120655

Quyết định 378/QĐ-NHNN năm 2011 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

120655
LawNet .vn

Quyết định 378/QĐ-NHNN năm 2011 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 378/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành: 08/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 378/QĐ-NHNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành: 08/03/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 378/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012” (Kế hoạch).

Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với vai trò là đơn vị giúp việc cho Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp báo cáo quá trình thực hiện Kế hoạch của các đơn vị liên quan.

Các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch; hàng quý báo cáo kết quả, tình hình thực hiện gửi về Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để tổng hợp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh  tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, TTGSNH.

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Giàu

 


KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TỪ THÁNG 03/2011 ĐẾN THÁNG 12/2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

STT

CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN

CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ LIÊN QUAN

VIỆC CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

THỜI HẠN HOÀN THÀNH

Hình sự hóa tội rửa tiền (KN.1)

1

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền

 

 

Vụ Pháp chế

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Phòng, chống rửa tiền - Cục PCRT); Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Tín dụng; Vụ Kế toán tài chính; Vụ Thanh toán; Vụ Hợp tác quốc tế

- Trước tháng 10/2011 thông qua Quốc hội cho ý kiến

- Trước tháng 5/2012 thông qua Quốc hội

Báo cáo giao dịch đáng ngờ, cập nhật thông tin khách hàng và lưu trữ hồ sơ

2

Tăng cường các yêu cầu nhằm bao gồm toàn diện các biện pháp liên quan tới việc cập nhật thông tin khách hàng tuân thủ Khuyến nghị số 5 của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), bao gồm:

- Yêu cầu về chủ sở hữu hưởng lợi;

- Tăng cường cập nhật thông tin khách hàng đối với những khách hàng có rủi ro cao;

- Nhận biết và xác minh bất cứ người nào hoạt động trên cơ sở đại diện cho người khác;

- Cấm việc mở tài khoản nặc danh

- Các định chế tài chính không được giữ các tài khoản vô danh hoặc với tên giả mạo.

- Các định chế tài chính phải thực hiện các biện pháp theo các yêu cầu về Nhận biết khách hàng/Cập nhật thông tin khách hàng (KYC/CDD).

- Các định chế tài chính thực hiện xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 22 hoặc văn bản hướng dẫn nhằm đáp ứng toàn diện các yêu cầu về: chủ sở hữu hưởng lợi, những người có ảnh hưởng chính trị (PEPs), cập nhật thông tin khách hàng đối với những khách hàng có rủi ro cao, nhận biết và xác minh bất cứ người nào hoạt động trên cơ sở đại diện cho người khác, cấm mở tài khoản nặc danh, báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố

- NHNN đang xem xét, dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 1284 về việc mở và sử dụng tài khoản tại các tổ chức tín dụng. Trong dự thảo mới cần quy định rõ hơn về việc cấm mở tài khoản nặc danh

- Các cơ quan quản lý các tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 6 NĐ 74 xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn đối với lĩnh vực mà mình quản lý

Cơ quan TTGSNG (Cục PCRT)

Vụ Thanh toán, Vụ Quản lý ngoại hối

Trước tháng 8/2011

Vụ Thanh toán

Cơ quan Thanh tra, giám sát, ngân hàng (Cơ quan TTGSNH)

Trước Quý IV/2011

3

Đảm bảo tính hiệu lực toàn diện của luật pháp hay các quy định về lưu trữ hồ sơ tuân thủ Khuyến nghị số 10 của FATF trong các hướng dẫn về các biện pháp chống tài trợ cho khủng bố, bao gồm báo cáo giao dịch bị nghi ngờ là có liên quan đến tài trợ khủng bố và đối với những người có ảnh hưởng chính trị (PEPs)

- Các định chế tài chính cần phải lưu giữ tất cả các báo cáo về giao dịch, cả trong và ngoài nước và hồ sơ khách hàng (kể từ khi quan hệ kinh doanh đến khi chấm dứt) trong vòng ít nhất 5 năm. Các tài liệu này có thể sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền thích hợp

- NHNN cần ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 22 hoặc văn bản hướng dẫn yêu cầu các Tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo các giao dịch bị nghi là có liên quan đến tài trợ cho khủng bố

- Các cơ quan quản lý các tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 6 NĐ 74 xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn đối với lĩnh vực mà mình quản lý

Cơ quan TTGSNH (Cục PCRT)

Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán

Trước tháng 8/2011

4

Bảo đảm tính hiệu lực toàn diện của luật pháp và các quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan tới rửa tiền và tài trợ cho khủng bố từ các tổ chức tín dụng tuân thủ Khuyến nghị 13 và Khuyến nghị đặc biệt IV của FATF

- Định chế tài chính báo cáo ngay lập tức cho Đơn vị tình báo tài chính (FIU) nếu nghi ngờ tiền thu được từ hoạt động phạm tội hoặc tài trợ cho khủng bố

- Các định chế tài chính cần báo cáo ngay lên cơ quan có thẩm quyền sự nghi ngờ hay khi họ có căn cứ hợp lý để nghi ngờ đối với những khoản vốn có liên quan tới các nhóm tội phạm, khủng bố

- NHNN và Bộ Công an cần ban hành văn bản hướng dẫn (hoặc đưa vào Luật Phòng, chống rửa tiền) về việc thực hiện các biện pháp chống tài trợ khủng bố

- Quy định cơ chế báo cáo thông tin liên quan đến tài trợ khủng bố; quy định các hình thức xử phạt đối với tổ chức báo cáo không tuân thủ trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) liên quan đến tài trợ cho khủng bố

Cơ quan TTGSNH (Cục PCRT), Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ Pháp chế, Vụ Thanh toán

Trước tháng 8/2011

5

Bảo đảm về việc thực hiện toàn diện thông tư đối với tất cả các định chế báo cáo

 

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 22 cần mở rộng đối với các tổ chức báo cáo khác; các bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng), NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 74 và bảo đảm thực hiện đối với tất cả các định chế báo cáo

Cơ quan TTGSNH (Cục PCRT)

Các vụ, cục liên quan

Trước tháng 8/2011

Các biện pháp quản lý và giám sát (KN.23)

6

Giải quyết các vấn đề liên quan tới các yêu cầu đối với chủ sở hữu hưởng lợi

 

- NHNN cần hoàn thành sổ tay thanh tra về chống rửa tiền/ chống tài trợ khủng bố (AML/CFT); Tiến hành thanh tra tại chỗ về chống rửa tiền tại các TCTD; Tăng cường đào tạo về kiến thức và kỹ năng thanh tra AML/CFT

- NHNN rà soát những hạn chế về quy định liên quan đến khách hàng có rủi ro cao và các yêu cầu của chủ sở hữu hưởng lợi; rà soát lại việc thanh tra, quản lý đối với hoạt động của các công ty chuyển tiền, công ty kinh doanh vàng bạc đá quý.

- NHNN cần nghiên cứu dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền phi chính thức để đưa vào quản lý, cấp phép.

Cơ quan TTGSNH

- Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quản lý ngoại hối

- Các cơ quan cấp phép và thanh tra (Thanh tra các Bộ Tài chính, xây dựng….)

Trước tháng 8/2011

7

Đảm bảo các biện pháp quản lý và giám sát đối với việc gia nhập thị trường tuân thủ Khuyến nghị 23 của FATF

Các quốc gia đảm bảo rằng: (i) Có một cơ quan cũng như các quy tắc giám sát hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền; (ii) Đảm bảo không để tội phạm kiểm soát các định chế tài chính; (iii) Các cơ sở làm dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền phải được đăng ký, giám sát và quản lý phù hợp

8

Phối hợp chặt chẽ với các định chế báo cáo để đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm báo cáo của các định chế

- Các nước phải thành lập FIU là một trung tâm quốc gia về tiếp nhận, phân tích, phổ biến các STR và các thông tin liên quan khác đến rửa tiền và tài trợ khủng bố (ML/FT); có hoạt động độc lập, báo cáo công khai, an toàn dữ liệu

- FIU của các nước nên gia nhập Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont)

- NHNN cần tăng cường đào tạo cho các cán bộ làm trực tiếp tại Cục PCRT thuộc Cơ quan TTGSNH nhằm nâng cao nghiệp vụ phân tích giao dịch và chuyển giao các thông tin tình báo tới các cơ quan có thẩm quyền.

- NHNN cần triển khai các hỗ trợ kỹ thuật nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng thanh tra về AML/CFT; kỹ năng soạn thảo luật AML/CFT

Cơ quan TTGSNH (Cục PCRT)

Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

Tháng 8/2011

9

Tiến hành đào tạo cho các nhân viên của Cục Phòng, chống rửa tiền nhằm nâng cao nghiệp vụ, hỗ trợ hiệu quả cho công tác phân tích và chuyển giao thông tin tình báo

10

Tăng cường hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ công tác điều tra hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố trên cơ sở các thông tin tình báo được cung cấp đồng thời tăng cường năng lực điều tra án rửa tiền và tài trợ cho khủng bố

11

Tăng cường trao đổi thông tin giữa các Cơ quan tình báo tài chính, bao gồm các thông tin tình báo tài chính với các đối tác quốc tế

 

 

Cơ quan TTGSNH (Cục PCRT)

 

Trước tháng 12/2011

12

Cung cấp các số liệu và trường hợp cụ thể để chứng minh kết quả trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam

 

NHNN phải thường xuyên tổng hợp, cập nhật các thông tin, tài liệu, số liệu cũng như một số trường hợp cụ thể trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam để báo cáo Chính phủ và thông tin cho các tổ chức quốc tế.

Cơ quan TTGSNH

Vụ Thanh toán, Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

Trước tháng 12/2012

13

Xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng điều tra tài chính, nâng cao nhận thức về nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố cho một số đơn vị có liên quan.

 

NHNN phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trong điều tra tài chính xây dựng các chương trình đào tạo về điều tra trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cũng như phối hợp với các bộ, ngành liên quan nâng cao nhận thức trong lĩnh vực này.

Cơ quan TTGSNH

Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng NHNN

Trước tháng 12/2011

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác