304818

Quyết định 3312/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

304818
LawNet .vn

Quyết định 3312/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu: 3312/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 29/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3312/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 29/12/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3312/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về mt số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong 03 năm 2013 -2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XV, Kỳ họp thứ Mười một về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 408/TTr-SNNPTNT ngày 28/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tm nhìn, quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1.1. Tầm nhìn ngành nông nghiệp Thái Bình đến năm 2030

Nông nghiệp là ngành quan trọng trong ổn định kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, cung cấp các nguồn lực quan trọng (nông sản, lao động, tài nguyên) cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Thái Bình hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phân phối nông sản tới người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1.2. Quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp;

- Thu hút và phát triển doanh nghiệp là đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp và giải quyết lao động nông thôn. Lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các hộ sản xuất, tạo việc làm phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động;

- Tập trung phát triển những ngành hàng hiện có theo chiều sâu, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Lấy tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là động lực cho phát triển nông nghiệp;

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô hộ, áp dụng cơ gii hóa và kỹ thuật canh tác tiên tiến;

- Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm;

- Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

2. Mc tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu chung:

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, tăng quy mô hộ sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các tác nhân, nhất là giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân (hay các Hợp tác xã, tổ nhóm).

2.2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

a. Mục tiêu toàn ngành

- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt: 2,5%/năm, trong đó trồng trọt 0,4%; chăn nuôi 3,5%; thủy sản 6%;

- Tỷ trọng các ngành trong tổng cơ cấu nông, lâm, thủy sản: Trồng trọt 32%; chăn nuôi 31%, dịch vụ 6,9%, lâm nghiệp 0,1% và thủy sản 30%.

b. Mục tiêu theo lĩnh vực

+ Về trồng trọt

- Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên đạt trên 50%;

- Diện tích trồng trọt áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đạt 25%;

- Sản lượng được tiêu thụ qua hợp đồng: Lúa gạo 10%; rau củ quả 10%; ngô 20%;

- Diện tích đất lúa bảo đảm tiêu thụ nội tỉnh, sản xuất hàng hóa, và góp phn đảm bảo an ninh lương thực và đi sng dân sinh;

- Diện tích ngô: Khoảng 12.500 ha/năm, tăng 1.956 ha so với hiện nay, chủ yếu tăng ở vụ Xuân do chuyn từ đất lúa sang trồng ngô, mỗi năm tăng khoảng 400 ha;

- Diện tích rau gieo trồng các loại: Khoảng 37.765 ha/năm, trong đó: Diện tích khoai tây khoảng 6.000 ha (vụ Xuân 500 ha, vụ Đông 5.500 ha); diện tích rau chuyên canh tăng từ 1.800 ha lên 2.500 ha.

+ Về chăn nuôi

- Ổn định đàn lợn khoảng 1 -1,1 triệu con, tăng đàn bò lên 100 nghìn con, tăng đàn gia cầm lên 13 triệu con (trong đó đàn gà 10 triệu con);

- Duy trì đàn lợn nái chiếm khoảng 18% tổng đàn lợn. Tăng tỷ lệ đàn lợn nái lai và lợn nái ngoại lên 75% tổng đàn vào năm 2020;

- Tăng số lượng các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn lên 1.000 trang trại;

- Đưa 40% số điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tnh vào các cơ sở giết mổ đã được quy hoạch;

- Sản lượng thịt bò tăng 80 - 90% thông qua việc tăng cường phối giống bằng thụ tinh nhân tạo bò lai Sind với nhóm bò Zebu.

+ Về thủy sản

- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chiếm 30% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp;

- Sản lượng ngao được tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt 10%;

- Lượng giống thủy sản được cung cấp bởi địa phương chiếm 75%;

- Khoảng 25% sản phẩm thủy sản là sản phẩm chế biến;

- Diện tích ngao khoảng 4.100 ha, sản lượng 123.000 tấn;

- Diện tích nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi khoảng 3.000 ha và nuôi cá các loại (cá vược, cá song, cá bống bóp);

- Cá rô phi: Khoảng 2.500 ha, sản lượng: 37.500 tấn;

- Sản lượng khai thác 70.000 tấn.

+ Về giải quyết lao động

- Chuyên nghiệp hóa lao động nông nghiệp, rút một nửa lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp;

- Năm 2020, xuất khẩu khoảng 10 nghìn lao động, thu hút thêm 03 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động;

- Hình thành 01 trung tâm giao dịch việc làm hỗ trợ những người làm ở tỉnh ngoài;

- Đến năm 2020, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tạo khoảng 150-160 nghìn công việc mới;

- Lao động ở lại nông nghiệp được chuyên nghiệp hóa khoảng 50 nghìn người.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Các giải pháp đột phá

- Tăng quy mô đồng ruộng, tiến lên nền sản xuất hàng hóa lớn, tập trung;

- Xây dựng một số chuỗi giá trị nông sản chính;

- Đột phá về khoa học công nghệ;

- Rút mạnh lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn;

- Đột phá về môi trường kinh doanh, đầu tư thu hút doanh nghiệp.

3.2. Nhóm các giải pháp khác

- Giải pháp lãnh đạo chỉ đạo, tuyên truyền;

- Giải pháp về quy hoạch;

- Giải pháp về tổ chức hành chính: Thành lập Ban Chỉ đạo Tái cơ cấu nông nghiệp;

- Giải pháp về phát triển thị trường;

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng;

- Giải pháp về đào tạo, tập huấn;

- Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp;

- Giải pháp về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

Để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cần xây dựng chi tiết và triển khai một số chương trình dự án cụ thể. Các chương trình dự án này có thể được thực hiện trong những giai đoạn khác nhau.

4.1. Giai đon 2016 - 2018

a. Nông lâm thủy sản

- Nghiên cứu đẩy mạnh tích tụ đất đai thông qua tạo điều kiện thuận lợi trong việc thuê đất mở rộng quy mô sản xuất;

- Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Đề án Tích tụ ruộng đất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa và liên kết trong chuỗi giá trị;

- Dự án Nghiên cứu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo của tỉnh Thái Bình;

- Đề án Tăng cường áp dụng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm;

- Đề án Phát triển sản xuất rau an toàn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Đề án hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn;

- Đề án Tái cơ cấu giống lợn nhằm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020;

- Đề án Phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gà tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020;

- Đề án Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác (nhóm hợp tác, hợp tác xã) trong sản xuất nông nghiệp;

- Đề án Quy hoạch tổng thể thủy sản Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020;

- Dự án Hỗ trợ phát triển thương hiệu ngao sạch chất lượng cao Thái Bình tại thị trường nội địa và xuất khẩu;

- Đề án Phát triển ngao giống phục vụ sản xuất tại tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận;

- Dự án Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngao Thái Bình.

b. Việc làm

Dự án Phát triển xuất khẩu lao động của Thái Bình sang nước ngoài.

4.2. Giai đoạn 2018 - 2020

a. Nông lâm thủy sản

- Dự án Phát triển sản xuất chế biến khoai tây của tỉnh Thái Bình;

- Đề án Phát triển chăn nuôi trang trại và gia trại theo hướng an toàn dịch bệnh;

- Đề án Quy hoạch vùng trọng điểm, xã trọng điểm chăn nuôi theo hướng tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh GAHP;

- Dự án Xây dựng cảng cá Thụy Tân, huyện Thái Thụy;

- Dự án Trồng rừng và bảo vệ đê ven biển khu vực Đồng Châu.

b. Việc làm

- Đề án Đào tạo hộ nông dân chuyên nghiệp hóa phục vụ nền sản xuất quy mô lớn;

- Dự án Xây dựng nghiệp đoàn hỗ trợ những người lao động của Thái Bình ở những tỉnh ngoài;

- Quy hoạch lại Khu Công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm thu hút lao động nông nghiệp;

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện đề án;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành để chỉ đạo triển khai, thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố rà soát, bổ sung và lập mới các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các Đề án, Dự án, Kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Xác định các nông sản thực phẩm chủ lực của tỉnh, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng bộ giống cây, giống con hàng hóa, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền các nội dung Đề án;

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án hoặc sửa đổi bổ sung Đề án nếu cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết “về nông nghiệp nông dân, nông thôn”, ưu tiên vốn bố trí ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề nghị bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp lập, thẩm định các dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển bền vững.

3. Sở Tài chính

- Rà soát các cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn, cân đối đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho việc triển khai thực hiện Đề án và các chương trình, dự án liên quan.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan rà soát lại các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện Đề án;

- Chủ trì hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm phù hợp VietGAP; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng các thương hiệu và chỉ dn địa lý cho nông sản, thực phẩm chất lượng cao và đặc trưng của tỉnh;

- Rà soát, bổ sung, đề xuất một số chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5. Sở Công thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản;

- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông sản;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chất lượng cao và đc trưng của tỉnh. Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát kiểm tra chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

7. Sở Y tế: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường nông thôn.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến tạo việc làm phi nông nghiệp với thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, bao gồm các kênh xuất khẩu lao động, lao động ngoại tỉnh và lao động trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đề xuất các cơ chế chính tín dụng hỗ trợ ngành nông nghiệp.

10. Đnghị các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể

- Liên minh các Hợp tác xã Thái Bình: Phối hợp các địa phương tổ chức hình thành các tổ chức kinh tế hợp tácHợp tác xã; củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp để tham gia thực hiện Đề án đạt kết quả cao. Hỗ trợ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã;

- Hội Nông dân tỉnh: Tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án; phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với các địa phương vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, xây dựng và củng cố các Hợp tác xã;

- Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia các nội dung Đề án.

11. Các sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Đề án.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ nội dung Đề án Tái cơ cấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lập và triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch chuyển đổi (về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi) phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Triển khai, rà soát điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi, đối tượng nuôi thủy sản năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, nghiên cứu, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả;

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát, bổ sung các quy hoạch cấp xã; tăng cường quản lý và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.

13. Các đơn vị, doanh nghiệp

- Các công ty, doanh nghiệp sản xuất giống, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư và các Trung tâm giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản): Tích cực du nhập, khảo nghiệm, đánh giá, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi mới. Căn cứ nhu cầu giống cây, giống con hàng năm theo cơ cấu của tỉnh, tổ chức sản xuất khép kín từ giống gốc đến giống thương mại để cung ứng, phục vụ sản xuất;

- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tích cực tham gia liên doanh, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm; đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm và xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chất lượng cao.

(có Đề án tóm tắt kèm theo).

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế ngân sách (HĐND tỉnh);
-
UB MT Tquốc tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã Thái Bình, Hội Nông dân tỉnh, Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh;
- Lãnh đạo
VP UBND tỉnh;
- Công Thông tin Điện tử tỉnh;
- Phòng: KHTC, TH;
- Lưu: VT, NNTNMT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

ĐỀ ÁN TÓM TẮT

VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số
3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh).

I. SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÁI BÌNH

Là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và của Việt Nam, Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong sản xuất nông nghiệp với mức tăng trưởng bình quân 4,1% trong giai đoạn 2010-2014 thuộc dạng cao ở ĐBSH, Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Thái Bình nhìn chung vẫn là một nền nông nghiệp giá trị thấp và phát triển không bền vững. Ngành trồng trọt với trọng tâm là lúa gạo đã phát triển đến ngưỡng và hầu như tăng trưởng rất thấp trong giai đoạn 2012- 2104. Khu vực chăn nuôi mặc dù cũng đã đóng góp lớn hơn vào tổng giá trị sản xuất của nông nghiệp nhưng cũng chưa tạo thành động lực phát triển chính của ngành. Thủy sản có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng còn nhiều bất ổn ở cả khâu sản xuất, thị trường đầu ra và bắt đầu chững lại trong những năm gần đây. Các điểm yếu chính của ngành vẫn là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động chế biến nâng cao giá trị nông sản còn yếu kém, thiếu liên kết giữa người sản xuất, thị trường còn lỏng lẻo (chủ yếu dựa vào mạng lưới tư thương).

Thực trạng trên đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi phải thay đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp Thái Bình nhằm phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người của tỉnh, thích nghi tốt hơn với thách thức từ các yếu tố biến động bên ngoài, tăng thu nhập cho người nông dân, hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ thực tế phát triển của ngành nông nghiệp địa phương và tinh thần Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được phê duyệt tại Quyết định 899/2013/QĐ-TTg, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN và PTNT) Thái Bình phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”.

II. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VÀ LAO ĐỘNG THÁI BÌNH

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế chung của tỉnh

Thái Bình có nhiều điều kiện tự nhiên thuận li cho phát triển nông nghiệp. Là một trong 3 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất vùng ĐBSH, tỉnh có ưu thế lớn trong phát triển trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn nếu tích tụ được ruộng đất. Bên cnh đó, Thái Bình có bờ biển dài với 52 km, rất thuận li cho phát triển thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ ven bin. Vị trí tương đối gần hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi cho nông sản Thái Bình tiếp cận thị trường quy mô và giá trị lớn.

Bên cạnh những thuận lợi, nông nghiệp Thái Bình cũng đối mặt với hai nguy cơ liên quan đến điều kiện tự nhiên.

Thứ nhất, do ở gần biển, Thái Bình cũng dễ bị tác động bởi thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH).

Thứ hai, việc tỉnh có trữ lượng than bùn khá lớn cũng gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho phát triển nông nghiệp cũng như sinh kế người nông dân nếu như không có những kế hoạch khai thác kết hợp với phát triển ngành nghề hợp lý.

Thái Bình có hệ thống giao thông vận tải liên tỉnh, liên huyện, liên xã khá hoàn thiện, thuận lợi cho thương mại hàng hóa nông sản. Hạ tầng nông thôn của tỉnh (thủy li, giao thông nội đồng) thuộc vào loại tốt nhất ĐBSH. Thái Bình cơ bản đã thực hiện xong dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, đủ tiêu chuẩn áp dụng cơ khí hóa. Toàn bộ hệ thống đê biển đã được cứng hóa.

2. Thành tựu và hạn chế của ngành nông nghiệp Thái Bình

2.1. Thành tựu

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Thái Bình có những bước tăng trưởng khá ổn định, mặc dù có xu hướng chậm lại sau năm 2009 do ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới và kinh tế trong nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối tốt giúp đảm bảo an ninh lương thực và góp phần ổn định kinh tế xã hội. Bên canh đó, sản phẩm nông sản ngày càng đa dạng. Nhiều mặt hàng như gạo, ngao, thịt lợn (cả lợn sữa) phát triển mạnh và có vị thế trên thị trường, đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh, khu vực và cả nước. Trình độ canh tác phát triển, một số mặt hàng có năng suất, chất lượng đứng đầu vùng và cả nước như gạo, ngao. Bên cạnh đó, Thái Bình đã hình thành một số mô hình sản xuất quy mô lớn mang lại hiệu quả cao cả trong chăn nuôi và trồng trọt. Những mô hình này có thể nhân rộng trong thời gian tới để tăng quy mô hiệu quả cho ngành nông nghiệp. Thương mại nông sản ngày càng phát triển, nhiều mặt hàng thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu.

Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp Thái Bình trong thời gian qua là sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh trong ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành. Bên cạnh đó, việc nông dân Thái Bình cần cù, có kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất và có trình độ thâm canh cao cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cơ sở hạ tầng liên tỉnh ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư giúp gắn kết nông sản Thái Bình với các thị trường xung quanh.

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên, ngành nông nghiệp Thái Bình vẫn còn nhiều điểm hạn chế:

Thứ nhất, cơ cấu đóng góp của các tiểu ngành chưa hợp lý. Tỷ trọng trồng trọt (đặc biệt là lúa gạo) - tiểu ngành có giá trị gia tăng thấp và dường như đã phát triển đến ngưỡng nếu không có những đột phá về quy mô sản xuất và công nghệ - vẫn chiếm 40% cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, ngành thủy sản lại có xu hướng tăng trưởng giảm trong 3 năm gần đây do những biến động thị trường.

Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở dạng nông hộ (trung bình 1 hộ có khoảng 4-5 sào đất nông nghiệp), chưa hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (vùng chuyên canh, cánh đng lớn...). Trong khi đó, các hoạt động tập thcủa nông dân din ra chưa thực sự hiệu quả. Phần lớn các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp vẫn chỉ tập trung vào cung ứng đu vào và dịch vụ thủy lợi, chưa có những hoạt động kết nối với doanh nghiệp hình thành các vùng sản xuất lớn.

Thứ ba, công tác sản xuất giống cây trồng (trừ lúa), vật nuôi và thủy sản còn nhiều bất cập; địa phương chưa chủ động được con giống và kiểm soát được chất lượng các nguồn giống trên thị trường, làm tăng rủi ro dịch bệnh và giảm năng suất.

Thứ tư, hoạt động chế biến nông sản còn yếu kém, sản phẩm thô, giá thấp. Liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lỏng lẻo. Thương mại nông sản chủ yếu dựa vào hệ thống tư thương với mức độ lợi nhuận thấp và rủi ro cao.

Thứ năm, kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là phục vụ bảo quản, chế biến. Hậu quả chất lượng các mặt hàng nông sản trong tỉnh không đồng đều, chưa tạo được thương hiệu nên khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, tính ổn định chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thị trường.

Có hai nguyên nhân chính gây nên các bất cập trên:

Một là, quá trình hút lao động của các ngành công nghiệp – dịch vụ ra khỏi khu vực nông nghiệp chưa hiệu quả. Về cơ bản, Thái Bình vẫn là một tỉnh thuần nông. Tỷ trọng các ngành kinh tế thay đổi khá chậm, GDP NLTS vẫn còn chiếm tới 34,5% trong tổng GDP toàn tỉnh, cao hơn nhiều so với Hà Nam (15,2%) hay Nam Định (24,6%).

Hai là, đầu tư vào khu vực nông nghiệp rất hạn chế, vắng bóng các doanh nghiệp đầu tàu. Cụ thể các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hiệu quả nên chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào trong khu vực nông nghiệp.

3. Thực trạng lao động

Năm 2014, dân số trung bình của tỉnh 1,79 triệu người, trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên 1,41 triệu người, chiếm 78,9% (Niên giám Thống kê Thái Bình 2014). Xét về quy mô dân số, Thái Bình xếp thứ 4 trên 11 tỉnh khu vực ĐBSH. Thái Bình đang có cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ dân số phụ thuộc thấp hơn tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức trong quá trình tạo việc làm cho người lao động. Cơ cấu dân số vàng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 20 năm nữa và là cơ hội một đi không trở lại. Đặc biệt, tốc độ già hóa dân số ở Thái Bình sẽ nhanh hơn trung bình các tỉnh ĐBSH do cơ cấu dân số Thái Bình già hơn.

Bên cạnh đó, lao động Thái Bình đông nhưng chưa tinh. Khoảng 66% lực lượng lao động của Thái Bình ở nông thôn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 55% năm 2014. Khoảng 48% lao động đang làm các công việc liên quan đến nông, lâm, thủy sản nhưng do tính chất mùa vụ, thời gian nông nhàn nhiều nên hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm 19% tổng thời gian lao động cả năm. Như vậy, nếu lao động nông nghiệp chuyên nghiệp (làm 8 tiếng/ngày, 22 ngày/tháng) thì chỉ cần 1/5 số lao động hiện tại. Tuy nhiên, khả năng tạo việc làm trong tỉnh từ các hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế do hoạt động công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Năm 2015, trong số 1,1 triệu lao động đang làm việc, chỉ có 162 nghìn lao động có việc làm chính thức trong các doanh nghiệp, trong đó 52 nghìn lao động tại các Khu Công nghiệp, 30 nghìn lao động tại các cụm công nghiệp, 80 nghìn lao động tại các doanh nghiệp rải rác ở địa phương.

Một điểm đáng lưu ý là tỉnh có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất (0,06%) nhưng lại có tỷ suất di cư thuần cao nhất khu vực ĐBSH. Phần đông lao động di cư làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Kênh xuất khẩu lao động đã hình thành nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, lao động chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thực hiện các công việc có thu nhập thấp.

Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, dân số nông thôn nhiều sẽ là áp lực rất ln cho quá trình tái cơ cấu tiến lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đcó thể giải bài toàn tái cơ cấu thông qua việc tăng quy mô, từ đó đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ thì phải rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, thu hút nhiều lao động nông nghiệp vào các hoạt động phi nông nghiệp tại các khu cụm công nghiệp tại địa phương, tổ chức tốt lao động của tỉnh đi ra tỉnh ngoài và xuất khẩu.

III. TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Thách thức và cơ hội cho tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Thái Bình trong thời gian ti sẽ có những khó khăn và thách thức từ cả bên trong và bên ngoài.

Trước hết, tập quán sản xuất lạc hậu, nông dân có tâm lý giữ đất sản xuất là thách thức lớn cho việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Thái Bình.

Thứ hai, đất đai manh mún, khan hiếm tài nguyên cho nông nghiệp. Tình trạng đất đai manh mún (trung bình 0,2ha/hộ) đang là thách thức lớn cho công tác quy hoạch lại và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn của Thái Bình.

Thứ ba, tổ chức sản xuất lạc hậu, không bền vững tạo nguy cơ tụt hậu của nông nghiệp Thái Bình.

Thứ tư, thách thức từ hội nhập kinh tế gây ra cạnh tranh mạnh mẽ trong việc tiêu thụ nông sản cả ở trên thị trường thế giới và ngay trong thị trường nội địa.

Thứ năm, nhu cầu thị trường thay đổi hướng tới những sản phẩm nông sản có chất lượng ngày càng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, BĐKH ảnh hưởng mạnh tới nông nghiệp. BĐKH được dự báo sẽ gây ra những tác động tiêu cực trên quy mô lớn đối với sản xuất nông nghiệp của Thái Bình. Ngoài ra, áp lực về dân số lớn và lao động dư tha trong nông thôn, sự già hóa của dân số cũng là thách thức lớn, không tận dụng tốt thì Thái Bình rất dễ đánh mất li thế này.

Bên cạnh đó, bối cảnh trong thời gian tới cũng mang lại cơ hội thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thái Bình:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Thái Bình diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong thời gian ti, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và rút lao động ra khỏi nông nghiệp.

Thứ hai, cơ hội từ việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH, hợp tác với các tỉnh về kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, xuất khẩu để phát triển nhanh, bền vững.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ nông sản có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm có xu hướng tăng lên là cơ hội tốt cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Thứ tư, quá trình hội nhập sẽ toàn diện hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và công nghệ. Bên cạnh mở rộng thị trường nông sản, một trong những cơ hội quan trọng cho Thái Bình chính là việc phát triển các ngành công nghiệp (da giầy, may mặc) để xuất khẩu vào những thị trường lớn sau khi Việt Nam ký kết một loạt những hiệp định Việt Nam-Châu Âu (Vietnam-EU), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo điều kiện thu hút lao động từ nông nghiệp và là tiền đề tốt để tích tụ đất đai, mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ năm, khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Với đặc thù là tỉnh có trình độ sản xuất nông nghiệp thâm canh cao, nông dân có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tốt, tỉnh Thái Bình sẽ có cơ hội tốt để tăng hiệu quả sản xuất, mở ra những hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế mới.

2. Tầm nhìn, quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

2.1. Tm nhìn ngành nông nghiệp Thái Bình đến năm 2030

Nông nghiệp là ngành quan trọng trong ổn định kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, cung cấp các nguồn lực quan trọng (nông sản, lao động, tài nguyên) cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Thái Bình hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phân phối nông sản tới người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.2. Quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp;

- Thu hút và phát triển doanh nghiệp là đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp và giải quyết lao động nông thôn. Lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các hộ sản xuất, tạo việc làm phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động;

- Tập trung phát triển những ngành hàng hiện có theo chiều sâu, hướng ti nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Lấy tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là động lực cho phát triển nông nghiệp;

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô hộ, áp dụng cơ giới hóa và kỹ thuật canh tác tiên tiến;

- Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm;

- Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện BĐKH.

3. Mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp

3.1. Mục tiêu chung

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân thông qua việc đy mạnh ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, tăng quy mô hộ sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các tác nhân, nhất là giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân (hay các Hợp tác xã, tổ nhóm).

3.2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

Toàn ngành

- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt: 2,5%/năm, trong đó trồng trọt 0,4%; chăn nuôi 3,5%; thủy sản 6%;

- Tỷ trọng các ngành trong tổng cơ cấu nông, lâm, thủy sản: Trồng trọt 32%; chăn nuôi 31%, dịch vụ 6,9%, lâm nghiệp 0.1% và thủy sản 30%.

Trồng trọt

- Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên đạt trên 50%;

- Diện tích trồng trọt áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đạt 25%;

- Sản lượng được tiêu thụ qua hợp đồng: Lúa gạo 10%; rau củ quả 10%; ngô 20%;

- Diện tích đất lúa bảo đảm tiêu thụ nội tỉnh, sản xuất hàng hóa, và góp phn đảm bảo an ninh lương thực và đời sống dân sinh;

- Diện tích ngô: Khoảng 12.500 ha/năm, tăng 1.956 ha so với hiện nay, chủ yếu tăng ở vụ Xuân do chuyển từ đất lúa sang trồng ngô, mỗi năm tăng khoảng 400 ha;

- Diện tích rau gieo trồng các loại: Khoảng 37.765 ha/năm, trong đó: Diện tích khoai tây khoảng 6.000 ha (vụ Xuân 500 ha, vụ Đông 5.500 ha); diện tích rau chuyên canh tăng từ 1.800 ha lên 2.500 ha.

Chăn nuôi

- Ổn định đàn lợn khoảng 1 - 1,1 triệu con, tăng đàn bò lên 100 nghìn con, tăng đàn gia cm lên 13 triệu con (trong đó đàn gà 10 triệu con);

- Duy trì đàn lợn nái chiếm khoảng 18% tổng đàn lợn. Tăng tỷ lệ đàn lợn nái lai và ln nái ngoại lên 75% tổng đàn vào năm 2020;

- Tăng số lượng các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn lên 1.000 trang trại;

- Đưa 40% số điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn toàn tỉnh vào các cơ sở giết mổ đã được quy hoạch;

- Sản lượng thịt bò tăng 80-90% thông qua việc tăng cường phối giống bằng thụ tinh nhân tạo bò lai Sind với nhóm bò Zebu.

Thủy sn

- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chiếm 30% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp; sản lượng ngao được tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt 10%;

- Lượng giống thủy sản được cung cấp bởi địa phương chiếm 75%;

- Khoảng 25% sản phẩm thủy sản là sản phẩm chế biến;

- Diện tích ngao 4.100 ha, sản lượng 123.000 tấn;

- Diện tích nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi 3.000 ha và nuôi cá các loại (cá vược, cá song, cá bống bóp);

- Cá rô phi: 2.500 ha, sản lượng: 37.500 tấn;

- Sản lượng khai thác 70.000 tấn.

Giải quyết lao động

- Chuyên nghiệp hóa lao động nông nghiệp, rút một nửa lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp;

- Năm 2020, xuất khẩu khoảng 10 nghìn lao động, thu hút thêm 03 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động;

- Hình thành 01 trung tâm giao dịch việc làm hỗ trợ những người làm ở tỉnh ngoài;

- Đến năm 2020, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tạo khoảng 150-160 nghìn công việc mới;

- Lao động ở lại nông nghiệp được chuyên nghiệp hóa khoảng 50 nghìn người.

4. Giải pháp tái cơ cấu

4.1. Các giải pháp đột phá

Từ những phân tích về hiện trạng, tiềm năng nông nghiệp của tỉnh cũng như bối cảnh trong thời gian tới để hiện thực hóa tầm nhìn, đi đúng định hướng và đạt được các mục tiêu đã đặt ra về tái cơ cấu nông nghiệp, Thái Bình cần tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp đột phá sau:

4.1.1. Tăng quy mô đồng ruộng, tiến lên nền sản xuất hàng hóa lớn, tập trung

Tăng quy mô sản xuất là điều kiện tiên quyết cho những đột phá trong sản xuất nông nghiệp của Thái Bình. Tăng quy mô đồng ruộng tạo điều kiện cơ giới hóa, giảm chi phí lao động, đảm bảo sản phẩm đồng đều với chất lượng cao, tăng hiệu quả sản xuất, tiến tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, tăng quy mô đồng ruộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân/nhóm hợp tác hay Hợp tác xã.

Tăng quy mô sản xuất cn được thực hiện thông qua các đột phá chính trong việc thúc đẩy quá trình thuê/góp đất trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các hộ không sử dụng hoặc không muốn sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ khác thuê. Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý để các hộ đi thuê yên tâm đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuê đất của nông dân, nông dân góp đất cùng với doanh nghiệp (Mô hình doanh nghiệp thuê đất của các hộ dân và tự tổ chức sản xuất cũng bắt đầu phát triển ở một số địa phương như Nam Định, Vĩnh Phúc).

Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ để phát triển tổ hợp tác, Hợp táctập hợp đất của các hộ nông dân thành những cánh đồng lớn, tiến tới cùng sản xuất loại sản phẩm nhất định, sử dụng loại giống đồng nhất, đồng thời sẽ là đại diện cho hộ nông dân trong liên kết với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và doanh nghiệp thu mua nông sản.

4.1.2. Xây dựng một số chuỗi giá trị nông sản chính

Đây là giải pháp quan trọng đ có th đy mạnh liên kết giữa hộ nông dân, đại diện của hộ nông dân (nhóm hợp tác, Hợp tác xã) với doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ là đầu tàu trong chuỗi giá trị để tiếp cận thị trường, đồng thời sẽ giúp hộ nông dân tổ chức lại sản xuất và sản xuất theo các tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường cần. Song song với việc mở rộng qui mô sản xuất thông qua đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, liên kết nhóm nông dân, phát triển cánh đồng liên kết, để xây dựng được một số chuỗi giá trị chính trong các ngành hàng nông sản, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các Hợp tác xã kiểu mới nhằm tập hợp nông dân;

- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào việc xây dựng vùng chuyên canh liên kết với nông dân hình thành nên những chuỗi giá trị. Hình thành liên kết lâu dài giữa các Hợp tácvới các doanh nghiệp nòng cốt. Tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, doanh nghiệp có liên kết được tiếp cận chính sách ưu đãi thông qua hỗ trợ mặt bằng, tín dụng, kết nối thị trường;

- Ưu tiên tập huấn, xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp cho các hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp;

- Chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp và hộ nông dân trong việc đảm bảo liên kết giữa hộ nông dân và Hợp tác xã được thực hiện một cách nghiêm túc theo hợp đồng.

4.1.3. Đột phá về khoa học công nghệ

Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học công nghệ và tăng cường khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Coi khoa học công nghệ là nhân tố chính cho tăng trưởng nông nghiệp, kết hợp với đổi mới tổ chức sản xuất để đảm bảo phát triển ổn định;

- Xây dựng quỹ sáng tạo với kinh phí của tỉnh và các nhà tài trợ, cho phép tất cả các thành phần kinh tế được đề xuất nghiên cứu, đối tượng được lựa chọn khi tham gia cần có vốn đối ứng theo hình thức đối tác công tư;

- Đột phá về khâu giống cần được coi là trọng tâm trong chính sách khoa học công nghệ của Thái Bình trong giai đoạn tới nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Chủ động cả về chất lượng, số lượng, nguồn gốc giống; bình ổn giá giống; kiểm soát hiệu quả sử dụng các bộ giống đã được tỉnh lựa chọn trong các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng thương hiệu nông, thủy sản Thái Bình dựa trên tính ưu việt của các bộ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản của Thái Bình so với các địa phương khác. Các giải pháp về khâu giống cần tập trung vào:

- Đối với lúa: Đầu tư nghiên cứu ở cả khía cạnh sản xuất và thị trường để tuyển chọn bộ giống lúa chủ lực cho Thái Bình, phát triển từ 03-06 giống lúa ưu việt của Thái Bình phục vụ các phân khúc thị trường tiêu thụ gạo khác nhau; hỗ trợ một phần kinh phí hoặc ưu tiên về thuế cho các doanh nghiệp tự nghiên cứu thành công giống lúa ưu việt có thể nhân rộng tại Thái Bình;

- Với thủy sản: Đầu tư công nghệ mở rộng quy mô sản xuất giống của đơn vị nhà nước hoặc hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp đầy đủ ngao giống chất lượng cao, phù hợp với môi trường địa phương cho người sản xuất;

- Với chăn nuôi: Hỗ trợ cải tạo đàn ln cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở cung cấp giống ông, bà; hỗ trợ hộ trang trại nuôi lợn bố, mẹ và cung cấp tinh giống lợn ngoại cao sản; hỗ trợ vốn, lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu giống lợn có năng suất cao để sản xuất con giống bố mẹ, con thương phẩm đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí mua tinh lợn ngoại hoặc lợn nái ngoại cho các cơ sở chăn nuôi đáp ứng được các tiêu chuẩn về quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi;...

- Áp dụng các tiêu chuẩn trong trồng trọt (VietGAP, GlobalGAP), chăn nuôi (GAHP) và thủy sản thông qua công tác đào tạo, hỗ trợ kinh phí chứng nhận ban đầu;

- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp nổi bật của Thái Bình để nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường trong nước, quốc tế.

4.1.4. Rút mạnh lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn

Đây là giải pháp rất quan trọng làm tiền đề cho việc tích tụ ruộng đất đồng thời góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Một số nhóm giải pháp cần thực hiện:

- Thúc đẩy xuất khẩu lao động: Coi đây là một trong các giải pháp quan trọng để hút lao động trong thời gian tới nhất là những lao động trẻ, cụ thể:

+ Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong tỉnh bằng cách cung cấp thông tin về người lao động, ưu đãi vay vốn, đất đai làm trụ sở đào tạo, dịch vụ hậu cần cho đào tạo (ăn, nghỉ của lao động học nghề); hỗ trợ đào tạo cơ bản trước khi đào tạo chuyên sâu theo kế hoạch/tiêu chuẩn của doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ cho người đi lao động thông qua các chính sách/dịch vụ như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ pháp lý, thủ tục khác (khám sức khỏe, VISA...), dịch vụ chuyển tiền, hỗ trợ về làm quen với văn hóa xã hội,... Cung cấp dịch vụ Một cửa cho xuất khẩu lao động (khám sức khỏe, cấp VISA, kiểm tra ngoại ngữ,... );

+ Tổ chức xây dựng nghiệp đoàn cho lao động xuất khẩu: Thí điểm hỗ trợ xây dựng văn phòng nghiệp đoàn (kết nối với các Đại sứ quán, hỗ trợ đăng ký, thành lập quỹ hoạt động, tổ chức mạng lưới,...). Thông qua nghiệp đoàn và phối hợp với doanh nghiệp để đảm bảo đời sống, an ninh, đi lại, sức khỏe, dịch vụ chuyển tiền an toàn và các quyền lợi chính đáng khác của người lao động tại nước ngoài.

- Tổ chức lại hệ thống lao động của Thái Bình sang làm việc tại các tỉnh khác:

+ Thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp ở các tỉnh ngoài Thái Bình trong công tác đưa lao động di cư từ Thái Bình thông qua các hoạt động như: Đào tạo nghề, cho vay vốn, thông tin về lao động;

+ Tổ chức nghiệp đoàn lao động theo ngành nghề, theo địa bàn, hỗ trợ và giao quyền cho nghiệp đoàn đào tạo nghề, cấp chứng chỉ, vay vốn, cung cấp thông tin,..

+ Thành lập các điểm thông tin, hỗ trợ pháp lý cho lao động của tỉnh đi làm tại các thị trường trọng điểm trong nước.

- Tập trung phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề:

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ bản tại các khu/cụm công nghiệp, có các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, chi phí làm mặt bằng, thủ tục... thu hút doanh nghiệp về cụm công nghiệp sử dụng lao động tại địa phương;

+ Đy mạnh hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn: Ưu tiên hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với địa chỉ sử dụng lao động cụ thể (doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở kinh doanh,...). Chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

4.1.5. Đột phá về môi trường kinh doanh, đầu tư thu hút doanh nghiệp

Đột phá về môi trường kinh doanh, đầu tư nhằm đưa Thái Bình lên tốp 15 tỉnh có chỉ số PCI cao nhất Việt Nam là điều kiện quan trọng để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào nông nghiệp, hoặc các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhm đạt được các mục tiêu:

- Phát triển doanh nghiệp để thu hút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và tạo tiền đề cho quá trình tích tụ ruộng đất;

- Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tàu dẫn dắt trong toàn chuỗi giá trị theo định hướng thị trường. Phát triển các doanh nghiệp chế biến nâng cao giá trị gia tăng nhất là chế biến ngao, sản phẩm chăn nuôi, rau quả;

- Phát triển các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nền nông nghiệp của tỉnh có cơ cấu hợp lý, phát triển bền vững.

Như vậy, đây cũng là giải pháp rất tốt hỗ trợ cho việc rút lao động ra khỏi nông nghiệp, tạo việc làm tại tỉnh đồng thời từ đó có thể mở đường cho các doanh nghiệp đầu tàu trong việc xây dựng chuỗi giá trị. Đcải thiện môi trường kinh doanh, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào trong nông nghiệp, cần thực hiện đồng thời những giải pháp sau:

+ Về tư tưởng: Quán triệt tinh thần phát triển doanh nghiệp trong quyết tâm chính trị từ lãnh đạo tỉnh đến các ban, ngành, địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông để lãnh đạo, các ban, ngành, địa phương thống nhất chủ trương ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư của tỉnh.

+ Tăng cường công tác truyền thông, xúc tiến đầu tư: Tổ chức diễn đàn đầu tư vào nông nghiệp, vai trò doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế của tỉnh; tổ chức hội nghị, hội thảo tại tỉnh để thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào trong tỉnh; phối hợp với các tổ chức, hiệp hội của doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cơ quan xúc tiến thương mại của các nước ở Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc để tổ chức giới thiệu tiềm năng đầu tư vào tỉnh Thái Bình, những chính sách ưu đãi của tỉnh với các doanh nghiệp; xây dựng trang thông tin về tình hình phát triển của doanh nghiệp, quy hoạch, chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư vào tỉnh, các mô hình kinh doanh hiệu quả;

+ Đơn giản tối thiểu các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục đăng ký, cấp phép...

+ Thu hút đầu tư: Xây dựng phương án liên kết thu hút đầu tư với các tỉnh lân cận để thu hút một số doanh nghiệp lớn cần có vùng nguyên liệu lớn, cung cấp liên tục đầu vào nông sản (vượt qua khả năng cung ứng cục bộ của Thái Bình), có hệ thống phân phối mạnh, chi phối thị trường đã đầu tư sang các tỉnh như Nam Định, Hải Dương... để tận dụng các lợi thế chung của vùng và hỗ trợ nhau trong trường hợp một tỉnh bị thiên tai, mất mùa không thể đảm bảo đủ lượng nông sản thu mua của doanh nghiệp.

+ Quy hoạch lại Khu công nghiệp: Quy hoạch lại Khu công nghiệp đảm bảo thành Khu công nghiệp khép kín ở đó có các ngành nghề lĩnh vực hỗ trợ tốt cho nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng cường chính sách ưu đãi: Tăng cường các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp về tín dụng, mặt bằng kinh doanh, chi phí san lấp mặt bằng, thuế, xúc tiến thương mại, đào tạo... theo Nghị Định 210 của Chính phủ và Quyết định 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành quy định, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nht là về quy mô và mức hỗ trợ.

4.2. Nhóm các giải pháp khác

Bên cạnh những giải pháp đột phá ở trên, Thái Bình cần thực hiện một số giải pháp khác để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Những giải pháp này cũng đóng vai trò rt quan trọng và hỗ trợ rất tốt cho nhóm giải pháp đột phá, cụ thể:

- Giải pháp lãnh đạo chỉ đạo, tuyên truyền: Phải có sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm chính trị cao từ lãnh đạo tỉnh, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai, thực hiện tái cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương và toàn dân trong tỉnh biết được nội dung tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững;

- Giải pháp về quy hoạch: Rà soát, bổ sung các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn ở các cấp đảm bảo sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể nông nghiệp giai đoạn đến năm 2020, trong đó có bổ sung nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH vào quy hoạch;

- Giải pháp về tổ chức hành chính: Thành lập Ban Chỉ đạo Tái cơ cấu nông nghiệp liên ngành của tỉnh với nhiệm vụ chính là định hướng chỉ đạo, theo dõi, đánh giá thực hiện Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh thông qua những chỉ tiêu cụ thể rõ ràng;

- Giải pháp về phát triển thị trường: Ưu tiên hàng đầu việc tìm kiếm, khai thác, ổn định thị trường; cần đa dạng hóa cách thức xúc tiến thương mại thông qua hội thảo, hội chợ để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng tiêu thụ, chế biến, bảo quản nông sản. Ngoài ra, cn có chính sách ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng, liên kết, cam kết của tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm tại thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đặc biệt đối với các sản phẩm có giá trị, chủ lực của tỉnh như: gạo, ngao, cá vược, ớt, dưa giang, củ cải đường, thịt lợn, thịt gà và đy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chủ động tìm đối tác để xuất khẩu thay vì thụ động chờ các đơn hàng xuất khẩu như hiện nay, nhất là đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc;

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, hạ tầng vùng nuôi (đường giao thông vào vùng nuôi ngao, hệ thống thủy lợi);

- Giải pháp về đào tạo: Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Đổi mới phương thức đào tạo theo hướng gn đào tạo với các ngành hàng và quy hoạch vùng chuyên canh. Tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, Hữu Cơ) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường đào tạo kỹ năng quản trị, lập kế hoạch cho lãnh đạo các t nhóm, Hợp tác xã; kỹ năng về quản lý kinh doanh và thị trường nông sản;

- Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp: Xã hội hóa các nguồn lực trong tỉnh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp của nhà nước và các nguồn vốn Trung ương khác. Thí điểm các dự án liên kết công tư (PPP) tạo điều kiện thuận lợi cho các khu vực tư nhân đầu tư hoặc tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như: Đường giao thông, trạm thu mua nông sản, kho bảo quản nông sản; tổ chức hoặc hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ tư vấn... để huy động tối đa nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Giải pháp về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhim môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản như: Sử dụng chế phẩm xử lý các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm, rạ) thành phn bón hữu cơ; của chăn nuôi thành khí đt (biogas); khuyến cáo nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

Để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần xây dựng chi tiết và triển khai một số chương trình dự án cụ thể. Các chương trình dự án này có thể được thực hiện trong những giai đoạn khác nhau.

1. Giai đoạn 2016-2018

a. Nông lâm thủy sản

- Nghiên cứu đẩy mạnh tích tụ đất đai thông qua tạo điều kiện thuận li trong việc thuê đất mở rộng quy mô sản xuất;

- Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Đề án Tích tụ ruộng đất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa và liên kết trong chuỗi giá trị;

- Dự án Nghiên cứu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo của tỉnh Thái Bình;

- Đề án Tăng cường áp dụng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm;

- Đề án Phát triển sản xuất rau an toàn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Đề án hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn;

- Đề án Tái cơ cấu giống ln nhằm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020;

- Đề án Phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gà tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020;

- Đề án Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác (nhóm hợp tác, hợp tác xã) trong sản xuất nông nghiệp;

- Đề án Quy hoạch tổng thể thủy sản Thái Bình giai đoạn 2016-2020;

- Dự án Hỗ trợ phát triển thương hiệu ngao sạch chất lượng cao Thái Bình tại thị trường nội địa và xuất khẩu;

- Đề án Phát triển ngao giống phục vụ sản xuất tại tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận;

- Dự án Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngao Thái Bình.

b. Việc làm

Dự án Phát triển xuất khẩu lao động của Thái Bình sang nước ngoài.

2. Giai đoạn 2018-2020

a. Nông lâm thủy sản

- Dự án Phát triển sản xuất chế biến khoai tây tỉnh Thái Bình;

- Đề án Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại theo hướng an toàn dịch bệnh;

- Đề án Quy hoạch vùng trọng điểm, xã trọng điểm chăn nuôi theo hướng tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh GAHP;

- Dự án Xây dựng cảng cá Thụy Tân - Thái Thụy;

- Dự án Trồng rừng và bảo vệ đê ven biển khu vực Đồng Châu.

b. Việc làm

- Đề án Đào tạo hộ nông dân chuyên nghiệp hóa phục vụ nền sản xuất quy mô lớn;

- Dự án xây dựng nghiệp đoàn hỗ trợ những người lao động của Thái Bình ở những tỉnh ngoài;

- Quy hoạch lại Khu Công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm thu hút lao động nông nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện đề án;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành để chỉ đạo triển khai, thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các sở ,ban, ngành, các huyện, thành phố rà soát, bổ sung và lập mới các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các Đề án, Dự án, Kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Xác định các nông sản thực phẩm chủ lực của tỉnh, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng bộ giống cây, giống con hàng hóa, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền các nội dung Đề án;

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án hoặc sửa đổi bổ sung Đề án nếu cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp nông dân, nông thôn”, ưu tiên vốn bố trí ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề nghị bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp lập, thẩm định các dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển bền vững.

3. Sở Tài chính

- Rà soát các cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn, cân đối đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho việc triển khai thực hiện Đề án và các chương trình, dự án liên quan.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan rà soát lại các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện Đề án;

- Chủ trì hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm phù hợp VietGAP; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng các thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho nông sản, thực phẩm chất lượng cao và đặc trưng của tỉnh;

- Rà soát, bổ sung, đề xuất một số chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn .

5. Sở Công thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, tạo thuận li thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản;

- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông sản;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chất lượng cao và đặc trưng của tỉnh. Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát kiểm tra chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

7. Sở Y tế

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường nông thôn.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến tạo việc làm phi nông nghiệp với thu nhập n định cho lao động nông thôn, bao gm các kênh xuất khẩu lao động, lao động ngoại tỉnh và lao động trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đxuất các cơ chế chính tín dụng hỗ trợ ngành nông nghiệp.

10. Đề nghị các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể

- Liên minh các Hợp tác xã Thái Bình: Phối hợp các địa phương tổ chức hình thành các tổ chức kinh tế hợp tácHợp tác xã; củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp để tham gia thực hiện Đề án đạt kết quả cao. Hỗ trợ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã;

- Hội Nông dân tỉnh: Tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án; phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với các địa phương vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, xây dựng và củng cố các Hợp tác xã;

- Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia các nội dung Đề án.

11. Các sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Đề án.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ nội dung Đề án Tái cơ cấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lập và triển khai thực hiện các Chương tình, Đề án, Kế hoạch chuyển đổi (về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi) phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Triển khai, rà soát điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi, đối tượng nuôi thủy sản năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, nghiên cứu, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả;

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát, bổ sung các quy hoạch cấp xã; tăng cường quản lý và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.

13. Các đơn vdoanh nghiệp

- Các công ty, doanh nghiệp sản xuất giống, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư và các Trung tâm giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản): Tích cực du nhập, khảo nghiệm, đánh giá, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi mới. Căn cứ nhu cầu giống cây, giống con hàng năm theo cơ cấu của tỉnh, tổ chức sản xuất khép kín từ giống gốc đến giống thương mại để cung ứng, phục vụ sản xuất;

- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tích cực tham gia liên doanh, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm; đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm và xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chất lượng cao./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác