quản lý ngành để trao đi, cập nhật và thống nhất dữ liệu, số liệu về doanh nghiệp FDI trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và dữ liệu, số liệu dự án FDI trên hệ thống quản lý quốc gia về FDI.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

2

Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và xây dựng các đề án định hướng xúc tiến đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 theo quốc gia đối tác chiến lược, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc,...và/hoặc theo ngành, lĩnh vực, sản phẩm Thành phố có nhu cầu và ưu tiên thu hút đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

3

Xây dựng ấn phẩm, tài liệu giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư (dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật); In ấn tờ rơi tuyên truyền về quy định pháp luật về đầu tư và kinh doanh tại bìa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho nhà đầu tư (bằng tiếng Anh, tiếng Nhật).

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Tổ chức hội nghị hướng dẫn doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư (theo quốc gia đối tác chiến lược hoặc theo ngành, lĩnh vực đầu tư hoặc theo nhóm vấn đề phát sinh).

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

5

Rà soát, hoàn thiện quy định về Giấy phép lao động cho người nước ngoài đphù hợp với nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư Nhật Bản. Giúp các nhà đầu tư tuyển được đúng người, đúng việc mà không phải đợi có 3 năm kinh nghiệm.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

6

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của thành phố đến năm 2020, có tính đến năm 2025 làm căn cứ xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực đvận động thu hút đầu tư; Rà soát cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn Hà Ni để bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

7

Huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức BOT; tăng cường công tác quản lý, giám sát để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020

8

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn thông qua ưu đãi về thuế và tạo vị trí đầu tư thuận lợi, khu vực đất sạch cho các dự án mới đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tiện ích, hiện đại

Cục Thuế thành phố Hà Nội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2017-2020



2 Hai Hiệp định này mang tính bổ sung cho nhau nên khi xin cấp C/O DN sẽ lựa chọn xin cấp C/O mẫu AJ hay C/O mu VJ theo cách thuận tiện cho DN hơn. Thông thường chỉ những gì ưu đãi hơn DN mới xin cấp theo mẫu VJ. Nhưng tng xin cấp C/O mẫu AJ hay C/O mẫu VJ vẫn chưa chiếm đến 40% tổng giá trị hàng hóa xuất khu sang Nhật Bản năm 2013.

4 Nguồn: Đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn Thành phố - giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo”

5 (Nghị định này bãi bỏ Thông tư 24/2015/TT-BTC nhưng giữ nguyên các nội dung trong Biểu thuế như mã hàng, thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng theo Thông tư số 24/2015/TT-BTC).

6 (Nghị định này bãi bỏ Thông tư 25/2015/TT-BTC ngày 14/2/2015 của Bộ Tài chính song các nội dung trong Biu thuế ban hành kèm theo Nghị định về cơ bản không thay đổi).

7 Tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” nghĩa là hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật Bản hoặc của các nước ASEAN.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác