Quyết định 2904/QĐ-UBND về Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2904/QĐ-UBND về Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 2904/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Đặng Trọng Thăng |
Ngày ban hành: | 16/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2904/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình |
Người ký: | Đặng Trọng Thăng |
Ngày ban hành: | 16/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2904/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm 2018 - 2020;
Căn cứ Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thái Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 305/TTr-SNNPTNT ngày 15/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là OCOP Thái Bình).
Điều 2. Giao Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức triển khai, thực hiện Đề án; các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ và kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
MỖI
XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2904/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Bình).
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
1. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Bình là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm tại khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Đề án OCOP Thái Bình sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, sẽ trở thành chương trình phát triển kinh tế có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc.
2. Trọng tâm của OCOP Thái Bình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng đổi mới, sáng tạo, tập trung liên kết, phát huy nội lực do các tổ chức kinh tế OCOP tại cộng đồng thực hiện. Các sản phẩm tạo ra từ Chương trình OCOP có sự khác biệt, mang đặc thù gắn với những nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng của tỉnh Thái Bình tạo nên lợi thế cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế khi đi ra thị trường phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
3. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
4. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm nghĩa là: Phấn đấu mỗi địa phương có tối thiểu một sản phẩm OCOP (có thể 2 hay nhiều xã kết hợp tạo ra một loại sản phẩm). Không giới hạn số sản phẩm OCOP của một xã/phường/thị trấn.
5. Sản phẩm OCOP là: (1) Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển dựa trên lợi thế so sánh của cộng đồng; có tác động/ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; (2) Các sản phẩm/dịch vụ này cần được đăng ký tham gia Chương trình OCOP.
6. OCOP không giới hạn các tổ chức tham gia, có thể là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình kinh doanh (có đăng ký) đăng ký kinh doanh tại địa phương. Tuy nhiên phù hợp và ưu tiên các hình thức tổ chức có sự tham gia sở hữu nhiều hơn của cộng đồng (là hợp tác xã, doanh nghiệp).
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
- Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung, chương trình OCOP Thái Bình có các mục tiêu cụ thể được phân chia theo 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2020 và giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2030, cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn đến năm 2020: Giai đoạn 2019 - 2020 được xác định là giai đoạn khởi động của chương trình OCOP mang tính dài hạn. Theo kinh nghiệm của chương trình OCOP quốc tế quá trình từ lúc hình thành ý tưởng đến lên kế hoạch triển khai, xúc tiến thương mại và chiếm lĩnh thị trường là quá trình diễn ra từ từ có thể có nhiều thử nghiệm, thất bại, đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi rồi mới dẫn đến thành công. Chương trình OCOP tỉnh Thái Bình giai đoạn đầu 2019 - 2020 được xác định là giai đoạn tập trung hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban điều hành chương trình các cấp: tỉnh, huyện, xã và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, thông suốt tư tưởng về việc phát triển các sản phẩm OCOP là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển nông thôn. Ngoài công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý chương trình các cấp, các mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP cũng được xác định là mục tiêu chủ đạo cho giai đoạn này.
2.1.1. Mục tiêu về sản phẩm
- Nâng cấp ít nhất 15 - 20 sản phẩm chủ lực có thương hiệu, thị trường tiêu thụ (mỗi huyện thực hiện từ 2 - 3 sản phẩm).
- Phát triển mới ít nhất 8 sản phẩm, trong đó mỗi huyện từ 1 - 2 sản phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm nông - thủy sản chế biến và thủ công mỹ nghệ.
2.1.2. Phát triển mới, nâng cấp các tổ chức kinh tế OCOP
- Củng cố ít nhất 15 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương (doanh nghiệp, HTX,...), ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương.
- Phát triển mới ít nhất 01 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (ưu tiên mô hình thành lập HTX hoặc doanh nghiệp), ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương.
2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực OCOP
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP: 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn.
- 100% chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất) tham gia OCOP được nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.
2.2. Giai đoạn 2021 đến 2030: Sau khi có các mô hình điểm tham gia OCOP, giai đoạn 2021 - 2030 các sản phẩm tham gia OCOP sẽ được ưu tiên phát triển theo chiều hướng tạo nên tính mới, đột phá trên cơ sở nguồn lực sẵn có của cộng đồng (nguyên liệu, lao động, nguồn vốn). Giai đoạn này, sản phẩm tham gia chương trình OCOP sẽ đa dạng các ngành nghề, nhóm sản phẩm trong toàn tỉnh. Các chủ thể sản xuất tham gia chương trình theo đó cũng sẽ được thành lập mới hoặc củng cố hoạt động của các chủ thể đã được thành lập (ưu tiên mô hình HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ).
2.2.1. Phát triển sản phẩm: Mỗi huyện có ít nhất từ 05 sản phẩm chủ lực nâng cấp và hoàn thiện có thương hiệu và thị trường tiêu thụ, ưu tiên các sản phẩm chế biến sâu và liên kết chuỗi. Phát triển mới ít nhất 50 sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm có vùng nguyên liệu nhưng chưa tạo ra sản phẩm chế biến.
2.2.2. Phát triển tổ chức kinh tế: Có ít nhất 200 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP đến năm 2030.
III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC SẢN PHẨM OCOP THÁI BÌNH
1. Xác định các sản phẩm, dịch vụ OCOP: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân tìm kiếm, đề xuất ý tưởng sản phẩm cụ thể theo 6 nhóm sau:
(1). Thực phẩm: Nông sản tươi sống (rau các loại), quả tươi (ớt, ổi,...); sản phẩm thô và sơ chế (dùng để chế biến các sản phẩm như: Tỏi khô, thảo dược sấy khô,…; gạo (gạo tám thơm, nếp cái hoa vàng, bắc thơm, khang dân,...); thịt tươi, thủy sản nước ngọt, nước mặn tươi (thịt lợn, gà, cá các loại, tôm, mực, nhệch, sứa...); thực phẩm tiện lợi (đồ ăn nhanh, tương, tương ớt, dầu thực vật, nước mắm,...); đồ chế biến từ rau, củ, quả (các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả,...); chế biến từ thịt, cá (giò, chả, xúc xích, lạp xưởng,...); chế biến từ gạo (bánh gạo, bún, miến, mỳ, phở khô, các loại bánh,...).
Một số thực phẩm nổi bật của tỉnh Thái Bình: Bánh cáy, bánh đa Quỳnh Côi, sứa muối, ổi Bo, bánh gai Đại Đồng, bánh giò Bến Hiệp,...
(2). Đồ uống: Có cồn (rượu ngâm ủ, rượu chưng cất, rượu vang,...); đồ uống không cồn (nước trái cây, chè, bột quả, bột gừng, trà, sản phẩm lên men,...).
(3). Thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng,... (các sản phẩm sơ chế/chế biến từ cà gai leo, địa hoàng, sa chi, đinh lăng,...).
(4). Vải và may mặc: Các sản phẩm làm từ bông, sợi: sản phẩm dệt, may truyền thống (dệt đũi,...).
(5). Lưu niệm - nội thất - trang trí: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây, cói, tre, kim loại (vòng đeo tay, dây truyền, chạm bạc,...) làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,...
(6). Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách tham quan, trải nghiệm, giải trí, học tập, nghiên cứu,... (dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn, làng chài, làng nghề truyền thống như chạm bạc, bánh cáy,...).
Qua các nhóm sản phẩm này trong hệ thống OCOP Thái Bình xác định các sản phẩm chủ lực/thế mạnh của huyện, tỉnh, trong đó ưu tiên: (1) Các sản phẩm chế biến có nguồn gốc từ nông nghiệp, thủy sản; (2) Sản phẩm gắn với du lịch nông thôn xuất phát từ các làng nghề truyền thống. Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu, gồm:
(1) Hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đã có với các nội dung cụ thể như: Các yếu tố trực tiếp (chuẩn hóa quy trình sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm,...); yếu tố gián tiếp (nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, chuẩn hóa nguyên liệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng câu chuyện sản phẩm, xúc tiến thương mại,...).
(2) Phát triển ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá thị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường, hoàn thiện sản phẩm và sản xuất đại trà tạo điều kiện do người dân đề xuất ý tưởng.
2. Nâng cấp sản phẩm/chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, cấp huyện: Chương trình OCOP tập trung kiến thiết hình thành, phát triển tổ chức kinh tế và chuẩn hóa sản phẩm trên cơ sở đề xuất ý tưởng từ người dân, thông qua các hoạt động của chương trình nhằm nâng cao năng lực tổ chức bộ máy của tổ chức kinh tế, tổ chức vận hành sản xuất của cơ sở.
Khi Chương trình được triển khai có hệ thống và đồng bộ trên quy mô toàn tỉnh, các sản phẩm OCOP được hình thành, cần xác định và mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1 - 3 sản phẩm chủ lực cấp huyện có hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng trở thành hàng hóa quy mô vùng, quốc gia; xác định ít nhất 3 - 5 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh có tiềm năng trở thành hàng hóa quy mô cấp quốc gia và quốc tế (gạo đặc sản, thủy sản,...) và tập trung củng cố, nâng cấp chuỗi theo hướng gia tăng giá trị, chủ động từ liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất tạo sản phẩm đến phân phối, tiếp thị.
Điều kiện thực hiện: Cộng đồng tự đề xuất ý tưởng và triển khai các sản phẩm này trong Chương trình OCOP.
Chu trình OCOP Thái Bình thường niên thực hiện 6 bước theo chu trình OCOP thường niên, được ban hành kèm theo Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP, cụ thể:
Chu trình được thực hiện trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo khả năng của hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX).
1. Tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP
1.1. Tuyên truyền chương trình OCOP
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP đến hệ thống quản lý các cấp và cộng đồng.
- Nội dung tuyên truyền bao gồm: Sự cần thiết; 03 nguyên tắc của OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng; nội dung Chương trình OCOP; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đề xuất ý tưởng sản phẩm, từ đó khởi đầu chu trình OCOP của cộng đồng.
- Các kênh tuyên truyền bao gồm: Các phương tiện truyền thông cấp tỉnh, huyện, xã (truyền thanh, truyền hình, báo chí,...); tại các hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, huyện, xã, thôn (lồng ghép); họp, hội nghị của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (lồng ghép);...
1.2. Hướng dẫn, đào tạo cán bộ quản lý OCOP cấp tỉnh, huyện
- Đối tượng: Các cán bộ quản lý chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Nội dung: Tập trung tập huấn, hướng dẫn cách thức triển khai và vận hành Chương trình OCOP cụ thể 06 bước của “Chu trình OCOP thường niên”; tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế OCOP; xây dựng, vận dụng chính sách áp dụng đối với OCOP; bộ tiêu chí OCOP; công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các vấn đề liên quan khác,...
2. Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm và tập huấn
2.1. Nhận ý tưởng sản phẩm: Sau khi được tuyên truyền, người dân khởi đầu tham gia Chương trình OCOP bằng việc đăng ký ý tưởng sản phẩm (theo mẫu) nộp lên cơ quan thường trực OCOP cấp huyện hoặc có thể thông qua đầu mối phụ trách OCOP cấp xã. Các ý tưởng sản phẩm sẽ được OCOP huyện tiếp nhận, xem xét, đánh giá, lựa chọn tham gia (dựa trên Bộ tiêu chí OCOP). Các ý tưởng không được chọn có thể hoàn thiện, nộp lại sau 01 tuần hoặc tham gia cùng thời điểm vào năm sau.
2.2. Tập huấn xây dựng Kế hoạch kinh doanh
- Đối tượng: Người có ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình được lựa chọn.
- Nội dung: Khái niệm về kinh doanh; các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh; Marketing cơ bản; sản phẩm; xây dựng kế hoạch tài chính; nội dung kế hoạch kinh doanh,... nội dung được sửa đổi bổ sung, cập nhật theo từng năm phù hợp theo từng đối tượng học viên tham gia và theo điều kiện thực tế.
3. Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh và tập huấn
3.1. Nhận phương án kinh doanh: Sau khi các chủ thể tổ chức kinh tế tham gia OCOP được tập huấn, chủ nhân các ý tưởng chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và nộp cho cán bộ OCOP cấp xã, cấp huyện. Các kế hoạch kinh doanh được xem xét, lựa chọn (dựa trên Bộ tiêu chí). Kế hoạch kinh doanh không được lựa chọn có thể hoàn thiện, nộp lại hoặc tham gia cùng thời điểm vào năm sau.
3.2. Tập huấn triển khai phương án kinh doanh
- Đối tượng: Người có ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình được lựa chọn.
- Nội dung tập huấn: Quy trình hình thành doanh nghiệp/HTX; quản trị sản xuất, tiếp thị; nghiên cứu phát triển sản phẩm; tài chính doanh nghiệp,... nội dung được sửa đổi bổ sung, cập nhật theo từng năm phù hợp theo từng đối tượng học viên tham gia và theo điều kiện thực tế.
4. Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh: Sau khi các chủ thể kinh tế được tập huấn nâng cao năng lực sẽ chủ động thực hiện các nội dung trong kế hoạch nhằm phát triển, hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình thực hiện, đồng thời nhận được hỗ trợ, tư vấn tại chỗ, kết nối của cán bộ OCOP cấp huyện hoặc tư vấn của Chương trình OCOP, dưới dạng các chuyến thăm và làm việc định kỳ theo kế hoạch. Tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một hoặc tất cả các hình thức hỗ trợ từ Chương trình OCOP, bao gồm: Hình thành mới hoặc tái cơ cấu các tổ chức kinh tế đã có; huy động vốn; xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm; tập huấn về nghiên cứu và phát triển sản phẩm; xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ; hợp đồng với các nhà khoa học; tham gia khóa đào tạo “CEO”.
5. Đánh giá và phân hạng sản phẩm: Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bắt buộc tham gia đánh giá/phân hạng tại 2 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh), trong đó các sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao theo Bộ tiêu chí OCOP sẽ tham gia đánh giá ở cấp tỉnh. Các sản phẩm được đánh giá và phân hạng tại các cấp sẽ do Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp tương ứng (huyện, tỉnh) thực hiện. Các sản phẩm không được đánh giá cao (1 - 2 sao) và các sản phẩm đạt 3 - 4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và dự thi đánh giá và phân hạng vào năm tiếp theo. Các sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh sẽ được đăng ký dự thi đánh giá, phân hạng ở cấp quốc gia theo kế hoạch năm của Chương trình OCOP quốc gia.
6. Quảng bá, xúc tiến thương mại
6.1. Quảng bá sản phẩm: Triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng:
(1) Xây dựng video clip, tin bài quảng bá cho các sản phẩm đạt chứng nhận sao OCOP.
(2) Phát sóng trên truyền hình hoặc đăng trên các trang báo, tạp chí của tỉnh; thời lượng và tần số phát tin bài, video clip căn cứ theo thứ hạng sao của sản phẩm. Các chủ thể OCOP được nhận video clip, tin bài về sản phẩm của mình để chủ động thực hiện các chương trình quảng bá, tiếp thị riêng của mình.
(3) Xây dựng, xuất bản ấn phẩm, tạp chí chuyên đề OCOP quảng bá trên hệ thống tuyến du lịch, các điểm dừng chân, các danh lam thắng cảnh. Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại cấp tỉnh hoặc các doanh nghiệp mang sản phẩm OCOP tiêu biểu (tùy thị trường) đến giới thiệu tại các thị trường trong nước và quốc tế.
6.2. Thương mại điện tử (E-Commercial)
- Thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm OCOP trên các trang thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay như: Shopee.vn, sendo.vn, Tiki.vn, Lazada,... Tổ chức đào tạo cho cán bộ phụ trách kinh doanh của các tổ chức kinh tế OCOP về cách thức thiết lập gian hàng và bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử.
- Xây dựng website quảng bá sản phẩm của các chủ thể OCOP dưới dạng website thành phần trên hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP (dữ liệu website gắn với quản lý nhà nước) hoặc sử dụng website riêng của từng chủ thể OCOP (dữ liệu không gắn với quản lý nhà nước) để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá và bán hàng.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động giao dịch thương mại điện tử như: Hỗ trợ kinh phí quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads, hoặc quảng cáo trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam) dựa trên hiệu quả giao dịch thực tế; chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xây dựng và vận hành các sàn thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia hệ thống sàn thương mại điện tử OCOP theo hướng dẫn của Thường trực OCOP Trung ương. Quản lý số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP của tỉnh trên Sàn thương mại điện tử (nếu có).
6.3. Tổ chức, tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm
- Tổ chức Hội chợ OCOP tỉnh Thái Bình: Tổ chức thường niên tại cấp tỉnh (01 lần vào năm 2020 và từ 1 - 2 lần/năm vào những năm tiếp theo) tập trung vào các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh và quốc gia. Tổ chức hội chợ thường niên cấp huyện 1 - 2 hội chợ/năm tại các địa phương có hoạt động kỷ niệm, sự kiện lớn.
- Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước: Tham gia khu gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Bình tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, đặc biệt là các hội chợ OCOP tổ chức tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,... (Ban OCOP của tỉnh kết nối, các doanh nghiệp, đơn vị chủ động tham gia, có thể được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước tùy theo thực tế).
- Tổ chức, tham gia các hội nghị đối tác OCOP, hội thảo liên kết xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP,... nhằm tìm kiếm cơ hội kết nối, đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.
6.4. Hệ thống giới thiệu và bán hàng
- Xây dựng các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Kinh phí xây dựng bố trí từ ngân sách nhà nước trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, chủ trương của tỉnh và yêu cầu chung của chương trình OCOP, có giám sát, kiểm tra của hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP.
- Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: (1) Trung tâm OCOP (cấp huyện, cấp tỉnh); (2) Gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ truyền thống, khu dân cư lớn; (3) Điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng, khu dân cư,...; (4) Quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh). Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Thái Bình tại các trung tâm kinh tế lớn trên cả nước (Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,... định hướng mở rộng đến các tỉnh trong cả nước,...).
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ DỰ ÁN THÀNH PHẦN
1. Giai đoạn năm 2019 - 2020
1.1. Nhiệm vụ, dự án cấp tỉnh
1.1.1. Bộ công cụ quản lý chương trình
a) Tài liệu hướng dẫn triển khai OCOP: Hiện tại tỉnh đã ban hành nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế hướng đến người nông dân, khu vực nông thôn. Do vậy, trong năm 2019 Đề án OCOP tập trung xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai Chương trình, trong đó trọng tâm hướng dẫn cách thức và thủ tục vận dụng, áp dụng chính sách phát triển nông thôn hiện hành của tỉnh. Tài liệu này sẽ trở thành công cụ song hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến Chương trình OCOP và các tổ chức kinh tế tham gia OCOP khi Chương trình được triển khai.
- Nội dung:
+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn vận dụng các chính sách hiện có áp dụng trong chương trình OCOP: Các văn bản có thể áp dụng, trường hợp, đối tượng áp dụng, điều kiện để áp dụng và thủ tục pháp lý trong quá trình áp dụng chính sách.
+ Tổ chức lấy ý kiến góp ý hoàn thiện bộ tài liệu bằng văn bản và hội thảo, đối tượng tham gia là đa ngành.
+ Hoàn thiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Nguyên tắc: Tài liệu bao gồm hướng dẫn áp dụng văn bản liên quan cấp tỉnh, Trung ương cho Chương trình và thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm,... (sử dụng tài liệu, Bộ tiêu chí OCOP quốc gia từ đó cải tiến thành Bộ tiêu chí của tỉnh trên cơ sở không thấp hơn Bộ tiêu chí của quốc gia), hoạt động này thực hiện thông qua hợp đồng tư vấn hoặc tự xây dựng.
b) Xây dựng chính sách OCOP: Vận dụng các cơ chế, chính sách hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách áp dụng trong tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.
- Nội dung:
+ Thu thập các văn bản chính sách hiện hành thuộc các lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn; dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại trong tỉnh và Trung ương.
+ Xây dựng bản đề xuất chính sách riêng cho chương trình OCOP, đối tượng hưởng thụ là tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (bao gồm các tổ chức, hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, xúc tiến sản phẩm OCOP), các sản phẩm OCOP (nông sản và đồ uống, dược liệu, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ,...).
+ Tổ chức lấy ý kiến góp ý hoàn thiện chính sách bằng văn bản và hội thảo, đối tượng tham gia là đa ngành.
+ Hoàn thiện chính sách và các thủ tục cần thiết để ban hành chính sách theo quy định.
- Nguyên tắc: Chính sách Chương trình OCOP không tách rời các quy định, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và Trung ương, vận dụng và ban hành một số nội dung đặc thù liên quan đến OCOP.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP
- Mục tiêu: Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho các sản phẩm tham gia chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2019 - 2020 và có khả năng phát triển, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về lâu dài hệ thống đảm bảo các chức năng hỗ trợ trong công tác quản lý OCOP, hỗ trợ cơ sở sản xuất trong hoạt động quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm an toàn, chất lượng và đúng tiêu chí OCOP đề ra.
- Nội dung:
+ Xây dựng website OCOP tỉnh Thái Bình: Chức năng quản lý dữ liệu, hiển thị thông tin cơ bản về chương trình OCOP Thái Bình và liên kết module Website của các chủ thể OCOP.
+ Phần mềm quản lý chương trình OCOP tích hợp trên trang Website OCOP, có các chức năng như: Quản lý hồ sơ sản phẩm OCOP (quản lý thông tin sản phẩm OCOP, chủ thể OCOP theo 06 nhóm sản phẩm và theo phân vùng địa lý; quản lý hiện trạng phát triển sản phẩm OCOP (đạt mấy sao, đang đến bước nào trong chu trình OCOP)); quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc (Số hóa hồ sơ an toàn thực phẩm của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, thực phẩm, phục vụ tra cứu thông tin; in ấn, cấp phát mã truy xuất nguồn gốc và tem điện tử theo nhu cầu và đăng ký của chủ thể OCOP); chức năng chấm điểm, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Bộ tiêu chí OCOP quốc gia; quản lý hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; xuất dữ liệu báo cáo theo các tùy chọn thống kê.
+ Hệ thống bản đồ số sản phẩm GIS tích hợp trên website OCOP, có các chức năng: Hiển thị bản đồ toàn bộ phân lớp hoặc theo các tùy chọn phân lớp khác nhau; quản lý và hiển thị thông tin quản lý các cấp, chủ thể OCOP, sản phẩm; xuất dữ liệu báo cáo theo các tùy chọn thống kê.
+ Ứng dụng di động: Hiển thị có chọn lọc một số thông tin quan trọng của cơ sở dữ liệu OCOP, trong đó có: Hiển thị bản đồ số sản phẩm, xem thông tin sản phẩm, quản lý điều hành, chấm điểm online.
+ Tập huấn sử dụng phần mềm và nhập, quản lý dữ liệu: Cán bộ được phân công trong Ban điều hành/Ban chỉ đạo Chương trình OCOP, cán bộ OCOP tại các huyện, chủ thể OCOP được tập huấn để nắm được phương pháp, cách thức vận hành hệ thống.
1.1.2. Xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với OCOP: Trong quá trình hình thành sản phẩm OCOP việc ứng dụng khoa học kỹ thuật không thể tách rời, nhất là trong giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0).
- Nội dung:
+ Xây dựng các đề tài, dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc hỗ trợ các vùng sản xuất (cây trồng, vật nuôi) nhằm chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất; ứng dụng chuyển giao công nghệ quy trình sản xuất, cải tiến kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản; nghiên cứu hình thành các sản phẩm mới có tính sáng tạo, đột phá có khả năng trở thành hàng hóa giá trị cao.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động, nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm, đăng ký mã số mã vạch và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Nguyên tắc: Trên cơ sở kế hoạch đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm, các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị đăng ký đề tài, dự án dưới sự hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc tổ chức kinh tế tự đặt hàng thông qua hệ thống tư vấn và đối tác OCOP.
1.1.3. Quản lý chất lượng và môi trường sản xuất sản phẩm: Hoạt động thể hiện bằng việc phối hợp liên ngành về công tác quản lý chất lượng và môi trường sản xuất áp dụng đối với các sản phẩm OCOP.
- Nội dung:
+ Xây dựng nội dung, lập kế hoạch phối hợp triển khai, thực hiện hàng quý.
+ Căn cứ các quy định quản lý nhà nước áp dụng đối với lĩnh vực chất lượng và bảo vệ môi trường sản xuất, thực hiện các chuyến công tác đến cơ sở nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và các tiêu chí áp dụng trong Chương trình OCOP.
+ Báo cáo giám sát, phân tích, đánh giá việc thực hiện của các tổ chức OCOP.
- Nguyên tắc: Thực hiện theo kế hoạch chung của các cơ quan có liên quan, phê duyệt bởi Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.1.4. Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Xây dựng mới/nâng cấp điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Hình thành các điểm OCOP quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh, dự kiến triển khai tại một số điểm nổi bật về thu hút khách du lịch như các làng nghề truyền thống, khu nông nghiệp kiểu mẫu,... Tạo ra ít nhất 10 điểm giới thiệu và bán hàng OCOP trong tỉnh.
- Nội dung:
+ Tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá xác định điểm thành lập trung tâm, điểm bán sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
+ Xây dựng phương án/kế hoạch chi tiết triển khai, hình thức triển khai (xây mới, tôn tạo, liên kết,...).
+ Tổ chức thi công, hoàn thiện.
- Nguyên tắc:
+ Thực hiện khi Dự án được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
+ Các điểm bán sản phẩm OCOP căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có thể xây mới, hoặc tích hợp với hệ thống trưng bày, giới thiệu sản phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1: Dự kiến các điểm giới thiệu sản phẩm và bán hàng OCOP
Stt |
Huyện, thành phố |
Điểm OCOP |
Ghi chú |
1 |
Thành phố Thái Bình |
3 |
|
2 |
Huyện Đông Hưng |
1 |
|
3 |
Huyện Hưng Hà |
1 |
|
4 |
Huyện Kiến Xương |
1 |
|
5 |
Huyện Thái Thụy |
1 |
|
6 |
Huyện Tiền Hải |
1 |
|
7 |
Huyện Vũ Thư |
1 |
|
8 |
Huyện Quỳnh Phụ |
1 |
|
|
Tổng |
10 |
|
1.1.5. Xây dựng các điểm du lịch gắn với OCOP: Hình thành dự án xây dựng, tôn tạo, phát triển điểm du lịch nổi bật phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Bình.
- Danh mục dự án ưu tiên thực hiện:
(1) Điểm du lịch Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà) gắn với cụm di tích Đình - Đền - Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ), Đền Đồng Bằng.
(2) Điểm du lịch Chùa Keo (tham quan nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật).
(3) Điểm du lịch cộng đồng tại làng vườn Bách Thuận, huyện Vũ Thư.
(4) Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.
- Mục tiêu: Tạo ra 8 - 10 sản phẩm du lịch tham gia Chương trình OCOP trong giai đoạn 2021 - 2030.
- Nội dung:
+ Điều tra, đánh giá, phân tích, xác định địa điểm thực hiện, hạng mục, quy mô thực hiện,...
+ Xây dựng phương án/kế hoạch chi tiết triển khai, hình thức triển khai.
+ Xây dựng mới hoặc tôn tạo điểm OCOP đáp ứng Bộ tiêu chí OCOP về loại hình dịch vụ du lịch.
- Nguyên tắc:
+ Thực hiện khi dự án được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
+ Đối tượng thụ hưởng là tổ chức kinh tế hoặc tổ hợp tác/nhóm hộ, thuộc hệ thống OCOP, có đóng góp nhất định cho xã hội (chủ cơ sở là người địa phương, sử dụng nguyên liệu, tri thức địa phương).
1.1.6. Nhóm dự án chuẩn hóa nâng cấp các sản phẩm chủ lực OCOP: Trong giai đoạn 2019 - 2020 trên cơ sở các đề xuất từ các huyện xác định các sản phẩm đặc thù tập trung chuẩn hóa, nâng cấp theo tiêu chí OCOP, làm mẫu điển hình cho giai đoạn tiếp theo.
- Danh mục, nội dung dự án ưu tiên:
(1) Dự án tăng cường năng lực tổ chức sản xuất cho các chủ thể: Năng lực sản xuất được thể hiện trước hết ở hình thức tổ chức của các chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP. Trong chương trình OCOP, các chủ thể được ưu tiên củng cố và nâng cao năng lực là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (theo Quyết định số 490/QĐ-TTg). Để có được định hướng chiến lược cho việc nâng cao năng lực cho các hình thức tổ chức sản xuất, giai đoạn 2019 - 2020 ngoài các hoạt động đào tạo trực tiếp cho các chủ thể tham gia OCOP, việc định hướng nâng cao năng lực cho các chủ thể cho giai đoạn tiếp theo cần phải được xác định một cách tổng thể. Theo đó, nội dung chủ đạo của dự án tăng cường năng lực cho các chủ thể sản xuất trong chương trình OCOP sẽ bao gồm: Điều tra khảo sát hiện trạng các hình thức tổ chức sản xuất của các sản phẩm chủ lực của tỉnh (được xác định trong Đề án này); xác định nhu cầu của các chủ thể sản xuất trong việc liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và hình thành tư cách pháp nhân cho chủ thể (hộ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp); phân tích khó khăn cản trở của việc chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất cá thể theo các hình thức phù hợp được ưu tiên trong chương trình OCOP; xây dựng phương án, cách thức thực hiện nhằm thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất ưu tiên trong chương trình OCOP; đề xuất các chính sách tác động cụ thể.
(2) Dự án phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP: Phát triển thương hiệu là một trong những nội dung quan trọng góp phần tạo nên uy tín chất lượng của sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Quá trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ có khả năng giúp cho sản phẩm được tổ chức sản xuất tốt hơn bởi các cá nhân và tổ chức đăng ký sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu. Thông qua đó, sản phẩm được chuẩn hóa và theo một quy trình xác định, được kiểm soát theo quy định. Theo kinh nghiệm của các địa phương thực hiện chương trình OCOP, các sản phẩm dã được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đều là những sản phẩm tiềm năng cho chương trình OCOP.
- Nội dung:
+ Tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá, xác định các sản phẩm có tiềm năng xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn hiệu trong đó ưu tiên các nhóm sản phẩm trong chương trình OCOP.
+ Triển khai xây dựng, bảo hộ và phát triển một số thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý): Mỗi huyện lựa chọn 01 đến 02 sản phẩm thuộc các nhóm ngành ưu tiên trong Chương trình OCOP.
+ Xây dựng dự án tổng thể về phát triển thương hiệu cho tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
- Nguyên tắc: Trên cơ sở danh mục dự án của Đề án OCOP, các sở, ngành, các đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý từng nhóm sản phẩm quy định tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, tiến hành xây dựng dự án và đề xuất thực hiện theo quy định. Riêng Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp cho các nhóm dự án này.
1.2. Nhiệm vụ, dự án cấp huyện: Ưu tiên triển khai các dự án, hoạt động hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm chủ lực được xác định trong các đề án OCOP cấp huyện (tư vấn, giám sát, hỗ trợ các tổ chức kinh tế: Phát triển sản phẩm mới, nâng cấp, chuẩn hóa và hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đáp ứng tiêu chí OCOP và thị trường), các nội dung tập trung thực hiện, cụ thể:
- Danh mục, nội dung:
+ Tư vấn hỗ trợ Ban điều hành OCOP và các tổ chức kinh tế (xây dựng đề án, dự án, kế hoạch,…; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu; thiết kế bộ nhận diện thương hiệu/nhãn hiệu; xây dựng, hoàn thiện hồ sơ pháp lý sản phẩm (An toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tự công bố/công bố chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng,...) và các minh chứng áp dụng đáp ứng các tiêu chí trong Bộ tiêu chí OCOP quốc gia; xây dựng dự án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,...).
+ Hỗ trợ vật tư, bao bì, nhãn sản phẩm, in ấn nhãn, hồ sơ sản phẩm và các nội dung khác liên quan đến nhận diện sản phẩm.
+ Xây dựng điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ hạ tầng, máy móc thiết bị, giống, vật nuôi, vật tư, chuyển giao khoa học công nghệ.
+ Công tác quản lý, giám sát của Ban điều hành và tổ giúp việc OCOP huyện đối với các tổ chức kinh tế (An toàn thực phẩm, quản lý và công bố chất lượng sản phẩm, câu chuyện sản phẩm, bảo vệ môi trường sản xuất, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm OCOP,...).
+ Thăm quan, hội nghị, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý, các tổ chức kinh tế, hoạt động Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện.
+ Truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại,...
- Nguyên tắc:
+ Các tổ chức kinh tế tự nguyện tham gia Chương trình OCOP, có phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm và phương án sản xuất kinh doanh được Ủy ban nhân dân huyện thông qua.
+ Các hoạt động hợp đồng tư vấn (nếu có) không vượt quá 50% tổng số kinh phí hỗ trợ từ nguồn mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới áp dụng cho OCOP.
+ Các hoạt động khác căn cứ theo các quy định của Trung ương, của tỉnh để áp dụng.
2. Giai đoạn năm 2021 - 2030: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, tăng cường quản lý giám sát chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sản xuất, các dự án hỗ trợ các chủ thể kinh tế duy trì, phát triển sản phẩm OCOP; trong giai đoạn 2021 - 2030 cần nhấn mạnh thêm một số dự án, nhiệm vụ mang tính chất dài hạn, ưu tiên xây dựng và triển khai các dự án theo chuỗi giá trị, cụ thể:
2.1. Các dự án cấp tỉnh
2.1.1. Nhóm dự án phát triển các sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị: Một trong những trọng tâm của Chương trình OCOP là tăng cường hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Theo chu trình, các hoạt động này sẽ được thực hiện sau khi các sản phẩm được hội đồng đánh giá là đạt tiêu chuẩn. Trong khuôn khổ của Chương trình OCOP các hoạt động quảng bá tiếp thị sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua các hình thức khác nhau (trung tâm giới thiệu, hội chợ,...). Tuy nhiên, quá trình tiếp cận thị trường mục tiêu và liên kết với các đối tác thị trường đối với nhiều sản phẩm khó có thể thực hiện thông qua các hoạt động quảng bá trên bởi việc liên kết mua bán sản phẩm đòi hỏi các tác nhân phải có quá trình tìm hiểu, thử nghiệm, đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các hộ có quy mô nhỏ, để có được mối liên kết với tác nhân thị trường - liên kết dọc, các tác nhân sản xuất cũng cần phải có quá trình hình thành và phát triển liên kết với nhau (tổ hợp tác, hợp tác xã) - liên kết ngang để tổ chức sản xuất và đáp ứng những yêu cầu của tác nhân thị trường. Dự án phát triển sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị sẽ được thực hiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với dự án tăng cường năng lực tổ chức sản xuất cho các chủ thể sản xuất được xác định trong Đề án này.
- Nội dung
+ Điều tra khảo sát hiện trạng liên kết theo chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực được xác định trong Chương trình OCOP.
+ Đánh giá các chính sách của tỉnh trong phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, xác định điểm hạn chế của các chính sách hiện hành và các chính sách còn thiếu.
+ Thực hiện triển khai phát triển liên kết theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hướng tới các thị trường tiềm năng là các thành phố lớn và với tác nhân ở kênh cao cấp (siêu thị, cửa hàng chuyên biệt).
2.1.2. Dự án khai thác thế mạnh ngành nghề nông thôn: Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, hiện nay tỉnh chỉ còn 35 làng nghề thực sự hoạt động. Các sản phẩm của làng nghề thuộc nhiều nhóm sản phẩm được xác định ưu tiên trong chương trình OCOP bởi tính đa dạng của sản phẩm từ thực phẩm, may mặc, đồ trang trí,... Làng nghề cũng là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, nhất là những làng nghề sản xuất quy mô lớn. Trong Chương trình OCOP, làng nghề là một trong những tiêu điểm cần phát triển khi gắn với các hoạt động du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường là vấn đề nổi cộm của các làng nghề tại Thái Bình, nguyên nhân do tập quán sản xuất truyền thống đại đa số chưa chú trọng tới việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể và đồng bộ nhằm duy trì và phát triển các làng nghề một cách bền vững.
- Nội dung, giải pháp trọng tâm:
+ Quy hoạch các làng nghề (đồng bộ với quy hoạch môi trường, gắn làng nghề với cụm công nghiệp vừa và nhỏ vùng nông thôn, thúc đẩy làng nghề với hoạt động du lịch,...).
+ Kỹ thuật (ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo môi trường sản xuất, đầu tư dây chuyền đơn giản kết hợp với công nghệ truyền thống,...).
+ Quản lý hỗ trợ (môi trường sản xuất, bản sắc và tính đồng bộ, hỗ trợ kết nối thị trường và xúc tiến thương mại,...).
2.1.3. Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch gắn với OCOP: Định hướng tạo ra các dự án về du lịch gắn với sản phẩm OCOP có quy mô liên huyện, liên tỉnh, định hướng cấp vùng từ đó đẩy mạnh công tác quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Tập trung vào bảo tồn, phát triển và khai thác các giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống, văn hóa của người dân Đồng bằng Bắc bộ như các di tích đình, đền, chùa (Chùa Keo, Đền Bổng Điền, Đền Tiên La, Khu mộ vua Trần,...) và các làng nghề nổi tiếng (Chiếu Hới, dệt Phương La, chạm bạc Đồng Xâm, thêu, bánh cáy, đan mũ, dệt đũi, mây tre đan, đúc đồng, len,...); du lịch trải nghiệm nông nghiệp và sinh thái biển (Cánh đồng hoa cải, hoa hướng dương,..., bãi biển Cồn Vành, bãi biển Đồng Châu, Cồn Đen,...), tạo thành chuỗi hành trình mối liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội. Hình thành các trục, tuyến và cụm du lịch:
a) Tuyến du lịch gắn với OCOP: Để triển khai hiệu quả và phù hợp, các tuyến cần xây dựng tổng thể và phân thành các tiểu dự án. Mỗi tiểu dự án sẽ tập trung vào thế mạnh về du lịch của từng vùng như: Du lịch miền quê nông nghiệp, sinh thái biển; du lịch tham quan, trải nghiệm làng nghề truyền thống; du lịch tham quan di tích lịch sử gắn với sản phẩm OCOP. Mỗi tiểu dự án tạo ra ít nhất 1 - 2 sản phẩm dịch vụ du lịch gắn kết với nhau thành chuỗi sản phẩm dịch vụ.
- Danh mục ưu tiên:
+ Tuyến du lịch quốc gia theo Quốc lộ 10: Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;
+ Tuyến du lịch ven biển (theo đường ven biển): Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;
+ Tuyến Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình với chủ đề khai thác làng quê Đồng bằng sông Hồng.
+ Tuyến du lịch đường sông Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định theo sông Hồng.
+ Tuyến du lịch Hà Nội - Thái Bình phục vụ du lịch cuối tuần của thủ đô với vai trò là cửa ngõ ra biển.
- Nội dung: Điều tra, khảo sát hiện trạng (tài nguyên cảnh quan, giá trị vật thể và phi vật thể, hạ tầng,...); xây dựng phương án/kế hoạch chi tiết triển khai, hình thức triển khai; triển khai các hạng mục theo dự án được phê duyệt.
- Nguyên tắc: Dự án xây dựng đảm bảo nằm trong quy hoạch phát triển ngành du lịch chung của tỉnh; thực hiện khi dự án được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
b) Các dự án khu du lịch gắn với OCOP
Hình thành dự án tại các cụm, khu du lịch nổi bật phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Bình, tạo ra ít nhất 3 - 5 sản phẩm du lịch mang tính đồng bộ, liên kết chặt chẽ giữa các điểm du lịch.
- Danh mục ưu tiên
+ Khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.
+ Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ mát, tắm biển cuối tuần cồn Đen.
+ Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ mát, tắm biển cuối tuần cồn Vành.
- Nội dung: Điều tra, đánh giá, phân tích, xác định địa điểm thực hiện, hạng mục, quy mô thực hiện; xây dựng phương án/kế hoạch chi tiết triển khai, hình thức triển khai; xây dựng mới hoặc tôn tạo điểm OCOP đáp ứng Bộ tiêu chí OCOP về loại hình dịch vụ du lịch.
- Nguyên tắc: Thực hiện khi dự án được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định; đối tượng thụ hưởng là tổ chức kinh tế hoặc tổ hợp tác/nhóm hộ, thuộc hệ thống OCOP, có đóng góp nhất định cho xã hội (chủ cơ sở là người địa phương, sử dụng nguyên liệu, tri thức địa phương).
2.1.4. Các dự án đào tạo nhân lực: Cần đồng bộ giữa phát triển nguồn nhân lực và phát triển sản phẩm OCOP, cần thiết xây dựng các dự án đào tạo ngành nghề nông thôn nhằm tận dụng, phát huy tối đa nguồn lực lao động tại chỗ có thể tự chủ trong tổ chức quản lý, vận hành sản xuất tạo ra sản phẩm, tổ chức tối thiểu 01 lớp/năm.
- Danh mục dự án ưu tiên: Dự án đào tạo lãnh đạo tổ chức kinh tế OCOP; Dự án đào tạo nghề từ sản xuất đến tạo sản phẩm.
- Đối tượng: Đối tượng là các lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, đại diện các cơ sở sản xuất kinh doành, các cá nhân có nhu cầu; người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề để chuyển sang làm sản xuất sản phẩm.
- Nguyên tắc: Thời gian đào tạo ngắn hạn (3 - 6 tháng); thực hiện các thủ tục pháp lý xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định.
2.1.5. Xây dựng các trung tâm OCOP cấp tỉnh, huyện: Hình thành Trung tâm OCOP cấp tỉnh, huyện là nơi tập trung sản phẩm trên quy mô toàn tỉnh và tổ chức sự kiện OCOP cấp tỉnh, cấp huyện thúc đẩy quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm. Tạo ra ít nhất 01 Trung tâm OCOP cấp tỉnh và 07 Trung tâm OCOP huyện.
- Danh mục dự án: Dự án Trung tâm OCOP cấp tỉnh; dự án Trung tâm OCOP cấp huyện.
- Nội dung: Tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá xác định điểm thành lập trung tâm, điểm bán sản phẩm trong và ngoài tỉnh; xây dựng phương án/kế hoạch chi tiết triển khai, hình thức triển khai (xây mới, tôn tạo, liên kết,...); tổ chức thi công, hoàn thiện.
Thực hiện khi dự án được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định. Các dự án Trung tâm OCOP căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có thể xây mới, hoặc tôn tạo tích hợp với hệ thống trưng bày, giới thiệu sản phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2: Dự kiến các trung tâm OCOP cấp tỉnh, huyện
Stt |
Huyện, thành phố |
Trung tâm OCOP |
Ghi chú |
|
Cấp huyện |
Cấp tỉnh |
|||
1 |
Thành phố Thái Bình |
|
1 |
|
2 |
Huyện Đông Hưng |
1 |
|
|
3 |
Huyện Hưng Hà |
1 |
|
|
4 |
Huyện Kiến Xương |
1 |
|
|
5 |
Huyện Thái Thụy |
1 |
|
|
6 |
Huyện Tiền Hải |
1 |
|
|
7 |
Huyện Vũ Thư |
1 |
|
|
8 |
Huyện Quỳnh Phụ |
1 |
|
|
Tổng |
7 |
1 |
|
2.2. Dự án cấp huyện: Trên cơ sở các nội dung triển khai ở giai đoạn năm 2019 - 2020, thực hiện toàn diện đến các sản phẩm hiện có trên địa bàn, tạo ra các sản phẩm mới. Tiếp tục thực hiện các nội dung cấp huyện giai đoạn 2019 - 2020, đồng thời xây dựng các dự án phát triển và chuẩn hóa vùng nguyên liệu tại địa phương, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, củng cố nâng cấp sản phẩm đã có, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến nâng cấp dây chuyền sơ chế, chế biến tạo ra sản phẩm, củng cố thị trường trong tỉnh, đẩy mạnh phân phối, tiếp thị bán hàng ra ngoài tỉnh.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ, NGUỒN VỐN THỰC HỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án
Tổng kinh phí thực hiện đề án là 173.068.860.000 đồng (Một trăm bảy mươi ba tỷ không trăm sáu mươi tám nghìn tám trăm sáu mươi nghìn đồng), trong đó:
* Kinh phí thực hiện giai đoạn 2019 - 2020: 30.160.110.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí từ Ngân sách nhà nước: 13.704.530.000 đồng, chiếm 45,4%.
- Kinh phí huy động hợp pháp khác: 16.455.680.000 đồng, chiếm 54,6%.
* Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2030: 142.908.650.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí từ Ngân sách nhà nước: 47.508.650.000 đồng, chiếm 33,2%.
- Kinh phí huy động hợp pháp khác: 95.400.000.000 đồng, chiếm 66,8%.
* Kinh phí thực hiện các nội dung:
- Ngân sách nhà nước:
+ Khởi động Chương trình (Hội nghị triển khai Chương trình OCOP - TB; Hội nghị triển khai Chương trình OCOP - TB tại các huyện, thành phố); xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP - Thái Bình (Xây dựng tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động cấp tỉnh; huyện, xã; xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP - TB; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP; xây dựng chính sách cho Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống đối tác OCOP); triển khai chu trình OCOP thường niên (Hội nghị Ban Điều hành chương trình OCOP TB - 2 lần/năm; xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm; triển khai theo chu trình); đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực.
+ Giai đoạn 2019 - 2020: Nhiệm vụ, Dự án cấp tỉnh: Quản lý chất lượng và môi trường sản xuất sản phẩm; nhóm Dự án chuẩn hóa và nâng cấp các sản phẩm chủ lực.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP; giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP; chi phí quản lý chung.
- Kinh phí huy động hợp pháp khác thực hiện các nội dung:
+ Khởi động Chương trình (Hội nghị triển khai Chương trình OCOP - TB tại các huyện, thành phố); xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP - TB (Xây dựng tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động cấp tỉnh, huyện, xã); triển khai Chu trình OCOP thường niên {Triển khai theo chu trình; triển khai Phương án kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ)}; đánh giá/xếp hạng sản phẩm; xúc tiến thương mại.
+ Giai đoạn 2019 - 2020: Nhiệm vụ, Dự án cấp tỉnh (Xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với OCOP; xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm; nhóm Dự án chuẩn hóa và nâng cấp các sản phẩm chủ lực); nhiệm vụ, Dự án cấp huyện.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Nhóm Dự án phát triển các sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; nhóm Dự án khai thác thế mạnh ngành nghề nông thôn; đào tạo ngành nghề nông thôn gắn với sản phẩm OCOP; xây dựng Trung tâm OCOP cấp tỉnh, huyện; học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP.
2. Nguồn vốn
- Kinh phí từ Ngân sách nhà nước: Vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, các nguồn vốn lồng ghép khác từ Trung ương và địa phương,...
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động; vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ Chương trình OCOP và các nguồn vốn hợp pháp khác,...
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, KẾ HOẠCH VÀ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
1.1. Cấp ủy, chính quyền các cấp
- Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai, thực hiện Chương trình OCOP Thái Bình. Các cấp ủy, chính quyền quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Đề án, được thể hiện bằng ý chí và hành động thông qua việc đưa OCOP Thái Bình vào nghị quyết hành động của cấp ủy, kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai, thực hiện lâu dài, thường xuyên.
- Triển khai quán triệt sâu sắc đến cấp ủy cơ sở, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã về OCOP Thái Bình, xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện để thực hiện OCOP Thái Bình.
- Thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể để thực hiện OCOP thường xuyên và liên tục.
1.2. Cộng đồng
- Thông tin, tuyên truyền về nội dung Chương trình OCOP, Chu trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, những thành tựu và kết quả thực hiện Chương trình; những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình OCOP ở các địa phương.
- Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn; trang webs của Chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể.
2. Hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP: Thành lập hệ thống chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở (theo 03 cấp: tỉnh - huyện - xã), bao gồm:
2.1. Nhân sự cấp tỉnh
a) Ban điều hành OCOP cấp tỉnh: Do Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đạo thực hiện.
b) Cơ quan thường trực do Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện.
c) Cơ cấu tổ chức thực hiện Chương trình “Mỗi xã, một sản phẩm”, gồm:
- Bộ phận nghiệp vụ Phát triển sản phẩm và Phát triển doanh nghiệp/hợp tác xã gồm: 02 cán bộ chuyên trách; 05 cán bộ kiêm nhiệm, gồm: Sở Khoa học và Công nghệ 01 người, Sở Y tế 01 người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 người (Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản), Liên minh Hợp tác xã 01 người.
- Bộ phận nghiệp vụ Xúc tiến Thương mại và Truyền thông gồm: 01 cán bộ chuyên trách, 03 cán bộ kiêm nhiệm (Sở Công thương 01 người, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 01 người, Sở Thông tin và Truyền thông 01 người).
- Bộ phận hành chính và tổng hợp thông tin: 01 cán bộ chuyên trách.
2.2. Nhân sự cấp huyện
a) Ban điều hành OCOP cấp huyện do Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cấp huyện chỉ đạo thực hiện.
b) Cơ quan thường trực: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế Thành phố (gọi tắt là thường trực Chương trình OCOP cấp huyện).
c) Thành lập Tổ OCOP: Có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách trong cơ quan thường trực, 2 - 3 cán bộ kiêm nhiệm, thuộc các đơn vị liên quan (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Văn hóa Thể thao,...)
2.3. Nhân sự cấp xã: Cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách nông lâm nghiệp chỉ đạo triển khai Chương trình OCOP tại xã.
3. Cơ chế, chính sách
- Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại,... Biên tập và ban hành, phổ biến cẩm nang các chính sách áp dụng cho Chương trình OCOP nhằm giúp cộng đồng tiếp cận và vận dụng dễ dàng các chính sách này.
- Xây dựng và ban hành các chính sách OCOP thuộc các lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất (gồm các khu vực sản xuất tập trung), công nghệ, vốn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, phân phối, tiếp thị, liên kết chuỗi trên cơ sở rà soát các chính sách hiện có, từ đó bổ sung các chính sách mới cho Chương trình OCOP; xây dựng chính sách đặc thù cho phát triển các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, huyện.
4. Khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Ứng dụng triệt để các nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), đặc biệt thực hiện các ứng dụng công nghệ của nông nghiệp, thủy sản, du lịch 4.0 vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).
- Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng. Một trong những điểm còn hạn chế trong các tổ chức kinh tế, chủ thể sản xuất kinh doanh của Thái Bình chính là xây dựng mô hình tổ chức và hệ thống quản lý của các tổ chức đó. Mô hình tổ chức và hệ thống quản lý chưa được quan tâm đúng mức nên công tác quản lý về sản xuất hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm và đặc biệt là quản lý thương hiệu, hình ảnh, phân phối sản phẩm còn kém. Hệ quả tất nhiên của việc này là sản phẩm mặc dù có tiềm năng thị trường rất lớn, được khách hàng ưa chuộng, tin tưởng vào chất lượng khi còn sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ nhưng lại khó khăn khi mở rộng quy mô, sản xuất hàng loạt và mở rộng thị trường.
- Phát triển và chuẩn hóa vùng nguyên liệu đầu vào (giám sát, kiểm soát chất lượng) gồm 6 nhóm ngành hàng thuộc OCOP. Việc chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào ngày càng trở nên quan trọng khi mà người tiêu dùng ngày càng hiểu biết sâu và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn và xuất xứ nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, trong các nhóm sản phẩm OCOP thì các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và nông sản tươi sống hữu cơ đang rất được ưa chuộng và có xu hướng phát triển mạnh tại các huyện. Với những yêu cầu và tiềm năng này thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào chuẩn hóa nguồn đầu vào ngày càng cần thiết và quan trọng để tạo nên sự đột phá về sản phẩm OCOP Thái Bình.
- Sản xuất, dịch vụ: Ứng dụng công nghệ cao quy trình khép kín, tăng năng suất lao động và sản xuất, theo dõi quản lý chặt chẽ có hệ thống. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ tự động hoặc công nghệ số để giảm sức lao động trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các công nghệ, dây truyền sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, tận dụng phụ phẩm, khai thác triệt để giá trị nguyên liệu cũng rất quan trọng, cần được ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng trong Chương trình.
- Sản phẩm hàng hóa: Ứng dụng công nghệ nhận diện thông minh đối với sản phẩm (tem điện tử phục vụ truy xuất nguồn gốc,...).
5. Hệ thống hỗ trợ Chương trình
5.1. Hệ thống tư vấn: Đơn vị tư vấn OCOP là các tổ chức/cá nhân (doanh nghiệp, viện, trường đại học) có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện (hoặc lĩnh vực cụ thể) các hoạt động của Chương trình OCOP. Cấp huyện có thể chọn một đến nhiều tư vấn hoặc tự tổ chức thực hiện.
Trách nhiệm của tư vấn: Xây dựng và triển khai một, một số hoặc toàn bộ các hạng mục cụ thể của Chương trình OCOP, bao gồm:
(1) Tư vấn Ban Điều hành OCOP các cấp:
- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP (Chu trình OCOP, các nội dung hỗ trợ,...), cơ chế hoạt động của Ban điều hành các cấp.
- Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết năm.
- Xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình.
- Xây dựng mô hình điểm tại các xã, huyện từ đó làm cơ sở cho cộng đồng học tập cũng như tập huấn cán bộ OCOP huyện.
- Tư vấn nghiệp vụ trong công tác triển khai Chương trình.
(2) Tư vấn các tổ chức OCOP tại cộng đồng:
- Tư vấn phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã: Tuyên truyền, vận động, hình thành hoặc tái cơ cấu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, xây dựng cơ cấu tổ chức, thiết kế mặt bằng, xây dựng các quy chế, phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng phần cứng (cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị), phần mềm (hệ thống các quy trình, thao tác chuẩn, hồ sơ, đào tạo nhân lực,...) để đạt các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định.
- Tư vấn tài chính: Xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn, phương pháp tiếp cận, quản lý tài chính vi mô,...
- Tư vấn phát triển sản phẩm: Xác định nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đã có, xây dựng tiêu chuẩn, câu chuyện về sản phẩm,...
- Tư vấn kỹ năng phân phối, xúc tiến thương mại: Xây dựng kênh phân phối; tư vấn, tập huấn, đăng ký và hướng dẫn đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm.
- Tư vấn quản trị doanh nghiệp: Quản trị sản xuất, nhân lực, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chất lượng, marketing và bán hàng, các kỹ năng CEO,...
- Tư vấn kỹ thuật/công nghệ: Lựa chọn các kỹ thuật/công nghệ phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX.
Cách thức hoạt động: Dưới dạng các hợp đồng tư vấn với Ban điều hành OCOP cấp tương ứng hoặc hợp đồng trực tiếp với tổ chức kinh tế.
5.2. Hệ thống đối tác: Bao gồm các tổ chức, cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP ở dạng hợp tác cùng lợi ích:
- Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, gồm: (i) Cung ứng dịch vụ/vật tư đầu vào, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, dịch vụ hỗ trợ (thiết kế bao bì, nhãn mác, đăng ký/công bố sản phẩm, tư vấn luật, quản lý sản xuất bằng hệ thống tem điện tử thông minh,...); (ii) chế biến nông lâm sản; (iii) các nhà bán lẻ; (iv) các nhà đầu tư hệ thống trung tâm OCOP. Các doanh nghiệp này liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX OCOP theo hợp đồng nhằm cung ứng vật tư/dịch vụ đầu vào và kéo dài chuỗi giá trị các sản phẩm OCOP đến thị trường đích.
- Các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ (KHCN) Trung ương, vùng và địa phương: Liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX OCOP theo các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, nhằm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc nâng cấp sản phẩm đang có, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất,... theo hình thức hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX OCOP hoặc thông qua các đề tài/dự án KHCN.
- Các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, Đài Phát thanh và Truyền hình ở Trung ương và địa phương: Tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP theo hợp đồng.
- Các ngân hàng, các quỹ đầu tư: Cho vay vốn hoặc đầu tư mạo hiểm theo thỏa thuận với các tổ chức OCOP.
- Các tổ chức quốc tế, tập trung vào tổ chức JICA (Nhật Bản), Tổ chức Công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO),...: Tham gia vào các lĩnh vực quan tâm của mình dưới các dạng tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, kết nối thị trường, nguồn chuyên gia,... cho/với các HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ OCOP.
- Các nhà báo: Tuyên truyền về OCOP đến cộng đồng; đưa tin, chia sẻ các điển hình thành công, bài học kinh nghiệm thành công và thất bại để cộng đồng học hỏi.
Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể chuỗi, các nhà hỗ trợ chuỗi. Các hoạt động bao gồm: Xây dựng “Mạng lưới Đối tác OCOP Thái Bình” với sự tham gia của các tổ chức OCOP, các đối tác (thu thập thông tin đối tác OCOP, phân tích, tổng hợp năng lực đối tác OCOP); tổ chức Hội nghị kết nối (chia sẻ thông tin, gặp gỡ, đàm phán, ký kết thỏa thuận, hợp đồng...).
6. Huy động nguồn lực
6.1. Nguồn lực từ cộng đồng: Trong quá trình triển khai OCOP, các chủ thể OCOP là các hộ gia đình, nhóm, pháp nhân có chức năng sản xuất - kinh doanh đăng ký sản phẩm OCOP, dưới các dạng: (i) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014; (ii) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012; (iii) Các tổ hợp tác và các hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh) theo Luật Dân sự 2015. Đây là các chủ thể trực tiếp triển khai OCOP tại cộng đồng, là đối tượng phục vụ của Chương trình OCOP. Các chủ thể này là người đăng ký triển khai sản phẩm OCOP, từ đó đầu tư mạo hiểm, tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký với sự hỗ trợ của Chương trình OCOP các cấp.
Các nguồn lực từ chủ thể OCOP bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP. Đây là nguồn lực lớn nhất của Chương trình OCOP.
Phương pháp huy động các nguồn lực từ cộng đồng là một trong những nội dung tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia Chương trình OCOP.
6.2. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Vốn tín dụng: Nguồn từ tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp tác với một số ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển hợp tác xã (từ Trung ương), các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tham gia cam kết hỗ trợ thực hiện Chương trình.
b) Ngân sách nhà nước
- Nguồn ngân sách trực tiếp thực hiện Chương trình OCOP.
- Ngân sách Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Ngân sách khoa học công nghệ, công thương/Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch (xúc tiến thương mại, khuyến công), khuyến nông, văn hóa - thể thao - du lịch, Liên minh Hợp tác xã hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn trong đó, ưu tiên sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Huy động các nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn khác cho Chương trình OCOP.
Các cơ quan, đơn vị liên quan, các cấp lập kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm về các nội dung/hạng mục thực hiện chương trình OCOP.
c) Nguồn vốn khác: Xúc tiến vận động viện trợ kết nối từ các chương trình, dự án phi Chính phủ hỗ trợ phát triển các nội dung trong Chương trình OCOP, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm nghèo bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các nguồn vốn từ các đối tác OCOP là tổ chức, cá nhân, nhà doanh nghiệp,... trên cơ sở hợp tác cùng phát triển.
7. Hợp tác trong nước và quốc tế
7.1. Hợp tác trong nước
- Định kỳ 01 năm/lần tổ chức từ 1 - 2 chuyến công tác đến các tỉnh thành thực hiện tốt Chương trình OCOP để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành và triển khai tại tỉnh.
- Kết nối, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh thành khác, đặc biệt là những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước như: Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh trong công tác tổ chức và quản lý Chương trình OCOP, hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm, khoa học - công nghệ, đầu tư thương mại và kết nối thị trường.
7.2. Hợp tác quốc tế: Tổ chức từ 1 - 2 chuyến công tác sang các quốc gia có kinh nghiệm triển khai, như Thái Lan (học tập Chương trình OTOP của Chính phủ Thái Lan, ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP); thúc đẩy kết nối giao thương hàng hóa sản phẩm OCOP đạt sao OCOP trong hệ thống OCOP toàn cầu, tham gia sự kiện quốc tế về quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại hướng đến thương mại quốc tế.
1. Thời gian thực hiện: Dự kiến 12 năm (từ 2019 đến năm 2030), Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2030.
2. Địa bàn thực hiện: Toàn bộ các xã, phường, thị trấn của thành phố và 7 huyện thuộc tỉnh Thái Bình.
1. Hiệu quả kinh tế
- Phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, bài bản, có hệ thống, tạo ra giá trị trực tiếp, từ đó thu hẹp và cân bằng khoảng cách kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao.
- Tạo ra các tổ chức kinh tế OCOP, dưới dạng các HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác sản xuất, hộ gia đình đăng ký kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển HTX và quốc gia khởi nghiệp.
- Tạo ra luồng đầu tư của cộng đồng thông qua phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP.
- Đến năm 2030, huy động từ 50 - 60% nguồn lao động nông thôn tham gia hệ thống OCOP; sản phẩm từ nông nghiệp tiên tiến, du lịch, dịch vụ nông thôn đóng góp từ 55 - 60% tổng sản phẩm hàng hóa của địa phương.
2. Hiệu quả xã hội
- Tạo ra nhiều việc làm trực tiếp, tại chỗ ở khu vực nông thôn, thu hút nguồn lao động có trình độ, từ đó cân bằng chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị.
- Tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng đậm nét văn hóa vùng, miền, qua đó góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống thông qua các sản phẩm truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tự tin, sáng tạo của người dân mỗi vùng quê, sản phẩm OCOP trên cơ sở bảo tồn và phát huy tri thức truyền thống.
- Tạo ra sự thu hút của khu vực nông thôn, thu hút lao động và nguồn vốn đầu tư về khu vực này (hạn chế dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị), góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
- Việc gia tăng các tổ chức kinh tế, sản phẩm OCOP, giúp thu hút nguồn lực tại chỗ, lao động bên ngoài trở về địa phương làm việc, góp phần thay đổi hình ảnh, diện mạo vùng nông thôn, từ đó vấn đề an sinh xã hội được nâng cao từng bước hướng tới một xã hội đủ về vật chất, thỏa mãn về tinh thần, đẩy lùi các vấn đề tiêu cực của xã hội, an ninh, quốc phòng được đảm bảo.
3. Ý nghĩa, tác động
- Việc triển khai, thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Thái Bình có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn.
- Chương trình OCOP tỉnh Thái Bình giúp người dân nâng cao trình độ nhận thức, từng bước tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nắm bắt tốt thông tin thị trường từ đó quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất theo quy chuẩn để tăng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Triển khai, thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,...) được kiện toàn và phát triển để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tại địa bàn các huyện, thành phố và các xã; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng phát triển nội sinh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí xã đặt chuẩn nông thôn mới tỉnh Thái Bình; đồng thời, tạo môi trường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp.
- Chương trình OCOP với các tác động mong đợi tới kinh tế và đời sống của vùng nông thôn tỉnh Thái Bình với nhiều ngành nghề, nhiều nhóm sản phẩm, nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh tham gia sẽ tạo được làn sóng mới thúc đẩy kinh tế vùng, từ đó rút ngắn khoảng cách với các khu vực kinh tế phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa lớn trong giải quyết vấn đề ly nông và ly hương để lại hệ lụy cho cả hai khu vực nông thôn và thành thị. Đây cũng là lời giải cho bài toán phát triển nông thôn nói riêng và phát triển bền vững nói chung.
- Việc triển khai, thực hiện Chương trình cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo và hành động”, “Quốc gia khởi nghiệp” của Chính phủ. Chương trình OCOP được thiết kế tổng thể với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, chính quyền và các ban, ngành của tỉnh và cộng đồng dân cư nên có tác động tới xây dựng và củng cố mối quan hệ toàn dân trong phát triển từ đó đạt được các mục tiêu toàn diện về kinh tế, chính trị và ổn định xã hội.
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
- Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình: là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan cấp tỉnh, huyện, xã trong việc giám sát, đánh giá quá trình triển khai, thực hiện OCOP tại Thái Bình; tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, xây dựng nội dung, kế hoạch về việc tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Công tác giám sát, đánh giá thực hiện một cách chặt chẽ, có hệ thống từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Ban điều hành OCOP cấp huyện có trách nhiệm tổng kết, báo cáo kết quả giám sát, đánh giá định kỳ theo quý hoặc đột xuất lên Ban điều hành OCOP tỉnh.
- Sau mỗi giai đoạn kết thúc của chương trình OCOP (2019 - 2020) và sau khi kết thúc các dự án thành phần, ngoài đánh giá thực hiện bởi cơ quan tổ chức thực hiện, một số đánh giá bên ngoài cũng cần được tiến hành nhằm có được những ý kiến khách quan và chuyên sâu, góp phần định hướng cho Chu trình OCOP tiếp theo hoặc các giai đoạn tiếp theo của các dự án thuộc Chương trình OCOP.
II. NỘI DUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ:
Một số nội dung giám sát, đánh giá hoạt động OCOP tập trung vào các vấn đề chính sau:
1. Giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện của hệ thống OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (thực hiện Chu trình OCOP thường niên), tránh việc thực hiện lệch hướng theo quan điểm, nguyên tắc của Chương trình.
2. Giám sát, đánh giá việc duy trì, phát triển các sản phẩm OCOP đối với các tổ chức kinh tế OCOP, đảm bảo việc thực hiện đúng các tiêu chí của Chương trình, các quy định của nhà nước và yêu cầu của thị trường.
3. Đánh giá hiệu quả và tác động của Chương trình OCOP nhằm tổng kết các kết quả và khó khăn cản trở, dự báo các rủi ro cho các giai đoạn triển khai sau của dự án thành phần và Chương trình OCOP.
III. CHỈ SỐ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Đối với tổ chức thực hiện OCOP: Căn cứ vào phần mô tả kết quả của từng hoạt động, hạng mục triển khai của Đề án đề xác định các chỉ số cụ thể và mức độ hoàn thành.
2. Đối với cán bộ triển khai OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Căn cứ các chỉ tiêu trong bản mô tả công việc đối với từng vị trí để xác định mức độ hoàn thành công việc.
3. Đối với các tổ chức kinh tế: Căn cứ vào các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, để đánh giá mức độ hoàn thiện của sản phẩm đáp ứng Chương trình OCOP, quy định nhà nước và yêu cầu thị trường.
4. Đối với đánh giá bên ngoài: Căn cứ vào đề xuất cụ thể của chuyên gia đánh giá cho từng dự án, lĩnh lực thuộc Chương trình OCOP.
1. Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh: Bổ sung nhiệm vụ triển khai OCOP đối với Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Bình tại Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Là cơ quan thường trực Chương trình OCOP giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Bình chỉ đạo triển khai Đề án, có trách nhiệm chính trong việc triển khai, thực hiện Chương trình OCOP. Tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và phối hợp với các sở, ngành điều phối hoạt động của Chương trình, với một số nội dung cụ thể:
+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP Thái Bình theo giai đoạn và hàng năm.
+ Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng, triển khai Chương trình OCOP Thái Bình ở địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình ở các huyện, thành phố.
+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan bố trí, phân bổ, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, huyện, xã rà soát các chủ thể sản xuất và sản phẩm tham Chương trình OCOP.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình OCOP.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP.
+ Các nhiệm vụ liên quan khác.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tự công bố hoặc công bố chất lượng sản phẩm;
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
4. Sở Công thương
- Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công; lập kế hoạch và ngân sách hàng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Chương trình; tổng hợp/báo cáo kết quả công tác khuyến công;
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định;
- Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (hội chợ, triển lãm,...); cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP;
- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.
- Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch,...
6. Sở Y tế
- Hướng dẫn các tổ chức kinh tế; hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; kinh doanh dược, các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm và kinh doanh dược phẩm đúng quy định.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với sản phẩm là thuốc; thuốc y học cổ truyền; thực phẩm chức năng và sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý.
7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; xây dựng câu chuyện cho sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm.
8. Sở Tài chính: Cân đối tài chính cho các hoạt động của Chương trình OCOP; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Chương trình OCOP về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Lồng ghép các nội dung của Chương trình OCOP vào quy hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc bố trí quỹ đất phục vụ xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, gắn với các điểm du lịch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các khu du lịch, dịch vụ thực hiện các thủ tục về đất đai, đảm bảo môi trường theo quy định.
11. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP.
12. Sở Nội vụ: Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, các sở, ngành liên quan thành lập hệ thống chỉ đạo điều hành, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở.
13. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp, tổ chức triển khai đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu đặt hàng của các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.
14. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội,...: Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn vay để tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
15. Đoàn Thanh niên tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai vận động, hỗ trợ thanh niên ở vùng nông thôn khởi nghiệp OCOP; thanh niên, sinh viên ở các trường đại học/cao đẳng hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia OCOP về phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm OCOP, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại,... tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của các trường.
16. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Gắn các hoạt động OCOP trong quá trình triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Chính phủ, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã,... phụ nữ sản xuất tạo sản phẩm.
17. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
18. Đài Phát thanh và Truyền hình, một số cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP của tỉnh; tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội khác: Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.
20. Cấp huyện
- Bổ sung nhiệm vụ đối với Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế) chủ trì thực hiện, bố trí ít nhất 01 công chức chuyên trách thuộc biên chế được giao, các công chức cấp phòng của các phòng ban liên quan hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch, ban hành và tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại cấp huyện, xã (cấp huyện chủ trì, cấp xã phối hợp).
- Huy động/phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực hiện trong phạm vi quản lý. Sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông, ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn khác để triển khai, thực hiện Chương trình OCOP tại địa phương.
- Triển khai, thực hiện Chu trình OCOP thường niên (tuyên truyền, đăng ký sản phẩm, triển khai kế hoạch kinh doanh, tổ chức thi đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện).
- Quản lý hoạt động và chi lương, phụ cấp cho các bộ phận/cá nhân thuộc hệ thống tổ chức OCOP.
21. Cấp xã
- Bổ sung nhiệm vụ đối với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã, phân công cán bộ công chức xã phụ trách OCOP.
- Tuyên truyền sâu rộng, phát động nhân dân thi đua và đăng ký phát triển sản phẩm, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.
- Phối hợp với OCOP huyện thực hiện các nội dung OCOP trên địa bàn, hướng dẫn, giải quyết, phúc đáp thắc mắc người dân, cộng đồng.
- Thực hiện quy hoạch và triển khai kế hoạch sử dụng đất hiệu quả đối với việc phát triển vùng, quy hoạch sản xuất sản phẩm tập trung.
- Triển khai nhanh chóng các thủ tục hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.
22. Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh
- Sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài phạm vi của Chương trình OCOP) là rất quan trọng. Sự tham gia này tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp và hình thành nên các chuỗi giá trị giúp sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn được khai thác triệt để và tăng thêm giá trị.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh này tham gia vào Chương trình OCOP với vai trò là chủ thể, có thể là các đối tác OCOP, có thể là các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi sản xuất sản phẩm, có thể là các đối tác trong chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm hoặc cũng có thể các nhà cung cấp dịch vụ phát triển tổ chức kinh tế, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường,...
23. Các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề: Các cơ sở này có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo một trong 3 nguyên tắc quan trọng của Chương trình OCOP đó là nguồn nhân lực. Các cơ sở này tham gia hoạt động đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với các ngành nghề liên quan của tổ chức kinh tế, đặc biệt là các nội dung còn rất mới mẻ đối với khu vực nông thôn như quản trị kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, quản trị chất lượng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm./.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 2904/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Thái Bình).
Phụ lục |
Nội dung |
Trang |
Phụ lục 01 |
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN |
|
Phụ lục 02 |
KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP |
|
Phụ lục 03 |
DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 |
|
Phụ lục 04 |
DANH MỤC SẢN PHẨM ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 |
|
Phụ lục 05 |
NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN OCOP THÁI BÌNH ĐẾN 2020 |
|
Phụ lục 06 |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP THÁI BÌNH |
|
|
PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP THEO NĂM |
|
PHỤ LỤC 01: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM
1. Phong trào Mỗi làng một sản phẩm ở Việt Nam.
Phong trào OVOP (mỗi làng một sản phẩm) đã được nhiều tỉnh thành tiếp cận từ năm 1997, đã có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về OVOP nhằm đẩy mạnh áp dụng OVOP tại các địa phương, góp phần tìm hướng đi phù hợp cho sự phát triển làng nghề tại các tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2012, Câu lạc bộ (CLB) OVOP Hà Nội được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm thủ công - mỹ nghệ tại các làng nghề. CLB đã khảo sát thực trạng các làng nghề, cùng với Sở Công thương đề xuất giải pháp hỗ trợ cho làng nghề như: Đào tạo (thiết kế, xây dựng thương hiệu,...), xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, kết nối phân phối),... một số nhà sản xuất làng nghề đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới (gốm, mây tre đan, sơn mài,...).
Năm 2008, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình OVOP gắn với chương trình Mỗi làng một nghề, triển khai tại 8 tỉnh, thành trên cả nước (Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, An Giang, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh). Chương trình đã tạo ra một số sản phẩm có triển vọng như Thổ cẩm tại bản Na Sang II (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), ấp Srây Skốt (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đúc đồng tại xã Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thị trấn Lâm (huyện Ý Yên, Nam Định), điêu khắc đá, gỗ tại các làng ở xã Hiền Giang (Thường Tín, Hà Nội),... tạo ra những sản phẩm sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, đúc đồng với mẫu mã cải tiến. Nhiều sản phẩm được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao, phục vụ tốt cho nhiều thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời, trở thành nơi thu hút khách du lịch đến tham quan và mua đồ lưu niệm.
Tuy nhiên, kết quả từ chương trình OVOP tại các địa phương còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung vào 1 ngành hàng là nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại các làng nghề, chưa được tổ chức bài bản có hệ thống, từ đó có sức ảnh hưởng lan tỏa đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn chưa rõ rệt.
2. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Quảng Ninh
Năm 2012 Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường Một sản phẩm) tại tỉnh Quảng Ninh khởi động, triển khai giai đoạn 1 từ năm 2013 đến năm 2016. So với Đề án Mỗi làng một nghề “thành phố Hà Nội”, Chương trình OCOP Quảng Ninh có sự khác biệt quan trọng là: Lần đầu tiên triển khai có hệ thống, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị với trọng tâm là Chu trình OCOP thường niên; trung tâm là sản phẩm, không chỉ giới hạn ở thủ công mỹ nghệ mà được mở rộng thành 06 ngành hàng sản phẩm và dịch vụ. Sau 4 năm triển khai, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng:
(1) Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Chương trình OCOP:
- Cấp tỉnh: Ban Điều hành OCOP cấp tỉnh (Trưởng ban là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ngành liên quan); cơ quan thường trực là Ban Xây dựng nông thôn mới; có phòng Nghiệp vụ OCOP chuyên trách (04 cán bộ); có 04 tiểu ban: Phát triển sản phẩm, Xúc tiến thương mại, Đào tạo - Truyền thông, Hành chính - Tổng hợp (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm).
- Cấp huyện: Ban Điều hành hành OCOP cấp huyện (Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các phòng ban); cơ quan thường trực là Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có bộ phận OCOP (01 - 02 cán bộ).
- Cấp xã: Lồng ghép trong Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách.
(2) Hình thành bộ công cụ quản lý chương trình: Chu trình chuẩn thực hiện chương trình OCOP theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm” đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng từ cơ sở sản xuất, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, trong đó quan trọng là bước đánh giá và phân hạng sản phẩm; Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm theo thang điểm 100, bao gồm: Tổ chức sản xuất 35% điểm; khả năng tiếp thị (sức sống của sản phẩm) 20% điểm và tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm 45% điểm). Nội hàm là sản phẩm lợi thế của địa phương, do cộng đồng sản xuất và đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
(3) Hình thành hệ thống tư vấn, hỗ trợ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và sản phẩm OCOP: Xây dựng hệ thống đối tác OCOP để hỗ trợ: Các nhà tư vấn về phát triển, quản trị doanh nghiệp; Tư vấn phát triển sản phẩm (nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng tiêu chuẩn, thiết kế kiểu dáng công nghiệp bao bì,...); Các nhà khoa học (các Viện nghiên cứu, các trường đại học,...); Các ngân hàng thương mại; Các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, vật tư, thương mại; Các cơ quan truyền thông, nhà báo; Hiện thực hóa mô hình liên kết 5 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà tư vấn), đặc biệt là liên kết giữa các nhà khoa học - nhà doanh nghiệp và nhà nông với nhà tư vấn đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình.
(4) Kết quả phát triển tổ chức kinh tế, sản phẩm OCOP: Phát triển tổ chức kinh tế: Có 180 tổ chức kinh tế, hộ sản xuất (Có đăng ký kinh doanh), trong đó thành lập mới: 12 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác (mục tiêu đề ra là có 20 - 30 tổ chức kinh tế tham gia, trong đó thành lập mới 10 - 15 tổ chức kinh tế; Phát triển sản phẩm: Có 198 sản phẩm, trong đó có 99 sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên (mục tiêu đề ra là phát triển 40 - 60 sản phẩm), tổng doanh số bán hàng trong 03 năm đạt 672.296 triệu đồng (Đề án đề ra 200.000 triệu đồng); Trên cơ sở phát triển sản phẩm, đã xây dựng quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và trên 50 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã, đưa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương (làng, xã) được đầu tư, khai thác có hệ thống.
(5) Hoạt động xúc tiến thương mại: Đã và đang xây dựng hệ thống trung tâm, điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, khu đông dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện đã có 06 trung tâm cấp tỉnh và huyện. Đang triển khai kêu gọi đầu tư các điểm bán hàng tại Hà Nội và tỉnh ngoài; Tổ chức hội chợ OCOP cấp tỉnh 02 kỳ/năm (được đánh giá thành công), tham gia 09 cuộc tổ chức triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước; Đang thực hiện xuất khẩu sản phẩm OCOP sang thị trường Trung Quốc; Đang xây dựng kế hoạch triển khai thương mại điện tử cho chương trình.
(6) Công tác truyền thông, quảng bá: Tổ chức 3 hội thảo quan trọng cấp tỉnh và 32 hội nghị triển khai cấp huyện về chương trình OCOP cho các đối tượng là cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; Đài, Báo địa phương có chuyên mục riêng về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm định kỳ theo tuần; Đài Phát thanh và Truyền hình có chuyên mục (dạng trailer) phát thường xuyên về từng sản phẩm OCOP (nguyên liệu, quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn, cách sử dụng,...) phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình, YouTube, facebook, các biển quảng cáo điện tử lớn trên địa bàn tỉnh.
3. Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 của Chính phủ
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kết quả phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018, về nông nghiệp đặt mức tăng trưởng 3,93%, xuất khẩu nông sản 9,4 tỷ USD (tăng 12% so với cùng kỳ năm trước), hiện nay cả nước đã có 3.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới (37,7%), 53 huyện, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới, tạo nên điều kiện thuận lợi để cả nước tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần tích cực vào kết quả chung của đất nước trong phát triển kinh tế xã hội thời gian qua.
Chương trình OCOP được xem là một giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy Chương trình OCOP mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc nhưng trên thực tế, nhiều địa phương đã chủ động thực hiện từ nhiều năm trước đây, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên và dẫn đầu cả nước triển khai từ năm 2013, từ chỗ chỉ có 40 sản phẩm và 30 đơn vị tham gia chương trình, đến nay Quảng Ninh đã phát triển thành gần 300 sản phẩm và hơn 200 đơn vị tích cực tham gia.
Sau gần một năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy mô hình mỗi xã, phường một sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động, tích cực hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng Đề án, đến nay cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành phố xây dựng Đề án, 30 tỉnh, thành phố lập xong Đề án, đặc biệt đã có 06 tỉnh phê duyệt Đề án. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sớm ban hành chỉ đạo hệ thống ngân hàng trong cả nước triển khai hướng dẫn thực hiện tín dụng cho Chương trình OCOP. Hiện cả nước có hơn 5.000 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, thuộc 5 nhóm sản phẩm, trong đó nhóm thực phẩm có hơn 2.500 sản phẩm, hơn 1.000 sản phẩm đồ uống, 230 sản phẩm thảo dược, gần 600 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch nông thôn đã đăng ký tiêu chuẩn OCOP.
Ngày 14/7/2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, đã triển khai nhiệm vụ thời gian tới:
Kế hoạch của Chương trình OCOP đến năm 2020 là tiêu chuẩn hóa gần 2.400 sản phẩm, củng cố 3.920 tổ chức kinh tế tham gia OCOP, phấn đấu phát triển mới 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, động lực cho phát triển bền vững của đất nước. Đây là những thách thức rất lớn, đòi hỏi các Bộ, ngành cần đặc biệt chú trọng hướng dẫn các địa phương, triển khai đồng bộ, trong đó cần lồng ghép các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn, như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 05/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình OCOP là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc gia, hướng tới quốc tế. Chương trình OCOP sẽ tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp Việt Nam, vì vậy, nhà nước không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong quá trình sản xuất các sản phẩm OCOP mà phải phát huy tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi người dân trong môi trường kinh tế thị trường. Chương trình OCOP cũng như Chương trình xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau năm 2020, Chính phủ sẽ tổng kết việc thực hiện để tiếp tục triển khai lâu dài. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần tập trung truyền thông về Chương trình OCOP, nhằm thống nhất về cách hiểu, cách làm, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội khi triển khai, coi nội dung tuyên truyền Chương trình OCOP là một nội dung trong cuộc thi báo chí về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững;
- Khẩn trương kiện toàn hệ thống thực hiện Chương trình OCOP như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo hướng lồng ghép nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp, có bộ phận chuyên trách triển khai Chương trình OCOP;
- Huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn. Khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân, nguồn hỗ trợ ODA và các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai Chương trình, nhất là thu hút đầu tư từ các chủ thể kinh tế là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Bố trí một phần kinh phí cho việc xây dựng các đề án phát triển kinh tế, xã hội phục vụ Chương trình OCOP;
- Xây dựng và phát triển mạng lưới đối tác OCOP, trong đó có các đối tác quốc tế, tài chính tín dụng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bảo hộ, sở hữu trí tuệ trong phát triển sản phẩm OCOP từ Trung ương đến địa phương.
Ngày 22/8/2018 Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐ về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm 2018-2020;
Ngày 16/4/2019 Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-BCT về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020;
Ngày 21/8/2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1048/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Ngày 28/10/2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4078/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Theo Báo cáo tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại Hội nghị toàn quốc tại Nam Định ngày 19/10/2019 đã đánh giá: Sau 09 năm triển khai Chương trình, cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rất toàn diện, nền tảng, tạo sự thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, đưa nông nghiệp - nông thôn Việt Nam lên một thế và lực mới. Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng khá và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị, trong đó:
Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã có những thay đổi tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng trưởng khá. Dịch vụ ở nông thôn phát triển đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế: Công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân 12,2% trong giai đoạn 2010-2018, cao hơn mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm mạnh từ 48,2% xuống còn 38,1% trong giai đoạn 2010-2018. Đến năm 2019, thu nhập từ hoạt động nông lâm thủy sản chỉ còn chiếm 22% tổng thu nhập của hộ nông thôn, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm 78%. Tại các xã đạt chuẩn NTM thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp lên tới 80%, trong khi đã các xã chưa đạt chuẩn thì tỷ lệ này giảm xuống 75,9%. Như vậy, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã và đang trở thành giải pháp quan trọng tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và nâng cao thu nhập của hộ dân nông thôn.
Về xúc tiến thương mại, các địa phương trên cả nước đã bước đầu quan tâm tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm ở các thị trường lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,...) cũng như tại các thị trường quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ...) các lễ hội giới thiệu, xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, như: Lễ hội sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Lễ hội trái cây Nam Bộ; Lễ hội trái cây ngon các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tổ chức hàng năm), Lễ hội trái cây ngon Bến Tre, Đồng Tháp, hội chợ sản phẩm OCOP Quảng Ninh ở Hà Nội, OCOP Bến Tre tại thành phố Hồ Chí Minh, Lễ các hội cà phê Buôn Ma Thuột, lễ hội bơ của Đăk Nông, các lễ hội trái cây của Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh,...
Các mô hình về phát triển du lịch nông thôn đã và đang từng bước phát triển mạnh tại các địa phương, góp phần hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập, như: mô hình du lịch nông thôn tại Làng quê Yên Đức (Đông Triều, Quảng Ninh), mô hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng quê Ba Vì (Hà Nội), mô hình du lịch đảo chè tại Thanh Chương (Nghệ An), mô hình du lịch cộng đồng ở Pù Luông (Thanh Hóa), Hoa Lư (Ninh Bình), du lịch Chợ Lách (Bến Tre), du lịch nông trại Lâm Đồng, du lịch làng rau Hội An, vườn nho Ninh Thuận,...
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, cả nước gắn với thị trường trong nước và quốc tế; trình độ canh tác, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh quốc tế của nhiều loại nông sản được nâng cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu tăng nhanh và từng bước khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường trong nông nghiệp chuyển từ lúa sang cây ăn quả, rau, cơ cấu thủy sản tăng nhanh, nông nghiệp giảm; phát triển mạnh các chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến quy mô lớn, tăng cường ứng dụng KHCN; dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa,... Đến nay, các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được trên 27.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn, trong đó, phát triển được 1.478 chuỗi nông sản an toàn và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi. Trong đó có một số tập đoàn lớn tham gia mô hình chuỗi (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop,...). Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT[1], có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đến năm 2020 (gồm: Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Đắk Nông, Đắc Lắc, Kon Tum, Bình Phước, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang).
Cùng với quá trình quy hoạch lại đồng ruộng, các địa phương cũng đẩy mạnh việc dồn điển đổi thửa, đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theo tiêu chuẩn NTM. Các địa phương cũng thuận lợi trong việc dồn gọn quỹ đất công, hình thành cánh đồng lớn để sản xuất hàng hóa tập trung cũng như quy hoạch các vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Nhiều địa phương ở vùng Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội trước khi dồn điền trung bình có 10-15 thửa/hộ thì đến nay, chủ yếu chỉ có 1-2 thửa/hộ; Nam Định trước khi dồn điển, đổi thửa là 3,27 thửa/hộ thì giảm xuống còn 1,5 thửa/hộ.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được nhiều doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình nuôi cá bằng phương pháp sông trong ao tại Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên; mô hình trồng rau theo công nghệ tưới tiết kiệm của Israel tại nhiều tỉnh;... Nhiều địa phương (Sơn La, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu,...) đã tạo cơ chế, huy động nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản ở nông thôn, tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.
Trình độ canh tác ngày càng hoàn thiện, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao rõ rệt. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng mạnh, bình quân cả nước năm 2018 đạt 98 triệu đồng/ha đất trồng trọt tăng 36% so với giá trị đạt được năm 2010 với 72 triệu đồng/ha. Một số địa phương đạt giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích rất cao như thàng phố Hồ Chí Minh đạt 502 triệu đồng/ha, Hà Nội đạt 259 triệu đồng/ha, Đồng Nai đạt 228,8 triệu đồng/ha, An Giang đạt 173 triệu đồng/ha, Lâm Đồng đạt 169 triệu đ/ha. Tổng kinh ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 09 năm 2010-2018 đạt 269 tỷ USD (bình quân 30 tỷ/năm) với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3%/năm. Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD, khẳng định vị thế của Việt Nam đứng trong top 15 của thế giới và đứng thứ 2 trong khối ASEAN.
Tỷ trọng nông nghiệp trong kinh tế cả nước và kinh tế nông thôn giảm mạnh xuống dưới 14% tuy nhiên nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam; hình thành nhiều vùng nông nghiệp đặc thù theo chức năng: nông nghiệp ven đô, nông nghiệp quy mô lớn sản xuất hàng hóa, nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng tới thông minh. Giai đoạn 2010-2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn ngành nông nghiệp đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đặt 3,9%/năm.
Chương trình OCOP sau hơn 01 năm triển khai đã có những kết quả vượt bậc cả về số lượng sản phẩm tham gia chương trình, mẫu mã, chất lượng được từng bước khẳng định, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của tùng vùng quê gắn với bảo tồn văn hóa và đặc trưng của mỗi vùng miền. Trong 58/63 tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch/Đề án thực hiện Chương trình, có 19 tỉnh ban hành Kế hoạch[2], 32 tỉnh ban hành Đề án[3], 5 tỉnh ban hành cả Đề án và Kế hoạch[4] (Còn 5 tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng chưa phê duyệt đề án/kế hoạch triển khai Chương trình[5]). Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP đến năm 2020 là 3.715 sản phẩm. Trong đó: nhóm Thực phẩm có 2.123 sản phẩm, nhóm Đồ uống có 387 sản phẩm, nhóm Thảo dược có 260 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm Lưu niệm, nội thất trang trí có 657 sản phẩm và nhóm Dịch vụ, du lịch và bán hàng có 188 sản phẩm. Tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt gần 9.559 tỷ đồng. Đã có 8 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 374 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 5 sao, 134 sản phẩm 4 sao, 132 sản phẩm 3 sao, bao gồm: tỉnh Bắc Kạn có 37 sản phẩm (5 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Nam có 25 sản phẩm (05 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao); tỉnh Lào Cai có 10 sản phẩm (01 sản phẩm 4 sao, 9 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Ninh có 196 sản phẩm (8 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao, 126 sản phẩm 3 sao); tỉnh Bến Tre có 45 sản phẩm (31 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao); tỉnh Nam Định có 36 sản phẩm (17 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao); tỉnh Thái Nguyên có 25 sản phẩm (13 sản phẩm 4 sao, 12 sản phẩm 3 sao), Hà Tĩnh có 08 sản phẩm (01 sản phẩm 04 sao và 7 sản phẩm 3 sao).
Nhiệm vụ chương trình trọng tâm dự kiến giai đoạn 2021-2025: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền: Tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sản nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả cao hơn; xây dựng vùng nguyên liệu nông sản tập trung quy mô lớn gắn với cấp mã vùng trồng mã vạch sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (VietGap, GlobalGap) và truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp; Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP truyền thống,... Quan tâm đến trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, nhất là những loại đặc sản của vùng miền, có giá trị kinh tế cao; Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường khâu bảo quản và chế biến hàng nông sản; hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản; Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu; Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA TỈNH THÁI BÌNH
1. Dữ liệu về sản phẩm và tổ chức kinh tế
Toàn tỉnh có 1.051 sản phẩm thế mạnh, thuộc 6 nhóm sản phẩm, trong đó, nhóm thực phẩm có 442 sản phẩm; đồ uống có 500 sản phẩm; thảo dược có 6 sản phẩm; vải và may mặc có 80 sản phẩm; lưu niệm - nội thất - trang trí có 18 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn có 5 sản phẩm. Tổng sản lượng sản xuất các sản phẩm 15.000.000 đơn vị sản phẩm. Tổng doanh thu trung bình ước đạt 600 triệu đồng/năm. Thị trường tiêu thụ chính: Tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng,... có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường các nước Đài Loan, Trung Quốc,...
Bảng 1: Số lượng sản phẩm lợi thế phân theo nhóm ngành
TT |
Nhóm ngành hàng |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Thực phẩm |
442 |
42 |
2 |
Đồ uống |
500 |
47,6 |
3 |
Thảo dược |
6 |
0,6 |
4 |
Vải và may mặc |
80 |
7,6 |
5 |
Lưu niệm - nội thất - trang trí |
18 |
1,7 |
6 |
Dịch vụ du lịch nông thôn |
5 |
0,5 |
|
Tổng |
1.051 |
100 |
Các sản phẩm trên được sản xuất bởi 27.159 tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 496 Công ty cổ phần, 1.630 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 121 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác liên kết hộ sản xuất kinh doanh, 1.361 doanh nghiệp tư nhân, 23.550 hộ sản xuất kinh doanh.
Bảng 2: Số lượng các chủ thể sản xuất thuộc các ngành hàng
TT |
Loại hình |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Công ty Cổ phần |
496 |
1.8 |
2 |
Công ty TNHH |
1.630 |
6 |
3 |
Hợp tác xã |
121 |
0.45 |
4 |
Tổ hợp tác |
01 |
0.05 |
5 |
Doanh nghiệp tư nhân |
1.361 |
5 |
6 |
Hộ SX-KD |
23.550 |
86.7 |
|
Tổng |
27.159 |
100 |
Qua số liệu và thông tin điều tra cho thấy, tỉnh có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, vải và may mặc. Ngoài ra, yếu tố lịch sử lâu đời và đa dạng văn hóa từ nhiều nơi tập trung về đây cũng tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm nông sản chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm nổi tiếng và có giá trị cao. Đồng thời, với điều kiện tự nhiên, canh tác và di tích, văn hóa đa dạng cho thấy Thái Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa đặc biệt là khám phá các làng nghề truyền thống.
Mặc dù có rất nhiều tiềm năng, nhưng dường như các tiềm năng đó của Thái Bình chưa thực sự phát huy. Các sản phẩm phong phú, đa dạng, song phần lớn chỉ tập trung tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, chưa tiếp cận rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, thị trường xuất khẩu mới chỉ xuất hiện nhiều ở mặt hàng thủy sản và thủ công mỹ nghệ. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thiên về hộ gia đình (chiếm 86,7%) đây là loại hình kinh doanh nhà nước có chủ trương chuyển đổi thành doanh nghiệp theo mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Hình thức kinh tế hợp tác mới còn hạn chế (chiếm 0,5%, gồm cả HTX và tổ hợp tác). Việc phát triển sản phẩm và dịch vụ lợi thế gắn với văn hóa - cảnh quan và du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Điều này có thể thấy rõ thông qua các số liệu về sản phẩm du lịch của Thái Bình vẫn còn rất hạn chế (chiếm 0,5% số sản phẩm).
2. Tình hình sử dụng nguồn lực
Theo kết quả thống kê về dân số - lao động, quy mô dân số tỉnh Thái Bình tương đối ổn định tính từ năm 2010 là 1.784,7 nghìn người, tính đến tháng 4/2019 theo kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc là 1.860,447 nghìn người (trong đó: thành thị 196,442 nghìn người, khu vực nông thôn 1.664,025 nghìn người). Nguồn nhân lực tỉnh khá dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số chiếm khoảng 62%, đây là nguồn lực lợi thế của tỉnh để đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thái Bình là tỉnh thuần nông việc phân bố dân số cũng như nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vùng nông thôn (chiếm trên 78%). Xu hướng chung của thị trường lao động của tỉnh hiện nay là luồng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và từ nông thôn đi lao động các tỉnh, thành phố lớn. Lao động làm trong các ngành kinh tế của tỉnh là 1.085,1 nghìn người, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể, lao động khối ngành, nông nghiệp - thủy sản giảm từ 57,3% năm 2011 xuống còn 50,7% năm 2016. Lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,2% năm 2011 lên 30,2% năm 2016. Xu hướng này cũng phù hợp với tình hình chuyển dịch cơ cấu hiện nay của tỉnh.
Trước thực trạng nguồn lực lao động như vậy, trong chương trình OCOP cần có chính sách tác động toàn diện đến đến 6 nhóm sản phẩm, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
3. Phương thức và thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.1. Các phương thức tiêu thụ
Một số phương thức, hình thức phổ biến đang áp dụng hiện nay:
- Bán buôn hàng hóa: Là phương thức bán hàng cho các đơn vị khác để thực hiện việc bán ra hoặc gia công chế biến và bán, có hai hình thức bán buôn: (1) bán buôn qua kho; (2) bán vận chuyển thàng không qua kho.
- Bán lẻ hàng hóa: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, có hai hình thức bán lẻ: (1) Thu tiền tập trung, việc giao dịch và nhận hàng ở 2 khâu tách rời nhau; (2) thu tiền trực tiếp, việc giao dịch và nhận hàng đồng thời.
- Bán hàng thông qua đại lý: Là phương thức bán hàng thông qua đơn vị thứ cấp để bán hàng cho người sử dụng.
- Bán hàng trả góp, trả chậm: Người mua sở hữu sản phẩm từ người bán và thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong nhiều kỳ.
Ba phương thức bán hàng đã và đang được áp dụng phổ biến trên địa bàn tỉnh Thái Bình (1) bán buôn; (2) bán lẻ; (3) bán hàng qua đại lý.
Các phương pháp tiếp cận khách hàng hiện nay chủ yếu vẫn tập trung hình thức đơn kênh theo lối truyền thống (tức là chào và bán hàng trực tiếp giữa người bán và người mua), hình thức đa kênh chưa nhiều, chưa hình thành được hệ thống bán hàng hoàn chỉnh. Sản phẩm chủ yếu bán thô, chưa qua chế biến hoặc chế biến sâu, ví dụ: Bán tỏi tươi chiếm tỉ trọng lớn, phần chế biến rất nhỏ (chế biến thành rượu tỏi, tỏi đen,...); Dâu tằm bán trực tiếp kén và nhộng, đũi chưa có các sản phẩm từ tơ tằm,... một số sản phẩm tiếp cận thị trường trong nước yếu chủ yếu xuất khẩu (ngao, đồ đan lát thủ công mỹ nghệ,...). Trong thời gian tới cách tiếp cận của chương trình OCOP cần chuyên nghiệp hóa các khâu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế (nguyên liệu đầu vào có liên kết - sơ chế, chế biến tạo ra sản phẩm - thương mại hóa sản phẩm), mỗi khâu đều hình thành hệ thống bài bản, có kiểm soát, tiếp cận việc quản lý theo dây chuyền tiên tiến, hiện đại bằng ứng dụng công nghệ thông tin.
3.2 Thị trường tiêu thụ
Tình trạng chung của các sản phẩm khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình mới chỉ dừng lại ở vùng nguyên liệu, tạo ra sản phẩm thô, sơ chế, hoặc gia công sản phẩm, tỉ lệ chế biến thành phẩm chiếm tỉ lệ thấp, do vậy yếu thế trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường ngoài tỉnh. Nguyên nhân này dẫn đến sản phẩm giá thành rẻ, chưa có nhiều thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường toàn quốc. Sản phẩm của tỉnh phần lớn được tiêu thụ tại các địa phương khu vực phía Bắc, chưa tương xứng với tổng lượng sản phẩm hiện có trên địa bàn, việc nhận diện thương hiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.
Trong thời gian tới, việc tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm OCOP cần dành nguồn lực cần thiết cho hỗ trợ triển khai các hoạt động phát triển thị trường cho sản phẩm. Tổ chức cho các tổ chức kinh tế tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ giao thương, kết nối cung cầu tại thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định,... ngoài ra cần tranh thủ sự ủng hộ từ hệ thống Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam giới thiệu thông tin tổ chức kinh tế và sản phẩm tìm kiếm đối tác phù hợp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
III. TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
1. Quản lý nhà nước về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa
Từ năm 2010 đến nay, đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn cơ sở trên 500 sản phẩm hàng hóa các loại đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa Công tác quản lý mã số mã vạch trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có 120 đơn vị đăng ký, trên tổng số 1.000 sản phẩm, chiếm 12% tổng sản phẩm hàng hóa các loại.
2. Xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ
Trên địa bàn tỉnh hiện tại đăng ký 5 nhãn hiệu tập thể (tỏi Thái Thụy, gạo thơm Thái Bình, cói Quỳnh Phụ, chạm bạc Đồng Xâm, mắm cáy Hồng Tiến) và 01 nhãn hiệu chứng nhận (ngao Thái Bình).
IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, thách thức trong triển khai Chương trình OCOP
Phân tích SWOT trong triển khai Chương trình OCOP
ĐIỂM MẠNH: - Địa thế: Tỉnh Thái Bình nằm trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). - Địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, bờ biển dài 54 km, bãi biển rộng 250km2 diện tích đất nông nghiệp tập trung. - Lịch sử văn hóa lâu đời, đa dạng, còn giữ được nhiều nét truyền thống của vùng nông thôn Bắc Bộ xưa đặc biệt trong đó là văn hóa ẩm thực đa dạng, tinh tế. - Nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là Du lịch văn hóa, lịch sử (chùa Keo, lăng mộ, đền thờ các vị vua triều Trần, đền Tiên La,...), du lịch sinh thái (cồn Vành, cồn Đen,...) du lịch làng nghề (chạm bạc Đồng Xâm, dệt đũi,...),... - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh đa dạng và luôn sẵn sàng: Về nguồn lực tài chính, về đào tạo con người, về khoa học - công nghệ, về các dịch vụ hỗ trợ, về chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,.... (02 nhà máy nhiệt điện, quy hoạch khu công nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp,...) - Có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao (02 trường đại học: Đại học Y - Dược Thái Bình; Đại học Thái Bình), 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy mô trung bình 35.000 người/năm. |
ĐIỂM YẾU: - Người dân vùng nông thôn của Thái Bình có tâm lý ngại thay đổi, bằng lòng với quy mô và năng lực hiện tại. - Tâm lý trông chờ vào các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước của người dân. - Hình thức tổ chức kinh tế, sản xuất của cộng đồng còn hạn chế. Phần nhiều người dân e ngại với các thủ tục pháp lý mà tổ chức theo hướng đơn giản nhất, quy mô nhỏ, không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước - Sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị chưa nhiều; ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhằm tận dụng phụ phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa cao. - Hiểu biết về sản phẩm, thị trường của đội ngũ cán bộ trong hệ thống phát triển nông nghiệp, nông thôn còn chưa đáp ứng nhu cầu để hỗ trợ cộng đồng phát triển theo đúng tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Các sản phẩm truyền thống còn thô sơ, chưa hấp dẫn (về thiết kế), chưa có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, thực trạng xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa thực sự được quan tâm. |
CƠ HỘI: - Địa thế thuận lợi là ưu thế để thúc đẩy cơ hội giao thương sản phẩm ra ngoài tỉnh (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,...), thu hút đầu tư hình thành các cụm công nghiệp sản xuất, chế biến,... - Yếu tố địa hình thuận lợi giúp cho việc hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển công nghiệp chế biến và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. - Xu hướng và nhu cầu về các sản phẩm truyền thống, đặc sản của người dân tăng cao. - Tâm lý e ngại các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại,... của người dân Việt Nam. Song song với đó là trình độ dân trí, khả năng tìm hiểu thông tin và đánh giá về sản phẩm của người dân cũng tăng cao đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm đầm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. - Nhu cầu được tìm hiểu, trải nghiệm của người dân đô thị về cuộc sống vùng quê, cuộc sống an lành hay những giá trị lịch sử; văn hóa trong những làng nghề truyền thống ngày càng tăng cao. - Chủ trương và chiến lược hỗ trợ phát triển nông thôn, tái cơ cấu nền kinh tế của chính quyền địa phương ngày càng quyết liệt, rõ ràng và sát thực với nhu cầu địa phương. - Nền kinh tế mở rộng không giới hạn địa bàn, thời gian nhờ vào khoa học, công nghệ, kết nối internet, giúp các tổ chức kinh tế nông thôn dễ dàng kết nối với thành thị. |
NGUY CƠ, THÁCH THỨC: - Chương trình OCOP được triển khai mạnh mẽ trên cả nước là động lực thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm của nhiều vùng miền khác nhau. Điều này tạo nên áp lực cạnh tranh về sản phẩm của Thái Bình phải luôn tư duy, đổi mới, sáng tạo cải tiến hoàn thiện hay phát triển mới sản phẩm đáp ứng quy luật thị trường. - Một loạt các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết mà Việt Nam là thành viên, do đó có một làn sóng mạnh mẽ khác từ các sản phẩm ngoại nhập rất đa dạng, phong phú và có chất lượng cao chiếm lĩnh thị phần trong nước trong đó có tỉnh Thái Bình. - Sự cạnh tranh từ các sản phẩm nhái, sản phẩm chất lượng kém, giá rẻ trong khi đó hệ thống giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường còn chưa đáp ứng kịp. - Một bộ phận khách hàng còn chưa nhận biết, phân biệt được sản phẩm thật, giả, sản phẩm nhập ngoại hay sản phẩm trong nước dẫn đến niềm tin, tâm lý hoang mang. - Bản sắc văn hóa đang dần bị mai một hoặc biến dạng do chạy theo xu hướng thị trường hoặc do chưa phát triển được để đáp ứng nhu cầu thị trường (các làng nghề đang nguy cơ mai một hoặc theo hướng công nghiệp hóa làng nghề). - Tâm lý ngại thay đổi, ngại thực hiện các hoạt động chuẩn hóa quy trình theo quy chuẩn, các thủ tục pháp lý và yêu cầu của nhà nước. |
2. Chiến lược triển khai Chương trình OCOP dựa trên phân tích SWOT
2.1. Tận dụng cơ hội
a) Dùng điểm mạnh:
- Phân bổ các nguồn tài chính hợp lý cho Đề án, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển cho các sản phẩm có cơ hội thị trường lớn trước mắt nhưng cũng cần có những nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiềm năng lâu dài, bền vững, có sức lan tỏa rộng và hàm lượng khoa học - công nghệ lớn.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích đột phá nhằm thu hút sự tham gia của các chuyên gia và nhà khoa học trong việc đào tạo cộng đồng về phát triển và thương mại hóa các sản vật địa phương.
- Gắn kết các hoạt động du lịch với phát triển nông thôn, đặc biệt là các hoạt động lễ hội, khám phá lịch sử, văn hóa, tập quán của người dân địa phương nhằm tối ưu hóa các hoạt động quảng bá và bán sản phẩm.
- Nâng cao hiểu biết về sản phần, tổ chức sản xuất, thị trường cho cộng đồng vừng nông thôn để từng bước thay đổi và nâng cao trình độ, quy mô sản xuất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
- Hỗ trợ cộng đồng một cách có hệ thống trong việc nâng cấp sản phẩm, thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, quản trị kinh doanh, phát triển thị trường.
- Xây dựng dự án phát triển kết nối được nhiều nguồn lực sẵn có khác nhau của tỉnh nhằm phát huy thế mạnh địa phương, đặc biệt là thế mạnh về văn hóa, lịch sử, nguồn lực con người và khoa học - công nghệ.
- Tích cực hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nông - thủy sản và chế biến từ nông - thủy sản địa phương nhằm cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và mở rộng thị trường ngoài tỉnh, tận dụng khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa cho người dân thành thị, cho khách du lịch.
b) Khắc phục điểm yếu:
- Xây dựng và tìm giải pháp hỗ trợ các chủ thể kinh tế mở rộng quy mô, cơ giới hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao (đẹp về mẫu mã, đảm bảo chất lượng), tăng tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống của cộng đồng theo hướng từ dưới lên kết hợp với từ trên xuống, trong đó mấu chốt là từ dưới lên.
- Nâng cao hiểu biết về sản phẩm, thị trường cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cần có những tài liệu hướng dẫn cũng như tập huấn phù hợp để người dân được tiếp cận, hiểu và thấy được những lợi ích của việc chuẩn hóa quá trình sản xuất, kinh doanh và chuẩn hóa sản phẩm;
Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các đề tài, dự án khoa học - công nghệ nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng phụ phẩm từ quá trình sơ chế, chế biến để nâng cao giá trị nông sản.
2.2. Hạn chế nguy cơ, tránh thách thức
a) Dùng điểm mạnh:
- Từng bước nâng cao hiệu lực quản lý thị trường, xử lý đủ mạnh đối với những hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng thấp nhằm nâng cao tính công bằng trong phát triển hàng hóa.
- Hỗ trợ cộng đồng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhận diện thương hiệu và quảng bá thương hiệu.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu minh bạch, dễ đo lường trong việc hỗ trợ các cộng đồng phát triển sản phẩm.
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, xây dựng và gắn câu chuyện sản phẩm từ các giá trị văn hóa này nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
b) Khắc phục điểm yếu:
- Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chú trọng các hình thức cạnh tranh khó sao chép như thực hiện chiến lược “giá thành thấp” hoặc “giá thành cao”, phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chiến lược “cạnh tranh theo chuỗi giá trị”,...
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất hàng hóa cũng như tra cứu thông tin, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho cả cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối cơ sở sản xuất với người tiêu dùng.
PHỤ LỤC 02: KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Tt |
Hoạt động chính |
Kết quả cần đạt |
Phân kỳ (năm) |
Trách nhiệm thực hiện |
Ghi chú |
|||||
2019 |
2020 |
VP ĐPNTM |
Công thương |
KH & CN |
VH-TT-DL |
Huyện |
||||
I |
Khởi động Chương trình |
|
|
|
- |
- |
- |
- |
- |
|
1.1 |
Hội nghị lãnh đạo tỉnh về Chương trình OCOP-TB |
Thống nhất quan điểm chỉ đạo, cách làm tại các cấp |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Thực hiện Quý I hàng năm |
1.2 |
Hội nghị triển khai Chương trình OCOP-TB (có trực tuyến toàn tỉnh) |
Lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện; xã/phường/thị trấn tham dự Hội nghị nắm bắt chủ trương, nguyên tắc chu trình OCOP thường niên |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Theo kế hoạch hàng năm |
1.3 |
Hội nghị triển khai Chương trình OCOP-TB tại các huyện, thành phố |
Lãnh đạo UBND huyện, các xã, phường, thị trấn, các tổ chức kinh tế trên địa bàn hiểu về nguyên tắc OCOP và chu trình OCOP thường niên |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Thực hiện Quý I hàng năm |
II |
Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP -TB |
|
|
|
- |
- |
- |
- |
|
|
2.1 |
Xây dựng tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động cấp tỉnh, huyện, xã |
Xây dựng tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động cấp tỉnh, huyện, xã Ban điều hành và các thành viên; bộ phận chuyên trách tại Sở NN, huyện, xã (nhân sự, mô tả công việc, KPI) |
x |
- |
x |
- |
- |
- |
x |
Thực hiện khi Đề án được duyệt có thể kiện toàn hàng năm |
2.2. |
Xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP-TB |
Tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP Hà Nội |
x |
- |
x |
- |
- |
- |
- |
Vận dụng OCOP Quốc gia xây dựng ban hành riêng đối với OCOP Thái Bình |
2.3 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP |
Tạo ra bộ công cụ số trong việc quản lý vận hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cơ sở |
x |
- |
x |
- |
- |
- |
- |
Website, phần mềm truy xuất nguồn gốc, bản đồ sản phẩm số,... |
2.4 |
Xây dựng chính sách cho Chương trình OCOP |
Hướng dẫn chính sách cho Chương trình OCOP dễ tiếp cận, vận dụng thực tiễn |
- |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Vận dụng chính sách trung ương và tỉnh áp dụng thực hiện |
2.5 |
Xây dựng hệ thống đối tác OCOP |
Hệ thống đối tác OCOP được hình thành, liên kết, phối hợp tốt với cộng đồng tham gia Chương trình OCOP |
- |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Thực hiện hàng năm theo Kế hoạch được duyệt |
III |
Triển khai chu trình OCOP thường niên |
|
|
|
- |
|
- |
- |
x |
|
3.1 |
Hội nghị Ban Điều hành chương trình OCOP TB (2 lần/năm) |
Chu trình OCOP và nhiệm vụ trọng tâm của năm được thống nhất |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Thực hiện định kỳ hàng năm theo Kế hoạch |
3.2 |
Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm |
Kế hoạch chi tiết hàng năm được lập |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Thực hiện vào đầu tháng, Quý I hàng năm |
3.3 |
Triển khai theo chu trình |
|
x |
x |
x |
|
- |
- |
x |
|
3.3.1 |
Tuyên truyền |
Người dân tại các thôn, tổ, khu dân cư biết, hiểu về OCOP, có mẫu đăng ký sản phẩm, biết nộp ở đâu, khi nào hết hạn,... |
x |
x |
|
|
|
|
- |
Thực hiện tuyên truyền lồng ghép hoặc tổ chức độc lập |
3.3.2 |
Nhận ý tưởng sản phẩm |
Các ý tưởng sản phẩm được sàng lọc, chấp nhận; được hướng dẫn khi không được chấp nhận |
x |
x |
|
|
|
|
- |
Thực hiện vào tháng 2-3 hàng năm |
3.3.3 |
Nhận phương án kinh doanh (Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn Phương án kinh doanh) |
Các PAKD được sàng lọc, chấp nhận; được hướng dẫn khi không được chấp nhận |
x |
x |
|
|
|
|
- |
Thực hiện vào tháng 3-4 hàng năm |
3.3.4 |
Triển khai Phương án kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ) |
(1) Người dân vượt qua các khó khăn nhờ các tư vấn, chỉ dẫn và kết nối sử dụng nguồn lực phù hợp. (2) Các sản phẩm đã đăng ký có thể tham gia đánh giá và dự thi |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
x |
Thực hiện vào tháng 4-9 hàng năm |
3.3.5 |
Đánh giá/xếp hạng sản phẩm |
Toàn bộ sản phẩm đăng ký được đánh giá và phân hạng theo tiến trình 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia |
x |
x |
- |
- |
- |
|
x |
Thực hiện vào tháng 10 hàng năm |
3.3.5.1 |
Cấp huyện (1 đợt/năm x 2 năm) |
|
x |
x |
|
|
|
|
x |
|
3.3.5.2 |
Cấp tỉnh (1 đợt/năm x 2 năm) |
|
x |
x |
|
|
|
|
|
|
3.3.6 |
Xúc tiến thương mại |
Hệ thống xúc tiến và quảng bá được hình thành và vận hành ổn định |
x |
x |
- |
x |
- |
|
x |
Tất cả các tháng trong năm |
IV |
Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
- |
- |
- |
- |
- |
|
4.1 |
Tập huấn xây dựng và triển khai phương án kinh doanh |
Người dân có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm đã được duyệt |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Áp dụng đối với các tổ chức đăng ký OCOP |
4.2 |
Tập huấn phát triển sản phẩm |
Cộng đồng có thể phát triển sản phẩm dựa trên điều kiện thực tế của cơ sở |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Áp dụng đối với các tổ chức đăng ký OCOP |
4.3 |
Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử |
Cộng đồng có kỹ năng cơ bản về bán hàng/thương mại điện tử |
x |
x |
x |
- |
|
- |
- |
Áp dụng đối với các tổ chức đăng ký OCOP |
4.4 |
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP |
Cán bộ OCOP được trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản triển khai Chương trình OCOP |
x |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
Áp dụng đối với hệ thống QL Chương trình OCOP các cấp |
V |
Nhiệm vụ, Dự án thành phần của Đề án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với OCOP |
Ứng dụng tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cấp cải tiến quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm,... |
|
x |
x |
|
x |
|
|
Thông qua đặt hàng khoa học công nghệ cấp tỉnh và trung ương hàng năm |
5.2 |
Quản lý chất lượng và môi trường sản xuất sản phẩm |
Đảm bảo sản phẩm OCOP đạt và duy trì chất lượng và môi trường sản xuất sản phẩm theo quy định |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Phối hợp liên ngành trong việc hỗ trợ |
5.3 |
Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm |
Tạo ra điểm ít nhất 01 điểm/huyện; mở rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn trong và ngoài tỉnh |
- |
x |
|
x |
- |
- |
x |
Sở công thương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan |
5.4 |
Nhóm Dự án điểm du lịch gắn với OCOP |
Hình thành các tiểu dự án phát triển các điểm du lịch qua đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP |
|
|
|
|
|
x |
|
Phù hợp quy hoạch phát triển du lịch tỉnh |
5.5 |
Nhóm Dự án chuẩn hóa và nâng cấp các sản phẩm chủ lực |
Mỗi huyện tạo ra ít nhất từ 1 - 3 sản phẩm chủ lực điểm năm 2019 và từ 3 - 5 sản phẩm năm 2020 và tiếp tục mở rộng những năm tiếp theo |
x |
x |
|
- |
- |
- |
|
Sản phẩm có đăng ký tham gia OCOP được chấp nhận |
[1] Quyết định số 4781/QĐ-TTg ngày 21/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020
[2] Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội; Phú Thọ; Lai Châu, Bình Dương
[3] Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Hồ Chí Minh; Đắk Lắk, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Thuận, An Giang, Lạng Sơn.
[4] Ninh Thuận; Bắc Kạn; Nam Định, Quảng Ngãi, Lào Cai
[5] Cao Bằng, Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây