Quyết định 2723/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015
Quyết định 2723/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015
Số hiệu: | 2723/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Lê Xuân Thân |
Ngày ban hành: | 30/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2723/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Lê Xuân Thân |
Ngày ban hành: | 30/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2723/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định 1366/QĐ-UBND ngày 26/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 84/TTr-LĐTBXH ngày 20/8/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở địa bàn dân cư nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các Bộ Luật có liên quan đến trẻ em, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác thu thập thông tin về tình hình trẻ em nhằm chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực góp phần tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành đội ngũ cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở địa bàn dân cư có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu; nhiệt tình, tự nguyện và hăng hái tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Đảm bảo công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đến năm 2015 đạt được kết quả sau:
+ Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,9% trên tổng số trẻ em.
+ 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.
+ 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
+ 25% huyện/thị/thành phố xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
II. NỘI DUNG VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Nội dung
1.1. Hình thành đội ngũ cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
a) Đối tượng:
Sử dụng đội ngũ cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hiện có trên địa bàn kiêm thêm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tổ chức khảo sát lại đội ngũ cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang hoạt động để lựa chọn, xác định danh sách cộng tác viên có nhu cầu hợp tác, có tâm huyết và gắn bó với công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
b) Số lượng: 1.317 người
Mỗi thôn, tổ dân phố bố trí 01 cộng tác viên. Đối với những thôn, tổ dân phổ có 02 thôn phó, tổ phó thì xem xét bố trí 02 cộng tác viên.
- Tổng số thôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh: 987
- Số thôn, tổ có trên 1.500 dân vùng đồng bằng: 250
- Số thôn địa bàn đông dân, địa bàn rộng thuộc xã miền núi: 80
Cụ thể như sau:
Số TT |
Huyện, thị, thành phố |
Số thôn, tổ dân phố |
Tổng số hộ gia đình |
Dân số |
Dân số trẻ em |
Số CTV |
1 |
Th.phố Nha Trang |
363 |
79.938 |
370.507 |
95.691 |
390 |
2 |
Th.phố Cam Ranh |
104 |
27.959 |
132.304 |
35.638 |
140 |
3 |
Thị xã Ninh Hòa |
192 |
47.599 |
233.974 |
68.168 |
270 |
4 |
Huyện Vạn Ninh |
84 |
25.496 |
127.950 |
40.057 |
147 |
5 |
Huyện Diên Khánh |
95 |
26.569 |
128.893 |
33.961 |
141 |
6 |
Huyện Khánh Vĩnh |
47 |
6.403 |
30.865 |
13.294 |
68 |
7 |
Huyện Cam Lâm |
71 |
22.717 |
107.073 |
29.705 |
120 |
8 |
Huyện Khánh Sơn |
31 |
4.182 |
18.814 |
8.211 |
41 |
|
Cộng |
987 |
240.863 |
1.150.380 |
324.725 |
1.317 |
c) Nhiệm vụ của cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
- Khảo sát, thu thập thông tin số liệu về tình hình trẻ em trên địa bàn (nắm bắt đầy đủ tình hình trẻ em ở địa bàn quản lý: Cập nhật danh sách trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, danh sách trẻ em dưới 06 tuổi đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế...); tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch về Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của địa phương
- Xác định, theo dõi, quản lý các nhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Hỗ trợ cán bộ cấp xã thực hiện các hoạt động tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các Bộ Luật có liên quan đến trẻ em, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em nhân Tháng hành động Vì trẻ em, tết Nguyên đán, tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6...
- Phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ em bị hành hạ ngược đãi, bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động... trên địa bàn; đồng thời cùng cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch can thiệp hỗ trợ và quản lý từng trường hợp trẻ em ở địa bàn.
- Thực hiện các hoạt động trực tiếp tư vấn, tham vấn cho gia đình và trẻ em về kỹ năng, kiến thức bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đồng thời thực hiện quy trình can thiệp và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn.
- Tham mưu, đề xuất hoạt động xã hội hóa công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các mô hình câu lạc bộ, các phong trào bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố.
d) Phương thức hoạt động của cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
- Cộng tác viên làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý điều hành của UBND cấp xã, thực hiện các nhiệm vụ Bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo hướng dẫn về chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các xã, phường, thị trấn.
- Định kỳ giao ban mỗi tháng 01 lần với Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp xã để báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng trước và triển khai các nhiệm vụ của tháng sau.
1.2. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em sẽ được tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, kỹ năng tư vấn, tham vấn với gia đình và trẻ em, kỹ năng tiếp cận, tuyên truyền vận động, thu thập số liệu, báo cáo...).
Hàng năm đội ngũ này sẽ được bồi dưỡng thêm về kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao về công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
(Đội ngũ cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em sẽ tham gia các lớp tập huấn thuộc Đề án 2 - Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định 1366/QĐ-UBND ngày 26/5/2011)
1.3. Thời gian thực hiện Đề án: 03 năm (từ năm 2013 đến năm 2015).
1.4. Phạm vi của đề án: Đề án Xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cơ sở được tổ chức thực hiện trên địa bàn thôn, tổ dân phố trong phạm vi toàn tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
2.1. Mức hỗ trợ công tác cho cộng tác viên: 70.000 đồng/người/tháng
- Kinh phí thực hiện trong một năm:
70.000 đồng/người x 12 tháng x 1.317 người = 1.106.280.000 đồng/năm
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 3 năm (2013-2015):
1.106.280.000 đồng/năm x 3 năm = 3.318.840.000 đồng.
(Ba tỷ, ba trăm mười tám triệu, tám trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn)
2.2. Nguồn kinh phí
Thù lao cho cộng tác viên làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em do ngân sách tỉnh cấp qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, chi trả và quyết toán.
- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện đề án; tổ chức khảo sát lại đội ngũ cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang hoạt động để lựa chọn cộng tác viên tham gia công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố. Cộng tác viên làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em do UBND cấp xã ra quyết định công nhận.
- Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế, Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá hiệu quả của đề án, báo cáo kết quả và đề xuất UBND tỉnh phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối và phân bổ kinh phí cho Đề án cộng tác viên Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cơ sở thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định vốn từ ngân sách, phương thức cấp phát kinh phí hỗ trợ công tác cho cộng tác viên làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố; chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính; giám sát chi tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây