204562

Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành

204562
LawNet .vn

Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu: 33/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 16/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 33/2013/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 16/08/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2013/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 16 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ XỨ LẠNH TẠI CÁC HUYỆN ĐĂK GLEI, TU MƠ RÔNG VÀ KON PLÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X - Kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Ttrình số 95/TT-SNN ngày 25/7/2013 về việc đề nghị ban hành Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án htrợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các S, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông tổ chức thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương; Trưởng ban Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục Kim tra VB QPPL);
-
Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- TT Tnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chtịch, các Phó chủ tịch UBND tnh;
- Như điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Đài Phát thanh và TH tnh (đưa tin);
-
Báo Kon Tum (đưa tin);
-
Cổng thông tin điện tử;
- Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh;
- Công báo tnh;
- Lưu: VT, KTN
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ XỨ LẠNH TẠI CÁC HUYỆN ĐĂK GLEI, TU MƠ RÔNG VÀ KON PLÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh Kon Tum)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon PLông là 3 huyện nghèo của tỉnh Kon Tum theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có điều kiện tự nhiên về khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm, thuận lợi để phát triển thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa một số loại cây trồng ưa lạnh, cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao như rau quả, hoa, chè, cà phê, cây dược liệu,... góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Trong thời gian qua, tuy đã được sự quan tâm tập trung nguồn lực đđầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo, khai thác những lợi thế về điu kiện tự nhiên của các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông; nhưng hầu hết các hình chỉ hỗ trợ một lần trong năm đầu... nên chưa duy trì và nhân rộng mô hình; việc đầu tư hỗ trợ sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập trung phát triển các đối tượng cây trồng vật nuôi có lợi thế của địa phương để từng bước hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung.

Đồng bào nghèo các huyện, thành phố vùng Tây Trường sơn được tỉnh quan tâm phê duyệt Đề án phát triển cao su tiểu điền (cung cấp giống, vật tư, phân bón và hướng dẫn kthuật) tạo điều kiện cho đồng bào nghèo các huyện, thành phố vùng Tây Trường sơn trồng cao su, có cơ hội thoát nghèo một cách bền vững. Trong khi đó các hộ nghèo ở các huyện vùng Đông trường sơn không được hưởng chính sách này. Đđảm bảo tính công bng, giúp các hộ nghèo các huyện Kon Plông, Đăk Glei và Tu Mơ Rông phát triển kinh tế cần phải có chính sách hỗ trợ đđồng bào vươn lên thoát nghèo.

Để khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, giúp các hộ nghèo ở các huyện nghèo Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đi với cây trồng có lợi thế cnh tranh cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo, việc ban hành “Đề án hỗ trphát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông" là cấp thiết, phù hợp với tiêu chí giảm nghèo bn vng theo Nghị quyết đảng bộ lần thứ XIV của tỉnh đã đề ra.

Phần thứ nhất.

SỰ LỰA CHỌN CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA); HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN ĐĂK GLEI, TU MƠ RÔNG VÀ KON PLÔNG

1. Sự lựa chọn cây cà phê chè (Coffea Arabica) để thực hiện chính sách tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông

Các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông là các huyện miền núi phía Đông Bc của tỉnh, nm trải dài trên dãy núi Ngọc Linh có độ cao trung bình từ 1.200m so với mặt nước bin, địa hình tương đối phức tạp với nhiều kiu địa hình núi cao, núi trung hình, núi thấp và vùng thung lũng đan xen nhau, đng thời cũng có những thung lũng nhỏ bng phẳng đã tạo nên những yếu ttự nhiên khác nhau vkhí hậu thnhưỡng, động, thực vật giữa vùng núi cao và núi thp Ngọc Linh.

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của 03 huyện dao động từ 21-23°C chênh lệch giữa các tháng nhỏ. Lượng mưa trung bình 1.570-2.600 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 81-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890-2.500 giờ đã tạo nên thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Đây là khung về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới như rau hoa, cây ăn quả đặc sản, cà phê, cây dược liệu,... và đặc biệt, đây là vùng rất thích hợp đối với cây cà phê chè (coffea arabica). Trên thị trường, hiện nay sản phm cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối.

Mặt khác, kỹ thuật trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch cà phê chè đơn giản, sản phẩm dễ tiêu thụ, phù hp với điều kiện và tập quán sản xuất của người dân các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông; nếu được đầu tư thâm canh đảm bảo quy trình kỹ thuật, sử dụng một s ging; mới đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận như TN1, TN2,... có tiềm năng năng suất trung bình từ 3-3,5 tấn nhân/năm sẽ cho thu nhập trung bình mỗi năm/ha cà phê chè trong cả giai đoạn sau khi trừ chi phí khoảng 50-52 triệu đồng, nếu được nhà nước htrợ trong 3 năm đầu, thu nhập trung bình mi năm/ha cà phê chè cả giai đoạn sau khi trừ chi phí khoảng 100-118 triệu đồng sẽ góp phần giải quyết việc làm n định, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững cho các hộ nghèo.

Vì vậy, việc lựa chọn phát triển cây cà phê chè (coffea arabica) trên địa bàn các huyện có khí hậu lạnh (hay còn gọi là cà phê xứ lạnh) như huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông là phù hợp so với một số cây trồng khác, đồng thời từng bước hình thành vùng chuyên canh cà phê chè của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Kon Plông và Tu Mơ Rông.

2. Hiện trạng phát trin cà phê chè các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông

Theo thống kê đến năm 2012, tổng diện tích cà phê chè hiện có trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông là 1.396 ha (Đăk Glei 674 ha, Kon Plông 218 ha, Tu Mơ Rông 504 ha), tăng 320,1 ha so với năm 2010, chiếm 10,9% diện tích cà phê toàn tỉnh. Năng suất vườn cây đạt thấp với 8,43 tạ/ha (Đăk Glei 11,06 tạ/ha, Kon Plông 3,22 t/ha, Tu Mơ Rông 11 tạ/ha), đạt 31,1% so với năng suất bình quân toàn tỉnh do điều kinh tế các hộ khó khăn, ít có khả năng đầu tư thâm canh; sản lượng 757,4 tấn.

Giống cà phê sử dụng trong sản xuất chủ yếu là giống cà phê Catimor năng suất thấp, khnăng kháng bệnh gỉ sắt so với những giống cà phê chè mới được công nhận, khuyến cáo đthay thế dần giống cà phê Catimor; phần lớn diện tích cà phê chè để phát triển tự nhiên, chưa được quan tâm tác động các biện pháp kỹ thuật cơ bản như bón phân, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại,... đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê và hiệu quả kinh tế của người trồng cà phê không cao.

Với hiện trạng phát trin cây cà phê chè trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông trong thời gian qua chưa khai thác hết những những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên đphát triển cây cà phê chè thành vùng chuyên canh cây hàng hóa chiến lược, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

3. Những thuận li, khó khăn

3.1. Thuận lợi

Cây cà phê chè là loại cây trồng khá phù hp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác và tập quán sản xuất của người dân ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, có giá trị hàng hóa cao nên có khả năng mang lại thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh, đã được các cấp ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ phát triển.

Huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông có độ ẩm không khí bình quân hàng năm cao, lượng mưa hàng năm lớn và phân bố tương đối đều trong các tháng trong năm nên thuận lợi trong việc phát triển cà phê chè do giảm áp lực về nước tưới.

3.2. Khó khăn, tn ti và nguyên nhân

Việc phát triển cây cà phê chè còn tự phát chưa theo quy hoạch, chưa theo khuyến cáo về áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ trng đến chăm sóc và thu hoạch nên khó khăn trong công tác chỉ đạo, quản lý.

Địa hình các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông chủ yếu đồi núi cao chia ct ln, giao thông vùng sản xuất đi lại khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật tư, sản phẩm thu hoạch.

Vùng trồng cà phê chè chủ yếu trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, người nghèo thường không có khả năng tiếp cận nguồn vốn, tiến bộ kỹ thuật và các thông tin về thị trường,... nên khó có điều kiện để đầu tư thâm canh cây cà phê chè.

Phần thứ hai.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CHÈ

I. Căn cứ ban hành chính sách

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Quyết định s 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Quy hoạch phát trin ngành cà phê Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030;

Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020;

Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông;

Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020;

Quyết định s 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011 - 2015;

Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2025.

II. Nội dung chính sách

1. Mục tiêu

- Tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho các hộ nghèo tại các huyện nghèo tỉnh Kon Tum theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa và thoát nghèo bền vững góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững tại các huyện nghèo Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo phát triển cà phê đến năm 2020 sẽ góp phần giảm tỷ lhộ nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.

- Đến năm 2018, hỗ trợ phát triển 1.600 ha cà phê chè, nâng diện tích cà phê chè tng số lên 3.000 ha theo đúng mục tiêu phát triển cây cà phê chè vùng Đông Trường Sơn theo Quy hoạch tng thnông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015.

- Đầu tư ứng dụng tiến bộ kthuật tổng hợp để thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cà phê chè xứ lạnh tỉnh Kon Tum; trong đó, sử dụng một số giống cà phê chè lai mới đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để bổ sung đa dạng cơ cấu giống cà phê chè, hạn chế rủi ro trong sản xuất do sâu bệnh, thay thế dần ging cà phê chè Catimor hạt nhỏ, chất lượng thấp, ít kháng bệnh gỉ sắt hiện nay.

2. Đối tượng hỗ trợ: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới theo quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm tháng 12 năm 2012).

3. Nội dung và mức htrợ

3.1. Hỗ trợ hộ nghèo 100% cây ging cà phê chè, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo định mức để trồng mới, trồng dặm cho năm trồng mới và chăm sóc 02 năm tiếp theo thời kỳ kiến thiết cơ bản cho các hộ nghèo tham gia Đề án. Giống sử dụng là giống cà phê chè lai mới (TN1, TN2,...) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

3.2. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát trin cây cà phê chè cho các hộ thuộc đối tượng được hưởng lợi từ Đề án.

3.3. Hỗ trợ kinh phí hp đồng cán bộ kỹ thuật theo định mức biên chế sự nghiệp:

- Cấp tỉnh: Hợp đồng 03 cán bộ kthuật công tác tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tỉnh.

- Cấp huyện: Hp đồng 06 cán bộ kỹ thuật công tác tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án htrợ phát triển cây cà phê xứ lạnh huyện (mi huyện 02 cán bộ kỹ thuật).

3.4. Hỗ trợ chi phí quản lý Đ án:

Hỗ trợ 5% chi phí quản lý trên tổng chi phí hỗ trợ giống và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính cho Ban chỉ đạo Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tỉnh, huyện, xã.

4. Địa bàn thực hiện

Địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông có điều kiện phù hợp trng cà phê chè theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

5. Thời gian thực hiện

- 07 năm, từ 2014 - 2020; trong đó:

+ Htrợ trồng mới, trồng dặm 5 năm, từ năm 2014-2018.

+ Htrợ chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản đối với diện tích đã trồng mới, trồng tái canh trong 2 năm tiếp theo từ năm 2015-2020.

6. Quy mô số hộ, diện tích

Quy mô shộ, diện tích tham gia Đề án trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông là 1.600 ha/4.570 hộ. Trong đó, năm 2014 sẽ hỗ trợ trồng mới thí điểm trước 150 ha (mỗi huyện 50 ha) để đánh giá, đúc kết kinh nghiệm triển khai các năm sau.

Đối với một số xã trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông chưa đăng ký tham gia tại Phụ lục 2 kèm theo Đề án này, nếu có nhu cầu tham gia, có điều kiện phù hp với vùng trồng cà phê chè sẽ được bổ sung vào kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm.

7. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

7.1. Kinh phí thực hiện Đề án

ĐVT: Triệu đng

Stt

Nguồn vốn

Số tiền

1

Ngân sách tỉnh

44.438,09

2

Ngân sách huyện và vốn lồng ghép lừ các chương trình dự án

73.248,00

3

Người dân tham gia

402.167,73

Tng cộng kinh phí

519.853,82

7.2. Phân nguồn và phân kỳ kinh phí thực hiện Đề án

a) Ngân sách tnh:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cây giống cà phê chè để trồng mới, trồng dặm, tập huấn, tuyên truyền, hp đồng cán bộ kthuật và chi phí quản lý Đề án.

Trong đó, năm 2014, chỉ tiêu ngân sách tnh giao đủ để thực hiện trồng mới thí điểm 150 ha (mỗi huyện 50 ha). Từ năm 2015-2020, tùy theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh hàng năm đgiao chỉ tiêu ngân sách thực hiện Đề án.

Nội dung và phân kỳ kinh phí hỗ trợ cụ thể như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung và phân kỳ hỗ trợ

Tổng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Htrợ cây giống

33.600,0

3.150,0

6.300,0

8.050,0

8.050,0

8.050,0

 

 

Hợp đng cán bộ kỹ thuật

4.536,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

Quản lý Đề án (5%)

5.342,4

265,1

634,2

1.017,3

1.206,8

1.280,0

602,6

336.6

Htrợ lập huấn

959,7

29,8

89,9

166,6

213,3

230,0

153,3

76,7

Tổng cộng

44.438,1

4.092,9

7.672,1

9.881,8

10.118,1

10.208,0

1.403,9

1.061,2

b) Ngân sách huyện và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn huyện để htrợ phân bón, thuc bảo vệ thực vật chính cho năm đu và chăm sóc 02 năm tiếp theo thời kỳ kiến thiết cơ bản;

Hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí từ các Chương trình, dự án được bố trí kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hướng dẫn cụ thvề nguồn vốn lồng ghép đhỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính, từ các nguồn vốn như:

- Nguồn vn từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bn vững đối với 61 huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

- Nguồn vốn từ Chương trình 135 giai đoạn III tại Quyết định 551/-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu;

- Nguồn vốn từ chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 6/1/2012 của UBND tỉnh Kon Tum;

- Nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo vùng Tây Nguyên;

- Nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm từ ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện.

- Huy động từ các doanh nghiệp.

- Nguồn vốn huy động của các hộ tham gia Đề án bằng công lao động và nguồn phân hữu cơ để chăm sóc vườn cây trong thời gian thực hiện Đề án.

Nội dung và phân kỳ kinh phí htrợ từ nguồn ngân sách huyện và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cụ th như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung và phân kỳ hỗ tr

Tổng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Htrợ phân bón, thuốc BVTV chính

73.248,0

2.151,0

6.384,0

12.295,0

16.085,7

17.549,0

12.052,0

6.731,3

8. Điều kiện, nguyên tc và trình tự thủ tục xét hỗ trợ

8.1. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Hộ nghèo có tên trong “Squản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo” đang quản lý tại thôn, xã, thị trấn, được y ban nhân dân xã, thị trấn xác nhận và được UBND huyện phê duyệt.

b) Diện tích hỗ trợ mỗi hộ tối thiểu 0,1 ha, tối đa 0,5 ha đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c) Địa điểm đất trồng cà phê chè phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với đất trồng cà phê chè theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

8.2. Nguyên tc và trình tự thtục xét htrợ

a) Các hộ thuộc đối tượng tham gia phải được bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng ở cơ sở (t, thôn, làng) và được lập danh sách theo thứ tự những hộ khó khăn hơn nhưng đảm bảo công lao động, có nguồn phân hu cơ được ưu tiên hỗ trợ trước.

b) Các hộ thuộc đối tượng tham gia Đề án nộp đơn đăng ký trồng cà phê chè theo mẫu cho Trưởng thôn để tổ chức họp, bình xét công khai thông qua biên bản cuộc họp và lập danh sách, trình y ban nhân dân xã, thị trấn để tổng hợp, trình y ban nhân dân huyện phê duyệt, làm căn cứ thực hiện.

Phần thứ ba.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Thành lập Ban chđạo thực hiện Đề án

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án htrợ phát triển cây cà phê xứ lạnh cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

II. Nhiệm vụ cụ thể của các quan, ban ngành cấp tỉnh và địa phương

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn:

1.1. Hướng dn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plong triển khai thực hiện một số nội dung Đề án liên quan.

1.2. Chủ trì tng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ, phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu y ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ ngân sách thực hiện Đề án hàng năm.

1.3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách huyện, các chương trình, dự án,... để các huyện hỗ trợ thực hiện Đề án theo kế hoạch.

1.4. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tăng cường kim tra việc cung ứng nguồn giống đảm bảo các quy định quản lý nhà nước, tình hình cấp phát; kim tra việc sử dụng nguồn giống hỗ trợ đúng mục đích, tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả tình hình thực hiện Đề án hàng năm; báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư:

- Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Xây dựng kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.

+ Xây dựng kế hoạch kim tra, giám sát, sơ kết hàng năm, tng kết tình hình trin khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất khi cần thiết, tng hợp báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện và các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị đtheo dõi, tổng hp, báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hợp đồng cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh thực hiện Đán, đồng thời tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tiêu chí, chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ kỹ thuật Đề án đhướng dẫn các huyện thực hiện.

- Phối hp với các huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn kthuật; hướng dẫn, đôn đốc các hộ tham gia Đề án thực hiện chăm sóc, quản lý vườn cây đm bảo quy trình kỹ thuật; kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ; đánh giá tốc độ sinh trưởng và kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê chè được htrợ; có báo cáo đánh giá tốc độ sinh trưởng vào thời đim 31 tháng 12 hàng năm.

- Tchức cung cấp hỗ trợ giống; cà phê chè cho các hộ tham gia Đề án đảm bảo thời vụ; chất lượng, nguồn gốc, cơ cấu giống theo qui định.

- Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ giống, hợp đồng cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, chi phí quản lý Đề án theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung triển khai và hiệu quĐề án.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn các địa phương tchức thực hiện việc bình xét, chọn hộ tham gia Đán hàng năm bảo đảm đúng đối tượng và trình tự thủ tục theo quy định của Đề án.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh phân bố nguồn ngân sách để thực hiện Đề án.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và các đơn vị liên quan tham mưu y ban nhân dân tỉnh cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính đthực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

5. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện Đề án, đảm bảo kịp thời vụ sản xuất; hướng dẫn các đơn vị được giao kinh phí thực hiện Đề án thanh quyết toán theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính để hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Tài nguyên Môi trường đy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, chuyển đổi thời hạn sử dụng đất phù hp với cây cà phê chè cho các hộ để đảm bảo điều kiện đăng ký tham gia Đề án.

- Phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách htrợ.

7. Sở Công thương:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện liên quan ưu tiên htrợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ sơ chế và chế biến cà phê chè trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.

8. UBND các huyện (gọi tắt là UBND cấp huyện):

- Thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án trên địa bàn huyện trình cp có thm quyền phê duyệt, báo cáo về Ban chỉ đạo Đề án tỉnh; hàng năm xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kinh phí hợp đồng cán bộ kỹ thuật, kinh phí quản lý đề án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh tng hợp);

- Giao đất, chuyển đổi thời hạn sử dụng đất phù hợp với cây cà phê chè và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ ngay từ đầu năm để đm bảo điều kiện đăng ký tham gia Đề án.

- Phê duyệt danh sách các hộ đăng ký tham gia Đề án; hợp đồng cán bộ kỹ thuật có năng lực, chuyên môn phù hợp để thực hiện Đề án ở huyện;

- Hàng năm, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kon Tum đcung cấp hỗ trợ cây giống cà phê chè đảm bảo qui định hiện hành cho các hộ tham gia Đề án;

- Hỗ trợ đủ lượng phân bón, thuốc bo vệ thực vật theo định mức cho các hộ tham gia Đề án;

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện thực hiện công tác thông tin tuyên truyền định kỳ các nội dung chính sách Đề án để chính quyền địa phương (xã, thôn) và nhân dân biết, thực hiện;

- Chỉ đạo các đơn vị chđầu tư đào tạo nghề lao động nông thôn phối hp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tập huấn cho các hộ tham gia Đề án;

- Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp; thu mua, chế biến sản phẩm cà phê chè trên địa bàn các xã triển khai Đề án;

- Kiểm tra việc tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn huyện, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo về Ban chỉ đạo Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tỉnh (qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư) định kỳ 6 tháng, năm đ theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

- Giám sát, kiểm tra nguồn giống đảm bảo các quy định hiện hành trước khi hỗ trợ cho các hộ tham gia Đề án.

- Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí quản lý, hp đồng cán bộ kỹ thuật theo quy định.

9. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:

- Thành lập Ban Chỉ đạo Đ án htrợ phát triển cây cà phê xứ lạnh cấp xã.

- Thường xuyên thông tin tuyên truyền các nội dung Đề án chính sách phát triển cà phê chè đcác hộ thuộc đối tượng tham gia Đề án hiểu rõ, chủ động đăng ký tham gia; đồng thời tham gia giám sát việc hỗ trợ, sử dụng cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do Nhà nước hỗ trợ đúng mục đích, đạt hiệu quả.

- Rà soát, thống kê diện tích đất của từng hộ trong quá trình triển khai đăng ký nhu cầu; đồng thời phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhân dân làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điu kiện thuận lợi cho các hộ tham gia Đề án.

- Chỉ đạo các thôn, làng hướng dẫn cho các hộ thuộc đối tượng tham gia Đán thực hiện các thủ tục hỗ trợ theo quy định; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các hộ đủ điều kiện đăng ký tham gia; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển cà phê chè trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện theo định kỳ hàng quý, hàng năm.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP PHÂN NGUỒN VÀ PHÂN KỲ CHI PHÍ HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh Kon Tum)

Đvt: Triệu đồng

TT

Nội dung và phân kỳ đầu tư

Tổng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

m 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Ngân sách tỉnh

44.438,1

4.092,9

7.672,1

9.881,8

10.118,1

10.208.0

1.403,9

1.061,2

1

Hỗ trợ cây giống

33.600,0

3.150,0

6.300,0

8.050,0

8.050,0

8.050,0

 

 

2

Hợp đồng cán bộ kỹ thuật

4.536,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

648,0

3

Quản lý Đề án 5%/tổng kinh phí hỗ trợ cây giống, phân bón

Trong đó:

- BCĐ thực hiện Đề án tnh 5%;

- Cơ quan thường trực BCĐ Đề án tỉnh: 30%;

- BCĐ thực hiện Đề án huyện, xã, cơ quan Thường trực BCĐ Đề án: 65%

5.342,4

265,1

634,2

1.017,3

1.206,8

1.280,0

602,6

336,6

4

Htrợ tập huấn

959,7

29,8

89,9

166,6

213,3

230,0

153,3

76,7

II

Ngân sách huyện và lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn huyện

73.248,0

2.151,0

6.384,0

12.295,0

16.085,7

17.549,0

12.052,0

6.731,3

 

Hỗ trợ phân bón thuốc BVTV thiết yếu trồng mới, chăm sóc 2 năm tiếp theo

73.248,0

2.151,0

6.384,0

12.295,0

16.085,7

17.549,0

12.052,0

6.731,3

III

Người dân tham gia (công lao động, phân hữu cơ)

402.167,7

18.891,4

49.978,9

79.286,0

92.677,3

96.352,7

48.074,7

16.906,7

 

Tổng cộng

519.853,8

25.135,3

64.035,1

101.462.8

118.881.1

124.109,6

61.530,7

24.699,3

 

PHỤ LỤC 2

QUY MÔ SỐ HỘ VÀ DIỆN TÍCH THAM GIA ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Stt

Huyện

Số hộ (hộ)

Diện tích (ha)

1

Huyện Đăk Glei

1.658,0

588,0

 

Xã Đăk Man

151

28,0

 

Xã Đăk Blô

108

65,0

 

Xã Xốp

227

85,0

 

Xã Đăk Choong

319

300,0

 

Xã Mường Hoong

300

60,0

 

Xã Ngọc Linh

553

50,0

2

Huyện Kon Plong

998,0

400,0

 

Xã Măng Cành

173,0

130,0

 

Xã Đăk Long

276,0

80,0

 

Xã Pờ Ê

186,0

80,0

 

Xã Hiếu

363,0

110,0

3

Huyện Tu Mơ Rông

1.914,0

612,0

 

Xã Đăk Tờ Kan

160

50,0

 

Xã Đăk Rơ Ông

40

10,0

 

Xã Đăk Sao

70

20,0

 

Xã Đăk Na

250

80,0

 

Đăk Hà

230

90,0

Xã Tu Mơ Rông

220

80,0

 

Xã Ngọc Lây

400

135,0

 

Xã Tê Xăng

60

15,0

 

Xã Măng Ri

200

52,0

 

Xã Văn Xuôi

120

30,0

 

Xã Ngọc Yêu

164

50,0

 

Tổng cộng

4.570,0

1.600,0

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ HỖ TRỢ CÂY GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Stt

Đối tưng/năm

Đơn vị tính

Tổng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1

Diện tích

ha

1.600

150

300

383

383

383

2

Slượng

cây

8.400.000

787.500

1.575.000

2.012.500

2.012.500

2.012.500

3

Đơn giá

Tr.đ

0,0040

0,0040

0,0040

0,0040

0,0040

0,0040

 

Thành tiền

Tr.đ

33.600

3.150

6.300

8.050

8.050

8.050

Ghi chú: Đơn giá được điều chnh phù hợp với giá tại thời điểm đầu tư

 

PHỤ LỤC 4

KINH PHÍ NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ LỒNG GHÉP HTRỢ PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHÍNH
(
Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 ca Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Stt

Phân kỳ đầu tư

Diện tích (ha)

Kinh phí (Tr.đ)

1

Năm 2014

 

2.151,0

-

Trồng mới

150

2.151,0

2

Năm 2015

 

6.384,0

-

Trồng mới

300

4.302,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2014

150

2.082,0

3

Năm 2016

 

12.295,0

-

Trồng mới

383

5.497,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2015

300

4.164,0

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2014

150

2.634,0

4

Năm 2017

 

16.085,7

-

Trồng mi

383

5.497,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2016

383

5.320,7

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2015

300

5.268,0

5

Năm 2018

 

17.549,0

-

Trồng mới

383

5.497,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2017

383

5.320,7

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2016

383

6.731,3

6

Năm 2019

 

12.052,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2018

383

5.320,7

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2017

383

6.731,3

7

Năm 2020

 

6.731,3

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2018

383

6.731,3

 

Tổng cộng

 

73.248,0

Ghi chú: Đơn giá được điều chnh phù hợp với giá tại thời điểm đầu tư

 

PHỤ LỤC 5

KINH PHÍ NGƯỜI DÂN THAM GIA CÔNG LAO ĐỘNG VÀ PHÂN HỮU CƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Stt

Phân kỳ đầu tư

Diện tích (ha)

Kinh phí (Tr.đ)

1

Năm 2014

 

18.891,4

-

Trồng mi

150

18.891,4

2

Năm 2015

 

49.978,9

-

Trồng mới

300

37.782,8

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2014

150

12.196,2

3

Năm 2016

 

79.286,0

-

Trồng mới

383

48.278,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2015

300

24.392,4

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2014

150

6.615,7

4

Năm 2017

 

92.677,3

-

Trồng mới

383

48.278,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2016

383

31.168.0

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2015

300

13.231,3

5

Năm 2018

 

96.352,7

-

Trồng mới

383

48.278,0

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2017

383

31.168,0

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2016

383

16.906,7

6

Năm 2019

 

48.074,7

-

Chăm sóc năm 1 diện tích trồng mới năm 2018

383

31.168,0

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2017

383

16.906,7

7

Năm 2020

 

16.906,7

-

Chăm sóc năm 2 diện tích trồng mới năm 2018

383

16.906,7

 

Tổng cộng

 

402.167,7

 

PHỤ LỤC 6

KINH PHÍ TẬP HUẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tnh Kon Tum)

Đvt: Triệu đồng

Stt

Nội dung và phân kỳ đầu tư

Số lượt hộ tham gia

Chi phí cho 1 hộ tham gia tập huấn

Thành tiền

1

Năm 2014

428

 

29,8

 

Tập huấn trồng mới

428

0,07

29,9

2

Năm 2015

1.285

 

89,9

 

Tập huấn trồng mới

857

0,07

60,0

 

Tập huấn chăm sóc cho các hộ trồng mới năm 2014

428

0,07

29,9

3

Năm 2016

2.380

 

166,6

 

Tập huấn trồng mới

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn chăm sóc cho các hộ trồng mới năm 2015

857

0,07

60,0

 

Tập huấn thu hoạch, sơ chế, bảo quản cho các hộ trồng mới năm 2014

428

0,07

29,9

4

Năm 2017

3.048

 

213,3

 

Tập huấn trồng mi

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn chăm sóc cho các hộ trồng mới năm 2016

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn thu hoạch, sơ chế, bo quản cho các hộ trồng mới năm 2015

857

0,07

60,0

5

Năm 2018

3.286

 

230,0

 

Tập huấn trồng mới

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn chăm sóc cho các hộ trồng mới năm 2017

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn thu hoạch, sơ chế, bảo quản cho các hộ trồng mới năm 2016

1.095

0,07

76,7

6

Năm 2019

2.190

 

153,3

 

Tập huấn chăm sóc cho các hộ trồng mới năm 2018

1.095

0,07

76,7

 

Tập huấn thu hoạch, sơ chế, bo qun cho các hộ trồng mới năm 2017

1.095

0,07

76,7

7

Năm 2020

1.095

 

76,7

 

Tập huấn thu hoạch, sơ chế, bo quản cho các hộ trồng mới năm 2018

1.095

0,07

76,7

 

Tổng cộng

13.711

 

959,7

 

PHỤ LỤC 7

KINH PHÍ HỢP ĐỒNG CÁN BỘ KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tnh Kon Tum)

Đvt: Triệu đồng

Stt

Nội dung và phân kỳ đầu tư

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

1

Hợp đồng cán bộ kỹ thuật cấp tnh:
(03 người
x 72 triệu đồng/người năm)

216

216

216

216

216

216

216

1.512

2

Hợp đồng cán bộ kỹ thuật cấp huyện: (02 người/huyện x 03 huyện x 72 triệu đồng/người/năm)

432

432

432

432

432

432

432

3.024

 

Tng

648

648

648

648

648

648

648

4.536

Ghi chú: kinh phí hợp đồng cán bộ kỹ thuật theo định mức biên chế sự nghiệp.

 

PHỤ LỤC 8

ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ TRNG MỚI 01 HA VÀ CHĂM SÓC 2 NĂM THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tnh Kon Tum)

Stt

Loại vật tư

ĐVT

ĐM

Đơn giá (Tr.đ)

Thành tin (Tr.đ)

Ghi chú

A

Trồng mi

 

 

 

161,283

Chi phí cho 01 ha

1

Công lao động

công

620

0,2

124,000

 

2

Vật tư

 

 

 

37,283

 

 

Cây giống

cây

5.250

0,0040

21,000

5.000cây/ha + 5% cây trồng dặm

 

U

kg

200

0,01465

2,930

 

 

Lân

kg

1.000

0,00400

4,000

 

 

Kali

kg

150

0,01540

2,310

 

 

Vôi bột

kg

1.000

0,00350

3,500

 

Thuốc mi

kg

4

0,15000

0,600

 

 

Thuc BVTV

kg

4

0,25000

1,000

 

 

Phân hữu cơ

kg

2.775

0,00070

1,943

Người dân tham gia

B

Chăm sóc

 

 

 

156,9

 

1

Năm 1

 

 

 

95,188

 

a

Công lao động

công

396

0,2

79,208

 

b

Vật tư

 

 

 

15,980

 

 

U

kg

400

0,01465

5,860

 

 

Lân

kg

1.000

0,00400

4,000

 

 

Kali

kg

300

0,01540

4,620

 

 

Thuốc BVTV

kg

6

0,25000

1,500

 

 

Phân hữu cơ

kg

3.000

0,00070

2,100

Người dân tham gia

2

Năm 2

 

 

 

61,664

 

a

Công lao dộng

công

221

0,2

44,104

 

b

Vật tư

 

 

 

17,560

 

 

U

kg

400

0,01465

5,860

 

 

Lân

kg

1.000

0,00400

4,000

 

 

Kali

kg

500

0,01540

7,700

 

 

Thuc BVTV

kg

8

0,25000

2,000

 

 

Tổng cộng (A+B)

tr.đ

 

 

318,135

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Chi phí ging

tr.đ

 

 

21,000

 

 

Chi phí vật tư thiết yếu

tr.đ

 

 

45,780

Trừ phân hữu cơ

 

Chi phí công lao động

tr.đ

 

 

247,312

 

 

Chi phí phân hữu cơ

tr.đ

 

 

4,043

Người dân tham gia

Ghi chú:

- Định mức phân bón, thuốc BVTV áp dụng theo Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày  8/10/2009 của Bộ NN&PTNT

- Giá giống cà phê, phân bón, thuốc BVTV được điều chnh phù hợp với thời điểm đầu tư

- Các loại phân đơn Urê, Lân, Kali có th quy đi sử dụng phân hỗn hợp N-P-K phù hợp nhưng không vượt so với giá sử dụng phân đơn.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác