Quyết định 29/QĐ/LB năm 1992 về Quy chế hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 29/QĐ/LB năm 1992 về Quy chế hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 29/QĐ/LB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Lê Tài |
Ngày ban hành: | 01/06/1992 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 29/QĐ/LB |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Lê Tài |
Ngày ban hành: | 01/06/1992 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
XÂY DỰNG;TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/QĐ/LB |
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 1992 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
LIÊN BỘ: BỘ XÂY DỰNG - TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế, ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày
16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế;
Căn cứ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản, ban hành kèm theo Nghị định số
385/HĐBT ngày 07-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng;
Để bảo đảm các quan hệ kinh tế cũng như trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của
bên giao thầu và bên nhận thầu các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn do Nhà
nước quản lý.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: - Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy chế về hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản.
Điều 2: - Bản Quy chế này áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 1-7-1992. Các văn bản về ký kết hợp đồng trong xây dựng cơ bản do các ngành, địa phương quy định trước ngày ban hành Quyết định này, nay không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào bản Quy chế này để hướng dẫn chi tiết những điều khoản cho phù hợp với đặc điểm xây dựng của từng chuyên ngành hoặc của địa phương. Những nôi dung của văn bản hướng dẫn không được trái với nội dung của bản Quy chế này.
Lê Tài (Đã ký) |
Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
QUY CHẾ
VỀ
HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29 QĐ/LB ngày 01 tháng 06 năm 1992 của Liên
Bộ Bộ Xây dựng - Trọng tài kinh tế Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Việc giao thầu và nhận thầu: các công việc về xây dựng (bao gồm khảo sát xây dựng; thiết kế quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư; lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật; san đào đất đá, xây dựng; lắp đặt thiết bị; chế tạo các kết cấu xây dựng...) và các công trình xây dựng (bao gồm: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, trùng tu...) thuộc nguồn vốn do Nhà nước quản lý (bao gồm: vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư, vốn tự bổ sung của các đơn vị, vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ và các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý) đều phải thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế theo các quy định của bản Quy chế này.
Điều 2: Tất cả các tổ chức, đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh sau đây, khi thực hiện các công việc, công trình xây dựng, trong phạm vi nguồn vốn nói ở Điều 1, đều thuộc đối tượng thực hiện Quy chế về hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản.
2.1 Các tổ chức giao thầu và nhận thầu là các đơn vị quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ.
2.2 Các tổ chức nhận thầu ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, công ty cổ phần...) có đăng ký hành nghề, được phép kinh doanh các công việc trong xây dựng cơ bản.
2.3 Các chủ đầu tư (hoặc các ban quản lý công trình được chủ đầu tư uỷ nhiệm hợp pháp), cơ quan sự nghiệp, trường học, viện nghiên cứu...
Điều 3. Các đối tượng không quy định trong Điều 2 của bản Quy chế này, nếu có sự thoả thuận của các bên có quan hệ hợp đồng kinh tế cũng áp dụng bản Quy chế này, nhưng phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế.
Chương 2:
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Điều 4. Trước khi thực hiện giao thầu hoặc sau khi trúng thầu (nếu thực hiện phương thức đấu thầu, các công việc, công trình nói ở Điều 1, các chủ thể đều phải ký kết hợp đồng kinh tế bằng hình thức văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu nói ở Điều 2 bản Quy chế này.
Điều 5. Tên gọi các hợp đồng kinh tế nói ở Điều 4 bản Quy chế này được đặt như sau:
"Hợp đồng giao, nhận thầu (kèm theo tên công việc cụ thể nói ở Điều 1 bản Quy chế này)". Ví dụ: "Hợp đồng giao, nhận thầu thiết kế xây dựng công trình A".
Điều 6. Bên giao thầu nói trong bản Quy chế này là chủ đầu tư công trình ban quản lý công trình được thành lập hợp pháp theo đúng quy định trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản; hoặc các đơn vị tổng thầu; nhận thầu chính thiết kế, khảo sát và nhận thầu chính xây lắp có công việc, công trình giao thầu lại cho các đơn vị nhận thầu phụ hoặc cho đơn vị nhận thầu lại. Đại diện của các chủ đầu tư hoặc các ban quản lý công trình ký hợp đồng kinh tế phải là những người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng cơ bản.
Bên nhận thầu nói trong bản quy chế này là các tổ chức kinh tế quốc doanh hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có đăng ký kinh doanh và đăng ký hành nghề hợp pháp. Các đơn vị ngoài quốc doanh được phép kinh doanh các công việc trong xây dựng cơ bản, phải có vốn pháp định tối thiểu theo quy định. Khi nhận thầu một công việc, công trình đó kèm theo xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản về số vốn hiện có đến thời điểm hợp đồng kinh tế, hoặc có giấy tờ hợp pháp xác nhận tài sản thế chấp.
Bên giao thầu chỉ được ký hợp đồng kinh tế với bên nhận thầu các công việc, công trình đúng với quy mô, phạm vi, loại công việc, công trình mà đơn vị nhận thầu được phép hành nghề và đăng ký kinh doanh.
Nghiêm cấm việc giao thầu hoặc giao thầu lại cho những đơn vị không đủ năng lực, trình độ và điều kiện thực hiện công việc giao thầu và nghiêm cấm việc không ký hợp đồng khi giao thầu lại.
Điều 7: Hợp đồng kinh tế về giao thầu, nhận thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế đã được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế: về người đại diện các bên, sự uỷ quyền trong ký kết hợp đồng kinh tế, nội dung bản hợp đồng kinh tế, hiệu lực cũng như các quy định về thanh toán, thanh lý, thanh tra...
Điều 8: Hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản gồm những loại sau đây:
8.1 Hợp đồng tổng thể dài hạn: được ký kết giữa bên giao thầu (chủ đầu tư công trình, ban quản lý công trình) với tổ chức tổng thầu hoặc tổ chức nhận thầu chính thiết kế, xây lắp. Đối tượng của loại hợp đồng này là những công việc, công trình, liên hiệp công trình có thời gian thực hiện nhiều năm. Trong trường hợp này các bên giao thầu và nhận thầu phải ký hợp đồng cụ thể ngắn hạn cho những công việc, công trình thực hiện trong từng năm.
8.2 Hợp đồng cụ thể ngắn hạn: được ký trực tiếp giữa bên giao thầu với đơn vị nhận thầu. Đối tượng của loại hợp đồng này là những công việc, công trình có đủ hồ sơ thiết kế, dự toán và có thời gian thực hiện dưới một năm.
8.3 Việc ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây dựng giữa tổ chức tổng thầu xây dựng hoặc các tổ chức nhận thầu chính với các tổ chức nhận thầu phụ, nhận thầu cũng phải tuân theo các quy định của Quy chế này.
8.4 Những đối tượng xây dựng chỉ có một công việc, một công trình (một sản phẩm cụ thể) hoặc các công trình dưới hạn ngạch thì bên giao thầu chỉ được ký hợp đồng kinh tế với một tổ chức nhận thầu có đủ năng lực, điều kiện thực hiện toàn bộ công việc đó, không ký trực tiếp với nhiều đơn vị nhận thầu.
Điều 9. Nội dung bản hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản gồm các điều khoản chủ yếu sau đây:
9.1. Địa điểm, ngày tháng năm ký hợp đồng.
9.2. Tên, địa chỉ của đơn vị, số hiệu tài khoản và ngân hàng giao dịch của mỗi bên.
Số hiệu, ngày, tháng, năm văn bản xác nhận vốn đầu tư của công việc, công trình của bên giao thầu (chủ đầu tư). Số hiệu, ngày tháng năm văn bản xác nhận vốn lưu động, vốn cố định hoặc tài sản thế chấp của bên nhận thầu có đến thời điểm ký hợp đồng kinh tế.
9.3 Họ, tên, chức vụ người đại diện ký hợp đồng kinh tế của mỗi bên, nếu là người được uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền hợp pháp và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế.
9.4. Nội dung công việc giao thầu và nhận thầu: nêu rõ tên công việc, công trình; quy cách tiêu chuẩn chất lượng, số lượng của từng công việc, từng công trình. Những hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều công việc, nhiều hạng mục công trình thì phải ghi rõ thành phần, quy cách, chất lượng, số lượng từng công việc, từng hạng mục công trình.
9.5. Các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; yêu cầu và trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng.
9.6. Điều kiện và thời hạn mà bên giao thầu giao các tài liệu cần thiết cho việc tiến hành khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật; cũng như thời hạn, điều kiện giao mặt bằng xây dựng, hồ sơ thiết kế, dự toán, các loại vật tư, thiết bị phải lắp đặt do bên giao thầu chịu trách nhiệm cung cấp cho bên nhận thầu.
9.7. Giá trị của hợp đồng: nêu rõ căn cứ để xác định giá trị hợp đồng kinh tế và giá trị của toàn bộ hợp đồng.
9.8. Thời hạn thực hiện hợp đồng: nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, từng công trình và của toàn bộ hợp đồng.
9.9. Các quy định về nghiệm thu, bàn giao sản phẩm nêu rõ tiến độ, lịch trình nghiệm thu, bàn giao từng công việc, từng công trình và của toàn bộ hợp đồng.
9.10. Phương thức thanh toán: nêu điều kiện và phương thức thanh toán (tiền mặt, séc hoặc vật tư hàng hoá) đối với các sản phẩm xây dựng theo quy định của Nhà nước.
Trong quá trình thanh toán cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên khi không thực hiện đúng lịch trình, điều kiện và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng hợp đồng.
9.11. Quy định về bảo hành sản phẩm: nêu rõ trách nhiệm của từng bên trong việc bảo hành từng công việc, từng công trình cũng như bảo hành toàn bộ sản phẩm sau khi bàn giao.
9.12. Quy định về thưởng, phạt trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
9.13. Những quy định về thanh lý hợp đồng kinh tế.
9.14. Những thoả thuận khác về các điều kiện đặc biệt khi thực hiện hợp đồng kinh tế.
Nội dung bản hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản, không được trái với các nội dung đã quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế; đồng thời phải phù hợp với các quy định về quản lý chất lượng, giá cả, thanh toán, bảo hành... các sản phẩm xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 10. Về nội dung, số lượng, khối lượng công việc ghi trong hợp đồng phải thể hiện các đặc thù của sản xuất, sản phẩm xây dựng.
10.1. Đối với công tác khảo sát xây dựng: phải căn cứ vào phương án khảo sát được duyệt, quy trình công nghệ khảo sát và mục đích khảo sát.
10.2. Đối với công tác thiết kế: phải căn cứ vào năng lực, đặc trưng kỹ thuật xây dựng, công nghệ và địa điểm xây dựng của công trình ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật (hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
10.3. Đối với công tác xây lắp: phải căn cứ vào tiên lượng, khối lượng của thiết kế bản vẽ thi công.
Trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký, có những khối lượng phát sinh thì bên giao thầu phải làm đủ thủ tục bổ sung khối lượng phát sinh để ghi vào hợp đồng kinh tế.
Điều 11. Về yêu cầu kỹ thuật chất lượng của sản phẩm: phải phù hợp với các quy định về kỹ thuật xây dựng, chất lượng của từng công việc, từng công trình.
11.1. Đối với công tác khảo sát xây dựng: phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm, đạt các thông số kỹ thuật đã nêu trong yêu cầu, phương án khảo sát.
11.2. Đối với công tác thiết kế xây dựng: phải theo đúng nội dung các bước thiết kế, đủ các hồ sơ thiết kế dự toán của công trình, có các chỉ dẫn chi tiết bảo đảm cho người sử dụng đọc và thực hiện đúng ý đồ của tác giả thiết kế.
11.3. Đối với công tác xây lắp: phải thực hiện đúng theo thiết kế, đúng chủng loại vật tư, bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt.
Điều 12. Về điều kiện và thời hạn giao các tài liệu cần thiết cho công tác khảo sát, thiết kế cũng như giao mặt bằng, hồ sơ thiết kế dự toán, vật tư và thiết bị cần lắp đặt cho bên nhận thầu xây lắp.
12.1. Các yêu cầu và tài liệu cần thiết cho công tác khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật... phải được bên giao thầu đưa trước cho bên nhận thầu, bảo đảm bên nhận thầu đủ thời gian nghiên cứu và thực hiện tốt các yêu cầu của bên giao thầu.
12.2. Điều kiện và thời gian giao mặt bằng xây dựng: phải ghi rõ giao tổng thể 1 lần từ đầu hoặc giao từng đợt theo tiến độ xây dựng công trình. Thời gian giao mặt bằng phải bảo đảm cho bên nhận thầu đủ thời gian xây dựng khu phụ trợ, các cơ sở phục vụ thi công.
12.3. Điều kiện và thời gian giao hồ sơ thiết kế, dự toán, phải phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, bảo đảm cho đơn vị thi công có đủ thời gian xem xét thiết kế, dự toán và lập biện pháp thi công chi tiết ở công trình.
12.4. Việc cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt: Phải đúng chủng loại, theo khối lượng của tiến độ xây dựng, bảo đảm đủ thời gian dự trữ cần thiết, có thời gian để kiểm tra, bảo dưỡng hoặc tu chỉnh lại các chi tiết hỏng, thiếu trước khi lắp đặt.
Điều 13. Tất cả các công việc, công trình xây dựng đều phải xác định được giá thì mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép.
Điều khoản về giá trong hợp đồng kinh tế phải tuân thủ các quy định sau:
13.1. Giá trị toàn bộ hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu công việc, công trình không được vượt quá tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
13.2. Tổng cộng giá trị các hợp đồng cụ thể từng công việc ở công trình không được vượt quá tổng cộng giá trị dự toán đã được phê duyệt ở công trình đó,
13.3. Giá trị các hợp đồng cụ thể trong từng năm, từng quý phải phù hợp với kế hoạch tài chính đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch tiến độ từng công việc, công trình đã được phê duyệt.
13.4. Giá cả phải được xác định theo các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng cơ bản, tỷ lệ chi phí khác, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp một số công việc chưa có định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành, thì hai bên giao thầu và nhận thầu căn cứ vào những quy định hiện hành để thoả thuận đơn giá tạm tính để ghi vào hợp đồng kinh tế. Đơn giá được cấp có thẩm quyền duyệt mới là căn cứ chính thức để thanh toán và thanh lý hợp đồng kinh tế. Khi có phát sinh về giá cả, bên giao thầu phải làm thủ tục xin duyệt bổ sung dự toán thì mới được điều chỉnh, bổ sung giá trị của hợp đồng kinh tế.
Điều 14. Điều khoản về thời gian thực hiện hợp đồng:
14.1. Đối với hợp đồng tổng thể cho toàn bộ công trình phải phù hợp với tổng tiến độ xây dựng công trình đã nêu trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
14.2. Đối với các hợp đồng cụ thể từng công việc (khảo sát, thiết kế, xây lắp...) hoặc những hợp đồng ký kết trong năm ở từng công trình vừa phải bảo đảm tổng tiến độ vừa phải bảo đảm đúng các bước của trình tự xây dựng cơ bản.
Điều 15. Việc thanh toán sản phẩm vừa hoàn thành: phải theo đúng các quy định về thanh toán sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành theo từng loại công tác.
15.1. Đối với công tác khảo sát, thiết kế xây dựng được thực hiện tương ứng với khối lượng khảo sát, hồ sơ thiết kế của bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu nghiệm thu.
15.2. Đối với công tác xây lắp: thanh toán theo giá trị thực hiện trong tháng (nếu thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc khoán gọn); hoặc thanh toán theo quy định trong quy chế đầu thầu.
15.3. Đối với thiết bị công nghệ: căn cứ vào hợp đồng mua, bán thiết bị và chứng từ thanh toán tiền của bên bán. Các công việc, khối lượng hoàn thành, phải có biên bản nghiệm thu, phiếu giá theo đúng quy định của Nhà nước. Nếu chưa có hoặc không có thì nhất thiết không được thanh toán.
Điều 16. Các điều khoản về bảo hành công trình, sản phẩm xây dựng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
16.1. Đối với công tác khảo sát, thiết kế thì chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công việc của mình. Mọi hư hỏng, lãng phí do công tác khảo sát, thiết kế gây ra thì chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm.
16.2. Các tổ chức xây lắp chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng xây dựng công trình theo đúng đồ án thiết kế.
16.3. Các cán bộ giám sát kỹ thuật, chất lượng (của Nhà nước , của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật những ý kiến kết luận của mình về chất lượng công trình, sản phẩm.
Điều 17. Trong những trường hợp cần thiết, các bên ký kết hợp đồng giao, nhận thầu xây dựng cơ bản có thể bổ sung các điều khoản vào bản hợp đồng kinh tế về những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng như: thế chấp, cầm cố tài sản, đặt tiền ký giữ của bên nhận thầu.
Điều 18. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế có thể ký kèm theo bản hợp đồng kinh tế các bản phụ lục bổ sung hợp đồng để chi tiết hoá các điều khoản về nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật xây dựng, thời hạn thực hiện, thưởng phạt, bảo hành, thanh toán, thanh lý... hợp đồng kinh tế. Bản phụ lục bổ sung hợp đồng là một bộ phận không tách khỏi hợp đồng và có giá trị pháp lý như bản hợp đồng kinh tế hai bên đã ký kết.
Chương 3:
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Điều 19. Các bên đã ký kết trong bản hợp đồng kinh tế, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết trong bản hợp đồng kinh tế đó; nếu gặp khó khăn khách quan (do Nhà nước thay đổi chủ đầu tư, công trình bị cắt giảm vốn, bị thiên tai địch hoạ...) dẫn đến khả năng không thực hiện được hợp đồng đã ký thì bên gặp khó khăn phải chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục để tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký. Trong trường hợp không thể khắc phục được phải thông báo cho bên kia biết để cùng nhau tìm biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại. Nếu bên được thông báo không có thiện ý hoặc không có biện pháp tích cực để giải quyết khó khăn cho bên kia, dẫn đến thiệt hại thì sẽ không được bồi thường thiệt hại.
Điều 20. Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu trong xây dựng cơ bản nếu có các nguyên nhân khách quan không lường trước được làm phát sinh những thay đổi về nội dung công việc của bản hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc có những yêu cầu của hai bên cần bổ sung nội dung hợp đồng kinh tế thì các bên phải ký ngày biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế đã ký. Nếu vì những thay đổi này dẫn đến một bên bị thiệt hại, thì bên kia có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Điều 21. Mọi vi phạm hợp đồng kinh tế về: số lượng, chất lượng sản phẩm, giá cả, thanh toán... phải chịu các hình thức xử phạt quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 385/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Do đặc điểm của sản xuất và sản phẩm xây dựng, mức phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản được quy định cụ thể như sau:
21.1. Vi phạm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng kinh tế, phạt từ 0,5% đến 1% giá trị của khối lượng bị kéo dài.
21.2. Vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo yêu cầu, quy định trong hợp đồng kinh tế, bên vi phạm phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng ngoài ra còn bị phạt từ 0,05% đến 0,1% giá trị của phần khối lượng không đủ, hoặc không đúng yêu cầu chất lượng.
21.3. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán, phạt theo mức lãi xuất tín dụng quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với giá trị chậm thanh toán. Khi cả hai bên không quy định rõ loại và mức phạt trong hợp đồng kinh tế, thì mức phạt số tiền chậm thanh toán sẽ do hai bên thoả thuận hoặc áp dụng mức phạt bằng lãi suất ngân hàng cho các tổ chức xây lắp vay vốn lưu động ngoài định mức.
Điều 22. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng sự thương lượng, thoả thuận và bình đẳng giữa các bên. Trong trường hợp không đạt được sự thoả thuận thì bên bị thiệt hại có quyền đưa đơn đề nghị Trọng tài kinh tế xử lý.
Điều 23. Việc thanh lý các hợp đồng kinh tề trong xây dựng cơ bản là bắt buộc. Sau 90 ngày đối với các hợp đồng kinh tế tổng thể dài hạn và 30 ngày đối với các hợp đồng kinh tế cụ thể ngắn hạn, kể từ khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm, các bên đã ký hợp đồng kinh tế phải hoàn thành việc thanh lý hợp đồng. Bên nào cố tình kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng sẽ bị khiếu nại ra Trọng tài kinh tế.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 24. Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1992. Các văn bản về ký kết hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu trong xây dựng cơ bản của các ngành, địa phương quy định trước ngày bàn hành bản Quy chế này, nay không còn hiệu lực.
Điều 25. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hoá những điều khoản của bản Quy chế này cho phù hợp với đặc điểm tình hình của chuyên ngành xây dựng và của địa phương. Nhưng, những quy định chi tiết đó không được trái với nội dung trong bản Quy chế này, và phải được sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi ngành hoặc địa phương ban hành văn bản hướng dẫn.
MẪU
HỢP ĐỒNG KINH TẾ GIAO, NHẬN THẦU TRONG
XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Phụ lục kèm theo bản Quy chế về hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản - ban hành theo Quyết định số 29 QĐ/LBB ngày 01 tháng 06 năm 1992 của Liên Bộ Bộ Xây dựng - Trọng tài kinh tế Nhà nước)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Về giao nhận thầu (ghi rõ tên công việc cụ thể)
I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ KÝ HỢP ĐỒNG
Nêu căn cứ pháp lý, các quyết định, văn bản của các cơ quan có thẩm quyền đối với công việc, công trình xây dựng mà các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế.
II. ĐẠI DIỆN CÁC BÊN GIAO THẦU, NHẬN THẦU
1. Đại diện bên giao thầu:
- Tên đơn vị, tổ chức:
- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc người được uỷ quyền):
- Địa chỉ, số hiệu tài khoản tại ngân hàng của đơn vị:
2. Đại diện bên nhận thầu:
- Tên đơn vị, tổ chức:
- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc người được uỷ quyền):
- Địa chỉ, số hiệu tài khoản của ngân hàng đơn vị:
III. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU
1. Đối tượng sản phẩm của hợp đồng (ghi thứ tự các công việc, công trình cần hợp đồng).
2. Yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách của sản phẩm, đối tượng.
3. Giá trị của hợp đồng: ghi giá trị từng công việc, từng công đoạn, từng hạng mục và ghi tổng giá trị của hợp đồng (giá trị tính bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc giá trị số lượng hàng hoá trao đổi).
4. Nêu lịch trình nghiệm thu, bàn giao, thanh toán.
5. Nêu phương thức, điều kiện thanh toán.
6. Nếu thời gian thực hiện: nêu tổng thể bắt đầu, kết thúc của hợp đồng và thời gian từng công việc theo đúng lịch trình nghiệm thu, bàn giao thanh toán, quyết toán ở trên.
7. Nêu các biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng.
IV. TRÁCH NHIỆM VÀ CAM KẾT CỦA CÁC BÊN KÝ HỢP ĐỒNG
1. Nêu biện pháp bảo đảm việc ký hợp đồng (thế chấp, cầm cố tài sản, bảo hành tài sản...)
2. Nêu nghĩa vụ, cam kết bảo đảm hợp đồng.
3. Nêu các biện pháp xử lý khi các bên vi phạm hợp đồng.
4. Nêu các biện pháp cần điều chỉnh, bổ sung hợp đồng khi cần thiết.
5. Nêu mức thưởng phạt khi các bên vi phạm hợp đồng.
6. Nêu các điều khoản khác hoặc các phụ lục của hợp đồng.
Ghi chú: Số lượng bản hợp đồng, nơi gửi:
- Số bản hợp đồng do hai bên thoả thuận nhưng tối thiểu mỗi bên phải có 3 bản. Các bên phải gửi hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cho các cơ quan sau đây:
+ Ngân hàng giao dịch của mỗi bên: 1 bản
+ Cơ quan chủ quản đầu tư của mỗi bên: 1 bản
+ Cơ quan công chứng Nhà nước nơi mỗi cơ quan đặt trụ sở:1 bản
+ Trọng tài kinh tế nơi cơ quan mỗi bên đặt trụ sở: 1 bản
Đại
diện (hợp pháp) |
Đại
diện (hợp pháp) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây