Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2024 bổ sung Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Quảng Nam
Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2024 bổ sung Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 3106/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Phan Thái Bình |
Ngày ban hành: | 23/12/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3106/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Phan Thái Bình |
Ngày ban hành: | 23/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3106/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 23 tháng 12 năm 2024 |
BỔ SUNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn xác lập Ngân hàng tên đường, công trình công cộng và đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 287/TTr- SVHTTDL ngày 13/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị, ý nghĩa của việc bổ sung Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, Ban, ngành; tổ chức, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ quản lý các đường và công trình công cộng có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn dữ liệu trong Ngân hàng tên đường và công trình công cộng đã được phê duyệt để tiến hành đặt tên, đổi tên theo trình tự, thủ tục quy định.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BỔ SUNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH
QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 3106/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
I. Danh nhân ngoài tỉnh Quảng Nam: 07
TT |
Họ và tên |
Năm sinh - Năm mất |
Quê quán |
Tóm tắt thân thế sự nghiệp |
1 |
Đỗ Mười |
1917 - 2018 |
Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội |
Ông tên thật là Nguyễn Duy Cống, tham gia hoạt động cách mạng năm 1936, vào Đảng tháng 6/1939. Ông từng giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1988-1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1991- 1997); Ủy viên Hội đồng Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997-2001); Đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX. Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
2 |
Đồng Sĩ Nguyên |
1923 - 2019 |
Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình |
Ông tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1938; vào Đảng tháng 12/1939. Ông nguyên là Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn giai đoạn 1967-1975 và từng giữ nhiều trọng trách: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tham gia Ban Chỉ đạo nhà nước về đường Trường Sơn; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI; đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
3 |
Lê Đức Anh |
1920 -2019 |
Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế |
Ông tên thật là Lê Văn Giác, bí danh Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam. Ông từng giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước và Quân đội: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987-1991); Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992-1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997-2001); Ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV - VIII, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V - VIII... Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
4 |
Lê Khả Phiêu |
1931 - 2020 |
Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa |
Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19/6/1949. Ông từng giữ nhiều chức vụ trong Đảng, Nhà nước và Quân đội: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997-2001); đại biểu Quốc hội khóa IX, X; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng (1991-1997). Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
5 |
Nguyễn Phú Trọng |
1944 - 2024 |
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội |
Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1967; vào Đảng năm 1968. Ông từng giữ nhiều chức vụ trong Đảng, Nhà nước: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khóa VIII đến khóa XIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011-2024), Bí thư Quân ủy Trung ương; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018-2021); Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII (2006-2011); Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (2013-2024); Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025; Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương, danh hiệu cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
6 |
Kostas Nguyễn Văn Lập |
1927 - 2021 |
|
Ông là người gốc Hy Lạp; bị bắt tham gia quân đội viễn chinh Pháp sang Việt Nam đầu năm 1946. Tháng 6/1946, ông gia nhập hàng ngũ Việt Minh, tham gia công tác địch vận ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng; sau tham gia chiến đấu trong các đơn vị chủ lực của Liên khu 5 và lập nhiều chiến công xuất sắc. Ông được công nhận quốc tịch Việt Nam (2010) và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2013) |
7 |
Trần Quý Kiên |
1911 - 1956 |
Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội |
Ông tên thật là Đinh Xuân Nhạ, bí danh là Đinh Nhạ, Dương Văn Ty. Là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông thuộc lớp đảng viên và cũng là lớp lãnh đạo sớm của Đảng Cộng sản Việt Nam; từng giữ nhiều chức vụ cao của Đảng và Nhà nước như Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (1938 - 1940), Bí thư - Trưởng ban căn cứ địa Trung ương Việt Bắc (An toàn khu), Thứ trưởng - Phó Văn phòng Thủ tướng kiêm Phó Ban Tổ chức Trung ương (1951), Bí thư đầu tiên của Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương. Ông được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác. |
II. Danh nhân người Quảng Nam và có liên quan đến lịch sử, văn hóa Quảng Nam: 65; trong đó:
1. Danh nhân liên quan trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội: 33
TT |
Họ và tên |
Năm sinh - Năm mất |
Quê quán |
Tóm tắt thân thế sự nghiệp |
1 |
Doãn Văn Xuân |
? - 1836 |
Phường An Phú, thành phố Tam Kỳ |
Sau khi đỗ Cử nhân, ông được bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ (năm 1820); sau làm Giáo đạo chuyên việc dạy học cho các hoàng tử con vua Minh Mạng và được xem là người Quảng Nam đầu tiên giữ cương vị này. Một thời gian sau, ông giữ nhiều trọng trách: Hàn lâm viện Tu soạn, sung chức Thị độc, Lang trung bộ Lễ, Tham hiệp tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn; Án sát các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Yên; Án sát sứ tỉnh Định Tường. Tháng 11/1836, ông bị bệnh rồi qua đời tại nhiệm sở; thi hài sau đó được đưa về an táng tại quê nhà - làng Quảng Phú, phủ Hà Đông. Sau khi mất ông được truy tặng hàm Thị lang Bộ Lễ (năm đầu Thiệu Trị - 1841). Mộ Thị lang Doãn Văn Xuân được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2540/QĐ- UBND ngày 24/11/2023. |
2 |
Đào Đắc Trinh |
1919 - 1992 |
Xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ |
Ông thường gọi là Sáu Trinh. Đầu năm 1941, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1942 ông bị địch bắt và giam cầm tại Vĩnh Điện, Điện Bàn và Hội An. Ông từng làm: Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ, Tiên Phước; Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam…. Với những đóng góp của mình ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huy hiệu 40, 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. |
3 |
Đào Thăng |
1904 - 1943 |
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành |
Ông còn có tên gọi khác là Đào Thuần Thăng, Kiên. Tháng 02/1933, ông được kết nạp đảng viên tại Chi bộ An Hòa. Ngày 15/8/1933 tại khu rừng Định Phước, Phủ ủy Tam Kỳ được thành lập, ông được cử vào Phủ ủy lâm thời, trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng bộ Phủ Tam Kỳ, nay là Đảng bộ Tam Kỳ, Đảng bộ huyện Núi Thành, Đảng bộ huyện Phú Ninh; Phủ ủy viên, Bí thư Tổng ủy An Hòa. Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì (2006), công nhận liệt sỹ (1957). |
4 |
Hà Đức Ân |
1533 - ? |
Phường Điện Thắng Nam, Điện Bàn |
Năm 1558, ông theo chúa Tiên - Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Quảng. Sau được phong Đặc tấn phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ, ty Đô chỉ huy sứ, kiêm Quảng Ngãi Đồng tổng tri, Đề lãnh. Tước hiệu: Lộc dương hầu. Ông cùng các vị tiền hiền của các làng kiến lập xã hiệu, khai sinh làng Phong Ngũ và vùng đất rộng lớn Điện Bàn ngày nay. Mộ ông Hà Đức Ân và nhà thờ tộc Hà, được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 21/11/2018. |
5 |
Hoàng Minh Thắng |
1927 - 2016 |
Xã Bình Sa, huyện Thăng Bình |
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; nguyên Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; Bộ trưởng Bộ Nội thương; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. |
6 |
Hoàng Tuỵ |
1927 - 2019 |
Xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn |
Là giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam, được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục trong Toán học ứng dụng, sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Ông đã có hơn 100 công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học. Năm 1996, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên vì những cống hiến lớn cho khoa học Việt Nam. |
7 |
Hồ Học |
1837 - 1887 |
Xã Tam Dân, huyện Phú Ninh |
Hay còn gọi Tham biện Hồ Học, ông còn có tên gọi khác là Hồ Đức Phước. Tên tuổi của ông gắn liền với phong trào Nghĩa hội tại Quảng Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX; ông tham gia nhiều trận đánh và lập nhiều chiến công. Mộ Hồ Học được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 05/01/2023. |
8 |
Khưu Thúc Cự |
1905 - 1991 |
Xã Tam Thái, huyện Phú Ninh |
Những năm 1928-1929 ông tham gia hoạt động trong chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Sài Gòn. Tháng 7/1930 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Tam Kỳ nói riêng và Đảng bộ Quảng Nam nói chung. Tháng 2/1939, ông được bầu vào Tỉnh ủy phụ trách địa bàn Tam Kỳ, Thăng Bình và Tiên Phước. Ngày 19/8/1945, Ủy ban cách mạng lâm thời Phủ Tam Kỳ được thành lập, ông được cử làm Phó Chủ tịch; sau làm Chủ nhiệm Việt Minh huyện, Chủ tịch Hội Liên Việt, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - Hành chính huyện Tam Kỳ. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng khác. |
9 |
Lê Thuyết |
1908 - 1987 |
Xã Tam Hòa, huyện Núi Thành |
Ông từng là Bí thư Chi bộ Hòa Xuân - Phú Vinh (Bí danh hồng Sơn), tiền than Đảng bộ xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Phó Trưởng ban Ủy ban bạo động Phủ ủy Tam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời phủ Tam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính huyện Tam Kỳ, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Quảng Nam; Cục phó Cục lương thực, Bí thư Đảng ủy - Cục phó Cục Thực phẩm - Bộ Nội thương. Ông được tặng thưởng Huy hiệu 50, 40 tuổi Đảng và nhiều huân huy chương cao quý khác. |
10 |
Lê Văn Thủ |
? - 1827 |
Phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ |
Danh tướng Lê Văn Thủ. Là hậu duệ đời thứ 10 của Bình Chiêm Triệu Quốc công Lê Tấn Trung; là thân phụ của danh tướng Lê Văn Long. Mộ Thủ tài Hầu Lê Văn Thủ được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 24/11/2023. |
11 |
Lương Hợp Phố |
1905 - 1965 |
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành |
Ông là Đảng viên đầu tiên Chi bộ An Hòa, nguyên Tỉnh ủy viên lâm thời Quảng Nam năm 1933. Năm 1929, tham gia hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng với Trần Học Giới. Ông có nhiều đóng góp trong phong trào cách mạng của tỉnh Quảng Nam. |
12 |
Nguyễn Chỉ |
1866 - 1935 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Ông còn có tên gọi khác là Nguyễn Kiểm, Nguyễn Lược - Cả Lược. Ông từng tham gia các phong trào yêu nước như Duy Tân, Đông Du đầu thế kỷ XX; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Chi bộ đầu tiên của xã Tam Giang. Năm 1983, ông được truy tặng liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công. Năm 2001, ông được truy tặng kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng. Mộ Nguyễn Chỉ được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 2256/QĐ-UBND ngày 09/8/2001. |
13 |
Nguyễn Thị Giáo |
1908 - 1997 |
Xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ |
Mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu của thành phố Tam Kỳ. Nhà Mẹ Nguyễn Thị Giáo được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 4264/QĐ-UBND ngày 21/11/2005. |
14 |
Nguyễn Liệu |
? - 1858 |
Xã Tam Hòa, huyện Núi Thành |
Ông từng làm Phó Vệ úy thuộc thủy sư Kinh kỳ với hàm Tòng Tam phẩm Võ giai; Phó Vệ Uý Quản cơ Hữu dinh thuộc Thủy sư Kinh kỳ, hàm Chánh Tứ phẩm Võ Giai triều Nguyễn. Sau khi ông mất, triều đình đã truy tặng ông thụy hiệu là Phấn Dũng Tướng Quân. Mộ Nguyễn Liệu được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 3930/QĐ-UBND ngày 04/12/2019. |
15 |
Nguyễn Phùng |
1910 - 1940 |
Xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành |
Ông còn có tên gọi khác là Nguyễn Thống, út Thống. Tháng 8/1933, ông tham gia Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ; tháng 6/1934, ông được bầu làm Bí thư Phủ ủy. Trong quá trình hoạt động cách mạng, 02 lần (năm 1935, 1939) bị địch bắt giam, tra tấn cực hình, dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Cuối năm 1940, ông hy sinh tại nhà ngục Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). |
16 |
Nguyễn Thuý |
1910 - 2001 |
Xã Điện Hoà, thị xã Điện Bàn |
Ông từng giữ nhiều chức vụ: Uỷ viên Thường trực Ủy ban bạo động khởi nghĩa tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ …. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huân chương giải phóng hạng nhất. |
17 |
Nguyễn Tấn Trịnh |
1936 - 2016 |
Xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ |
Ông là Kỹ sư, Tiến sĩ; nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII; nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, VIII, XII thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. |
18 |
Nguyễn Đình Trân |
1919 - 1961 |
Xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn |
Là nhà cách mạng, nguyên Bí thư Huyện ủy Điện Bàn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, được phân công lãnh đạo phụ trách khu vực Gò Nổi trong đợt phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn tỉnh và giành nhiều thắng lợi. |
19 |
Nguyễn Minh Vân |
1913 - 2014 |
Xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn |
Ông tên thật là Nguyễn Đình Quảng, bút danh Nguyễn Dân Trung; là đại tá, chiến sĩ tình báo. Được người thầy đầu tiên là cụ Huỳnh Thúc Kháng dìu dắt, ông sớm đến với Đảng, tham gia hoạt động cách mạng, tình báo. Tháng 4/1946, ông ra Hà Nội và làm thư ký riêng cho đồng chí Hoàng Hữu Nam, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch. Tháng 6/1956, ông nhận nhiệm vụ của cơ quan tình báo chiến lược ngoài Hà Nội vào Huế để nắm mạng lưới điệp báo miền Trung. Giữa năm 1957, ông bị bắt; sau bị biệt giam tại ngục Chín Hầm ở Huế. Trong ngục tù, ông đã sáng tác 3000 câu thơ (sau xuất bản thành tập “Sống trong mồ”) để giữ vững ý chí chiến đấu. |
20 |
Phạm Ngọc Lan |
1934 - 2019 |
Phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn |
Thiếu tướng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Tham mưu phó Quân chủng Không quân; Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 370 mới thành lập; quyền Cục trưởng Cục Huấn luyện Nhà trường, Quân chủng Không quân; Cục trưởng Cục Huấn luyện Nhà trường Quân chủng Không quân; Phó Cục trưởng Cục Huấn luyện Chiến đấu Bộ Tổng Tham mưu. |
21 |
Phạm Hữu Nghi |
1798 - 1862 |
Xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn |
Danh thần triều Nguyễn, từng làm quan ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông là người soạn in sách Đại Nam văn uyển thống biên, đây là một phần của di sản văn hóa Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Ông còn trực tiếp tham gia biên soạn, chỉnh lý bộ “Thánh Tổ Nhân hoàng đế thực lục chính biên” (tức sách Đại Nam thực lục, phần Chính biên, Đệ nhị kỷ) với tư cách là Toản tu. |
22 |
Phạm Tuấn |
1852 - 1917 |
Xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn |
Tự là Hỷ Thần, hiệu là Văn Luân. Nguyên tên ông là Phạm Tấn, sau đổi thành Phạm Trọng Tuấn, rồi Phạm Tuấn. Đỗ cử nhân năm 1879, được bổ làm bang tá phủ Điện Bàn, rồi được bổ làm huấn đạo Quế Sơn quyền nhiếp tri huyện Hà Đông (Tam Kỳ), đến năm 1898 thì làm giáo thụ phủ Thăng Bình ở tỉnh nhà. Năm 1898, ông thi Đình và đỗ thứ 5 trong nhóm Đệ tam giáp lúc đã 47 tuổi. Năm 1899, ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Năm 1902, làm thị giảng học sĩ. Năm 1908, làm Đốc học Hà Tĩnh, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Năm 1913, về hưu, được thăng hàm Hồng lô tự khanh. Năm 1917, ông qua đời tại quê nhà. |
23 |
Phạm Phú Tiết |
? - 1981 |
Xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn |
Ông là cháu nội cụ Phạm Phú Thứ; đỗ cử nhân thủ khoa năm 1918. Thời kháng chiến chống Pháp, ông làm Chánh án Tòa án quân sự Liên khu 5, về sau là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đã góp phần vào việc dịch tập “Ngục trung nhật ký” của Bác Hồ ra Việt văn và viết toàn bộ chữ Hán cho bản in của tác phẩm nổi tiếng này và ông cũng là nhà nghiên cứu văn học, là tác giả của tác phẩm “Hội thoại về nghệ thuật tuồng”. Khi đã nghỉ hưu, ông lại mở lớp dạy văn học Hán Nôm cho những cán bộ nghiên cứu văn học ở các Viện và trường Đại học. |
24 |
Phan Truy |
1901 - 1978 |
Xã Tam Quang, huyện Núi Thành |
Ông làm Bí thư Phủ ủy đầu tiên của phủ Tam Kỳ, bao gồm các huyện, thành phố Núi Thành, Phú Ninh và Tam Kỳ ngày nay; Bí thư Chi bộ An Hoà giai đoạn 1933-1935. |
25 |
Trần Học Giới |
1909 - 1987 |
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành |
Ông có tên khai sinh là Trần Học Lan, bí danh Chính. Ông là đảng viên đầu tiên Chi bộ An Hòa; nguyên Tỉnh ủy viên (1933 - 1935), Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (1937-1939), Trưởng Phòng Quốc dân thiểu số tỉnh Quảng Nam (1946-1948), Bí thư kiêm Hiệu trưởng trường Dân tộc thiểu số Trung ương (1956-1957), Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền giáo dục (1958), Vụ trưởng Vụ miền Nam của Ủy ban Dân tộc thiểu số Trung ương (1963-1974). |
26 |
Trần Đăng Long |
1760 - 1828 |
Phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn |
Ông làm tướng triều đình nhà Nguyễn, trải qua nhiều chức vụ khác nhau như Khâm sai thuộc nội Vệ úy Thần sách; Thuộc cai đội vệ Túc trực; Vệ úy vệ cung vũ; Vệ úy vệ tiền nhất quân thị trung khâm sai; Phó sứ Lưu thủ trực thuộc doanh Quảng Nam; Phó đô thống chế doanh Hậu quân thần sách. Sau khi mất, ông được triều Nguyễn truy tặng hàm Hậu dinh Đô thống. Mộ Trần Đăng Long và phu nhân được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 4269/QĐ-UBND ngày 21/11/2005. |
27 |
Trần Thận |
1927 - 2021 |
Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên |
Ông tham gia cách mạng năm 1940 - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; Bí thư Đặc khu Quảng Đà; Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
28 |
Trương Công Trung |
1441 - 1506 |
Phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn |
Là vị tiền hiền tộc Trương Công đời thứ I. Năm Tân Mão (1471) ông có công lớn trong cuộc Nam chinh của Vua Lê Thánh Tông và được phong chức vụ: Thượng tướng quân Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ, sắc phong Đại Lang Dực Bảo Trung hương linh phò chi thần. Mộ Trương Công Trung được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 4451/QĐ- UBND ngày 30/12/2011. |
29 |
Trịnh Quang Xuân |
1908 - 1985 |
Phường Điện An, thị xã Điện Bàn |
Nhà hoạt động cách mạng, từng giữ nhiều trọng trách quan trọng: Xứ ủy viên - Xứ uỷ Trung kỳ, Quyền Giám đốc Sở Công an Liên khu V, sau chuyển ngành sang Tổng cục Đường sắt Việt Nam. Ông được Đảng, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Chiến thắng và nhiều Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương khác. |
30 |
Võ Văn Ái |
1924 - 2004 |
Xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn |
Ông tham gia cách mạng từ năm 1939, trong phong trào dân chủ tại xã Điện Hoà, huyện Điện Bàn; từng bị thực dân Pháp kết án 05 năm tù giam tại nhà lao Hội An. Sau cách mạng tháng 8/1945, ông làm: Chủ nhiệm Việt Minh tổng Hạ Nông; Bí thư Nông hội huyện Điện Bàn… Sau năm 1975, ông làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng; Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. |
31 |
Võ Sạ |
1910 - 1991 |
Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
Ông tên thật là Lương Công Sạ, Bí thư Chi bộ đầu tiên xã Tam Hiệp; Đại biểu Quốc hội Khóa I - đơn vị tỉnh Quảng Nam; nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính - Kháng chiến huyện Tam Kỳ và Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Tam Kỳ. Ông được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất. |
32 |
Võ Minh |
1905 - 1963 |
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành |
Ông làm Bí thư Chi bộ An Hòa (Quang Ánh Minh) 1932 - Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Núi Thành; Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam lâm thời (02/1933); Xứ ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ; Ủy viên Ban cán sự miền, phụ trách hoạt động các tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú. |
33 |
Võ Ngọc Hải (Vũ Để) |
1926 - 1995 |
Xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành |
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy kiêm Chính trị viên Huyện đội Tam Kỳ, Ủy viên Thường trực Hội đồng cung cấp tiền phương tỉnh Quảng Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ty lương thực tỉnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Kỳ, Bí thư huyện Tam Kỳ…; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
2. Anh hùng lực lượng vũ trang: 32
TT |
Họ và tên |
Năm sinh - Năm mất |
Quê quán |
Tóm tắt thân thế sự nghiệp |
1 |
A Lăng Bin |
1931 - 2003 |
Xã La Dêê, huyện Nam Giang |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Huyện đội phó, Bí thư Huyện uỷ huyện Giằng (nay là huyện Nam Giang) |
2 |
Bhơ Nướch Đhố |
1931 - 2007 |
Xã Chà Val, huyện Nam Giang |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Chính trị viên Xã đội Chà Val. |
3 |
Châu Thanh Truyền |
1944 - 2018 |
Xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Tiểu đội trưởng thuộc Huyện đội Bắc Tam Kỳ. |
4 |
Dương Văn Lộc |
1915 - 1966 |
Xã Tam Quang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Thuyền phó tàu 41 thuộc Đoàn 125 Quân chủng Hải quân. |
5 |
Dương Tiên (Phi) |
1932 - 1964 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Đội trưởng đội công tác xã Kỳ Xuân, Trung đội trưởng đơn vị Thường trực bảo vệ các cơ quan Huyện ủy và Huyện đội Nam Tam Kỳ. |
6 |
Hà Bồng |
1926 - 1946 |
Phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân |
7 |
Huỳnh Anh |
1913 - 2006 |
Phường Điện An, thị xã Điện Bàn |
Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; nguyên Trưởng Công an huyện Tam Kỳ; Giám đốc Công an tỉnh Thuận Hải |
8 |
Huỳnh Thị Kim Liên |
1947 - 1971 |
Xã Tam Hòa, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
9 |
Huỳnh Văn Tuấn (Huỳnh Minh Tuấn) |
1927 - 1967 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân. |
10 |
Lê Văn Bàng |
1929 - 1954 |
Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 Tỉnh đội Quảng Nam. |
11 |
Lê Hải Lý |
1930 - 2003 |
Xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn |
Đại tá; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. |
12 |
Lê Thị Tính |
? - 1967 |
Xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Ủy viên Đặc khu ủy Quảng Đà; Tỉnh ủy viên, huyện đội phó Huyện đội Điện Bàn; Bí thư Quận ủy Quận II, Thành phố Đà Nẵng. |
13 |
Lê Thanh Tiến |
1945 - 2004 |
Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Đại đội trưởng V20 (bộ đội địa phương huyện). |
14 |
Lý Thị Cúc |
1930 - 2017 |
Xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên cán bộ xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. |
15 |
Lý Văn Trân (Quý) |
1930 - 2001 |
Phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Bí thư Huyện ủy Điện Bàn. |
16 |
Lương Văn Hận |
1943 - 2015 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Tam Kỳ, Bí thư Thị ủy Tam Kỳ, Bí thư Huyện ủy Núi Thành. |
17 |
Lâm Cao Tuệ |
1937 - 1962 |
Xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
18 |
Nguyễn Thị Ái |
1926 - 1960 |
Xã Tam Xuân, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên cán bộ Huyện ủy Tam Kỳ. |
19 |
Nguyễn Tấn Dương |
1952 - 1973 |
Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Đại đội trưởng V20 bộ đội địa phương huyện. |
20 |
Nguyễn Đức Đấu |
1949 - 1968 |
Xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Xã đội trưởng xã Điện Thọ |
21 |
Nguyễn Thanh Khối |
1944 - 2018 |
Xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Đại đội trưởng V16 Đặc công, nguyên tiểu đoàn trưởng thuộc Tỉnh đội Quảng Nam. |
22 |
Nguyễn Bá Nguyện |
1943 - 1963 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên tham mưu trưởng Tiểu đoàn 72. |
23 |
Nguyễn Quang (Thiều) |
1927 - 1968 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Trưởng ban Đấu tranh chính trị - Binh địch vận huyện Nam Tam Kỳ; Bí thư Chi bộ xã Kỳ Xuân. |
24 |
Nguyễn Hữu Thiện |
1946 - 1972 |
Xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Bí thư chi bộ, Đội trưởng Đội công tác xã Kỳ Chánh. |
25 |
Nguyễn Lương Truyền |
1947 - 1968 |
Xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân |
26 |
Phan Bốn |
1950 - 1975 |
Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Đội trưởng Đội Trinh sát vũ trang an ninh huyện Duy Xuyên. |
27 |
Phan Thị Nguyệt |
1944 - 2018 |
Xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
28 |
Phạm Nghiệng |
1929 - 1956 |
Phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Điện Bàn. |
29 |
Phạm Minh |
1939 - 1968 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
30 |
Phạm Thập (Phạm Xuân) |
1919 - 1996 |
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Tổ trưởng Tổ thuyền dân chủ, Đội thuyền 128, Cục nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu. |
31 |
Tống Trị |
1929 - 1960 |
Phường Điện An, thị xã Điện Bàn |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính xã Điện An. |
32 |
Võ Cước (Lưu) |
1916 - 1957 |
Xã Tam Giang, huyện Núi Thành |
Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tam Giang. |
III. Sự kiện lịch sử, địa danh, mỹ từ: 14
TT |
Tên |
Ý nghĩa |
1 |
27 tháng 3 |
Sự kiện - Chiến thắng Đồn Xã Đốc, giải phóng huyện Trà My (27/3/1971). |
2 |
29 tháng 3 |
Sự kiện - Ngày giải phóng huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn; ngày 29/3/1975). |
3 |
An Thổ |
Tên gọi làng xã xưa, nay thuộc phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ. |
4 |
Bàn Than |
Danh thắng, được hình thành khoảng 400 triệu năm cách ngày nay. Cụm danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa được xếp hạng Danh thắng quốc gia năm 2023. |
5 |
Cồn Thị |
Tên gọi làng xã, xưa nay thuộc phường Phước Hoà, thành phố Tam Kỳ. |
6 |
Chu Lai |
Địa danh gắn liền với Khu kinh tế mở Chu Lai được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam, là một đòn bẩy quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. |
7 |
Dưỡng An |
Tên gọi làng xã xưa, nay thuộc phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ. |
8 |
Ông Tía |
Địa danh thuộc xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, gắn với cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên ở Quảng Nam - Đà Nẵng giai đoạn 1960. Địa điểm Cuộc khởi nghĩa Làng Ông Tía được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng Di tích cấp tỉnh năm 2005. |
9 |
Ngọc Lặc |
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. |
10 |
Quang Ánh Minh |
Tên Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Núi Thành. Ngày 2/12/1932, tại rừng dừa Đồng Dân, thôn Thuận An, xã An Hòa (nay xã Tam Hải, huyện Núi Thành) Chi bộ An Hòa được thành lập, lấy tên là Quang Ánh Minh, gồm 03 đảng viên: Võ Minh, Trần Học Giới và Lương Hợp Phố, do đồng chí Võ Minh làm Bí thư. |
11 |
Sê Koong |
Là một tỉnh của Lào được thành lập năm 1983, khi tỉnh này được tách ra khỏi tỉnh Saravane và nhận thêm huyện Tha Teng từ Champasack. Tọa lạc tại Đông Nam của Lào, giáp với các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Kon Tum của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Champasak ở phía Tây, tỉnh Attapeu ở phía Nam và tỉnh Salavan ở phía Bắc. Sê Koong có mối quan hệ hợp tác đặc biệt với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1984 và tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay. |
12 |
Trường Giang |
Tên con sông chạy dọc theo phía đông Núi Thành đổ ra cửa biển An Hòa. |
13 |
Vân Trai |
Tên gọi làng xã, nay gồm phường An Phú và xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ |
14 |
Vũ Hùng |
Tên gọi của Đội du kích Vũ Hùng - Tiền thân của Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Ngày 04/5/1945 tại nhà bà Trơn ấp 1, xã Xuân Quang (nay là xã Tam Quang, huyện Núi Thành), đồng chí Phan Tri, Bí thư Chi bộ Thủy Thạch, thừa ủy nhiệm của Tỉnh ủy Quảng Nam và Phủ ủy Tam Kỳ tuyên bố thành lập khung của đội du kích Vũ Hùng, công bố số lượng đội viên là 30 đồng chí, do các Chi bộ Thủy Thạch, An Hòa, Diêm Trường chọn lọc đã được Phủ ủy phê duyệt. Phủ ủy thống nhất cử đồng chí Nguyễn Ngọc Tân làm đội trưởng, đồng chí Bùi Xuân Hồng làm đội phó, đồng chí Đỗ Tín chịu trách nhiệm huấn luyện quân sự cho đội. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây