294397

Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Giang

294397
LawNet .vn

Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Giang

Số hiệu: 35/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Đàm Văn Bông
Ngày ban hành: 16/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 35/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
Người ký: Đàm Văn Bông
Ngày ban hành: 16/12/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG GDQP-AN TỈNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35 /QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TỈNH HÀ GIANG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH TỈNH

Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh;

Căn cứ Quyết định số 155/QĐ- UBND tỉnh ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh về việc kiện toàn, bổ sung Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh;

Xét đề nghị của đồng chí Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh Hà Giang,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2761/QĐ-HĐGDQP-AN ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh.

Điều 3. Các thành viên Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh, Ban Thường trực Hội đồng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Hội đồng GDQP-AN QK2 ;
- Thường trực Tỉnh ủy ;
- TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- Văn Phòng HĐND, UBND tỉnh;
- Các thành viên HĐGDQP-AN tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

TM. HỘI ĐỒNG GDQP-AN TỈNH
CHỦ TỊCH
(Đã ký tên, đóng dấu)




CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Đàm Văn Bông

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 / QĐ-HĐGDQP-AN ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh)

Chương I

MỐI QUAN HỆ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG, CÁC THÀNH VIÊN, BAN THƯỜNG TRỰC VÀ CƠ QUAN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH TỈNH

Điều 1. Mối quan hệ làm việc của Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Quân khu.

1. Đối với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và điều hành trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Đối với huyện Ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Là mối quan hệ phối hợp nhằm chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng trên địa bàn huyện, thành phố.

3. Đối với Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh, cấp huyện, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh .

Là mối quan hệ trên, dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống (Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương, Quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng-an ninh).

Điều 2. Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh tỉnh (dưới đây gọi tắt là Hội đồng) thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định số 1404/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương, Quân khu.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.

1. Chỉ đạo, điều hành công việc của Hội đồng, Thường trực Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Bộ Tư lệnh Quân khu và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về mọi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng-an minh của Hội đồng.

2. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng.

3. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục quốc phòng-an ninh sau khi đã được Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng thảo luận và quyết định.

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Hội đồng.

5. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng-an ninh các cơ quan, đơn vị và địa phương.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chủ tịch Hội đồng

1. Phó Chủ tịch Thường trực

a) Thường trực giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng;

b) Chuẩn bị và đề xuất với Chủ tịch Hội đồng về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng;

c) Phối hợp và đôn đốc các thành viên của Hội đồng thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã được phân công. Chỉ đạo công tác của cơ quan giúp việc cho Hội đồng;

d) Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương;

e) Khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng và ký các văn bản báo cáo Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương, Bộ Quốc phòng và Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Quân khu;

2. Các Phó Chủ tịch khác:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng theo nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những nhiệm vụ đó;

b) Thay mặt Chủ tịch điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

c) Chuẩn bị các nội dung về Giáo dục quốc phòng-an ninh thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan mình để đưa ra thảo luận trong các phiên họp của Hội đồng, tham gia ý kiến vào các văn bản do Cơ quan Thường trực Hội đồng gửi đến;

d) Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng thuộc quyền quản lý theo quy định tại Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng-an ninh (sau đây gọi tắt là NĐ 116/2007/NĐ-CP) và kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng-an ninh của Hội đồng;

e) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng.

1. Đề xuất các giải pháp, biện pháp giáo dục quốc phòng-an ninh, nhất là phần có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan do Ủy viên Hội đồng làm đại diện;

2. Chuẩn bị các ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các phiên họp của Hội đồng, hoặc tham gia ý kiến và các văn bản do Cơ quan Thường trực Hội đồng gần đến;

3. Chỉ đạo xây dựng chương trình hành động về giáo dục quốc phòng-an ninh của cơ quan địa phương do ủy viên Hội đồng làm đại diện cho phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng thuộc quyền quản lý theo quy định tại NĐ 116/2007/NĐ-CP;

4. Hàng năm vào tháng 5 và tháng 11 có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng (bằng văn bản) về kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh của cơ quan, đơn vị, địa phương mình phụ trách;

5. Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực Hội đồng.

1. Chỉ đạo giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng giữa hai kỳ hội nghị;

2. Tổ chức, phối hợp công tác giữa các thành viên Hội đồng; thay mặt Hội đồng ban hành các văn bản, kế hoạch hướng dẫn hoạt động của Hội đồng. Tham mưu đề xuất với Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Trung ương đứng chân trên địa bản, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các quyết định, các nhiệm vụ về giáo dục quốc phòng-an ninh;

3. Quyết định nội dung, chương trình họp Hội đồng và các báo cáo, kế hoạch, hướng dẫn của Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Thường trực); quyết định và giải quyết những vấn đề phát sinh để báo cáo Chủ tịch Hội đồng trong phiên họp gần nhất hoặc bằng văn bản thông báo, xin ý kiến các ủy viên Hội đồng;

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng.

1. Giúp Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng giải quyết công việc hàng ngày về giáo dục quốc phòng-an ninh;

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục quốc phòng-an ninh, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng; dự thảo nội dung các phiên họp của Hội đồng và Ban thường trực Hội đồng;

3. Phối hợp hiệp đồng các cơ quan chức năng của các cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tổ chức triển khai nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng theo quy định tại NĐ 116/2007/NĐ-CP, thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng;

4. Lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng, quản lý và sử dụng kính phí đúng Luật Ngân sách nhà nước;

5. Thường trực nhận báo cáo, nắm tình hình, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh. Hàng tháng tổng hợp báo cáo với Ban Thường trực Hội đồng về kết quả thực hiện giáo dục quốc phòng-an ninh, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng-an ninh;

5. Quan hệ với các thành viên của Hội đồng, các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện để theo dõi, nắm tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh. Dự các phiên họp của Hội đồng, Ban thường trực Hội đồng, được cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc.

Điều 8. Các thành viên của Hội đồng căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan đơn vị mình, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác giáo dục quốc phòng-an ninh.

Chương II

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 9. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng hoặc của Phó Chủ tịch Hội đồng (khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền). Các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện giáo dục quốc phòng-an ninh theo chức năng; nhiệm vụ của cơ quan mà thành viên đó đại diện.

Điều 10. Khi Ban thường trực Hội đồng gửi các nội dung, chương trình, kế hoạch, tài liệu về giáo dục quốc phòng-an ninh và yêu cầu tham gia ý kiến bằng văn bản, các ủy viên Hội đồng phải có ý kiến gửi đến Cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng đúng thời gian quy định.

Điều 11. Hàng năm Hội đồng họp đầu năm hoặc cuối năm; khi có yêu cầu nhiệm vụ, Ban Thường trực Hội đồng họp do Trưởng Ban triệu tập. Khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương và Quân khu, Chủ tịch Hội đồng triệu tập các phiên họp Hội đồng bất thường. Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, đồng góp ý kiến trong các phiên họp, các văn bản và hoạt động kiểm tra của Hội đồng.

Điều 12. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng phải thông báo kế hoạch hoạt động, chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Điều 13. Sau mỗi phiên họp Cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng phải tổng hợp, thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng báo cáo Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương và Quân khu.

Điều 14. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường trực Hội đồng GDQP-AN tỉnh được sử dụng con dấu của cơ quan đơn vị mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng GDQP-AN tỉnh.

Điểu 15. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định tại điều 9, điều 10, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP. Hàng năm Cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng lập dự toán báo cáo UBND tỉnh giao để quản lý, sử dụng và quyết toán theo Luật ngân sách.

Chương lII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Các thành viên Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng và Cơ quan giúp việc Ban thường trực Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 17. Quá trình tổ chức, thực hiện nếu có nội dung cần sửa đổi, cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng tổng hợp trình Hội đồng xem xét quyết định./.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác