Quyết định 4040/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020
Quyết định 4040/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 4040/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Hoàng Ngọc Đường |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4040/2009/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Hoàng Ngọc Đường |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4040/2009/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý 3 loại rừng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND ngày 21/5/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ văn bản số: 3596 /BNN-LN ngày 04/11/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Thẩm định báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2020;
Căn cứ Nghị quyết số: 32/2009/NQ-HĐND ngày 15/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn thông qua Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020 gồm những nội dung chủ yếu như sau:
I. Tên dự án: "Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020".
- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Bắc Kạn.
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT.
II. Thời gian thực hiện: Quy hoạch được thực hiện giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020.
III. Quy mô quy hoạch: Toàn tỉnh Bắc Kạn (trên địa bàn 7 huyện, 1 thị xã) với tổng diện tích 388.049ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng: 25.582ha; rừng phòng hộ: 94.127,7ha; rừng sản xuất: 268.339,3ha.
IV. Mục tiêu, nội dung của quy hoạch
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu kinh tế.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên 8%/năm.
+ Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng mới tập trung (đối tượng là đất trống, đồi núi trọc), cụ thể là:
Giai đoạn 2009 - 2010 bình quân hàng năm trồng 5.000ha.
Giai đoạn 2011 - 2015 bình quân hàng năm trồng 7.000ha.
+ Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng lại (đối tượng là diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất rừng sau khai thác trắng), cụ thể là:
Giai đoạn 2011 - 2015 bình quân hàng năm trồng 5.000ha.
+ Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho công nghiệp MDF, ván nhân tạo, cùng với các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng như gỗ xây dựng, gỗ gia dụng các loại, cụ thể:
Giai đoạn 2009 - 2010 bình quân hàng năm cung cấp 100.000m3.
Giai đoạn 2011 - 2015 bình quân hàng năm cung cấp 300.000 - 500.000m3.
Giai đoạn 2016 - 2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 500.000m3.
b) Mục tiêu xã hội và an ninh quốc phòng:
+ Phấn đấu đến năm 2015 đưa phần lớn nhân dân miền núi vào kinh doanh nghề rừng. Giải quyết việc làm ổn định cho trên 18.000 lao động đang thiếu việc làm. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đặc biệt là các dân tộc ít người.
+ Hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trước năm 2012.
+ Góp phần trở thành hậu cứ an ninh quốc phòng trong tỉnh.
c) Mục tiêu môi trường:
Tạo rừng mới bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm nâng cao độ che phủ của rừng từ 54,98% (năm 2007) lên 58% vào năm 2010 và lên 65% vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020.
2. Nội dung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020:
a) Bảo vệ rừng: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, diện tích trồng rừng mới, diện tích trồng rừng lại sau khai thác thành rừng:
- Giai đoạn 2009-2015: 56.340ha.
+ Rừng tự nhiên: 44.820ha.
+ Rừng trồng: 11.520ha.
- Giai đoạn 2016-2020: 27.600ha.
+ Rừng tự nhiên: 22.410ha.
+ Rừng trồng: 5.190ha.
b) Phát triển rừng:
- Khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung, giai đoạn 2009-2015: 7.000ha, trong đó: Rừng đặc dụng 800ha; rừng phòng hộ 6.200ha.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng, giai đoạn 2009-2015: 22.812ha, trong đó: Rừng đặc dụng 2.611ha; rừng phòng hộ 20.201ha.
- Trồng rừng tập trung: 100.740ha, bao gồm:
+ Trồng rừng trên đất chưa có rừng: 48.800ha, gồm: Rừng phòng hộ 4.040 ha; rừng sản xuất 44.740ha.
+ Trồng cây lâm sản ngoài gỗ và cây đặc sản 13.600ha.
+ Trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch CMD: 6.000ha.
+ Trồng rừng trên đối tượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất: 32.340ha.
- Trồng cây phân tán: Khoảng 6 triệu cây.
- Xây dựng vườn ươm: 15 vườn.
- Xây dựng rừng giống, vườn giống: 50ha
- Xây dựng trạm quản lý, bảo vệ rừng: 12 trạm.
- Xây dựng chòi canh lửa: 21 chòi.
- Xây dựng biển báo các loại: 300 biển.
- Xây dựng đường phục vụ trồng rừng: 307km.
- Xây dựng đường ranh cản lửa: 671km.
3. Khai thác sử dụng lâm sản:
- Khai thác rừng gỗ tự nhiên: Sản lượng bình quân đạt 45.000m3/năm.
- Khai thác gỗ rừng trồng: Sản lượng 3.668.800m3. Trong đó:
+ Giai đoạn 2009-2010: Khai thác bình quân 56.400m3 gỗ/năm.
+ Giai đoạn 2011-2015: Khai thác bình quân 256.200m3 gỗ/năm.
+ Giai đoạn 2016-2020: Khai thác bình quân 455.000m3 gỗ/năm.
4. Chế biến lâm sản:
Quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản và các cơ sở chế biến vệ tinh sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng và đồ mỹ nghệ ở 2 khu vực sau:
- Khu vực phía Nam của tỉnh, bao gồm các huyện: Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Trong đó khu công nghiệp Thanh Bình là trung tâm, tập trung chủ yếu sản xuất ván MDF, ván ghép thanh và đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ như đồ mộc cao cấp, hàng mây tre đan xuất khẩu, bào chế dược liệu...
- Khu vực phía Bắc của tỉnh: bao gồm các huyện: Pác Nặm, Ba Bể và Ngân Sơn. Trong đó thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn hoặc các vùng lân cận là trung tâm, tập trung sản xuất ván MDF, HDF, ván ghép thanh và chế biến lâm sản ngoài gỗ.
5. Khái toán và vốn đầu tư:
Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch dự kiến: 1.407.462.870.000 đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách: 287.656.930.000 đồng (chiếm 20,4%).
- Vốn tự có của dân: 285.416.340.000 đồng (chiếm 20,3%).
- Vốn vay và liên doanh: 834.389.600.000 đồng (chiếm 59,3%).
6. Hiệu quả đầu tư:
- Về môi trường: Nâng độ che phủ rừng từ 54,98% (năm 2007) lên 65% vào năm 2015, nâng cao chức năng phòng hộ, góp phần giảm thiểu thiên tai, điều hoà khí hậu, nguồn nước, giảm xói mòn, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Về kinh tế: Góp phần tăng GDP, tăng thu nhập cho người dân địa phương, xoá đói, giảm nghèo, thoả mãn nhu cầu lâm sản 300-500m3/năm, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tăng tỷ lệ cho GDP của tỉnh và thu nhập của người dân làm nghề rừng.
- Về xã hội, an ninh quốc phòng: Giải quyết việc làm cho trên 18.000 lao động ở các xã vùng núi và trung du, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo cho nhân dân vùng núi. Từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Góp phần ổn định chính trị cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
7. Các dự án ưu tiên:
- Dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung với quy mô 40 - 60 ngàn ha đất trồng rừng để đưa ra sản lượng khai thác hàng năm từ 300.000m3 - 500.000m3. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 1.000 tỷ đồng (Vốn hỗ trợ 12 tỷ).
- Đề án canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 8 tỷ đồng.
- Dự án giao, cho thuê rừng. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 15 tỷ đồng.
- Xây dựng Dự án bảo vệ rừng “quản lý rừng giáp ranh có gỗ quý hiếm” đến năm 2020 với quy mô 4 huyện phía Bắc. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 7 tỷ đồng.
- Dự án quản lý và sử dụng rừng có gỗ quý hiếm của tỉnh Bắc Kạn. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.
- Xây dựng Dự án cải tạo nâng cấp giống cây trồng. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 15 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn Sông Cầu. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010; Tổng vốn đầu tư: 60 tỷ đồng.
- Dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ. Thời gian xây dựng: 2009 - 2015; Tổng vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván MDF tại khu Công nghiệp Thanh Bình: Công suất 30.000m3 sản phẩm/năm, tương đương với 60.000m3 nguyên liệu. Thời gian xây dựng: 2009 - 2015. Tổng vốn đầu tư: 500 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ghép thanh tại khu Công nghiệp Thanh Bình: Công suất 15.000m3 sản phẩm/năm, tương đương với 30.000m3 nguyên liệu. Thời gian xây dựng: 2009 - 2015; Tổng vốn đầu tư: 300 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván ghép thanh, HDF tại vùng nguyên liệu phía Bắc: Công suất 20.000m3 sản phẩm/năm, tương đương với 30.000m3 nguyên liệu. Thời gian xây dựng: 2011 - 2015; Tổng vốn đầu tư: 300 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng xí nghiệp chế biến gỗ tại thị xã Bắc Kạn công suất 6.000m3 sản phẩm/năm (Ván xẻ thanh, ván bóc), tương đương với 15.000m3 nguyên liệu. Thời gian xây dựng: 2008 - 2010. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 100 tỷ đồng.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020 do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn làm Trưởng ban, các thành viên gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính và đại diện Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã.
b) Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã xây dựng và phân bổ kế hoạch thực hiện hàng năm theo nội dung quy hoạch đã được duyệt.
c) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, chỉ đạo và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường , Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các nhà đầu tư và các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây