219197

Quyết định 2882/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

219197
LawNet .vn

Quyết định 2882/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Số hiệu: 2882/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 29/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2882/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 29/12/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2882/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 29 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lư quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX - kỳ họp thứ 3 về Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.

1. Quan điểm:

Xác định phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách quan trọng hàng đầu và là sự nghiệp của toàn dân. Giáo dục - đào tạo phải đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục phải theo định hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, làm tốt việc phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; từng bước đồng bộ và chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, chương trình và chất lượng đào tạo; quan tâm đúng mức đối với giáo dục miền núi, vùng ven biển, bãi ngang, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số.... Gắn việc phát triển giáo dục - đào tạo với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh.

Thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020 trên tinh thần tận dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hiện có, gắn với đầu tư bổ sung, phát triển mới; thực hiện liên thông, liên kết với các trường ngoài tỉnh; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo.

2. Mục tiêu chung:

a) Đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo hướng đồng bộ, hiện đại và chuẩn hóa; phát triển hợp lý hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện, trung tâm học tập cộng đồng; phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề theo hướng đa ngành, đa cấp và đẩy mạnh liên thông, liên kết trong đào tạo để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng xã hội học tập và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2015, có ít nhất 25% trường học đạt chuẩn Quốc gia và đạt 40% vào năm 2020.

b) Bảo đảm đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt; có cơ cấu hợp lý; đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các cấp học, bậc học.

c) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục-đào tạo và dạy nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

d) Đến năm 2015, tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh bằng mức bình quân chung của cả nước là 55% và đạt trên 70% vào năm 2020.

3. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể:

3.1. Giáo dục mầm non:

Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; phát triển mạng lưới trường, lớp học và phát triển đội ngũ giáo viên bảo đảm đáp ứng cơ bản các điều kiện để thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2015 và duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn ở những năm tiếp theo. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố đạt 50% vào năm 2015 và đạt 85% vào năm 2020. Số lượng giáo viên trên chuẩn hàng năm tăng khoảng 1,5%.

- Thu hút 15-17% số trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ vào năm 2015 và 35-40% vào năm 2020.

- Trẻ em 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 80-85% năm 2015 và lên 90-95% năm 2020.

- Trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn đạt 99,8% năm 2015 và 100% những năm tiếp theo; trong đó có ít nhất 85% trẻ học 2 buổi/ngày hoặc bán trú.

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 9% năm 2015 và dưới 7% vào năm 2020.

- Đến năm 2015 có ít nhất 22% trường công lập (khoảng 37 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 35% (khoảng 64 trường).

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện thị xã, thành phố có ít nhất 1 trường mầm non tư thục vào năm 2015 và 2 trường trở lên vào năm 2020; có khoảng 30-35% số trẻ em đến nhóm, lớp mầm non tư thục, năm 2020 đạt khoảng 40-50%.

3.2. Giáo dục phổ thông:

a) Các mục tiêu, chỉ tiêu chung:

- Phát triển hợp lý mạng lưới trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố vào năm 2015 đạt 70% ở cấp tiểu học, 100% cấp THCS và THPT; đến năm 2020 đạt 100% bậc phổ thông.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với giáo dục phổ thông; chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, phát triển năng khiếu học sinh; bảo đảm tỷ lệ học sinh tiểu học được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm sau không thấp hơn năm trước; Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm ít nhất 0,5%.

- Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; nâng dần các tiêu chuẩn đã đạt qua từng năm.

- Phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học đủ về số lượng, bảo đảm đồng bộ; đến năm 2015 có 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ; số lượng giáo viên trên chuẩn ở các cấp hàng năm tăng khoảng 2,5-3%

- Triển khai đồng bộ việc dạy tin học, ngoại ngữ ở các cấp học; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, đến năm 2015 triển khai đại trà dạy học bằng giáo án điện tử cấp THCS và THPT.

- Quan tâm đúng mức đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh khuyết tật được đến trường và hòa nhập cộng đồng.

- Đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dục, phấn đấu đến năm 2015 có 30% huyện, thị xã, thành phố có cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập và đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 100%.

b) Các mục tiêu, chỉ tiêu đối với từng cấp học:

- Tiểu học:

+ Hàng năm huy động đạt 99,9% số trẻ em trong độ tuổi học tiểu học đến trường.

+ Tăng số lớp học 2 buổi/ngày đạt 40-50% (so với tổng số lớp) vào năm 2015 và 90- 100% vào năm 2020 (trong đó khu vực phường, thị trấn đạt 50% năm 2015 và 100% năm 2020).

+ Thực hiện dạy ngoại ngữ cho học sinh lớp 3 trở lên từ năm 2011-2012 ở những trường có điều kiện, từng bước triển khai đại trà ở những năm tiếp theo.

+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học hàng năm đạt 99,9%.

+ Đến năm 2015 có ít nhất 30% trường công lập (khoảng 82 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 45% (khoảng 137 trường).

- Trung học cơ sở:

+ Đảm bảo tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS hàng năm đạt 99,9%.

+ Phân luồng học sinh THCS vào THPT hàng năm từ 75% trở lên.

+ Đến năm 2015 có ít nhất 25% trường công lập (khoảng 30 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 40% (khoảng 60 trường).

- Trung học phổ thông:

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT khoảng 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

+ Đến năm 2015 có ít nhất 27% trường công lập (khoảng 7 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 40% (khoảng 16 trường).

+ Đầu tư nguồn lực mọi mặt để phát triển Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo trở thành trường kiểu mẫu, có chất lượng cao, tầm ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc.

c) Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, miền núi, hải đảo:

- Phát triển giáo dục dân tộc: thành lập mới 1 trường DTNT huyện; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, ký túc xá các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh vào năm 2015, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đến năm 2015 có ít nhất 50% trường phổ thông dân tộc nội trú dạy 2 buổi/ngày và đạt 100% vào năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm 100% trẻ em khuyết tật có nhu cầu được vào học tại các trường phổ thông tại địa bàn cư trú.

- Đẩy mạnh việc tổ chức học 2 buổi/ ngày cho các lớp mầm non 5 tuổi, các trường tiểu học, các trường THCS vùng cao miền núi, hải đảo để tăng thời lượng học tập cho học sinh.

- Tổ chức lực lượng nhân viên hỗ trợ giáo viên ở các trường tiểu học có đông học sinh dân tộc thiểu số để giảng dạy chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 trong 2 tháng nghỉ hè và làm nhiệm vụ trợ giảng cho giáo viên lớp 1; thực hiện việc dạy dãn tiết môn tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số và hải đảo từ 350 tiết lên 500 tiết.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và dạy tăng cường tiếng Việt tích hợp trong các môn học khác cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm hạn chế tối đa tình trạng học sinh lưu ban.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, vui chơi, giải trí để thu hút học sinh ham thích học tập, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học.

- Phát triển thêm 01 trường DTNT huyện Hàm Thuận Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số của khu vực huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân, thị xã La Gi vào học nội trú.

d) Xã hội hóa giáo dục phổ thông:

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có ít nhất 2 trường tiểu học ngoài công lập; thành phố Phan Thiết có 03 trường trung học phổ thông ngoài công lập (bao gồm trường có nhiều cấp học); thị xã La Gi và huyện Tuy Phong có 01 trường phổ thông nhiều cấp học. Đến năm 2020, có 100% huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường phổ thông nhiều cấp học.

3.3. Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và học tập cộng đồng:

- Phát triển hợp lý hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện và các trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học bổ túc văn hóa của nhân dân, thực hiện hướng nghiệp, dạy nghề tại địa phương, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp hiện có; thành lập mới các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ở những địa bàn còn lại. Đến sau năm 2015 có 100% huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp để đáp ứng nhu cầu học bổ túc văn hóa của nhân dân và thực hiện hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông tại địa phương.

- Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, bảo đảm luôn đạt tỷ lệ 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.

3.4. Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề:

- Tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển hợp lý hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đa ngành, đa cấp và tăng cường liên kết đào tạo… nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Cơ cấu lao động theo bậc đào tạo: năm 2015, bậc đại học, cao đẳng đạt mức bình quân 404 người/1vạn dân, tương đương với tổng số khoảng 49.840 người; bậc trung cấp đạt 344 người /1vạn dân, tương đương với tổng số 42.447 người. Năm 2020, bậc đại học, cao đẳng đạt mức bình quân 767 người /1vạn dân, tương đương với tổng số khoảng 98.950 người; bậc trung cấp đạt 604 người /1vạn dân, tương đương với tổng số 78.000 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 28% năm 2010 lên 55% năm 2015 và trên 70% năm 2020.

- Đào tạo giáo viên trên chuẩn cho các cấp học: Mầm non đạt 45% vào năm 2015 và tăng lên 60% vào năm 2020; tiểu học đạt từ 80% vào năm 2015 và tăng lên 95% vào năm 2020; cấp trung học cơ sở đạt 50% vào năm 2015 và tăng lên 65% vào năm 2020; cấp trung học phổ thông tăng đạt 5% vào năm 2015 và tăng lên 10% vào năm 2020.

- Từ năm 2012 trở đi, đào tạo giáo viên mầm non mỗi năm khoảng 300 người để kịp thời bổ sung cho các trường công lập và ngoài công lập.

- Đào tạo cán bộ y tế học đường, đến năm 2015 bảo đảm 100% các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có cán bộ y tế học đường.

- Nâng cấp Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh lên thành Trường Đại học đa ngành vào năm 2015.

- Phát triển hợp lý Trường Cao đẳng Y tế tỉnh, mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của trường.

- Nâng cấp Trường Trung cấp nghề tỉnh lên thành Trường Cao đẳng nghề trước năm 2015. Phát triển hợp lý Trường Trung cấp nghề KTKT Công đoàn tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất các Trung tâm dạy nghề công lập hiện có; sau năm 2015 nâng cấp 02 Trung tâm dạy nghề cấp huyện lên thành Trường Trung cấp nghề.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 có thêm 01 trường cao đẳng chuyên nghiệp đa ngành và 01 trường cao đẳng du lịch quốc tế, 01 trường trung cấp nghề ngoài công lập; sau năm 2015 có thêm ít nhất 01 trường trung cấp chuyên nghiệp và 01 trường cao đẳng nghề ngoài công lập.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020.

1. Giáo dục mầm non:

1.1. Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020:

Phát triển giáo dục mầm non là cơ sở ban đầu để bước vào thực hiện mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Căn cứ qui mô dân số đã dự báo trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo tăng từ 64,8% năm 2010 lên 80%-85% năm 2015 và trên 90% -95% năm 2020, tương ứng với số trẻ em đến lớp mẫu giáo tăng từ 40.207 cháu năm 2010 lên 49.580 cháu năm 2015 và 56.498 cháu năm 2020. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học 2 buổi/ngày đủ một năm học tăng từ 95% năm 2015 lên 100% năm 2020.

Từ nay đến 2015 mỗi năm cần bổ sung thêm khoảng 700 giáo viên, giai đoạn 2016-2020 mỗi năm bổ sung 450 giáo viên; mở lớp đào tạo trong tỉnh mỗi năm khoảng 300 người, ngoài ra tiếp nhận thêm nguồn từ các trường cao đẳng, đại học ngoài tỉnh.

1.2. Phát triển cơ sở vật chất giáo dục mầm non:

Căn cứ số nhóm, lớp mầm non và tỷ lệ số nhóm, lớp học hai buổi. Xác định nhu cầu cơ sở vật chất như sau:

- Tổng số phòng học và phòng chức năng tăng từ 1.567 phòng năm 2010 lên 2.745 phòng năm 2015 và 4.040 phòng năm 2020. Trong đó, số phòng ngoài công lập chiếm khoảng 20% năm 2015 và 25 % vào năm 2020.

- Trong giai đoạn 2011-2015, ưu tiên đầu tư kiên cố hoá các điểm trung tâm, xây công trình vệ sinh ở các trường chưa có; bố trí các trường mầm non và điểm trường phù hợp với quy hoạch phát triển dân cư. Tổng số phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố (theo qui định của trường đạt chuẩn) tăng từ 229 phòng năm 2010 (14%) lên 1.373 phòng năm 2015 (50%) và 3.434 phòng vào năm 2020 (85%).

1.3. Phân bố hệ thống giáo dục mầm non tại từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố:

Rà soát, lập dự án đầu tư xây dựng các trường và điểm trường mầm non cho từng xã, thị trấn theo qui định của trường đạt chuẩn. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Chú trọng hình thức bán trú dân nuôi với sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước về đào tạo, nâng cao kiến thức, phương pháp sư phạm cho giáo viên.

Căn cứ số nhóm, lớp mầm non và tỷ lệ số nhóm, lớp học hai buổi, căn cứ vào tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường tại các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh, với mục tiêu mỗi phường/xã, thị trấn có ít nhất 01 trường mầm non. Bố trí các trường mầm non và điểm trường phù hợp với quy hoạch phát triển dân cư.

2. Giáo dục phổ thông:

2.1. Tiểu học:

Số học sinh tiểu học tiếp tục tăng từ 109.631 học sinh năm 2010 lên 112.636 học sinh năm 2015 và 121.500 học sinh năm 2020 (tính theo mức huy động 99,9% trẻ em trong độ tuổi 6-10 tuổi đến trường tiểu học).

Số lớp tiểu học tăng từ 4.109 lớp năm 2010 lên 4.172 lớp năm 2015 và 4.500 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 26,7HS/lớp năm 2010 lên khoảng 27-30 HS/lớp năm 2015 và năm 2020). Số học sinh học 2 buổi chiếm 40-50% năm 2015 và 90-100% vào năm 2020.

Với yêu cầu phát triển số trường dạy học 2 buổi/ngày, tương ứng với số giáo viên tiểu học năm 2010 là 5.323 tăng lên 6.411 vào năm 2015 và đến năm 2020 là 6.950. Nhu cầu giáo viên chủ yếu là môn Tiếng Anh, Tiếng dân tộc thiểu số, Nhạc, Họa, Thể dục. Như vậy sẽ thu nhận giáo viên được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.

2.2. Trung học cơ sở:

Số học sinh trung học cơ sở đến trường so với số trẻ em trong độ tuổi từ 11-14 tuổi chiếm 75,46% năm 2010 lên chiếm 90% năm 2015 và chiếm 97% năm 2020. Tương ứng với số học sinh trung học cơ sở tăng từ 84.870 học sinh năm 2010 lên 85.207 học sinh năm 2015 và 94.500 học sinh năm 2020.

Số lớp trung học cơ sở tăng từ 2.434 lớp năm 2010 lên 2506 lớp năm 2015 và lên 2.700 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp là 35HS/ lớp). Số học sinh học 2 buổi tăng 20-30 % năm 2015 lên 50-60% năm 2020.

Số giáo viên trung học cơ sở năm 2010 là 4.783 người tăng lên 5.012 vào năm 2015 và ổn định ở mức 5.400 giáo viên vào năm 2020. Bình quân mỗi năm bổ sung thêm khoảng 60 người từ các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.

2.3. Trung học phổ thông:

Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông từ 70-75% vào năm 2015 và những năm tiếp theo. Tương đương với số học sinh tăng lên 55.000 học sinh năm 2015 và 58.500 học sinh năm 2020.

Số lớp trung học phổ thông tăng từ 1.019 lớp năm 2010 lên 1.227 lớp năm 2015 và 1.300 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 44,6 HS/ lớp năm 2010 lên 45 HS/ lớp năm 2015 và những năm tiếp theo).

Số giáo viên trung học phổ thông tăng từ 2.021 giáo viên năm 2010 lên 2.625 giáo viên năm 2015 và 2.860 giáo viên năm 2020 (số giáo viên trung học phổ thông nói trên có tính thêm tỷ lệ dự phòng cần thiết để thực hiện luân phiên đào tạo giáo viên trên chuẩn). Nguồn giáo viên bổ sung sẽ tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học, trên đại học ngành sư phạm từ các trường Đại học trong toàn quốc.

2.4. Xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông:

Phát triển mạng lưới trường, lớp học; củng cố và tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Tăng cường kiên cố hóa trường lớp, lớp học và xây nhà công vụ cho giáo viên theo hướng củng cố hệ thống trường lớp hiện có, mở rộng mạng lưới đến các khu dân cư, chú trọng phát triển ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, xóa bỏ và thay thế phòng học tạm, phòng học xuống cấp, xây công trình vệ sinh cho các trường còn thiếu

Căn cứ số lớp đã được tính toán theo qui mô số học sinh các cấp, xây dựng các trường theo mô hình chuẩn quốc gia, đặc biệt tách những trường hiện có quy mô lớp học quá lớn so với chuẩn quy định. Nhu cầu phát triển như sau:

- Tổng số phòng học và phòng chức năng tăng từ 6.925 phòng năm 2010 lên 8.094 phòng năm 2015 và 9.258 phòng năm 2020. Trong đó:

+ Số phòng học tăng từ 5.952 phòng năm 2010 lên 6.464 phòng năm 2015 và ổn định ở mức 6.993 phòng trong những năm tiếp theo.

+ Số phòng chức năng tăng từ 973 phòng năm 2010 lên 1.630 phòng năm 2015 và 2.265 phòng năm 2020.

Tính bình quân mỗi năm, giai đoạn 2011-2015 cần đầu tư xây dựng trên 233 phòng; giai đoạn 2016-2020 cần đầu tư xây dựng 233 phòng (kể cả xây mới và xây thay thế phòng cấp 4 phòng học và phòng chức năng).

2.5. Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông theo đơn vị hành chính:

a) Tiểu học:

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất giữ vững thành quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ đã có, tiến tới xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường được xây mới đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về CSVC ngay từ đầu. Căn cứ kết quả dự báo phát triển dân số, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường và dự báo số lớp học hai buổi, bố trí các trường tiểu học phù hợp với quy hoạch phát triển dân cư, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nông thôn. Căn cứ vào thực trạng hệ thống các điểm trường lẻ trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng thêm các điểm trường mới theo mô hình trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Trung học cơ sở:

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và 95% năm 2020 (số học sinh trên độ tuổi chiếm khoảng 10%). Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu tư kiên cố hóa mạng lưới cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đủ điều kiện để xây dựng thành trường đạt chuẩn.

Căn cứ dự báo phát triển dân số đến năm 2015 và 2020, trong đó đã dự báo số học sinh trong độ tuổi đi học trung học cơ sở (11 đến 14 tuổi) tại các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.

c) Trung học phổ thông:

Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Các trường đều có cơ sở riêng, đủ phòng học, xây kiên cố và đúng quy cách, đủ các phòng chức năng. Tiến hành tách những trường có số lớp trên 60 lớp.

Đầu tư nguồn lực, đưa trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo trở thành trường kiểu mẫu, có chất lượng cao và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc.

Toàn tỉnh có số trường tăng từ 26 trường năm 2010 lên 39 trường (bao gồm trường nhiều cấp học) vào 2015 và 47 trường (bao gồm trường nhiều cấp học) vào năm 2020. Các trường mới xây dựng đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất ngay từ đầu thiết kế xây dựng.

3. Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và học tập cộng đồng:

3.1. Phát triển giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và học tập cộng đồng đến năm 2020:

- Đến năm 2015 tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, trong đó thành lập mới là 05 trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS khoảng 25% và hướng nghiệp nghề cho 100% học sinh phổ thông có nhu cầu.

- Đảm bảo duy trì tỷ lệ 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng; đối với các xã được chia tách, thành lập mới trong giai đoạn tới thì sẽ khẩn trương đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập ngay trong năm đầu tiên. Thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa Trung tâm giáo dục thường xuyên với Trung tâm học tập cộng đồng.

3.2. Xác định phát triển cơ sở vật chất giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và Trung tâm học tập cộng đồng:

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh CSVC, trang thiết bị các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp hiện có (La Gi, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh). Đầu tư xây mới trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp tỉnh tại xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết. Thành lập mới các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Phú Quý trên cơ sở tận dụng, sử dụng chung cơ sở vật chất các trường THPT tại các địa phương.

- Tận dụng tốt các cơ sở vật chất đã có tại xã, phường, thị trấn và các trang thiết bị đã đầu tư, bổ sung, nâng cấp để các trung tâm học tập cộng động hoạt động với hiệu quả tốt nhất.

4. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:

Thực sự coi đào tạo và dạy nghề là nhiệm vụ trung tâm phát triển nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho đào tạo và dạy nghề là đầu tư cho phát triển và phải tăng nhanh về quy mô, loại hình và và chất lượng, song song với đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ, cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Gắn đào tạo nghề với chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế, vùng dân cư, gắn với nhu cầu các doanh nghiệp và thị trường sức lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, dịch vụ theo quan hệ cung cầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020, cơ cấu đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông có sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Giáo viên mầm non đang có nhu cầu đào tạo rất lớn, đến năm 2015 cần có số lượng tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay.

Để đáp ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo, giáo viên của tỉnh từ nay đến năm 2020, cần phát triển các trường chuyên nghiệp, dạy nghề như sau:

4.1. Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh:

Xác định nâng cấp Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh lên thành Trường Đại học Bình Thuận (đa ngành) vào năm 2015.

Trong những năm tới, song song việc đào tạo đa ngành nghề theo nhu cầu thị trường lao động, tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ trên chuẩn và đáp ứng số lượng thiếu hụt giáo viên mầm non, tiểu học, THCS trong những năm tiếp theo của tỉnh. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho Trường Cao đẳng Cộng đồng không thực hiện tại vị trí hiện tại mà sẽ đầu tư xây dựng tại xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết theo quy hoạch được duyệt, với diện tích 40 ha. Đồng thời, tăng cường đào tạo để tăng số lượng giảng viên cơ hữu, bảo đảm đủ chuẩn về trình độ để nâng cấp Trường Cao đẳng cộng đồng lên thành Trường đại học Bình Thuận vào năm 2015.

4.2. Trường Cao đẳng Y tế:

Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận trong những năm qua thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực y tế cơ sở và cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

- Trong giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020, Trường tiếp tục tăng cường quy mô đào tạo trình độ cao đẳng các ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh, Kỹ thuật y tế. Liên kết với trường Đại học Y - Dược đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành cử nhân Điều dưỡng, Bác sỹ, Dược sỹ đại học. Song song việc đào tạo cán bộ cho ngành y tế, giai đoạn 2011-2015 trường tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ y tế học đường cho các trường mầm non và phổ thông trong tỉnh. Quy mô đào tạo của trường đến năm 2015 có khoảng 2.860 sinh viên, trong đó trình độ cao đẳng chiếm trên 50%. Định hướng đến năm 2020, trường đào tạo chủ yếu trình độ cao đẳng và liên kết đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành: Điều dưỡng, Bác sỹ, Dược sỹ, Kỹ thuật y tế với quy mô khoảng 4.500 sinh viên.

- Mở rộng qui mô Trường Cao đẳng Y tế, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, phát triển giảng viên cơ hữu đủ theo chuẩn quy định. Phấn đấu đạt chuẩn quy định 15 sinh viên/1 giảng viên. Cán bộ có trình độ đại học chiếm khoảng 40%. Đến năm 2015, tổng số giảng viên cơ hữu là 87 người, trong đó có 5 tiến sỹ hoặc chuyên khoa 2; có 35 thạc sỹ hoặc chuyên khoa cấp I, có 47 đại học. Đến năm 2020, tổng số giảng viên cơ hữu là 150 người, trong đó 10 tiến sỹ hoặc chuyên khoa cấp II; có 80 thạc sỹ hoặc chuyên khoa cấp I, có 60 đại học. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy cả chuyên môn nghiệp vụ. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng để liên kết đào tạo đại học và sau đại học.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học. Phấn đấu đến năm 2015, đạt chuẩn quy định bình quân về diện tích học tập tối thiểu 6m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên tối thiếu 3m2/sinh viên; có đủ phòng làm việc cho giảng viên và cán bộ với diện tích 8m2/người; có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập, giảng dạy, điều hành và quản lý.

4.3. Trường Trung cấp nghề tỉnh:

Xác định đầu tư nâng cấp Trường Trung cấp nghề tỉnh lên thành Trường Cao đẳng nghề trước năm 2015. Thực hiện đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, trong đó chủ yếu tập trung đào tạo những ngành nghề mới theo nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời phát triển đào tạo nghề chất lượng cao, chú trọng đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động và mở rộng hợp tác với các trường có uy tín, chất lượng trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Qui mô đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh tăng từ 3.800 học sinh, sinh viên năm 2015 lên 6.800 học sinh, sinh viên năm 2020. Trong đó, số tuyển mới hàng năm tăng từ 1.371 học sinh, sinh viên năm 2010 lên khoảng 1.500 học sinh, sinh viên năm 2015 và 2.500 học sinh, sinh viên năm 2020.

Ngành nghề đào tạo chủ yếu của hệ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề là: Điện công nghiệp; May và thiết kế thời trang; Kế toán doanh nghiệp; Công nghệ ô tô; sửa chữa máy tàu thuỷ; Lập trình máy tính; Lắp ráp và sửa chữa máy tính; Dịch vụ nhà hàng; Quản trị khách sạn; Quản trị khu resort; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị doanh nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Chế biến - bảo quản thuỷ sản; Kỷ thuật chế biến món ăn; Bảo vệ thực vật; Sinh vật cảnh. Đối với hệ sơ cấp nghề, ngành nghề chủ yếu là: Điện dân dụng; Xây dựng dân dụng; Sản xuất hàng mây, tre đan; May công nghiệp; Trồng cây lương thực (trồng nấm); Trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su; Trồng và chăm sóc cây thanh long; Tiếng Anh chuyên ngành nghiệp vụ lễ tân; Lễ tân khách sạn; Phục vụ bàn quầy; Thuyền trưởng, máy trưởng; Tin học văn phòng…

4.4. Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn (thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh): Đầu tư phát triển hợp lý về CSVC, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên. Đến năm 2015 bảo đảm đạt chuẩn về CSVC, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên theo quy định.

4.5. Các trung tâm dạy nghề công lập:

Đầu tư hoàn thiện CSVC, trang thiết bị của các trung tâm dạy nghề công lập hiện có vào năm 2015; bảo đảm các điều kiện để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ gắn với nhu cầu lao động và thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chỉ tiêu được giao hàng năm.

Sau năm 2015, bảo đảm các điều kiện để nâng cấp Trung tâm dạy nghề Bắc Bình và Trung tâm dạy nghề Tánh Linh lên Trường Trung cấp nghề.

4.6. Phát triển xã hội hóa giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề:

a) Trường Đại học Phan Thiết:

Ngoài những ngành, nghề đang đào tạo, tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất để đủ kiều kiện mở thêm những ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và những vùng lận cận. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, sớm trở thành trường có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và toàn quốc. Thực hiện liên kết với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo nổi tiếng trong nước và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là đào tạo ngoại ngữ.

Đôn đốc chủ đầu tư triển khai đầu tư cơ sở II của trường trên khu đất 10,5 ha tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết theo thiết kế, đến năm học 2014-2015 bắt đầu đưa vào sử dụng những hạng mục đầu tiên.

b) Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề. Cụ thể:

- Đôn đốc triển khai các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư khẩn trương triển khai đầu tư, đi vào hoạt động trước năm 2015, gồm:

+ Dự án đầu tư Trường Cao đẳng Quản trị và CNTT của Công ty cổ phần Tin học và Tư vấn quản lý Tâm Việt tại xã Tiến lợi, thành phố Phan Thiết, diện tích 5 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 1.000 học sinh, sinh viên.

+ Dự án đầu tư cơ sở đào tạo của Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh tại Tân Phước, thị xã La Gi, với diện tích 17,45 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 800 học sinh, sinh viên.

+ Dự án Trường Trung cấp nghề của Công ty Cổ phần địa ốc Hoàng Quân tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, với diện tích 15,75 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 1.000 học sinh, sinh viên.

Các dự án này sẽ tiến hành rà soát đánh giá lại năng lực trong năm 2011, nếu không đảm bảo điều kiện triển khai thì thu hồi, tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư đủ năng lực để triển khai.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các cở sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm:

+ Xem xét, giải quyết chủ trương đầu tư mở cơ sở đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Đại Việt tại thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân với diện tích 5 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 800 học sinh.

+ Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế tại thành phố Phan Thiết, với diện tích khoảng từ 15 ha. Tập trung mở các ngành nghề quản trị resort; hướng dẫn viên du lịch; quản lý nhà hàng - khách sạn; dịch vụ du lịch… theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 1.500 học sinh, sinh viên.

+ Trường cao đẳng nghề tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong phát triển sau năm 2015, với diện tích 5 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 700 học sinh, sinh viên.

+ Các địa phương còn lại bảo đảm đến năm 2015 có cơ sở dạy nghề ngoài công lập phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa phương.

III. XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhu cầu sử dụng đất:

1.1. Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông:

Tổng số trường được xây mới trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 135 trường, chia ra giai đoạn 2010-2015 là 98 trường, giai đoạn 2016-2020 là 37 trường. Trong đó: Mầm non 28 trường (chia theo giai đoạn là 22 và 6); Tiểu học 32 trường (chia theo giai đoạn là 22 và 10); Trung học cơ sở 29 trường (chia theo giai đoạn là 17 12); Trung học phổ thông là 10 trường (chia theo giai đoạn là 3 và 7); Trường nhiều cấp học (Mầm non-Tiểu học-THCS-THPT) là 36 trường (chia theo giai đoạn là 34 và 2).

1.2. Hệ thống giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp: Tổng số Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được xây mới trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 5.

1.3. Hệ thống giáo dục và giáo dục chuyên nghiệp:

Tổng số trường được nâng cấp mở rộng và xây mới trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 11 trường, chia ra giai đoạn 2011-2015 là 8 trường, giai đoạn 2016-2020 là 3 trường.

Tổng diện tích đất thực hiện quy hoạch là 445,57 ha (giai đoạn 2011 - 2015 là 350,57 ha; giai đoạn 2016 - 2020 là 95 ha).

2. Nhu cầu vốn đầu tư:

Xác định danh mục các dự án đầu tư và phân kỳ thực hiện đầu tư hợp lý theo từng giai đoạn là nội dung quan trọng trong quy hoạch, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch.

Để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục và đào tạo theo quy hoạch đã đề ra, tổng số phòng học và phòng chức năng cần đầu tư xây dựng mới và xây thay thế từ năm 2011 đến năm 2020 là 7.630 phòng. Trong đó, ngành học mầm non là 4.716 phòng, ngành học phổ thông là 2.353 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và và hướng nghiệp là 200 phòng; các trường chuyên nghiệp và dạy nghề là 361 phòng.

Giai đoạn 2011-2015 cần đầu tư 2.877 phòng, trong đó ngành học mầm non 1.373 phòng, ngành học phổ thông 1.189 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp là 56, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề là 259 phòng.

Giai đoạn 2016-2020 cần đầu tư 4.753 phòng, trong đó ngành học mầm non 3.343 phòng, ngành học phổ thông 1.164 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp là 144, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề là 102 phòng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho ngành giáo dục và đào tạo là 8.818 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2011-2015 là 3.905 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 4.913 tỷ đồng. Bao gồm:

- Xây dựng mới 7.630 phòng học, phòng bộ môn của 151 cơ sở giáo dục và đào tạo thành lập mới và bổ sung thay thế các phòng học xuống cấp của các trường hiện có; kinh phí 3.185 tỷ đồng (2011-2015 là 1.287 tỷ đồng, 2016-2020 là 1.898 tỷ đồng), bình quân giá trị xây dựng mỗi phòng học 500 triệu, bao gồm cả bàn ghế học sinh và giáo viên.

- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia cho 237 trường, giai đoạn 2011-2015 đầu tư 117 trường với nhu cầu vốn 212 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đầu tư 120 trường với nhu cầu vốn 350 tỷ đồng.

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục:

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền làm cho cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển; thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải kết hợp đồng bộ ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội.

2. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư CSVC, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo:

- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư cơ sở vật chất và phát triển hợp lý mạng lưới trường lớp gắn với từng địa bàn, phù hợp với quy mô dân số và yêu cầu vừa thực hiện phổ cập giáo dục vừa đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học theo các Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi… Xúc tiến thực hiện đề án nâng cấp trường Trung cấp nghề lên trường Cao đẳng nghề. Triển khai xây dựng trường Đại học Bình Thuận theo quy hoạch được duyệt. Sơ kết hoạt động của mô hình Trung tâm học tập cộng đồng để có giải pháp tiếp theo cho phù hợp.

- Các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới trường học phải bảo đảm có bố trí các hạng mục phục vụ cho học sinh khuyết tật theo quy định nhằm thực hiện được chỉ tiêu bảo đảm 100% trẻ em khuyết tật có nhu cầu được học hòa nhập tại các trường phổ thông thuộc địa bàn cư trú.

- Sắp xếp hợp lý mạng lưới các trường tiểu học, THCS, THPT gắn với từng địa bàn, phù hợp với quy mô dân số và yêu cầu vừa thực hiện phổ cập giáo dục vừa đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học.

- Chủ động chuẩn bị, hoàn tất thủ tục đầu tư đối với các công trình, dự án giáo dục - đào tạo theo lộ trình đã xác định. Đồng thời, huy động tối đa năng lực, cơ sở vật chất hiện có.

- Tranh thủ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia “Đổi mới, nâng cao năng lực đào tạo nghề” để đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề công lập.

3. Thu hút và đào tạo, bồi nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

- Khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tham gia học tập nâng cao trình độ theo các chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh.

- Xây dựng đề án đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện công khai dân chủ trong việc đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên. Mạnh dạn giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi hoặc chuyển công tác khác đối với những giáo viên có năng lực yếu không phù hợp yêu cầu sư phạm.

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao về công tác tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề thuộc tỉnh.

- Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ giáo viên mầm non phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; đào tạo và tuyển dụng bổ sung hợp lý theo yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và THPT.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức, bố trí luân phiên đào tạo, tăng nhanh số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tăng cường đào tạo nghề sư phạm với những học sinh khá giỏi để có một đội ngũ giáo viên giỏi.

4. Giải pháp về quản lý giáo dục, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động của các cấp quản lý giáo dục:

- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến tiến bộ và vững chắc về nhận thức chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng của học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học, làm tốt việc phát hiện và đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Có giải pháp tích cực nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, hải đảo để rút ngắn chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền trong tỉnh. Có chính sách hỗ trợ các em học sinh nghèo học giỏi, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, có biện pháp khắc phục mặt tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm.

- Các cấp quản lý giáo dục chủ động, tích cực xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình, đề án để cụ thể hóa quy hoạch này. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa. Thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và nhu cầu thông tin về giáo dục của học sinh, phụ huynh và nhân dân. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế thể hiện trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường học.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với từng địa phương, động viên và tạo điều kiện cho giáo dục các vùng còn khó khăn vươn lên đạt các chỉ tiêu trong hoạt động giáo dục. Tôn vinh các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục có nhiều đóng góp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

5. Đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề:

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa giáo dục -đào tạo, dạy nghề theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh. Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án xã hội hóa giáo dục và đào tạo, dạy nghề được thực hiện theo danh mục và lộ trình đã đề ra, phát huy hiệu quả.

- Tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với gia đình và các lực lượng trong xã hội; tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác giáo dục. Phải xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng; thể chế hóa trách nhiệm tham gia công tác giáo dục của các tổ chức, các lực lượng xã hội. Người lớn phải nêu gương tốt và có trách nhiệm tham gia, đóng góp cho việc giáo dục trẻ em.

6. Bảo vệ môi trường trong thực hiện Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo:

- Xây dựng mạng lưới giáo dục - đào tạo đảm bảo môi trường học tập thân thiện với thiên nhiên và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung xã hội.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trong ngành giáo dục đào tạo, đặc biệt là tuân thủ các quy định về kết cấu kiến trúc các dự án giáo dục đào tạo.

- Bảo đảm 100% các cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề xây dựng mới đều có các công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước; hệ thống cảnh quan, cây xanh, sân chơi đúng tỷ lệ quy định. Thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng và hoạt động.

7. Bảo đảm vốn đầu tư và quỹ đất thực hiện Quy hoạch:

a) Về vốn đầu tư:

Bảo đảm nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, dạy nghề được Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình dự án, nguồn vốn huy động sự đóng góp của xã hội và ngân sách tỉnh cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung của quy hoạch. Trong đó, xác định: ngân sách tỉnh bảo đảm đáp ứng 50% nhu cầu; huy động hỗ trợ từ Trung ương thông qua các chương trình, dự án đáp ứng 30% nhu cầu; đẩy mạnh huy động xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn hợp pháp khác đáp ứng 20% nhu cầu.

b) Về đất đai:

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất thực hiện quy hoạch, cập nhật vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời, căn cứ lộ trình phát triển để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm giao đất sạch kịp thời triển khai các dự án đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo cả trong và ngoài công lập.

Điều 2. Trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Quy hoạch:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã làm trưởng ban; thường trực Ban Chỉ đạo là Sở GD&ĐT, các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, tạo điều kiện để mọi tầng lớp tiếp cận được với quy hoạch này để thực hiện và giám sát thực hiện. Đồng thời tổ chức triển khai quy hoạch, cụ thể hoá theo kế hoạch hàng năm; xây dựng chương trình công tác cụ thể để có căn cứ thực hiện.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng các sở, ngành liên quan giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Căn cứ nhu cầu đất đai phát triển các cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề, cập nhật vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện đền bù, giải tỏa tạo quỹ đất sạch để triển khai các công trình, dự án theo lộ trình đề ra.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: theo chức năng, nhiệm vụ được giao giúp UBND tỉnh cân đối, bảo đảm nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và bảo đảm quỹ đất để thực hiện quy hoạch phát triển các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tại địa phương mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ngành và đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT
. Tỉnh ủy;
- TT
. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCTUBND tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Các Trường: CĐCĐ, CĐYT, TCN tỉnh;
- Trường Đại học Phan Thiết;
- Lưu: VT, TH, ĐTQH, VX. Huy

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

DANH MỤC

CÁC BẢNG, PHỤ LỤC LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 282/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dana tỉnh Bình Thuận)

Phụ lục 1: Dự báo dân số tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Đơn vị: Người

STT

Chỉ tiêu

2005

2010

2015

2020

Tốc độ tăng (%)

2006-2010

2011-2015

2016-2020

1

Dân số trung bình

1.133.331

1.176.913

1.234.016

1.290.556

0,81

0,90

0,90

 

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,46

1,30

0,92

< 0,9

 

 

 

 

Trong đó: Dân số thành thị

402.559

462.467

617.008

716.259

3,34

5,40

3,03

 

% so với tổng dân số

35,5

39,3

50,0

55,5

 

 

 

2

Dân số 0-14 tuổi

381.933

321.096

294.111

289.405

- 2,78

- 2,38

-0,32

 

% so với tổng dân số

33,7

27,3

23,8

22,4

 

 

 

3

Dân số trong tuổi lao động

665.265

744.205

798.408

850.476

1,89

1,18

1,06

 

% so với tổng dân số

58,7

63,2

64,7

65,9

 

 

 

4

Dân số trên tuổi lao động

88.400

104.006

141.497

150.675

2,75

5,26

1,05

 

% so với tổng dân số

7,8

8,8

11,5

11,7

 

 

 

 

Phụ lục 2: Hiện trạng phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2000 - 2010

Hạng mục

ĐVT

2000- 2001

2005- 2006

2006- 2007

2007- 2008

2008- 2009

2009-2010

2010-2011

1. Số trường mầm non

Trường

108

139

155

158

161

167

169

- Công lập

Trường

102

131

147

150

150

156

156

Trong đó: đạt chuẩn quốc gia

Trường

1

2

2

2

2

5

5

- Tư thục

Trường

6

8

8

8

11

11

13

2. Số nhóm, lớp

Nhóm, Lớp

1.068

1.459

1.456

1.694

1.727

1.682

1.688

- Công lập

Nhóm, Lớp

875

1.175

1.173

1.287

1.305

1.198

1.207

 + Nhóm trẻ

Nhóm

55

55

57

58

53

54

51

 + Lớp mẫu giáo

Lớp

820

1023

1028

1056

1085

1.144

1.156

- Tư thục và dân lập

Nhóm, Lớp

193

284

283

407

422

484

481

 + Nhóm trẻ

Nhóm

85

91

94

182

209

199

210

 + Lớp mẫu giáo

Lớp

108

193

195

225

213

285

271

* Bình quân số trẻ em/lớp

Cháu

30,7

29,4

25,5

26,9

27,3

25,8

 

 3. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

1.446

1.771

1.932

1.933

2.121

2.669

2.956

- Giáo viên

Người

1066

1315

1388

1378

1515

1.908

2.956

 + Nhà trẻ

Người

91

120

120

118

122

228

353

 + Mẫu giáo

Người

975

1195

1268

1260

1338

1680

1721

- Cán bộ quản lý và nhân viên

Người

380

456

544

555

606

761

882

4. Tổng số trẻ em đến lớp

Trẻ em

33.226

39.835

38.537

42.127

43.261

43.542

43.978

- Nhà trẻ (số cháu dưới 3 tuổi)

Trẻ em

3.303

3.947

4.367

5.046

5.083

4.669

3.988

Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

4,3

6,1

6,7

7,1

7,8

8,14

6,99

- Mẫu giáo (3 – 5 tuổi)

Trẻ em

29.923

35.888

34.170

37.081

39.178

38.873

39.990

Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

48,8

52,8

54,7

57,1

60,7

62,67

66,04

 + Trong đó: mẫu giáo 5 tuổi

Trẻ em

19.953

19.413

20.554

21.411

21.507

20.049

19.972

 Tỷ lệ so số trẻ em 5 tuổi

%

65,9

86,8

85,87

90,6

92,2

95,5

97,38

 

Phụ lục 3: Hiện trạng phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ 2000 - 2010

CHỈ TIÊU

ĐVT

2000- 2001

2005- 2006

2006- 2007

2007- 2008

2008- 2009

2009-2010

2010-2011

1. Số trường

Trường

323

386

390

391

395

428

431

 Tiểu học

Trường

234

273

273

273

276

281

282

 THCS

Trường

89

113

117

118

119

121

123

 THPT

Trường

22

24

26

27

25

26

26

2. Số lớp học

Lớp

6322

6919

6766

6793

6708

7562

7739

 Tiểu học

Lớp

4491

4342

4188

4079

4050

4109

4328

 THCS

Lớp

1831

2577

2578

2714

2658

2434

2381

 THPT

Lớp

647

918

964

975

1.000

1.019

1030

3. Số giáo viên

gv

7.816

9.514

8.871

9.853

11.675

11.835

12.127

 Tiểu học

gv

5120

5314

5239

5225

5254

5252

5323

 THCS

gv

2696

4200

3632

4628

4714

4791

4783

 THPT

gv

577

1398

1524

1656

1707

1792

2021

4. Tổng số học sinh

học sinh

249.141

271.634

265.829

253.084

245.383

241.286

236.038

 Tiểu học

học sinh

149.960

127.031

119.619

113.107

109.654

109.815

110.397

 THCS

học sinh

74.054

103.392

102.868

96.009

90.663

85.993

80.265

 THPT

học sinh

25.127

41.659

43.342

43.968

45.066

45.478

45.376

4. Tỷ lệ học sinh bỏ học

%

7,75

5,79

6,58

6,23

5,27

5,43

3,57

 Tiểu học

%

2,75

1,49

1,26

1,01

0,97

1,16

0,26

 THCS

%

11,21

8,12

10,61

8,7

7,88

7,09

6,22

 THPT

%

9,28

14,18

12,00

14,35

12,70

12,66

6,96

4. Tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học/ TSHS DTTS

%

8,62

6,88

6,73

6,42

5,95

5,50

5,49

 

Phụ lục 4a: Tình hình chất lượng giáo viên

Chỉ tiêu

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Tiểu học

THCS

THPT

Năm học 2009-2010 

 Tổng số giáo viên

245

1.663

5.252

4.791

1.792

Tỷ lệ giáo viên/lớp

1,63

1,18

1,22

1,95

1,75

Tỷ lệ GV đạt chuẩn+trên chuẩn

50,68%

83,70%

99,60%

98,68%

99,05%

Trong đó: tỷ lệ GV trên chuẩn

7,53%

13,89%

49,39%

29,74%

1,22%

Số GV thiếu so với nhu cầu

200

500

432

 

450

Năm học 2011-2012 

 Tổng số giáo viên

334

1.743

5.394

4.761

2.242

Tỷ lệ giáo viên/lớp

1,76

1,19

1,31

2,00

2,18

Tỷ lệ GV đạt chuẩn+trên chuẩn

52,69

90,59

99,89

100

99,51

Trong đó: tỷ lệ GV trên chuẩn

17,96

48,00

81,39

47,75

2,23

Số GV thiếu so với nhu cầu

150

400

350

 

 

Cơ cấu giáo viên theo môn học - Năm học 2011-2012 

1.Thể dục

 

 

120

331

172

2. Lịch sử

 

 

 

315

128

3. Địa lý

 

 

 

275

126

4. Toán

 

 

 

766

315

5. Lý

 

 

 

329

246

6. Hóa

 

 

 

278

206

7. Sinh

 

 

 

329

135

8. Giáo dục công dân

 

 

 

193

88

9. KTCN

 

 

 

 

54

10. KTNN

 

 

 

 

59

11. Công nghệ

 

 

 

128

 

12. Môn khác

 

 

4913

38

5

13. Giáo dục quốc phòng

 

 

 

 

6

14. Nhạc

 

 

87

171

 

15. Mỹ thuật

 

 

54

114

 

16. Tiếng Dân tộc

 

 

19

 

 

17. Tin học

 

 

42

90

122

18. Anh

 

 

159

610

246

19. Pháp

 

 

 

 

2

20. Ngữ văn

 

 

 

794

322

 

Phụ lục 4b: Cơ sở vật chất các trường mầm non và phổ thông đến năm 2010

Hạng mục

Tổng số phòng

chia ra

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Tổng số phòng học + phòng chức năng

8.522

4.312

3.996

214

I. Mầm non

1597

229

1321

47

1. Tổng số phòng học

1368

224

1097

47

2. Tổng số phòng chức năng

229

5

224

-

II. Phổ thông

6.925

4.083

2.675

167

1. Tổng số phòng học

5.952

3.554

2.287

111

- Tiểu học

3.264

1435

1784

45

- Trung học cơ sở

1829

1333

466

30

- Trung học phổ thông

859

786

37

36

2. Tổng số phòng chức năng

973

529

388

56

 

Phụ lục 5: Chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Giai đoạn 2006 -2010

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng

I

Giáo dục và Đào tạo

575,11

656,33

907,87

1.126,84

1.290,78

4.556,93

 1

Chi đầu tư phát triển

138,49

189,22

251,91

307,86

368,71

1.256,19

 -

Xây dựng cơ bản tập trung

69,54

77,27

81,91

95,40

106,00

430,12

 -

Nguồn trái phiếu Chính phủ

 

 

50,50

75,46

103,86

229,82

 -

Nguồn các Dự án ODA

 

7,50

7,85

7,15

12,00

34,50

 -

Nguồn Xổ số kiến thiết

55,30

85,50

90,65

105,30

119,25

456,00

-

Nguồn bổ sung có mục tiêu NSTW

4,50

5,15

8,50

10,45

12,15

40,75

-

Nguồn đóng góp và các nguồn khác

9,15

13,80

12,50

14,10

15,45

65,00

2

Chi thường xuyên

409,45

436,89

626,86

785,53

883,12

3.141,85

3

Chi chương trình mục tiêu quốc gia

27,17

30,22

29,10

33,45

38,95

158,89

II

Dạy nghề

13,30

11,90

15,33

22,07

34,07

96,67

1

Chi đầu tư phát triển (CTMTQG)

11,80

9,60

13,30

18,00

27,50

80,20

2

Các khoảng chi khác

1,50

2,30

2,03

4,07

6,57

16,47

 

Phụ lục 6: Lộ trình phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011-2015

2016-2020

1. Số trường mầm non

Trường

169

191

197

3,78

1,45

- Công lập

Trường

156

177

183

1,97

1,14

- Ngoài công lập

Trường

13

14

14

21,40

3,23

2. Số nhóm, lớp mầm non

Nhóm, Lớp

1.682

3.434

3860

15,34

2,37

- Số nhóm trẻ

Nhóm

263

1451

1685

40,72

3,04

 + Công lập

Nhóm

75

363

460

37,08

4,85

 + Ngoài công lập

Nhóm

211

1088

1225

38,83

2,40

- Số lớp mẫu giáo

Lớp

1438

1983

2175

6,64

1,87

 + Công lập

Lớp

1132

1656

1740

7,91

0,99

 + Ngoài công lập

Lớp

306

327

435

1,34

5,87

 3. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

2.663

6.276

8.995

18,70

7,46

- Giáo viên

Người

1954

5.060

7.340

20,96

7,72

 + Nhà trẻ

Người

292

1885

3.200

45,21

11,16

 + Mẫu giáo

Người

1663

3.175

4.140

13,81

5,45

- Cán bộ quản lý và nhân viên

Người

761

1.216

1.655

9,83

6,36

4. Tổng số trẻ em đến lớp

Trẻ em

45.090

59.256

76.465

5,62

5,23

- Nhà trẻ (số cháu dưới 3 tuổi)

Trẻ em

4.883

9.675

21.850

14,65

17,70

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

8,5

15

35

12,03

18,47

- Mẫu giáo (3 – 5 tuổi)

Trẻ em

40.207

49.580

56.498

4,28

2,65

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

64,8

80

90

 

 

 + Trong đó: mẫu giáo 5 tuổi

Trẻ em

19.972

21.128

20.990

1,13

-0,13

 Tỷ lệ so số trẻ em 5 tuổi

%

97,38

99,8

100

 

 

 

Phụ lục 7: Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở vật chất giáo dục mầm non

Hạng mục

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2007- 2010

2011- 2020

1- Tổng số phòng học và phòng chức năng

1.597

2745

4040

11,0

8,0

 - Phòng học

1368

2385

3.530

11,8

8,2

 - Phòng chức năng

229

360

510

9,5

7,2

2- Số phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố

229

1373

3434

43,1

20,1

3- Tỷ lệ kiên cố hoá (%)

14,8

50

85

 

 

4- Số phòng học và phòng chức năng thuộc cơ sở dân lập-tư thục

300

550

1010

12,89

12,93

5-Tỷ lệ so với tổng số

18,4

20

25

 

 

 

Phụ lục 8: Phát triển và phân bố các trường mầm non theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố

STT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

2010

2011-2015

2016- 2020

Tổng số

Thành lập mới

Tổng số

Thành lập mới

Tổng số

Tổng

Tư thục

Tổng

Tư thục

 

Toàn tỉnh

169

22

1

191

6

0

197

1

 TP. Phan Thiết

32

3

1

35

 

 

35

2

Thị xã La Gi

12

4

 

16

5

 

21

3

Huyện Tuy Phong

14

 

 

14

1

 

15

4

Huyện Bắc Bình

22

3

 

25

 

 

25

5

Huyện H.Thuận Bắc

23

6

 

29

 

 

29

6

Huyện H.Thuận Nam

13

 

 

13

 

 

13

7

Huyện Tánh Linh

17

1

 

18

 

 

18

8

Huyện Hàm Tân

10

1

 

11

 

 

11

9

Huyện Đức Linh

22

 

 

22

 

 

22

10

Huyện Đảo Phú Quý

4

4

 

8

 

 

8

 

Phụ lục 9: Các chỉ tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2020

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Số trường

Trường

431

508

537

1,89

1,20

 Tiểu học

Trường

282

304

314

1,52

0,65

 Trung học cơ sở

Trường

123

141

151

2,64

1,53

 Trung học phổ thông

Trường

26

29

36

1,89

1,20

 Trường nhiều cấp học, trong đó:

Trường

 

34

36

 

 

 - Trường MN-TH-THCS-THPT

Trường

 

10

10

 

 

- Trường MN-TH-THCS

Trường

 

22

24

 

 

- Trường MN-TH

Trường

 

1

1

 

 

- Trường TH-THCS-THPT

Trường

 

1

1

 

 

2. Số lớp học

Lớp

7.739

7.905

8.500

0,89

1,46

 Tiểu học

Lớp

4328

4172

4500

0,30

1,53

 Trung học cơ sở

Lớp

2381

2506

2700

0,58

1,50

 Trung học phổ thông

Lớp

1030

1227

1300

3,78

1,16

3. Số giáo viên

giáo viên

12.127

14.048

15.210

0,36

0,59

 Tiểu học

giáo viên

5.323

6.411

6.950

3,90

1,63

 Trung học cơ sở

giáo viên

4.783

5.012

5.400

0,87

1,50

 Trung học phổ thông

giáo viên

2.021

2.625

2.860

7,62

1,73

4. Tổng số học sinh phổ thông

học sinh

236.038

252.843

274.500

0,99

1,15

 Tiểu học

học sinh

110.397

112.636

121.500

0,54

1,53

 Trung học cơ sở

học sinh

80.265

85.207

94.500

0,08

2,09

 Trung học phổ thông

học sinh

45.376

55.000

58.500

3,37

1,74

 

Phụ lục 10: Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông đến năm 2020

Hạng mục

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Tổng số phòng học, phòng chức năng

6.925

8094

9258

3,17

2,72

a) Tổng số phòng học

5.952

6.464

6.993

1,66

1,59

- Tiểu học

3.264

3.678

3.967

2,42

1,53

- Trung học cơ sở

1829

1.800

1.940

-0,32

1,51

- Trung học phổ thông

859

986

1.086

2,80

1,95

b) Tổng số phòng chức năng

973

1630

2.265

10,87

6,80

2. Số phòng học, phòng chức năng xây dựng kiên cố

4.083

5.666

8.332

6,77

8,02

3. Tỷ lệ phòng học, phòng chức năng xây dựng kiên cố (%)

58,8

70

100

 

 

 

Phụ lục 11: Phát triển hệ thống trường tiểu học

STT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

2010

2011-2015

2016- 2020

Tổng số

Thành lập mới

Tổng số

Thành lập mới

Tổng số

Tổng

Tư thục

Tổng

Tư thục

 

Toàn tỉnh

282

22

 

304

10

2

314

1

TP. Phan Thiết

32

4

 

36

 

 

36

2

Thị xã La Gi

22

2

 

24

1

1

25

3

Huyện Tuy Phong

33

3

 

36

3

1

39

4

Huyện Bắc Bình

33

4

 

37

 

 

37

5

Huyện H. Thuận Bắc

48

1

 

49

 

 

49

6

Huyện H. Thuận Nam

28

2

 

30

2

 

32

7

Huyện Tánh Linh

30

1

 

31

2

 

33

8

Huyện Hàm Tân

17

4

 

21

2

 

23

9

Huyện Đức Linh

33

 

 

33

 

 

33

10

Huyện Đảo Phú Quý

6

1

 

7

 

 

7

 

Phụ lục 12: Phát triển hệ thống trường THCS đến 2020

STT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

2010

2011-2015

2016- 2020

Tổng số

Thành lập mới

Tư thục

Tổng số

Thành Lập mới

Tư thục

Tổng số

 

Toàn tỉnh

123

40

23*

163

14

2*

177

1

TP. Phan Thiết

12

9

3*

21

4

-

25

2

Thị xã La Gi

7

5

2*

12

3

1*

15

3

Huyện Tuy Phong

14

2

1*

16

1

1*

17

4

Huyện Bắc Bình

16

5

3*

21

-

 

21

5

Huyện H. Thuận Bắc

18

5

4*

23

-

 

23

6

Huyện H. Thuận Nam

13

5

3*

18

-

 

18

7

Huyện Tánh Linh

18

2

2*

20

2

 

22

8

Huyện Hàm Tân

9

3

2*

12

1

 

13

9

Huyện Đức Linh

13

3

3*

16

2

 

18

10

Huyện Đảo Phú Quý

3

1

 

4

1

 

5

Ghi chú : ( *) Trường nhiều cấp học 

Phụ lục 13: Phát triển hệ thống trường THPT đến năm 2020

STT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

2010

2011-2015

2016- 2020

Tổng số

Thành lập mới

Tư thục

Tổng số

Thành Lập mới

Tư thục

Tổng số

 

Toàn tỉnh

26

13

10

39

8

1

47

1

TP. Phan Thiết

6

3

2*

9

 

 

9

2

Thị xã La Gi

3

1

1*

4

 

 

4

3

Huyện Tuy Phong

2

2

1*

4

1

 

5

4

Huyện Bắc Bình

2

1

1*

3

2

 

5

5

Huyện H. Thuận Bắc

3

1

1*

4

2

 

6

6

Huyện H. Thuận Nam

2

1

1*

3

 

 

3

7

Huyện Tánh Linh

2

1

1*

3

1

 

4

8

Huyện Hàm Tân

2

2

1*

4

 

 

4

9

Huyện Đức Linh

3

1

1*

4

1

 

5

10

Huyện Đảo Phú Quý

1

-

 

1

1

1*

2

Ghi chú : ( *) Trường nhiều cấp học 

Phụ lục 14: Nhu cầu đầu tư phát triển CSVC giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp đến năm 2015 và 2020

STT

HẠNG MỤC

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Số phòng học, phòng chức năng

Số phòng thí nghiệm, thực hành

Số phòng học, phòng chức năng

Số phòng thí nghiệm, thực hành

Số phòng học, phòng chức năng

Số phòng thí nghiệm, thực hành

1

Trung tâm GDTX-HN La Gi

35

5

30

9

35

10

2

Trung tâm GDTX-HN Bắc Bình

6

2

10

5

15

6

3

Trung tâm GDTX-HN Tánh Linh

6

2

10

5

15

6

4

Trung tâm GDTX-HN Đức Linh

20

2

20

5

30

8

5

Trung tâm GDTX-HN tỉnh

0

0

15

5

30

10

6

Trung tâm GDTX-HN T. Phong

 

 

10

5

15

6

7

Trung tâm GDTX-HN Hàm Thuận Bắc

 

 

10

5

15

6

8

Trung tâm GDTX-HN Hàm. Thuận Nam

 

 

10

5

15

6

9

Trung tâm GDTX-HN Hàm Tân

 

 

10

5

15

6

10

Trung tâm GDTX-HN Phú Quý

 

 

7

3

9

4

Tổng số

67

11

132

52

194

68

 

Phụ lục 15: Nhu cầu phát triển lao động qua đào tạo đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

I

Dân số trung bình

1.176.913

1.224.749

1.274.528

1

Tổng số lao động làm việc

609.540

100

707.445

100

821.076

100

2

Lao động chưa qua đào tạo

438.869

72,0

318.350

45,0

246.323

30,0

3

Lao động đã qua đào tạo

170.671

28,0

389.095

55,0

574.753

70,0

a

Đào tạo ngắn hạn

100.489

16,5

190.690

27,0

225.376

27,4

b

Sơ cấp

15.201

2,5

106.117

15,0

172.426

21,0

c

Trung cấp

25.185

4,1

42.447

6,0

78.002

9,5

d

Cao đẳng

10.722

1,8

21.223

3,0

41.054

5,0

e

Đại học

18.829

3,06

28.298

3,955

57.475

6,95

f

Trên đại học

245

0,040

320

0,045

420

0,05

II

Số lao động theo trình độ/1vạn dân (người/10.000 dân)

 

 

 

 

 

1

Đại học trở lên

160

234

454

2

Cao đẳng

91

173

322

3

Trung cấp

212

347

612

4

Sơ cấp

129

866

1.352

5

Ngắn hạn< 3 tháng

854

1.557

1.768

 

Phụ lục 16: Nhu cầu giáo viên mầm non và phổ thông đến năm 2020

Giáo viên

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

Tổng số giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

TỔNG SỐ

14.081

19.108

10.042

 

22.550

14.802

 

1. Mầm non

1.954

5.060

2277

45

7340

4.404

60

2. Tiểu học

5.323

6.411

5128

80

6.950

6.602

95

3. Trung học cơ sở

4.783

5.012

2506

50

5.400

3.510

65

4.Trung học phổ thông

2.021

2.625

131

5

2.860

286

10

 

Phụ lục 17: Các chỉ tiêu phát triển Trường Cao đẳng Cộng đồng đến năm 2020

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Tổng số học viên

Học viên

9.538

11.000

13.000

2,89

3,40

- Đại học

Học viên

5.731

6.100

6.800

1,26

2,20

- Cao đẳng

Học viên

1.615

2.400

3.000

8,24

4,56

- Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên

2.192

2.500

3.200

2,66

5,06

- Hệ khác

Học viên

-

-

-

-

-

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

145

205

231

5,35

2,42

·   Ban giám hiệu

Người

5

5

6

3,71

0,00

·   Giáo viên, giảng viên

Người

89

122

140

4,33

3,40

·   Cán bộ quản lý khoa, phòng

Người

17

33

35

3,30

0,00

·   Cán bộ viên chức các khoa

 

12

15

17

4,56

2,53

·   Nhân viên

 

22

30

33

6,40

1,92

3. Cơ sở vật chất

Phòng

162

181

200

2,24

2,02

- Số phòng học

Phòng

70

85

100

3,96

3,30

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

Phòng

10

13

15

5,39

2,90

- Thư viện

Phòng

2

3

5

8,45

10,76

 

Phụ lục 18: Nhu cầu nhân lực y tế của Bình Thuận đến năm 2020

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm 2010

2011- 2015

2016-2020

 

Số lượng

Giảm (2%)

Bổ sung

Trung bình/ năm

Số lượng

Giảm (2%)

Bổ sung

Trung bình/ năm

1.Trình độ Bác sĩ và cao hơn

599

864

12

253

51

1.032

16

152

30

 

Trong đó:

- Tiến sĩ hoặc CK II

4

24

-

20

4

36

-

12

2

 

- Thạc sĩ hoặc CK I

248

323

5

100

20

425

6

120

24

 

- Đại học

347

517

7

253

51

571

10

152

30

 

2. Điều dưỡng, kỹ thuật viên

2.090

3.024

42

976

195

3.612

60

648

130

 

Trong đó:

- Thạc sĩ hoặc CK I

2

10

1

9

2

22

2

10

2

 

- Cao đẳng

67

212

1

137

27

542

4

324

65

 

- Trung cấp

2.021

2.802

40

1.094

219

3.070

56

657

131

 

3. Dược sĩ cao cấp

44

123

10

89

18

258

2

137

27

 

Trong đó: Thạc sĩ hoặc CK I

5

15

1

14

3

35

5

16

3

 

4. Dược sĩ trung cấp

429

358

9

 

 

645

7

376

75

 

5. Cán bộ y tế học đường

 

600

 

600

 

700

 

100

 

 

 

Phụ lục 19: Lộ trình phát triển Trường Cao đẳng Y tế đến 2020

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Tổng số học viên

Học viên

1619

3.790

5.600

14,53

8,91

- Cao đẳng, kỹ thuật viên

Học viên

186

1.500

3.000

51,82

14,87

- Trung cấp

Học viên

1.148

1.360

1.500

3,45

1,98

- Hệ khác (cán bộ y tế học đường)

Học viên

285

930

1.100

2,98

3,24

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

98

115

184

3,25

9,86

·    Ban giám hiệu

Người

3

3

4

0,00

5,92

·    Giáo viên, giảng viên

Người

62

72

133

3,04

13,06

·    Cán bộ quản lý khoa, phòng

Người

14

17

20

3,96

3,30

·    Cán bộ viên chức các khoa

Người

13

15

17

2,90

2,53

·    Nhân viên

Người

6

8

10

5,92

4,56

3. Cơ sở vật chất

Phòng

65

77

117

 

 

- Số phòng học

Phòng

15

20

45

5,92

17,61

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

Phòng

13

15

25

2,90

10,76

- Ký túc xá sinh viên

Phòng

36

40

45

2,13

2,38

- Thư viện

Phòng

1

2

2

14,87

0,00

 

Phụ lục 20: Phát triển Trường Trung cấp nghề tỉnh đến năm 2020

CHỈ TIÊU

ĐVT

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng bq (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Tổng số học viên

HS,SV

2.415

3.830

6.800

13,42

5,25

- Cao đẳng nghề

HS,SV

 

1.320

2.200

7,09

8,45

- Trung cấp nghề

HS,SV

1.533

2.010

4.100

10,86

15,08

- Sơ cấp nghề

HS,SV

882

500

500

9,68

5,15

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

93

110

129

3,41

3,24

Ban giám hiệu

Người

3

3

4

0,00

5,92

Giáo viên, giảng viên

Người

60

71

79

3,42

2,16

Cán bộ quản lý khoa, phòng

Người

8

10

14

4,56

6,96

Cán bộ viên chức các khoa

Người

6

8

12

5,92

8,45

Nhân viên

Người

16

18

20

2,38

2,13

3. Cơ sở vật chất

Phòng

80

122

165

 

 

- Số phòng học

Phòng

23

35

50

8,76

7,39

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

Phòng

16

20

28

4,56

6,96

- Ký túc xá sinh viên

Phòng

40

65

85

10,20

5,51

- Thư viện

Phòng

1

2

2

14,87

0,00

 

Phụ lục 21: Nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng đến năm 2020

Hạng mục

Tổng số

2011 - 2015

2016 - 2020

Tổng số trường, xây mới, mở rộng

Diện tích quy hoạch (ha)

Tổng số trường, xây mới, mở rộng

Diện tích quy hoạch (ha)

Tổng số trường, xây mới, mở rộng

Diện tích quy hoạch (ha)

- Xây dựng trường nhiều cấp học

36

151,04

34

143,04

2

8,00

- Xây dựng Trường mầm non

28

26,20

22

20,20

6

6,00

- Xây dựng Trường tiểu học

32

48,00

22

33,5

10

14,50

- Xây dựng Trường THCS

29

53,90

17

32,9

12

21,00

- Xây dựng Trường THPT

10

35,50

3

11,00

7

24,50

- Xây dựng các Trung tâm GDTX-HN

5

11,2

1

1,20

4

10,00

- Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề

11

119,73

8

108,73

3

11,00

Tổng cộng

151

445,57

107

350,57

44

95,00

 

Phụ lục 22: Xác định nhu cầu vốn đầu tư

STT

HẠNG MỤC

Đơn vị

Tổng số

Chia theo giai đoạn

2011 - 2015

2016 - 2020

I

Tổng số phòng xây mới và xây thay thế

Phòng

7.630

2.877

4.753

1

 Mầm non

Phòng

4.716

1.373

3.343

2

Phổ thông

Phòng

2.353

1.189

1.164

3

TT GDTX-HN

Phòng

200

56

144

4

 Các Trường chuyên nghiệp, dạy nghề

Phòng

361

259

102

II

Tổng nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)

 

8.818,00

3.905,00

4.913,00

1

Xây dựng CSVC

Tỷ đồng

3.747,00

1.499,00

2.248,00

-

Mầm non

Tỷ đồng

1.713,00

520,00

1.193,00

-

Phổ thông

Tỷ đồng

1.191,50

609,50

582,00

-

Trung Tâm GDTX và HN

Tỷ đồng

100,00

28,00

72,00

-

Các Trường chuyên nghiệp, dạy nghề

Tỷ đồng

180,50

129,50

51,00

-

Trường chuẩn quốc gia

Tỷ đồng

562,00

212,00

350,00

2

Chi phí khác cho các trường mới

Tỷ đồng

3.571,00

1.906,00

1.665,00

3

Trang, thiết bị các cấp học

Tỷ đồng

1.500,00

500,00

1.000,00

* Chi phí theo phụ lục này có tính đến đối với các trường mới thành lập, gồm xây dựng, san nền, công trình phụ, điện nước, v.v…

* Trang thiết bị các cấp học gồm thiết bị dạy học các bộ môn từng cấp học, bậc học.

* Nhu cầu kinh phí có xác định tỷ lệ trượt giá hàng năm khoảng 10%


Phụ lục 23: Danh mục trường học thành lập mới đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

Số TT

Danh mục các công trình, dự án

Vị trí, địa điểm

Hiện trạng (Ha)

Nhu cầu đất (Ha)

Năm thực hiện

Ghi chú

 

TOÀN TỈNH (A+B)

 

 

445,57

 

 

A

KHỐI TRỰC THUỘC TỈNH

 

 

221,47

 

 

1

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Tân Thắng - Hàm Tân

 

3,30

2012

 

2

Trường THPT chất lượng cao ISCHOOL

Phú Tài - Phan Thiết

 

4,20

2013

XHH- Đã chấp thuận chủ trương

3

Trường THPT tại xã Chí Công

Chí Công - Tuy Phong

 

3,50

2015

 

4

Trường THPT tại xã Bình Tân

Bình Tân - Bắc Bình

 

3,50

2016

 

5

Trường THPT tại Bắc Bình

Sông Mao hoặc Phan Rí Thành, Bắc Bình

 

3,50

2017

 

6

Trường THPT tại xã Hàm Liêm

Hàm Liêm - Hàm T. Bắc

 

3,50

2017

 

7

Trường THPT tại xã Gia Huynh

Gia Huynh - Tánh Linh

 

3,50

2018

 

8

Trường THPT tại xã Trà Tân

Trà Tân - Đức Linh

 

3,50

2018

 

9

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Tân Phước - La Gi

 

6,04

2014

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

10

Trường TH-THCS-THPT Châu Á-TBD

Phú Thủy - Phan Thiết

 

5,00

2011

XHH- Đã thành lập và đi vào hoạt động, nhưng cơ sở đang thuê; chủ đầu tư đã xác định vị trí đất đầu tư xây dựng cơ sở, đang làm thủ tục

11

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Liên Hương - Tuy Phong

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

12

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Chợ Lầu - Bắc Bình

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

13

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Ma Lâm - H.Thuận Bắc

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

14

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Thuận Nam - H.Thuận Nam

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

15

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Tân Nghĩa - Hàm Tân

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

16

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Lạc Tánh - Tánh Linh

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

17

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Đức Tài - Đức Linh

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

18

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Phú Quý

 

4,00

2015-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

19

Trường Phổ thông có nhiều cấp học

Mũi Né - Phan Thiết

 

5,00

2012-2020

XHH- (Bao gồm MN,TH,THCS,THPT)

20

Trường THPT tại xã Đông Giang

Đông Giang - H. Thuận Bắc

 

3,50

2020

 

21

Trường THPT tại xã Vĩnh Hảo

Vĩnh Hảo - Tuy Phong

 

3,50

2020

 

22

Trung tâm GDTX-HN Hàm Tân

Tân Nghĩa - Hàm Tân

 

2,50

2015-2020

 

23

Trung tâm GDTX-HN Tỉnh

Phú Trinh - Phan Thiết

1,2

1,20

2013

 

24

Trung tâm GDTX-HN Hàm.T.Bắc

Ma Lâm - H. Thuận Bắc

 

2,50

2015-2020

 

25

Trung tâm GDTX-HN Hàm.T.Nam

Thuận Nam - H. Thuận Nam

 

2,50

2015-2020

 

26

Trung tâm GDTX-HN Hàm T.Phong

Liên Hương - Tuy Phong

 

2,50

2015-2020

 

27

Đại học Bình Thuận

Tiến Lợi - Phan Thiết

 

40,00

2015

 

28

Cao đẳng Du lịch Quốc tế

Thành phố Phan Thiết

 

15,00

2012-2015

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

29

Cao đẳng Quản trị và CNTT

Tiến Lợi - Phan Thiết

 

5,00

2012-2015

XHH- Đã chấp thuận chủ trương

30

Cơ sở Cao đẳng Công thương TP.HCM

Tân Phước - La Gi

 

17,48

2012-2015

XHH- Đã chấp thuận chủ trương

31

Trung cấp nghề Hoàng Quân

Hàm Kiệm - H.Thuận Nam

 

15,75

2012

XHH - Đã chấp thuận chủ trương

32

Trung cấp kinh tế chuyên nghiệp

Tân Nghĩa - Hàm Tân

 

5,00

2012-2015

XHH

33

Cao đẳng nghề Bình Thuận (nâng cấp TCN)

Phú Tài - Phan Thiết

 

 

Trước 2015

 

34

Trung cấp nghề Bắc Bình (nâng cấp TTDN)

Bắc Bình

 

3,00

Sau 2015

 

35

Trung cấp nghề Tánh Linh (nâng cấp TTDN)

Tánh Linh

 

3,00

Sau 2015

 

36

Cao đẳng nghề Tuy Phong

Liên Hương - Tuy Phong

 

5,00

Sau 2015

XHH (Nâng cấp Trung tâm dạy nghề Bắc Tuy Phong hoặc kêu gọi đầu tư mới)

37

Đại học Phan Thiết (Cơ sở II)

Phú Hài - Phan Thiết

 

10,5

2012-2020

Trường ĐH Phan Thiết tiếp tục triển khai đầu tư.

B

KHỐI TRỰC THUỘC HUYỆN

 

 

219,60

 

 

I

Phan Thiết

 

 

40,50

 

 

1

Trường THCS Lạc Đạo

Lạc Đạo

 

2,00

2011

 

2

Trường THCS Phú Tài

Phú Tài

 

2,00

2011

 

3

Trường Tiểu học Xuân An

Xuân An

 

2,00

2012

 

4

Trường Tiểu học Đức Long 2

Đức Long

 

1,50

2013

 

5

Trường Mầm non tư thục Phú Thủy

Phú Thuỷ

 

1,00

2012-2015

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

6

Trường THCS Xuân An

Xuân An

 

2,00

2014

 

7

Trường THCS Lê Hồng Phong 2

Mũi Né

 

2,00

2015

 

8

Trường THCS Bình Hưng

Bình Hưng

 

1,50

2015

 

9

Trường THCS Phong Nẫm

Phong Nẫm

 

2,00

2017

 

10

Trường THCS Đức Thắng

Đức Thắng

 

1,50

2018

 

11

Trường THCS Hưng Long

Hưng Long

 

1,50

2019

 

12

Trường THCS Tiến Lợi

Tiến Lợi

 

2,00

2020

 

13

Trường Mẫu giáo Xuân An

Xuân An

 

1,00

2012

 

14

Trường Mẫu giáo Mũi Né

Mũi Né

 

1,00

2015

 

15

Trường Tiểu học Hàm Tiến

Hàm Tiến

 

2,00

2015

Quy hoạch lại

16

Trường Tiểu học Phú Tài 2

Phú Tài

 

1,50

2012

 

17

Trường THCS Thủ khoa Huân

Hàm Tiến

 

2,00

2015

Quy hoạch lại

18

Trường MN-TH-THCS

Phong Nẫm

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

19

Trường MN-TH-THCS

Mũi Né

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

20

Trường MN-TH-THCS Nam Phan Thiết

Tiến Lợi

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

II

La Gi

 

 

35,50

 

 

1

Trường Mầm non Tân Thiện

Tân Thiện

 

1,00

2011

 

2

Trường Mầm non Bình Tân

Bình Tân

 

1,00

2011

 

3

Trường Mầm non Tân An

Tân An

 

1,00

2012

 

4

Trường Tiểu học Tân Tiến 3

Tân Tiến

 

1,50

2012

 

5

Trường THCS Tân Bình

Tân Bình

 

2,00

2012

 

6

Trường Tiểu học Tân Thiện 2

Tân Thiện

 

1,50

2013

 

7

Trường THCS Bình Tân 2

Bình Tân

 

2,00

2013

 

8

Trường Mẫu giáo Phước Hội

Phước Hội

 

1,00

2014

 

9

Trường THCS Tân Phước

Tân Phước

 

2,00

2015

 

10

Trường Mẫu giáo Tân Tiến 2

Tân Tiến

 

1,00

2016

 

11

Trường THCS Tân An 2

Tân An

 

2,00

2016

 

12

Trường Mẫu giáo Tân Thiện 2

Tân Thiện

 

1,00

2017

 

13

Trường Tiểu học Bình Tân 4

Bình Tân

 

1,50

2017

 

14

Trường THCS Tân Thiện 2

Tân Thiện

 

2,00

2017

 

15

Trường Mẫu giáo Tân Bình 2

Tân Bình

 

1,00

2018

 

16

Trường Mẫu giáo Tân An 3

Tân An

 

1,00

2019

 

17

Trường Mẫu giáo Tân Phước 2

Tân Phước

 

1,00

2020

 

18

Trường MN-Tiểu học-THCS

Tân Hải

 

4,00

2015-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

19

Trường MN-Tiểu học-THCS

Tân An

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

20

Trường MN-Tiểu học-THCS

Phước Hội

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

III

Huyện Tuy Phong

 

 

20,00

 

 

1

Trường Tiểu học Vĩnh Tân

Vĩnh Tân

 

1,50

2015

 

2

Trường THCS Chí Công

Chí Công

 

2,00

2015

 

3

Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 7 (BT)

Phan Rí Cửa

 

1,50

2015

 

4

Trường Tiểu học Liên Hương 6 (BT)

Liên Hương

 

1,50

2015

 

5

Trường Tiểu học Phước Thể 3

Phước Thể

 

1,50

2016

 

6

Trường Tiểu học Chí Công 5

Chí Công

 

1,50

2016

 

7

Trường Tiểu học Hoà Minh 2

Hoà Minh

 

1,50

2017

 

8

Trường Mầm non Vĩnh Tân

Vĩnh Tân

 

1,00

2018

 

9

Trường MN-Tiểu học -THCS

Vĩnh Hảo,Vĩnh Tân

 

4,00

2015-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

10

Trường MN-Tiểu học-THCS

Phan Rí Cửa

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

IV

Huyện Bắc Bình

 

 

25,50

 

 

1

Mâm non Phan Rí Thành

Phan Rí Thành

 

1,00

2012-2020

 

2

Mầm non Lương Sơn

Lương Sơn

 

1,00

2012-2020

 

3

Mầm non Dốc Đá

Khu vực Dốc đá

 

1,00

2012-2020

 

4

Trường THCS Phan Điền

Phan Điền

 

2,50

2014

 

5

Trường Tiểu học Hồng Thắng

Hồng Thắng

 

1,50

2013

 

6

Trường THCS Phan Hiệp

Phan Hiệp

 

2,00

2013

 

7

Trường Tiểu học An Bình

An Bình-Bình An

 

1,50

2014

 

8

Trường Tiểu học Phan Sơn 2

Ka Lúc

 

1,50

2014

 

9

Trường Tiểu học Thái An

Thái An

 

1,50

2015

 

10

Trường MN-Tiểu học-THCS

Lương Sơn

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

11

Trường MN-Tiểu học-THCS

Phan Rí Thành

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

12

Trường MN-Tiểu học-THCS

Hải Ninh

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

V

Huyện Hàm Thuận Bắc

 

 

24,90

 

 

1

Trường Tiểu học Ma Lâm 4

Ma Lâm

 

1,50

2013

 

2

Trường Mẫu giáo Ma Lâm (BT)

Ma Lâm

 

1,00

2015

 

3

Trường Mẫu giáo Hàm Đức 3

Hàm Đức

 

1,00

2015

 

4

Trường Mẫu giáo Hàm Liêm 2

Hàm Liêm

 

1,00

2015

 

5

Trường Mẫu giáo Hàm Trí 2

Hàm Trí c

 

1,00

2015

 

6

Trường Mẫu giáo Hàm Phú 2

Hàm Phú

 

1,00

2015

 

7

Trường Mẫu giáo Hàm Hiệp 2

Hàm Hiệp

 

1,00

2015

 

8

Trường MN-Tiểu học Hàm Thắng

Hàm Thắng

 

3,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

9

Trường THCS nội trú Minh Nghĩa

KDC-DV HàmThắng, Hàm Liêm

 

2,40

2012-2015

XHH- Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư

10

Trường MN-Tiểu học-THCS

Hàm Chính

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

11

Trường MN-Tiểu học-THCS

Hồng Sơn

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

12

Trường MN-Tiểu học-THCS

Phú Long

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

VI

Huyện Hàm Thuận Nam

 

 

21,50

 

 

1

Trường Tiểu học Hàm Cường 3

Hàm Cường

 

1,50

2012

 

2

Trường Tiểu học Hàm Minh 3

Hàm Minh

 

1,50

2012

 

3

Trường PT Dân tộc nội trú Hàm Thuận Nam

TT Thuận Nam

 

1,50

2013

 

4

Trường THCS Tân Thuận 2

Tân Thuận

 

2,00

2013

 

5

Trường MN-Tiểu học-THCS

Tân lập

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

6

Trường MN-Tiểu học-THCS

Khu vực Hàm Mỹ, Hàm Kiệm

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

7

Trường MN-Tiểu học-THCS

Hàm Minh

 

4,00

2011-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

8

Trường Tiểu học Hàm Thạnh 3

Hàm Thạnh

 

1,50

2017

 

9

Trường Tiểu học Hàm Mỹ 4

Hàm Mỹ

 

1,50

2017

 

VII

Hàm Tân

 

 

22,50

 

 

1

Trường Mầm non huyện Hàm Tân

Tân Nghĩa

 

1,00

2011

 

2

Trường Tiểu học bán trú Tân Nghĩa

Tân Nghĩa

 

2,00

2011

 

3

Trường Tiểu học Tân Đức 2

Tân Đức

 

1,50

2012

 

4

Trường Tiểu học Suối Bang

Thắng Hải

 

1,50

2017

 

5

Trường Tiểu học Tân Hà 2

Tân Hà

 

1,50

2016

 

6

Trường Tiểu học Thắng Hải 1

Thắng Hải

 

1,50

2013

Qui hoạch lại

7

Trường Tiểu học Tân Phúc 2

Tân Phúc

 

1,50

2014

Qui hoạch lại

8

Trường THCS Suối Giêng

Tân Đức

 

2,00

2012

 

9

Trường THCS Suối Bang

Thắng Hải

 

2,00

2018

 

10

Trường MN-Tiểu học-THCS

Sơn Mỹ

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

11

Trường MN-Tiểu học-THCS

Tân Phúc

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

VIII

Tánh Linh

 

 

15,50

 

 

1

Trường Tiểu học Suối Sâu

Suối Kiết

 

1,00

2013

 

2

Trường Mẫu giáo Búp Mãng

Gia An

 

1,00

2013

 

3

Trường Tiểu học Tà Pứa 2

Đức Phú

 

1,50

2020

 

4

Trường THCS Suối Kiết 2

Suối Kiết

 

1,50

2019

 

5

Trường Tiểu học Đa Mi

La Ngâu

 

1,00

2018

 

6

Trường THCS Gia Huynh 2

Gia Huynh

 

1,50

2018

 

7

Trường MN-Tiểu học-THCS

Đức Thuận

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

8

Trường MN-Tiểu học-THCS

Tân Thành

 

4,00

2012-2020

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

IX

Đức Linh

 

 

13,00

 

 

1

Trường Mẫu giáo-MN-TH-THCS

Đức Tín

 

3,00

2011

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

2

Trường MN-TH-THCS

Đức Tài

 

3,00

2011

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

3

Trường Mẫu giáo-MN-TH-THCS

Vũ Hoà

 

3,00

2012

XHH- Kêu gọi đầu tư mới

4

Trường THCS Đa Kai 2

Đa Kai

 

2,00

2016

 

5

Trường THCS Mê Pu 2

Mê Pu

 

2,00

2016

 

X

Phú Quý

 

 

5,20

 

 

1

Trường Mẫu giáo Quý Thạnh

Ngũ Phụng

 

0,50

2012

 

2

Trường Mầm non Mỹ Khê

Tam Thanh

 

0,60

2012

 

3

Trường Mẫu giáo Đông Hải

Long Hải

 

0,50

2012

 

4

Trường Mầm non Long Hải

Long Hải

 

0,60

2015

 

5

Trường Tiểu học Tân Hải

Long Hải

 

1,00

2015

 

6

Trường THCS Đông Hải

Long Hải

 

1,00

2015

 

7

Trường THCS Phú Quý

Phú Quý

 

1,00

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp phụ lục 24

Loại trường

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2011-2015

2016-2010

Tổng số

 

 

Tổng số: 150 trường

- Công lập 105 trường (Trong đó có 4 trường quy hoạch lại, gồm 3 tiểu học, 1 THCS)

- Ngoài công lập 45 trường

 

108

42

150

 

 

 

Trường Mầm non

10

1

8

 

 

 

Trường Mẫu giáo

12

5

17

 

 

 

Trường Tiểu học

22

10

32

 

 

 

Trường THCS

19

10

29

 

 

 

Trường THPT

3

7

10

 

 

 

Trường nhiều cấp học

34

2

36

 

 

 

Trung tâm GDTX-HN

1

4

5

 

 

 

Trường Trung cấp

2

2

4

 

 

 

Trường Cao đẳng

4

1

5

 

 

 

Trường Đại học

1

 

1

 

* Mô hình trường nhiều cấp học đề cập trong phụ lục này là thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Đây là biện pháp tạo điều kiện, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện mô hình trường học theo hướng phát triển từng bước đối với từng cấp học (Hiện nay tại Phan Thiết đã có Trường Tiểu học, THCS, THPT Châu Á Thái Bình Dương).

* Trường nhiều cấp học hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác