Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: | 27/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp | Người ký: | Nguyễn Văn Dương |
Ngày ban hành: | 12/03/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 27/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Văn Dương |
Ngày ban hành: | 12/03/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2015/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 3 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 06 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN
ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số
27/2015/QĐ-UBND ngày 12/3/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tại các đô thị (gồm thành phố, thị xã, thị trấn) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Quy chế).
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh.
2. Hẻm là lối đi lại từ đường trong các khu dân cư đô thị.
3. Công trình công cộng: bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, bến phà, bến đò, công trình văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
4. Đô thị: bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III đô thị loại IV và đô thị loại V.
NGUYÊN TẮC VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 3. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
1. Tất cả các tuyến đường và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên. Đường trong các khu công nghiệp, khu dân cư không phải là đường trục chính thì có thể chọn số hiệu hoặc số thứ tự để đặt tên.
2. Không đổi tên đường và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hóa của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ (sau đây gọi chung là tên gọi dân gian).
3. Không đặt tên đường hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trong cùng một địa bàn huyện, thị xã, thành phố; không đặt hai tuyến đường cùng một tên hoặc hai công trình công cộng cùng một tên trên cùng một địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.
4. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường và công trình công cộng để đặt tên tương ứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
5. Trên địa bàn của trung tâm huyện, thị xã, thành phố cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của đất nước (danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc) hoặc các danh nhân của thế giới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội để đặt tên cho đường và công trình công cộng.
Các địa bàn còn lại, căn cứ vào vị trí quy mô đường, công trình để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hóa, danh nhân cho phù hợp: cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu, những anh hùng liệt sĩ có công lao to lớn đối với Tổ quốc để đặt tên đường và công trình công cộng.
Điều 4. Đặt tên đường và công trình công cộng
Tên để đặt cho đường và công trình công cộng được lựa chọn một trong các tên như: Tên danh nhân, tên địa danh, tên di tích lịch sử văn hoá, danh lam, thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược và phải bảo đảm yêu cầu sau:
1. Tên danh nhân được chọn phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
2. Tên địa danh được chọn phải là những địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa và đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân hoặc tên địa phương kết nghĩa có mối quan hệ đặc biệt.
3. Tên di tích lịch sử văn hoá; tên danh lam, thắng cảnh được chọn phải là những di tích, danh thắng tiêu biểu, quen thuộc với nhân dân và đã được công nhận xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
4. Tên các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng và những chiến thắng chống xâm lược phải là những sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng và những chiến thắng chống xâm lược tiêu biểu đã được ghi nhận trong lịch sử và ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân.
5. Nên lựa chọn tên các danh nhân được sinh ra tại Đồng Tháp hoặc là người địa phương khác có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với tỉnh Đồng Tháp, những địa danh, sự kiện lịch sử của tỉnh để chọn đặt tên cho đường và công trình công cộng.
6. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Điều 5. Đổi tên đường và công trình công cộng
Đường và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng tác động xấu trong xã hội thì đổi tên nhưng cần xem xét thận trọng.
THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Mục 1.THẨM QUYỀN VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 6. Thẩm quyền về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
1. Đường và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh:
a) Đường: bao gồm đường đô thị trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn;
b) Công trình công cộng: do tỉnh hoặc sở, ngành quản lý:
- Quảng trường;
- Trường học;
- Cơ sở y tế;
- Công trình văn hóa nghệ thuật, công trình thể dục thể thao, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô lớn;
- Các công trình công cộng có quy mô lớn, có phạm vi phục vụ rộng rãi nhân dân trong và ngoài tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ:
a) Thành lập Hội đồng tư vấn tỉnh để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu xác lập Ngân hàng tên; lập danh mục tên các đường và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học;
b) Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường và công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm;
c) Quyết định đặt tên các công trình công cộng khác hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên các công trình công cộng ngoài quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này;
d) Kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên các công trình công cộng đã ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ: Quyết định đặt tên các công trình công cộng khi được sự ủy quyền Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Đối với công trình công cộng thực hiện từ nguồn vốn xã hội hoá ngoài khu vực đô thị, thì giao đơn vị chủ đầu tư quyết định đặt tên và thực hiện quy trình theo quy định của Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Quy chế này.
Điều 7. Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
1. Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn tỉnh) bao gồm đại diện các đơn vị: lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh và các nhà khoa học.
2. Hội đồng tư vấn tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm cơ quan thường trực. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn tỉnh do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn tỉnh chuẩn bị nội dung.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thống kê tên các đường và công trình công cộng đã được đặt tên; khảo sát, phân loại các tuyến đường và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên, hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch đặt tên, đổi tên cho phù hợp.
4. Nghiên cứu xác lập Ngân hàng tên (danh mục tên được lựa chọn, lưu trữ) theo quy định tại Điều 4 Quy chế này và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn để sử dụng phục vụ lâu dài cho công tác đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
5. Tổ chức lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các nhà nghiên cứu đối với tên đường và công trình công cộng có quy mô lớn và ý nghĩa quan trọng.
6. Phát hiện những tên đường và công trình công cộng trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh để điều chỉnh hoặc thay đổi.
7. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
8. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng theo thẩm quyền.
9. Thẩm định ý nghĩa, lịch sử tên gọi dân gian để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách chung, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
2. Mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được cơ cấu làm Phó Chủ tịch Hội đồng và giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính chính xác của các sự kiện, địa danh lịch sử, anh hùng liệt sĩ, danh nhân được đề nghị đặt tên, đổi tên.
3. Thành viên là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được cơ cấu làm Phó Chủ tịch Hội đồng, là cơ quan thường trực, giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc đặt tên, đổi tên cho các công trình văn hóa nghệ thuật, công trình thể dục thể thao, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
4. Mời thành viên là đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giúp Hội đồng tư vấn tỉnh lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân.
5. Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Y tế giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc đặt tên, đổi tên các công trình thuộc lĩnh vực y tế.
6. Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc chọn tên các anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu được địa phương đề nghị đặt tên, đổi tên.
7. Thành viên là Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính chính xác của các sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, tên gọi dân gian được đề nghị đặt tên, đổi tên.
8. Thành viên là đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính khoa học của việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
9. Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc đặt tên, đổi tên các trường học và cơ sở giáo dục đào tạo khác.
10. Thành viên là đại diện lãnh đạo Công an tỉnh giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc đặt tên, đổi tên đường có liên quan đến quản lý hành chính về trật tự xã hội, như quản lý hộ khẩu.
11. Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương đặt số hiệu đường bộ theo quy định đối với đường trong khu công nghiệp, đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện chưa được đặt tên.
12. Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định về kiến trúc nghệ thuật công trình.
13. Ngoài ra, tùy theo tính chất từng cuộc họp, Hội đồng tư vấn tỉnh có thể mời mở rộng thành viên là các ngành có liên quan cùng tham gia thẩm định việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của tỉnh.
Điều 9. Các huyện, thị xã, thành phố thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên công trình công cộng cấp huyện (sau đây viết tắt là Hội đồng tư vấn cấp huyện) bao gồm các đơn vị cùng cấp như: Uỷ ban nhân dân, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an, Phòng Lao động–Thương binh và Xã hội, Phòng Quản lý đô thị.
Hội đồng tư vấn cấp huyện do Phòng Văn hóa và Thông tin làm cơ quan thường trực. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn cấp huyện do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn chuẩn bị nội dung.
Hội đồng tư vấn cấp huyện có chức năng tư vấn giúp Ủy ban nhân dân huyện quyết định về việc đặt tên, đổi tên công trình công cộng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
1. Hội đồng tư vấn cấp huyện có nhiệm vụ: phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khảo sát, phân loại công trình công cộng trên địa bàn cần đặt tên, đổi tên và hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ thủ tục việc đặt tên, đổi tên theo đúng quy định.
2. Phân công trách nhiệm: Căn cứ vào tình hình cơ cấu thành viên tham gia, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng có sự phân công cụ thể đối với từng thành viên.
Điều 10. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
Hội đồng tư vấn được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Mục 2. QUY TRÌNH XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 11. Quy trình về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
1. Đặt tên, đổi tên đường
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi đến Hội đồng tư vấn tỉnh, không phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp Hội đồng nhân dân cấp huyện có yêu cầu;
b) Các tuyến đường liên huyện, thị xã, thành phố khi đặt tên, đổi tên thì địa phương có đường đi qua dài nhất nằm trên địa bàn là đơn vị lập đề nghị sau khi trao đổi thống nhất với huyện, thị xã, thành phố cùng có đường đi ngang qua;
c) Thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, các đoàn thể cùng cấp;
d) Công bố công khai dự kiến đặt tên, đổi tên đường trên các cơ quan thông tin đại chúng; niêm yết tại các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; tổ chức cuộc họp nhân dân cư trú nơi có tuyến đường đề nghị đặt tên, đổi tên để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên;
đ) Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng tư vấn tỉnh sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc đặt tên, đổi tên.
2. Đặt tên, đổi tên công trình công cộng
a) Đối với các công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh:
- Sở, ngành có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình công cộng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có công trình trên địa bàn thống nhất việc đặt tên, đổi tên và gửi văn bản kèm theo thủ tục hồ sơ đến Thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định, không phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng;
- Thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên cho công trình công cộng trên các cơ quan thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tổ chức cuộc họp nhân dân cư trú nơi có công trình công cộng để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên.
b) Đối với công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc đơn vị có công trình công cộng đề nghị đặt tên tiến hành lập hồ sơ như quy định tại khoản 3 Điều này gửi đến Thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh để thẩm định, tổ chức lấy ý kiến và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Hội đồng tư vấn tỉnh tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Sở, ban, ngành có liên quan, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Đối với công trình công cộng được uỷ quyền đặt tên của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Hội đồng tư vấn cấp huyện lập các hồ sơ thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời có văn bản trao đổi thống nhất với cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh trước khi UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
- Hội đồng tư vấn cấp huyện tổ chức lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn tỉnh các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa; Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng, ban chuyên môn cấp huyện có liên quan, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng
a) Văn bản đề nghị của địa phương, đơn vị ghi rõ lý do, số lượng tuyến đường hoặc công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên. Đối với trường hợp đổi tên phải nêu lý do cụ thể việc đổi tên;
b) Danh sách tên đường và công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên ghi rõ: Số thứ tự, mã hiệu, tên đường (cũ, dự kiến đặt tên mới) điểm đầu, điểm cuối, kết cấu, chiều dài, chiều rộng, kết cấu mặt đường;
c) Tóm tắt tiểu sử, ý nghĩa (thuyết minh) của tên dự kiến đặt cho đường và công trình công cộng;
d) Sơ đồ vị trí các tuyến đường và công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên (khổ giấy A3);
đ) Các văn bản có liên quan về việc lấy ý kiến (văn bản góp ý của cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu và cơ quan cấp trên trực tiếp).
4. Gắn biển tên đường và công trình công cộng
Căn cứ quyết định đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng quản lý và chủ đầu tư công trình công cộng thực hiện việc gắn biển tên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày văn bản về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có hiệu lực.
Quy định cụ thể về màu sắc, chất liệu, kích thước của biển tên thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức có liên quan triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này và quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng sẽ được động viên, khen thưởng kịp thời theo chế độ thi đua khen thưởng hiện hành của Nhà nước;
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Giải quyết vướng mắc và sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình triển khai và thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cấp, các ngành phản ánh kịp thời về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây