82925

Quyết định 4041/QĐ-BNN-QLCL năm 2008 về việc tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

82925
LawNet .vn

Quyết định 4041/QĐ-BNN-QLCL năm 2008 về việc tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 4041/QĐ-BNN-QLCL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lương Lê Phương
Ngày ban hành: 18/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4041/QĐ-BNN-QLCL
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lương Lê Phương
Ngày ban hành: 18/12/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 4041/QĐ-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU VÀO LIÊN BANG NGA

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Nhằm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam đáp ứng các quy định của Liên bang Nga;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga, cụ thể như sau:

1. Cơ sở chế biến thủy sản thỏa mãn điều kiện sau đây mới được xem xét đề nghị đưa vào danh sách xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga:

a. Đáp ứng các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b. Đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga:

- Đối với các Cơ sở chế biến thủy sản nuôi đông lạnh: phải có khả năng tự cung cấp ít nhất 1/3 khối lượng nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thực tế tại Cơ sở. Đối với lượng nguyên liệu còn lại, Cơ sở chế biến phải có Hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với cơ sở nuôi đạt điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, định kỳ thực hiện giám sát trực tiếp tại cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu.

- Đối với các Cơ sở chế biến thủy sản khác: đáp ứng điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Nếu thu mua nguyên liệu thông qua các cơ sở thu mua/sơ chế, các cơ sở này phải được công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phải có kho lạnh bảo quản phù hợp với công suất sản xuất của Cơ sở.

- Ưu tiên đưa vào danh sách các Cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh có Hợp đồng với nhà nhập khẩu Liên bang Nga trong đó nêu rõ tỷ lệ mạ băng sản phẩm không vượt quá 10%.

2. Hàng hóa thủy sản được phép xuất khẩu vào Liên bang Nga khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a. Được sản xuất tại Cơ sở chế biến thủy sản:

- Đáp ứng các điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều này và;

- Được Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) kiểm tra, công nhận, đưa vào danh sách được phép xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga.

b. Được kiểm tra, chứng nhận chất lượng đạt yêu cầu theo Quyết định 07/2007/QĐ-BTS ngày 27/7/2007 của Bộ Thủy sản (trước đây) và Quyết định số 2670/QĐ-BNN-QLCL ngày 29/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Đối với thủy sản đông lạnh: tỷ lệ mạ băng phải đáp ứng yêu cầu hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với lượng hàng hóa thủy sản tồn kho có tỷ lệ mạ băng sai quy cách, Cơ sở cần báo cáo chi tiết về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) khối lượng sản phẩm tồn kho tính đến ngày 20/12/2008 và đề xuất biện pháp xử lý dự kiến.

d. Trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

- Sản phẩm của Việt Nam;

- Mã số cơ sở sản xuất;

- Mã số lô hàng;

- Thành phần chính của sản phẩm (nêu rõ thành phần phụ gia, hóa chất tăng trọng);

- Khối lượng tịnh, tỷ lệ mạ băng của sản phẩm.

3. Các Cơ sở sẽ bị tạm ngừng cấp giấy chứng nhận chất lượng cho các lô hàng xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga khi:

a. Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng mã số công nhận, vi phạm về ghi nhãn;

b. Cơ sở vi phạm quản lý về sử dụng hóa chất, phụ gia do Cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga và Việt Nam ban hành, đặc biệt là các quy định về hóa chất, phụ gia đối với cá đông lạnh được nêu tại các Quyết định số 01/2008/QĐ-BNN ngày 04/01/2008, Quyết định số 53/2008/QĐ-BNN ngày 21/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c. Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm;

d. Cơ sở vi phạm các quy định theo kết quả các chương trình kiểm tra, kiểm soát, giám sát quốc gia về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản có liên quan theo các thông báo kết quả định kỳ của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

đ. Cơ sở có nhiều hơn 02 (hai) lô hàng cùng loại trong 06 (sáu) tháng bị cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga cảnh báo về cùng một chỉ tiêu VSATTP hoặc có 01 (một) lô hàng bị cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga cảnh báo nhiễm vi sinh vật gây bệnh Listeria monocytogenes.

Điều 2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm:

1. Thực hiện rà soát, kiểm tra và lập danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định nêu tại khoản 1 điều 1 quyết định này để đề nghị Cục kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) kiểm tra, công nhận, cho phép xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga.

2. Thực hiện kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga:

a. Giám sát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu của các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga trong quá trình thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng lô hàng.

b. Thực hiện kiểm tra lô hàng tại chính cơ sở sản xuất đã được VPSS công nhận, bao gồm việc kiểm tra chặt chẽ hồ sơ quản lý chất lượng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến hoàn thiện thành phẩm, quá trình bảo quản và thông tin trên bao bì sản phẩm. Chỉ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các lô hàng của chính doanh nghiệp sản xuất theo đúng quy trình và chương trình quản lý chất lượng đã được công nhận.

c. Tiến hành giám sát đột xuất việc kiểm soát lô hàng tại cảng xuất khẩu đảm bảo lô hàng xuất khẩu đã được kiểm tra đạt yêu cầu (gồm các khâu xếp hàng lên container, lên tàu, kẹp chì lô hàng…).

3. Tăng cường năng lực hoạt động của Phòng kiểm nghiệm các Trung tâm Chất lượng, ATVS&TYTS vùng và bố trí hoạt động hợp lý để đảm bảo thời gian từ khi lấy mẫu đến khi trả kết quả đúng quy định hiện hành.

4. Thực hiện đúng các yêu cầu của Liên bang Nga về việc cấp và quản lý việc cấp chứng thư an toàn vệ sinh cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và giám đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Website Cục Quản lý CLNLTS;
- Hiệp hội CB&XKTS Việt Nam;
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác