467811

Quyết định 353/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ thủ tục hành chính được quy định tại Quyết định 2477/QĐ-UBND về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng

467811
LawNet .vn

Quyết định 353/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ thủ tục hành chính được quy định tại Quyết định 2477/QĐ-UBND về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu: 353/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 03/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 353/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 03/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 353/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ, BỔ SUNG MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2477/QĐ-UBND NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 4044/QĐ-BNN-TCLN ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 2762/QĐ-BNN-TCLN ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 4638/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 2525/QĐ-BNN-TCTL ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính thay thế về lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 100/TTr-SNN ngày 13 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục các thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ được quy định tại bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện; UBND các xã, phường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT ;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, SNN, KSTT.

CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 353/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

PHẦN I.

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

1. Thủ tục hành chính bổ sung mới

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

1

Thủ tục Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

3.000152

2

Thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

3.000159

3

Thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

3.000160

Lĩnh vực Thủy lợi

 

1

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình đê kè

Thủ tục hành chính là đặc thù của địa phương

2. Thủ tục hành chính bãi bỏ

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

1

Thủ tục Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với khu rừng thuộc Ủy ban nhân dân cấp thành phố quản lý

2.000030

PHẦN II.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Thủ tục Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Mã TTHC: 3.000152)

a) Trình tự thực hiện:

- Thẩm quyền của Quốc hội

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân thành phố trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân thành phố gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố và nêu rõ lý do.

Bước 5: Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Bước 6: Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Quốc hội.

Bước 7: Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân thành phố trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân thành phố gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Bước 5: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Bước 6: Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân thành phố trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đnghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Bước 4: Hội đồng nhân dân xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân thành phố.

Bước 5: Sau khi Hội đồng nhân dân thành phố quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố gửi kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

+ Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết đnh đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

+ Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

+ Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trên 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

- HồỦy ban nhân dân thành phố gửi đến Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Báo cáo thẩm định của UBND thành phố về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

+ Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

+ Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

- Hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ, gồm:

+ Văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Văn bản thẩm định (biên bản họp Hội đồng thẩm định hoặc báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, địa phương liên quan).

+ Dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội (đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Quốc hội).

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Báo cáo thẩm định của UBND cấp tỉnh về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu : Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

+ Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

+ Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

+ Văn bản của các Bộ, ngành, địa phương liên quan (nếu có).

- Hồ sơ Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố, gồm:

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

+ Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

+ Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

+ Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

d) Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 bộ.

- Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 bộ.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ 01 bộ.

- Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết:

Thẩm quyền của Quốc hội

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân thành phố: 25 ngày làm việc.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

- Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

- Quốc hội: Theo quy chế làm việc của Quốc hội.

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân thành phố: 25 ngày làm việc.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

- Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân thành phố: 40 ngày làm việc.

- Hội đồng nhân dân thành phố: Theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân thành phố.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

g) quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân thành phố.

i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

2. Thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu (Mã TTHC: 3.000159)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang thông tin sau: http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (hoặc Hạt Kiểm lâm cấp quận, huyện).

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho chủ gỗ.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo bng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3. Thẩm định và trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bản kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bản kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng (Hạt Kiểm lâm cấp quận/huyện) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Mẫu số 04 kèm theo).

- Bản chính bản kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 hoặc bản kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Mẫu số 05 và Mẫu số 06 kèm theo).

- Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018).

d) Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ gỗ có lô hàng gỗ xuất khẩu không phải là doanh nghiệp Nhóm I.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng; Hạt Kiểm lâm cấp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng/Hạt Kiểm lâm cấp quận, huyện trên Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mẫu số 04. Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…….ngày….. tháng…... năm…..

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU
(Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước không phải xác nhận)(1)

Kính gửi(2):…………………………………………………………………..

1. Tên chủ gỗ(3):……………………………; MST/MSDN/CMND/CCCD(4)……………………

2. Địa chỉ(5):…………………… ; Số điện thoại:………………….. ; Địa chỉ Email:……………

3. Địa điểm kiểm tra(6): .........................................................................................................

4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ:.............................................................................

5. Hồ sơ kèm theo(7):………………………………………………………………………………

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đề nghị(8):………………………………………………..xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ./.

 

 

CHỦ GỖ
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(1) Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU đã thực hiện trình tự, thủ tục khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sn: Không phải xác nhận nguồn gốc gỗ theo Mẫu số 04 này.

(2) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi rõ địa điểm để cơ quan Kiểm lâm sở tại đến kiểm tra và xác nhận bản kê gỗ.

(7) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 nghị định này.

(8) Ghi tên cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi lưu giữ lô hàng gỗ đề nghị xác nhận.

 

Mẫu số 05. Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

...……………

...……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1):………./BKGXK

Tờ số(2):……….. Tổng số tờ ……….

 

BẢNG KÊ GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)

1. Tên chủ gỗ(3):…………………………… ; MST/MSDN/CMND/CCCD(4)…………………

2. Địa chỉ(5)…………………………………………………………………………………………

3. Số điện thoại liên hệ:……………………….. ;Địa chỉ Email………………………………

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6):………………………………………………………………

5. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………

6. Quốc gia nhập khẩu:.....................................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu:……………………………………………………………………

8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu(7):

Gỗ khai thác trong nước:         □ Gỗ rừng trồng            □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Gỗ nhập khẩu,

Gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ TC (nếu có)…… Ngày....tháng…… Năm……..

10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách

Số lượng

(thanh/ tấm/ng)

Khi lượng

(kg hoặc m3)

Ghi chú

Tên thương mại

Tên tiếng Anh

(nếu có).

Tên Khoa học

Nhóm lài(8)

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bản kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA QUAN
KIỂM LÂM SỞ TẠI
(9)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày….. tháng…. Năm……
CHỦ GỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 01 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI,PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điu 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

Mẫu số 06. Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

...……………

...……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1):………./ BKSPGXK

Tờ số(2):……….. Tổng số tờ ……….

 

BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ XUT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3):……………….. ;MST/MSDN/CMND/CCCD(4)…………………..

2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ(5):……………………………………………………………………

3. Số điện thoại:…………………………………… ;Địa chỉ Email:…………………………….

4. Tên khách hàng nhập khẩu:……………………………………………………………………

5. Địa chỉ khách hàng nhập khẩu:………………………………………………………………..

6. Quốc gia nhập khẩu:……………………………………………………………………………

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu:……………………………………………………………………..

8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ(7):…………………………………………………………………….

Chế biến từ nguyên liệu gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của BTC (nếu có):……Ngày……tháng…..Năm……

10. Thông tin sản phẩm gỗ:

TT

Tên sản phẩm gỗ(8)

Số hiệu/nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu(9)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(10)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bản kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA QUAN
      KIỂM LÂM SỞ TẠI
(11)

.... Ngày….tháng…. năm…..
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp sản phẩm gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo sổ bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp sản phẩm gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 01 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc sản phẩm gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.

(10) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

3. Thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (Mã TTHC: 3.000160)

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang thông tin sau: http://dichvucong.danang.gov.vn tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại doanh nghiệp.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

- Bước 3: Thẩm định và trả kết quả

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai của doanh nghiệp, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp của Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Sau đây gọi tắc là Nghị định 102/2020/NĐ-CP) để tự động phân loại doanh nghiệp nhóm I.

+ Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, cần xác minh làm rõ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân loại của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Chi cục Kiểm lâm sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đăng ký phân loại, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung cần xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại là doanh nghiệp Nhóm I hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai theo quy định: Nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 nghị định 102/2020/NĐ-CP, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại điểm c khoản này, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp đăng ký phân loại. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I, Chi cục Kiểm lâm thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ : 01 bản chính Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (Mẫu số 08 kèm theo).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp không phải xác minh: 01 ngày làm việc.

- Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc; 13 ngày làm việc với trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.

e) quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng; Hạt Kiểm lâm cấp quận, huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phân loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Mẫu số 08 kèm theo).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Chương III Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mu số 08. Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

BẢNG KÊ KHAI PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHU GỖ

STT

Nội dung kê khai

Tự đánh giá

Không

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau:

a

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài)

 

 

b

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau:

a

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000m3 sản phẩm/năm trở lên

 

 

b

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000m3 sản phẩm/năm trở lên

 

 

c

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000m3 trở lên

 

 

d

kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có các tài liệu sau:

 

Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau;

 

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải đảm bảo các tiêu chí sau:

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

 

 

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật

 

 

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp

 

 

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

 

 

đ

Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp

 

 

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến

 

 

a

Chấp hành quy định về tình tự, thủ tục khai thác gỗ

 

 

b

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

c

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến

 

 

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bảng sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến

 

 

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bảng sao hồ sơ gỗ nhập khẩu

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyển, chế biến

 

 

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..Ngày. tháng….. năm…..
DOANH NGHIỆP KÊ KHAI

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)(1)

Ghi chú:

(1) Trường hợp tự kê khai bằng bảng giấy thì doanh nghiệp kê khai phải thực hiện nội dung này.

 

II. LĨNH VỰC THỦY LỢI

1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình đê kè

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên trang http://dichvucong.danang.gov.vn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy lợi thành phố Đà Nẵng (số 353 Lê Thanh Nghị, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ của các thành phần hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì cấp biên nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3 : Chi cục Thủy lợi tiến hành thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu để thẩm định thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Chi cục Thủy lợi có văn bản thông báo một lần đến tổ chức, công dân để bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Nếu hồ sơ đảm bảo các yêu cầu để thẩm định thì Chi cục Thủy lợi tiến hành thẩm định theo quy định.

Trong quá trình thẩm định, trong trường hợp cần thiết, Chi cục Thủy lợi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc đi kiểm tra hiện trường để có đủ cơ sở thẩm định.

- Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định, Chi cục Thủy lợi báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thẩm định. Đồng thời tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp phép. Kết quả cấp phép nhận từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy lợi thành phố Đà Nẵng, hoặc gửi bằng đường bưu điện, hoặc hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ: egov.danang.gov.vn và Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ: dichvucong.danang.gov.vn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình/ văn bản đề nghị thẩm định, cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến công trình đê, kè (bản chính).

+ Hồ sơ, phương án liên quan đến các hoạt động cấp phép và các văn bản liên quan đến công trình (bản chính).

- Số lượng hồ sơ:

+ Tờ trình/ văn bản đề nghị thẩm định, cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến Công trình thủy lợi, đê kè: 01 bộ.

+ Hồ sơ phương án liên quan đến các hoạt động cấp phép: 01 bộ.

d) Thi hạn giải quyết:

- Tại Chi cục Thủy lợi: 05 ngày làm việc.

- Tại Ủy ban nhân dân thành phố: 05 ngày làm việc,

đ) Đối tượng yêu cầu thực hiện tổ chức hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy lợi.

g) Phí thẩm định: Không có.

h) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có.

i) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Đê điều; Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Đê điều.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác