Quyết định 2664/QĐ-UB năm 2004 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang
Quyết định 2664/QĐ-UB năm 2004 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 2664/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Đỗ Trọng Quý |
Ngày ban hành: | 09/09/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2664/QĐ-UB |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Đỗ Trọng Quý |
Ngày ban hành: | 09/09/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2664/QĐ-UB |
Hà Giang, ngày 9 tháng 9 năm 2004 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam số 150/UB ngày 14/4/2003.
Xét tờ trình số 297/TTr-UBDSGĐ&TE tỉnh Hà Giang ngày 26/8/2004 về việc đề nghị phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang (có bản quy chế kèm theo).
Điều 2. Giao cho Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em, giám đốc quỹ phối hợp với các cấp, các ngành liên quan để thực hiện quy chế hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH HÀ GIANG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo quyết định số 2664/QĐ-UB ngày 9 tháng 9 năm 2004 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang.
1. Quỹ bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tỉnh hoạt động theo qui định của điều lệ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam. Được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh, được sử dụng con dấu của Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tỉnh Hà Giang để giao dịch.
2. Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh có chức năng vận động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong nước, quốc tế và sự đóng góp của nhân dân để góp phần thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em.
1. Quỹ bảo trợ trẻ em hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi người đều có nhiệm vụ vận động xây dựng quỹ và tự chịu trách nhiệm về phần việc được phân công.
2. Quỹ bảo trợ trẻ em hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận. Không lợi dụng hoạt động của quỹ để tổ chức các hoạt động quyên góp bất hợp pháp.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH.
Mục I. TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM.
Điều 3. Hội đồng quỹ bảo trợ trẻ em.
1. Hội đồng quỹ bảo trợ trẻ em gồm chủ tịch, 2 phó chủ tịch, trong đó một phó chủ tịch kiêm giám đốc quỹ bảo trợ trẻ em, các ủy viên hội đồng quỹ là lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đại diện doanh nghiệp. Các thành viên hội đồng quỹ hoạt động kiêm nhiệm.
2. Chủ tịch hội đồng quỹ là một đồng chí lãnh đạo Thường trực UBND tỉnh kiêm nhiệm. Phó chủ tịch Thường trực kiêm giám đốc quỹ là đồng chí chủ nhiệm Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tỉnh kiêm nhiệm. Phó chủ tịch là đồng chí giám đốc Sở tài chính kiêm nhiệm.
3. Giúp việc cho chủ tịch, phó chủ tịch là ban quản lý quỹ bảo trợ trẻ em có từ 3 đến 5 biên chế trong đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em.
Điều 4. Nhiệm vụ của hội đồng quỹ bảo trợ trẻ em.
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, 5 năm của quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phê duyệt.
2. Khai thác các nguồn đóng góp trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế để tạo nguồn cho quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh.
3. Tuyên truyền các hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em.
4. Xét duyệt các chương trình, dự án vận động theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
5. Ra lời kêu gọi, vận động đóng góp quỹ trong các trường hợp khẩn cấp để đáp ứng kịp thời việc học tập, chữa bệnh, đời sống cho trẻ em.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.
Điều 5. Nhiệm vụ ban quản lý quỹ bảo trợ trẻ em.
1. Giám đốc quỹ bảo trợ trẻ em là người đứng đầu ban quản lý quỹ, có nhiệm vụ ký duyệt các văn bản theo quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, ký các quyết định chi quỹ bảo trợ cho các mục tiêu trẻ em, định kỳ hàng quý báo cáo công việc cho chủ tịch hội đồng quỹ.
2. Ban quản lý quỹ bảo trợ là những cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ theo dõi quản lý các nguồn thu của quỹ, xây dựng kế hoạch thu quỹ. Vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ. Xây dựng kế hoạch chi tiêu quỹ bảo trợ để trợ giúp các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3. Lập báo cáo hàng tháng, quý trình giám đốc quỹ.
4. Xây dựng nội dung, kế hoạch và đề xuất các biện pháp tuyên truyền vận động quỹ.
5. Chuẩn bị nội dung, chương trình, địa điểm cho các cuộc họp của hội đồng quỹ.
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em.
7. Hướng dẫn hoạt động cho quỹ bảo trợ trẻ em các huyện, thị xã.
Mục II. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM:
Điều 6. Nguồn thu của quỹ bảo trợ trẻ em:
1. Đóng góp của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị lực lượng vũ trang, tiểu thương, nhân dân lao động, các tổ chức nước ngoài.
2. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
3. Lợi nhuận do việc tăng trưởng quỹ bảo trợ (Lãi suất gửi ngân hàng).
4. Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 7. Nội dung chi của quỹ bảo trợ trẻ em.
1. Hỗ trợ trẻ em khuyết tật, trẻ em chất độc màu da cam, khám, chữa phục hồi chức năng.
2. Hỗ trợ cho các mục tiêu trẻ em vùng đặc biệt khó khăn. Cấp học bổng, xây dựng và trang bị thiết bị vui chơi.
3. Hỗ trợ đột xuất. Trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh (Kể cả trẻ em tỉnh khác).
4. Chi các hoạt động vui chơi tết thiếu nhi, trung thu.
5. Chi xây dựng các sản phẩm truyền thông vận động cho quỹ.
6. Chi quàn lý hành chính. Các cuộc họp hội đồng quỹ, chi mua văn phòng phẩm phục vụ các hoạt động của quỹ, sửa chữa nhỏ.
7. Chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, khai thác quỹ.
8. Chi khen thưởng các tập thể, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho các hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em.
Các khoản chi ghi ở điều 7 được thực hiện theo thông tư liên tịch giữa Bộ tài chính và Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em.
Số dư hàng năm của quỹ bảo trợ trẻ em được chuyển sang năm sau để tăng thêm nguồn dự trữ của quỹ.
Điều 8. Nội dung chi của các dự án tài trợ (Nếu có).
Đối với các dự án tài trợ, nội dung và định mức chi thực hiện theo sự thỏa thuận thống nhất giữa quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh với nhà tài trợ phù hợp với các quy định của pháp luật và văn kiện ký kết.
Điều 9. Công tác kế toán tài chính, thống kê.
1. Kế toán quỹ là cán bộ Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em kiêm nhiệm.
2. Quỹ bảo trợ trẻ em mở sổ sách kế toán, thống kê, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ theo pháp luật hiện hành.
Mọi tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài có những đóng góp xuất sắc trong hoạt động xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang đều được khen thưởng theo luật định.
Mọi hành vi vi phạm đến hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em cũng như lợi dụng việc xây dựng quỹ để thu lợi bất chính đều bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy tố theo quy định của pháp luật
Điều 12. Quy chế này thay cho quy chế được phê duyệt tại quyết định số. 359/QĐ-UB ngày 3/3/2000 của UBND tỉnh.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây