Quyết định 4020/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 4020/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 4020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương | Người ký: | Trần Thanh Liêm |
Ngày ban hành: | 23/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4020/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Trần Thanh Liêm |
Ngày ban hành: | 23/12/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4020/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 23 tháng 12 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1052/TTr-SCT ngày 08/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển.
1. Quan điểm phát triển.
Phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ ngang bằng với ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Phát triển thương mại dựa trên mối quan hệ gắn kết giữa phát triển Công nghiệp - Đô thị - Thương mại và Dịch vụ của tỉnh. Phát triển thương mại gắn với chương trình "Phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” và chương trình " Phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” của tỉnh.
Phát triển thương mại theo hướng khai thác những lợi thế về quy hoạch hệ thống giao thông như Đại lộ Bình Dương nối trục Bắc - Nam, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường vành đai 3, 4.
Đối với những đô thị hiện tại, trong thời gian 10 năm tới sẽ vừa xây dựng mới gắn với cải tạo hình thành những đô thị văn minh; trong đó thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương mại nội địa theo hướng hiện đại, văn minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời phải gắn với yêu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phải chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, vừa nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng năng lực thực hiện các hoạt động thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư.
2. Mục tiêu phát triển.
a) Mục tiêu chung.
Phát triển thương mại Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 là trở thành trung tâm phát triển thương mại bán lẻ và tăng cường xuất khẩu. Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển thương mại văn minh, hiện đại phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng.
Tầm nhìn đến 2030: đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, thương mại nội địa phát triển mạnh, Bình Dương trở thành thành phố công nghiệp gắn liền văn minh đô thị.
b) Mục tiêu cụ thể.
Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ :
- Giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 22%, đến năm 2015 đạt 119.271 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 20,3%, đến năm 2020 đạt 300.512 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu :
- Giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 22,5%, đến năm 2015 đạt 22.882 triệu USD.
- Giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 24%, đến năm 2020 đạt 67.082 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu :
- Giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 17%, đến năm 2015 đạt 15.623 triệu USD.
- Giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 15,5%, đến năm 2020 đạt 32.113 triệu USD.
Tầm nhìn đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2030: tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 18% - 19%, kim ngạch xuất khẩu 20% - 21%, nhập khẩu 14% - 15%.
3. Định hướng phát triển.
Phát triển thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phát triển các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế như gỗ, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, trên cơ sở phát triển các phương thức và hình thức kinh doanh đa dạng. Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị cần xem xét quy hoạch trên các trục đường giao thông chính, các giao lộ lớn, các bến xe, các ga đường sắt xuyên Á, cảng. Đồng thời xem xét phát triển loại hình này tại các khu đô thị, khu dân cư, các khu công nghiệp.
Phát triển các loại hình dịch vụ logistics, cảng cạn (cảng trung chuyển) - ICD, cảng vụ như Thạnh Phước, Thường Tân, An Sơn, An Tây, Bà Lụa.
Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
1. Phát triển thương mại theo vùng.
Ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại theo giao lộ ở các tuyến đường quốc lộ 13, quốc lộ 1K, các đường DT của tỉnh, đường cao tốc vùng, đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối tiếp cảng Thị Vải (Đồng Nai); đường vành đai 3, 4; đường Hồ Chí Minh qua huyện Bến Cát và Dầu Tiếng; các đường dẫn kết nối cầu Thủ Biên…
Các trung tâm thương mại gắn kết với các đầu mối giao thông quan trọng như khu bến xe miền Đông mới của thành phố Hồ Chí Minh (Bình Thắng), ga đường sắt xuyên Á (Bình Chuẩn, Phú Tân) và các trạm giao thông công cộng trong đô thị.
Các thị xã: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An quy hoạch phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân đô thị.
Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương hiện có 4.196 ha và sẽ mở rộng 6.000ha, trong đó 1.000 ha là đô thị phát triển thương mại - dịch vụ.
Nam Tân Uyên và Nam Bến Cát phát triển công nghiệp gắn với thương mại - dịch vụ.
Bắc Tân Uyên và Bắc Bến Cát sẽ tái lập 2 huyện mới là huyện Tân Thành và huyện Bàu Bàng cùng với 2 huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng. Dựa trên quy hoạch này sẽ phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp, gắn thương mại-dịch vụ và chăn nuôi, trồng trọt.
Huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo sẽ phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại.
2. Phát triển thương mại theo không gian thị trường.
a) Đối với thị trường đô thị.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình công ty đa chức năng, đa ngành nghề và tập trung những ngành có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su.
Tiếp tục hình thành và xây dựng các loại hình kinh doanh hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị. Sắp xếp, quy hoạch và phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư để từng bước thay thế các cửa hàng, tiệm tạp hóa hiện nay.
Quy hoạch, xây dựng hệ thống chợ theo hướng văn minh, phù hợp với từng địa bàn.
Ở khu vực thành thị, chú trọng phát triển các khu trung tâm thương mại, các trung tâm mua sắm, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, các đường phố thương mại kết hợp truyền thống với hiện đại, cửa hàng tiện lợi, phát triển các trung tâm bán buôn.
Phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics để cung cấp các dịch vụ hậu cần phân phối. Tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp, các cảng Thạnh Phước, Thường Tân, Tân Ba - Cù lao Thạnh Hội (Tân Uyên), cảng Bà Lụa (thị xã Thủ Dầu Một), cảng An sơn (Thị xã Thuận An), cảng An Tây (huyện Bến Cát).
Các đường phố thương mại được cải tạo để trở thành hạt nhân ở các khu thương mại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống.
b) Đối với thị trường nông thôn.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ vẫn là cơ cấu chủ yếu của ngành thương mại ở khu vực nông thôn trong suốt cả thời kỳ 2011 - 2020. Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển chợ nông thôn: cải tạo, nâng cấp, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh ở các xã, các cụm xã phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân, nâng cấp, xây mới các chợ trung tâm thị trấn, hình thành các chợ đầu mối bán buôn tại những nơi có sản xuất hàng hoá tập trung và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi, gần các trung tâm tiêu thụ hoặc ở ngoại vi.
Bên cạnh việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, có thể xây dựng một số trung tâm mua sắm quy mô nhỏ tại các khu vực thị trấn, thị tứ.
3. Phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế.
a) Đối với thương mại nhà nước.
Là thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu hàng hóa trên thị trường, là công cụ giúp nhà nước đảm bảo được duy trì và ổn định thị trường. Do đó, việc bố trí quy hoạch phát triển thành phần này cần tập trung vào những nội dung sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp Thương mại nhà nước theo hướng tinh gọn, đa dạng hóa hình thức sở hữu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp theo hướng thương mại nhà nước địa phương chỉ giữ lại một tỷ lệ thích hợp phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ trọng yếu.
b) Đối với thương mại ngoài quốc doanh.
- Thương mại tư nhân: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phần thương mại này sẽ là lực lượng chủ yếu trên thị trường thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá. Cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tư nhân phát triển và tham gia mạnh mẽ vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.
- Thương mại tập thể (Hợp tác xã): tại các cụm thương mại có đủ điều kiện sẽ khuyến khích phát triển các hợp tác xã của những người buôn bán nhỏ. Ở nông thôn trên cơ sở các hợp tác xã nông nghiệp sẽ phát triển thành hợp tác xã phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất cho người sản xuất nhỏ theo mô hình hợp tác xã thương mại dịch vụ. Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác xã hoạt động đa năng kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở khu vực nông thôn.
- Thương mại hộ cá thể: khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ cá thể phát triển ổn định tại các khu dân cư, các chợ bán lẻ - đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ bán lẻ hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất và thu mua nông sản cho nông dân. Thúc đẩy quá trình liên kết các hộ cá thể với nhau và với các doanh nghiệp thương mại khác để hình thành các liên minh mua bán hàng hóa, các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại văn minh hiện đại. Đầu tư phát triển kinh doanh thương mại theo quy hoạch được duyệt, ở các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở các khu du lịch, khu dân cư và khu đô thị mới.
4. Phát triển thương mại điện tử.
Phát triển loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người dân: nhằm đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, thông qua thương mại điện tử, các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển thương mại của tỉnh đến các doanh nghiệp và người dân.
Phát triển loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: cần phát triển mạnh các loại hình này, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hoạt động thương mại điện tử, từng bước nâng lên mức độ cao. Đồng thời phát triển nhanh hệ thống thanh toán điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Phát triển loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng: hình thức giao dịch này hiện đang bắt đầu phát triển và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới, góp phần vào phát triển thương mại nội địa theo hướng văn minh và hiện đại.
5. Phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
a) Phát triển mạng lưới chợ: Quy hoạch phát triển hệ thống chợ căn cứ vào Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Đối với khu vực đô thị:
Cần chú trọng phát triển chợ ở những khu dân cư, khu cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng, phải đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch chỉnh trang đô thị; xóa dần các chợ tạm và từng bước cải tạo lại các chợ hiện hữu với quy mô nhỏ (chợ loại III).
Giảm số lượng chợ có quy mô nhỏ đồng thời các chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại I và loại II trở thành các trung tâm mua bán trên địa bàn huyện, thị và chịu trách nhiệm chi phối từng khu vực trọng điểm.
Chợ tại trung tâm đô thị sẽ có quy mô chợ loại I và nằm trong quần thể trung tâm thương mại có cấu trúc hiện đại cùng phố chợ thực hiện đúng chức năng là chợ loại I.
- Đối với khu vực nông thôn:
+ Xác định địa bàn cụm liên xã qua từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và xem xét nhu cầu thực tế về việc mua bán của tiểu thương, từ đó hình thành chợ với quy mô phù hợp và dành quỹ đất để phát triển chợ trong tương lai.
+ Xây dựng nhà lồng chợ kết hợp với phố chợ, ki ốt để tạo sự thu hút tiểu thương trong kinh doanh; xây dựng lối đi thông thoáng trong chợ để khai thác có hiệu quả hết tất cả các quầy, sạp bên trong chợ và tránh tình trạng tiểu thương lấn chiếm lối đi.
+ Đầu tư xây dựng mới chợ nông thôn với nhiều hình thức (kêu gọi đầu tư, tổ chức huy động vốn tiểu thương hoặc ngân sách hỗ trợ, lồng ghép vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Đối với chợ có tính chất chợ phiên thì phải sửa chữa lại cho phù hợp, không xây dựng với quy mô lớn.
Trên địa bàn Tỉnh Bình Dương tính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ có tổng cộng là 123 chợ gồm: thị xã Thủ Dầu Một 16 chợ; thị xã Thuận An 28 chợ; thị xã Dĩ An 15 chợ; huyện Tân Uyên 22 chợ (trong đó có huyện mới Tân Thành); huyện Bến Cát 19 chợ (trong đó có huyện mới Bàu Bàng); huyện Phú Giáo 10 chợ; huyện Dầu Tiếng 14 chợ (chi tiết theo quy hoạch phát triển chợ).
b) Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.
Siêu thị, trung tâm thương mại tập trung phát triển ở thành phố mới Bình Dương (Quận trung tâm) và thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên; Các huyện còn lại tập trung ở thị trấn. Loại hình này phải nằm ở giao lộ trục đường giao thông gắn với khu đô thị.
Tổng cộng siêu thị trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mới 15 siêu thị, đến năm 2020 có tổng cộng 25 siêu thị chưa tính siêu thị chuyên ngành. Số trung tâm thương mại phát triển mới là 33 trung tâm, đến năm 2020 sẽ có tổng cộng 38 trung tâm thương mại.
6. Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu đủ năng lực bảo đảm đáp ứng tiêu dùng dân cư, phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh cả về số lượng và chất lượng.
Vừa sắp xếp các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa cải tạo, nâng cấp các cửa hàng phù hợp quy hoạch nhưng có quy mô nhỏ, lạc hậu; phát triển mới các cửa hàng ở các khu vực, các tuyến giao thông cần thiết.
Số cửa hàng xãng dầu tăng lên chủ yếu tại các khu quy hoạch phát triển công nghiệp, khu du lịch, dọc theo tuyến giao thông mới và một số khu dân cư tập trung.
Số trạm xăng dầu hiện hữu là 302 cửa hàng, số cửa hàng quy hoạch trên các tuyến đường đến năm 2020 là 186 cửa hàng. Tổng cộng đến năm 2020 là 488 cửa hàng xăng dầu. Bên cạnh đó mở rộng thêm kho xăng dầu Chánh Mỹ 15.000m3, đưa tổng số lượng kho chứa lên 67.100m3.
7. Phát triển các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Tiếp tục phát triển các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu chủ lực gồm gỗ, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, cao su và hướng tới tiếp tục phát triển xuất khẩu các mặt hàng hiện nay Bình Dương đang sản xuất như: sắt, thép, dược phẩm, cơ khí chế tạo máy và điện tử tin học. Phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng hàm lượng chất xám, hàm lượng giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm ngày càng được nâng lên.
8. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành hàng gỗ, dệt may, da giày, điện tử…Tổ chức triển khai thực hiện tốt đề án Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đã được tỉnh phê duyệt nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá, tạo hàm lượng xuất khẩu có giá trị cao.
9. Phát triển thương mại gắn với các khu, cụm công nghiệp.
Định hướng đến năm 2020, tập trung phát triển 8 khu công nghiệp đã được phê duyệt thành lập mới (Lai Hưng, Cây Trường, Tân Bình, Tân Lập, Bình Lập, Thường Tân, Vĩnh Lập, An Lập với tổng diện tích khoảng 5.800 ha) và các khu công nghiệp mở rộng (Bàu Bàng, Đất Cuốc, Nam Tân Uyên, Đồng An 2 với tổng diện tích khoảng 2.000 ha). Tỷ lệ lấp kín đất công nghiệp cho thuê đến năm 2020 đạt bình quân 70 - 75%; trong đó tỷ lệ lấp kín của 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đến năm 2015 đạt 90% trở lên; các khu công nghiệp còn lại đến năm 2020 lấp kín 60 - 70%.
Quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Bình Dương có 38 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch trên 19.000ha. Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung kéo theo sự phát triển đô thị hóa, mở rộng và phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ tại các khu công nghiệp.
10. Phát triển thương mại gắn với quy hoạch đô thị, dân cư.
Đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng thương mại vào Trung tâm đô thị mới Hòa Phú, hành lang dịch vụ thương mại Đại lộ Bình Dương và các Trung tâm đô thị Thủ Dầu Một - Dĩ An - Thuận An. Phát triển các trung tâm bán lẻ, khu mua sắm theo hướng văn minh hiện đại đồng thời nâng cấp, chỉnh trang các chợ truyền thống.
11. Phát triển thương mại gắn với các khu du lịch.
Dựa trên quy hoạch phát triển các khu du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ gắn kết quy hoạch xây dựng các trung tâm mua sắm, quầy hàng lưu niệm, cửa hàng ăn uống, siêu thị phục vụ nhu cầu khách du lịch.
12. Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại đến năm 2020 gồm hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ... phù hợp với quy hoạch. Trong đó đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phải có trọng tâm, trọng điểm và cần tập trung ở các khu đô thị, dân cư, khu - cụm công nghiệp.
Đối với chợ nông thôn: theo Kế hoạch số 2553/KH-UBND ngày 26/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương đến năm 2015 phải có 30 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó thị xã Thuận An: 01 xã, huyện Dầu Tiếng: 08 xã, huyện Phú Giáo: 08 xã, huyện Bến Cát: 04 xã, huyện Tân Uyên: 09 xã. Mỗi xã sẽ có ít nhất 01 chợ trung tâm. Tuy nhiên nếu chưa phát triển về dân cư, sức mua và thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa thì cũng không nhất thiết mỗi xã phải xây dựng 01 chợ.
Đối với chợ đô thị: giảm số lượng chợ có quy mô nhỏ đồng thời các chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại I và loại II trở thành các trung tâm mua bán trên địa bàn huyện, thị và chịu trách nhiệm chi phối từng khu vực trọng điểm. Chợ tại trung tâm đô thị sẽ có quy mô chợ loại I và nằm trong quần thể khu thương mại có cấu trúc hiện đại cùng với các siêu thị, phố chợ làm cho khu thương mại thực hiện đúng chức năng là trung tâm mua sắm của tỉnh.
Về phát triển siêu thị, trung tâm thương mại: tập trung phát triển ở các đô thị tập trung lớn. Trung tâm thương mại sẽ là nơi có hàng hiệu cao cấp đáp ứng yêu cầu của khách hàng có thu nhập từ trung bình đến cao ở trong và ngoài tỉnh, kể cả du khách nước ngoài. Là nơi tập trung các dịch vụ và xúc tiến thương mại như: thông tin về thị trường, giá cả, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng…phát triển mô hình trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp tỉnh và liên tỉnh.
Tại trung tâm của các đô thị lớn sẽ hình thành và từng bước phát triển các siêu thị ảo, chợ ảo, các loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán trên mạng internet trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử.
Từng bước đưa các dịch vụ viễn thông vào siêu thị, trung tâm thương mại và tổ chức thanh toán tiền qua thẻ ATM.
13. Nhu cầu vốn đầu tư và sử dụng đất.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 dự toán khoảng 8.458 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư:
- Từ các thành phần kinh tế theo chủ trương xã hội hóa.
- Từ ngân sách Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư 02 chợ nông sản gồm: chợ nông sản trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, và chợ nông sản Huyện Dầu Tiếng.
- Từ ngân sách địa phương hỗ trợ vốn đầu tư chợ nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nhu cầu sử dụng đất 363,5 ha; bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ logictics, bến cảng.
III. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.
1. Giải pháp phát triển thương mại nội địa.
2. Giải pháp tổ chức nguồn hàng nội tiêu và kênh lưu thông phân phối.
3. Giải pháp đối với các nhóm hàng chủ lực.
4. Giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước.
5. Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xúc tiến thương mại.
6. Giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách.
8. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong đầu tư và phát triển thương mại của tỉnh. Đồng thời thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo quy hoạch phát triển thương mại đạt hiệu quả cao nhất.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây