Quyết định 3881/QĐ-UBND năm 2016 quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Quyết định 3881/QĐ-UBND năm 2016 quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu: | 3881/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Nguyễn Ngọc Hai |
Ngày ban hành: | 29/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3881/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Hai |
Ngày ban hành: | 29/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3881/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 29 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 191/TTr-SNN ngày 12 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định chi tiết một số chính sách hỗ trợ chăn nuôi về: Loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo cho heo; loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh, đơn giá và định mức vật tư phối giống nhân tạo cho bò; loại giống, số lượng và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi mua con giống; đơn giá và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học; số lượng người, đơn giá và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; loại bình, đơn giá và mức hỗ trợ bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi bò, heo, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi);
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Quyết định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
c) Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo bò, heo.
Điều 2. Nguồn kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
a) Ngân sách nhà nước:
- Nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm.
- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính.
b) Kinh phí từ các chương trình, dự án Trung ương và địa phương; của các tổ chức kinh tế xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế khác.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
NỘI DUNG QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 3. Mức hỗ trợ phối giống nhân tạo heo
1. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống cho heo nái. Mức hỗ trợ 01 liều tinh cho một lần phối giống (trường hợp không đậu thai được hỗ trợ thêm 01 liều tinh cho một lần phối giống nữa) và không quá 05 liều tinh cho một heo nái/năm;
b) Đơn giá liều tinh: 70.000 đồng (bảy chục ngàn đồng)/liều (100ml).
2. Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh:
a) Loại tinh: Sử dụng tinh các giống heo ngoại và tổ hợp lai heo ngoại được quy định tại Danh mục của Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, Pietrain kháng stress, Hampshire, Edell, Dalland, Cornwall, Berkshire, Meishan (VCN-MS15) và tổ hợp lai các giống ngoại nêu trên;
b) Thể tích một liều tinh: Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Số lượng tinh trùng trong một liều tinh: Thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể phối cho nái nội không dưới 1,0 tỷ, phối cho nái lai không dưới 1,5 tỷ và phối cho nái ngoại không dưới 2,0 tỷ;
d) Hoạt lực tinh trùng: Thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể không nhỏ hơn 70%;
đ) Nhãn mác: Thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể có đầy đủ thông tin về giống heo, số hiệu heo đực, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên cơ sở sản xuất; thể tích liều tinh, số lượng tinh trùng và hoạt lực tinh trùng của liều tinh.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Hộ chăn nuôi từ 10 con heo nái trở xuống, có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
b) Sử dụng loại tinh đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 4. Mức hỗ trợ phối giống nhân tạo bò cái sinh sản
a) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) để thực hiện phối giống cho bò cái sinh sản;
- Mức hỗ trợ 01 liều tinh cho một lần phối giống (trường hợp không đậu thai được hỗ trợ thêm 01 liều tinh cho một lần phối giống tiếp theo) và không quá 2 liều tinh/bò/năm;
- Đơn giá liều tinh: 01 cọng tinh = 28.000 đồng (Hai mươi tám ngàn đồng), Nitơ lỏng 01 lít = 34.000 đồng (Ba mươi bốn ngàn đồng), găng tay = 3.000 đồng (Ba ngàn đồng), dẫn tinh quản = 3.000 đồng (Ba ngàn đồng);
Tổng cộng: 68.000 đồng/01 lần phối giống (bao gồm: tinh đông lạnh, nitơ lỏng, găng tay và dẫn tinh quản).
b) Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh:
- Loại tinh: Sử dụng tinh các giống bò được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, với các giống sau:
Nhóm bò Zebu: Red Sindhi, Sahiwah, Brahman.
Nhóm bò thịt chất lượng cao: Blanc Bleu belge (BBB), Angus, Droughtmaster.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật tinh bò thịt: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tinh đông lạnh theo Tiêu chuẩn Quốc gia (Tinh bò sữa, bò thịt - Đánh giá chất lượng TCVN 8925:2012).
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Hộ chăn nuôi từ 10 con bò sinh sản trở xuống, có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Sử dụng loại tinh đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Mức hỗ trợ mua heo, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: Hoặc heo đực giống, hoặc bò đực giống, hoặc gà giống bố mẹ hậu bị, hoặc vịt giống bố mẹ hậu bị.
1. Heo đực giống:
a) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/con heo đực giống, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con lợn đực giống.
b) Tiêu chuẩn heo đực giống:
- Từ 6 tháng tuổi trở lên, phẩm cấp giống bố mẹ được sản xuất từ cơ sở giống có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi, con giống đảm bảo có nguồn gốc và hồ sơ lý lịch rõ ràng (có đầy đủ thông tin về tên giống; ngày tháng năm sinh; số hiệu của cá thể giống; tên giống và số hiệu bố, mẹ; tên giống và số hiệu ông, bà; chất lượng đạt tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định).
- Loại giống: Các giống heo ngoại và tổ hợp lai heo ngoại được quy định tại Danh mục của Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, Pietrain kháng stress, Hampshire, Edell, Dalland, Cornwall, Berkshire, Meishan (VCN-MS15) và tổ hợp lai các giống ngoại nêu trên.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi heo đực giống để phối giống dịch vụ thuộc các đơn vị cấp xã quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Quyết định số 12/2016/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 và Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Có đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được nêu cụ thể tại phụ lục 1 và 2) được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Mua con giống đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Hỗ trợ mua bò đực giống:
a) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/1 con đối với bò đực giống; mỗi hộ được hỗ trợ 01 con bò đực giống. b) Tiêu chuẩn bò đực giống:
- Loại giống: Các giống bò thịt và tổ hợp lai bò thịt được quy định tại Danh mục của Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể các giống: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Droughtmaster, Angus, Limousine, Crimousine, Simmental, Charolaise, Hereford, Santa Gertrudis, Blanc Bleu Belge (BBB) và tổ hợp lai của các giống bò thịt nêu trên.
- Tuổi bò đực giống: Từ 12 tháng tuổi trở lên.
- Đối với Giống được sản xuất từ cơ sở giống: Được sản xuất từ cơ sở giống có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi, con giống đảm bảo có nguồn gốc và hồ sơ lý lịch rõ ràng (có đầy đủ thông tin về tên giống; ngày tháng năm sinh; số hiệu của cá thể giống; tên giống và số hiệu bố, mẹ; tên giống và số hiệu ông, bà; chất lượng đạt tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định).
- Đối với tuyển chọn trong sản xuất: Có nguồn gốc rõ ràng, được đánh giá chất lượng và tuyển chọn đảm bảo yêu cầu (phụ lục 3), có đầy đủ thông tin về giống, tháng tuổi và số hiệu cá thể sau khi tuyển chọn.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi bò đực giống để phối giống dịch vụ thuộc các đơn vị cấp xã quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Quyết định số 12/2016/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 và Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Có đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT (được nêu cụ thể tại phụ lục 1 và 2) và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Mua con giống đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị:
a) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 50.000 đồng (năm mươi ngàn đồng)/1 con, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
b) Tiêu chuẩn chất giống:
- Gà, vịt giống hậu bị bố mẹ trên 8 tuần tuổi (hướng thịt và hướng trứng); được sản xuất từ cơ sở giống có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi, con giống đảm bảo có nguồn gốc và hồ sơ lý lịch ghi đầy đủ thông tin: Tên dòng, giống ông bà tạo ra đàn bố mẹ này, chất lượng đạt tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định.
- Loại giống: Các giống quy định tại Thông tư số 25/2015/TTBNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Mua con giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
- Gắn với ấp nở, cung cấp con giống.
- Có đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được nêu cụ thể tại phụ lục 1 và 2) được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Điều 6. Mức hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi
1. Xử lý chất thải bằng công trình khí sinh học (Biogas):
a) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ. b) Định mức kỹ thuật:
- Chủng loại: Hình vòm cầu; bể xây hoặc làm bằng vật liệu Composite.
- Thể tích: Từ 7 m3 trở lên.
2. Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học:
Mức hỗ trợ: 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 hộ.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Hộ chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 05 con heo nái hoặc 10 con heo thịt hoặc 03 bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản;
b) Có đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xây mới công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học;
d) Xây dựng công trình khí sinh học theo các mẫu đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học phải sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
đ) Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ kinh phí để xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.
Điều 7. Mức hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo
1. Mức hỗ trợ:
Theo quy định tại Khoản 4 Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính.
2. Điều kiện hỗ trợ:
Người được hỗ trợ đi đào tạo, tập huấn phải bảo đảm các điều kiện:
a) Phải được đào tạo, tập huấn tại những đơn vị có đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc được Cục Chăn nuôi lựa chọn và chỉ định;
b) Dưới 40 tuổi, đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở;
c) Có nhu cầu, làm đơn và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
1. Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 01 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc để bảo quản tinh. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc phải đảm bảo:
- Đã qua đào tạo, tập huấn, có chứng chỉ về Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc;
- Có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận;
- Có cam kết bảo quản, sử dụng bình Nitơ hiệu quả trong thời gian không ít hơn 5 năm, đảm bảo có hiệu quả.
QUY TRÌNH CẤP PHÁT VỐN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 9. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch
1. Lập dự toán: Hàng năm, trên cơ sở đăng ký, đề nghị hỗ trợ của chủ hộ chăn nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, tổng hợp gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện thẩm tra, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng dự toán chi cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Sở Tài chính để cân đối nguồn, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí cho huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
2. Kết thúc năm, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chính sách, báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định.
Điều 10. Quy trình cấp phát vốn ngân sách
1. Trình tự cấp phát, bố trí kinh phí hỗ trợ:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hàng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ theo Quyết định này;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ kế hoạch, dự toán được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, phân bổ kinh phí cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) cấp huyện và thông báo kế hoạch cho từng xã, phường, thị trấn;
c) Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kế hoạch hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo công khai và tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ; tổ chức họp xét hỗ trợ, thành phần họp gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các đoàn thể xã, cán bộ Thú y, Trưởng thôn và đối tượng đề nghị hỗ trợ. Sau đó thông báo kết quả cho các đối tượng biết để thực hiện. Sau khi các đối tượng thực hiện xong việc đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách và có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Phòng Tài chính - Kế hoạch đề nghị tổ chức nghiệm thu, đồng thời lưu hồ sơ theo quy định.
2. Thủ tục giải ngân kinh phí hỗ trợ:
a) Về hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với heo, trâu, bò:
Căn cứ đơn giá liều tinh, vật tư theo quy định tại Quyết định này, các cơ sở cung cấp tinh, vật tư xác định nhu cầu kinh phí đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, rà soát gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định.
b) Về hỗ trợ mua heo, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ xây mới công trình xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ một lần bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc:
Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ giống, xây dựng công trình khí học hoặc làm đệm lót sinh học của chủ hộ chăn nuôi và người làm dịch vụ phối giống đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp danh sách các hộ chăn nuôi, người làm dịch vụ phối giống (theo địa bàn các xã) loại giống, số lượng con giống, công trình xử lý chất thải hoặc làm đệm lót sinh học theo hóa đơn, kinh phí hỗ trợ theo quy định gửi cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định.
c) Kiểm tra, nghiệm thu để giải ngân kinh phí hỗ trợ:
Trên cơ sở hồ sơ, danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị nghiệm thu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) cấp huyện chủ trì việc nghiệm thu theo các nội dung được quy định hỗ trợ tại Quyết định này (có biên bản nghiệm thu). Thành phần nghiệm thu gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế); Phòng Tài chính - Kế hoạch; Trạm Thú y (Chăn nuôi và Thú y); Hội Nông dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và đối tượng được hỗ trợ.
d) Quyết định giải ngân và cấp phát kinh phí hỗ trợ:
Sau khi kiểm tra, nghiệm thu xác nhận đầy đủ các điều kiện theo quy định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chi kinh phí hỗ trợ. Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp cấp kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ trên địa bàn. Nếu hồ sơ hỗ trợ chưa đầy đủ, thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho các đối tượng được hỗ trợ tiến hành bổ sung đầy đủ theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
b) Trên cơ sở báo cáo nhu cầu kinh phí của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, rà soát gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện, định kỳ hàng tháng, quý, năm, đột xuất, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Quyết định này, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập để chính sách được triển khai có hiệu quả;
d) Kết thúc năm ngân sách, chủ trì, tổng hợp kết quả thực hiện chính sách từ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định.
2. Sở Tài chính:
a) Trên cơ sở nhu cầu kinh phí hỗ trợ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định;
b) Kết thúc năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định;
c) Hướng dẫn việc cấp phát và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các địa phương theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, hàng năm đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
b) Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương, của các tổ chức kinh tế xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế khác đầu tư trên địa bàn tỉnh để thực hiện các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Trước tháng 8 hàng năm, cấp huyện xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu hỗ trợ về phối giống nhân tạo bò, heo; mua con giống (bò, heo, gà, vịt giống bố mẹ); xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng xây dựng công trình khí sinh học và làm đệm lót sinh học giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp xây dựng kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo Quyết định này đến các hộ chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đơn cho các hộ chăn nuôi trong việc phối giống nhân tạo bò, heo; mua con giống (bò, heo, gà, vịt giống bố mẹ); xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng xây dựng công trình khí sinh học và làm đệm lót sinh học;
d) Định kỳ hàng tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện (theo mẫu báo cáo phụ lục 3a, 3b, 4 và 5 của Thông tư số 205/2015/TT- BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tại Quyết định này đến tận các đối tượng được hưởng hỗ trợ trên địa bàn;
b) Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trả lời kết quả và hướng dẫn các mẫu đơn, biểu mẫu; đồng thời thực hiện kiểm tra, xác nhận các điều kiện hưởng hỗ trợ trên địa bàn;
c) Căn cứ kế hoạch kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ, kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ, tổng hợp danh sách và có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị tổ chức nghiệm thu;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan cấp huyện tổ chức nghiệm thu các nội dung hỗ trợ;
đ) Niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;
e) Định kỳ hàng tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi:
a) Chăn nuôi bảo đảm vệ sinh an toàn dịch bệnh, vận hành hầm Biogas, sử dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới;
b) Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với heo và 48 tháng đối với bò; trừ trường hợp chết do thiên tai dịch bệnh, loại thải do không đảm bảo tiêu chuẩn giống;
c) Không sử dụng đực giống (heo, bò) không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định và hướng dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trường hợp vi phạm thì xử lý theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: UBND xã (phường/thị trấn)...................................
Tôi tên là (viết chữ in hoa)...................................................Nam/Nữ:...........
Dân tộc:................................
Sinh ngày:........./............./.................
Chứng minh nhân dân số:....................... Cấp ngày:....../....../........ Nơi cấp:.......
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………….
Điện thoại (nếu có):..............................Di động (nếu có):....................................
Căn cứ quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định về một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020.
Nay tôi làm đơn đề nghị được hỗ trợ nội dung sau: (Ghi nội dung đề nghị hỗ trợ)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tôi xin cam kết nếu được hỗ trợ, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định và trách nhiệm đối với người được hưởng hỗ trợ. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
|
...............,
ngày......tháng.......năm......... |
Ghi chú:
UBND xã (phường, thị trấn) xác nhận hộ, cá nhân có hoạt động nội dung đề nghị và đủ điều kiện được hỗ trợ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)
THỰC HIỆN NGHIÊM KỸ THUẬT CHĂN NUÔI AN TOÀN
Hộ chăn nuôi:
Địa chỉ:
Cam kết thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi an toàn. Cụ thể:
1. Chuồng trại: có tường hoặc hàng rào đảm bảo ngăn không cho gia súc, gia cầm tự do ra khỏi chuồng nuôi hoặc vào nơi ở, sinh hoạt của người; có máng ăn, máng uống bằng vật liệu an toàn, dễ vệ sinh; có nơi thu gom, xử lý chất thải; ngoài ra, có các thiết bị chăn nuôi phù hợp đối tượng vật nuôi và mục đích chăn nuôi.
2. Con giống: có nguồn gốc rõ ràng; đảm bảo khỏe mạnh.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y:
Thức ăn, nước uống trong chăn nuôi đảm bảo sạch và an toàn; không sử dụng thức ăn hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng; máng ăn, máng uống và các thiết bị chăn nuôi được vệ sinh thường xuyên đảm bảo sạch sẽ.
Kết thúc mỗi đợt nuôi, thu gom toàn bộ chất thải, quét dọn, vệ sinh, làm sạch, tiêu độc toàn bộ dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi và môi trường xung quanh; để trống chuồng tối thiểu 14 ngày đối với gia cầm và tối thiểu 7 ngày đối với lợn trước khi nuôi đàn mới.
Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và chất độn chuồng đã qua sử dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Tuân thủ tiêm phòng định kỳ và đột xuất cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Ghi chép sổ sách
Ghi chép hàng ngày về tiêu thụ thức ăn; thuốc thú y, vắc xin sử dụng; tình trạng sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.
Cập nhật theo dõi nguồn gốc con giống; ngày bắt đầu nuôi; ngày kết thúc; xuất bán sản phẩm.
5. Chấp hành tốt trách nhiệm đã được Quy định tại Điểm 7, Điều 11 của Quyết định số ........../QĐ-UBND ngày ......../......../2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TUYỂN CHỌN
Căn cứ TCVN5286-90 về Phương pháp phân cấp chất lượng trâu, bò giống hướng thịt và cày kéo.
Hội đồng tuyển chọn gồm: 01 cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục Chăn nuôi thú y, 01 cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, 01 cán bộ kỹ thuật thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế; 01 cán bộ kỹ thuật thuộc.
Trạm Khuyến nông, 01 cán bộ kỹ thuật thuộc Trạm Chăn nuôi thú y.
Việc tuyển chọn trâu bò đực giống thịt từ trong sản xuất thông qua việc phân cấp ngoại hình thể chất theo phương pháp xem xét toàn thân và chia bộ phận cơ thể để cho điểm từng bộ phận theo thang điểm tối đa là 5. Tùy theo khuyết nhược điểm mà ta bớt điểm.
Điểm của từng bộ phận được nhân với hệ số quy định tại Bảng 1.
Bảng 1
Bộ phận |
Điểm cao nhất |
Hệ số |
Tổng điểm |
1. Toàn thân |
5 |
5 |
25 |
2. Phần trước (đầu, cổ) |
5 |
1 |
5 |
3. Phần giữa (vai, ngực, lưng, bụng, hông) |
5 |
5 |
25 |
4. Phần sau (mông, vú, dịch hoàn) |
5 |
4 |
20 |
5. Bốn chân |
5 |
5 |
25 |
Tổng cộng |
|
|
100 |
Tiêu chuẩn để cho điểm từng bộ phận theo quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
Bộ phận |
Tiêu chuẩn đạt 5 điểm |
1. Toàn thân |
Tầm vóc lớn, thể chất chắc chắn, cân đối, màu sắc đặc trưng của giống, tính nhanh nhẹn thể hiện đặc điểm giới tính, phần trước phát triển, phần sau chắc gọn |
2. Phần trước (đầu, cổ) |
Đầu to, trán rộng, cổ đầy vạm vỡ, đầu và cổ kết hợp chặt chẽ cân đối, mắt sáng |
3. Phần giữa (vai, ngực, lưng, bụng, hông) |
Ngực nở, cổ vai kết hợp cân đối, lưng rộng, thẳng, bụng gọn nhỏ |
4. Phần sau (mông, vú, dịch hoàn) |
Mông nở, bằng phẳng dài rộng, gốc đuôi to, dịch hoàn đủ và cân đối |
5. Bốn chân |
Chắc khỏe, khoảng cách giữa 4 chân rộng. Hai chân trước thẳng đứng, hai chân sau có góc kheo không thẳng hoặc gấp quá. Đi đứng nhanh nhẹn, tự nhiên và khỏe mạnh, không đi chữ bát, vòng kiềng |
Sau khi xem xét từng bộ phận, các thành viên trong hội đồng bàn bạc thống nhất cho điểm từng bộ phận.
Những cá thể giống có tổng số điểm từ 55 điểm trở lên được tuyển chọn làm giống.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3881/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO GIA SÚC
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP … |
Họ và tên: ...........................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... Cấp ngày ................... tại: .....................
Địa chỉ thường trú: .............................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...............................................................................
Trình độ học vấn: ...............................................................................................
Trình độ chuyên môn (nếu có): ..........................................................................
Là nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (nếu có) ...............................................
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt cho tôi được đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc theo chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số ........../QĐ-UBND ngày ......../......../2016 của UBND tỉnh Bình Thuận).
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết sau khi được đào tạo tôi sẽ tham gia công tác phối giống nhân tạo cho gia súc tại địa phương./.
|
..................,
ngày .......,. tháng ...... năm .......... |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây