Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Số hiệu: | 405/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Mai Anh Nhịn |
Ngày ban hành: | 24/02/2016 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 405/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Mai Anh Nhịn |
Ngày ban hành: | 24/02/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 24 tháng 02 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 20/TTr-SNNPTNT ngày 18/01/2016 về việc xin phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TÁI
CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
405/QĐ-UBND ngày 24/02/2016 của UBND tỉnh Kiên
Giang)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (sau đây gọi là Nghị quyết số 26-NQ/TW), tỉnh Kiên Giang đã xác định sản phẩm nông nghiệp là hàng hóa chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống đề án, quy hoạch, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đạt được những kết quả quan trọng; một số lĩnh vực tạo được sự phát triển đột phá, hướng tới nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, phát triển bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, rõ nét cả về chiều rộng và đi vào chiều sâu, đã có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới những năm qua đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện đời sống của nông dân, bảo đảm an sinh, ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhìn chung quy mô còn nhỏ lẻ, chưa xây dựng và hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung, nhiều sản phẩm chưa gắn kết với thị trường; chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao; chưa khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Để tiếp tục đưa Nghị quyết số 26-NQ/TW đi vào chiều sâu, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Căn cứ Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020;
- Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Căn cứ Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2015 được duy trì ở mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 5,97%, góp phần giữ vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 48,09% năm 2010 xuống còn 36,48% năm 2015. Tỷ trọng cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp: Năm 2010 nông nghiệp chiếm 73,33%, năm 2015 xuống còn 66,54%; năm 2010 thủy sản chiếm 25,43%, năm 2015 tăng 33,45%.
- Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào chất lượng và chiều sâu. Sản lượng lúa đạt 4,60 triệu tấn, vượt kế hoạch 1,04 triệu tấn. Tỷ trọng lúa chất lượng cao từ 67% năm 2013 tăng lên 70% năm 2015. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững; nhất là chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và đất hoang hóa sang nuôi tôm, chuyển một số diện tích từ độc canh cây lúa sang kết hợp trồng lúa - màu, lúa - cá, lúa - tôm...ở vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng U Minh Thượng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nâng cao giá trị cây trồng (chủ yếu là cây lúa), đã tổ chức thực hiện Đề án quy hoạch vùng lúa chuyên canh chất lượng cao xuất khẩu 120.000 ha giai đoạn 2011- 2015. Xây dựng được 90 cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 10.790 ha, năng suất bình quân 6,61 tấn/ha, liên kết với doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ khoảng 20% sản lượng lúa. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các quy trình sản xuất lúa tiên tiến như: Mô hình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, giảm khí phát thải nhà kính... Hàng năm, cung cấp trên 3.000 tấn giống lúa nguyên chủng, xác nhận cho mạng lưới nhân giống và nông dân sản xuất đại trà. Tổ chức sản xuất nhân giống trong dân với sản lượng lúa giống sản xuất hàng năm khoảng 25.000 tấn/2 vụ, đáp ứng khoảng 40 - 45% diện tích sản xuất lúa đại trà.
Diện tích vườn tạp hàng năm đều giảm, đất được cải tạo trồng các loại cây ăn trái có giá trị cao với các mô hình: Cây ăn trái - nuôi cá, cây ăn trái - nuôi tôm càng xanh. Chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia súc gia cầm phát triển khá, một số mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Thủy sản: Tổ chức lại khai thác hải sản theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển quốc gia. Năm 2013 có 10.715 chiếc tàu, bình quân 161CV/chiếc, sản lượng khai thác 437.370 tấn, đến năm 2015 có 10.300 chiếc, bình quân 198,5CV/chiếc, sản lượng khai thác 449.250 tấn.
Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, nuôi cá lồng bè. Tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và tăng năng suất tôm - lúa vùng U Minh Thượng. Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở sản xuất tôm giống phục vụ sản xuất, đến nay sản lượng tôm giống đáp ứng khoảng 22% nhu cầu con giống nuôi. Từng bước áp dụng công nghệ trong nuôi tôm để chuyển nuôi tôm từ phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp ở những nơi có điều kiện; ứng dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia trong nuôi tôm như GAP, GlobalGAP, ASC, MSC...
- Lâm nghiệp: Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, điều chỉnh 18.550 ha đất rừng sản xuất chủ yếu ở vùng Hòn Đất, Kiên Lương sang đất nông nghiệp do kém hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện Đề án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh giao đất, giao rừng tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phát triển du lịch sinh thái. Độ che phủ rừng năm 2015 đạt 10,96%.
2. Thực hiện một bước tổ chức lại mô hình sản xuất theo hướng liên kết gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Các mô hình tổ chức sản xuất tiếp tục được củng cố và kiện toàn. Đến nay, toàn tỉnh có 204 hợp tác xã với diện tích sản xuất 39.030 ha (trong đó 186 hợp tác xã nông nghiệp, 13 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, 5 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp), 2.332 tổ hợp tác, 625 trang trại với diện tích sản xuất 7.451 ha (trong đó 566 trang trại trồng trọt, 50 trang trại nuôi trồng thủy sản, 8 trang trại chăn nuôi và 1 trang trại tổng hợp). Để phát triển sản xuất, kinh doanh nhiều hợp tác xã, trang trại đã tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động. Từng bước hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã theo chuỗi giá trị, như: Sản xuất lúa theo cánh đồng lớn, một số khâu trong nuôi tôm, sò huyết, cá lồng bè....
3. Đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa nông nghiệp; tiến bộ kỹ thuật mới về giống, công nghệ đã được chuyển giao, ứng dụng
Thực hiện chính sách giảm tổn thất trong nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 1.551 máy gặt đập liên hợp đáp ứng nhu cầu thu hoạch bằng máy chiếm 60 - 70% diện tích sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, hiện có 28 máy cắt lúa xếp dãy, 4.941 máy cày, 18 máy sạ hàng, 1.676 lò sấy lúa, 61.942 máy bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp....
Các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng, như: Giống lúa, lợn siêu nạc, bò thịt chất lượng cao, tôm thẻ chân trắng, cá đặc sản.... ứng dụng quy trình kỹ thuật công nghệ thụ tinh nhân tạo giống bò; nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, nuôi cá lồng bè; sử dụng thiết bị công nghệ cao trong khai thác đánh bắt xa bờ (máy thông tin liên lạc tầm xa, máy định vị, dò cá....).
4. Bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản có bước phát triển
Nâng cấp công nghệ, thiết bị các nhà máy chế biến xay xát gạo; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ván MDF công suất 75.000 m3/năm. Chế biến và xuất khẩu thủy sản được tập trung đầu tư theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giai đoạn 2011-2015 đã có 14 nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư mới có dây chuyền công nghệ theo hướng hiện đại, tiêu chuẩn kỹ thuật cao với tổng công suất 138.000 tấn/năm. Đến nay, công suất chế biến của các cơ sở đạt 282.764 tấn/năm, tăng 138.000 tấn/năm so với năm 2010. Hình thành các cơ sở mới chế biến bột cá, hệ thống kho lạnh tại các cảng cá, cải tiến hầm bảo quản trên các tàu cá...
5. Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh; kết cấu hạ tầng được tăng cường, từng bước hoàn thiện
Tổng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2015 đạt 30.383 tỷ đồng, chiếm 21,88% vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2015 đạt 7.106 tỷ đồng, tăng 48,8% so với năm 2011.
Hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng, đến nay 100% xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm, 60% đường ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi cơ bản phục vụ tưới tiêu, kiểm soát lũ, mặn để sản xuất lúa 2 vụ ổn định và từng bước đáp ứng phục vụ nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Hệ thống điện được đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp. Mạng lưới điện 3 pha phục vụ bơm tưới sản xuất lúa và nuôi tôm công nghiệp đạt 15% diện tích; đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, Phú Quốc, Kiên Hải và xây dựng các trạm phát điện trên các đảo, nâng số xã có điện sinh hoạt đạt 100%. Hệ thống giáo dục, mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống cấp nước sạch, chợ nông thôn, nhà văn hóa ở nông thôn từng bước được đầu tư, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Cơ sở hạ tầng sản xuất từng bước được đầu tư hoàn thiện, trong 5 năm đã triển khai thực hiện 39 dự án gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; hệ thống cống và đê biển; dự án bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển; dự án bố trí dân cư và nước sạch môi trường nông thôn. Tập trung đầu tư nhiều công trình thoát lũ, dẫn ngọt, kênh tạo nguồn, hệ thống đê và cống ngăn mặn ven biển Tây; các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ bản hoàn thành hệ thống kênh thoát lũ dẫn ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu; nâng cấp một số tuyến đê biển từ Hà Tiên đến giáp ranh Cà Mau. Đầu tư xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão như: Lình Huỳnh, Hòn Tre, An Thới, Thổ Châu, Xẻo Nhào, đê chắn sóng và nạo vét luồng cửa sông Dương Đông.
6. Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua đã góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 30 triệu đồng/người/năm, tăng 13 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 1,5 - 2 %, năm 2015 còn 2,73% (năm 2011 là 7,2%). Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản còn 56,3% (giảm bình quân 1,5%/năm), tăng lao động công nghiệp lên 12,8%, lao động dịch vụ lên 30,9%.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng về cơ bản nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:
- Nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng thiếu bền vững. Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; bảo quản, chế biến sau thu hoạch kém phát triển nên chất lượng nhiều loại nông, hải sản còn thấp, chưa khai thác chuỗi giá trị. Phần lớn nông, hải sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu.
- Do phát triển năng lực tàu thuyền quá nhanh làm cho mất cân đối với nguồn lợi, điều này dẫn đến năng suất khai thác hải sản theo giá trị có xu hướng giảm dần (60-70% là cá tạp). Nuôi trồng tăng trưởng khá nhưng sản xuất còn manh mún, quy mô hộ gia đình là chủ yếu, dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Chăn nuôi tăng chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là chăn nuôi heo và gia cầm, chủ yếu do phương thức chăn nuôi hiện nay phần lớn là nhỏ lẻ, phát triển chăn nuôi theo trang trại ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế.
- Tiềm năng tăng diện tích bắp, đậu nành, mè và các cây hàng năm khác trên đất lúa còn lớn nhưng do chi phí sản xuất còn cao, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất của người dân chưa tích lũy nhiều nên tăng chậm.
- Kinh tế hợp tác và trang trại chậm phát triển, hộ gia đình đang là đơn vị sản xuất chính, nhưng quy mô đất nhỏ, trình độ không đồng đều, dẫn đến tiến bộ kỹ thuật và chính sách hỗ trợ khó triển khai và kém phát huy hiệu quả.
- Liên kết “4 nhà” chậm phát triển và kém bền vững, chủ yếu do thiếu cơ chế phù hợp, chưa hợp lý trong phân chia lợi ích và nhìn chung nông hộ chưa quan tâm, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng và thúc đẩy các hình thức liên kết phát triển.
- Hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nhất là hệ thống kiểm soát lũ và kiểm soát mặn, hệ thống tưới tiêu và trạm bơm điện, các giải pháp trữ nước ở một số khu vực, nhất là ở vùng U Minh Thượng còn chưa hoàn chỉnh hoặc thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi và xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
- Việc nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, mô hình cánh đồng lớn đối với hầu hết cây trồng - vật nuôi, nhất là sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi còn nhiều hạn chế nhưng chưa tìm được giải pháp hữu hiệu.
- Đời sống của người nông dân nhìn chung còn ở mức thấp và ngày càng chênh lệch giữa các vùng có lợi thế khác nhau. Tình trạng lạm dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, tài nguyên biển bị khai thác quá mức cho phép.... đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách.
1. Nguyên nhân thành công
Nghị quyết số 26-NQ/TW là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, sớm đi vào cuộc sống và đã tạo được sức lan tỏa lớn. Tỉnh đã xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống các đề án, quy hoạch, chính sách và ưu tiên cao nguồn lực; tập trung chỉ đạo quyết liệt, với cách làm chủ động, thiết thực, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.
2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Về khách quan: Xuất phát điểm nông nghiệp thấp, tập quán sản xuất quy mô nhỏ; động lực phát triển của mô hình kinh tế hộ trong nông nghiệp thiếu bền vững và thích ứng với điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập. Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua của thị trường; môi trường cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và đầu tư, phát triển bền vững.
- Về chủ quan: Việc triển khai, tổ chức thực hiện các đề án, chính sách đã ban hành ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, nhiều nơi còn lúng túng, chưa tập trung đúng mức tháo gỡ những nút thắt, khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Mạng lưới cán bộ nông nghiệp cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn thiếu và yếu; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt thấp, chương trình đào tạo nghề đạt kết quả còn hạn chế.
IV. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Thứ nhất: Với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực và tập trung chỉ đạo phát triển; tổ chức lại mô hình sản xuất theo phương châm “liên kết hóa trong sản xuất và xã hội hóa nguồn lực đầu tư, tạo quy mô sản phẩm lớn, đồng nhất, giá trị gia tăng cao”, là định hướng đúng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Thứ hai: Ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách bảo đảm vai trò dẫn dắt, huy động các nguồn lực cho sự phát triển, hướng tới một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Thứ ba: Tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ mọi rào cản trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục đầu tư để thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khắc phục những tồn tại, khó khăn của mô hình kinh tế hộ, hợp tác xã, tạo điều kiện cho xu thế phát triển một nền nông nghiệp tập trung, quy mô.
- Thứ tư: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đến từng xã, ấp.... Phải tạo được động lực lợi ích từ người dân và sự đồng thuận của toàn xã hội.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU
1. Quan điểm
1.1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn chặt với tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
1.3. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cung cấp thông tin, dịch vụ; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.
1.4. Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quá trình tái cơ cấu; nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Tranh thủ thu hút tối đa mọi nguồn lực, cơ hội đầu tư từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế.
1.5. Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài, cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Tập trung xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh gắn với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao; tăng lợi nhuận, giảm giá thành cho người sản xuất; đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh thị trường quốc tế.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Thời kỳ 2016 - 2020:
Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành 4,57%. Giá trị sản xuất nông nghiệp 3,68%/năm (trồng trọt 72,76%; chăn nuôi chiếm 13,70% và dịch vụ 13,54%), lâm nghiệp 0,48% và thủy sản là 7,90%.
Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 51,24% (trồng trọt 72,76%, chăn nuôi chiếm 13,70% và dịch vụ 13,54%), lâm nghiệp 0,39% và thủy sản là 48,37%.
- Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt 5,1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt trên 5 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 755.505 tấn, trong đó: Nuôi trồng thủy sản đạt 265.505 tấn, riêng nuôi tôm đạt 80.000 tấn.
- Giá trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 122 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha.
- Tiếp tục hoàn thiện các xã, huyện đã đạt tiêu chí, tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 45% (53/118 xã) và xây dựng thêm 03 huyện (Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận) đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới. Các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%.
b) Đến năm 2030:
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất: Toàn ngành 4,5 - 5%/năm, nông nghiệp 3%/năm, lâm nghiệp 2,5%/năm, thủy sản 6-6,5%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 41,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 58,4%; trồng trọt 65,3%, chăn nuôi 15,2% và dịch vụ nông nghiệp 19,5%.
- Năm 2030, sản lượng lương thực đạt 5,5 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt trên 4,96 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 800.000 - 840.000 tấn, trong đó: Nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 320.000 - 340.000 tấn, riêng nuôi tôm đạt 90.000 - 100.000 tấn.
- Giá trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 170 - 200 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 140-150 triệu đồng/ha.
- Cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%.
1. Định hướng chung
1.1. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh; trong đó, ưu tiên các sản phẩm có lợi thế như: Lúa gạo, các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao (tôm, cá, cua, sò...), chăn nuôi gia súc gia cầm (heo, gà, vịt) gắn với lợi thế so sánh theo 04 tiểu vùng sinh thái của tỉnh:
- Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên:
Khai thác tốt quỹ đất, chuyển một phần diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác. Thâm canh lúa 02 vụ, 2 vụ lúa + 01 màu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, chú trọng phát triển đàn bò.
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực và là mũi nhọn của tiểu vùng. Do đó, cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào nuôi trồng thủy sản; chú trọng nuôi tôm tập trung. Từng bước chuyên canh hóa các vùng nuôi trồng thủy sản để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mở rộng quy mô và hiệu quả nuôi tôm công nghiệp bằng phương pháp công nghệ cao, chú trọng công tác tuyển chọn giống thích nghi với môi trường sinh thái của tiểu vùng. Đối với vùng trồng lúa bấp bênh do ảnh hưởng mặn khu vực ven biển, năng suất thấp chuyển sang mô hình canh tác 01 vụ lúa và 01 vụ tôm để nâng giá trị gia tăng và hiệu quả sử dụng đất.
- Tiểu vùng Tây Sông Hậu:
Đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhất là cây lúa, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái đặc trưng của tiểu vùng; chú trọng hình thành vùng nguyên liệu trồng lúa cao sản chất lượng cao tập trung 2 - 3 vụ lúa/năm có khả năng xuất khẩu; đồng thời phát triển trồng cây ăn quả, rau màu, ổn định diện tích mía, khóm.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt; phát triển mô hình sản xuất lúa 02 vụ + 01 vụ màu, lúa 02 vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
- Tiểu vùng U Minh Thượng:
Tiếp tục phát triển trồng lúa và nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái và bảo vệ môi trường tiểu vùng. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản với mô hình: Lúa - tôm, lúa - cá; nuôi cua dưới tán rừng, phát triển nuôi nhuyễn thể: Sò, hến, vẹm xanh ở vùng bãi triều.
Tăng cường quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, đẩy nhanh trồng rừng phòng hộ chống sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục bảo tồn và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái để phát triển bền vững.
- Tiểu vùng đảo và hải đảo:
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển thủy sản của Chính phủ, khai thác có hiệu quả nguồn lợi do biển mang lại, phát triển nuôi thủy sản lồng bè ven biển, đảo. Quản lý và khai thác có hiệu quả các khu bảo tồn biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở những nơi có điều kiện để phục vụ khách du lịch, như: Tiêu, rau, hoa, cây cảnh...để tạo ra cơ cấu kinh tế gắn du lịch sinh thái - nông nghiệp và dịch vụ biển - đảo.
1.2. Tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao giá trị gia tăng. Ưu tiên hướng vào phát triển hình thức tổ chức sản xuất vừa tập trung, vừa phân tán, đa dạng hóa các loại hình liên kết, đảm bảo sản phẩm của hộ nông dân, trang trại tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra đều gắn kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, các doanh nghiệp lớn, thị trường. Mỗi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực hình thành ít nhất một doanh nghiệp mạnh giữ vai trò “đầu kéo”, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Xác định khoa học công nghệ là động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng vùng thâm canh, chuyên canh quy mô lớn của một số cây, con chủ lực; tổ chức lại sản xuất theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
2. Tái cơ cấu trong các lĩnh vực
Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi, rau màu trong nội ngành nông nghiệp, giá trị thủy sản trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản.
2.1. Trồng trọt: Sản xuất lúa là ngành hàng có lợi thế số một trong phát triển nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhất là tỉnh Kiên Giang. Hướng phát triển chính là ổn định địa bàn, tăng thêm vụ Thu Đông ở vùng thích hợp, kết hợp giữa tăng năng suất để tăng sản lượng với tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa. Hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm tạo thuận lợi để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng bước luân canh các cây trồng cạn như bắp, đậu nành, rau đậu hoặc thủy sản trên đất lúa, 02 lúa + 01 màu theo nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.2. Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, có quy mô sản xuất theo hướng tập trung, với trình độ chăn nuôi từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu thịt trứng cho nhu cầu nội tỉnh và các đô thị lớn ở khu vực phía Nam, nâng cao thu nhập ổn định cho người chăn nuôi, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
Đa dạng hóa các loại vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, chú trọng phát triển các loại vật nuôi chính là heo, gia cầm, bò thịt. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại; từng bước hỗ trợ các hộ chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hình thành một số khu vực phát triển chăn nuôi tập trung làm tiền đề cho hiện đại hóa mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong giai đoạn sau năm 2020. Kết hợp giữa xây dựng các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung với xây dựng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
2.3. Thủy sản: Xây dựng ngành thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, theo hướng hiện đại, có hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và đảm bảo có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở các địa phương; đặc biệt là ven biển, hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.
Tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế thủy sản trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm 35 - 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; đưa Kiên Giang trở thành một trong những Trung tâm nghề lớn về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
2.4. Lâm nghiệp: Rà soát lại quy hoạch rừng, xác định để duy trì hợp lý diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, điều chỉnh một phần diện tích rừng sản xuất kém hiệu quả sang sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán ở vùng đệm U Minh Thượng và vùng Tứ giác Long Xuyên; đưa giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận vào sản xuất để nâng cao chất lượng rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gỗ MDF Kiên Giang. Áp dụng các giải pháp công nghệ phục vụ theo dõi, giám sát tài nguyên và phòng cháy chữa cháy rừng. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng thông qua hình thức liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Duy trì độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 12%.
3. Tái cơ cấu trên từng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực
3.1. Sản xuất lúa gạo
Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 800 ngàn ha, tăng 46,75 ngàn ha so với năm 2014, năng suất lúa bình quân đạt 6,35 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt 5.069 ngàn tấn. Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 783 ngàn ha, năng suất lúa bình quân đạt 6,34 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 4.962 ngàn tấn. Các địa phương có khả năng tăng diện tích gieo trồng lúa cả năm gồm: Giồng Riềng, Gò Quao, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, An Biên; các địa phương giảm diện tích gieo trồng lúa gồm: An Minh, Rạch Giá, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng.
Xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, hình thành các vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 120.000 ha.
3.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Sản lượng khai thác: Tăng sản lượng khai thác hải sản đến năm 2015 là 490.000 tấn, khai thác xa bờ chiếm 58%; năm 2020 ổn định ở mức 500.000 tấn, khai thác xa bờ chiếm 65%. Giảm sản lượng khai thác gần bờ chỉ còn chiếm 30%. Tập trung chuyển đổi cơ cấu thuyền/nghề khai thác, kỹ thuật đánh bắt gắn với công nghệ bảo quản tiên tiến theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Năng lực tàu thuyền khai thác: Giảm dần số lượng tàu thuyền đến năm 2015 còn 10.300 chiếc, công suất 2.044.550CV, công suất bình quân 198,5 CV/chiếc; năm 2020 tiếp tục giảm còn 10.000 chiếc, công suất 2.150.000CV, công suất bình quân 215 CV/chiếc.
Chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ. Khuyến khích phát triển những nghề có tính chọn lọc cao (rê, câu, vây), đồng thời nghiêm cấm những hình thức khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản (dùng điện, chất nổ, bóng mực khai thác mùa đẻ, te xiệp...), hạn chế phát triển nghề cào.
3.3. Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Tăng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đến năm 2015 đạt 202.372 ha và đến năm 2020 là 211.430 ha. Các loại hình nuôi chính như sau:
+ Nuôi tôm nước lợ: Tăng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh năm 2015 là 100.885 ha và đến năm 2020 là 99.500 ha do chuyển đổi từ chuyên lúa sang phát triển lúa - tôm ở vùng U Minh Thượng và một phần ở Tứ giác Long Xuyên (Hòn Đất, Kiên Lương) và chuyển một phần diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Bố trí nuôi tôm chuyên canh từ kênh Hà Tiên đến giáp biên giới Campuchia của huyện Kiên Lương, từ kênh Rạch Giá - Hà Tiên ra biển ở huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất; từ đê Canh Nông đến đê Quốc phòng ở huyện An Biên, An Minh. Vùng nuôi tôm - lúa bố trí từ đê Canh Nông đến giáp vùng đệm U Minh Thượng, kênh xáng Xẻo Rô huyện An Biên, phần lớn diện tích huyện Vĩnh Thuận, ven sông Cái Lớn huyện An Biên, Gò Quao. Cụ thể các loại hình nuôi như sau:
(1). Nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh: Đến năm 2020 diện tích nuôi khoảng 5.000 ha, sản lượng 46.650 tấn. Phát triển các mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao, nuôi tuần hoàn tiết kiệm nước, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
(2). Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến: Đến năm 2020 diện tích nuôi khoảng 14.500 ha, sản lượng 4.350 tấn.
(3). Tôm - lúa: Năm 2015 thực hiện là 77.866 ha và đang tiếp tục có xu thế tăng ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng, Gò Quao, Hòn Đất và Kiên Lương. Do đó, trong điều kiện chưa xây dựng được cống Cái Lớn - Cái Bé nên điều chỉnh chỉ tiêu đất tôm - lúa đến năm 2020 lên 80.000 ha. Đối với vùng U Minh Thượng để nâng cao giá trị sản xuất tôm - lúa cần gắn xây dựng thương hiệu, từng bước phát triển mô hình canh tác lúa hữu cơ - nuôi tôm sinh thái đặc trưng của tỉnh.
+ Tôm càng xanh trong ruộng lúa: Đây là mô hình mới phát triển gần đây ở Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và cho hiệu quả khá tốt, đồng thời không thay đổi về cơ cấu sử dụng đất và không gây bất lợi về mặt sinh thái cho các hệ thống canh tác. Do đó, phát triển mô hình này với diện tích đến năm 2020 khoảng 5.050ha, sản lượng 3.535 tấn.
+ Nuôi cá: Diện tích nuôi cá chủ yếu là phát triển các đối tượng nuôi cá nước ngọt. Thực hiện năm 2015 là 33.180 ha và tăng lên 35.000 ha vào năm 2020. Phát triển các hình thức: Nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp (cá - lúa), nuôi cá mương vườn. Phát triển nuôi cá ở các huyện vùng U Minh Thượng, An Biên, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao.
+ Nuôi nhuyễn thể: Khoanh vùng, bảo vệ và phát triển các đối tượng nhuyễn thể có tiềm năng lớn và giá trị kinh tế cao của tỉnh như: Sò (sò huyết, sò lông), hến biển, ốc hương, vẹm xanh. Thực hiện năm 2015 diện tích nuôi là 14.500 ha và đến năm 2020 diện tích này là 16.800 ha. Phát triển nuôi nhuyễn thể chủ yếu ở các vùng bãi triều, quanh các đảo thuộc các huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, An Biên, An Minh và thị xã Hà Tiên.
+ Nuôi cua biển: Diện tích nuôi cua bao gồm nuôi chuyên và nuôi kết hợp trong ruộng tôm, thực hiện năm 2015 là 53.170 ha và đến năm 2020 tăng lên 60.000 ha. Bố trí nuôi chủ yếu tại các Hà Tiên, Kiên Lương, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng.
+ Nuôi lồng, vèo: Tăng số lượng lồng năm 2015 đạt 2.635 lồng và năm 2020 là 3.000 lồng. Phát triển nuôi lồng tại các khu vực ven biển, ven đảo các huyện/thị: Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải, Phú Quốc với các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao và tôm hùm. Phát triển nuôi vèo chủ yếu cho các đối tượng nuôi cá nước ngọt; đến năm 2020 quy hoạch khoảng 9.800 vèo và nuôi ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao và Châu Thành.
+ Nuôi thủy đặc sản: Các đối tượng thủy đặc sản bao gồm lươn, ếch, ba ba, cá sấu, cá chạch lấu,... năm 2015 là 37 ha, tăng lên 100 ha năm 2020. Bố trí nuôi ở Phú Quốc, thị xã Hà Tiên, Tp. Rạch Giá và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng và U Minh Thượng.
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS): Tổng sản lượng NTTS toàn tỉnh năm 2015 đạt 183.423 tấn và năm 2020 đạt 265.505 tấn, với tốc độ tăng bình quân đạt được là 11,2%/năm cho giai đoạn 2016-2020. Đi đôi với mở rộng diện tích để tăng sản lượng cần phải nâng cao năng suất và chất lượng các loại hình nuôi.
4. Cơ cấu hợp lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa khác
4.1. Phát triển cây trồng cạn luân canh trên đất lúa
Trước mắt, phát triển cây trồng cạn theo mô hình 2 lúa + 1 màu với cây màu chính là bắp, đậu nành, mè vào vụ Xuân Hè ở các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chế biến có giá trị cao, có nhu cầu tiêu thụ. Khi mô hình này thành công sẽ nhân ra diện rộng theo phương thức làm gọn trong từng khu vực để tiện lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung cho thử nghiệm các giống ngắn ngày, ít bị sâu bệnh, hoàn thiện quy trình canh tác phù hợp, xử lý phụ phẩm theo hướng chế biến làm thức ăn gia súc.
4.2. Phát triển sản xuất rau
Từng bước nâng cao trình độ thâm canh rau theo hướng sản xuất rau an toàn, đa dạng hóa các loại rau phù hợp với nhu cầu thị trường và đặc điểm sinh thái của từng tiểu vùng. Chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ cao phù hợp cho các vùng chuyên canh trọng điểm. Ngoài trồng rau, từng bước phát triển hoa và cây cảnh để đáp ứng một phần nhu cầu hoa, cây cảnh sẽ tăng nhanh cho khu vực đô thị và một phần cho khu vực nông thôn. Địa bàn phát triển chuyên canh rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tập trung quanh các đô thị, khu du lịch như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành và phát triển rau luân canh trên đất 02 vụ lúa tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng.
Diện tích rau tăng từ 7.865 ha năm 2015 và 18.142 ha năm 2020, đến năm 2030 có thể phát triển lên 25.000 ha.
4.3. Phát triển sản xuất mía
Diện tích mía tăng lên 5.816 ha năm 2015 và ổn định khoảng 5.500 ha đến năm 2020. Sản lượng mía tăng tương ứng từ 402.870 tấn năm 2015 và khoảng 440.000 tấn vào năm 2020. Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống có năng suất chất lượng đường cao gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết với doanh nghiệp.
Địa bàn sản xuất tập trung phân bố trên 03 tiểu vùng: Vùng U Minh Thượng khoảng 3.050 ha, vùng Tứ Giác Long Xuyên khoảng 1.350 ha, vùng Tây sông Hậu khoảng 1.100 ha.
4.4. Phát triển sản xuất khóm
Hướng phát triển cây khóm là ổn định địa bàn với diện tích khoảng 7.000 - 7.100 ha, sản lượng khoảng 149-150 ngàn tấn. Đồng thời tăng cường thâm canh bằng cách phục tráng lại giống khóm kết hợp với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ về canh tác, bảo vệ thực vật, nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến đã có ở Kiên Giang. Ngoài ra, cần chú trọng sử dụng có hiệu quả mương vườn vào nuôi trồng thủy sản để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất và tăng thu nhập cho nông dân.
4.5. Phát triển sản xuất cây ăn quả lâu năm
Mở rộng diện tích theo hướng cải tạo vườn tạp thành các vườn trồng cây ăn quả đa canh và chuyên canh (riêng Phú Quốc chuyển từ đất cây điều sang phát triển cây ăn quả để phục vụ du lịch) và một phần từ trồng xen trong vườn dừa. Tăng diện tích cây ăn quả lâu năm từ 13.605 ha năm 2014 lên 18.376 ha năm 2015 và khoảng 24.755 ha năm 2020. Riêng cây xoài năm 2015 khoảng 3.600 ha và năm 2020 khoảng 4.500 ha.
4.6. Phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm
- Phát triển sản xuất dừa: Cải tạo vườn dừa già cỗi trên các vườn dừa chuyên canh và trong vườn nhà bằng các giống dừa chịu mặn, năng suất cao, có giá trị kinh tế. Ổn định diện tích với quy mô khoảng 5.415 ha năm 2015 và 7.000 ha năm 2020.
- Phát triển sản xuất cây tiêu: Ổn định địa bàn với diện tích khoảng 750- 800ha (ở Phú Quốc và số ít ở Hà Tiên, Kiên Lương, Giồng Riềng, Gò Quao), kết hợp với phát triển mạng lưới du lịch để tiêu thụ nội địa, góp phần quảng bá cho du lịch và nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ trồng tiêu. Dự kiến diện tích cây tiêu đạt khoảng 1.200 ha vào năm 2020.
4.7. Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi
- Phát triển chăn nuôi heo: Đưa quy mô đàn từ 335 ngàn con năm 2014 lên 340 ngàn con năm 2015 và 540 ngàn con năm 2020 và lâu dài đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 750-800 ngàn con.
- Phát triển chăn nuôi gia cầm: Đưa quy mô đàn gia cầm từ 5,4 triệu con năm 2014 lên 5,5 triệu con năm 2015 và 8,5 triệu con năm 2020. Lâu dài đến năm 2030, phấn đấu đạt 12 triệu con. Đưa tỷ trọng đàn gà trong tổng đàn gia cầm từ 39% năm 2014 lên 42% năm 2015 và 50% năm 2020, khoảng 67% vào năm 2030.
- Phát triển chăn nuôi trâu, bò: Dự kiến quy mô đàn trâu tăng từ 6,3 ngàn con năm 2014 lên khoảng 8 ngàn con vào năm 2020. Dự kiến quy mô đàn bò tăng từ 10,8 ngàn con năm 2014 lên khoảng 15 ngàn con vào năm 2020. Địa bàn phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên.
4.8. Phát triển ngành lâm nghiệp
Bảo vệ nghiêm ngặt kết hợp với phát triển rừng đặc dụng ở các khu vực Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông. Rà soát điều chỉnh một phần diện tích rừng phòng hộ môi trường ở vùng Tứ giác Long Xuyên chuyển sang rừng sản xuất để đầu tư nâng cao giá trị rừng trồng. Xây dựng các chương trình phát triển du lịch sinh thái; đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của tỉnh và của quốc gia.
Tiếp tục thực hiện Chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển, nhất là trên đất bãi bồi ven biển để phòng chống xói lở bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu.
Nâng cao hiệu quả rừng sản xuất, chú trọng trồng cây phân tán trên đất vườn nhà, ven đường, ven kênh rạch. Lựa chọn các loại cây rừng có nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất đồ gỗ và vật liệu xây dựng. Hàng năm cung cấp ổn định từ 30.000 m3 gỗ cừ tràm và bạch đàn, 80-90 ngàn m3 củi và một số loại lâm sản khác để phục vụ một phần nhu cầu của thị trường nội tỉnh.
5. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
5.1. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và bảo quản sau thu hoạch
Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng đầu tư thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại; tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp, góp phần quan trọng đưa người dân nông thôn thoát nghèo, tiến lên xây dựng nông thôn mới.
Hình thành được chuỗi sản xuất từ vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến và hệ thống phân phối đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm; mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nguyên liệu được bố trí một cách phù hợp để làm vệ tinh và có thể tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, vận dụng tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, trên cơ sở gắn với vùng nguyên liệu tập trung, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người lao động tại địa phương.
- Công nghiệp chế biến nông sản: Tập trung đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản sau: Chế biến gạo; chế biến đường; chế biến khóm và rau quả; chế biến tinh bột từ gạo vỡ (tấm); chế biến gia súc, gia cầm đóng hộp.
- Công nghiệp chế biến thủy sản: Phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh; chế biến thủy sản tinh, thực phẩm ăn liền đóng hộp; chế biến thức ăn gia súc và thức ăn cho tôm cá; chế biến khô các loại; chế biến nước mắm.
- Chế biến lâm sản: Đưa vào hoạt động nhà máy chế biến gỗ MDF của Tập đoàn cao su Việt Nam ở Khu công nghiệp Thạnh Lộc, công suất chế biến 75.000m3 gỗ MDF/năm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư các kho chứa lương thực, các kho chứa hải sản đông lạnh.
5.2. Phát triển ngành nghề nông thôn
- Mục tiêu phát triển: Khôi phục, mở rộng và phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phòng chống ô nhiễm môi trường, góp phần tích cực giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Định hướng phát triển các ngành nghề: Tập trung phát triển 07 nhóm ngành nghề gồm:
+ Chế biến bảo quản nông lâm thủy sản.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, cơ khí nhỏ.
+ Chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
+ Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất đời sống dân cư nông thôn.
+ Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất, kinh doanh trong ngành nghề nông thôn.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác tuyên truyền
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người nông dân, nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, sang phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2. Điều chỉnh, bổ sung và tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt, bổ sung các quy hoạch mới theo yêu cầu tái cơ cấu ngành, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nhất là quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch nội ngành, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.
3. Tăng cường liên doanh, liên kết và sự tham gia của “4 nhà” và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp
- Từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của nông dân, gắn với thương hiệu các doanh nghiệp và kết nối thị trường, theo hướng: Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ nông dân hình thành các gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản thành lập doanh nghiệp, chủ động gắn kết với sản xuất của hộ nông dân; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hình thành các chuỗi giá trị, hoặc liên kết một số khâu.
- Tăng cường liên kết trong sản xuất:
+ Liên kết giữa những người sản xuất: Các hộ gia đình góp vốn, ruộng đất hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung thâm canh, quy mô lớn, tổ đội đánh bắt trên biển... nhằm phát huy lợi thế trong ứng dụng cơ giới hóa, quy trình sản xuất tiên tiến, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là thực hiện tốt khâu tiêu thụ.
+ Liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, theo hướng phát triển cả 03 loại hình: Quy mô lớn, vừa và nhỏ; ưu tiên hỗ trợ phát triển liên kết với sản xuất nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cung ứng đầu vào (giống, vật tư, quy trình kỹ thuật), tổ chức đầu ra (thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm), đảm bảo phân chia hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.
+ Liên kết vùng và sự tham gia của “4 nhà”:
Liên kết với các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền các cấp, các ngành ở địa phương, các viện - trường, với các doanh nghiệp và tổ chức nông dân nhằm tạo sự đồng thuận, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng nông, thủy sản và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hài hòa lợi ích các bên tham gia.
Các vùng, địa phương có điều kiện tương đồng liên kết với nhau về sản xuất giống, công nghệ, đào tạo nhân lực... đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, cùng mang lại hiệu quả cao hơn. Thành lập các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong sản xuất - kinh doanh.
- Nâng cao năng lực kinh tế tập thể:
+ Tập trung chỉ đạo tổ chức lại hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã mẫu để nhân ra diện rộng; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong tiếp cận tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường; phát triển hợp tác xã đa dịch vụ, từ cung ứng đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, song hành cùng với doanh nghiệp.
+ Tổ chức triển khai và thực hiện Đề án tổ chức tái sản xuất trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng; Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi; Tổ chức lại dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.
4. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, chủ động kiểm soát dịch hại và đẩy nhanh cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản, chế biến
Tập trung tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp; trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn: Giống, công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Ưu tiên thỏa đáng cho công tác giống, đảm bảo chủ động nguồn giống có chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, đồng nhất về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối với khu vực, cả nước, xuất khẩu. Chuyển giao, nhân rộng công nghệ sản xuất giống tôm, cua, cá, lúa... chất lượng cao. Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ, chuyển giao công nghệ sản xuất, cung cấp giống mới.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, quy trình sản xuất hiện đại, như: Chăn nuôi lợn, bò thịt, nuôi tôm, nuôi cá lồng bè; chuyển giao công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi quy mô nhỏ; áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ cho các vùng sản xuất thâm canh.
- Ưu tiên phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp liên kết phát triển sản xuất với người dân theo chuỗi sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để chủ động kiểm soát dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản và xử lý môi trường. Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lập, quản lý quy hoạch, công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng...
- Nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, gắn với việc tích tụ, tập trung ruộng đất, sản xuất quy mô lớn.
- Đổi mới công tác khuyến nông phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tổ chức tốt các dịch vụ về chuyển giao khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý từ tỉnh đến cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý, thông tin thị trường...
5. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
- Khuyến khích, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn, gắn với đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; thu hút lao động nông thôn vào các khu kinh tế trọng điểm, các hoạt động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất theo hướng liên kết, cổ phần, hình thành doanh nghiệp; phát triển nông nghiệp quy mô lớn.
- Tập trung tháo gỡ có hiệu quả những tồn tại, khó khăn của hình thức kinh tế hộ và hợp tác xã hiện nay; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, mùa vụ, ứng dụng khoa học, công nghệ; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất với nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác; mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Thực hiện hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thuê đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.
6. Đổi mới công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật; hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp nghiên cứu thị trường tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong việc đào tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
- Tập trung thực hiện có hiệu quả, thiết thực chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên đối tượng đào tạo là nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại. Đồng thời, đào tạo nghề mới để chuyển đổi nghề ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.
7. Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, tăng cường quản lý và sử dụng đầu tư công
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư nhằm huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Hàng năm rà soát lại nguồn vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác để tập trung đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực: Hạ tầng nuôi tôm tập trung thâm canh, công nghiệp, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; hạ tầng vùng sản xuất giống; bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch; chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường; các công trình thủy lợi đa chức năng, thủy lợi cho thủy sản; duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê, cống và an toàn hồ chứa để ứng phó với biến đổi khí hậu (nước mặn xâm nhập) nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu đồng bộ; tập trung đầu tư dứt điểm các công trình, sớm đưa vào khai thác, phục vụ sản xuất. Nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công và các nguồn hợp tác phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cùng với vốn nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (nạo vét thủy lợi, bờ bao, trạm bơm, cống...), mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới...
8. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm
- Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nghiên cứu thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường. Đối với các sản phẩm đang có thị trường thuận lợi, có giá trị gia tăng cao, như: Lúa gạo, thủy hải sản... tận dụng cơ hội thị trường để tổ chức phát triển sản xuất, mở rộng quy mô; xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất, chế biến sâu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thương mại nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, trọng tâm hướng vào: Đổi mới mô hình tổ chức quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng các chợ và trung tâm thương mại; củng cố, phát triển chợ nông thôn, mạng lưới thu mua, bán lẻ, hình thành các chợ đầu mối... khơi thông thị trường hàng hóa nông sản.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Chấn chỉnh có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, công tác giết mổ, vệ sinh thú y và vật tư nông nghiệp; chỉ đạo nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi...
9. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách
Hiện nay, trên lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển. Do đó, cần vận dụng, triển khai thực hiện các chính sách của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương phù hợp với thực tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn, tập trung vào một số chính sách như sau:
- Cụ thể hóa các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ- TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp...
- Bổ sung chính sách, ưu tiên thỏa đáng cho việc đưa giống, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là các giống, công nghệ tạo bước đột phá cho phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phát triển thành hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao các mô hình nông nghiệp, hỗ trợ kinh phí và lãi suất vốn vay để các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với nông dân thông qua các hợp tác xã để cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm. Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2015-2020 khoảng 77.330 tỷ đồng, trong đó cho phát triển nông nghiệp khoảng 29.000 tỷ đồng, lâm nghiệp khoảng 330 tỷ đồng và thủy sản khoảng 48.000 tỷ đồng.
Phân theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách: Tập trung cho xây dựng cánh đồng lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư, thực hiện các chính sách hỗ trợ, xây dựng các mô hình trình diễn, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện các chương trình và dự án ưu tiên. Dự kiến khoảng 18.911 tỷ đồng, chiếm khoảng 24,5%, bình quân mỗi năm khoảng gần 3.000 tỷ đồng.
- Vốn các thành phần kinh tế khác: Bao gồm vốn của dân, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng và vốn huy động từ các nguồn khác chiếm cơ cấu lớn trong tổng nhu cầu vốn đầu tư, chiếm khoảng 75,5%, tương đương 58.419 tỷ đồng.
- Riêng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, xây dựng nông thôn mới, công nghiệp chế biến... lồng ghép thực hiện theo các chương trình, dự án cụ thể.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:
Thành phần gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban Thường trực; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã làm thành viên.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện cụ thể hóa các giải pháp của Đề án để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; chủ trì tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các quy hoạch thuộc ngành; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Tổng hợp, phân tích báo cáo định kỳ, tổ chức sơ và tổng kết năm, giai đoạn; trong quá trình triển khai đề án có khó khăn, vướng mắc, phản ánh về UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp.
3. Các Sở, ngành liên quan:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí và cân đối vốn đầu tư thực hiện tái cơ cấu; tham mưu phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân.
- Sở Tài chính: Chủ trì đánh giá, tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao và ưu tiên nguồn lực về khoa học, công nghệ cho tái cơ cấu; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
- Sở Công Thương: Chủ trì tham mưu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản; thực hiện tốt công tác quản lý, dự báo, định hướng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; chỉ đạo hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện tốt quản lý nhà nước về môi trường.
- Sở Nội vụ: Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Sở Y tế: Chủ trì thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nông thôn.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh: Tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí, gắn các nội dung Đề án vào quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện triển khai Đề án có hiệu quả.
4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên Giang: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn, triển khai các chính sách tín dụng của Chính phủ gắn với việc thực hiện Đề án; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chủ động liên kết giữa doanh nghiệp - ngân hàng - nông dân để cho vay một cách chủ động, giảm thiểu nợ xấu trong kinh doanh.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các hiệp hội, đoàn thể cấp tỉnh: Phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt Đề án.
- Hội Nông dân: Phối hợp với ngành nông nghiệp cùng các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, các câu lạc bộ và các hoạt động khuyến nông cũng như tích cực và chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo định hướng chung của quy hoạch được phê duyệt. Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Các hiệp hội ngành hàng: Nỗ lực tìm kiếm, mở mang thị trường, liên kết các thành phần trong chuỗi sản xuất của từng ngành hàng. Hoạch định chiến lược phát triển ngành hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
6. Các doanh nghiệp:
- Tăng cường đầu tư phát triển các kho chứa, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
- Hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu. Chủ động liên kết với nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác để cung giống, vật tư, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường và thu mua nông, thủy sản thông qua hợp đồng.
- Thành lập các điểm thu mua tại các vùng sản xuất tập trung, hình thành mạng lưới thu mua nông sản rộng khắp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để thu mua hết và kịp thời các nông sản hàng hóa cho nông dân với giá cả hợp lý.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; chỉ đạo UBND cấp xã rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
- Căn cứ các chính sách của tỉnh, tập trung tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất. Chỉ đạo phát triển mạnh loại hình sản xuất quy mô vừa và nhỏ liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây