146373

Quyết định 34/2007/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển kinh tế Thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

146373
LawNet .vn

Quyết định 34/2007/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển kinh tế Thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

Số hiệu: 34/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Nguyễn Văn Phòng
Ngày ban hành: 27/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 34/2007/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Nguyễn Văn Phòng
Ngày ban hành: 27/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2007/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 27 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09/10/2006 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

Căn cứ Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 12/10/2006 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Tiền Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển kinh tế Thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Tiền Giang)

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Trong 5 năm qua (2001 - 2005) Thủy sản Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực, kết quả đạt được năm sau đều cao hơn năm trước, hàng năm cung cấp cho xã hội trên 100.000 tấn thủy sản các loại, tham gia giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế - xã hội, nhất là vùng nông thôn ven biển.

Kết quả đạt được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như sau:

CHỈ TIÊU

ĐVT

THỰC HIỆN

TĐT T

(%)

% so

CT

2000

2001

2002

2003

2004

2005

I.Tổng sản lượng

Tấn

97.578

105.672

109.632

117.626

125.956

136.041

6,88

97,17

1. Nuôi trồng

"

28.417

37.267

40.493

46.510

54.721

61.095

16,79

102,54

2. Khai thác

"

69.161

68.405

69.139

71.116

71.285

74.946

1,64

93,12

Tđ: Khai thác biển

"

64.276

65.247

65.575

67.525

67.549

71.582

2,20

92,55

II.GTSX thủy sản (giá 94)

Tr.đ

739.976

766.156

786.488

894.813

971.377

1.121.351

8,66

104,23

III.Kim ngạch xuất khẩu

1000 USD

20.224

16.487

12.000

12.455

22.145

45.429

28,22

141,96

- Tổng sản lượng thủy sản năm 2005 là 136.041 tấn, đạt 97,17% mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đến 2005.

- Giá trị sản xuất thủy sản năm 2005 là 1.121,351 tỷ đồng, đạt 104,23% mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đến 2005.

- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 là 45,429 triệu USD, đạt 141,96% mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đến 2005.

B. ĐÁNH GIÁ CHUNG

I. ƯU ĐIỂM

- Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, được Nhà nước đầu tư hạ tầng sản xuất, cùng sự nổ lực, phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của cán bộ, công nhân viên và bà con nông, ngư dân, sản xuất thủy sản đã có những bước phát triển khá tốt, đời sống nông, ngư dân được cải thiện. Tổng sản phẩm (GDP) thực tế của thủy sản (nuôi, khai thác, dịch vụ) giai đoạn 2001 – 2005 có tỷ trọng bình quân từ 7,20% - 7,90% trong tổng GDP của tỉnh; từ 14,18% - 19,75% trong tổng GDP nông lâm ngư nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm chung của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 là 9,00%, riêng thủy sản là 8,67%.

- Nuôi trồng thủy sản các năm qua phát triển mạnh mẽ, vượt xa nhu cầu cải thiện thực phẩm trong các hộ nuôi và đã trở thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa lớn, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động và mang lại thu nhập đáng kể cho người nuôi, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.

- Với sự hoạt động có hiệu quả của công tác khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiến thức của bà con nông ngư dân về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh và những quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản ngày càng được nâng lên.

- Trong 5 năm qua, đã triển khai thực hiện 15 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thủy sản, với tổng vốn đầu tư được phê duyệt là 149,961 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 88,729 tỷ đồng. Kết quả đã thực hiện là 106,856 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 52,748 tỷ đồng (10 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 05 dự án đang thi công). Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản, đặc biệt là đối với sự phát triển của nuôi trồng thủy sản ven biển.

- Từ năm 2001 - 2005, ngân sách Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển thủy sản là 52,748 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho hạ tầng nuôi thủy sản là 35,606 tỷ đồng (vốn chương trình mục tiêu là 18,235 tỷ đồng), nhân dân tự bỏ vốn tiếp tục đầu tư khoảng 300 tỷ đồng để phát triển sản xuất thủy sản, đặc biệt là đối với nuôi tôm sú. Sản lượng tôm nuôi năm 2005 tăng gần 6,8 lần so với năm 2001, giải quyết thêm việc làm cho gần 10.000 lao động. Nuôi thủy sản phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển, đời sống người dân được nâng lên.

Kết quả trên cho thấy, Nhà nước đầu tư 01 đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất thủy sản, thì nhân dân sẽ tiếp tục đầu tư 08 - 10 đồng để phát triển sản xuất thủy sản nói chung và đặc biệt là nuôi thủy sản. Một đồng vốn đầu tư nói chung sẽ làm tăng gần 3 đồng giá trị sản lượng (nếu so với vốn Ngân sách, đầu tư một đồng sẽ làm tăng 26 đồng giá trị sản lượng). Sức đầu tư sản xuất thủy sản trong dân đang phát triển mạnh, một bộ phận dân cư đã chuyên sống bằng nghề nuôi thủy sản (trước đây chỉ có ở khai thác, dịch vụ, chế biến thủy sản).

- Sản xuất thành công con tôm sú giống tại Trung tâm giống thủy sản đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất giống tôm sú trong tỉnh, người dân đang bắt đầu chú ý đến đầu tư sản xuất tôm sú giống. Phòng kiểm nghiệm PCR của tỉnh đã tạo thuận lợi cho việc chọn con giống có chất lượng, ổn định và phát triển nuôi. Sản xuất, ương giống các loài cá nước ngọt đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi cả trong và ngoài tỉnh.

- Kết quả đạt được từ các đề tài nghiên cứu, dự án thử nghiệm, điểm trình diễn đã có tác động tích cực đến việc chọn mô hình và giống loài nuôi có hiệu quả nhân rộng ra dân, từng bước đưa kết quả nghiên cứu đề tài vào sản xuất, làm định hướng cho việc mở rộng và phát triển phong trào nuôi thủy sản.

- Sản lượng khai thác thủy sản đạt khá, số lượng phương tiện tăng nhẹ, công suất tàu thuyền tăng nhanh, ngư dân ngày càng đầu tư đổi mới, cải hoán phương tiện nâng cao công suất, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để khai thác xa bờ. Dịch vụ hậu cần nghề cá đã có bước phát triển đáng kể, sự hoạt động ổn định, hiệu quả của các Cảng cá, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá khác,… đã tạo điều kiện thuận lợi để lĩnh vực khai thác thủy sản phát triển.

- Về chế biến thủy sản sau một thời gian ngắn khó khăn tỉnh đã kịp thời có những chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư thích hợp, nên các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia đầu tư vào Khu công nghiệp Mỹ Tho của tỉnh để sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản năm 2004, 2005 đã tăng trở lại và đang có xu hướng phát triển tốt.

II. HẠN CHẾ

- Công tác thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng để phát triển sản xuất thủy sản còn nhiều khó khăn nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng và nguồn vốn. Nguyên nhân chủ yếu hiện nay là do cơ chế vốn, theo Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành có liên quan, thì các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản Nhà nước hỗ trợ 60% vốn ngân sách, còn lại là nhân dân đóng góp. Thời gian qua, tỉnh thực hiện theo hình thức vận động người dân chấp nhận không đền bù đất và xem đó là vốn đóng góp để thực hiện dự án. Các dự án thực hiện các năm qua hết sức khó khăn, thậm chí có hạng mục không thực hiện được. Trong tình hình hiện nay, giá đất nuôi thủy sản tăng cao, việc thực hiện các dự án trong thời gian tới càng khó khăn hơn, thậm chí sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, một số địa phương thực hiện dự án chưa đảm bảo tiến độ kê biên, lập dự toán đền bù hoa màu và vật kiến trúc, do đó tiến độ thực hiện dự án chậm. Dự án không vướng mặt bằng thì không có vốn hoặc không phù hợp về nguồn vốn, cụ thể như dự án xây dựng khu neo đậu trú bão cho tàu cá đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, nhưng đến nay chưa có vốn để thực hiện.

- Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch đề ra thực hiện chậm, chưa đạt yêu cầu, nhất là các vùng có điều kiện chuyển sang nuôi tập trung như nuôi tôm sú ở ven biển Gò Công. Nguyên nhân là người dân yêu cầu đền bù đất và không có khả năng đóng góp 40% kinh phí thực hiện dự án.

- Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhưng tiêu thụ thời gian qua còn nhiều khó khăn, chỉ mới ký hợp đồng về bao tiêu sản phẩm với Tổng Công ty xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Hùng Vương đối với cá rô phi, cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên nguyên tắc, chưa phải là hợp đồng kinh tế nên kết quả đạt được chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra.

- Tuy đã sản xuất được giống tôm sú nhưng chỉ mới là bước đầu, sản lượng còn ít chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nuôi trong tỉnh, phần lớn con giống vẫn còn lệ thuộc ngoài tỉnh. Nghêu giống thì phụ thuộc vào tự nhiên. Sản xuất, ương giống các loài cá nước ngọt chất lượng ngày càng giảm sút, mà nguyên nhân chính dẫn đến từ cả 2 khâu: yếu tố di truyền và công tác quản lý.

- Hoạt động khai thác thủy sản có xu hướng bảo hòa, nguồn lợi ngày càng sụt giảm, tàu thuyền phải bám biển dài ngày, giá nhiên liệu tăng, hơn nữa giá sản phẩm thấp không ổn định làm cho một số nghề hoạt động không có hiệu quả, hiệu quả thấp phải chuyển đổi sang các nghề khác, nợ vay của Chương trình khai thác thủy sản xa bờ thu hồi chậm, phải bán đấu giá một số tàu theo Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc xây dựng dự án chuyển đổi các nghề khai thác vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản kém hiệu quả tiến hành còn chậm; công tác khuyến ngư về khai thác thủy sản chưa mạnh, còn nhiều lúng túng, ít tập trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác biển về cảng cá trong tỉnh khá lớn (chỉ riêng Cảng cá Mỹ Tho bình quân hơn 50.000 tấn/năm), nhưng lượng cung ứng cho chế biến xuất khẩu chưa đáng kể (chỉ có mực, cá làm khô, chả cá...) còn đa số vẫn tiêu thụ ngoài tỉnh.

Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, yếu kém là do:

- Cấp ủy và chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở chưa quan tâm đúng mức, trong việc phát triển thủy sản. Cơ cấu tổ chức ngành Thủy sản chưa mang tính đồng bộ, nhân lực ngành Thủy sản do mới tái thành lập nên chưa đáp ứng đủ về số lượng và cả chất lượng, do đó việc khai thác các tiềm năng của ngành chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Sự phối hợp giữa ngành Thủy sản với các ngành của tỉnh và địa phương chưa đồng bộ nên việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn kẽ hở, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đổi các vùng trồng lúa có năng suất thấp sang nuôi thủy sản thực hiện chậm.

- Cơ chế vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản chưa phù hợp, việc đầu tư chuyển đổi vùng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản cần vốn lớn, nhưng các hộ dân trong vùng dự án phần lớn là nghèo, không có khả năng đóng góp.

Phần II

NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

A. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát huy hợp lý các lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội nhất là đối với vùng nông thôn ven biển, vùng ven sông Tiền và các xã cù lao. Chú trọng phát triển đa dạng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn theo công nghệ mới có hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh theo hướng phát triển bền vững, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản hàng hóa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Làm tốt dịch vụ nghề khai thác biển và dự báo ngư trường. Tăng cường khai thác hải sản xa bờ, nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến thủy sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tham gia bảo vệ tốt môi trường sông, biển, góp phần cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với bảo vệ an ninh trật tự vùng biển của tỉnh.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản, nhất là công nghệ sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao để nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế thủy sản nhằm đảm bảo nhu cầu thực phẩm của nhân dân, tạo nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng sản lượng thủy sản (nuôi trồng, khai thác) 161.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 150 triệu USD, tạo việc làm cho 55.000 lao động.

2. Mục tiêu cụ thể và tốc độ tăng trưởng

CHỈ TIÊU

ĐVT

TH 2006

KẾ HOẠCH

TĐTTB Q (%)

2007

2008

2009

2010

I. Tổng sản lượng

Tấn

142.710

147.700

153.000

157.000

161.000

3,06

1. Nuôi trồng

Nt

67.556

72.500

76.300

79.400

82.500

5,13

2. Khai thác

nt

75.155

75.200

76.700

77.600

78.500

1,10

Tđ: Khai thác biển

nt

71.500

71.520

73.070

74.000

75.000

1,20

II. GTSX thủy sản

Tr.đ

1.217.127

1.237.015

1.293.000

1.352.000

1.420.000

3,94

III. Kim ngạch xuất khẩu

1000 USD

104.600,69

120.000

130.000

140.000

150.000

9,47

- Tổng sản lượng thủy sản (nuôi trồng và đánh bắt) đến năm 2010 đạt 161.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,06%. Trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản là 82.500 tấn chiếm 51,24% (năm 2005 là 46,43%), tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,13%; sản lượng khai thác là 78.500 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,1% (trong đó khai thác biển là 75.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,20%). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5,5%, chiếm trên 6% so với tăng trưởng GDP của tỉnh và 18,7% so với khu vực I.

- Cơ cấu sản phẩm thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản năm 2010 là:

+ Cá: 119.300 tấn, trong đó nuôi là 50.000 tấn.

+ Tôm: 13.200 tấn, trong đó nuôi là 9.000 tấn.

+ Mực: 5.000 tấn.

+ Nghêu và thủy sản khác: 23.500 tấn.

- Tổng giá trị sản xuất thủy sản (nuôi trồng, khai thác, dịch vụ thủy sản theo giá so sánh 1994) năm 2010 là 1.420.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,94%.

- Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu năm 2010 là 56.000 tấn thủy sản đông lạnh các loại, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,33%.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 150 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,47%.

3. Mục tiêu xã hội: Nuôi, khai thác thủy sản phát triển sẽ tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến thủy sản phát triển. Từ đó sẽ tạo được công ăn việc làm ổn định cho khoảng 55.000 lao động trong nuôi trồng, khai thác, chế biến dịch vụ thủy sản.

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Mục tiêu

CHỈ TIÊU

ĐVT

Thực hiện

2006

KẾ HOẠCH

TĐTTBQ

(%)

2007

2008

2009

2010

1. DT nuôi trồng TS

Ha

12.427,61

12.845

12.902

13.004

13.106

1,34

a. DT nuôi mặn, lợ

"

6.661,65

6.795

6.817

6.904

6.956

1,09

Trđ: Nuôi tôm

"

4.111,50

4.230

4.250

4.285

4.285

1,04

Nuôi nghêu

"

2.150,00

2.150

2.150

2.200

2.250

1,15

Nuôi cá và TS khác

 

400,15

415

417

419

421

1,29

b. DT nuôi nước ngọt

"

5.765,96

6.050

6.085

6.100

6.150

1,64

Trđ: Tôm CX (gồm cả tôm CX nuôi sau vụ tôm sú)

"

215,5

230

245

260

275

6,29

c. Bè cá

1.004

1.200

1.210

1.225

1.250

5,91

Thể tích

m3

86.816

103.400

104.120

105.200

105.920

5,38

2. SL nuôi trồng

Tấn

67.556

72.500

76.300

79.400

82.500

5,13

Trđ: -Tôm

"

8.273

8.300

8.400

8.700

9.000

2,14

- Cá

"

41.569

43.200

46.600

48.300

50.000

4,74

- Nghêu, TS khác

"

17.714

21.000

21.300

22.400

23.500

7,51

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản

- Sở Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các điạ phương tiếp tục triển khai rà soát, thực hiện quy hoạch ngành đến 2010 và định hướng đến 2020, hướng tập trung chuyển những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng ven đê biển từ xã Phước Trung đến xã Vàm Láng thuộc huyện Gò Công Đông để hình thành vùng nuôi thủy sản tập trung ven biển. Khảo sát, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ở các xã cù lao thuộc 2 huyện Gò Công Tây và Gò Công Đông phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, bảo đảm sinh thái vùng ven biển; xác định, quy hoạch chi tiết các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản khác; tiến hành khảo sát xây dựng dự án đầu tư hạ tầng cho phát triển nuôi thủy sản tập trung ở những vùng đang nuôi còn khó khăn về hạ tầng; vùng có đủ điều kiện. Quy hoạch vùng nuôi thâm canh hợp lý theo từng địa bàn, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng các vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm bảo vệ môi trường nuôi, phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

- Tập trung phát triển nuôi ở các vùng nuôi tập trung đã được đầu tư đưa vào khai thác, tiếp tục thực hiện hoàn thành các dự án chuyển tiếp để đưa vào phát triển nuôi trong năm 2007; triển khai thực hiện các dự án mới được phê duyệt.

- Chú trọng xây dựng hạ tầng các vùng nuôi cá tra thâm canh tập trung, nuôi tôm càng xanh tập trung ở những vùng thích hợp phục vụ cho chế biến xuất khẩu nhất là khu vực ven sông Tiền từ Cái Bè cho đến Gò Công Đông.

- Ổn định tình hình nuôi cá bè trên sông theo quy định về đầu tư nuôi cá bè trên sông Tiền đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo Quyết định số 05/2005/QĐ-UBND ngày 07/02/2005.

- Sở Thủy sản phối hợp các ngành liên quan tiến hành hướng dẫn, tổ chức thực hiện qui định nuôi thủy sản đăng quầng ven sông Tiền thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành...

- Chọn các giống loài thủy sản phù hợp đưa vào nuôi luân canh với nuôi tôm sú như tôm càng xanh, cá kèo…

- Chú trọng nâng cao kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng đưa vào chế biến xuất khẩu.

b) Sản xuất và quản lý giống

- Phấn đấu sản xuất giống đến năm 2010 là:

+ Tôm sú: 700 triệu con.

+ Tôm càng: 10 triệu con.

+ Cá các loại: 2.000 triệu con.

- Từ năm 2006 sản xuất, quản lý chất lượng con giống là mũi đột phá của ngành Thủy sản Tiền Giang. Hướng phát triển sản xuất giống thủy sản đến 2010 là:

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Trung tâm Giống thủy sản (Trại Tân Thành và Trại Cồn Cống), khẩn trương xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng Trại giống thủy sản nước ngọt Cổ Lịch - Cái Bè (năm 2007) nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển sản xuất giống, chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản mới cho các cơ sở, nhân dân sản xuất đáp ứng nhu cầu người nuôi.

+ Tăng cường đội ngũ khoa học kỹ thuật cho Trung tâm Giống thủy sản để có đủ nhân lực đảm nhiệm chức năng phát triển giống thủy sản, ưu tiên đào tạo, tập huấn dài hạn về công tác sản xuất giống một số đối tượng theo chủ trương phát triển của ngành hiện nay như:

. Nước lợ, mặn: tôm sú, nghêu, cua biển, sò huyết …

. Nước ngọt: cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cá tai tượng, cá thát lát, cá bống tượng.

+ Tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân chính sách khuyến khích sản xuất giống thủy sản của tỉnh để nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất giống; nâng cao sản lượng giống tôm sú, giống tôm càng xanh và các loại giống cá có giá trị kinh tế cao, phấn đấu năm 2010 cung ứng trên 50% giống tôm sú và giống tôm càng xanh cho nhu cầu nuôi trong tỉnh, số còn lại nhập ngoài tỉnh và sản xuất 2 tỷ con cá giống các loại cung cấp cho nhu cầu nuôi cả trong và ngoài tỉnh; sản xuất nghêu giống và cua biển giống cung ứng cho nhu cầu nuôi.

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, thực hiện quy định về nhãn hàng hóa để đảm bảo giống có chất lượng tốt, nuôi có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.

- Từ năm 2006 - 2010: tập trung kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản. Đến cuối năm 2007, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản thuộc diện phải đăng ký kinh doanh đạt được các điều kiện sản xuất kinh doanh theo quy định. Tập trung quản lý việc công bố chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và thông tin quảng cáo về giống thủy sản. Cụ thể kiểm tra việc thực hiện chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố (kể cả các thông tin quảng cáo sản phẩm). Tập trung kiểm dịch giống thủy sản lưu thông trong tỉnh. Hình thành các khu vực sản xuất giống tập trung. Đến năm 2010 con giống sản xuất trong tỉnh được quản lý tốt về chất lượng, con giống nhập tỉnh được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Tổ chức cảnh báo về môi trường dịch bệnh cho các nhà sản xuất.

c) Hình thức nuôi

- Về nuôi tôm sú: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích nuôi tôm sú 4.285 ha, trong đó theo mô hình thâm canh và bán thâm canh là 3.000 ha đạt 70,01% tổng diện tích nuôi tôm sú, số còn lại nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến.

- Nuôi nghêu: Nuôi theo hình thức thả nuôi từ nguồn giống tự nhiên và giống nhân tạo có chăm sóc, quản lý và thực hiện tốt chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trên nghêu nuôi.

- Nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản đang phát triển trong thời gian gần đây như nuôi ao, nuôi theo mô hình VAC, nuôi trên ruộng lúa... Chú trọng cân đối diện tích và sản lượng cá tra nuôi xuất khẩu đáp ứng cung cầu trên thị trường.

II. VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN

1. Mục tiêu

CHỈ TIÊU

ĐVT

TH 2006

KẾ HOẠCH

TĐTTBQ

(%)

2007

2008

2009

2010

1. Khai thác biển

 

 

 

 

 

 

 

a. Tổng số phương tiện

Chiếc

1.404

1.414

1.425

1.438

1.450

0,81

- Tổng công suất

CV

216.821

218.400

220.200

222.500

225.000

0,93

Trđ: Đóng mới

Chiếc

12

10

11

12

13

 

Tổng công suất

CV

4.140

1.579

1.800

2.300

2.500

 

b. Sản lượng KT biển

Tấn

71.500

71.520

73.070

74.000

75.000

1,20

Trđ: Tôm

"

3.982

4.000

4.070

4.140

4.200

1,34

2. Sản lượng KT nước ngọt

"

3.654

3.680

3.630

3.600

3.500

(1,06)

2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Triển khai thực hiện Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND ngày 15/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Khuyến khích nhân dân tự đầu tư đóng mới, cải hoán phương tiện để khai thác xa bờ, hạn chế các phương tiện khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, áp dụng công nghệ khai thác hiện đại, sử dụng các loại thiết bị, kỹ thuật tiên tiến bảo quản sau thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu, tăng tỷ trọng sản lượng khai thác đưa vào chế biến.

- Tiếp tục theo dõi, thực hiện dự án chuyển đổi sang câu cá ngừ đại dương, xác định hiệu quả để khuyến khích nhân rộng; tuyên truyền cho ngư dân (đặc biệt là lực lượng thuyền trưởng) hiểu biết công ước quốc tế về biển, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để không vi phạm lãnh hải nước bạn.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng đào tạo lực lượng thuyền, máy trưởng có bằng cấp phù hợp với công suất máy để đủ khả năng điều động tàu hoạt động có hiệu quả và an toàn; với các ngành có liên quan như Công an, Biên phòng, Lao động thương binh và xã hội thực hiện việc quản lý lao động trên tàu cá.

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật, công tác tìm kiếm cứu nạn, khuyến khích ngư dân trang bị các thiết bị về hàng hải, thông tin liên lạc... để hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng hoàn thành khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Soài Rạp trong năm 2009, đồng thời phát triển các điểm tránh bão ven các cửa sông Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu.

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả hoạt động của Cảng cá Mỹ Tho và Vàm Láng, phấn đấu xây dựng cảng cá đạt chuẩn vệ sinh an toàn và chất lượng.

- Thực hiện dự án mở rộng Cảng cá Mỹ Tho xây dựng thành cảng cá đa chức năng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động, nhằm phục vụ tốt công tác hậu cần, bảo quản, trung chuyển hàng hóa.

- Khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá, đội tàu dịch vụ trên biển nhằm nâng cao hiệu quả tàu khai thác. Thành lập các chi hội nghề cá, tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp theo từng khâu trong khai thác.

III. CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1. Mục tiêu

CHỈ TIÊU

ĐVT

TH 2006

KẾ HOẠCH

TĐTTBQ

(%)

2007

2008

2009

2010

1. Kim ngạch xuất khẩu

1000 USD

104.600,69

120.000

130.000

140.000

150.000

9,47

2. Sản phẩm xuất khẩu

Tấn

36.459

41.000

46.000

51.000

56.000

11,33

Tôm đông lạnh

"

366

370

372

374

376

0,68

Nghêu, mực đông lạnh

"

8.028

9.000

10.000

11.500

13.000

12,82

Cá đông lạnh

"

23.811

26.000

29.400

32.200

35.200

10,28

Đồ hộp và thủy sản khác

"

4.254

5.630

6.228

6.926

7.424

15,34

3. Chế biến nội địa

Qui tấn

4.860

4.920

4.960

5.000

5.040

0,91

Cá các loại

"

780

800

820

840

860

2,47

Nước mắm

1000 lít

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

 

Thủy sản đóng hộp

Tấn

580

620

640

660

680

4,07

Thủy sản chế biến khác

"

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

 

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Chế biến xuất khẩu

- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản hiện có tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất bằng các công nghệ thiết bị hiện đại.

- Sở Thủy sản phối hợp các ngành, đơn vị có liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn tín dụng, thiết bị kiểm tra tạp chất, dư lượng kháng sinh…, khuyến khích đầu tư chế biến tôm sú và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhằm phát huy tiềm năng nguyên liệu thủy sản và góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi trong tỉnh.

- Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người nuôi, ngư dân khai thác thông qua Hội nghề cá ký hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu thủy sản theo Quyết định 80/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sự gắn bó, nâng cao trách nhiệm với nhau giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

b) Chế biến tiêu dùng nội địa

- Sở Thủy sản tiến hành điều tra và quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến thủy sản truyền thống như nước mắm, mắm tôm chà, mắm ruốc, khô thủy sản các loại… trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến phục vụ tiêu dùng và tham gia xuất khẩu.

c) Về thị trường

- Sở Thủy sản phối hợp với ngành thương mại và du lịch và các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản tươi sống, chế biến trong và ngoài tỉnh giải quyết đầu ra cho sản phẩm thủy sản.

- Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu, giữ vững thị trường hiện có, đồng thời tiếp tục tăng cường quảng bá tiếp thị mở rộng thị phần, thị trường.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ cán bộ tiếp thị, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, xây dựng một chiến lược tiếp thị thích hợp.

IV. KINH TẾ HỢP TÁC VÀ QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG

- Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi cá tra xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, nuôi tôm sú ở Lý Quàn xã Phú Đông, huyện Gò Công Đông, khai thác thủy sản xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông và phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho... nhằm huy động tốt hơn nguồn lực tài chính, nhân lực, hỗ trợ nhau trong sản xuất, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, phương tiên sản xuất, đồng thời chia sẻ và khắc phục rủi ro, làm cơ sở từng bước nhân rộng ra các địa phương khác.

- Xây dựng các Chi hội Nghề cá, các tổ quản lý cộng đồng, vận động ngư dân khai thác, các hộ nuôi trong các vùng dự án, vùng sản xuất tập trung đều tham gia Chi hội Nghề cá, tổ quản lý cộng đồng nhằm tạo thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, quản lý môi trường vùng nuôi, hạn chế dịch bệnh đối với thủy sản nuôi.

- Điều tra, quy hoạch phát triển các nghề chế biến thủy sản truyền thống của địa phương như nước mắm, mắm còng, mắm tôm chà, khô...

V. CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến ngư trên cả 3 lĩnh vực nuôi, khai thác và bảo quản, chế biến tiêu thụ thủy sản.

- Về nuôi: tăng cường công tác tập huấn quy trình, kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn SQF-1000, GAP, chuyển giao công nghệ sản xuất giống một số loài cá như (rô đồng, sặc rằn, rô phi đơn tính, thát lát, cá tra…); xây dựng các mô hình trình diễn mang tính thiết thực trong thực tiễn, tạo được hiệu quả, tập trung vào các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (tôm sú, tôm càng xanh, cá tra…), vùng dự án mới đầu tư (Lý Quàn, Tân Hội…); nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi một số diện tích trồng lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.

- Về khai thác: Chú trọng hướng dẫn ngư dân chuyển đổi các loại nghề khai thác gần bờ, kém hiệu quả sang khai thác xa bờ có hiệu quả cao, khuyến khích và hướng dẫn ngư dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động khai thác, bảo quản, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch.

- Về chế biến tiêu thụ sản phẩm: Sở Thủy sản phối hợp với ngành Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO9000, SQF2000…; với ngành Thương mại - Du lịch hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp thị, tham gia hội chợ, triển lãm quảng bá giới thiệu sản phẩm, tham gia xây dựng trang Web của tỉnh… để giới thiệu về tiềm năng thủy sản của tỉnh, tạo thuận lợi cho hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản tỉnh nhà.

Công tác khuyến ngư cần chú trọng phối hợp tuyên truyền cho người sản xuất nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm, tự giác áp dụng, thực hành sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

VI. VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THỦY SẢN

- Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuyên truyền cho nhân dân nhất là cộng đồng những người làm nghề cá hiểu biết và thực hiện nghiêm pháp luật về thủy sản.

- Triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND ngày 16/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (Chương trình 131). Xây dựng và thực hiện các dự án:

+ Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản (2006 - 2010).

+ Quy hoạch vùng hạn chế khai thác (2007 - 2010).

+ Tham gia Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá (2006 - 2010)

+ Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng thủy sinh vật ven biển - cửa sông, Cồn Ngang, Cồn Vượt (2008 - 2010).

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho người sản xuất, chế biến thủy sản về các tiêu chuẩn ngành, quy định của Bộ Thủy sản về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm thủy sản, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy định trên. Thực hiện tốt việc quản lý, đăng ký, công bố chất lượng hàng hóa thủy sản.

- Thực hiện tốt công tác quản lý thức ăn, thú y thủy sản, kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm.

VII. VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

- Kết hợp việc phát huy kinh nghiệm lâu đời của người sản xuất thủy sản với tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất thủy sản từ sản xuất con giống đến nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến...

- Trong năm 2006 tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống, cua biển giống; tổng kết nghiệm thu các đề tài sản xuất tôm sú giống không dùng kháng sinh, tôm bạc đất giống; hoàn thiện các qui trình sản xuất trong năm 2007 và chuyển giao công nghệ sản xuất giống nghêu, cua biển, tôm sú, tôm bạc đất… cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giống và nhân dân trong năm 2008 và những năm tiếp theo.

- Kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, điểm trình diễn kỹ thuật… xây dựng qui trình và phổ biến, ứng dụng rộng rãi trong dân; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống thủy sản tiên tiến cho nhân dân, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản.

- Sở Thủy sản phối hợp các ngành, đơn vị chức năng liên quan hỗ trợ người nuôi, vùng sản xuất cá tra công nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SQF-1000 (2006 - 2010) để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, cung ứng cho chế biến xuất khẩu.

VIII. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ

1. Công tác tổ chức

- Cải cách hành chính, xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ về quản lý, chuyên môn - kỹ thuật, thực hiện quản lý công việc theo hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức của ngành từ tỉnh đến huyện theo quy định của Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về thủy sản ở địa phương. Các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công cần bổ sung cán bộ chuyên trách có chuyên môn thủy sản và cán bộ quản lý thủy sản ở cấp xã để nâng cao hiệu quả quản lý ngành.

- Sở Thủy sản xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án về “Tổ chức và hoạt động khuyến ngư từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn” theo Thông tư số 01/2007/TT-BTS ngày 22/01/2007 của Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Đào tạo: có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, tăng cường lực lượng công chức, viên chức có trình độ khoa học và công nghệ phù hợp từng chức danh và vị trí công tác. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về nuôi trồng, chế biến, khai thác, vi sinh, sinh học… (đào tạo sau đại học) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thủy sản theo 3 chương trình lớn của ngành: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; Chương trình khai thác thủy sản xa bờ và Chương trình xuất khẩu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhu cầu đến năm 2010 phải đào tạo được 01 tiến sĩ, 06 thạc sĩ và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật (300 học viên/năm) về lĩnh vực chế biến thủy sản cung ứng cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Bồi dưỡng: hàng năm phối hợp với các trường tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (15 người/năm); bồi dưỡng các lớp ngắn hạn về thuyền, máy trưởng tàu cá hạng tư (60 học viên/năm), hạng năm (70 học viên/năm); kiến thức về sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản (150 học viên trong 4 năm) đáp ứng nhu cầu cho người dân trên địa bàn tỉnh

IX. VỀ ĐẦU TƯ

1. Chính sách đầu tư

- Về nuôi trồng, khai thác thủy sản, lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất chủ yếu, đồng thời từng bước hình thành các tổ cộng đồng, các tổ chức hợp tác xã. Khuyến khích các thành phần kinh tế thuê đất, mặt nước hình thành kinh tế trang trại nuôi thủy sản tập trung.

- Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc đầu tư đúng mục đích để tạo cơ sở hạ tầng vững chắc cho nuôi trồng thủy sản bền vững, phát triển đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản góp phần bảo vệ vùng biển Tổ quốc, phát triển chế biến, xuất khẩu thủy sản:

+ Vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho nâng cấp, xây mới trại sản xuất giống, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng nuôi tập trung; xây dựng chợ cá đầu mối, cảng cá, đầu tư cho hoạt động khuyến ngư, đào tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước cho nhân dân vay để đầu tư xây dựng các công trình nội đồng cho nuôi trồng, đào đắp ao nuôi, cống lấy thóat nước, thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi, mua con giống…; nâng cấp cơ sở chế biến, xây dựng nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất thuốc thú y thủy sản; đầu tư cho cải hoán, chuyển đổi nghề khai thác...

+ Vốn tín dụng thương mại là vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản vay làm vốn lưu động.

2. Nhu cầu vốn: Nguồn vốn ngân sách đầu tư đến năm 2010: 225.413 triệu đồng, gồm:

* Kinh phí cho khuyến ngư: 6.000 triệu đồng.

* Kinh phí đào tạo: 1.402 triệu đồng.

* Vốn đầu tư cho các dự án là: 210.197 triệu đồng.

* Vốn chương trình bảo vệ nguồn lợi và phát triển thủy sản và quy hoạch là: 7.814 triệu đồng.

Cụ thể và phân kỳ đầu tư như sau: (Bảng phụ lục kèm theo)

- Vốn tín dụng cho dân vay: 250.000 triệu đồng.

- Vốn tự có của dân: 110.000 triệu đồng (30% đối ứng vốn vay).

C. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Chính phủ có chủ trương cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất thủy sản thì đầu tư 100% bằng vốn ngân sách.

2. Đề nghị Bộ Thủy sản đầu tư vốn cho Tiền Giang thực hiện dự án khu neo trú bão cho tàu cá cửa sông Soài Rạp, dự án mở rộng Cảng cá Mỹ Tho và dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng thủy sinh vật ven biển cửa sông - Cồn Ngang.

3. Đề nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã về vay vốn, về thuế (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) và hỗ trợ nông dân kinh phí dập dịch bệnh thủy sản, không để lây lan mầm bệnh gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nuôi thủy sản, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế chung.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nhiệm vụ và nội dung của Chương trình, theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Sở Thủy sản phối hợp cùng các ngành và các địa phương có liên quan tiến hành quy hoạch cụ thể trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, hậu cần dịch vụ thủy sản để cùng thực hiện.

2. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ có liên quan tiến hành xây dựng Kế hoạch hoạt động theo phân kỳ hàng năm của đơn vị mình để có cơ sở tổ chức thực hiện.

Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, chủ trương của Nhà nước và thực tiễn phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đề nghị thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên Dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn ngân sách

Thời gian

K.công-H.thành

Vốn NS thực hiện đến 2005

Kế hoạch vốn ngân sách đến 2010

Tổng số

2006

2007

2008

2009

2010

I

KP khuyến ngư

6.000

6.000

 

 

6.000

1.000

1.240

1.250

1.250

1.260

II

KP đào tạo

1.402

1.402

 

 

1.402

15

294,5

422,5

337,5

332,5

III

Vốn tín dụng SX TS

250.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Vốn đầu tư các D.A

239.362

218.084

 

12.205

210.197

5.346

8.817

55.188

79.200

83.254

A

DA chuyển tiếp

64.362

54.784

 

12.205

46.897

5.346

7.417

18.134

16.000

-

1

CSHT nuôi Phú Thạnh

17.805

8.227

2001-06

5.186

626

126

500

 

 

 

2

Trại giống nước ngọt Cổ Lịch

11.046

11.046

2005-2007

1.252

11.046

3.712

5.200

2.134

 

 

3

CSHT vùng nuôi Tân Hội - Cai Lậy

2.994

2.994

2005-2006

1.235

2.708

1.508

1.200

 

 

 

4

XD Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá c ửa sông Soài Rạp

32.000

32.000

2007-09

-

32.000

 

 

16.000

16.000

 

5

Phòng xét nghiệm chẩn đoán bệnh TS bằng PP Vi sinh

517

517

2006-2007

 

517

 

517

 

 

 

B

DA đầu tư mới

175.000

163.300

 

-

163.300

-

300

37.054

63.200

83.254

1

CSHT vùng nuôi Tân Thành -Tân Điền, Cải tạo dự án BGC

28.000

16.000

2005-2009

 

16.000

 

 

4.000

6.000

6.000

2

CSHT vùng nuôi Phú Thạnh (GĐ 2)

5.000

5.000

2007-2008

 

5.000

 

 

 

2.000

3.000

3

Mở rộng Cảng cá Mỹ Tho

128.000

128.000

2007-2010

 

128.000

 

300

23.954

50.000

53.746

4

XD VP Sở Thủy Sản

5.000

5.000

2008-09

 

5.000

 

 

2.000

3.000

 

5

XD 2 trạm khuyến ngư

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

2.000

 

 

6

CSHT SX giống Thủy sản nước ngọt – Hậu Mỹ Bắc A

4.000

4.000

2007-2009

 

4.000

 

 

2.500

1.500

 

7

Công trình đầu tư sửa chữa cống Rạch Xẽo nuôi tôm Bắc Gò Công

800

800

2007-2008

 

800

 

 

800

 

 

8

Công trình nạo vét các tuyến kênh thuộc DA Nam-Bắc GC

1.500

1.500

2007-2009

 

1.500

 

 

800

700

 

9

Công trình đầu tư, cải tạo nâng cấp trại giống Cồn Cống

1.000

1.000

2007-2008

 

1.000

 

 

1.000

 

 

V

Vốn đầu tư cho QH, Chương trình BV & PT NL thủy sản

19.514

19.514

 

 

7.814

 

360

1.528

2.968

2.958

A

Chương trình,DA

18.964

18.964

 

 

7.264

 

90

1.148

2.968

2.958

1

DA “Phục hồi, tái tạo và phát triển NLTS”

2.464

2.464

2007-2010

 

2.464

 

50

814

800

800

2

Chương trình Xây dựng CS dữ liệu

240

240

2007-2010

 

240

 

20

74

73

73

3

DA “Qui hoạch các vùng hạn chế khai thác hàng năm”.

260

260

2007-2010

 

260

 

 

80

95

85

4

DA “Khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng thủy sinh vật biển-cửa sông Cồn Ngang”

16.000

16.000

2007-2010

 

4.300

 

20

280

2.000

2.000

B

Quy hoạch

550

550

 

 

550

 

270

280

 

 

1

Vùng nuôi nghêu hàng hóa

150

150

2007-2008

 

150

 

50

100

 

 

2

Vùng sinh sản giống nhuyễn thể

150

150

2007-2008

 

150

 

150

 

 

 

3

Vùng nuôi cá tra phục vụ xuất khẩu

250

250

2007-2008

 

250

 

70

180

 

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V)

516.278

245.000

 

12.205

225.423

6.361

9.611,5

58.388,5

83.755,5

67.296.5

 


 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác