Quyết định 39/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 39/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: | 39/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Lê Hữu Lộc |
Ngày ban hành: | 29/01/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 39/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Lê Hữu Lộc |
Ngày ban hành: | 29/01/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/QĐ-UBND |
Quy Nhơn, ngày 29 tháng 01 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC SA KHOÁNG TITAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Bình Định, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC SA KHOÁNG TITAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh)
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định quy định về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
Đối tượng áp dụng của Quy định này bao gồm:
1. Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và cơ quan khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác mỏ, khai thác tận thu, chế biến sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Điều kiện để được triển khai khai thác sa khoáng titan
Các tổ chức, cá nhân trước khi triển khai việc khai thác sa khoáng titan phải có đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:
1. Đối với mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường
a. Văn bản chủ trương đồng ý cho phép thăm dò, khai thác quặng sa khoáng titan của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
b. Giấy phép thăm dò khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
c. Văn bản phê duyệt báo cáo trữ lượng của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.
d. Giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
e. Dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
f. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh
a. Chủ trương đồng ý cho phép lập thủ tục khai thác quặng sa khoáng titan của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
b. Giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cấp.
c. Dự án đầu tư khai thác mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
d. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các hồ sơ, thủ tục khác có liên quan
a. Thủ tục về đất đai:
- Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc cho thuê đất để khai thác.
- Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện (nơi có mỏ khai thác) xác nhận đã hoàn thành việc đền bù trong phạm vi diện tích đất được thuê.
- Biên bản cắm mốc giao đất được thuê.
b. Nộp tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định.
c. Giấy phép khai thác tài nguyên nước để khai thác, chế biến titan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ có tiêu chuẩn phù hợp với quy định tại điều 19 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ về Sở Tài nguyên và Môi trường.
đ. Trình các hồ sơ pháp lý và thông báo kế hoạch khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã nơi mỏ được cấp phép.
e. Có bản cam kết thực hiện việc đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác khoáng sản theo quy định.
4. Đối với mỏ nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội
Riêng các doanh nghiệp được phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu kinh tế Nhơn Hội, khi được cấp phép khai thác thu hồi quặng titan được miễn thủ tục thuê đất để khai thác.
Điều 3. Quy trình khai thác sa khoáng titan
Các tổ chức, cá nhân đã có đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật, trong quá trình triển khai việc khai thác phải thực hiện đúng các quy định sau:
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
a. Việc thay đổi địa hình do hoạt động khai thác là nhỏ nhất.
b. Rừng phòng hộ phải được tái tạo lại, được bảo vệ và phát triển tốt hơn sau khi kết thúc khai thác.
c. Nguy cơ xói lở bờ biển phải được loại trừ.
d. Đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong vùng.
e. Đảm bảo thu hồi tối đa tài nguyên trong lòng đất.
f. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới người dân sống quanh vùng.
2. Yêu cầu về trình tự khai thác mỏ:
Khai thác theo phương pháp khai thác mỏ lộ thiên bằng sức nước, sử dụng bãi thải trong, kết hợp hoàn thổ trồng lại thảm thực vật.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng mỏ, Sở Công thương phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý khu kinh tế (đối với các khu vực khai thác sa khoáng titan nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội) hướng dẫn trình tự khai thác cho phù hợp theo định hướng tại sơ đồ trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này, cụ thể là:
a. Toàn bộ diện tích được phân chia thành các lô khai thác ( lô 1, lô 2, lô 3, …), bề rộng có kích thước phù hợp với số lượng bè tuyển thô của mỏ được đưa vào moong khai thác (hố khai thác). Các lô khai thác phải phù hợp với sản lượng hàng năm của mỏ, có đủ diện tích cho bãi cát thải, thiết bị san gạt thuận lợi và quá trình trồng cây ở diện tích đã được san gạt. Diện tích mỗi lô không quá 10ha (không áp dụng tại Khu kinh tế Nhơn Hội).
b. Bố trí vị trí mở hố khai thác đầu tiên tại biên giới khu vực được cấp phép khai thác và đảm bảo xa khu vực dân cư nhất, cách xa ít nhất là 200m.
c. Tất cả bè tuyển thô phải được bố trí trong cùng một hố khai thác. Trong trường hợp cần mở nhiều hố khai thác, phải được phép của Sở Công thương hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế đối với các khu vực khai thác sa khoáng titan nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
d. Tiến hành khai thác bằng phương thức tịnh tiến bè nổi, theo lối cuốn chiếu. Bè khai thác đi trước sẽ phun cát thải lại phía sau để hoàn thổ tại chỗ. Trên các lô nối tiếp nhau, các công việc khai thác, san gạt bãi cát thải và trồng cây lần lượt được thực hiện theo từng hàng lô 1, lô 2, lô 3,… nối tiếp nhau tiến dần ra phía ranh giới mỏ (Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp khai thác).
đ. Để bảo vệ khu vực dân cư nơi gần mỏ khai thác, hạn chế thấp nhất hiện tượng cát bay, bụi khói trong quá trình khai thác, yêu cầu phải giữ lại vành đai không khai thác cách nhà dân (đối với khu dân cư tập trung ít nhất 200m; khu dân cư không tập trung, đất sản xuất và các công trình công cộng ít nhất là 150m). Trong đó vành đai cây xanh cách ly giữa khu vực khai thác và nhà dân ít nhất là 100m. Trong trường hợp vành đai bảo vệ này hiện trạng không có cây che chắn thì tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác phải đóng góp kinh phí, phối hợp với các cấp chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện việc trồng rừng tại khu vành đai này trong năm đầu tiên của quá trình khai thác.
e. Để đảm bảo chống xói lở và tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt, tuyệt đối không được phép bơm hút nước mặn từ biển vào để sử dụng tuyển quặng trong quá trình khai thác. Việc sử dụng nguồn nước để tuyển quặng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với mỏ có biên giới giáp biển thì yêu cầu phải tạo đê cát để chắn sóng, chống xâm nhập mặn tại rìa phía giáp biển của khu mỏ. Khoảng cách giữa biên giới phía giáp biển khu mỏ phải cách mép nước của bờ biển tối thiểu là 100m.
f. Đống chứa quặng titan sau tuyển thô và xưởng tuyển tinh cần bố trí tại nơi xa khu vực dân cư, khoảng cách ít nhất là 150m.
3. Yêu cầu về hệ thống khai thác (theo sơ đồ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này):
a. Hố khai thác có kích thước tối thiểu đảm bảo các yêu cầu: khoảng cách an toàn từ mép nước chân taluy gương khai thác đến mép bè đặt bơm hút, mép bè đặt bơm hút với bè tuyển thô, khoảng cách an toàn từ mép bè tuyển thô đến chân taluy của đống cát thải, kích thước và số lượng của bè bơm hút, bè tuyển và khoảng cách an toàn giữa các bè tuyển (các yêu cầu này phải được thể hiện trong thiết kế cơ sở và được Sở Công thương chấp thuận).
b. Chiều sâu của hố khai thác từ mặt địa hình tự nhiên đến mực nước ngầm trong hố khai thác tối đa không vược quá 20m (Hmax = 20m); độ sâu từ dưới mực nước ngầm đến đáy hố khai thác tối đa không vượt quá 15m (Hd max = 15m).
c. Chiều cao đống cát thải không vượt quá 5m (Hct max = 5m).
d. Trong trường hợp cần thay đổi các thông số của hệ thống khai thác phải được phép của Sở Công thương hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế đối với các khu vực khai thác sa khoáng titan nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
4. Yêu cầu về an toàn trong khai thác mỏ
Tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh Bình Định bắt buộc phải áp dụng Quy chuẩn quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN 04 : 2009/BCT để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình khai thác mỏ.
Điều 4. Bảo vệ môi trường sinh thái trong khai thác khoáng sản
Khi thi công các công trình phục vụ và khai thác, tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác sa khoáng titan phải thực hiện các quy định sau:
a. Ưu tiên sử dụng các thiết bị hiện đại, ít gây ô nhiễm và công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong quá trình thi công các công trình và khai thác mỏ.
b. Có các công trình nhằm ngăn chặn không cho đất cát, nước tuyển quặng từ những hoạt động khai thác trôi lấp xuống các công trình, hồ, đập, sông suối hoặc khu vực dân sinh.. ở lân cận. Bố trí các đường ống xả cát thải phải hợp lý, đảm bảo nước được hoàn lưu về lại hố khai thác, không để hiện tượng chảy tràn ra các khu vực xung quanh.
c. Áp dụng các biện pháp tưới nước tạo ẩm nhằm hạn chế phát sinh bụi và cát bay ảnh hưởng đến khu vực xung quanh trong quá trình khai thác, xúc bốc, vận tải…
d. Áp dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm nước thải từ mỏ thích hợp (tùy theo chất lượng nước thải của mỏ thiết kế và yêu cầu của nguồn tiếp nhận) để đạt chất lượng cho phép phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT trước khi hòa mạng thủy văn khu vực.
đ. Không được đổ thải dầu mỡ ra bất cứ khu vực nào trong và xung quanh phạm vi mỏ; các nguồn dầu mỡ thải ra sau khi sử dụng phải có biện pháp thu hồi và tái sinh hoặc hủy thải đúng nơi quy định;
e. Đổ thải đất cát đúng vị trí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây phủ xanh bãi thải.
f. Rác thải sinh hoạt phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng hoặc tiêu hủy, chôn giữ đúng nơi quy định.
g. Các khoáng sản khai thác có tính độc hại, có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhất thiết phải được bảo quản, vận chuyển an toàn theo quy định hiện hành của pháp luật.
h. Trong quá trình khai thác, phải định kỳ kiểm tra chất lượng môi trường (đất, nước, không khí, dịch động bờ mỏ và bãi thải,...) và sức khoẻ công nhân làm việc trong mỏ theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 5. Hoàn thổ, trồng cây phục hồi môi trường sau khai thác
a. Tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b. Phải nhanh chóng san ủi đống cát thải để hoàn thổ trả lại mặt bằng và trồng rừng tại khu vực khai thác xong. Riêng đối với Khu kinh tế Nhơn Hội do Ban Quản lý khu kinh tế Nhơn Hội hướng dẫn công tác hoàn thổ phù hợp với yêu cầu sử dụng đất sau khi khai thác titan.
c. Phải có kế hoạch trồng rừng phục hồi môi trường hàng năm. Việc trồng lại và chăm sóc rừng phải thực hiện theo đúng thiết kế, kỹ thuật, quy chuẩn theo quy định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
d. Khi khai thác ở vùng đất đai canh tác hoặc trồng cây công nghiệp, thì trong quá trình khai thác mỏ phải có biện pháp lưu giữ và bảo quản lớp đất mầu để sử dụng vào việc phục hồi đất trồng trọt khi hoàn nguyên môi trường.
đ. Việc cho thuê đất để khai thác được thực hiện theo kế hoạch phân lô khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Chỉ xem xét cho thuê đất ở lô khai thác tiếp theo khi tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện xong việc hoàn thổ và trồng lại rừng tại lô khai thác trước đó và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
e. Khi kết thúc thời hạn khai thác, tổ chức cá nhân được cấp phép phải thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, phải thực hiện đầy đủ những nội dung công tác phục hồi môi trường theo đúng tiến độ đã được phê duyệt trong Dự án cải tạo phục hồi môi trường và Đề án đóng cửa mỏ; lập hồ sơ xin xác nhận kết quả thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết. Trình tự thủ tục xác nhận đã hoàn thành cải tạo phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
f. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác thu hồi quặng titan trong khu vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu kinh tế Nhơn Hội, phải nhanh chóng san ủi hoàn thổ tại khu vực khai thác xong để trả lại mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và được miễn công đoạn trồng lại rừng sau khai thác.
Điều 6. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy trình, trình tự khai thác và bảo vệ môi trường thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân phát hiện và báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền những hành vi vi phạm quy trình, trình tự khai thác và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, nhiều lần vi phạm quy trình, trình tự khai thác và bảo vệ môi trường, bị xử lý vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên thì sẽ bị UBND tỉnh rút giấy phép khai thác (đối với giấy phép do UBND tỉnh cấp) hoặc tạm đình chỉ hoạt động khai thác để đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rút giấy phép khai thác (đối với giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp) và không được xem xét hồ sơ xin khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn, cụ thể:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp và lấy ý kiến các ngành, địa phương có liên quan, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết cấp phép thăm dò, khai thác sa khoáng titan, khai thác tài nguyên nước và thuê đất để khai thác theo thẩm quyền; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường, tài nguyên nước; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện; chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và địa phương tổ chức kiểm tra và xác nhận cho các tổ chức, cá nhân kết quả thực hiện việc phục hồi môi trường, đất đai, đưa các công trình mỏ về trạng thái an toàn khi kết thúc khai thác.
2. Sở Công thương có trách nhiệm: xem xét có ý kiến chuyên môn đối với thiết kế cơ sở hoặc quy trình, trình tự khai thác của các dự án đầu tư khai thác sa khoáng Titan theo quy định; kiểm tra việc thực hiện theo thiết kế cơ sở hoặc quy trình, trình tự khai thác đã được chấp thuận; Chủ trì hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân được cấp giấy phép khai thác áp dụng và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản của Bộ Công thương ban hành; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình, công nghệ khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp đối với những khu vực có quy hoạch thăm dò khai thác sa khoáng titan; hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện công tác trồng rừng sau khi khai thác xong theo đúng thiết kế, kỹ thuật, quy chuẩn theo quy định của ngành nông nghiệp; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
4. Ban Quản lý Khu Kinh tế Bình Định có trách nhiệm: làm đầu mối trong việc thỏa thuận địa điểm, kế hoạch, thời gian khai thác, chế biến sa khoáng titan, tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi khu vực triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Khu Kinh tế Nhơn Hội, có văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết cấp giấy phép khai thác sa khoáng titan, giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước trên địa bàn quản lý; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trong Khu Kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp do đơn vị quản lý; chủ trì kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn Khu Kinh tế Nhơn Hội, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Quy Nhơn và Ủy ban nhân dân các xã phường nơi có khai thác sa khoáng titan: chủ trì thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản; chủ trì trong việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại địa phương, đặc biệt tại các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực dự trữ khoáng sản đã được khoanh định theo quy hoạch tài nguyên khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân đã được được cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến sa khoáng titan tại địa phương theo quy định của pháp luật; kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Quy Nhơn quản lý và sử dụng nguồn thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng từ hoạt động khai thác sa khoáng titan ở địa phương một cách chặt chẽ, công khai và đúng quy định.
6. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây