538942

Quyết định 3924/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

538942
LawNet .vn

Quyết định 3924/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu: 3924/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 20/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3924/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 20/10/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3924/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 8175/TTr-STNMT-KTTV ngày 14 tháng 9 năm 2020 về việc phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, PCT/ĐT;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng ĐT, KT, DA, TH;
- Lưu: VT, (ĐT-LHT) TV

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Công văn số 4126/BTNMT-BĐKH ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung sau:

I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu và Việt Nam những năm qua

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên và làm cho mực nước biển dâng lên, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958 - 2014 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn 1985 - 2014 nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C. Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc, tăng ở hầu hết các trạm phía Nam. Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở một số trạm phía Nam. Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô. Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng. Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng. Việt Nam đã rất nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chính sách và các chương trình quốc gia.

Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe, các vùng đồng bằng và dải ven biển.

2. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu đến Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo phân tích kết quả các số liệu về các yếu tố khí tượng tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn từ năm 1977 đến 2011 cho thấy:

- Nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1993 - nay gia tăng trên toàn khu vực và trong cả 2 mùa so với thời kỳ 1978 - 1992, mức tăng trong các tháng mùa khô cao hơn. Xu thế tăng nhiệt độ trong giai đoạn 33 năm từ 1978 - 2011 cho thấy nhiệt độ trung bình của toàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng khoảng 0,7°C.

- Sự thay đổi lượng mưa từ năm 1978 trở lại đây tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong giai đoạn 1993 - 2011 lượng mưa ở khu vực ven đô thị về phía Tây và Tây Nam gia tăng trên 100 mm so với thời kỳ trước. Ngoài ra, hiện tượng mưa cực đoan ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi theo thời gian, cụ thể là số lượng các cơn mưa lớn vượt ngưỡng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Như vậy xu thế lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh là phần lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Về mực nước biển dâng, theo số liệu phân tích từ kết quả quan trắc năm 1964 - 2011, kết quả cho thấy mực nước ven biển Việt Nam đang có xu hướng dâng lên. Tốc độ dâng trung bình tại Vũng Tàu 1,33 mm/năm. Mực nước biển dâng thêm và lượng mưa tăng do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây làm cho tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng.

- Về triều cường: tại trạm Phú An trong năm những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều đợt triều cường lớn và cao nhất trong trong chuỗi số liệu từ năm 1960. Cụ thể trong năm 2017, đã xuất hiện 9 đợt triều cường lớn (đỉnh triều tại trạm Phú An đạt và vượt mức báo động cấp III, riêng đợt triều đầu tháng 12 năm 2017, đỉnh triều đạt 1,71 m, đây là đỉnh triều cao nhất trong chuỗi số liệu từ năm 1960). Trong năm 2018, đã xuất hiện 7 đợt triều cường lớn (đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III, riêng đợt triều đầu tháng 02 năm 2018, đỉnh triều đạt 1,71 m).

Từ các số liệu thống kê về thay đổi khí hậu trong thời gian qua và thống kê các thiệt hại cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Thành phố trước những biến đổi cực đoan của khí hậu. Kết quả theo dõi và thống kê cho thấy vấn đề ngập lụt là nghiêm trọng, tác động lớn nhất là do ngập lụt gây ra là làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đô thị gây khó khăn cho việc đi lại, từ đó gây ra những ảnh hưởng gián tiếp khác về giao thông vận tải, học tập và việc làm,... Tác động của triều cường gây vỡ đê thường xuyên và là mối quan tâm của người dân của Thành phố, nhất là tại quận 8 và quận 12 là hai địa bàn mà hiện tượng vỡ đê thường xuyên xảy ra mỗi khi triều cường cao.

Về ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới: Thành phố Hồ Chí Minh ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên những năm gần đây, bão và áp thấp nhiệt đới đã di chuyển ngày càng sâu hơn về các tỉnh phía Nam với 12 cơn bão nhiệt đới lớn đã ảnh hưởng đến Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 60 năm qua. Bão có cường độ mạnh, siêu bão trong những năm gần đây có xu hướng xuất hiện nhiều hơn (bão Haiyan năm 2013, bão Hagupit năm 2014, bão số 9 năm 2018). Mùa bão thường xuất hiện với xác suất lớn nhất từ tháng 7 đến tháng 10, trong mùa mưa.

Bên cạnh bão, dông lốc xoáy xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu vào mùa mưa, gây thiệt hại về người và tài sản. Vào giai đoạn 2014-2018, dưới tác động bất thường của biến đổi khí hậu tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường và phức tạp. Bão, mưa giông lốc xoáy có xu hướng xuất hiện nhiều ở khu vực phía Nam và đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Dự kiến tác động của biến đổi khí hậu đến Thành phố Hố Chí Minh những năm tới

Trong tương lai, theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016: với kịch bản biến đổi khí hậu trung bình (RCP 4.5) nhiệt độ của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,9°C vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở (1986 - 2005), theo kịch bản biến đổi khí hậu cao (RCP 8.5) nhiệt độ của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,5°C vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở (1986 - 2005).

Về lượng mưa: nhìn chung mưa sẽ tăng hầu hết các mùa trong năm. Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình (RCP 4.5) mưa của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 22,7% vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở (1986 - 2005), theo kịch bản biến đổi khí hậu cao (RCP 8.5) nhiệt độ của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 23,4% vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở (1986 - 2005). Lượng mưa tăng sẽ tăng nguy cơ ngập lụt cho Thành phố.

Về mực nước biển dâng: nhìn chung đều tăng mạnh trong tương lai, đến năm 2100, mực nước biên dâng trung bình là 54 cm (33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 74 cm (49 cm ÷ 105 cm). Theo kịch bản ngập lụt Thành phố Hồ Chí Minh thì nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 17,8% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Trong đó, quận Bình Thạnh (80,78%), quận Bình Chánh (36,43%).

Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có tính lâu dài, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Sở, ban, ngành và các nhà khoa học cũng đã thực hiện nhiều dự án, đề tài, nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển thành phố bền vững. Năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017. Hiện nay các Sở, ban, ngành của Thành phố đang triển khai các chương trình, dự án ứng phó theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

Xác định và triển khai các hoạt động, giải pháp phù hợp mà Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện theo 2 giai đoạn: giai đoạn năm 2020 và giai đoạn từ 2021 đến 2030 để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH

Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện 56 chương trình, dự án, được phân kỳ theo 2 giai đoạn: Giai đoạn năm 2020 với 17 chương trình, dự án do 12 Sở, ban, ngành chủ trì và giai đoạn từ 2021 đến 2030 với 39 chương trình, dự án do 15 Sở, ban, ngành chủ trì. Danh sách chi tiết các chương trình, dự án, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện được trình bày trong Phụ lục.

1. Nhóm nhiệm vụ 1: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

a) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2020

Trong giai đoạn 2020, nhóm nhiệm vụ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:

- Nhiệm vụ 5 - Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lĩnh vực chất thải rắn.

- Nhiệm vụ 10 - Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Tương ứng với 2 nhiệm vụ trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 6 chương trình, dự án, trong đó có 4 chương trình, dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 2, 3, 4, 5) và 2 chương trình, dự án mới (các chương trình, dự án số 1, 6). Thông tin cụ thể về các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 9 - 12).

b) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2021 - 2030

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030, nhóm nhiệm vụ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện 1 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là nhiệm vụ 16 Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Tương ứng với nhiệm vụ này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 20 chương trình, dự án, trong đó có 19 chương trình, dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 25, 26) và 1 dự án mới (dự án số 21). Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 13 - 23).

2. Nhóm nhiệm vụ 2: Thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020

Trong giai đoạn 2020 nhóm nhiệm vụ Thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện 5 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:

- Nhiệm vụ 17 - Cập nhật đóng góp về thích ứng với biến đổi khí hậu trong NDC phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ.

- Nhiệm vụ 19 - Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nhiệm vụ 21 - Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

- Nhiệm vụ 23 - Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Nhiệm vụ 25 - Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Tương ứng với 5 nhiệm vụ trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 7 chương trình, dự án, trong đó có 6 chương trình, dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 27, 28, 29, 30, 31, 32) và 1 chương trình, dự án mới (chương trình, dự án số 33). Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 23 - 28).

b) Thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn từ năm 2021 - 2030.

Trong giai đoạn 2021 - 2030 nhóm nhiệm vụ Thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện 12 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:

- Nhiệm vụ 27 - Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Nhiệm vụ 28 - Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm.

- Nhiệm vụ 29 - Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Nhiệm vụ 30 - Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; đảm bảo an ninh nguồn nước.

- Nhiệm vụ 31 - Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.

- Nhiệm vụ 32 - Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

- Nhiệm vụ 33 - Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

- Nhiệm vụ 34 - Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai.

- Nhiệm vụ 35 - Thực hiện lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

- Nhiệm vụ 36 - Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp dải ven bờ.

- Nhiệm vụ 37 - Chống ngập cho các thành phố lớn ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị lớn.

- Nhiệm vụ 38 - Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tương ứng với 12 nhiệm vụ này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 17 chương trình, dự án, trong đó có 10 chương trình, dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 36, 37, 38, 39, 41, 42, 46, 48, 49, 50) và 7 chương trình, dự án mới (các chương trình, dự án số 34, 35, 40, 43, 44, 45, 47). Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 29 - 38).

3. Nhóm nhiệm vụ 3: Chuẩn bị nguồn lực

a) Chuẩn bị nguồn lực con người

Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực con người thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:

- Nhiệm vụ 39 - Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris.

- Nhiệm vụ 41 - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam.

Tương ứng với 2 nhiệm vụ trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 2 chương trình, dự án lồng ghép là chương trình, dự án số 51, 52. Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 38 - 40).

b) Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực công nghệ thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:

- Nhiệm vụ 43 - Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Nhiệm vụ 44 - Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về biến đổi khí hậu; củng cố các cơ quan nghiên cứu về biến đổi khí hậu đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.

Tương ứng với 2 nhiệm vụ nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 3 chương trình, dự án lồng ghép là các chương trình, dự án số 53, 54, 55. Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 40 - 42).

c) Chuẩn bị nguồn lực tài chính

Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực thực hiện 1 nhiệm vụ tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là Nhiệm vụ 46 Xây dựng khung huy động nguồn lực cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020

Tương ứng với nhiệm vụ trên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 1 chương trình, dự án lồng ghép là chương trình số 56. Chương trình này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 42-43).

(Các chương trình, dự án cụ thể được nêu tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các Sở, ban ngành; các cấp, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp về thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Trung ương và các nội dung thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đến các ngành, các cấp và nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

2. Chuẩn bị nguồn lực tài chính:

Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng quốc tế và trong nước. Hàng năm, xem xét dành một phần thỏa đáng ngân sách để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp tác chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, góp phần thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố.

3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi, thu hút đầu tư:

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia giao lưu thương mại và xúc tiến đầu tư với các nước trên thế giới trong chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính, thu hồi khí thải và các dự án hỗ trợ tăng cường năng lực thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Là cơ quan thường trực có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, tổng hợp, báo cáo đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này, trong đó tập trung vào nội dung sau:

Tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch: đánh giá việc triển khai các chương trình, dự án đề ra trong kế hoạch; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch Thỏa thuận Paris trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Định kỳ trước ngày 30 tháng 10 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo cho Văn phòng Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các Bộ, ngành liên quan về kết quả thực hiện.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đối với nguồn chi đầu tư phát triển từ ngân sách Thành phố, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố danh mục các dự án đầu tư, trong đó có các dự án liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Đầu tư công.

4. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, đơn vị liên quan

Tổ chức công tác tuyên truyền về Thỏa thuận Paris và thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, chú trọng huy động sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng.

Căn cứ các chương trình, dự án trong phụ lục Kế hoạch các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, dự toán kinh phí thực hiện để làm cơ sở xác định và bố trí ngân sách, chú trọng kêu gọi hỗ trợ từ khối tư nhân và các tổ chức quốc tế.

Định kỳ các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, đơn vị liên quan phải có văn bản báo cáo về cơ quan thường trực là Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 20 tháng 10 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức đơn vị liên quan cần phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(kèm theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Nhiệm vụ số

Tên và loại nhiệm vụ tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg

Loại nhiệm vụ

Tên nhiệm vụ cấp thành phố

Loại nhiệm vụ

Phân công các Sở, đơn vị

Mục tiêu, kết quả chính cần đạt được

Chương trình, dự án, văn bản pháp lý liên quan

Nguồn lực tài chính

Năm hoàn thành

Nhiệm vụ lồng ghép

Nhiệm vụ mới

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

 

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

1

 

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính năm 2020.

NV5

Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (vì phù hợp Thỏa thuận Paris và các Luật, chính sách hiện hành)

1. Đánh giá mức độ giảm ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

 

x

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại TP. HCM

Kết quả: Kết quả đánh giá tình hình ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại TP. HCM so với 5 năm trước.

Chương trình hành động số 13-CTrHĐ/TU ngày 25/10/2016 của Thành ủy TP. HCM

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2020

NV10

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại)

2. Dự án xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1 dọc trục Đông Tây

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến BRT số 1 là 1.423 tấn CO2 tđ/năm

Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND TP (Phụ lục 3)

Quyết định số 6204/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 của UBND TP

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2018-2020

3. Dự án xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 4 dọc trục Phạm Văn Đồng

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến BRT số 4 là 9.453 tấn CO2 tđ/năm

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

QĐ 6204/QĐ-UBND

Quyết định số 361/QĐ-UBND của UBND TP

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2019-2020

4. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người

Kết quả: Giảm phát thải khí nhà kính

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 1)

QĐ 6204/QĐ-UBND

 Ngân sách

 

□ Hỗ trợ quốc tế

Cả giai đoạn

□ Doanh nghiệp cộng đồng

(đến 2020)

5. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp và các cao ốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: phân tích, đánh giá phát thải khí nhà kính có các ngành CN và cao ốc trên địa bàn TP. HCM

Kết quả: Các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính cho TP. HCM

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

Chương trình hành động số 13-CTrHĐ/TU

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2020

6. Triển khai đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới

 

x

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Xây dựng quy trình đo đạc, kiểm tra, báo cáo cho ngành chăn nuôi và giao thông

Kết quả: Tập huấn hướng dẫn quy trình MRV trong chăn nuôi và giao thông; Sổ tay MRV chăn nuôi và giao thông

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2017-2020

2

 

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021- 2030.

NV16

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Khuyến khích thực hiện để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại

7. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1

x

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 là 52.002 tấn CO2 tđ/năm

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

QĐ 6204/QĐ-UBND

QĐ 361/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2012-2021

8. Thí điểm mô hình mái nhà xanh và tường xanh.

x

 

Sở Xây dựng

Các Sở: Công thương, NNPTNT và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Triển khai thí điểm áp dụng mô hình mái nhà xanh và tường xanh nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Kết quả: Kết quả đánh giá thí điểm, lượng năng lượng tiết kiệm và khí nhà kính giảm được.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2030

9. Nghiên cứu các giải pháp thay thế nhiên liệu sạch cho các phương tiện giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

x

 

Sở Khoa học và công nghệ

Các Sở: Tài chính, GTVT, và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Nghiên cứu giải pháp và công nghệ thay thế xăng, diesel cho các phương tiện xe bus

Kết quả: Kết quả Tính toán lượng khí nhà kính có thể giảm được là 56.771 tấn CO2 tđ/năm nếu triển khai sử dụng nhiên liệu sạch.

Luật Bảo vệ môi trường

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2017-2025

10. Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi công nghệ sạch và công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp ở TP. HCM nhằm giải phát thải khí nhà kính.

x

 

Sở Khoa học và công nghệ

Sở Công thương và các đơn vị có liên quan.

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng

Kết quả: Các giải pháp công nghệ trong sản xuất công nghiệp

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

11. Thu hồi khí bãi chôn lấp để phát điện

x

 

Sở Tài nguyên và môi trường

Sở KHCN và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính từ các bãi chôn lấp CTR

Kết quả: Kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính là 675.459 tấn CO2 tđ/năm khi triển khai thu hồi khí BCL

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

12. Nghiên cứu và thí điểm xây dựng hệ thống trạm sạc cho các phương tiện giao thông sử dụng điện

x

 

Sở Giao thông vận tải

Sở KHCN và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Giảm sử dụng năng lượng hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính, khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện môi trường

Kết quả: Xây dựng các trạm sạc cho các phương tiện giao thông sử dụng điện

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đng

2021-2025

13. Nghiên cứu các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường kết nối giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng nhằm tăng tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

x

 

Sở Giao thông vận tải

Sở KHCN và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính là 44.638 tấn CO2 tđ/năm nếu áp dụng các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2018-2021

14. Thí điểm lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước trong các công trình công cộng và tòa nhà hành chính

x

 

Văn phòng biến đổi khí hậu

Các Sở: Công thương, KHCN, Xây dựng, và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng

Kết quả: Nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

15. Sản xuất khí sinh học kết hợp phát điện từ chất thải chăn nuôi

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: KHCN, TNMT và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng

Kết quả: Kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi là 71.086 tấn CO2 tđ/năm

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

16. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: KHCN, Công thương, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Cơ sở dữ liệu về chất thải, phục vụ quản lý MT

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2025-2030

17. Nghiên cứu thí điểm tái sử dụng, tái chế bùn thải làm vật liệu xây dựng

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: KHCN, Công thương, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tái chế bùn thải sau xử lý

Kết quả: Các giải pháp tái sử dụng bùn thải làm VLXD

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

18. Xây dựng mạng lưới trạm trung chuyển trong nội thành kết hợp sử dụng công nghệ nhiệt phân bùn từ hệ thống xử lý nước thải để thu hồi khí phát điện

x

 

Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị

Các Sở: KHCN, TNMT, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng công nghệ nhiệt phân bùn từ hệ thống xử lý nước thải để thu hồi khí phát điện

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

19. Nâng cấp hệ thống xe bồn vận chuyển bùn thải.

x

 

Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị

Sở TNMT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Nghiên cứu giải pháp công nghệ thay thế nhiên liệu hoá thạch cho xe bồn vận chuyển bùn thải

Kết quả: Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính là 411 tấn CO2 tđ/năm khi áp dụng công nghệ thay thế Diesel đối với xe bồn

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

20. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2

x

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính là 22.636 tấn CO2 tđ/năm khi tuyến metro số 2 vận hành

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

QĐ 6204/QĐ-UBND

QĐ 361/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2020-2026

21. Áp dụng các “Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa”

 

x

Sở Công thương

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng

Kết quả: Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính là 493.845 tấn CO2 tđ/năm

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

22. Kiểm kê khí nhà kính định kỳ 2 năm 1 lần

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn TP. HCM

Kết quả: Số liệu thống kê phát thải khí nhà kính

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Thực hiện 2 năm 1 lần

23. Xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 4b-1

x

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 là 2.032 tấn CO2 tđ/năm

Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ

CV số 1760/BQLĐSĐT-TCĐT ngày 03/9/2019

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2022-2026

24. Tuyến đường sắt đô thị số 5 - giai đoạn 1

x

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 là 18.325 tấn CO2 tđ/năm

QĐ 568/QĐ-TTg

CV 1760/BQLĐSĐT-TCĐT

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2024-2029

25. Tuyến đường sắt đô thị số 3a - giai đoạn 1

x

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

Sở GTVT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm kẹt xe, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Lượng khí nhà kính giảm được khi vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 là 20.565 tấn CO2tđ/năm

QĐ 568/QĐ-TTg

CV 1760/BQLĐSĐT-TCĐT

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2024-2029

26. Nghiên cứu triển khai thí điểm tái sử dụng nước thải trên địa bàn Thành phố.

x

 

Sở Xây dựng

Các Sở: KHCN, TNMT, KHĐT, và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng

Kết quả: Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

II

 

Thích ứng với biến đổi khí hậu

1

 

Thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2020.

NV17

Cập nhật đóng góp về thích ứng với BĐKH trong NDC phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ.

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris)

27. Nghiên cứu dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến hệ thống công trình thủy lợi; đề xuất giải pháp thích ứng, giảm thiểu và biện pháp công trình phù hợp

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: TNMT, Công thương, GTVT, Xây dựng, KHĐT, Tài chính, TTTT, KHCN, LĐTBXH; UBND quận, huyện, và các đơn vị có liên quan.

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH

Kết quả: Kết quả dự báo, đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đến hệ thống công trình thủy lợi; đề xuất giải pháp thích ứng, giảm thiểu và biện pháp công trình phù hợp

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn (đến 2020)

NV19

Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH.

Ưu tiên thực hiện

28. Xây dựng mô hình trồng cây chống sạt lở bờ đê sông Sài Gòn.

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: QHKT, Xây dựng, KHCN, Văn phòng BĐKH và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH

Kết quả: Kết quả nghiên cứu và triển khai trồng cây chống sạt lở bờ đê sông SG.

Luật Bảo vệ môi trường,

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn (đến 2020)

NV21

Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ)

29. Xây dựng, nâng cấp đê, kè sông, biển xung yếu ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống của người dân ở những khu vực ven sông, ven biển.

x

 

Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. HCM

Các Sở: QHKT, Xây dựng, KHCN, Văn phòng BĐKH và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH

Kết quả: Triển khai xây dựng, nâng cấp đê, kè sông, biển xung yếu ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống của người dân ở những khu vực ven sông, ven biển

Nghị quyết số 73/NQ- CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Nhiệm vụ hàng năm

NV23

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ)

30. Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và ứng dụng giống cây trồng lâm nghiệp thích ứng cho các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: KHĐT, Tài chính, TNMT, các Sở, ngành, quận, huyện

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, lựa chọn các giống cây trồng thích ứng BĐKH

Kết quả: Kết quả nghiên cứu và đề xuất sử dụng các giống cây trồng lâm nghiệp thích ứng BĐKH

NQ 73/NQ-CP

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 1)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn (đến 2020)

NV25

Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Khuyến khích thực hiện

31. Xây dựng 03 hồ Gò Dưa, Khánh Hội, Bàu Cát

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm ngập.

Kết quả: Triển khai xây dựng 3 hồ Gò Dưa, Khánh Hội, Bàu Cát.

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

Quyết định số 6261/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND Thành phố

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2015-2020

32. Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Nghiên cứu, tính toán và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ngập do triều tại TP. HCM

Kết quả: Các giải pháp quản lý và giải pháp công trình nhằm chống ngập cho TP. HCM do triều cường.

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2016-2020

33. Xây dựng bộ tiêu chí chung về phát triển đô thị xanh phục vụ công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị tại TP. HCM

 

x

Viện Nghiên cứu phát triển và Sở Quy hoạch kiến trúc

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, phát triển đô thị xanh

Kết quả: Bộ tiêu chí chung về phát triển đô thị xanh phục vụ công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị tại TP. HCM

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

CV số 1822/SQHKT-HTKT ngày 22/4/2019 của Sở QHKT

CV số 1189/SQHKT-HTKT ngày 06/4/2020 của Sở QHKT

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2020

2

 

Thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.

NV27

Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh BĐKH.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

34. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và công nhận tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng.

 

x

Sở Xây dựng

Các Sở: TNMT, Công thương, GTVT, KHĐT, Tài chính, TTTT, KHCN, Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Bộ tiêu chí đánh giá và công nhận tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng.

Thỏa thuận Paris,

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,

Chiến lược quốc gia về BĐKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

35. Xây dựng hướng dẫn thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị tại TP HCM

 

x

Sở Quy hoạch kiến trúc

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH

Kết quả: Hướng dẫn thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị tại TP. HCM

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

CV số 1822/SQHKT-HTKT

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021

NV29

Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật Phòng chống thiên tai, Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

36. Phát triển các khu vực đô thị mẫu để tích hợp các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

x

 

Sở Quy hoạch kiến trúc

Các Sở: TNMT, Công thương, KHĐT, GTVT, Tài chính, TTTT, KHCN, Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, quy hoạch phát triển đô thị xanh

Kết quả: Xây dựng các khu vực đô thị mẫu để tích hợp các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Luật Phòng chống thiên tai

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

37. Nghiên cứu xây dựng các kịch bản cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.

x

 

Sở Y tế

Các Sở: TNMT, KHCN, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Kết quả: Các kịch bản cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2025-2030

38. Dự án Xây dựng và nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH, phục vụ đánh giá và dự báo diễn biến thời tiết

Kết quả: Xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

39. Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch có liên quan đến yếu tố về nhiệt độ và nguồn nước trong thời kỳ biến đổi khí hậu.

x

 

Sở Y tế

Các Sở: TNMT, KHCN, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Kết quả: Ra mắt và vận hành hệ thống hệ thống cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch có liên quan đến yếu tố về nhiệt độ và nguồn nước trong thời kỳ biến đổi khí hậu

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

40. Phân tích đánh giá rủi ro ngập nước tại khu vực phía Nam của TP. HCM và đề xuất các giải pháp thích ứng

 

x

Sở Quy hoạch kiến trúc

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm ngập nước

Kết quả: Báo cáo, phân tích đánh giá rủi ro ngập nước tại khu vực phía Nam của TP. HCM và đề xuất các giải pháp thích ứng

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021

NV30

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; đảm bảo an ninh nguồn nước.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật Tài nguyên nước, Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

41. Xây dựng các hồ dự trữ nước thô kết hợp tiền xử lý nước

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Các Sở: TNMT, Công thương, KHĐT, GTVT, Tài chính, TTTT, KHCN, Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm ngập nước

Kết quả: Các hồ dự trữ nước

Luật Tài nguyên nước

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

Chương trình hành động số 17-CTrHĐ/TU ngày 31/10/2016 của Thành ủy TP. HCM

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2016-2025

NV32

Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

42. Nghiên cứu chọn tạo, thử nghiệm và ứng dụng giống cây trồng mới thích ứng cho các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: KHCN, TNMT, KHĐT, TTTT, Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH

Kết quả: Kết quả đánh giá, chọn tạo các giống cây trồng mới thích ứng cho các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 1)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

NV34

Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

43. Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích tham gia bảo hiểm, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của bảo hiểm rủi ro khí hậu và thiên tai.

 

x

Sở Lao động thương binh xã hội

Các Sở: TNMT, NNPTNT, UBND quận, huyện

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH

Kết quả: Hoàn thiện cơ chế khuyến khích tham gia bảo hiểm, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của bảo hiểm rủi ro khí hậu và thiên tai.

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

NV35

Thực hiện lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

44. Phát triển các khu du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

x

Sở Du lịch

Các Sở: KHCN, Tài chính, TNMT, NNPTNT, UBND quận, huyện

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH

Kết quả: Triển khai áp dụng và xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

45. Triển khai lồng ghép các nội dung giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu khi xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.

 

x

Sở Kế hoạch và đầu tư

Các Sở: TNMT, Công thương, GTVT, Tài chính, TTTT, KHCN, Các đơn vị có liên quan

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm nhẹ khí nhà kính

Kết quả: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 có tính đến các yếu tố giảm nhẹ và thích ứng BĐKH

Chiến lược quốc gia về BDKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021

NV36

Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp dải ven bờ.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

46. Nghiên cứu xây dựng phương án di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

x

 

Sở Khoa học và công nghệ

Các Sở: Công thương, KHĐT, TNMT, NNPTNT và các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thích ứng với BĐKH

Kết quả: Phương án di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

NV37

Chống ngập cho các thành phố lớn ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị lớn.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

47. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập cho TP. HCM dựa vào yếu tố xây dựng công trình.

 

x

Sở Xây dựng

Các Sở: KHCN, TNMT, KHĐT, Tài chính và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, chống ngập nước

Kết quả: Các giải pháp chống ngập cho TP. HCM dựa vào yếu tố xây dựng công trình

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

48. Xây dựng đề án thu gom và tái sử dụng nước mưa tại một số công trình công cộng

x

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở KHCN, Viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Các giải pháp tính toán phương án thu gom và tái sử dụng nước mưa tại một số công trình công cộng

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2021-2025

49. Tăng cường bề mặt dễ thấm cho các khu vực công cộng.

x

 

Sở Xây dựng

Các Sở: QHKT, NNPTNT, GTVT và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Thích ứng BĐKH, chống ngập nước

Kết quả: Các công trình công cộng có các bề mặt dễ thấm.

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 2)

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

NV38

Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật Phòng, chống thiên tai, Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

50. Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030

x

 

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Các Sở: Xây dựng, TNMT, KHĐT, Tài chính, NNPTNT và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu: Nghiên cứu, tính toán và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ngập do triều tại TP. HCM

Kết quả: Các giải pháp quản lý và giải pháp công trình nhằm chống ngập cho TP. HCM do triều cường.

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND (Phụ lục 3)

QĐ 6261/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

Cả giai đoạn

III

 

Chuẩn bị nguồn lực

1

 

Chuẩn bị nguồn lực con người

NV39

Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH).

51. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế các trạm y tế phường, xã để kịp thời ứng phó với các tình huống dịch bệnh do thời tiết cực đoan hoặc do các thiên tai nguy hiểm xảy ra (gió, lốc, hỏa hoạn,...)

x

 

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Chuẩn bị nguồn lực con người nhằm ứng phó với các loại bệnh tật do BĐKH gây ra

Kết quả: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ y tế các trạm y tế phường, xã để kịp thời ứng phó với các tình huống dịch bệnh do thời tiết cực đoan hoặc do các thiên tai nguy hiểm xảy ra (gió, lốc, hỏa hoạn,...)

QĐ 1159/QĐ-UBND

CV số 1992/SYT-NVY ngày 18/4/2019 của Sở Y tế

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2020

NV41

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH).

52. Nâng cao năng lực quản lý đầu tư xây dựng và quản lý công trình thân thiện với môi trường

x

 

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Chuẩn bị nguồn lực ứng phó BĐKH trong ngành xây dựng.

Kết quả: Nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách quản lý đầu tư xây dựng và quản lý công trình thân thiện với môi trường

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

CV số 14573/SXD-PTĐT ngày 23/11/2018 của Sở Xây dựng

 Ngân sách

□ Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2020

2

 

Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

NV43

Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

53. Tăng cường ứng dụng vật liệu xây dựng không nung và các loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường trong xây dựng

 

x

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Thúc đẩy ứng dụng vật liệu thân thiện môi trường trong hoạt động xây dựng, thích ứng BĐKH

Kết quả: Nâng cao tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung, VLXD thân thiện môi trường trong các công trình xây dựng

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

CV số 3805/SXD-HTKT ngày 14/4/2020 của Sở Xây dựng

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

 Doanh nghiệp cộng đồng

2020-2025

54. Nghiên cứu mô hình tận dụng năng lượng mặt trời phát điện cho khu vực nông thôn

x

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các đơn vị liên quan

Mục tiêu: Chuẩn bị nguồn lực công nghệ trong ngành NN&PTNT nhằm giảm phát thải khí nhà kính

Kết quả: Kết quả nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình tận dụng năng lượng mặt trời phát điện cho khu vực nông thôn

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND

KH số 1696/KH-SNN ngày 28/6/2017 của Sở NNPTNT

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2019-2025

NV44

Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

55. Chương trình xúc tiến đầu tư trong triển khai Kế hoạch hành động để tăng cường hợp tác quốc tế

x

 

Văn phòng biến đổi khí hậu

Các đơn vị liên quan

 

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2017-2020

3

 

Chuẩn bị nguồn lực tài chính

NV46

Xây dựng khung huy động nguồn lực cho BĐKH và tăng trưởng xanh bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, kế hoạch phát triển KT-XH 2016- 2020.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

56. Triển khai hiệu quả Quyết định số 3861/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch đẩy mạnh xã hội đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020 theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố

x

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị liên quan

 

Thỏa thuận Paris

Chiến lược quốc gia về BĐKH

QĐ 1159/QĐ-UBND

CV 6283/SKHĐT-THQH ngày 18/8/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

 Ngân sách

 Hỗ trợ quốc tế

□ Doanh nghiệp cộng đồng

2016-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC

Các văn bản tham chiếu

- Luật số 50/2010/QH12 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Luật số 17/2012/QH13 Tài nguyên nước.

- Luật số 33/2013/QH13 Phòng chống thiên tai.

- Luật số 55/2014/QH13 Bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

- Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

- Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

- Quyết định số 6261/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình Giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 6204/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 14-CTrHĐ/TU ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy Thành phố về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 361/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2018-2020.

- Chương trình hành động số 13-CTrHĐ/TU ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020.

- Chương trình hành động số 17-CTrHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch số 1696/KH-SNN ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017- 2020.

- Công văn số 14573/SXD-PTĐT ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Sở Xây dựng về việc chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo và xây dựng Danh mục chương trình, dự án thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2019.

- Công văn số 1992/SYT-NVY ngày 18 tháng 4 năm 2019 của Sở Y tế về việc góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công văn số 1822/SQHKT-HTKT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công văn số 1760/BQLDSĐT-TCĐT ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Quản lý đường sắt đô thị

- Công văn số 4004/SGTVT-GTT ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Sở Giao thông vận tải về góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh (lần 3).

- Công văn số 1189/SQHKT-HTKT ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh (lần 3).

- Công văn số 3805/SXD-HTKT ngày 14 tháng 4 năm 2020 của Sở Xây dựng về góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh (lần 3).

- Công văn số 6283/SKHĐT-THQH ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

 


PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Nhóm nhiệm vụ thuộc QĐ 2053/QĐ-TTg

Số thứ tự chương trình, dự án thuộc KH Paris tại TP. Hồ Chí Minh

Năm thực hiện 20...

Đơn vị chủ trì

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính năm 2020.

1, 4, 5, 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

2, 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021 -2030.

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24, 25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Giao thông vận tải

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8, 26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Xây dựng

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Khoa học và Công nghệ

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11, 17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn phòng Biến đổi khí hậu

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Công thương

Thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2020.

27, 28, 30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

31,32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

33

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viện Nghiên cứu phát triển và Sở Quy hoạch kiến trúc

Thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 -2030.

34, 47, 49

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Xây dựng

35, 40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Quy hoạch kiến trúc

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Y tế

37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

48

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

42

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

43

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Lao động Thương binh xã hội

44

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Du lịch

45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

46

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Chuẩn bị nguồn lực con người

51

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Y tế

52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Xây dựng

Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

53

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Xây dựng

54

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn phòng Biến đổi khí hậu

Chuẩn bị nguồn lực tài chính

56

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác