367048

Quyết định 2914/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch triển khai Quyết định 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

367048
LawNet .vn

Quyết định 2914/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch triển khai Quyết định 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu: 2914/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Ngọc Sơn
Ngày ban hành: 11/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2914/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký: Đặng Ngọc Sơn
Ngày ban hành: 11/10/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2914/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2944/TNMT-CCBĐ ngày 29/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trư
ng;
- Cục Khí tượng thủy v
ăn và BĐKH;
- TTr. Tỉnh ủy; TTr. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch các PCT UBND tỉnh;
- Phó VP/UB (phụ trách);
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NL4, NL2.
Gửi: + VB g
iấy (10b): TP không nhận VB ĐT;
+ Điện t: Các thành phần khác.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HÀ TĨNH

Hà Tĩnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có tọa độ từ 17°53’50đến 18°45’40” vĩ độ Bắc, 105°05’50” đến 106°30’20” kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên là 5.997,18 km2, trong đó đồi núi chiếm 80%. Nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông (độ dốc trung bình 1,2% có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn.

Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Vào mùa hạ thường bị hạn hán, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa thường xuất hiện lũ lớn kéo dài, gây ngập lụt nghiêm trọng. Trong những năm gn đây, các huyện ven bin Hà Tĩnh phải chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng, khiến nước mặn xâm lấn đất liền. Hàng năm, bão, áp thấp nhiệt đới thường xuyên uy hiếp vùng cửa sông, ven biển; lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở diễn ra ở các huyện miền núi; ngập lụt ngoài đê La Giang và ngập úng vùng nội đồng Đức Thọ - Can Lộc, hạ du các hồ chứa lớn như Kẻ Gỗ, Sông Rác... gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh.

1. Thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ 4 trong cả nước. Trong những năm gần đây, các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Lộc Hà đã chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng, nước mặn xâm nhập sâu trong sông và gây ngập lụt tại một số xã ven biển. Ở huyện Cẩm Xuyên, vào thời kì triều cường, đỉnh triu đo được cao hơn trước từ 10 - 15 cm, ở Lộc Hà nước biển lấn sâu vào đất liền hàng chục mét so với 5 năm trước.

BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại... ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp. Nhiu địa phương mùa màng bị mt trng do thiên tai (lũ lụt, hạn hán). Năm 2007, 2008 nng nóng kéo dài đã làm cho nhiu cánh đng, nhiu diện tích ở các huyện Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ bị thiếu nước nghiêm trọng. Năm 2010 toàn tỉnh có hơn 5000 ha lúa vụ hè thu bị hạn nặng không có thu hoạch.

Trận lũ kép lịch sử trong tháng 10 năm 2010 đã làm ngập chìm trong biển nước 183 xã của tất cả 12 huyện, thành phố, thị xã, trong đó có 105 xã bị cô lập hoàn toàn, có nơi ngập sâu từ 3 đến 5m với thời gian từ 7 đến 10 ngày, gây thiệt hại lớn về người và tài sản: làm chết 51 người (trong đó 01 người mt tích), 175 người bị thương; 396 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, 5.754 nhà bị tốc mái, xiêu vẹo, 151.033 nhà bị ngập sâu trong lũ dài ngày; ngập trôi, hư hỏng 23.000 ha gồm có cây hàng năm, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và diện tích nuôi trng thủy sản; bị trôi, chết 37.665 con gia súc, 928.751 con gia cầm; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện, viễn thông ... bị hư hỏng nghiêm trọng. Thiệt hại ước tính 6.374 tđồng.

Năm 2013, cơn bão số 10 và hoàn lưu cơn bão số 11 kết hợp với triều cường và mưa to đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là 66 xã thuộc 04 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ; làm chết 05 người, 01 người bị mất tích, 66 người bị thương, 141 ngôi nhà bị sập đ, cuốn trôi. Mưa lũ đã làm ngập và hư hỏng hoàn toàn 1.458 ha lúa màu. Kết cu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị thiệt hại nặng. Thiệt hại ước tính 2.208 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2017, cơn bão số 10 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và kinh tế xã hội, thiệt hại ước tính hơn 6.610 tỷ đồng.

BĐKH làm mực nước biển dâng, tạo ra tình trạng nhiễm mặn nguồn nước, gây khó khăn cho việc xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân. BĐKH làm cho môi trường bị xáo trộn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng gây bùng phát các dịch bệnh đường ruột và các bệnh truyền nhim như st rét, sốt xuất huyết, dịch tả, dịch cúm gia cầm... Ngoài ra, sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và đa dạng sinh học ở Hà Tĩnh. Nước bin dâng tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm lấn nội địa, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp, nhiu loài động thực vật nước ngọt biến mất, sự bi tụ của các bãi triều bị thu hẹp.

2. Những biểu hiện của BĐKH ở Hà Tĩnh

a) Thời tiết cực đoan gia tăng tính khốc liệt

- Nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài. Như đợt nắng nóng tháng 6 - 7/2010 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối phổ biến từ 36 - 40°C có nơi trên 40°C kéo dài từ ngày 08/6 đến ngày 15/7 và còn kéo dài trong nhiều ngày sau đó.

- Rét đậm, rét hại kéo dài như mùa đông xuân 2008 - 2009 với nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua.

- Thiên tai như bão, lũ, lũ quét, dông sét, lở đất, hạn hán gia tăng cả về cường độ và tần suất xuất hiện.

- Mực nước các sông suối xuống thấp trong mùa kiệt. Trên sông La tại Linh Cảm mực nước thấp nhất là - 143 cm (27/6/2010) - thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước tới nay.

- Thời gian ngập lụt lưu vực sông Ngàn Sâu với độ sâu 0,5m trở lên kéo dài hơn so với các thập niên trước. Trong năm 2008, 2009 kéo dài trên 20 ngày.

b) Biến đổi và xu hướng biến đổi nhiệt độ không khí tại Hà Tĩnh

- Nhiệt độ trung bình tăng theo thập kỷ từ 0,1 - 0,2°C.

- Nhiệt đtrung bình thập kỷ 2000 - 2009 so với 30 - 50 năm trước tăng phổ biến từ 0,5 - 0,8°C; so với 10 - 30 năm trước tăng phổ biến từ 0,3 - 0,6°C.

- Nhiệt độ trung bình mùa đông thập kỷ 2000-2009 so với 30 - 50 năm trước tăng phổ biến từ 0,6 - 1,2°C; Vùng hương Khê tăng từ 0,7 - 1,4°C.

- Mùa đông đang có xu hướng ấm dần lên so với các thập kỷ trước.

c) Biến đổi và xu hướng biến đổi lượng mưa tại Hà Tĩnh

- Lượng mưa ở Hà Tĩnh có xu hưng giảm rõ rệt trong nhũng thập kỷ gần đây

- Lũ tiểu mạn trong vài thập kỷ qua ít xy ra và ở mức nhỏ hơn trước.

- Mưa có sự biến động lớn cả không gian và thời gian xuất hiện cũng như cường độ. Thời gian mưa không nhiều nhưng cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét với mực nước lên cao và cường suất lũ lớn.

- Hiện tượng mưa dầm trong vài thập kỷ gần đây ít khi xuất hiện như trước đây.

- Mùa mưa trong thập kỷ gần đây thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn trước.

- Lượng mưa vụ Đông Xuân giảm rõ rệt trong thập kỷ qua.

Trong thập kỷ qua theo trục Đông Tây có lượng mưa lớn hơn phía Bắc và phía Nam tỉnh.

d) Thay đi tần suất và quy luật bão:

Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh từ tháng 9 đến tháng 11, và các cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh thường là các cơn bão số 7, 8, 9. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng bão có sthay đổi. Cụ thể, khoảng thời gian có khả năng xảy ra bão trong năm được mở rộng hơn, có thể từ tháng 8 đến tháng 12. Năm 2007, ngày 5/8/2007, cơn bão số 2 đã đổ bộ vào Hà Tĩnh đã gây mưa lớn, có nơi đạt trên 1000 mm, gây nên lũ lụt lội nghiêm trọng, Cơn bão số 10 năm 2017 là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, cấp độ rủi ro thiên tai Cấp 4 (sau cấp thảm họa), lớn nhất trong gần 30 năm qua đổ bộ vào Hà Tĩnh với cường độ mạnh hơn và tc độ nhanh hơn những năm trước.

e) Thay đổi cường suất và quy luật lũ lụt:

Lũ lụt là hiện tượng xảy ra hàng năm ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong những năm gn đây, bão lũ din ra với cường sut ngày càng cao, đnh lũ cao hơn, dòng chảy mạnh hơn, số lượng cơn lũ/1 tháng nhiều hơn trước. Thời gian ngập lụt lưu vực sông Ngàn Sâu với độ sâu 0,5m trở lên kéo dài hơn so với các thập niên trước. Trong năm 2008, 2009 kéo dài trên 20 ngày.

Thời gian xuất hiện lũ cũng thay đổi. Trước đây thường chỉ có lũ trong tháng 9-10. Hiện nay lũ có thể xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12. Ví dụ, năm 2003, lũ lớn vào Hà Tĩnh tháng 4, gây thiệt hại nhiều. Ngày 5/8/2007, lượng mưa lớn, có nhng địa bàn lượng mưa lớn hơn 1000ml đã gây ra lũ lụt ln, làm mất trắng 5000 ha lúa, 4000 ha cây trồng khác (lạc, đậu xanh,..), gây thiệt hại lớn ở Vũ Quang. Cùng với Lai Châu, Hà Giang, Hà Tĩnh là một trong ba tỉnh phải đối mặt với các trận lũ quét có sức tàn phá nặng nề trong lịch sử. Ngày 20/9/2002 mưa lớn trên vùng thượng nguồn sông La đã gây ra lũ quét tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang làm chết 53 người, 111 người bị thương, thiệt hại về vật chất gn một nghìn tỷ đồng.

d) Nước biển ln sâu vào các sông và hiện tượng xâm thực bờ biển:

Hiện nay nước biển đã lấn sâu vào các con sông hơn 10km nữa so với trước đây, hiện tượng nước biển dâng, dựa trên quan sát về hiện tượng triều cường hiện nay cao hơn từ 10 - 20 cm so với hơn 10 năm trước đây, và thực tế hiện nay chỉ cần khi xảy ra bão cấp 7-8 là nước đã dâng bằng mức bão cấp 10 (của năm 1990). Hậu quả của hiện tượng nước biển dâng dẫn đến hậu quả trong 3 năm qua, mỗi năm nước biển lấn sâu vào đất liền từ 10-15 km, 100% số giếng, khơi mới đào cách đây 2 năm để lấy nước sinh hoạt (tắm, giặt, rửa) ở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà) hiện nay thì không dùng được vì nước bị nhiễm mặn gây nhiều khó khăn cho những hộ dân sống sát biển. Một ví dụ ở Phường Trung Lương - Thị xã Hồng Lĩnh, đầu tháng 6 năm 2010 độ mặn đo được ở cống Trung Lương ở mức 4,5 - 5,5‰, có khi lên đến đỉnh điểm 7- 8‰ do đó vụ Hè thu năm 2010 không có nguồn nước ngọt để bơm tưới, có nguy cơ mất trắng hơn 2/3 diện tích tương đương 260 ha. Hiện tượng xâm thực và xói lở bờ bin đã và đang xy ra ở mt số huyn, đặc bit ti các huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

3. Công tác ứng phó với biến đi khí hậu.

Nhận thức được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung cao độ cho công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các Văn bản của Trung ương làm cơ sở đcác cấp, các ngành tổ chức thực hiện như: Quyết định số 1294/QĐ-UB ngày 01/7/2005 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 13/9/2005 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Kết luận số 10 KL/TU ngày 01/11/2007 của Ban Thưng vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển Hà Tĩnh đến năm 2020, Quyết định 2966/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành đng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 29/10/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tập trung lãnh đạo, chđạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2010; các định hướng, chủ trương và giải pháp phòng chng lụt bão, giảm nhẹ thiên tai các năm tiếp theo, Chỉ thị s16/2010/CT-UBND ngày 21/9/2010 của UBND tỉnh về chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, Quyết định số 2313/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 29/10/2016 của UBND tỉnh phê duyệt cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020... Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được các cấp, các ngành tập trung thực hiện, nhờ vậy ý thức của người dân và cộng đồng về khai thác bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng như phòng chống thiên tai ở một số nơi đã chuyển biến rõ rệt, nhất là vùng ven biển, ven các sông lớn, vùng thường xuyên ngập lụt, vùng lũ quét... người dân đã có ý thức chủ động “4 tại chỗ” để bảo vệ tính mạng, tài sản và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của các cấp trong ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tập trung các nguồn lực xây dựng và gia cố hệ thống đê kè ngăn mặn, chống xói lở; tranh thủ các nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện các chương trình đầu tư nâng cấp đê biển, đê sông; xử lý sạt lở bờ sông; nâng cấp an toàn hồ chứa lớn; Di dân khỏi vùng sạt lở dọc theo bờ sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi...

II. MỤC TIÊU

- Huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm góp phần cùng cả nước đạt được mục tiêu theo Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

- Xác định được các hoạt động cụ thể và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền, phổ biến, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, tiến tới nền các-bon thấp, phát triển bền vững; phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu đem lại, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nhóm nhiệm vụ 1: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

- Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện địa phương cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Tĩnh.

2. Nhóm nhiệm v2: Thích ứng với biến đổi khí hu

- Cập nhật đóng góp về thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, xác định nhu cầu thích ứng và nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan tới tổn thất và thiệt hại.

- Thực hiện các chương trình mục tiêu ng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế thủy sản bn vững; phát triển lâm nghiệp bn vững; tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.

- Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện đcó đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kthuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm.

- Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lbờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lđất.

- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; đảm bảo an ninh nguồn nước.

- Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.

- Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

- Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

- Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến kè biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp dải ven biển.

- Chống ngập cho các huyện, thị xã ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu; củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước đô thị lớn.

- Thực hiện lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

3. Nhóm nhiệm vụ 3: Chuẩn bị nguồn lực

a. Chuẩn bị nguồn lực con người

- Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH ở cấp địa phương.

- Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris.

- Xây dựng, triển khai chương trình giảng dạy về biến đổi khí hậu phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận Paris trong hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở địa phương.

b. Chun bị nguồn lực công nghệ

- Đánh giá nhu cầu công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của tỉnh đối với một số lĩnh vực.

- Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu có tiềm năng và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, về biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.

c. Chuẩn bị nguồn lực tài chính

- Xây dựng khung huy động nguồn lực cho biến đi khí hậu và tăng trưởng xanh bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.

- Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng các dự án phát triển năng lượng tái tạo huy động nguồn lực từ khối tư nhân, hỗ trợ quốc tế.

4. Nhóm nhiệm vụ 4: Thiết lập hệ thống công khai, minh bạch

Định kỳ xây dựng Thông báo thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

5. Nhóm nhiệm vụ 5: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế

a. Xây dựng và hoàn thiện chính sách

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đi khí hậu phù hợp với các cam kết đóng góp của Việt Nam trong NDC, yêu cầu của quốc tế, kinh nghiệm thực hiện giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục triển khai lồng ghép các vn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ưu tiên cho đầu tư phát triển.

b. Sắp xếp thể chế

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi sở, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tổ chức theo dõi, báo cáo, đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này.

Căn cứ các nhiệm vụ trong Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện để có cơ sở đề nghị Trung ương, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Định kỳ trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã các đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã các đơn vị liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

I. Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

1. Các nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm v

Loại nhiệm v

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

5

Xây dựng và thực hiện các đề xuất phát thải khí nhà kính (KNK) và tăng trưởng xanh (TTX) phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, y dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn

5.1

Xây dựng và thực hiện các để xuất giảm nhẹ phát thải KNK và TTX trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của tnh Hà Tĩnh.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (vì phù hợp Thỏa thuận Paris và các Luật, chính sách hiện hành

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

5.2

Xây dựng và thực hiện các để xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho lĩnh vực công trình xây dựng phù hợp vi điều kiện quốc gia đến năm 2020.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (vì phù hợp Thỏa thuận Paris và các Luật, chính sách hiện hành

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

5.3

Kiểm tra, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới; phát triển vận ti hành khách công cộng khối lượng lớn tại các đô thị; tổ chức thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giao thông vận tải.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (vì phù hợp Thỏa thuận Paris và các Luật, chính sách hiện hành

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

10

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện địa phương

10.1

Khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và triển khai các giải pháp Khoa học và công nghệ giảm nhẹ phát thi khí nhà kính phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Tĩnh.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do thỏa thuận Paris mang lại

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

10.2

Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng phương tiện nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật phương tiện, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải của các loại phương tiện giao thông.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do thỏa thuận Paris mang lại)

Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

10.3

Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chun về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do thỏa thuận Paris mang lại)

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

10.4

Nghiên cứu đẩy mạnh các hoạt động xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp sinh học nhằm giảm thiểu khí các bon trong chất thải.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại)

Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành

2020

Ngân sách địa phương: x

Ngân sách đề nghị trung ương hỗ trợ: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

10.5

Tiếp tục trồng và bảo vệ rng đu nguồn

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do thỏa thuận Paris mang lại

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2018

Ngân sách nhà nước: Địa phương và Trung ương

Hỗ trquốc tế: x

10.6

Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch: Xây dựng mô hình sử dụng năng lượng mặt trời

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do thỏa thuận Paris mang lại

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

2. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021 - 2030

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phi hp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

16

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện địa phương

16.1

Tiếp tục xây dựng và trin khai các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rng bền vững và nâng cao khả năng hấp thụ các bon của rừng.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại)

Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể

2021 - 2030

Ngân sách địa phương: x

Ngân sách đề nghị trung ương hỗ trợ: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

16.2

Đánh giá nhu cu công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của Hà Tĩnh đối với một số lĩnh vực; tăng cường hợp tác với mạng lưới trung tâm công nghệ khí hậu khu vực toàn cu

Khuyến khích

Sở Khoa học và Công nghệ chtrì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2025

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

16.3

Thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm thực hiện NDC

Khuyến khích

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan

2025, 2030

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

16.4

Lồng ghép các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp; thúc đẩy sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát trin sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Khuyến khích

Sở Giao thông vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan

2025, 2030

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

16.5

Nghiên cu xây dựng lộ trình chuyển đổi dần phương tiện GTVT, máy móc sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời.

Khuyến khích

Sở Giao thông vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan

2025, 2030

Ngân sách nhà nước: x

Htrợ quốc tế: x

16.6

Nghiên cứu, triển khai các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải, rác thải

Khuyến khích

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

2021 - 2030

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

II. Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu

1. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

17

Cập nhật đóng góp về thích ng với BĐKH trong đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phục vụ đánh giá nlực toàn cu định kỳ

17.1

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bắt buộc

Các Sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

17.2

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bắt buộc

Các Sở, ban ngành, đoàn thvà địa phương

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

18

Xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP)

 

 

 

 

18.1

Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt và nước dưới đất tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng (NBD)

Bắt buộc

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

18.2

Quy hoạch chi tiết sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng thích ứng với BĐKH và NBD

Bắt buộc

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

18.3

Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với BĐKH và NBD

Bắt buộc

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

18.4

Cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch quản lý rừng có tính đến các yếu tố biến đi khí hậu

Bắt buộc

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

19

Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng vi BĐKH, tn thất và thiệt hại; đxuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận li cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH

19.1

Phối hợp với các ngành liên quan đxây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho kết cấu hạ tầng giao thông vn tải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Ưu tiên thực hiện

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

19.2

Xây dựng các đxuất dự án vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài về thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa thiên tai

Ưu tiên thực hiện

Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

19.3

Xây dựng kế hoạch xúc tiến vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế viện trợ các dự án phi chính phủ về thích ứng biến đi khí hậu, phòng ngừa thiên tai

Ưu tiên thực hiện

Sở Ngoại vụ vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2018-2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

19.4

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chia sẻ dữ liệu quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu

Ưu tiên thực hiện

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

21

Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX

21.1

Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 26/10/2016.

Ưu tiên

Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

21.2

Triển khai thực hiện Dự án sống chung với lũ huyện Vũ Quang.

Ưu tiên

UBND huyện Vũ Quang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan

2020

- Ngân sách Trung ương: x

- Vốn ODA: x

21.3

Dự án Trồng mới, phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.

Ưu tiên

Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

- Ngân sách Trung ương: x

- Vn ODA: X

21.4

Rà soát quy hoạch xây dựng các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế,...) với trọng tâm quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững.

Ưu tiên

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: T

Hỗ trợ quốc tế: T

Doanh nghiệp, cộng đồng: T

21.5

Quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của dân cư.

Ưu tiên

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: T

Hỗ trợ quốc tế: T

Doanh nghiệp, cộng đồng: T

21.6

Quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, nước thải đô thị. Những khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu cn điều chỉnh để hạ tầng thích ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Ưu tiên

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: T

Hỗ trợ quốc tế: T

Doanh nghiệp, cộng đồng: T

21.7

Xây dựng hạ tầng cơ bản: Nhà ở, giao thông, năng lượng, cấp, thoát nước và xử lý rác thải đảm bảo khả năng tiếp cận cho mọi người dân với chất lượng chấp nhận được, đồng thời giảm các chi phí do ô nhiễm, ùn tắc giao thông.

Ưu tiên

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: T

Hỗ trợ quốc tế: T

Doanh nghiệp, cộng đồng: T

22

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sn bn vng

22.1

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bnguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bn vững

Ưu tiên

Sở Kế hoạch và Đu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

22.2

Dự án quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Ưu tiên

Sở NN&PTNT chủ trì, phi hp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

23

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bn vng

23.1

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Ưu tiên

Sở Nông nghiệp và PTNT

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

23.2

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

Ưu tiên

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

24

Thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chng, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân

24.1

Dự án Củng cố, nâng cấp tuyến đê Đồng Môn thành phố Hà Tĩnh (giai đoạn 2) đoạn tcầu Cày (K0) đến cầu Hộ Độ (K5+3400

Ưu tiên

UBND thành phố Hà Tĩnh.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hp pháp khác

24.2

Dự án Củng cố, nâng cấp tuyến đê biển, đê cửa sông kết hợp giao thông dọc bờ biển (giai đoạn 2) đoạn qua xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà

Ưu tiên

UBND huyện Lộc Hà.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hợp pháp khác

24.3

Dự án Sa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bà Nái, huyện Can Lộc

Ưu tiên

UBND huyện Can Lc.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hp pháp khác

24.4

Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi Hói Sóc - Cầu Nậy, huyện Cẩm Xuyên

Ưu tiên

UBND huyện Cm Xuyên.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hp pháp khác

24.5

Dự án tuyến đê biển (đoạn K27+00 - K37+411,66) từ xã Cổ Đạm đến đê Đại Đồng xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân

Ưu tiên

UBND huyện Nghi Xuân.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hợp pháp khác

24.6

Dự án Củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ đoạn từ cầu Ca Sót đến núi Nam Giới, huyện Thạch Hà

Ưu tiên

UBND huyện Thạch Hà.

2020

- Ngân sách Trung ương

- Vn ODA

- Vốn huy động hợp pháp khác

25

Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải KNK

25.1

Khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và triển khai các giải pháp Khoa học và công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Khuyến khích thực hiện

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

25.2

Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo y tế (cấp cứu, điều trị, phòng chống dịch,...) ứng phó với thảm họa thiên tai trong điều kiện biến đi khậu ngày càng trầm trọng.

Khuyến khích thực hiện

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

25.3

Xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe ban đầu thích ứng với biến đổi khí hậu tại nhng vùng bị ảnh hưởng.

Khuyến khích thực hiện

Sở Y tế chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

25.4

Xây dựng đề án và triển khai hiệu quả phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo tng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Khuyến khích thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

25.5

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ cập đến toàn dân về các phương án ứng phó và thích nghi tng cấp độ của quá trình tác động biến đổi khí hậu

Khuyến khích thực hiện

Sở TN&MT chủ trì, phi hp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

25.6

Xây dựng phương án ng phó sự ctràn dầu và xây dựng bản đnhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh

Khuyến khích thực hiện

Sở TN&MT chủ t, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2020

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

2. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021 - 2030

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

28

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm

28.1

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tnh Hà Tĩnh đến năm 2030, dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm giai đoạn 2021-2030.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

28.2

Tiếp tục rà soát, đánh giá để điều chỉnh Quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu chức năng đặc thù và các khu dân cư ven biển trên cơ sở kịch bản nước biển dâng nhằm kịp thời thích ứng với biến đổi khí hậu

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Xây dựng chtrì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29

Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lbờ sông, b bin hoặc có nguy xảy ra lũ quét, sạt lở đất

29.1

Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; di dời sắp xếp lại các khu dân cư ở nhng vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xy ra lũ quét, sạt lđất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.2

Nghiên cứu, triển khai thí điểm các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (như: xử lý sụt trượt, kiên cố hóa công trình, kè chống va trôi...) đảm bảo khả năng chống đỡ của các công trình giao thông với các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Các bon thấp, thân thiện với môi trường đối với thiết bị và phương tiện giao thông phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Phát triển ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trên cơ sở hỗ trợ nguồn lc tài chính, kỹ thuật và công nghệ của quốc tế

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.3

Chống ngập cho thành phố Hà Tĩnh và các thị xã, huyện ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu; củng cố và xây mới các công trình cấp thoát nước tại các đô thị này giai đoạn 2021-2030

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.4

Xây dựng, nâng cấp các trường học, kết hợp làm nơi sơ tán tránh lũ, lụt cho học sinh, giáo viên và cộng đồng dân cư trong khu vực.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.5

Xây dựng hệ thống nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp tránh lũ, lụt tại các xã thấp trũng; Xây dựng các khu di dân tái định cư

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cgiai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.6

Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đê, kè; Xây dựng các công trình phòng chống sạt lbờ sông

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.7

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình ngăn mặn, giữ ngọt

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành và đa phương liên quan

Thực hiện cho cả. giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.8

Nâng cấp các đường địa phương với chức năng đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa lũ;

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

29.9

Sửa chữa nâng cấp các công trình hồ chứa nước;

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

30

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên gii; đảm bảo an ninh nguồn nước

30.1

Tuyên truyn, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nht là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên, nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

30.2

Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường ch trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

31

Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển trồng gỗ lớn, rng ven biển

31.1

Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

31.2

Tiếp tục sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

31.3

Tiếp tục chuyển đổi, cải tạo rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế theo đúng quy đnh.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

31.4

Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý; Tiếp tục trồng, chăm sóc rừng phòng hộ ven biển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ ven biển

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

32

Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ng vi biến đi khí hậu; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh;

32.1

Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

32.2

Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mùa vụ trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy lợi và trong ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

32.3

Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT ch trì, phi hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

32.4

Nghiên cứu và thực hiện chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc điểm sinh thái các vùng, địa phương, tận dụng các cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

33

Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bng xã hội

33.1

Thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa sinh kế cho người dân địa phương

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

33.2

Bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

33.3

Tiếp tục thực hiện chương trình giao đất gắn với giao rng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đng dân cư thuộc đối tượng dbị tn thương do BĐKH

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các s, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

35

Thực hiện lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dbị tn thương nhất

35.1

Rà soát, điều chỉnh xây dựng, thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bn vững, bảo tn và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

35.2

Thực hiện lng ghép thích ứng với biến đi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tn đa dạng sinh học

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

37

Chống ngập cho các thành phố lớn ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước đô thị

37.1

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao công tác khảo sát, thiết kế, thi công công trình và kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của kết cấu hạ tầng GTVT trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp vi các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

37.2

Trồng rừng và bảo vệ những lưu vực sông hiện tại trong các khu rừng đầu nguồn nhằm giảm lũ hạ nguồn

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

37.3

Tăng cường đu tư đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, đặc biệt quan tâm đến những vùng khan hiếm nguồn nước.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

37.4

Xây dựng các hồ chứa quy mô lớn và trung bình trên các sông lớn nhằm giữ nước lũ

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

38

Củng c, nâng cp và hoàn thiện các tuyến đê bin, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất

38.1

Củng cnâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

38.2

Nâng cấp hệ thống đê điều đbảo đảm an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, kết hợp sử dụng cho giao thông, đáp ng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và chống lũ lụt

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

38.3

Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành hiện đại đảm bảo điều tiết và bảo vệ tt nguồn nước, cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, phát trin vùng cây ăn quả, nuôi trng thủy sản và sản xuất mui tập trung và tiêu thoát tốt, kiểm soát được lũ lụt.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

Doanh nghiệp, cộng đồng: x

III. Nhiệm v chun b ngun lực

1. Chuẩn bị nguồn lực con người

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

39

Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris

39.1

Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đi khậu

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

39.2

Đào tạo cán bộ đối ngoại đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

39.3

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở TN&MT chủ trì, phối hợp vi các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

39.4

Đưa kiến thức cơ bản về biến đi khí hậu vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

39.5

Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

41

Tuyên truyền, nâng cao nhận thc về thực hiện Thỏa thuận Paris Việt Nam

41.1

Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin nội bộ cho các tổ chức, cá nhân về tác động và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong giao thông vận tải.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cgiai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

41.2

Xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

41.4

Chỉ đạo báo đài địa phương tuyên truyn, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm toàn dân tham gia vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

41.5

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện TTX

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

41.6

Truyền thông về biến đổi khí hậu và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris cho mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh

Ưu tiên tiếp tục thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

2. Chun bị nguồn lực công nghệ

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phi hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

43

Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam

43.1

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực dự báo trong phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đập và phòng chng lũ hạ lưu.

Ưu tiên thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

43.2

Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng vơi BĐKH

Ưu tiên thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp vi các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2019

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

44

Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cu, chuyn giao công nghệ về BĐKH; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đi công nghệ

44.1

Nghiên cứu, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên đất, nước... và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Ưu tiên thực hiện

Sở NN&PTNT Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

44.2

Ph biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và phân bón hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Ưu tiên thực hiện

Sở NN&PTNT Chtrì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

3. Chuẩn bị nguồn lực tài chính

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phi hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

46

Xây dựng Khung huy động nguồn lực cho BĐKH và TTX bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hp với Thỏa thun Paris, kế hoạch phát triển KT - XH 2016 - 2020

Ưu tiên thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

48

Đề xuất các danh mục dự án ứng phó với BĐKH và TTX, ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong NDC, có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng các dự án phát triển năng lượng tái tạo huy động nguồn lực từ khối tư nhân, hỗ trợ quốc tế

Ưu tiên thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

2018

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

IV. Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV)

1. MRV cho thích ứng với BĐKH

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

59

Định kỳ xây dựng Thông báo thích ng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ng trong NDC

59.1

Theo dõi, đánh giá triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH

Bắt buộc

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương

2020, 2025, 2030

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

V. Nhiệm vxây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế

1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách

Nhiệm vụ s

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

65

Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và TTX vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ưu tiên cho đầu tư và phát triển

65.1

Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh vào các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình ưu tiên cho đầu tư phát triển

Bắt buộc

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

65.2

Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bắt buộc

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

2. Sắp xếp thể chế

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

66

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Bộ, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH

66.1

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã đều có đầu mối xử lý các vấn đbiến đổi khí hậu.

Bắt buộc

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan.

2017

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

67

Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH

Ưu tiên

Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH chtrì, Sở TNMT phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước: x

Hỗ trợ quốc tế: x

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác