Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2025 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2025 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 383/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Phan Văn Đăng |
Ngày ban hành: | 25/02/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 383/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Phan Văn Đăng |
Ngày ban hành: | 25/02/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 383/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 25 tháng 02 năm 2025 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 355/TTr-STNMT ngày 29 tháng 10 năm 2024, Công văn số 6985/STNMT- TNNKS ngày 03 tháng 12 năm 2024 và Công văn số 649/STNMT-TNNKS ngày 10 tháng 02 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3542/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm
theo Quyết định số: 383/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Thuận)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Bình Thuận là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản cho thấy các loại khoáng sản có tiềm năng như: Quặng sa khoáng titan, cát trắng thạch anh, wofram, đá ốp lát, sét bentonit, nước khoáng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Đá, đất, cát, sỏi, sét phân bố rộng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc; hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản ngày càng được quản lý chặt chẽ, dần đi vào nề nếp. Khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm đã góp phần phục vụ nhu cầu xây dựng tại địa phương nhất là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện nên tình hình khai thác khoáng sản trái phép đã được xử lý nghiêm, một số vụ đã xử lý hình sự, theo đó từng bước được kiểm soát.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường ở một số nơi chưa được các ngành, các cấp và chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản, nhất là thời điểm trong năm 2023 và đầu năm 2024 để dư luận và báo chí thường xuyên phản ánh.
Việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm làm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; đồng thời cụ thể hóa quy định hiện hành công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Điều 16, 17, 18 Luật Khoáng sản năm 2010 và Điều 17, 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ; phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
1. Quan điểm
- Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế.
- Coi trọng công tác phòng ngừa thông qua tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quy định rõ trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái quy định pháp luật.
2. Mục tiêu
- Bảo vệ và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác, xử lý triệt để khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.
- Phát huy trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp, bảo vệ tốt tiềm năng khoáng sản trước mắt và lâu dài nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và quốc gia.
1. Công tác ban hành các văn bản (còn hiệu lực)
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
- Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định số 08/2024/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh và một số mức giá quy định tại Điều 1 Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
1.2. Văn bản chỉ đạo điều hành chung
- Quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Công văn số 3512/UBND-KT ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
- Công văn số 5088/UBND-KT ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
- Quyết định số 668/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 48- CTr/TU ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Ban thường vụ tỉnh ủy (Khóa XIV) thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Kế hoạch số 4099/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Công văn số 4554/UBND-KT ngày 22 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
- Thông báo số 176/TB-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi họp trực tuyến nghe báo cáo tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 2879/UBND-KT ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Công văn số 3473/UBND-KT ngày 18 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Công văn số 5364/BTNMT-KSVN ngày 12/8/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi cục Khoáng sản miền Nam tổ chức tập huấn khi có các quy định hướng dẫn Luật Khoáng sản năm 2010 đến cán bộ công chức các sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua đó, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ngày càng chặt chẽ, hoạt động khoáng sản ngày càng đi vào nề nếp và nằm trong tầm kiểm soát.
3. Công tác lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010 và Luật Quy hoạch năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai lập và ban hành:
- Phương án Bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 kèm theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2023. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn và các sở, ngành, địa phương rà soát hoàn chỉnh đảm bảo đồng bộ, thống nhất, bám sát các nội dung của Quy hoạch tỉnh đảm bảo thống nhất với Quyết định số 1701/QĐ-TTg.
- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Thuận.
4. Công tác đấu giá và cấp phép hoạt động khoáng sản
Từ khi Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2011) đến tháng 11 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành:
- 91 Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; trong đó, có 45 khu vực vật liệu san lấp, 31 khu vực cát xây dựng, 08 khu vực đá xây dựng và 07 khu vực sét gạch ngói.
- 108 Giấy phép thăm dò khoáng sản; trong đó, có 62 vật liệu san lấp, 33 cát xây dựng, 08 đá xây dựng và 05 sét gạch ngói.
- 101 Giấy phép khai thác khoáng sản; trong đó, có 62 vật liệu san lấp, 33 cát xây dựng, 08 đá xây dựng và 05 sét gạch ngói.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
Công tác “hậu kiểm” sau cấp phép hoạt động khoáng sản được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thường xuyên chỉ đạo, nhất là từ khi có Luật Khoáng sản năm 2010 trở lại đây. Qua đó, định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thành lập Đoàn thanh, kiểm tra hoặc phối hợp với các Đoàn của bộ, ngành trung ương tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các đơn vị được cấp phép, cũng như thanh tra việc thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương.
Thực hiện Quy chế số 01/QCPH-BTNMT-BCA ngày 29 tháng 12 năm 2022 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và quản lý tài nguyên, môi trường; Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp số 1274/KH-CA-STNMT ngày 31 tháng 3 năm 2023 về phối hợp giữa Công an tỉnh với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và quản lý tài nguyên, môi trường.
Ngày 28 tháng 5 năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi họp trực tuyến nghe báo cáo tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh và có Thông báo số 176/TB-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2024 về Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi họp trực tuyến nghe báo cáo tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, theo đó chỉ đạo xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về lĩnh vực khoáng sản, kiểm điểm, phê bình một số cơ quan để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn quản lý,… qua đó trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản được phát huy, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao.
6. Đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2019 quy định quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; trong đó, đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản của các sở, ngành và địa phương, đặc biệt là quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian vừa qua vẫn còn nhiều điểm phức tạp, có nhiều thời điểm dư luận rất bức xúc, phản ánh liên tục về hoạt động này. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bằng nhiều văn bản, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp, quyết liệt, căn cơ và đồng bộ. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan và Tổ liên ngành đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tại các địa bàn giáp ranh, địa bàn trọng điểm, thường xuyên xảy ra điểm nóng để đôn đốc, chấn chỉnh, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép. Từ đầu năm 2023 đến giữa năm 2024, ngoài nhiều trường hợp xử lý hành chính của các cơ quan chức năng, Công an tỉnh đã đưa vào giải quyết hơn 10 tin báo về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo Điều 227 Bộ Luật hình sự, trong đó: Kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 02 vụ án/03 bị can; hiện đang điều tra 02 vụ án/bị can; đang giải quyết các tin báo còn lại xảy ra tại huyện Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.
Thời gian gần đây hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép cơ bản được kiểm soát, đặc biệt là sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản trái phép tại địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân; bước đầu lấy lại niềm tin của nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc, quyết liệt của Công an tỉnh.
7. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, có một số địa phương có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trong thời gian dài; lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý chưa chủ động, chưa kịp thời và triệt để làm ảnh hưởng đến uy tín của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
Ngoài các nguyên nhân khách quan còn nổi lên các nguyên nhân chủ quan cần lưu ý khắc phục (trong đó, yếu tố con người là quan trọng nhất), như: (i) cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, kịp thời (có biểu hiện trông chờ, ỷ lại từ sự chỉ đạo của cấp trên); (ii) công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ, chưa sát tình hình thực tế, nhất là việc phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở; (iii) việc xử lý không nghiêm minh, triệt để và việc xử lý hình sự cũng còn hạn chế, chưa tương xứng với thực trạng;…
1. Các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản còn hiệu lực
1.1. Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực: Không có.
1.2. Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (kèm theo Phụ lục I)
- Có 93 Giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp còn hiệu lực gồm: 22 đá xây dựng, 21 cát xây dựng, 18 sét gạch ngói, 32 vật liệu san lấp;
- Có 14 Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp còn hiệu lực gồm: 02 sét bentonie, 02 cát thạch anh, 06 titan- zircon, 01 đá ốp lát, 03 nước khoáng.
2. Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản
Ngày 05 tháng 10 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2897/QĐ-UBND phê duyệt 245 khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 245.491 ha về các lĩnh vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử, thủy lợi (đính kèm).
3. Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Theo Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2023 (thay thế Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 12 khu vực đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia (khoáng sản dự trữ quặng sa khoáng titan) với tổng diện tích 55.887 ha có thời hạn 30, 50, 70 năm (kèm theo Phụ lục II).
Các khu vực có khoáng sản đã được điều chỉnh ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cần được đưa vào Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (đính kèm Công văn số 3451/BTNMT- ĐCVN ngày 29 tháng 5 năm 2024 và Bản đồ khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp).
V. THÔNG TIN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CỦA CẢ NƯỚC
1. Thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh Bình Thuận
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2023 có 343 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng với tổng diện tích khoảng 4.512,24 ha (đã bao gồm các khu vực đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) gồm: 65 khu vực đá xây dựng với diện tích khoảng 1.172,02 ha; 103 khu vực cát xây dựng với diện tích khoảng 1.333,42 ha; 32 khu vực sét gạch ngói với diện tích khoảng 700,01 ha và 143 khu vực vật liệu san lấp với diện tích khoảng 1306,79 ha (kèm theo Phụ lục III).
2. Thông tin quy hoạch khoáng sản chung của cả nước
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 có 14 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng với tổng diện tích khoảng 434,46 ha (đã bao gồm các khu vực đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) gồm: 06 khu vực đá ốp lát với diện tích khoảng 253,94 ha và 08 khu vực cát trắng với diện tích khoảng 180,52 ha (kèm theo Phụ lục IV).
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 (đã bao gồm các khu vực đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) có 10 khu vực nước khoáng; 02 khu vực sét Bentonit với diện tích khoảng 151,5 ha; 01 khu vực Vonfram với diện tích khoảng 256,1 ha và 17 khu vực titan- zircon với diện tích khoảng 17.560,97 ha (kèm theo Phụ lục V).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo Phương án này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép khi tiếp nhận thông tin từ cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức và cá nhân phản ánh, kiến nghị; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản, quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Lâm Đồng (đối với khu vực có khoáng sản) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để xảy ra sai phạm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản tại khu vực mỏ được cấp phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu tái phạm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đảm bảo sự phù hợp quy hoạch tại các vị trí khu đất dự kiến tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác các dự án khai thác khoáng sản để sớm triển khai đưa vào khai thác, hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, chế biến, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tập trung lực lượng để giải quyết, xử lý các vụ việc phức tạp, các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì đưa vào giải quyết tin báo để điều tra, khởi tố, xử lý theo quy định pháp luật.
- Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong tổ chức công bố, triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch khoáng sản theo Quyết định số 866/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác chế biến, xuất khẩu khoáng sản theo nội dung của Quyết định số 866/QĐ-TTg và Quyết định số 333/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì thực hiện công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản theo thẩm quyền.
- Hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; các quy định về kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ và thiết kế mỏ (thiết kế xây dựng) đã được thẩm định, phê duyệt của cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xây dựng thông thường và sản xuất xi măng).
4. Cục Quản lý thị trường Bình Thuận:
Chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép, không có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc hợp pháp để xử lý nghiêm theo đúng quy định; đấu tranh phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực khoáng sản. Đồng thời, cử cán bộ phối hợp chặt chẽ các đoàn của tỉnh để kiểm tra theo kế hoạch định kỳ và đột xuất.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo cho các đơn vị liên quan trực thuộc Sở thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực được giao quản lý. Tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng diện tích rừng và đất được giao quản lý, sử dụng để khai thác khoáng sản trái phép.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra. Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến đất rừng, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, hành lang tiêu thoát lũ trên các tuyến sông theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác bảo vệ khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ được giao; tham gia ý kiến theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các sở, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về quy hoạch; quá trình thẩm định đầu tư xem xét cấp các dự án mới trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp cung cấp thông tin doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các đơn vị liên quan; ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện và Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan liên quan.
- Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp quản lý, ngăn chặn các hành vi vận chuyển đất, cát trái phép, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp trên các tuyến đường, tuyến sông, nhất là các vi phạm về chở quá khổ, quá tải, làm rơi vãi đá, đất, cát, sỏi làm ảnh hưởng các công trình giao thông và các trường hợp khai thác vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, đường bộ.
- Yêu cầu chủ các phương tiện vận chuyển hợp đồng chở vật liệu xây dựng thông thường với các chủ mỏ khoáng sản phải gắn biển hiệu, tên theo quy định để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển. Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang an toàn giao thông.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, các khu, điểm du lịch, được khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc viễn thông.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình địa bàn không để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra; qua đó, kịp thời phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trái phép không để trở thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong diện tích đất quốc phòng được giao cho đơn vị quản lý.
- Phối hợp, hiệp đồng cùng Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền, tổ chức lực lượng kiên quyết ngăn chặn, sẵn sàng tham gia giải quyết dứt điểm các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh khi có chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ nắm chắc mọi diễn biến tình hình, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu cảng, cảng biển, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển trái phép khoáng sản trong khu vực biên giới, vùng biển của tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, đất được Nhà nước giao quản lý, sử dụng không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, không để xảy ra điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên khu vực biên giới, vùng biển của tỉnh.
Thực hiện công tác quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn diễn ra trong thời gian dài, mà không giải quyết dứt điểm.
Trên cơ sở dự toán hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương; Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách tỉnh để thực hiện nhiệm vụ theo Điều 20 Luật Khoáng sản 2010 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
16. Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản; Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kịp thời biểu dương trên phương tiện truyền thông đối với tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn; đồng thời phản ánh trung thực, khách quan đối với những địa phương thực hiện không có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản thuộc phạm vi quản lý và chịu trách nhiệm về thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Tổ chức ký Quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 huyện trở lên (đối với khu vực có khoáng sản).
- Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản đến thôn, xóm, khu phố; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép.
- Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý.
- Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn có khoáng sản, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã.
- Tổ chức ký Quy chế phối hợp về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 xã, phường, thị trấn trở lên (đối với khu vực có khoáng sản).
- Định kỳ hàng tháng, báo cáo kết quả công tác về Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo.
3. Trưởng thôn, khu phố
Khi phát hiện hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn thì Trưởng thôn, khu phố có trách nhiệm thông tin kịp thời cho chính quyền cấp xã để có biện pháp xử lý.
4. Hình thức xử lý tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện, trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra, nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra, nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý.
1. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin và phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời lên Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời lên Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vượt thẩm quyền xử lý và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện giáp ranh có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trường hợp chính quyền địa phương giáp ranh không quan tâm phối hợp hoặc phối hợp không chặt chẽ, thường xuyên trong công tác bảo vệ khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và các quy định của pháp luật liên quan, như sau:
1. Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản quy định như sau:
a) Theo quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;
b) Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định của pháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiện được theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải có đại diện của Cục Khoáng sản Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để xử lý.
5. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
6. Trước khi khai thác khoáng sản đi kèm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
X. KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN; KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện
1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và đưa vào báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm.
1.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương; phối hợp tổ chức kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản chưa khai thác; báo cáo cơ quan có thẩm quyền trường hợp vượt thẩm quyền xử lý. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
Hàng năm, trước ngày 15 tháng 12 báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.3. Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Khi phát hiện việc khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định và báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Kinh phí thực hiện:
Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; kịp thời tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây