Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: | 372/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Cầm Văn Chính |
Ngày ban hành: | 28/02/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 372/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Cầm Văn Chính |
Ngày ban hành: | 28/02/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 372/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 28 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-NĐ ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La tại tờ trình số 12/TTr-SNN ngày 09 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
BẢO VỆ
RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của Chủ
tịch UBND tỉnh Sơn La)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 14.174,4 km2, dân số 1,086 triệu người, có thành phố Sơn La và 10 huyện : Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên.
Diện tích rừng năm 2011 của tỉnh Sơn La : 633.686 ha phân ra 2 loại rừng : rừng tự nhiên 609.554 ha và rừng trồng 24.132 ha, độ che phủ 44,6%.
Rừng trồng chủ yếu là thông, keo các loại được trồng tập trung ở vùng núi thấp và bãi bằng, dưới tán rừng là các loài cây bụi sim, mua, tràm, chổi, lau sậy về mùa khô nỏ rất dễ bắt lửa. Rừng keo trồng chủ yếu ở sườn dưới và chân đồi, sinh trưởng và phát triển tốt. Tất cả các loại rừng thông, keo và một số rừng tự nhiên, rừng núi đá phân bố trên cao ở tỉnh Sơn La là rừng trọng điểm dễ cháy.
Rừng trọng điểm dễ cháy hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 252.805 ha. Tập trung chủ yếu ở 4 khu rừng đặc dụng, dọc quốc lộ, tỉnh lộ, rừng phòng hộ các công trình thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện Sơn La, rừng phòng hộ dọc lưu vực sông đà. Vào mùa khô thời tiết thường thay đổi nắng nóng và gió tây thổi mạnh, độ ẩm xuống mức thấp, lá cây rụng xuống cộng với tầng thảm mục lâu ngày bị phơi nắng tạo thành lớp vật liệu rất dễ cháy, nhất là các khu rừng nguyên sinh có thảm thực vật dày bị khô, dễ cháy và khó chữa.
Theo thông kê, từ năm 2001 đến năm 2010, toàn tỉnh Sơn La đã xảy ra 327 vụ cháy, diện tích cháy 1005,9 ha (mức độ thiệt hại khoảng 20%). Cháy rừng không những gây tổn thất về tài nguyên thiên nhiên mà còn tổn hại môi trường sống, gây xói mòn, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, làm đất bạc mầu, mất nguồn nước ngọt, nguồn chim muông và thú rừng, làm suy thoái tính đa dạng sinh học rừng.
Hiện nay, công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng đã trở thành mối quan tâm lớn của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và toàn xã hội. Do vậy việc xây dựng Kế hoạch Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La là việc làm cần thiết và cấp bách. Kế hoạch Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La còn là cơ sở để UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Sơn La chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành và chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
- Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Nghị định số 09/2006/NĐ-NĐ ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng, các vùng sinh thái rừng;
- Chỉ thị số 32/2000/CT- BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước.
- Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL ngày 02 tháng 10 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 197/QĐ-BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;
- Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015;
- Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 3833/2002/QĐ-UB ngày 29 tháng 11 năm 2002 về việc phê duyệt Dự án Theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN và PTNT ngày 04 tháng 8 năm 2005 và Thông tư số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2007 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT;
- Thông tư số 51/2012/TT-BNN và PTNT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
III. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc, 103011’- 105002’ kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.174,4 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường sông và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.
1.2. Địa hình - địa thế
Địa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: Cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản, còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi cao. Ðộ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879 m, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt biển
Do vị trí địa lý nên đặc điểm của địa hình hết sức phức tạp núi cao, độ dốc lớn, công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) rất phức tạp khi xảy ra cháy rừng gây rất nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng, phương tiện đến cứu chữa.
1.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu Sơn La đặc trưng cận ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (Không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 - 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27 0C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16 0C, sương muối thường xảy ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau. Số ngày có gió Tây (gió Lào) khô nóng tăng lên, thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 - 0,6 0C. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió Tây khô nóng vào những tháng 2, 3, 4 là yếu tố gây ảnh hưởng bất lợi đến công tác PCCCR và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Số liệu kiểm kê, rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Sơn La cho thấy diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến 01/01/2007 là 934.039 ha, chiếm 66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và được quy hoạch thành các loại rừng sau: Rừng đặc dụng là 62.878 ha, chiếm 6,7%; rừng phòng hộ là 423.993 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất là 447.068 ha, chiếm 47,9%.
Đa phần diện tích rừng hiện còn không tập trung, nhiều khu vực xen kẽ với đất nông nghiệp, xa dân cư, xa đường giao thông và hiểm trở, rừng hỗn giao, thường rụng lá về mùa khô, thảm thực bì bị khô nỏ, ngoài ra còn có hiện trạng nương rẫy cũ, thảm cỏ lau lách cây bụi dễ cháy liền kề nguy cơ cháy cao gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
2. Những ảnh hưởng bất lợi đến công tác BVR và PCCCR
2.1. Ảnh hưởng của dân số
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống (trong đó: dân tộc Thái chiếm 54%; dân tộc Kinh 18%; dân tộc Mông 12%; dân tộc Mường 8,4%; dân tộc Dao 2,5%; dân tộc Xinh Mun 1,8%; dân tộc Khơ Mú 1,1%; dân tộc Lào 0,3%; dân tộc Kháng 0,75%; dân tộc La Ha 0,55%, còn lại là các dân tộc khác).
Tổng dân số toàn tỉnh là 1,086 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số có 890.520 người chiếm 82% dân số toàn tỉnh sống ở hầu hết 204 xã, phường, thị trấn; tập trung ở 2.802/3.255 bản, tiểu khu, tổ dân phố. Địa bàn cư trú rộng, phân tán chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới vùng đặc biệt khó khăn. Tình hình dân số phân bố trên địa bàn có rừng lại không đều, thực trạng phân bố dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức lực lượng cũng như triển khai công tác PCCCR, nhất là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác tập quán sản xuất canh tác trên nương rẫy là tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi, ngoài ra các hoạt động săn bắt, đốt tổ ong, khai hoang, đốt than, đốt đồi cỏ để chăn nuôi gia súc là mối tiềm ẩn gây nên cháy rừng. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân đến nay còn cao chiếm trên 40% so với toàn tỉnh. Trong 90 xã khu vực III và một xã vùng an toàn khu được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II thì có 47/90 xã thuộc 5 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
2.2. Ảnh hưởng về mặt ý thức BVR và PCCCR.
Do nhận thức, ý thức về BVR và PCCCR, hiểu biết về vai trò to lớn của rừng và tác hại của cháy rừng, mất rừng chưa cao, trình độ dân trí còn thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
2.3. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội, đời sống và tập quán của nhân dân
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu lao động và quản lý việc làm ổn định trong Nông thôn; những thành tích đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên đối với đời sống và thu nhập của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng 3 và một số dân tộc đặc biệt ít người còn cao. Do vậy nếu không giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ dẫn đến các hoạt động tiêu cực trong rừng gia tăng.
3. Thực trạng về công tác BVR và PCCCR
- Trong giai đoạn 2001 - 2011, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng lên; hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, chủ trương đổi mới; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, chuyển hướng phát triển lâm nghiệp sang mục tiêu “tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn, đẩy mạnh trồng rừng, khai thác sản phẩm từ rừng trồng và khai thác gỗ từ rừng tự nhiên theo hướng bền vững”. Hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý rừng, nhất là quản lý quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng rừng, giao đất, giao rừng, kiểm kê, thống kê rừng đã được nâng cao một bước. Công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài đến các chủ rừng được đẩy mạnh, qua đó sự thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều chương trình, dự án của Nhà nước được áp dụng đã làm cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế tài chính mới, bền vững được áp dụng nhằm khuyến khích quản lý bảo vệ và sử dụng rừng bền vững như Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Nghị quyết số 30a/NQ-CP; Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Hàng năm trên địa toàn tỉnh đã thành lập, kiện toàn 218 Ban Chỉ huy BVR và PCCCR 3 cấp: Cấp tỉnh 01 Ban; Cấp huyện 11 Ban; Cấp xã 204 Ban. Lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách PCCCR gồm có:
+ Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, ban quản lý các khu rừng đặc dụng của tỉnh.
+ Phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh.
+ Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
+ Lực lượng dân quân cơ động các xã.
- Lực lượng cơ sở: 2401 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR thôn, bản, tiểu khu, mỗi tổ đội được biên chế từ 8 - 12 người.
- Phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR được trang bị cho lực lượng chuyên trách gồm: 13 xe ô tô chỉ huy PCCCR, 17 bình phun nước chữa cháy, 77 máy thổi gió, 217 loa cầm tay, 39 ống nhòm, 22 máy định vị GPS, 80 máy cắt thực bì, 01 máy bơm nước, 270 dao phát, 120 xẻng, 500 bàn dập lửa, 130 cuốc, 60 can đựng nước ...
- Theo thống kê 10 năm (2001 - 2011) trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra 327 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.005,9 ha, trạng thái từ II a - III a2; rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng trồng; mức độ thiệt hại khoảng 20%.
Biểu tổng hợp tình hình cháy rừng 10 năm (2001 - 2011)
TT |
Địa điểm |
Số vụ cháy |
Diện tích có rừng (ha) |
Tổng |
327 |
1005,949 |
|
1 |
Huyện Mường La |
37 |
73,660 |
2 |
Huyện Bắc Yên |
18 |
288,896 |
3 |
Thành Phố Sơn La |
19 |
8,330 |
4 |
Huyện Sốp Cộp |
4 |
11,146 |
5 |
Huyện Yên Châu |
5 |
23,460 |
6 |
Huyện Phù Yên |
15 |
176,850 |
7 |
Huyện Quỳnh Nhai |
56 |
111,950 |
8 |
Huyện Mai Sơn |
9 |
2,614 |
9 |
Huyện Thuận Châu |
61 |
123,500 |
10 |
Huyện Sông Mã |
52 |
18,650 |
11 |
Huyện Mộc Châu |
51 |
167,193 |
- Mùa khô năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh Sơn La chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 20 ha rừng tái sinh.
Kết quả quản lý bảo vệ rừng được thể hiện trên các mặt: Diện tích rừng từng bước được nâng lên rõ rệt; độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh tăng từ 34,2% năm 2002 lên 44,6% năm 2011. Chất lượng rừng từng bước được cải thiện, đa dạng sinh học rừng được duy trì. Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng từng bước giảm dần, thiệt hại tài nguyên rừng do hành vi trái pháp luật gây ra giảm;
4. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng vẫn còn tồn tại tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhất là hành vi phá rừng trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép còn diễn ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong xã hội; rừng đã được giao nhưng nhiều nơi chưa được quản lý bảo vệ chặt chẽ; Chất lượng rừng tự nhiên thấp; đời sống của người dân sống trong và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn như sau:
4.1. UBND một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo sâu sát để thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Việc thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh chưa thường xuyên, liên tục. Nhiều địa phương còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
4.2. Việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ở một số địa phương còn chậm, thiếu kiên quyết, một số vụ vi phạm đã khởi tố điều tra hình sự nhưng quá trình xử lý chưa kịp thời, do vậy không đủ sức răn đe, giáo dục. Số đối tượng chuyên nghiệp phá rừng và đầu nậu buôn bán gỗ trái phép đôi khi chưa được phát hiện kịp thời và triệt phá dứt điểm, nên chúng vẫn hoạt động với những thủ đoạn tinh vi, móc nối với các phần tử tiêu cực để xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng.
4.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đã được UBND các cấp từ tỉnh đến cơ sở và các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ cháy rừng, rừng giao cho cộng đồng, các doanh nghiệp vẫn bị phá và lấn chiếm. Một số chủ rừng chưa làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, một số nơi còn buông lỏng quản lý thiếu kiểm tra. Các Công ty Lâm nghiệp chưa tổ chức được lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm trên lâm phần quản lý nên một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị người dân xâm canh, lấn chiếm trái phép, lâm sản bị khai thác, tiêu thụ trái phép làm suy giảm chất lượng rừng.
4.4. Hoạt động của kiểm lâm đã có chuyển biến theo hướng đưa kiểm lâm về địa bàn vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kiểm lâm cũng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do kiểm lâm ở cơ sở một số nơi thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ, chính quyền các cấp thiếu sự kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên nên hoạt động bảo vệ rừng tận gốc còn hạn chế.
4.5. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương đã được xây dựng nhưng chưa có hoặc chậm được bố trí kinh phí để thực hiện nên hoạt động QLBVR tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
4.6. Cơ chế, chính sách đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, chậm được đổi mới.
4.7. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp cơ sở và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, việc phòng cháy và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Việc triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo ở cấp huyện, xã, các thôn bản còn chậm, nhiều hạn chế. Chính quyền cấp xã ở nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, đúng trách nhiệm theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp và nay là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
- Tính thực tiễn của các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng chưa cao, các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thường không nêu ra vùng trọng điểm cháy rừng, những hành động thích hợp nhất đối với cán bộ chỉ huy, lực lượng dập cháy, lực lượng hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực hiện các hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt khi có cháy rừng lớn xảy ra.
- Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm (trên trang Website của Cục Kiểm lâm) đã được triển khai có hiệu quả, nhưng còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng (Địa bàn xã), chưa dự báo trực tiếp các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý.
- Tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất sôi động và khẩn trương như thi công, xây dựng đường, thủy điện…, thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng gần rừng, do vậy tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
- Giữ vững diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh theo quy hoạch đến năm 2015 là Rừng đặc dụng 62.978,7 ha, chiếm 6,7%; rừng phòng hộ 423.992,6 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất 447.067,6 ha, chiếm 47,9%.
- Bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện còn, không để xảy ra cháy rừng, thiệt hại do chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng trái phép.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng.
2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện thống kê, kiểm kê số lượng, chất lượng rừng trong năm 2013; thiết lập hồ sơ quản lý dữ liệu rừng và đất lâm nghiệp thống nhất theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hàng năm, UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có rừng trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao tổ chức cập nhật tình hình diễn biến về hiện trạng, chủ sở hữu, chủ sử dụng đối với diện tích 3 loại rừng, diện tích cây phân tán ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, cây trồng tập trung dễ cháy khác trên địa bàn, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện làm cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, cụ thể:
+ Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp Thanh tra chuyên ngành, các ngành chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương các cấp huyện, xã và đơn vị chủ rừng.
+ UBND các huyện, thành phố nơi có rừng tổ chức kiểm tra định kỳ về việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ, quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại các địa phương cấp xã nơi có rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn quản lý.
+ UBND xã, phường, thị trấn nơi có rừng tổ chức kiểm tra định kỳ việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại địa bàn dân cư thôn, bản nơi có rừng và cây phân tán trên địa bàn quản lý.
+ Lực lượng bảo vệ rừng tăng cường hoạt động tuần tra tại những khu vực có rừng và cây phân tán, thường xuyên kiểm tra hộ sản xuất nông nghiệp ở cận rừng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với mọi trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Rà soát ban hành, bổ sung quy chế quản lý, quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:
+ UBND cấp xã nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, căn cứ vào đặc điểm, tình hình tại địa phương để xây dựng và ban hành quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 47, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
+ Chi cục Kiểm lâm tiến hành rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế phối hợp ký kết giữa cơ quan Kiểm lâm với các cơ quan, đơn vị thuộc các lực lượng: Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Dân quân tự vệ theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công an - Quốc phòng; Quy chế phối hợp bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong vùng giáp ranh giữa Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:
a) Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; tăng cường hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với các địa phương có rừng, các đơn vị chủ rừng trong tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.
b) Nâng cao năng lực của lực lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng
- Nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cần đẩy mạnh thực hiện:
+ Tăng cường chỉ đạo các đơn vị cơ sở quan hệ gắn bó và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động phối hợp các phòng ban chức năng và các đơn vị: Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Cảnh sát Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn công tác.
+ Nâng cao trách nhiệm của cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi có rừng tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động lâm nghiệp; xây dựng phong trào quần chúng tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán, phong trào bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- UBND xã, phường, thị trấn nơi có rừng tiếp tục kiện toàn, củng cố lực lượng xung kích bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Khoản 2, Điều 50 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.
c) Chủ rừng là đơn vị tập thể, chủ hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao rừng để quản lý, bảo vệ hoặc được giao đất trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán thực hiện trách nhiệm tổ chức lực lượng tại chỗ theo quy định của Khoản 1, Điều 50 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ, cụ thể.
- Đối với chủ rừng là đơn vị tập thể, người đứng đầu đơn vị chủ rừng có trách nhiệm: tổ chức xây dựng lực lượng tại chỗ và thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; đầu tư trang bị phương tiện và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ.
- Đối với chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật dưới sự hướng dẫn của cơ quan Kiểm lâm, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
2.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cộng đồng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:
Công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể cùng phối hợp thực hiện, giúp người dân nâng cao nhận thức về: vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của rừng; về các quy định của pháp luật; về mục đích, ý nghĩa của công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm với vai trò là cơ quan chuyên trách, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.
- Phối hợp Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện và cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam Khu vực Tây Bắc và các cơ quan thông tin truyền thông khác xây dựng phóng sự, bài viết phản ánh về công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, lồng ghép chương trình phổ biến văn bản pháp luật và phản ánh những đơn vị, gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Phối hợp các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể tại những địa phương nơi có rừng tăng cường các hoạt động: tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp dân trong địa bàn dân cư; thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh của xã.
- Tổ chức Tổ tuyên truyền lưu động, đi đến các điểm dân cư tập trung cận rừng dùng loa để phổ biến nội dung tuyên truyền kết hợp tranh cổ động, phát tờ rơi.
2.4. Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chính quyền địa phương các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chức năng và đơn vị chủ rừng luôn quán triệt phương châm 4 tại chỗ:“Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ; đồng thời chủ động tổ chức thực hiện những biện pháp sau.
a) Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020, hàng năm tổ chức diễn tập và điều chỉnh, bổ sung phương án của từng cấp, cụ thể.
- Đối với cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh lập phương án, kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
- Đối với cấp huyện nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao: Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy quân sự lập phương án, kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt thực hiện.
- Đối với cấp xã nơi có rừng và cây phân tán nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, Ban Chỉ huy quân sự xã chủ trì phối hợp với Công an xã, cán bộ Kiểm lâm địa bàn lập phương án, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt thực hiện.
- Các đơn vị chủ rừng có trách nhiệm lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và kế hoạch tổ chức diễn tập phương án theo sự hướng dẫn và phê duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung phương án sát với tình hình thực tế.
b) Bảo đảm điều kiện phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng
- Tiếp tục đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy cho cấp xã nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao. UBND huyện, thành phố lập kế hoạch kinh phí đề nghị UBND tỉnh đầu tư trang bị máy bơm chữa cháy chuyên dụng.
- Hàng năm, trước thời điểm mùa khô, đơn vị chủ rừng căn cứ đặc điểm tình hình và nhu cầu thực tế trong phòng cháy, chữa cháy rừng, chủ động lập kế hoạch kinh phí đầu tư trang bị mới, bổ sung, bảo trì, sửa chữa đảm bảo các điều kiện như.
+ Các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy: Máy bơm chữa cháy chuyên dùng, dụng cụ thủ công phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống thông tin báo cháy (điểm chốt, chòi, tháp canh lửa, kẻng, thiết bị thông tin liên lạc).
+ Các công trình phòng chống cháy: phát dọn tạo đường băng cản lửa, thu gom đốt có kiểm soát nguồn vật liệu khô trong rừng, bơm nước giữ độ ẩm chân rừng để chủ động phòng chống cháy lan.
+ Các công trình đảm bảo nguồn nước chữa cháy: hồ chứa nước, kênh, mương dẫn nước ...
c) Duy trì chế độ thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng: Trên cơ sở phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc, Đài truyền hình tỉnh cập nhật tình hình thời tiết, xác định cấp độ nguy cơ cháy rừng, thông tin đến các địa phương, đơn vị chủ rừng và người dân biết để đề phòng và có biện pháp ứng phó trong những tháng cao điểm mùa khô.
d) Tăng cường các loại bảng, biển cấm lửa nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy. Các cấp chính quyền, đơn vị chủ rừng có trách nhiệm thực hiện:
- UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có rừng trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, hàng năm tổ chức kiểm tra, lập kế hoạch lắp đặt mới, sơn sửa các bảng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại những khu vực sản xuất nông nghiệp cận rừng và cây phân tán ở địa phương, trình UBND quận, huyện phê duyệt thực hiện.
- Đơn vị chủ rừng có trách nhiệm đặt các biển cấm lửa tại vị trí bìa rừng và diện tích cây phân tán thuộc trách nhiệm quản lý, bảo vệ của đơn vị, nhằm khuyến cáo mọi người nhận biết khu vực dễ cháy, không sử dụng lửa trong khu vực cấm.
đ) Lực lượng Kiểm lâm, lực lượng xung kích, lực lượng tại chỗ tăng cường hoạt động tuần tra, canh phòng tại những khu vực trọng điểm thường xảy ra cháy, nhắc nhở người dân ra vào khu vực có rừng, cây phân tán chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi vi phạm an toàn về phòng cháy, chữa cháy trên phạm vi diện tích rừng, do gia đình, đơn vị, cấp mình quản lý.
e) Thực hiện chế độ tự kiểm tra việc chấp hành và thực hiện các quy định, chế độ, nội quy về phòng cháy, chữa cháy. Thủ trưởng đơn vị chủ rừng chủ động tổ chức tự kiểm tra về những nội dung: tổ chức phân công trực chỉ huy, trực ban, tuần tra; quản lý hồ sơ, bảo quản, sử dụng thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những khâu còn thiếu sót, xử lý nghiêm đối với cá nhân, bộ phận thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các quy định, chế độ, nội quy phòng cháy, chữa cháy.
g) Tổ chức ký kết quy chế phối hợp, hỗ trợ giữa các phường, xã giáp ranh trong khu vực có rừng, và giữa các đơn vị chủ rừng nhằm phát huy tối đa điều kiện nhân lực, phương tiện phục vụ cho công tác chữa cháy rừng.
3. Nội dung chương trình bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn 2013 - 2015
3.1. Tổ chức hội nghị công tác PCCC rừng 3 cấp: tỉnh - huyện - xã
a) Nội dung
- Tổng kết công tác PCCC rừng của mùa khô năm hiện tại.
- Đề ra phương hướng, nhiệm vụ mùa khô năm tiếp theo.
b) Thời gian và phân công thực hiện
- Thực hiện mỗi năm 1 lần vào đầu mùa khô
- Đơn vị thực hiện: UBND 3 cấp; tỉnh, huyện, xã.
3.2. Chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Mục tiêu
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
b) Nội dung chương trình
- Khảo sát, lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện.
- Xây dựng, thiết kế nội dung tuyên truyền: tuyên truyền trên báo, đài của tỉnh và 11 huyện, thành phố.
c) Thời gian và phân công thực hiện
- Thời gian thực hiện trong 3 năm, từ năm 2013 đến năm 2015.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan Báo, đài của tỉnh và các huyện, thành phố, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố.
3.3. Thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp
a) Mục đích theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý. Lập bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000, nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở các cấp phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
b) Nội dung
- Cập nhật diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở phân loại rừng và đất lâm nghiệp theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6 - 84 ban hành kèm theo Quyết định số 682B/QLKT ngày 01 tháng 8 năm 1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Đơn vị cơ sở theo dõi và cập nhật là lô trạng thái. Đơn vị thống kê là tiểu khu rừng, xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.
- Số liệu thu thập ở thực địa phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu và bản đồ rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000.
- Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể như: Phần mềm cơ sở dữ liệu (DBR), phần mềm thống kê rừng (TKR), phần mềm xử lý bản đồ (MapInfo, Microstation). Các phần mềm này được quản lý, sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh, bảo đảm tính tích hợp dữ liệu từ cơ sở tới tỉnh.
c) Thời gian và phân công thực hiện
- Thời gian: Định kỳ hàng năm
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).
4. Tiến độ và kinh phí thực hiện
4.1. Tiến độ thực hiện
- Năm 2013: Tiến hành lập kế hoạch thực hiện các chương trình và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Từ năm 2013 đến 2015: Thực hiện các nội dung đã xây dựng theo kế hoạch.
- Cuối năm 2015: Tiến hành tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.
4.2. Nhu cầu kinh phí
TT |
Hạng mục |
Phân theo thời gian |
||
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
||
Thành tiền |
Thành tiền |
Thành tiền |
||
PHỤC VỤ CÔNG TÁC PCCC RỪNG |
974.105.850 |
985.105.850 |
985.105.850 |
|
CÔNG TÁC THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG |
173.105.850 |
|||
- Cập nhật số liệu vào bản đồ số và phần mềm DBR (tạm tính biến động hàng năm là 1% diện tích ĐLN) |
||||
CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG =10% A |
97.410.585 |
|||
CHI PHÍ DỰ PHÒNG =5% A |
||||
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ |
5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của UBND tỉnh trong lĩnh vực bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng đã và đang phát huy hiệu quả; đồng thời, nghiên cứu kiến nghị với Trung ương, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, những cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền các cấp, của chủ rừng và của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; tăng cường sự phối hợp các lực lượng chức năng của thành phố và các tỉnh bạn trong hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch tổ chức thực hiện .
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý bảo vệ rừng; lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020.
5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo hướng dẫn đơn vị chủ rừng thực hiện rà soát, xác định và cắm mốc ranh giới ngoài thực địa diện tích đất lâm nghiệp.
5.3. Sở Tài chính
Cân đối, đề xuất trình UBND tỉnh bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) và UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện các nội dung Chương trình quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2015.
5.4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, lực lượng Dân quân tự vệ tại các địa phương tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm trong hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
5.5. Công an tỉnh
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND, huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy, tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an các huyện, thành phố lập kế hoạch phối hợp lực lượng Kiểm lâm trong hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa chữa rừng và điều tra, xử lý vi phạm.
5.6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng” trong đối tượng học sinh phổ thông, học sinh trung học cơ sở tại những địa phương .
5.7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch thực hiện “Chương trình tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng”.
5.8. Cơ quan thường trú đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc, Đài Truyền hình tỉnh, huyện
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng”.
5.9. UBND các huyện, thành phố nơi có rừng
Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây