Quyết định 30/2007/QĐ-UBND về chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 30/2007/QĐ-UBND về chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: | 30/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Hoàng Chí Thức |
Ngày ban hành: | 21/12/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 30/2007/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Hoàng Chí Thức |
Ngày ban hành: | 21/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2007/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 21 tháng 12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
Căn cứ Chỉ thị số 1339/CT-BNN, ngày 17/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, về việc Phát triển cây cao su trong thời gian tới;
Căn cứ Thông tư số 80/2007/TT-BNN, ngày 24/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến
tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư
thuỷ điện Sơn La;
Căn cứ Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10/12/2007 của HĐND tỉnh Sơn La khoá
XII tại kỳ họp thứ 9 về phê chuẩn chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011, với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu: Chính sách hỗ trợ phải phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, phải được sự đồng thuận của nhân dân và được các hộ gia đình trong vùng quy hoạch tự nguyện di chuyển nhà, chuyển đổi cây trồng và góp giá trị quyền sử dụng đất cùng Công ty trồng, kinh doanh cây cao su.
2. Nhiệm vụ
2.1. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng sang trồng cây cao su.
2.2. Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cây cao su.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi: Vùng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn các huyện.
2. Đối tượng hưởng chính sách: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và nông lâm trường trong vùng quy hoạch trồng cây cao su.
3. Đối tượng đất quy hoạch trồng cao su
3.1. Đối tượng đất góp
Đất nông lâm nghiệp (đất trồng rừng không thành rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm); đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng. Tổng diện tích tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất 14.000ha/20.000ha chiếm 70% tổng diện tích quy hoạch trồng cao su.
3.2. Đối tượng đất thu hồi cho Công ty cổ phần cao su Sơn La thuê
Đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng bản và đất nông lâm nghiệp giao cho các nông lâm trường trong vùng quy hoạch. Tổng diện tích giao cho Công ty cổ phần cao su Sơn La thuê 6.000ha/20.000ha chiếm 30% tổng diện tích quy hoạch trồng cao su.
III. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
1. Chính sách về đất quy hoạch trồng cao su
* Đối tượng được hỗ trợ:
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ trong thôn, bản tham gia góp đất.
- Cá nhân, hộ gia đình và công nhân đã nhận diện tích đất khoán của các Nông lâm trường, thông qua Giám đốc nông lâm trường.
* Mức hỗ trợ:
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, nông lâm trường tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất được hỗ trợ một lần sau khi đã hoàn thành thủ tục góp đất có xác nhận của Công ty cổ phần cao su Sơn La, với mức hỗ trợ như sau:
- Đất trồng cây lâu năm: 5 triệu đồng/ha (Đối với đất trồng cây lâu năm của cộng đồng, tổ chức tự bỏ vốn hoặc vốn vay được hỗ trợ như cá nhân, hộ gia đình).
- Đất trồng cây hàng năm: 3 triệu đồng/ha.
- Đất trồng rừng bằng vốn tự có hoặc vốn vay của cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ: 2 triệu đồng/ha.
- Đối với diện tích đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nhưng không được hưởng nguồn đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm, thì được hỗ trợ một lần.
Mức hỗ trợ là: 50.000đ/ha/năm (bằng mức khoán của dự án 661 hiện hành). Được tính từ thời gian từ ngày được cấp Giấy CNQSD đất.
Riêng đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng trồng, đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng bằng vốn ngân sách Nhà nước nhưng hiệu quả thấp chuyển sang trồng cao su không được hỗ trợ và cho phép lập thủ tục thanh lý theo quy định.
2. Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cao su
* Đối tượng: Cá nhân, hộ gia đình trong vùng quy hoạch trồng cao su tự nguyện di chuyển nhà ở để giành phần đất tham gia trồng và kinh doanh cao su.
* Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ di chuyển là 2 triệu/hộ.
IV. NGUỒN VỐN
1. Hình thức hỗ trợ: Bằng tiền mặt.
2. Nguồn vốn hỗ trợ: Ngân sách tỉnh.
3. Vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2011: 33,6 - 40 tỷ đồng.
- Vốn năm 2008 (dự kiến): 10.000 triệu đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã phối hợp với Công ty cổ phần cao su Sơn La tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì phối hợp với các sở, ngành trong Ban Chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh tổ chức hướng dẫn các huyện trong vùng quy hoạch triển khai thực hiện chính sách; kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả về Thường trực UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Sơn La; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây