Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 41/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Nguyễn Đức Thanh |
Ngày ban hành: | 15/07/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 41/2013/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Nguyễn Đức Thanh |
Ngày ban hành: | 15/07/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2013/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 15 tháng 7 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Quyết định số 16/2005/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT ngày 15 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Văn hoá - Thông tin về hướng dẫn quản lý hoạt động xuất bản bản đồ;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1595/TTr-STNMT ngày 27 tháng 6 năm 2013 và Báo cáo thẩm định số 828/BC-STP ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 03 Chương, 23 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc thống nhất công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3. Các hoạt động về đo đạc bản đồ mà không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Hệ quy chiếu và hệ toạ độ
1. Khi xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống bản đồ, hệ thống thông tin nêu tại Điều 4 của Quy định này phải được thiết lập trên hệ quy chiếu và hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 108o 15’ múi chiếu 3o. Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 có các tham số chính như sau:
a) Ê-líp-xô-ít quy chiếu: hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 toàn cầu có kích thước như sau:
* Bán trục lớn: a = 6.378.137,000m.
* Độ dẹt: f = 1/298,257223563;
b) Điểm gốc toạ độ quốc gia: điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội;
c) Lưới chiếu toạ độ phẳng cơ bản: lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế;
d) Chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ cơ bản: theo hệ thống lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế.
2. Những công trình đo đạc và bản đồ đã hoàn thành ở hệ quy chiếu và hệ toạ độ HN-72 trước khi sử dụng phải chuyển kết quả sang hệ quy chiếu và hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 108o 15’ múi chiếu 3o.
Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước vào sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.
2. Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
3. Không được cản trở hoặc gây khó khăn cho người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
5. Nghiêm cấm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
6. Các tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi thực hiện hoạt động trên địa bàn tỉnh phải thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã những nội dung thực hiện.
HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐO ĐẠC
Điều 4. Hoạt động đo đạc và bản đồ
Danh mục các hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
1. Khảo sát, lập dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ.
2. Kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
3. Xây dựng lưới toạ độ, độ cao quốc gia.
4. Xây dựng điểm trọng lực, thiên văn, toạ độ, độ cao.
5. Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay.
6. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình các tỷ lệ.
7. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ.
8. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ.
9. Thành lập bản đồ hành chính các cấp.
10. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp.
11. Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ.
12. Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý.
13. Thành lập bản đồ chuyên đề.
14. Thành lập atlas địa lý.
15. Khảo sát, đo đạc công trình.
16. Kiểm định các thiết bị đo đạc.
Điều 5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tất cả các tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định tại Điều 4 của Quy định này phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Các tổ chức có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ có đủ điều kiện chuyên môn, kỹ thuật về đo đạc và bản đồ đều được thẩm định năng lực để cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ, Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010.
Điều 6. Thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ
1. Tổ chức và cá nhân được phép thành lập các thể loại sản phẩm bản đồ phù hợp với giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp; được quyền phổ biến sản phẩm của mình trên các phương tiện theo quy định tại Luật Xuất bản; khi xuất bản bản đồ, ngoài việc nộp lưu chiểu theo quy định, phải nộp 01 (một) bản lưu chiểu cho Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận. Sản phẩm bản đồ thuộc diện bảo mật chỉ được xuất bản và phát hành tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ để phục vụ mục đích dân dụng và tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Việc thành lập các loại sản phẩm bản đồ chuyên đề phải dựa vào các lớp thông tin nền lấy từ hệ thống bản đồ nền, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính do cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ thành lập, trong trường hợp cần sử dụng thông tin nền khác phải được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận.
Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng và chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao thực hiện bằng ngân sách Nhà nước;
b) Tổ chức lập hoặc thuê tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật theo quy định hiện hành;
c) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành;
d) Lựa chọn tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ phù hợp với nội dung của thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện các nội dung về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ nghiệm thu các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã được đơn vị tư vấn kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu chất lượng; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã nghiệm thu.
2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ:
a) Các đơn vị tư vấn được cấp giấy phép kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được chủ đầu tư thuê để thực hiện công tác kiểm tra khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ phải có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã kiểm tra, thẩm định.
3. Trách nhiệm của đơn vị thi công sản phẩm đo đạc và bản đồ:
a) Chỉ được thực hiện các hợp đồng đo đạc và bản đồ phù hợp với nội dung được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, đảm bảo đúng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật được quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật;
b) Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do đơn vị thực hiện.
4. Cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm cung cấp đúng, đủ và kịp thời các thông tin, tư liệu do mình đang quản lý.
Điều 8. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
1. Công trình đo đạc và bản đồ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước: chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường chủ đầu tư trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình làm cơ sở để thực hiện theo đúng quy định.
2. Công trình đo đạc và bản đồ không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước: chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phần thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư tự thẩm định nội dung dự toán. Căn cứ kết quả thẩm định chủ đầu tư tổ chức phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình làm cơ sở thực hiện theo đúng quy định.
Điều 9. Kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ trong quá trình thi công công trình, sản phẩm; kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính do các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
2. Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có nội dung kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi có yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, thẩm định.
3. Chủ đầu tư sử dụng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý hoặc thành lập hội đồng tư vấn hoặc thuê tổ chức có chức năng tư vấn về địa chính, thuê chuyên gia để thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ và trực tiếp nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính được giao thực hiện; chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm được giao.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính do các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện.
Điều 10. Bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc
1. Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và giáo dục mọi công dân ý thức bảo vệ các công trình.
2. Mọi tổ chức, cá nhân không được sử dụng các công trình xây dựng đo đạc nếu không được sự chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi được chấp thuận trong quá trình sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ dấu mốc đo đạc, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
1. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư đo đạc và bản đồ thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
2. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm, kế hoạch dài hạn các dự án về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện, đảm bảo không chồng chéo với kế hoạch, dự án của cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ và của các Bộ, ngành khác.
3. Thẩm định năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
4. Thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; phát hiện các vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ trên địa bàn tỉnh và kiến nghị với cơ quan quản lý về xuất bản đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật; ấn phẩm bản đồ có nội dung thuộc phạm vi nghiêm cấm theo quy định của Luật Xuất bản.
6. Kiểm tra, xác nhận về mặt pháp lý của hồ sơ kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ địa hình, thành lập các bản đồ chuyên đề.
7. Quản lý, bảo vệ các dấu mốc đo đạc, các tài liệu, số liệu về hệ thống toạ độ và độ cao thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc theo phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
8. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc thành lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp và tiến hành kiểm tra, nghiệm thu các tài liệu, hồ sơ địa giới hành chính.
9. Xác nhận chất lượng, khối lượng đã hoàn thành công trình, sản phẩm trích đo địa chính khu đất phục vụ công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh đối với thiết kế kỹ thuật - dự toán trích đo địa chính khu đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
10. Giải quyết hoặc thông báo cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, các sở chuyên ngành khác của tỉnh có quản lý dấu mốc đo đạc cơ sở chuyên dụng của ngành trong trường hợp công trình xây dựng trên thửa đất làm ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc để quyết định hủy bỏ, gia cố hoặc di dời.
11. Báo cáo hằng năm bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam về hiện trạng dấu mốc đo đạc trên phạm vi địa phương mình kèm theo bảng thống kê số liệu, cấp hạng và tình trạng sử dụng.
Điều 12. Thủ trưởng các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quy định này.
Điều 13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm
1. Tổ chức tuyên truyền và giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia bảo quản, giữ gìn các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ.
2. Tổ chức theo dõi, giám sát những hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn theo thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch hằng năm về dự án về đo đạc và bản đồ của địa phương mình và triển khai thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Quản lý và bảo vệ các dấu mốc đo đạc trên địa bàn hành chính cấp xã theo biên bản bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ghi vào phần ghi chú của sổ địa chính về dấu mốc đo đạc trên thửa đất.
3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý, bảo vệ công trình xây dựng đo đạc để người dân tại địa phương có trách nhiệm bảo vệ dấu mốc đo đạc không bị xê dịch, không bị phá hủy hoặc làm hư hỏng.
4. Thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện thấy các dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại, ngay khi phát hiện phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để có biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm hại và trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc phải báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng và nguyên nhân xâm hại dấu mốc đo đạc.
5. Đối với trường hợp phải di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc, khi nhận được văn bản yêu cầu của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình về việc xin di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc thì cán bộ địa chính cấp xã phải chuyển đơn tới Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc.
6. Tham gia thẩm định các thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc phục vụ công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng, xây dựng công trình xây dựng đo đạc
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng công trình xây dựng đo đạc phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc và bản đồ.
2. Sau khi hoàn thành việc xây dựng dấu mốc đo đạc phải lập biên bản bàn giao dấu mốc kèm theo sơ đồ vị trí và tình trạng dấu mốc tại thực địa cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý có sự tham gia của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc; sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dấu mốc đo đạc phải được sự chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép sử dụng dấu mốc đo đạc thì phải liên hệ với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để được chỉ dẫn. Trong quá trình sử dụng không được làm hư hỏng dấu mốc đo đạc; sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình xây dựng đo đạc, không được hủy hoại hoặc cản trở việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng đo đạc. Khi phát hiện công trình xây dựng đo đạc có khả năng bị xâm hại hoặc bị xâm hại thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng đo đạc biết để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình kiến trúc liền kề khu đất trên đó có trạm quan trắc cố định, điểm gốc đo đạc quốc gia và cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc mà làm ảnh hưởng đến các công trình này thì phải được sự thoả thuận của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; trường hợp không thoả thuận được thì Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương để có biện pháp giải quyết.
Điều 17. Trách nhiệm của chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có các dấu mốc đo đạc
1. Phải bảo vệ, không được làm hư hỏng dấu mốc đo đạc đặt trên thửa đất do mình sử dụng hoặc gắn vào công trình kiến trúc của mình trong quá trình sử dụng đất và công trình.
2. Trường hợp phải di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc có trên thửa đất hoặc gắn vào công trình kiến trúc thì phải có văn bản báo cho cán bộ địa chính cấp xã và chỉ được di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Trường hợp cải tạo, tu sửa hoặc xây dựng mới công trình mà làm ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc thì chủ sử dụng đất, chủ sở hữu công trình phải có văn bản gửi cán bộ địa chính cấp xã để báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp bảo vệ dấu mốc.
1. Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý và 07 (bảy) ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý kể từ ngày nhận được văn bản của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi có dấu mốc đo đạc về việc xin di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc do cán bộ địa chính cấp xã chuyển đến, cơ quan quản lý dấu mốc đo đạc có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ sử dụng đất, chủ sở hữu công trình biết.
2. Việc hủy bỏ hoặc di chuyển dấu mốc đo đạc phải được cập nhật trong hồ sơ, tài liệu liên quan đến dấu mốc đo đạc lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 19. Trích đo bản đồ địa chính khu đất
1. Trước khi lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình trích đo bản đồ địa chính khu đất phải tiến hành giao nhận mốc giới khu đo tại thực địa và phù hợp với văn bản chấp thuận địa điểm của cơ quan có thẩm quyền hoặc thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trước khi tiến hành triển khai thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, đơn vị đo đạc phải lập dự toán đối với công tác trích lục hoặc lập thiết kế kỹ thuật - dự toán (TKKT-DT) đối với công tác trích đo địa chính khu đất. Đối với các thửa đất chỉ phải thu hồi một phần thửa (lý do thửa đất nằm cắt ngang đường ranh giới thu hồi) thì phải tiến hành đo trọn thửa đất để xác định phần diện tích bị thu hồi, phần diện tích còn lại không bị thu hồi phải được chủ sử dụng đất ký xác nhận. Đối với thửa đất có phần diện tích còn lại không bị thu hồi lớn hơn 01 (một) ha thì không phải đo trọn thửa đất, chỉ đo phần diện tích bị thu hồi.
3. Kết quả trích đo địa chính thửa đất phục vụ cho công tác thu hồi đất phải được chủ sử dụng đất, trưởng thôn, đơn vị thi công, Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận.
Điều 20. Quy định về lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đối với công trình trích đo địa chính
1. Các trường hợp phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định:
- Các khu đo hình tuyến liên tục có chiều dài từ 02km trở lên;
- Khu đo có quy mô diện tích tập trung từ 05ha trở lên (áp dụng cho tất cả các loại tỷ lệ bản đồ).
2. Các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này thì lập dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trong quá trình thi công phải đo nối vào hệ thống lưới địa chính.
Điều 21. Quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 03/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sau khi hoàn thành thực hiện công trình đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đơn vị đo đạc bản đồ phải nộp 01 (một) bộ tài liệu, sản phẩm gốc (dạng giấy và dạng số) cho Sở Tài nguyên và Môi trường để lưu trữ theo quy định hiện hành.
3. Trung tâm Công nghệ Thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận có trách nhiệm cung cấp thông tin tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở; hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính cơ sở, các loại bản đồ chuyên đề khác; cơ sở thông tin địa lý và hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho mục đích chuyên dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ; tổ chức được cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định tại Quyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây