Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: | 3689/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Trần Minh Kỳ |
Ngày ban hành: | 07/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3689/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Trần Minh Kỳ |
Ngày ban hành: | 07/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3689/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 604/TTr-SXD ngày 26/9/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (kèm theo Công văn số 529/QH-VLXD ngày 22/10/2012 của Viện Vật liệu xây dựng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý dự án Quy hoạch Vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, (có phụ lục và Dự án Quy hoạch kèm theo) bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển sản xuất VLXD phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại VLXD mà địa phương có lợi thế như đá xây dựng, cát xây dựng, gạch không nung, ngói nung, bê tông. Chú trọng phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn năng lượng thấp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố các cơ sở sản xuất cần gắn với nguồn nguyên liệu thiên nhiên, điều kiện giao thông vận tải thuận lợi, ưu tiên đầu tư các cơ sở bố trí trong các khu, cụm công nghiệp; phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất thủ công, tập trung thành các cơ sở có quy mô công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chuyển đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Hà Tĩnh nhằm: Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh về nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD và nguồn lao động tại chỗ. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại VLXD thoả mãn nhu cầu VLXD ngày càng tăng trên thị trường trong tỉnh và cung cấp một số loại VLXD ra ngoài tỉnh.
- Gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn giữ được vị trí quan trọng của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh.
- Thu hút một lực lượng lao động lớn, lạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách so với các tỉnh lân cận.
3. Phương án quy hoạch đến năm 2020
3.1. Vật liệu xây
- Phương hướng phát triển:
+ Hạn chế phát triển sản xuất gạch nung nhằm bảo vệ nguồn đất nông nghiệp, giữ gìn cảnh quan môi trường. Đến năm 2013 xóa bỏ hoàn toàn gạch thủ công,
+ Để tận dụng tiềm năng về nguồn đá mạt thải, nguồn tro xí thải tại nhà máy nhiệt điện, cát sông.., ưu tiên phát triển vật liệu xây dựng không nung với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đa dạng để thay thế một phần gạch nung, đáp ứng nhu cầu xây dựng.
+ Khai thác đất làm gạch phải tuân theo Luật Khoáng sản. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, đất đồi, đất hạ cốt ruộng. Không cấp mỏ đất ruộng làm gạch để tránh ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp.
- Phương án cụ thể: Giai đoạn đến năm 2015, đầu tư để các cơ sở gạch tuy nen hiện có phát huy công suất thiết kế đạt 451 triệu viên/năm. Di dời 2 cơ sở gạch Tuynen tại thị xã Hồng Lĩnh ra khỏi địa bàn thị xã. Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 5 dây chuyền gạch không nung, sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa.
3.2. Vật liệu lợp
- Ngói nung: Dành những khu vực sét tốt để sản xuất ngói nung và tiếp tục đầu tư sản xuất ngói nung tại các nhà máy gạch tuy nen và đầu tư 01 cơ sở sản xuất ngói nung cao cấp.
- Tấm lợp amiăng - xi măng: Đến năm 2017 sẽ dừng sản xuất tấm lợp này vì sản xuất gây ô nhiễm môi trường và thay thế bằng các loại ngói xi măng - cát.
- Tấm lợp kim loại: Đầu tư duy trì các cơ sở gia công tấm lợp kim loại hiện có và đầu tư 4 cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại 3 lớp cách âm cách nhiệt.
- Ngói xi măng - cát: Đầu tư một số cơ sở sản xuất ngói màu xi măng - cát, dây chuyền sản xuất cơ giới hóa tại một số huyện.
3.3. Đá xây dựng
- Định hướng phát triển:
+ Đầu tư các dây chuyền chế biến đá đồng bộ, có mức độ cơ giới hóa cao đối với các doanh nghiệp hiện đã được cấp phép khai thác để phát huy hết công suất thiết kế.
+ Tổ chức sắp xếp lại sản xuất đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, để hình thành các cơ sở lớn đủ tiềm lực đầu tư thiết bị cơ giới hóa. Đến năm 2015 chấm dứt tình trạng khai thác nhỏ lẻ, thủ công.
+ Tiến hành khảo sát, thăm dò các mỏ đá không thuộc khu vực cấm, tạm cấm theo luật khoáng sản để có cơ sở khai thác sử dụng trong các giai đoạn tiếp theo.
+ Tăng cường quản lý về kỹ thuật khai thác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, hoàn nguyên đất đai đối với các mỏ khai thác.
- Phương án cụ thể:
+ Đến năm 2015 đầu tư tăng cường trang thiết bị cơ giới, thiết bị nghiền sàng đồng bộ để phát huy hết công suất thiết kế đối với các doanh nghiệp đã được cấp phép và đang khai thác. Xóa bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, tập trung thành các sử dụng lớn để có khả năng đầu tư thiết bị khai thác chế biến cơ giới hóa. Đầu tư thiết bị cơ giới hóa đối với các cơ sở khai thác chế biến đã xây dựng tại các mỏ đã được cấp phép nhưng chưa triển khai khai thác.
+ Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư mới một số cơ sở khai thác chế biến đá trên cơ sở kết quả thăm dò các mỏ đá đã được cấp phép như thống kê. Tiếp tục khảo sát thăm dò bổ sung trữ lượng các mỏ đá để có cơ sở cấp phép khai thác các mỏ mới và gia hạn khai thác các mỏ đã khai thác.
3.4. Cát xây dựng
- Định hướng phát triển:
+ Đẩy mạnh khai thác cát trên các sông để đáp ứng được nhu cầu cát trên toàn tỉnh, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông. Khai thác cát phải gắn với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không gây sạt lở bờ, không làm thay đổi dòng chảy, đảm bảo an toàn giao thông thủy, an toàn đê kè, công trình thủy lợi trên sông.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát, thăm dò 5 khu vực cát vùng đồng bằng ven biển không bị nhiễm mặn để đưa vào khai thác sử dụng.
+ Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác cát sỏi nhỏ lẻ không có giấy phép, thành lập các hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần có các bãi chứa cát sỏi tập trung để tiêu thụ, hạn chế tình trạng khai thác manh mún, đồng thời huy động được nguồn vốn để đầu tư thiết bị khai thác, vận chuyển, cải tạo bến bãi, đường giao thông.
+ Các khu vực khai thác cát phải được quy hoạch, khoanh định và được UBND tỉnh phê duyệt. Xóa bỏ tình trạng khai thác cát bừa bãi không có giấy phép.
- Phương án cụ thể:
+ Các đơn vị đã được cấp phép cần đầu tư tăng cường phương tiện khai thác để tăng năng lực khai thác.
+ Phát triển các cơ sở khai thác cát sỏi trên các sông, đưa năng lực khai thác cát sỏi của toàn tỉnh lên trên 2 triệu m3/năm.
+ Tiến hành thăm dò khảo sát, đánh giá lại trữ lượng, chất lượng cát tại các khu vực phân bố cát vùng đồng bằng ven biển để làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác.
+ Hình thành các bãi chứa cát tập trung tại các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê để chấm dứt tình trạng khai thác cát tràn lan, không phép trên sông La, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu gây xói lở bờ.
+ Đầu tư 2 cơ sở cát nghiền công suất mỗi cơ sở 100.000 m3/năm.
3.5. Vật liệu trang trí hoàn thiện
a) Gạch ốp lát
- Tiếp tục đầu tư duy trì sản xuất gạch terazzo và gạch lát bê tông màu lại các cơ sở hiện có. Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch lát nung mỏng siêu mịn gồm các loại gạch lát hè, gạch chóng rêu lát sân, gạch ốp tường.
- Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch terayzo với các sản phẩm gạch lát ngoài trời chất lượng cao tại KCN Thạch Quý.
- Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch ốp lát cao cấp terastone.
b) Đá ốp lát
Trên cơ sở khảo sát thăm dò mỏ đá gabro Yên Chu tại xã Xuân Viên, Xuân Mỹ - huyện Nghi Xuân và mỏ granit Tuần Thượng - huyện Kỳ Anh, đầu tư 02 cơ sở khai thác chế biến đá ốp lát.
c) Gạch block thủy tinh
Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch block thủy tinh, sử dụng nguồn nguyên liệu cát thủy tinh trên địa bàn của tỉnh của tỉnh.
d) Tấm nhựa ốp trần và tường
Đầu tư 01 cơ sản xuất tấm nhựa để làm cửa, tấm ốp tường, ốp trần, vách ngăn, tại khu CN Vũng Áng.
3.6. Khung nhựa UPVC có lõi thép
Đầu tư 02 cơ sở sản xuất khung nhựa UPVC có lõi thép chịu lực dùng làm các loại khung cửa và vách kính thay thế các loại cửa gỗ và vách kính khung nhôm.
3.7. Bê tông
- Đầu tư để duy trì sản xuất, phát huy hết công suất thiết kế tại 3 cơ sở sản xuất bê tông hiện có.
- Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất bê tông tại thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân.
- Đầu tư 01 cơ sở sản xuất vôi cơ giới hóa công suất 30.000 tấn/năm tại huyện Hương Khê, sử dụng đá vôi trên địa bàn huyện Hương Khê để sản xuất. Xóa bỏ các lò nung vôi thủ công tại huyện Đức Thọ để bảo vệ môi trường trong các khu dân cư.
3.8. Sơn xây dựng
Tiếp tục đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất, đa dạng sản phẩm sơn như sơn tường ngoài, sơn chống thấm, sơn chịu axit, đối với các cơ sở sản xuất sơn xây dựng hiện có.
3.9. Khai thác, chế biến nguyên liệu
Trên cơ sở kết quả khảo sát thăm dò các mỏ cát trắng, dự kiến đầu tư 1 cơ sở khai thác cát trắng tận dụng cát thải của mỏ sắt Thạch Khê và các vùng khác trong tỉnh.
3.10. Khai thác đất san lấp
Từ nay đến năm 2020, tỉnh cần tiếp tục tiến hành khảo sát thăm dò, đánh giá lại chất lượng, trữ lượng các mỏ đang khai thác và các mỏ mới, điều tra khảo sát cơ sở hạ tầng đường giao thông các khu vực mỏ, để có cơ sở tiếp tục cấp phép; không cấp phép tràn lan; không cấp phép những khư vực mỏ không đảm bảo về điều kiện giao thông. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác phải có cam kết đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa chữa đường giao thông.
Ngoài các loại vật liệu xây dựng đã được nêu ở trên, một số loại VLXD khác giữ vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong xây dựng như xi măng, vật liệu trang trí hoàn thiện, sứ vệ sinh, vật liệu tiểu ngũ kim xây dựng, ma tít... nhưng do Hà Tĩnh không có điều kiện cũng như lợi thế để sản xuất, nên sẽ được cung ứng từ các tỉnh lân cận để đáp ứng nhu cầu xây dựng của Hà Tĩnh.
Nhu cầu lao động cần bổ sung thêm cho ngành sản xuất VLXD từ nay đến năm 2020 khoảng 7.360 người, trong đó cần khoảng 700 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có trình độ từ trung cấp trở lên.
4. Định hướng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030:
Trong giai đoạn này do năng lực sản xuất VLXD khá lớn nên đầu tư vào mở rộng về quy mô, tăng trường sản lượng sẽ không nhiều, mà sẽ đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển các sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng thay thế các loại VLXD truyền thống và các loại VLXD nhập ngoại, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tại tỉnh, có thể phục vụ xuất khẩu.
4.1. Vật liệu xây
Hạn chế phát triển sản xuất gạch nung tuy nen, chỉ sản xuất khi còn bảo đảm được nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh hơn các sản phẩm vật liệu xây không nung như: Gạch không nung, bê tông nhẹ, bê tông rỗng, kính cường lực, kính an toàn để lắp dựng mặt ngoài các tòa nhà cao tầng, gạch bloc thủy tinh để từng bước giảm bớt việc sử dụng gạch nung, phục vụ cho công nghiệp hóa xây dựng. Đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung theo công nghệ tiên tiến, đa dạng chủng loại sản phẩm về kích thước, màu sắc để giúp cho những nhà thi công có thể lựa chọn theo yêu cầu để hoàn thiện khối xây không trát. Phát triển sản xuất các loại ngói nung không tráng men hoặc tráng men có màu dùng để trang trí.
4.2. Vật liệu lợp
Phát triển sản xuất các loại tấm lợp thông minh tấm lợp sinh thái, tấm lợp nhựa cao cấp lấy ánh sáng tự nhiên, ngói xi măng - cát….
4.3. Vật liệu ốp lát
Để tiết kiệm nguồn đất sét tốt và tăng giá trị khối đất nguyên liệu, tăng cường sản xuất các loại vật liệu gạch ốp lát nung mỏng, kích thước lớn, đa dạng chủng loại sản phẩm. Sản xuất các loại sản phẩm có khả năng chống mài mòn, màu sắc hoa văn trang trí mang tính hiện đại, đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Phấn đấu nâng tỷ trọng sản phẩm gạch ốp lát mỏng lên cao hơn so với các giai đoạn trước.
Phát triển sản xuất các loại vật liệu ốp lát nội ngoại thất tự nhiên và nhân tạo có khả năng ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, ngăn ngừa sự bám bẩn, có khả năng hút mùi hôi tạo không khí trong lành. Và giảm thiểu các chất độc hại trong gạch. Phát triển sản xuất vật liệu ốp lát ngoại thất có bề mặt là những loại hợp chất bền màu, có khả năng chống thấm cao, có khả năng tự làm sạch ngăn ngừa sự phát triển của rêu móc.
4.4. Bê tông xây dựng
Tiếp tục phát triển sản xuất các loại bê tông cấu kiện đúc sẵn dự ứng lực, bê tông tấm lớn, ống cống, cột điện ly tâm, cọc móng đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cao tầng, cầu cống giao thông thủy lợi.
Phát triển đa dạng các loại bê tông đặc biệt như bê tông cường độ cao, bê tông nhẹ, bê tông chịu nhiệt, bê tông cách âm cách nhiệt, bê tông đầm lăn, bê tông tự đầm, bê tông giếng khoan, bê tông bền trong nước biển.
Phát triển sản xuất các loại phụ gia cho bê tông để nâng cao tính năng sử dụng và cường độ bê tông như phụ gia dẻo hóa, siêu dẻo, tăng cường độ...
Phát triển sản xuất các loại vữa trộn sẵn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xây dựng.
4.5. Đá ốp lát nhân tạo
Đá ốp lát nhân tạo có nhiều tính năng ưu việt như chắc, bền có màu sắc đồng nhất, đa dạng có thể sản xuất với các kích thước lớn, ít bị nứt nẻ, có thể thỏa mãn mọi yêu cầu của các công trình. Hiện tại, loại sản phẩm này chưa được sản xuất nhiều ở nước ta, vì vậy, trong các giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục phát triển loại sản phẩm này nhưng với chất lượng cao hơn, đạt được những tiêu chuẩn quốc tế để giảm bớt nhập khẩu các loại VLXD.
4.6. Phát triển một số loại vật liệu ốp lát đặc biệt khác
+ Phát triển sản xuất sàn epoxi giả đá, sàn bằng tấm hợp chất polyvinyl clorua lát trực tiếp trên mặt xi măng (sản có khả năng chịu tải, chống mài mòn cao, có khả năng chống tĩnh điện, khả năng chống trượt và chống ồn tốt, trọng lượng nhẹ.
+ Phát triển sản xuất các loại sàn nâng (sàn lắp ghép) phục vụ cho công trình văn phòng và nhà công nghiệp. Đây là loại sàn rất thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa thay thế hệ thống đường điện, đường điện, đường khí nóng...
+ Phát triển vật liệu hợp kim nhôm, tấm thạch cao, vật liệu nhựa.
+ Phát triển các loại sản phẩm khung cửa nhôm, khung cửa nhựa với chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và có khả năng cách âm, cách nhiệt, không bị biến đổi hình dạng, không cong vênh, co ngót trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
+ Đầu tư sản xuất tấm hợp kim nhôm phẳng hoặc cong, có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, có vẻ đẹp hiện đại, bền với môi trường dùng để ốp trong và ngoài công trình.
+ Đầu tư sản xuất tấm trần bằng nhôm có màu sắc phong phú, đa dạng hình thức kiểu dáng, nhẹ và có độ bền cao, thuận tiện cho thi công.
+ Phát triển sản xuất tấm thạch cao: Tấm trần, tấm tường thạch cao là loại sản phẩm xây dựng cao cấp được sử dụng nhiều trong các nước phát triển do rất đa dạng về chủng loại, có thể tạo nhiều kiểu hoa văn đẹp có tính mỹ thuật cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt; chống ẩm và chống cháy. Trong các giai đoạn sau này, loại sản phẩm này sẽ được sử dụng nhiều hơn ở Việt Nam.
4.7. Về công nghệ sản xuất VLXD
Ngành sản xuất VLXD sẽ chỉ đầu tư những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại có trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Sản xuất VLXD đảm bảo được các quy định về môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm VLXD luôn luôn được nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, có thể cạnh tranh và xuất khẩu trên thị trường ngoài nước. Ngành công nghiệp khai thác chế biến VLXD sẽ tập trung vào chế biến sâu nguyên liệu thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có giá trị kinh tế, không xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc bán sản phẩm để giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản quý không thể sản sinh được.
4.8. Về tổ chức sản xuất
Trong giai đoạn sau năm 2020, theo xu hướng phát triển chung của thế giới ngành sản xuất VLXD sẽ phát triển theo hướng hình thành các tập đoàn sản xuất chuyên sâu vào một sản phẩm có thế mạnh hoặc các tập đoàn sản xuất đa ngành nghề bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm để nâng cao và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, rút gọn các đầu mối sản xuất và tiêu thụ và đơn giản hóa cho công tác quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.9. Về phân bố sản xuất
+ Phát triển sản xuất VLXD theo hướng hình thành các khu, cụm công nghiệp VLXD tập trung, sản xuất ra nhiều chủng loại VLXD để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật.
+ Bố trí những khu cụm công nghiệp VLXD ở khu vực ngoại vi đô thị, xa khu dân cư để không ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
+ Hình thành các siêu thị VLXD tại các khu đô thị để giới thiệu, quảng bá sản phẩm VLXD, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng lựa chọn các sản phẩm VLXD theo yêu cầu của từng loại công trình.
+ Tiếp tục giải tỏa hoặc di dời các cơ sở sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư. Xây dựng các cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa trộn sẵn tại các khu vực ngoại thành. Nghiêm cấm việc vận chuyển trong nội thành các loại sản phẩm vật liệu rời gây ô nhiễm môi trường như cát, đá, sỏi…,
Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất VLXD. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất VLXD.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản để phục vụ cho yêu cầu phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh. Kết hợp khai thác khoáng sản cho sản xuất VLXD với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất phải tăng cường công tác xử lý chất thải, khí thải, hạn chế đến mức thấp nhất mức độ ô nhiễm môi trường. Các dự án đầu tư mới phải có phương án đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải cam kết thực hiện.
- Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, lựa chọn công nghệ tiên tiến với quy mô phù hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất VLXD, chú trọng đào tạo cán bộ KHKT và công nhân lành nghề bằng nhiều hình thức. Tổ chức tham quan học tập nước ngoài, mở rộng đào tạo quản lý, maketing, tin học, ngoại ngữ, có chính sách thu hút nhân tài vào việc phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nưóc, tạo điều kiện mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất VLXD và thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn ngành sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh.
Nội dung và phương án cụ thể được thể hiện tại phụ lục 1 kèm theo Quyết định.
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức hội nghị phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch phát triển VLXD sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm và lập các chương trình, dự án cụ thể để đưa vào thực hiện trong các kế hoạch.
- Phối hợp với các huyện, tổ chức sắp xếp lại sản xuất các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất gạch thủ công, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ sở liên doanh, liên kết thành đơn vị lớn để đầu tư chuyển đổi công nghệ và thiết bị tiên tiến.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra để nắm vững tình hình sản xuất của các doanh nghiệp và hàng năm có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình sản xuất VLXD trên địa bàn theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chủ trì hoặc tham gia hoạch định chiến lược và điều chỉnh quy hoạch VLXD trên địa bàn, đồng thời đề xuất và triển khai xây dựng điều lệ, chế độ chính sách liên quan tới sản xuất và kinh doanh VLXD, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXD đạt được hiệu quả cao.
- Chủ trì thẩm định công nghệ khai thác, sản xuất; tuyên truyền quảng bá, giới thiệu công nghệ mới, sản phẩm VLXD mới và định hướng phát triển VLXD trong những năm tới.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Triển khai công tác điều tra, khảo sát thăm dò khoáng sản làm VLXD, cụ thể đánh giá về chất lượng, trữ lượng đối với một số mỏ khoáng sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế như đá xây dựng, đất sét làm gạch ngói, cát đồng bằng ven biển, đá ốp lát, cát thủy tinh, cao lanh...
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý về tiêu chuẩn môi trường ở các cơ sở sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất VLXD sớm được thực hiện đặc biệt là các dự án sử dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Không cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất VLXD có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên liệu và không có phương án xử lý ô nhiễm môi trường hoặc phương án xử lý môi trường không hiệu quả.
Theo chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các phòng trưng bày sản phẩm mới, hình thành siêu thị VLXD tại thành phố Hà Tĩnh, tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa VLXD và là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm VLXD trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư xây dựng mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới. Tham gia, góp ý kiến đối với các dự án đầu tư phát triển VLXD mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường.
- Lập chương trình khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi sản xuất gạch không nung.
- Xây dựng và đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung, đặc biệt các loại VLXD sản xuất sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm nguyên liệu.
Phối hợp cùng các ngành, các địa phương lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và xây mới các tuyến giao thông tới các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất và các khu vực khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất và lưu thông sản phẩm đi tiêu thụ.
7. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội
Định hướng đào tạo nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật, trên cơ sở nguồn lao động cần có để phục vụ cho phát triển VLXD.
8. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động; giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục cho thuê đất, giao đất, sử dụng cơ sở hạ tầng cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương. Xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm quản lý, theo dõi thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, hàng quý gửi báo cáo về Sở Xây dựng.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ, giải toả các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất khai thác VLXD trái phép, khai thác tại các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản, khai thác không đúng quy định; thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các tổ chức cá nhân được phép sản xuất và khai thác VLXD tại địa phương.
9. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản
- Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở luật pháp ban hành. Đặc biệt phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường và đối với các cơ sở khai thác tài nguyên, phải thực hiện hoàn nguyên môi trường hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác.
- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm VLXD và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh, hàng năm phải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị về Sở Xây dựng để thực hiện chức năng quản lý ngành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
VLXD TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của UBND tỉnh)
Loại VLXD |
Cơ sở hiện có |
Cơ sở xây mới |
|
||||||
Giai đoạn 2011 - 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2010 |
|
|||||||
Gạch tuy nen |
Kỳ Anh: 3 cơ sở - 68 tr. viên Cẩm Xuyên: 3 cơ sở - 55 tr. viên Thạch Hà: 4 cơ sở - 70 tr. viên Can Lộc: 2 cơ sở - 55 tr, viên Hương Sơn: 2 cơ sở - 38 tr. viên Lộc Hà: 1 cơ sở - 20 triệu viên Nghi Xuân: 1 cơ sở - 30 tr. viên Hương Khê: 3 cơ sở - 65 tr. viên TX Hồng Lĩnh: 2 cơ sở -30tr. viên Đức Thọ: 1 cơ sở - 20 tr. viên |
Kỳ Thọ - 20 tr. Viên Phù Việt - 20 tr. Viên Thạch Khê - 20 tr. Viên Sơn Lộc - 15 tr. Viên Mỹ Lộc - 15 tr. Viên TT Vũ Quang- 20 tr. Viên |
|
||||||
Gạch không nung |
Cẩm Xuyên: 1 cơ sở - 20 tr. Viên Thạch Hà: 1 cơ sở - 20 tr. viên Nghi Xuân: 1 cơ sở - 30 tr. viên |
Kỳ Lợi - 20 tr. Viên |
KCN Vũng Áng - 12 tr.v CCN Vĩnh Thạch 12 tr.v Sơn Bình - 12 tr.v Đậu Liêu - 12 tr.v Hộ Đô - Lộc Hà - 12 tr.v |
|
|||||
Bê tông khí |
|
KCN Vũng áng - 150 tr.v Đậu Liêu - 150 tr.v |
|
||||||
Ngói nung |
Gạch ngói Đồng Nai - 4 tr viên Gạch ngói Thăng Long- 4 tr.viên Gạch ngói Cầu Họ - 1 triệu viên Gạch ngói Bình Hà - 1 triệu viên |
KCN Hạ Vàng - 10 triệu viên |
|
||||||
Tấm lợp kim loại |
|
KCN Vũng Áng -0,5 triệu m2 CCN Hương Sơn - 0,5 triệu m2 |
TX Hồng Lĩnh - 0,5 triệu m2 KCN Hạ Vàng - 0,5 triệu m2 |
|
|||||
Khai thác chế biến đá XD |
Kỳ Phong, Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Tiến, Kỳ Văn, Kỳ Xuân, Kỳ Long, Kỳ Trinh, Kỳ Bắc, Cẩm Trung, Cẩm Thịnh, Cẩm Lĩnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Đinh, Thiên Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc, Thuần Thiện, Sơn Diệm, Sơn Thủy, Sơn Tây, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Lĩnh, Hồng Lộc, Tân Lộc, Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Xuân Hồng, Xuân Lam, Cổ Đạm, Xuân Liên, Hương Trạch, Đậu Liêu, Đức Lĩnh, Đức Giang - Vũ Quang |
Kỳ Anh: 2.000.000 m3 Cẩm Xuyên: 150.000 m3 Thạch Hà: 300.000 m3 Can Lộc: 300.000 m3 Hương Sơn: 150.000 m3 Lộc Hà: 100.000 m3 Nghi Xuân: 500.000 m3 Hương Khê: 200.000 m3 TX Hồng Lĩnh: 800.000 m3 Vũ Quang: 50.000 m3 |
Kỳ Anh: 2.500.000 m3 Cẩm Xuyên: 250.000 m3 Thạch Hà: 300.000 m3 Can Lộc: 300.000 m3 Hương Sơn: 150.000 m3 Lộc Hà: 100.000 m3 Nghi Xuân: 500.000 m3 Hương Khê: 300.000 m3 TX Hồng Lĩnh: 800.000 m3 Vũ Quang: 50.000 m3 |
|
|||||
Khai thác cát sông |
Sông Rác từ xã Cẩm Lĩnh đến xã Cẩm Lạc Thiên Lộc, Thuần Thiên Sông Ngàn Phố Thịnh Lộc, An Lộc Sông La: Xuân Lam Sông Ngàn Sâu; Phúc Trạch, Hương Trạch, Gia Phố, Hương Thủy, Hà Linh, Ân Phú, Đức Lạng, Đức Bồng, Đức Hòa Sông Rào Nổ: Hòa Hải Phúc Đồng Khe Ông Thao Sông La: Tùng Ảnh, Đức Yên, Đức Quang, Đức Vĩnh, Bùi Xá, TT Đức Thọ |
Cẩm Xuyên: 250.000 m3 Can Lộc: 300.000 m3 Hương Sơn: 400.000 m3 Lộc Hà: 100.000 m3 Nghi Xuân: 100.000 m3 Hương Khê: 300.000 m3 TX Hồng Lĩnh: 50.000 m3/năm Đức Thọ: 250.000 m3 Vũ Quang: 50.000 m3 |
Cẩm Xuyên: 250.000 m3 Can Lộc: 350.000 m3 Hương Sơn: 500.000 m3 Lộc Hà: 100.000 m3 Nghi Xuân: 100.000 m3 Hương Khê: 300.000 m3 TX Hồng Lĩnh: 100.000 m3/năm Đức Thọ: 350.000 m3 Vũ Quang: 100.000 m3 |
|
|||||
Cát nghiền |
|
Kỳ Anh: 100.000 m3 Cẩm Xuyên: 100.000 m3 |
|
||||||
Cát ven biển |
|
Kỳ Ninh: 100.000 m3/n Kỳ Phương: 100.000 m3/n Thạch Hải: 100.000 m3/n Thịnh Lộc: 100.000 m3/n Đông Nghi Xuân 100.000 m3/năm |
|
||||||
Gạch lát bê tông |
Kỳ Anh: 1 cơ sở- 50.000 m2/năm Cẩm Xuyên: 4 cơ sở - 200.000 m2/năm Can Lộc: 1 cơ sở-50.000 m2/năm Nghi Xuân: 1 cơ sở - 50.000 m2/năm TX Hồng Lĩnh: 2 cơ sở - 100.000 m2/năm Đức Thọ: 1 cơ sở-50.000 m2/năm |
|
|
|
|||||
Gạch lát siêu mịn |
|
Hương Khê: 2.000.000 m2/năm |
|
|
|||||
Gạch terrazzo |
TP. Hà Tĩnh: 1 cơ sở: 100.000 m2/năm |
KCN Thạch Quý 150.000 m2/năm |
|
||||||
Gạch terastone |
|
|
KCN Hạ Vàng: 336.000 m2/năm |
|
|||||
Đá ốp lát |
|
Kỳ Xuân: 100.000 m2/n |
|
|
|||||
BIoc thủy tinh |
|
|
Kỳ Anh: 15.000 tấn/năm |
|
|||||
Tấm nhựa |
|
KCN Vũng áng: 360.000 m2/năm |
|
|
|||||
Bê tông |
Kỳ Anh: 1 cơ sở- 50.000 m3/năm Thạch Hà: 2 cơ sở - 80.000 m3/n |
KCN Vũng áng: 30.000 m3/năm CCN Bắc Cẩm Xuyên: 2 cơ sở 100.000 m3/năm Cụm CN Thạch Vĩnh: 50.000 m3/năm |
KCN Hạ Vàng: 20.000 m3/năm CCN Yên Trung: 20.000 m3/năm TX. Hồng Lĩnh: 20.000 m3/năm KCN Gia Lách: 20.000 m3/năm |
|
|||||
Sơn XD |
TP. Hà Tĩnh: 1 cơ sở - 1.500 tấn/năm |
TP. Hà Tĩnh: 1 cơ sở - 3.000 tấn/năm |
|
||||||
Vôi |
|
|
Hương Khê: 30.000 tấn/n |
|
|||||
KT cát trắng |
|
Thạch Lạc - Thạch Hà, công suất 100.000 m3/n |
Thạch Lạc - Thạch Hà, công suất 200.000 m3/n |
|
|||||
Đất san lấp |
Kỳ Trinh, Kỳ Hưng, Kỳ Phong, Kỳ Tân, Kỳ Đông, Kỳ Thọ, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh; Cẩm Hưng, Cẩm Quan, Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc; Tùng Lộc, Đồng Lộc, Trung Lộc, Thường Nga, Phú Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc, Thiên Lộc, Vượng Lộc, Thuần Thiên, Gia Hanh, Thượng Lộc; Thạch Điền, Thạch Bàn, Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, Thạch Tiến; Xuân Lan), Xuân Lĩnh, Cương Gián, Xuân An, Xuân Hồng; Đức Hòa, Đức Long, Đức An, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Đồng, Đức Lập, Tân Hương, Trường Sơn; Hà Linh, Hương Trạch; Sơn Long, Sơn Diệm, Sơn Trường, Sơn Trà, Sơn Bình, Sơn Hàm; Đức Bồng, Đức Lĩnh, TT. Vũ Quang; Hồng Lộc, Tân Lộc, Thịnh Lộc |
Kỳ Anh: 100.000 m3 Cẩm Xuyên: 700.000 m3 Thạch Hà: 3.000.000 m3 Can Lộc: 300.000 m3 Hương Sơn: 200.000 m3 Lộc Hà: 300.000 m3 Nghi Xuân: 600.000 m3 Hương Khê: 100.000 m3 Đức Thọ: 500.000 m3/n Vũ Quang: 150.000 m3/n |
Kỳ Anh: 100.000 m3 Cẩm Xuyên: 700.000 m3 Thạch Hà: 3.000.000 m3 Can Lộc: 300.000 m3 Hương Sơn: 200.000 m3 Lộc Hà: 300.000 m3 Nghi Xuân: 600.000 m3 Hương Khê: 100.000 m3 Đức Thọ: 500.000 m3/n Vũ Quang: 150.000 m3/n |
|
|||||
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây