Quyết định 3900/2004/QĐ-BTC về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 3900/2004/QĐ-BTC về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 3900/2004/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 24/11/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3900/2004/QĐ-BTC |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 24/11/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3900/2004/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2004 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chứa năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, Cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH |
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỔNG
CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3900/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
1- Chấp hành nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật; phải coi trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, chống mọi biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ và phát huy truyền thống, giữ gìn danh dự, uy tín của mình, của đơn vị và của ngành Hải quan làm mục tiêu phấn đấu.
2- Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, kỷ luật kỷ cương để đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức Hải quan, tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm.
Mục 1- CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC HẢI QUAN
Điều 4- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
1- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là người đứng đầu ngành Hải quan, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc hoạch định chiến lượt phát triển ngành Hải quan.
2- Chị trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ ch1nh trị của ngành Hải quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Chính phủ quy định và các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
3- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các đề án liên quan đến hoạt động quản lý về hải quan mà Tổng cục Hải quan chuẩn bị theo sự phân công và chỉ đạo của Bộ.
4- Xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục hải quan; Những vấn đề vượt quá thẩm quyền được giao phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ.
5- Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất do Bộ tổ chức.
6- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Bộ để xử lý, giải quyết công việc có liên quan.
7- Ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của Tổng cục và các đơn vị thuộc Tổng cục; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
8- Chỉ đạo thự chiện chiến lược, quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch công tác của ngành Hải quan sau khi Bộ phê duyệt; chỉ đạo và ban hành các văn bản về nghiệp vụ chuyên môn, về công tác quản lý thuộc phạm vi quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
9- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng cục trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng hoặc ủy quyền cho Phó Tổng cục trưởng làm việc giải quyết đề nghị của các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan, quy chế làm việc của Bộ Tài chính; Tổng cục trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Phó Tổng cục trưởng được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
Điều 5- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
1- Phó Tổng cục trưởng là công chức lãnh đạo ngành Hải quan giúp việc Tổng cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được Tổng cục trưởng phân công phụ trách hoặc được ủy quyền.
2- Chấp hành sự phân công, sự kiểm tra, giám sát của Tổng cục trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1- Vụ trưởng là công chứa lãnh đạo đứng đầu một đơn vị chuyên môn nghiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng trong việc điều hành hoạt động của đơn vị; thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao.
2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Vụ trưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
3- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, thời hạn hoàn thành các đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đơn vị mình phụ trách theo sự phân công và chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4- Ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra việc thự chiện quy chế đó trong đơn vị; phân công nhiệm vụ cho cấp Phó vụ trưởng (sau khi được lãnh đạo Tổng cục Hải quan phê duyệt) và công chức thuộc quyền giải quyết công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Vụ trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Phó Vụ trưởng và công chức được ủy quyền hoặc phân công giải quyết.
5- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành Hải quan để xử lý, giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
6- Giúp Tổng cục trưởng quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức của Vụ; duy trì kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích cơ sở vật chất, tài sản, gài chính, phương tiện kỹ thuật được giao.
7- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng phụ trách đơn vị về việc triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1- Phó Vụ trưởng là công chức lãnh đạo giúp việc Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phân công việc của đơn vị Vụ trưởng phân công hoặc được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về lĩnh vực công tác được Vụ trưởng giao.
2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; chịu sự phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát của Vụ trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1- Trưởng phòng là công chức lãnh đạo đứng đầu một Phòng, thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, Thủ trưởng, Thủ trưởng đơn vị về việc tham mưu đó.
2- Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng và công chức thuộc quyền sau khi được lãnh đạo Cục phê duyệt; giúp Cục trưởng quản lý chặt chẽ công chức thuộc quyền; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích phương tiện kỹ thuật được trang bị.
3- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Trưởng phòng; chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
4- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, thời hạn hoàn thành đề án và các nhiệm vụ được lãnh đạo Cục phân công và chỉ đạo thực hiện.
5- Chủ trì, phối hợp với các Phòng trong và ngoài đơn vị để xử lý, giải quyết công việc theo sự chỉ đạo hoặc ủy quyền của lãnh đạo Cục.
6- Giúp Cục trưởng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác được giao của Phòng.
1- Phó trưởng phòng là công chức lãnh đạo, giúp việc Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần công việc được phân công hoặc được ủy quyền thay thế điều hành hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Phó trưởng phòng; chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng phòng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3- Chịu trách nhiệm về những việc trực tiếp giải quyết, xử lý; chịu trách nhiệm liên đới về những việc giao cho cấp dưới thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách.
Điều 10- Công tác chức chuyên môn, nghiệp vụ
1- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao để tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc chuyên môn, nghiệp vụ được phân công đảm nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện đó
2- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo quản lý trực tiếp về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1- Cục trưởng là công chức lãnh đạo đứng đầu Cục Hải quan tỉnh, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trên địa bàn phụ trách, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về toàn bộ hoạt động của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2- Chấp hành nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục hải quan tỉnh; chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng cục trưởng và trưởng Cục Hải quan tỉnh; chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng cục trưởng và của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Cơ quan Tổng cục Hải quan.
3- Ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra việc thực hiện quy chế đó trong Cục; chịu trách nhiệm về những công việc do mình trực tiếp thực hiện; phân công nhiệm vụ cho Phó Cục trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Cục trưởng hoặc ủy quyền cho Phó Cục trưởng làm việc và giải quyết theo quy chế làm việc của Cục. Cục trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Phó Cục trưởng được phân công hoặc được ủy quyền giải quyết.
4- Xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng; những vấn đề vướng mắc phát sinh hoặc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo kin ý kiến Tổng cục trưởng.
5- Có trách nhiệm tham gia hoặc kiến nghị với Tổng cục trưởng các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước, của cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng.
6- Chủ động quan hệ phối hợp và hợp tác với các cơ quan chức năng thuộc nội bộ ngành và ngoài ngành Hải quan theo đúng thẩm quyền trong việc giải quyết, xử lý công việc liên quan.
7- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ công chức thuộc quyền.
8- Quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức thuộc quyền; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản và phương tiện kỹ thuật của đơn vị theo phân cấp.
9- Chấp hành chế độ thông tin báo cáo kịp thời theo quy định.
1- Phó Cục trưởng là công chức lãnh đạo giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phần công việc của Cục trưởng phân công phụ trách hoặc thây thế Cục trưởng điều hành các hoạt động của Cục khi Cục trưởng đi vắng.
2- Chấp hành nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Cục trưởng; chịu sự phân công, kiểm tra, giám sát của Cục trưởng về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
3- Chịu trách nhiệm về những công việc do mình trực tiếp giải quyết, xử lý; chịu trách nhiệm liên đới về những công việc giao cho cấp dưới.
1- Trưởng phòng
1.1- Trưởng phòng là công chức lãnh đạo đứng đầu một Phòng, thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về việc tham mưu đó.
1.2- Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng và công chức thuộc quyền sau khi được lãnh đạo Cục phê duyệt; giúp Cục trưởng quản lý chặt chẽ công chức thuộc quyền, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích phương tiện kỹ thuật được trang bị.
1.3- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Trưởng phòng; chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1.4- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung, thời hạn hoàn thành đề án và các nhiệm vụ được lãnh đạo Cục chỉ đạo và phân công thực hiện.
1.5- Chủ trì, phối hợp với các Phòng trong và ngoài đơn vị để xử lý, giải quyết công việc theo sự chỉ đạo hoặc ủy nhiệm của lãnh đạo Cục.
1.6- Giúp Cục trưởng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong Ngành thuộc lĩnh vực công tác được giao của Phòng.
2- Phó trưởng phòng
2.1- Phó trưởng phòng là công chức lãnh đạo, giúp việc Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần công việc được phân công hoặc được ủy quyền thay thế điều hành hoạt động của Phòng khi trưởng phòng đi vắng.
2.2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Phó trưởng phòng; chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng phòng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
2.3- Chịu trách nhiệm về những việc trực tiếp giải quyết, xử lý; chịu trách nhiệm liên đới về những việc giao cho cấp dưới thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách.
3- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong phòng
3.1- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao để tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc chuyên môn, nghiệp vụ được phân công đảm nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện đó.
3.2- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo quản lý trực tiếp về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1- Chi cục trưởng
1.1- Chi cục trưởng là công chức lãnh đạo đứng đầu một Chi cục Hải quan, giúp Cục trưởng tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan trên địa bàn phụ trách; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Hải quan, các quy định tại Quyết định số 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu và Quyết định số 414/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1.2- Chấp hành nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trưởng và phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Cục trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trên.
1.3- Phân công nhiệm vụ cho Phó Chi cục trưởng và công chức thuộc quyền; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo trong Chi cục và kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
1.4- Xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng; những vấn đề vướng mắc phát sinh hoặc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Cục trưởng.
1.5- Các trách nhiệm tham gia hoặc kiến nghị với Cục trưởng các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước, của cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng.
1.6- Chủ động quan hệ phối hợp và hợp tác với các đơn vị trong và ngoài Cục trong giải quyết, xử lý công việc có liên quan theo đúng thẩm quyền.
1.7- Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các Phòng chức năng thuộc Cơ quan Cục hải quan tỉnh.
1.8- Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc quyền và phương tiện kỹ thuật, tài chính, vật chất được giao theo phân cấp.
2- Phó Chi cục trưởng
2.1- Phó Chi cục trưởng là công chức lãnh đạo giúp việc Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng trong việc trực tiếp điều hành và tổ chức thực hiện phần công việc của Chi cục được Chi cục trưởng phân công phụ trách hoặc thay thế Chi cục trưởng điều hành các hoạt động của Chi cục khi Chi cục trưởng đi vắng.
2.2- Chấp hành nghiêmc hỉnh, chức trách, nhiệm vụ của Phó Chi cục trưởng; chịu sự chỉ đạo, phân công, kiểm tra, giám sát của Chi cục trưởng về xử lý; chịu trách nhiệm liên đới về những công việc giao cho cấp dưới.
3- Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan
3.1- Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan là công chức lãnh đạo đứng đầu một Đội, Tổ thuộc lĩnh vực, khâu nghiệp vụ hải quan được Chi cục trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện quy trình thủ tục thuộc lĩnh vực, khâu nghiệp vụ đó.
3.2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ của Đội trưởng theo quy định của Tổng cục trưởng về tiêu chuẩn chức danh Đội trưởng và phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Chi cục trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3.3- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của Đội, Tổ hàng ngày; được phân công một số nhiệm vụ cụ thể về quản lý điều hành công việc của Đội, tổ cho Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng; chịu trách nhiệm chính việc phân công nhiệm vụ hàng ngày cho công chức chuyên môn, nghiệp vụ của Đội, Tổ; quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc quyền, phương tiện kỹ thuật được trang bị; thực hiện quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định.
3.4- Xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Đội trưởng; những vấn đề vướng mắc phát sinh hoặc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Chi cục.
3.5- Chủ động quan hệ phối hợp và hợp tác với các Đội trong Chi cục trong giải quyết, xử lý công việc có liên quan theo đúng thẩm quyền.
3.6- Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng chức năng thuộc Cơ quan Cục hải quan tỉnh thông qua Chi cục trưởng.
3.7- Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc quyền và phương tiện kỹ thuật được giao.
4- Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan
4.1- Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng thuộc Chi cục là công chức lãnh đạo giúp việc và chịu trách nhiệm trước Đội trưởng, Tổ trưởng về việc tổ chức thực hiện một phần công việc điều hành hoạt động của Đội, Tổ do Đội trưởng, Tổ trưởng phân công phụ trách hoặc thay thế Đội trưởng điều hành các hoạt động của Đội, Tổ khi Đội trưởng, Tổ trưởng đi vắng.
4.2- Thực hiện nghiêm chỉnh chức trách nhiệm vụ của Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tiêu chuẩn Phó Đội trưởng và tương đương; chịu sự phân công, kiểm tra, giám sát của Đội trưởng, Tổ trưởng về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
4.3- Chịu trách nhiệm về những việc do mình trực tiếp giải quyết, xử lý; chịu trách nhiệm liên đới về những việc giao cho cấp dưới.
5- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong Đội, Tổ thuộc Chi cục Hải quan
5.1- Chấp hành nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ được phân công theo đúng trình tự thủ tục của quy trình nghiệp vụ hải quan, đúng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, của cấp trên; chịu sự phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
5.2- Chỉ làm những việc pháp luật cho phép và phải làm đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; những phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Đội; việc cần thiết được phép báo cáo thẳng lên Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
5.3- Nghiêm cấm việc lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để làm trái quy định, móc nối, thông đồng, tiếp tay buôn lậu và gian lận thương mại, gây phiền hà sách nhiễu để vụ lợi cá nhân, gây thất thoát thuế của Nhà nước, cản trở cải cách, hiện đại hóa Hải quan.
1- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
2- Chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo quản lý trực tiếp về việc thực hiện từng loại công việc được giao theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành Hải quan về từng lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề mình làm; quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật được giao và phục vụ đối tượng theo quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát của người lãnh đạo quản lý trực tiếp về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
3- Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì phải thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động giữa cá nhân với Thủ trưởng đơn vị.
Chương 3:
2- Giao Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây