19995

Quyết định 328-QĐ/LĐ năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời về trả lương tính theo sản phẩm áp dụng trong các ngành hoạt động thuộc Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

19995
LawNet .vn

Quyết định 328-QĐ/LĐ năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời về trả lương tính theo sản phẩm áp dụng trong các ngành hoạt động thuộc Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Số hiệu: 328-QĐ/LĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Dương Bạch Liên
Ngày ban hành: 19/03/1962 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 09/05/1962 Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 328-QĐ/LĐ
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Dương Bạch Liên
Ngày ban hành: 19/03/1962
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 09/05/1962
Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 328-QĐ/LĐ

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 1962

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ TRẢ LƯƠNG TÍNH THEO SẢN PHẨM ÁP DỤNG TRONG CÁC NGÀNH HOẠT ĐỘNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Chỉ thị số 83-TTg ngày 06 tháng 3 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành chế độ tiền lương sản phẩm.
Để mở rộng việc thi hành chế độ tiền lương sản phẩm phù hợp với tính chất sản xuất và đặc điểm của ngành Giao thông Vận tải.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành điều lệ tạm thời về trả lương tính theo sản phẩm để áp dụng trong các ngành hoạt động thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Điều 2. - Bản điều lệ này là quy định tổng quát của chế độ tiền lương tính theo sản phẩm của ngành Giao thông vận tải. Các Tổng cục, Cục, Công ty công trình và những đơn vị trực thuộc khác của Bộ sẽ cùng với Vụ Lao động tiền lương căn cứ vào nguyên tắc của bản điều lệ này để nghiên cứu công bố các quy định cụ thể thích hợp với đặc điểm vận tải, sản xuất, sửa chữa và xây dựng của từng ngành.

Điều 3. - Các ông Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc cảng, Chủ nhiệm Công ty công trình, Chánh văn phòng Bộ và cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thi hành quyết định này trong phạm vi trách nhiệm của mình.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG




Dương Bạch Liên

 

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRẢ THEO SẢN PHẨM TRONG CÁC NGÀNH THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. - Để thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm hợp với đặc điểm của các ngành hoạt động thuộc Bộ Giao thông vận tải, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ lợi ích của từng công nhân viên với lợi ích chung của Nhà nước, phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của công nhân viên, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng hạ giá thành trên cơ sở đó tăng thêm thu nhập của công nhân viên một cách thích đáng, nên tạm thời quy định bản điều lệ này.

Điều 2. - Trong các đơn vị vận tải, sản xuất, sửa chữa và xây dựng mới những công việc nào có thể định được mức kỹ thuật lao động, thống kê được số lượng, kiểm tra nghiệm thu được chất lượng sản phẩm, đều phải tạo điều kiện cần thiết để từng bước thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm dưới nhiều hình thức thích hợp với tính chất sản xuất của từng ngành.

Điều 3. - Chế độ tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho tất cả công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất. Về nguyên tắc không áp dụng đối với trường hợp học nghề và tập sự.

Điều 4. - Ở những đơn vị thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, cần phải làm tốt công tác định mức kỹ thuật lao động, xác định cấp bậc công việc, định đơn giá và phương pháp tiền lương. Đồng thời phải tăng cường công tác kế hoạch thật chu đáo sít sao, phải thống kê một cách chính xác về số lượng và nghiệm thu một cách chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, phải đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên nhiên vật liệu và dụng cụ, phải tăng cường công tác bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật.

Điều 5. - Tất cả công nhân viên làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm vẫn thi hành đúng chế độ lao động và được hưởng đủ các khoản đãi ngộ khác như những công nhân viên làm việc theo chế độ lương thời gian.

Điều 6. - Việc thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm phải tiến hành một cách tích cực và thận trọng dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và Công đoàn cung cấp.

Điều 7. Các đơn vị sản xuất thi hành chế độ tiền lương sản phẩm phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đồng ý.

Điều 8. - Trong khi Bộ chưa công bố quy định cụ thể về trả lương theo sản phẩm trong từng ngành, Tổng cục Đường sắt, các Cục quản lý, các Công ty công trình và các cơ quan Giao thông vận tải địa phương căn cứ vào nguyên tắc của điều lệ này để quy định cụ thể việc trả lương theo sản phẩm thích hợp trong từng ngành và tạm thời công bố áp dụng. Trước khi công bố phải được sự thỏa thuận của Vụ Lao động tiền lương và sau khi công bố phải gửi về Bộ một bản để thẩm tra theo dõi.

Chương 2:

ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG VÀ CẤP BẬC CÔNG VIỆC

Điều 9. - Định mức kỹ thuật lao động là yếu tố then chốt để đảm bảo thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản xuất đạt kết quả. Việc tính lương theo sản xuất phải căn cứ vào định mức kỹ thuật lao động. Mức kỹ thuật lao động áp dụng cho việc tiền lương theo sản phẩm phải là mức trung bình tiền tiến được xác định theo bản quy tắc tạm thời về phương pháp định mức và quản lý mức kỹ thuật lao động của Bộ Giao thông vận tải đã ban hành.

Trong điều kiện chưa định được mức kỹ thuật lao động theo phương pháp đã định thì tạm thời có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm có kết hợp khảo sát phân tích và loại trừ những hiện tượng sử dụng thời gian không hợp lý để xác định mức. Trường hợp sử dụng mức xác định theo phương pháp thống kê kinh nghiệm phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định.

Điều 10. - Cấp bậc công việc là một trong những căn cứ cần thiết để thực hiện chế độ tiền lương sản phẩm. Trên nguyên tắc cấp bậc kỹ thuật công nhân phải phù hợp với cấp bậc công việc. Gặp trường hợp cấp bậc kỹ thuật công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc thì trước khi thực hiện lương sản phẩm phải tìm mọi biện pháp để điều chỉnh cho phù hợp.

Những công việc nào Nhà nước đã quy định cấp bậc công việc thống nhất thì căn cứ theo quy định của Nhà nước để áp dụng.

Những công việc nào Nhà nước hoặc Bộ chưa quy định cấp bậc thống nhất thì đơn vị sản xuất xác định và trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt để áp dụng.

Chương 3:

ĐỊNH ĐƠN VÀ GIÁ SẢN PHẨM

Điều 11. - Đơn giá sản phẩm là tiền lương của công nhân trong một đơn vị sản phẩm. Đơn vị sản phẩm có thể là m, m2, m3, cân, tấn, cái hoặc bằng một đơn vị tính toán đo lường khác. Đơn giá sản phẩm được xác định theo tiền lương ngày hay tháng của cấp bậc công việc, định mức kỹ thuật lao động và thời gian lao động tiêu chuẩn trung bình của mỗi tháng trong toàn năm.

Trường hợp định mức cho cá nhân thì cách tính đơn giá như sau:

a) Đơn giá tính theo mức sản lượng thì lấy lương tiêu chuẩn của cấp bậc công việc chia cho định mức sản lượng, cụ thể là:

Đơn giá

=

Lương tiêu chuẩn của cấp bậc công việc

Định mức của sản lượng

Ví dụ: Lương ngày của công việc “đào đất” là 1đ42 và định mức sản lượng “đào đất” 1 ngày là 7,1 m3 thì đơn giá đào 1m3 đất sẽ là 1đ42: 7,1 = 0,20.

b) Đơn giá tính theo mức giờ làm thì lấy lương tiêu chuẩn của cấp bậc công việc nhân với định mức giờ làm cụ thể là:

Đơn giá = lương tiêu chuẩn của cấp bậc công việc X định mức giờ làm

Ví dụ: Lương ngày của công việc “tiện piston” là 2đ68 và định mức giờ làm là 3 giờ 1 cái thì đơn giá tiện 1 cái piston tính như sau:

2đ68

8

x 3

=

1đ005

Trường hợp định mức cho tổ thì cách tính đơn giá như sau:

a) Đơn giá tính theo mức sản lượng thì lấy lương tiêu chuẩn theo cấp bậc công việc của tổ chia cho định mức sản lượng của tổ, cụ thể là:

Đơn giá

=

Lương tiêu chuẩn theo cấp bậc công việc công việc của tổ

Định mức sản lượng của tổ

Ví sụ: Sản xuất một sản phẩm x cần phải bố trí một tổ công nhân 4 người, trong đó phải có 2 người bậc 1 lương mỗi ngày là 1đ46, một người bậc 4 lương mỗi ngày 2đ31, một người bậc 6 lương mỗi ngày 3đ13. Định mức sản lượng một ngày của tổ là 2 sản phẩm: vậy đơn giá 1 sản phẩm x sẽ là:

[(1đ46 x 2) + 2đ31 + 3đ13]

2

=

4đ18

b) Đơn giá tính theo định mức giờ làm thì lấy lương tiêu chuẩn bình quân theo cấp bậc công việc của tổ nhân với định mức giờ làm của cả tổ, tức là:

Đơn giá = lương tiêu chuẩn bình quân theo cấp bậc công việc của tổ X định mức giờ làm của cả tổ.

Ví dụ: Công việc “đúc cống” cần phải bố trí một tổ công nhân 4 người trong đó phải có 2 người bậc 2, lương mỗi ngày là 1đ65 và 2 người bậc 3 lương mỗi ngày là 1đ93. Định mức giờ làm 1 cái cống cho cả tổ là 12 giờ. Tính đơn giá đúc 1 cái cống như sau:

[(1đ65 x 2) + (1đ93 x 2)]

8 x 4

x 12

=

2đ67

Điều 12. - Những công việc định mức theo phương pháp định mức kỹ thuật thì khi tính đơn giá được nâng tiền lương cấp bậc lên từ 3 đến 10% theo tỷ lệ khuyến khích. Tỷ lệ khuyến khích sẽ căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của từng ngành để quy định trong nội quy trả lương theo sản phẩm của từng ngành.

Chương 4:

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG

Điều 13. - Tất cả những sản phẩm công nhân làm ra đều phải kịp thời nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xác nhận đúng quy cách kỹ thuật thì căn cứ theo đơn giá sản phẩm để tính trả toàn bộ lương cho công nhân, trừ trường hợp có quy định riêng.

Sản phẩm làm xong nhưng nghiệm thu không kịp thì cán bộ nghiệm thu chịu trách nhiệm.

Trường hợp sản phẩm đã nghiệm thu và đã trả lương cho công nhân rồi mới phát hiện không đúng quy cách kỹ thuật thì cán bộ nghiệm thu chịu trách nhiệm, đồng thời công nhân sản xuất ra sản phẩm đó cũng phải chịu trách nhiệm về phần mình nhưng không phải hoàn lại tiền lương đã lĩnh, trừ hiện tượng cố tình che dấu thì ngoài việc thi hành các biện pháp hành chính cần thiết còn phải khấu trừ một phần tiền lương bằng 10% đơn giá sản phẩm đó.

Điều 14. - Việc trả lương đối với công nhân viên làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm cũng theo đúng thời gian quy định đối với công nhân viên làm việc theo chế độ tiền lương thời gian. Nếu gặp trường hợp đến ngày phát lương nhưng sản phẩm chưa nghiệm thu được thì tạm ứng theo tiền lương tiêu chuẩn trong thời gian làm sản phẩm đó thanh toán ngay vào tháng sau.

Điều 15. - Nếu định mức cho cá nhân thì căn cứ phiếu công tác của cá nhân để tính trả lương nếu định cho tổ thì căn cứ phiếu công tác của tổ để tính. Tiền lương hàng tháng của công nhân gồm tiền lương sản phẩm theo đơn giá và tiền lương thời gian trong những trường hợp không làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm.

Điều 16. - Trên nguyên tắc tiền lương sản phẩm tổ nhận được phải phân phối cho từng công nhân trong tổ theo tiền lương tiêu chuẩn và thời gian làm việc thực tế của từng người. Cụ thể sẽ tiến hành như sau:

a) Tính tiền lương tiêu chuẩn theo số ngày làm việc của từng công nhân rồi cộng lại để tìm lương tiêu chuẩn theo số ngày làm việc của tổ.

b) Lấy lương tính theo sản phẩm của tổ chia cho lương tiêu chuẩn theo số ngày làm việc của tổ để tìm “suất phân phối”.

c) Lấy lương tiêu chuẩn theo số ngày làm việc của từng người nhân với "suất phân phối" để tìm lương tính theo sản phẩm của từng người.

Trường hợp cấp bậc kỹ thuật công nhân chưa phù hợp với cấp bậc công việc hoặc còn có chỗ chưa phù hợp với khả năng thực tế của công nhân, nếu phân phối tiền lương theo phương pháp trên không thể hiện được nguyên tắc phân phối theo lao động thì tùy tình hình cụ thể mà áp dụng phương pháp phân phối theo tiền lương tiêu chuẩn và thời gian làm việc thực tế của từng người kết hợp với chấm điểm hàng ngày hoặc phân phối theo phương pháp bình công chấm điểm.

Việc áp dụng một trong 3 hình thức phân phối tiền lương trong tổ sản xuất nói ở điều này do công nhân trong từng tổ lựa chọn hoặc nói rõ trong quy định cụ thể của từng ngành.

Điều 17. - Khi phân phối công vệc cho công nhân làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm, cấp bậc công việc phải phù hợp với cấp bậc kỹ thuật của công nhân. Nếu vì lý do đặc biệt chưa thể xác định phù hợp được thì giải quyết như sau:

a) Khi áp dụng công việc cao hơn cấp bậc kỹ thuật công nhân thì tính theo đơn giá của sản phẩm làm ra.

b) Khi cấp bậc công việc thấp hơn cấp bậc kỹ thuật công nhân, vẫn tính theo đơn giá cả sản phẩm làm ra để trả lương. Nhưng gặp trường hợp cấp bậc kỹ thuật của công nhân cao hơn cấp bậc công việc từ 2 bậc trở lên thì ngoài tiền lương trả theo sản phẩm còn được trả thêm khoản tiền chênh lệch giữa mức lương của cấp bậc công việc và cấp bậc kỹ thuật công nhân từ bậc thứ 2 trở đi, nếu người công nhân đó hoàn thành được mức quy định.

Ví dụ: Cấp bậc công việc là bậc 4, cấp bậc kỹ thuật công nhân là bậc 6, người này đã hoàn thành hiệu số giữa lương bậc 6 và lương bậc 5.

Điều 18. - Khi công nhân làm ra sản phẩm hỏng hoặc không đúng quy cách kỹ thuật thì tiền lương sẽ giải quyết như sau;

Trường hợp vì bản thân người công nhân thiếu trách nhiệm:

a) Khi làm ra sản phẩm hỏng không được trả lương.

b) Khi làm ra sản phẩm không đúng quy cách kỹ thuật phối hợp

ải do người công nhân làm ra sản phẩm đó sửa chữa lại, sau khi sửa chữa đúng quy cách mới trả lương. Thời gian sửa chữa không tính lương. Nếu vì yêu cầu của công việc mà chính quyền phân phối cho người khác hay tổ khác chữa lại thì tiền lương của thời gian sửa chữa này phải do đơn giá sản phẩm đó trả.

Trường hợp không phải vì bản thân người công nhân thiếu trách nhiệm:

a) Khi làm ra sản phẩm hỏng, không cứ sản phẩm này có sửa chữa lại được hay không đều nhất luật trả lương tiêu chuẩn theo thời gian thực tế làm việc, nhưng số tiền lương này nhiều nhất không được quá đơn giá của sản phẩm bị hỏng.

b) Khi làm ra sản phẩm không đúng quy cách kỹ thuật thì do người công nhân làm ra sản phẩm đó sửa chữa lại, sau khi sửa chữa đúng quy cách rồi thì ngoài tiền lương trả theo đơn giá, còn phải trả thêm tiền lương tiêu chuẩn trong thời gian sửa chữa cho công nhân đó.

Trường hợp công nhân từ chối không chịu sửa chữa sản phẩm không đúng quy cách do mình làm ra thì không trả lương của sản phẩm đó.

Điều 19. - Nếu vì người công nhân thiếu trách nhiệm, thường làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc vật liệu làm đình trệ công việc sản xuất thì ngoài việc phải chịu kỷ luật ra, chính quyền và công đoàn cơ sở còn có thể tùy tình hình cụ thể để quyết định bồi thường một phần hay toàn bộ số tiền thiệt hại.

Số tiền này sẽ trừ dần vào lương mỗi tháng không quá 15% tiền lương tháng. Nếu thái độ tốt và sửa chữa tốt thì có thể được xét miễn hoặc giảm số tiền bồi thường.

Điều 20. - Khi công nhân phải ngừng việc vì máy móc thiết bị hỏng hoặc vì một nguyên nhân khác, phải kịp thời bố trí làm công việc khác. Trong trường hợp đó tiền lương sẽ tính theo quy định sau:

1. Nếu chuyển sang công việc làm theo chế độ tiền lương sản phẩm, thì sẽ theo đơn giá quy định để trả lương: nếu cấp bậc công việc không phù hợp với cấp bậc kỹ thuật công nhân thì giải quyết theo điều 17.

2. Nếu chuyển sang công việc không có định mức thì trả tiền lương tiêu chuẩn theo thời gian làm việc thực tế.

Trường hợp công nhân phải nghỉ việc thì áp dụng theo quy định hiện nay đối với các trường hợp ngừng việc.

Điều 21. - Trường hợp công nhân viên đi công tác, đi họp hay chấp hành một công việc nào khác do cấp trên giao mà không thể tham gia sản suất được thì hưởng lương tiêu chuẩn.

Điều 22. - Nữ công nhân viên trong những ngày hành kinh và trong thời kỳ thai nghén từ tháng thứ bảy trở đi không tiện làm việc theo chế độ tiền lương sản phẩm, được trả theo tiền lương tiêu chuẩn. Trường hợp làm việc chung với tổ đang thực hiện lương sản phẩm thì năng suất đạt được sẽ tính cho xí nghiệp, công trường. Thì giờ cho con bú tính theo lương tiêu chuẩn.

Điều 23. - Tổ trưởng sản xuất ngoài nhiệm vụ sản xuất của mình cần có thời gian để làm nhiệm vụ chung của tổ. Thời gian này do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định, nhưng tối đa mỗi ngày không được quá 1 giờ. Những giờ đó được trả lương tiêu chuẩn.

Điều 24. - Những công việc có quy định mức lương nóng có hại thì đơn giá sẽ tính trên cơ sở mức lương nóng có hại.

Điều 25. - Những công nhân viên đang hưởng theo mức tiền công địa phương và những công nhân tạm tuyển đang hưởng 85% lương cấp bậc thì khi tính tiền lương cần thi hành đúng theo quy định chung của Bộ Lao động.

Điều 26. - Trong những trường hợp sau đây, nếu tiền lương tính theo sản phẩm trong cả tháng ít, thua tiền lương tiêu chuẩn tháng đó thì được trả đủ tiền lương tiêu chuẩn trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.

a) Khi thực hiện lương sản phẩm lần đầu.

b) Khi tổ chức sản xuất và kỹ thuật sản xuất thay đổi lớn làm cho định mức kỹ thuật phải sửa đổi lớn.

c) Khi công nhân viên được điều động qua làm công việc khác hoặc được phân công sản xuất một sản phẩm mới mà Chính quyền và Công đoàn đơn vị thấy cần phải có thời gian học tập rút kinh nghiệm.

Chương 5:

PHẠM VI TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ MÔN CÓ LIÊN QUAN

Điều 27. - Chế độ tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức chính của chế độ tiền lương đồng thời cũng là một chế độ quản lý quan trọng của xí nghiệp xã hội chủ nghĩa để phát huy tác dụng quy luật phân phối theo lao động, con đường đẩy mạnh sản xuất phát triển. Vì thế cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành của Bộ có trách nhiệm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ này dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự phối hợp chặt chẽ với công đoàn, với đoàn Thanh niên lao động cùng cấp, phải theo đúng tinh thần và những quy định của bản điều lệ này để mở rộng và không ngừng đề cao chê độ tiền lương trả theo sản phẩm trong ngành mình, đơn vị mình, phải luôn luôn nắm vững tình hình tiền lương mình và những vấn đề phát sinh tồn tại để cùng các bộ môn liên quan đặt biện pháp giải quyết kịp thời. Chức phó kỹ thuật ở các cấp trực tiếp phụ trách về vấn đề này.

Điều 28. - Trưởng ngành, trưởng ban sản xuất hoặc những chức vụ tương đương là những cán bộ lãnh đạo trực tiếp, có trách nhiệm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để anh chị em công nhân có thể thực hiện chế độ tiền lương, trả theo sản phẩm một cách có hiệu quả nhất. Trách nhiệm cụ thể là:

a) Tăng cường công tác kế hoạch, bảo đảm việc phân phối nhiệm vụ được đầy đủ, tránh hiện tượng chờ đợi làm cho công việc sản xuất bị gián đoạn.

b) Thưc hiện tốt chế độ kiểm tra trong khi sản xuất, đảm bảo chất lượng, số lượng phù hợp với yêu cầu.

c) Nắm vững định mức đã định để tính công và phân phối một cách kịp thời, chính xác.

d) Nắm vững tình hình hoàn thành nhiệm vụ ghi trong phiếu công tác, kịp thời phân tích tình trạng tăng giảm về số lượng, tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch giải quyết thích đáng.

e) Có kế hoạch kịp thời đúc kết và phổ biến những kinh nghiệm tiền tiến trong công tác, giúp đỡ những người không đạt mức.

g) Giải quyết các vấn đề về tiền lương trả theo sản phẩm do anh chị em công nhân trong phạm vi mình phụ trách nêu lên. Trường hợp không giải quyết được thì phản ảnh với bộ môn lao động tiền lương hoặc định mức kỹ thuật để yêu cầu giải quyết.

Điều 29. - Bộ môn lao động tiền lương và định mức kỹ thuật lao động có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức thực hiện tốt chế độ tiền lương trả theo sản phẩm. Trách nhiệm cụ thể là:

a) Thường xuyên dùng phương pháp tả thực và khảo sát thời gian để nắm vững tình hình sản xuất, phân tích các vấn đề tồn tại trên mặt sản xuất, đề ra những ý kiến cải tiến, có kế hoạch bổ sung dần các định mức của đơn vị.

b) Giám sát việc tính và trả lương được chính xác.

c) Nắm vững tình hình vượt và hụt định mức, tăng và giảm tiền lương, tiến hành phân tích một cách có hệ thống tích lũy tài liệu và ý kiến giải quyết những vấn đề này, đặc biệt chú trọng vấn đề định mức và đơn giá.

d) Nắm vững tình hình sử dụng thì giờ làm việc, thời gian làm việc theo chế độ tiền lương tiêu chuẩn. Có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề tồn tại nhằm tận dụng thời gian làm việc, tận dụng điều kiện mở rộng chế độ tiền lương trả theo sản phẩm.

e) Cùng với các bộ môn kỹ thuật và giáo dục, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tiền tiến.

Điều 30. - Bộ môn kỹ thuật có trách nhiệm chủ yếu là tạo mọi điều kiện cần thiết và hết lòng giúp đỡ anh chị em công nhân tranh thủ hoàn thành và hoàn thành vượt mức định mức kỹ thuật lao động, nâng cao năng xuất lao động. Trách nhiệm cụ thể là:

a) Thường xuyên tìm tòi và phổ biến kinh nghiệm công tác tiền tiến, cải tiến thiết bị. Đặc biệt quan tâm đến những người vượt mức cũng như những người không đạt mức, phân tích nguyên nhân vượt mức và không đạt mức để kịp thời có kế hoạch phổ biến hoặc giúp đỡ một cách có hiệu quả.

b) Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để tận dụng giờ làm, tìm cách giảm bớt và xóa bỏ dần những thời gian đứt quãng không sản xuất, trước nhất là hiện tượng nghỉ chờ việc.

c) Xây dựng, sửa đổi và quán triệt chế độ làm việc, quá trình làm việc cho hợp lý, có kế hoạch loại trừ một cách hiệu quả những hiện tượng không ổn định trong công tác.

d) Hướng dẫn anh chị em công nhân làm đúng quy cách kỹ thuật, kịp thời phát hiện và giúp đỡ biện pháp sửa chữa những hiện tượng sai phạm.

Điều 31. - Bộ môn kiểm tra nghiệm thu phải có chế độ công tác rõ ràng, phải kịp nghiệm thu chu đáo các sản phẩm của công nhân làm ra có ký nhận về chất lượng sản phẩm trong phiếu công tác của người công nhân để bộ phận kế toán tính lương.

Điều 32. - Bộ môn ghi công chịu trách nhiệm ghi phiếu công tác, ký nhận phiếu vào sổ sách theo dõi hàng ngày được kịp thời, số liệu được chính xác và kịp thời giao phiếu công tác đã hoàn thành cho bộ môn kế toán để tính trả lương cho công nhân, đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ bộ môn định mức trong việc theo dõi điều chỉnh mức kỹ thuật lao động cho kịp thời.

Điều 33. - Bộ môn kế toán chịu trách nhiệm tính lương sản phẩm để trả lương cho đúng theo chế độ quy định.

Điều 34. - Các bộ môn khác, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của mình để phối hợp nghiên cứu và thực hiện các biện pháp cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chế độ tiền lương trả theo sản phẩm.

Ban hành kèm theo Quyết định số 328-QĐ/LB ngày 19 tháng 3 năm 1962.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác