143421

Quyết định 2619/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

143421
LawNet .vn

Quyết định 2619/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu: 2619/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Triệu Đức Lân
Ngày ban hành: 25/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2619/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Triệu Đức Lân
Ngày ban hành: 25/08/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2619/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định s 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Văn bản số 1198/UBND-CN ngày 02/7/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc cho lập quy hoạch mạng Bưu chính - Viễn thông;

Theo đề nghị của S Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm định số 130/KH&ĐT-BCTĐ ngày 19/5/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tnh Bc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Viện Chiến lược Thông tin và Truyn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, với nội dung sau:

1. Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn đến năm 2010, năm 2015 và định hướng đến năm 2020:

1.1. Mục tiêu đến năm 2010:

Thực hiện giao việc qua hệ thống thư điện tử phục vụ sự điều hành ch đạo từ UBND tỉnh đến các S, Ngành, Địa phương.

Xây dựng được hệ thống qun lý văn bn điện tử từ cấp tỉnh đến cấp huyện được quản lý trên môi trường mạng; hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình kết ni giữa UBND tỉnh với các huyện, thị.

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến và được tích hợp với cổng thông tin điện tử của tnh phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.

1.2. Mục tiêu đến năm 2015:

Công nghệ thông tin Bắc Kạn đạt hơn mức bình quân chung cả nước.

Hệ thống thư điện tử được m rộng cho hầu hết cán bộ công chức đảm bảo tt quá trình trao đi thông tin qua mạng.

Xây dựng hệ thng quản lý văn bn điện tử được thc hiện đến cp xã; Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình kết nối giữa UBND tnh với các huyện, thị.

Cổng thông tin điện tử được tích hợp với hầu hết hệ thống dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị, nâng cấp và xây dựng mạng LAN cho cấp xã.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê, địa chính, doanh nghiệp và người dân.

ng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong doanh nghiệp và thương mại trở thành một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Đào tạo được đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin đ các trình độ: Trên đại học, đại học, cao đng, chuyên gia đầu ngành và lực lượng lập trình viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp ngoại ngữ để phục vụ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi thành phần kinh tế - xã hội của tnh.

Đẩy nhanh tốc độ phổ cập công nghệ thông tin đến các trường học, cơ s y tế, nâng cao chất lượng truyền kết nối Internet đến mọi hộ dân.

1.3. Mục tiêu đến năm 2020:

ng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

Hầu hết cán bộ công chức đều có hòm thư điện tử. Hệ thống thư điện tử phục vụ công tác ch đạo điều hành tới các cấp xã.

Xây dựng cơ s hạ tầng k thuật công nghệ thông tin đảm bảo hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đủ mọi yêu cầu đời sống kinh tế xã hội. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân với chất lượng và hiệu quả cao.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp nội dung và dịch vụ tr thành động lực phát triển kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể của dự án quy hoạch như sau:

STT

Chỉ tiêu

 

2010

2015

2020

 

Ứng dụng công nghệ thông tin

1

Số dịch vụ công được cung cấp trên mạng

 

Hầu hết cung cấp các dịch vụ công ở mức độ 1,70% dịch vụ công ở mức độ 2

Hầu hết các dịch vụ công ở mức độ 2, 50% dịch vụ công ở mức độ 3

Đa phần dịch vụ công ở mức độ 3 được cung cấp trên mạng

2

Sử dụng thư điện tử trong quá trình tác nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong nội bộ cơ quan

Tới cấp huyện/thị, sở/ngành

80%

95%

100%

Tới cấp xã phường

0%

50%

80%

3

Quản lý văn bản điện tử

Tới cấp huyện/thị, sở/ngành

80%

90%

100%

Tới cấp xã phường

0%

20%

30%

4

Hệ thống giao ban truyền hình trực tuyến kết nối đến các cơ quan

Tới cấp huyện /thị,

60%

100%

100%

sở/ngành

0%

80%

100%

5

Số trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy

Trung học phổ thông

70%

100%

100%

Trung học cơ sở

30%

50%

100%

Tiểu học

 

30%

50%

6

Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công

 

5%

30%

70%

7

Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng internet trong dân cư

 

20%

50%

80%

Phát triển Cơ sở hạ tầng thông tin

8

Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước

Cấp huyện

100%

100%

100%

Cấp xã phường

30%

60%

100%

9

Triển khai mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan các cấp

Cấp huyện

100%

100%

100%

Cấp xã phường

0%

60%

100%

10

Cổng điện tử của tỉnh

 

Thông tin và giao tiếp

Giao dịch

 

Nguồn nhân lực

11

Số cán bộ, công chức biết sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ

Cấp sở/ngành, huyện/thị

100%

100%

100%

Cấp xã/phường

 

60%

100%

12

Số cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin

 

60%

80%

100%

13

Số cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin

Cấp tỉnh

100%

100%

100%

Cấp huyện

50%

70%

100%

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

14

Số doanh nghiệp chuyên gia công sản xuất phần mềm, có đội ngũ lập trình Viên trên 10 người

 

 

từ 1-3

từ 3-5

15

Số doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung và dịch vụ

 

1

từ 2-3

trên 3

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông (Chủ đầu tư) có trách nhiệm tổ chức trin khai thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt và đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc nhà nước tnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (t/hiện);
- CT, PCT TT UBND tỉnh;
- PVP Đ/c Đức;
- Lưu: VT, TH1 Hằng

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Triệu Đức Lân

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.1. Tình hình và xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới

3.2. Xu hướng phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông

3.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam

3.4. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam

PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Địa hình

1.3. Khí hậu

1.4. Thủy văn

II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH

2.1. Dân số

2.2. Nguồn nhân lực

III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

3.1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội

3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010

3.3. Định hướng phát triển của tỉnh

3.4. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội

IV. TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4.1. Thuận lợi

4.2. Khó khăn

PHẦN III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng và Nhà nước

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống văn hóa xã hội

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh

2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường học và cơ sở y tế

2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

3.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo và y tế

3.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

IV. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

V. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

5.1. Đường lối chủ chương phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Bắc Kạn

5.2. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý công nghệ thông tin của tỉnh Bắc Kạn

5.3. Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án công nghệ thông tin của Tỉnh Bắc Kạn

VI. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7.1. Đim mạnh

7.2. Đim yếu

7.3. Nguyên nhân

7.4. Vị trí công nghệ thông tin của tnh

PHN IV. D BÁO PHÁT TRIN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TNH BẮC KẠN

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ BÁO

1.1. Xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ Thông tin của Việt Nam trong thời gian tới

1.2. Các ch tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam

1.3. Dự báo tác động công nghệ thông tin đến việc hoàn thành các ch tiêu kinh tế xã hội của tnh

II. D BÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CA BẤC KẠN

2.1. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

2.2. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

2.3. Dự báo phát trin Thương mại điện tử

2.4. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống hội

III. D BÁO PHÁT TRIỂN SỞ HẠ TNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

3.1. Dự báo phát triển mạng chuyên dụng và LAN của tỉnh

3.2. Dự báo phát triển thuê bao Internet

3.3. Dự báo cơ s hạ tầng Chính phủ điện t

IV. D BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

V. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Mục tiêu

2.2. Chỉ tiêu

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2015

3.1. Lộ trình thực hiện đến năm 2010

3.2. Lộ trình thực hiện đến năm 2015

3.3. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

3.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

3.5. Quy hoạch phát triển Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

3.6. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

IV. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

4.1. Khái toán kinh phí thực hiện đến năm 2015

4.2. Phân kỳ đầu tư và nguồn vốn

V. PHÂN KỲ THỰC HIỆN

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020

6.1. Định hướng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đến năm 2020

6.2. Định hướng phát triển cơ s hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020

6.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020

6.4. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020

PHẦN VI. NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC NHÓM GIÁI PHÁP CHÍNH

1.1. Các giải pháp quan trọng

1.2. Nhóm chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin

1.3. Khóm giải pháp về tạo lập và huy động vốn đầu cư

1.4. Nhóm giải pháp về công nghệ

1.5. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin

1.6. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường công nghệ thông tin

1.7. Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quc tế, liên doanh liên kết

1.8. Khuyến khích các thành phần kinh tế đu tư phát trin hạ tầng công nghệ thông tin

1.9. Giải pháp phát trin thương mại điện t

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. Vai trò nhà nước, doanh nghiệp và người dân

2.2. Phân công trách nhiệm

III. DANH MỤC CÁC D ÁN TRIỀN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2015

Kết luận

PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2010

Bảng 2: Tình hình phát trin Internet Việt Nam

Bảng 3: Số liệu về Internet của tnh Bc Kạn

Bng 4: Số liệu mạng LAN của tỉnh Bắc Kạn

Bảng 5: Số liệu mạng WAN của tỉnh Bắc Kạn

Bng 6: Hạ tầng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng đến tháng 7/2008

Bng 7: Hạ tng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan qun lý Nhà nước đến tháng 7/2008

Bảng 8: Hạ tầng phần cứng tại một số các doanh nghiệp đến tháng 7/2008

Bảng 9: Số liệu nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Bắc Kạn đến tháng 7/2008

Bng 10: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng đến tháng 7/2008

Bảng 11: Ngun nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý Nhà nước đến tháng 7/2008

Bng 12: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại một số các doanh nghiệp đến tháng 7/2008

Bng 13: Phân kì đầu tư của Đề án 112 tại Bắc Kạn

Bng 14: Xếp hạng mức độ sn sàng ứng dụng công nghệ thông tin

Bảng 15: Khoảng cách số của Bc Kạn so với cả nước

Bng 16: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị

Bảng 17: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Bng 18: Nhu cầu nguồn nhân lực tại các đơn vị

Bảng 19: Nhu cầu nguồn nhân lực CIO

Bảng 20: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Bảng 21: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Bảng 22: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội

Bảng 23: Khái toán kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh

Bảng 24: Khái toán kinh phí phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Bảng 25: Khái toán kinh phí phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Bảng 26: Tổng hợp phân kỳ kinh phí và nguồn vốn đầu tư thực hiện đến năm 2015

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Các giai đoạn của Chính phủ điện tử theo mô hình của Gartner     .

Hình 2: Mô hình tổng quát một Chính phủ điện tử trong tương lai

Hình 3: Sơ đồ cấu trúc tổng quan mạng chuyên dụng của tỉnh Bắc Kạn

Hình 4: Mô hình Trung tâm công nghệ thông tin

 

Phần 1.

TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Rất nhiều nước đã coi sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thế giới dưới những tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, đang đi vào nền kinh tế tri thức, trong đó công nghệ thông tin có một vai trò quyết định.

Sự phát triển công nghệ thông tin có hai tác động cơ bản. Thứ nhất là tác động lên việc hình thành ngành công nghiệp công nghệ cao: Công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Thứ hai, công nghệ thông tin có tác động tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả, thúc đẩy hội nhập của quá trình kinh doanh, quản lý điều hành.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bắc Kạn trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của Tnh ủy, của Ủy ban nhân dân và ca các Sở Ban Ngành. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tự khẳng định được vị trí mũi nhọn, phương tiện đi tắt đón đầu phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng là chưa tập trung được thông tin thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, hay nói cách khác là chưa có Quy hoạch công nghệ thông tin để định hướng và tập trung chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư phát triển lĩnh vực này.

Theo sự ch đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, S Thông tin và Truyền thông xây dng “Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đ phù hợp với các nội dung theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, bản quy hoạch này sẽ chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 2009-2015 làm chi tiết, giai đoạn sau: Từ 2016 đến năm 2020 xác định định hướng. Cách làm như vậy vừa đảm bảo đủ chi tiết trong giai đoạn trước mắt để thực hiện, mặt khác đủ tầm nhìn cho các giai đoạn xa hơn, điều này phù hợp với công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ phát triển nhanh và công nghệ thay đổi nhanh.

Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm mục đích:

§ Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả ca chính quyền, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công.

§ Làm cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư đúng định hướng của Nhà nước trong từng giai đoạn, giúp doanh nghiệp phát trin n định, tránh bớt rủi ro.

§ Góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống xã hội, từng bước hình thành xã hội thông tin.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

§ Quyết định số 47/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phê duyệt Đề án tin học hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47).

§ Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

§ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT TW.

§ Quyết định s 321/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến 2020.

§ Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010.

§ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

§ Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006).

§ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

§ Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010.

§ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

§ Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2008.

§ Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Tăng cường sử dụng hệ thng thư điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

§ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP về việc lập sửa đổi một số điều ca Nghị định số 92/2006NĐ-CP.

§ Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 28/10/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010.

§ Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2007;

§ Và các Quy hoạch của tnh đã được ban hành.

III. TÌNH HÌNH CHUNG V PHÁT TRIN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.2. Tình hình và xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới

3.1.1. Công nghệ thông tin phục vụ phát triển

Công nghệ thông tin hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập, công nghệ thông tin mang lại cả cơ hội và thách thức lớn cho các nền kinh tế mới phát triển và đang phát triển.

3.1.2. Sự phát triển Hội tụ mạng viễn thông và mạng Internet

Thế giới đang có xu hướng phát triển hội tụ công nghệ thông tin, viễn thông và internet. Sự phát triển mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next- Generation Network) giúp triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội.

3.1.3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn m (PMNM)

Các nhà hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia công nghệ thông tin đã nhìn nhận: Phát triển phần mềm nguồn mở sẽ giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm quốc tế, tiết kiệm ngân sách cho chính phủ, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng và đồng thời cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp phần mềm.

Phần mềm nguồn mở có tiềm năng giúp hiểu rõ và nhanh chóng nắm bắt được công nghệ, rút ngắn được thời gian đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, nhanh chóng xã hội hóa hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm.

3.1.4. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây

Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Các công nghệ thế hệ mới Wifi, Wimax sẽ đem tới khả năng kết nối với thông lượng ngày càng cao, phạm vi phủ sóng xa hơn và công suất mạnh hơn làm cho việc kết nối mạng internet có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

3.2. Xu hướng phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông

3.2.1. Toàn cầu hóa, hội nhập

Công nghệ thông tin, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ. Cạnh tranh tiến hành trên phạm vi toàn cầu, không chỉ có các công ty xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.2. Chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp

Do áp lực cạnh tranh lớn, giá nhân công cao, nhiều công ty ở các nước phát triển buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang những nước có nguồn lao động rẻ, cơ chế thuận lợi, và có tiềm năng thị trường, về công nghiệp phần mềm, xu-hướng mà các công ty Mỹ đang áp dụng là thuê các lập trình viên có kỹ năng cao nhưng chi phí thấp ở những nước đang phát triển, về công nghiệp phần cứng, nhiều công ty lớn có nhu cầu thuê gia công lắp ráp phần cứng tại những quốc gia đang phát triển. Việt Nam sẽ có khả năng chiếm một thị phần nhỏ trong lắp ráp điện tử.

3.2.3. Chuyển giao công nghệ

Đối với những công nghệ chuyên dụng có giá trị cao xu hướng xây dựng các hợp đồng nghiên cứu và phát triển (R&D), trao chìa khóa, mua bán các license công nghệ lõi và xây dựng các phòng thí nghiệm R&D, các công ty liên doanh sẽ là những kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất. Sự ra đời của các Quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ thông tin, các cơ chế chỉ định thầu chuyển giao công nghệ dài hạn sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ.

Một vấn đề đang được các công ty công nghệ thông tin quan tâm là vấn đề sở hữu trí tuệ. Trước đây chủ yếu các công ty phần mềm lớn chú trọng đến sở hữu trí tuệ, nhưng ngày nay còn có ngành công nghiệp nội dung. Các quốc gia đang rất chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là qua các Hiệp định thương mại như WTO để củng cố và áp dụng các quy chế về sở hữu trí tuệ của họ. Khi mà tốc độ truyền thông băng rộng và tốc độ xử lý của máy tính không ngừng tăng lên thì ngành công nghiệp nội dung sẽ càng bị đe dọa nhiều hơn bởi nạn vi phạm bản quyền. Đối với các nước đang phát triển nền công nghiệp phần mềm và nội dung thông tin thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng ở các nước đang phát triển, chi phí của phần mềm và nội dung hợp pháp có thể quá cao và việc sử dụng quyền sỡ hữu tốn kém này có thể hạn chế đến quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở các quốc gia này.

3.2.4. Thương mại điện tử

Sự phát triển thị trường công nghệ thông tin còn được đánh dấu bi sự phát triển: thương mại điện tử. Thương mại điện t (thương mại điện tử) là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị, thương mại điện t sẽ kích thích sự phát trin của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát trin kinh tế tri thức.

3.2.5. Chính phủ điện tử

Một ứng dụng tác động lớn tới thị trường công nghệ thông tin là các nước đang nhanh chóng mền khai xây dựng Chính phủ điện tử. “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”. Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn.

3.2.6. Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin

Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới - thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại của xã hội thông tin trong đó thông tin, trí tuệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, kinh tế thông tin lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển. Trong nền kinh tế thông tin năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.

Để có thể tận dụng được mọi cơ hội do công nghệ thông tin đem lại và để đảm bảo việc đầu tư vào phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử có hiệu quả, người dân phải có nhận thức đầy đủ về các khả năng của công nghệ thông tin và có thể sử dụng được các tiện ích do công nghệ thông tin cung cấp. Tại nhiều nước phát triển, chính phủ đã cố gắng đảm bảo cho mọi người dân đều có cơ hội học tập và có được sự hiểu biết cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin. Ở một số nước phát triển khác, khóa đào tạo đầu tiên cho những người thất nghiệp là khóa đào tạo về công nghệ thông tin miễn phí bởi vì Chính phủ nhận rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với cơ hội tìm việc làm cho những người này.

3.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam

3.3.1. Hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp công nghệ thông tin sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được thị phần trong nước, xuất khẩu hơn 1 tỷ USD.

(Nguồn: Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020).

3.3.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử. Đến năm 2010: Trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; 100% công chức sử dụng thư điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc; 100% các cơ quan của Chính phủ có trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, thủ tục hành chính, quy trình làm việc... Người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng; 50 - 70% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hóa các Quy trình sản xut, thiết kế, kim tra, đánh giá chất lượng sản phẩm; 25-30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử.

(Nguồn: Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020; Nghị định 64/2007/NĐ-CP).

3.3.3. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hóa, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40 - 50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.

(Nguồn: Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020).

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước. Đào tạo về công nghệ thông tin tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. Sau đây là một số chỉ tiêu của Việt Nam đến năm 2010:

Bảng 1: Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2010

Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến 2010

Tỷ lệ (%)

Thanh niên ở thành ph, thị xã, thị trn biết sử dụng các ứng dụng CNTT truyền thông và khai thác Internet

> 80

Số bệnh viện phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử

80

Số cán bộ y tế được phổ cập s dụng tin học

70

Số doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hóa các quy trình sn xuất, thiết kế, kim tra, đánh giá sn phẩm …….

50-70

Số doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội và tp Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế. Đăng ký và cấp phép kinh doanh

> 50

S doanh nghiệp khai báo đăng ký và cp phép hi quan qua mạng

> 40

Tng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và thương mại điện tử

25-30

Nguồn: Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 (trang 3, 4)

3.4. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam

3.4.1. Đầu tư phát triển Chính phủ điện tử

Mục đích của xây dựng chính phủ điện tử:

1. Xây dựng Chính phủ điện tử nhằm thực hiện một Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.

2. Xây dựng Chính phủ điện tử phải được tiến hành đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính nhà nước. Các phương thức quản lý, quy trình làm việc, các thủ tục hành chính cần được rà soát, đổi mới, tổ chức lại đảm bảo rõ ràng, minh bạch, và áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả.

3. Xây dựng Chính phủ điện tử là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực và chất lượng sống cho người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Xây dựng Chính phủ điện tử phải được thực hiện từ tất cả các cấp chính quyền, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.

Để xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ đã ra Nghị định 64 để chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở các cấp.

3.4.2. Cải cách hành chính, quy trình công tác

Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Trung ương đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, và hải quan đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực.

Hệ thống thông tin công dân, cán bộ công chức, địa lý, và thống kê có thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và cung cấp thường xuyên.

3.4.3. Cung cấp các dịch vụ công

Trong Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 ca Chính phủ hướng dẫn Luật công nghệ thông tin v ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, đã nêu rõ các ch tiêu cung cp các dịch vụ công của Chính phủ điện tử đối với các cơ quan Chính phủ từ Trung ương đến địa phương:

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tnh: Đảm bảo 70% số cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tnh cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp; Các tnh cung cấp được tối thiểu 3 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: Đảm bảo 100% số cổng thông tin điện tử của các thành phố cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp; Hai thành phố Hà Nội và thành ph Hồ Chí Minh cung cấp được tối thiểu 10 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, các thành phố khác cung cấp được tối thiểu 5 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

3.4.4. Đầu tư để phát triển thương mại điện tử

Việt Nam quyết tâm xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho thương mại điện tử. Quốc hội đã ban hành Luật giao dịch điện tử, là cơ s pháp lý đầu tiên và quan trọng cho các ứng dụng thương mại điện tử. Sáu chính sách lớn của Kế hoạch phát triển thương mại điện tử là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể.

§ Trin khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử.

§ Nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thương mại điện tử.

§ Các cơ quan chính phủ mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng thương mại điện tử.

§ Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử trên cơ s chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

§ T chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử một cách cương quyết, kịp thời.

§ Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.

Doanh nghiệp là động lực cho phát triển thương mại điện tử. Chính mỗi doanh nghiệp sẽ tự quyết định có tham gia thương mại điện tử hay không. Nói cách khác, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát trin thương mại điện tử.

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử. Trong những năm qua công nghệ thông tin nước ta đã phát trin khá nhanh. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đặt thương mại điện tử như một trong những trụ cột chính của phát triển công nghệ thông tin trong những năm tới.

Phần 2.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, nằm trên quốc lộ số 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng. Đây là trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc. Bắc Kạn nằm giữa các tnh có tiềm năng kinh tế lớn, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bc giáp Cao Bng, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang. Với 4 tnh xung quanh có mối giao lưu quan trọng, có những nét tương đồng về tài nguyên và con người, có điều kiện hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa. Bắc Kạn có diện tích 4.857,21km2 bao gồm 7 huyện và 1 thị xã.

1.2. Địa hình

Bắc Kạn là một tnh có địa hình phân dị lớn do sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc và cánh cung sông Gâm nên đã hình thành các vùng khác biệt về khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống dân cư và phát triển kinh tế xã hội. Toàn tnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bình quân từ 500-600 m, cao nhất có đỉnh 1.640 m thuộc dãy Năm Khiếu Thượng, thấp nhất 40 m thuộc khu vực xã Quảng Chu (Chợ Mới).

1.3. Khí hậu

Bắc Kạn có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu của Bắc Kạn có nhiều nét đặc trưng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22°C. Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa lại có núi sâu che chắn nên ít chịu ảnh hưởng của bão. Băng giá và sương muối xuất hiện vào mùa Đông hầu hết các huyện/thị trong tnh, nhưng nhiều nhất là các thung lũng, gây thiệt hại rất lớn cho cây trồng và vật nuôi.

1.4. Thuỷ văn

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với hai mạch vòng cung lớn, vì thế Bắc Kạn là nơi khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau.

Các sông suối chảy theo hướng Nam vào châu thổ Bắc Bộ có sông cầu, sông Năng, sông Tiểu Đáy. Các dòng chảy sang hướng Đông Bắc thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) về phía Trung Quốc như sông Na Rì, sông Bắc Giang.

Nhìn chung hệ thống dòng chảy trên địa bàn Bắc Kạn còn trong giai đoạn trẻ, thể hiện dòng dốc, có nhiều thác ghềnh; lòng hẹp, vách dạng chữ V, sức xói mòn mạnh.

II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH

2.1. Dân số

Năm 2007 dân số Bắc Kạn là 305.800 người, mật độ trung bình: 62,34 người/km2. Số dân ở thành thị là 45.606 người chiếm 14,91% số dân trong toàn tỉnh.

Bắc Kạn có yếu tố đặc trưng về dân tộc. Toàn tỉnh có 7 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó 86,7% là đồng bào dân tộc. Đông nhất là đồng bào Tày chiếm 54,3%, đồng bào kinh chiếm 13,3%, dao 16,5%, nùng 9,47%, sán chay 0,45% và các dân tộc khác chiếm 0,59%.

2.2. Nguồn nhân lực

Nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn năm 2007 trong độ tuổi lao động là 186.556 người (chiếm 61,00%). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 165.715 người. Trong đó lao động trong khu vực nông - lâm nghiệp giảm từ 83,6% (năm 2001) xuống 76,84% (năm 2007); khu vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ tăng từ 16,4% (năm 2001) lên 18,85% (năm 2007). Như vậy sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế của tỉnh.

III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

3.1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội

Tỉnh Bắc Kạn đã giành nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc -phát triển kinh tế xã hội. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong 5 năm (2001 - 2005) đạt 12,40%, cao nhất từ trước đến nay (1997 - 2000 là 9,9%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 3,44 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 6,3 triệu USD. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh.

3.1.1. Kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm từ 58,2% năm 2000 xuống 40,95%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,09% lên 20,78%, dịch vụ tăng từ 30,70% lên 38,27%.

Nông - lâm nghiệp:

- Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 46.079 ha đạt 104% kế hoạch, so cùng kỳ năm 2006 tăng 7%. Trồng được 21.233 ha lúa, năng suất bình quân đạt 44,72 tạ/ha, sản lượng đạt 94.954 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 148.502 tấn/ 132.000 tấn đạt 113% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 20%. Một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như thuốc lá, khoai môn đã được chú ý phát triển tuy nhiên diện tích còn thấp. Tỉnh đang từng bước hình thành vùng chè chất lượng cao ở các huyện Chợ Mới, Ba Bể, vùng chè tuyết Shan ở một số xã thuộc huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể và Bạch Thông.

- Ngành chăn nuôi: Đàn gia súc phát triển với tốc độ khá cao so với những năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra. Năm 2007, đàn bò có 44.945 con, đạt 51% kế hoạch đề ra. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, ước tính tổng đàn gia súc, gia cầm đến hết năm 2007 trên địa bàn tỉnh đạt 1.335.100 con. Sản lượng cá ước đạt 868 tấn.

- Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất trồng rừng toàn tỉnh thực hiện được 3.398 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt 55,18%. Nhìn chung công tác khai thác và chế biến lâm sản phát triển chậm, công nghệ sản xuất chế biến thô sơ, lạc hậu, thị trường đô thị không ổn định.

Ngành công nghiệp - xây dựng:

Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 189.031 triệu đồng, tăng 1,69% so với thực hiện năm 2006, bằng 73,68% kế hoạch đề ra.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 12.055 triệu đồng, bằng 78,31% kế hoạch đề ra; khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương đạt 85.927 triệu đồng, bằng 76,72% so với kế hoạch; khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 85.709 triệu đồng bằng 77,32%. Các ngành công nghiệp tỉnh có lợi thế, tiềm năng như: Khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có thêm một số sản phẩm may công nghiệp, bia, tinh quặng chì, kẽm...

Dịch vụ du lịch:

Hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư. Trong thời gian qua, du lịch Bắc Kạn, nhất là du lịch Hồ Ba Bể đã được quảng bá rộng khắp, thu hút nhiều lượt khách du lịch đến Bắc Kạn. Năm 2007, có 100.305 lượt khách du lịch. Bình quân mỗi năm thu hút trên 40.000 lượt khách thăm quan du lịch (vượt kế hoạch 106%). Vườn Quốc gia Ba Bể đã được Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học ASEAN công nhận là “Vườn di sản ASEAN”, hiện nay tỉnh đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Tài chính tiền tệ:

Thu ngân sách tăng dần theo các năm, năm 2007 được 123.316 triệu đồng, đạt 138,5% kế hoạch Trung ương giao, 110,9% kế hoạch tỉnh giao. Chi ngân sách hàng năm chủ yếu tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục đào tạo, y tế, hỗ trợ doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2007, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh là 997.663 triệu đồng, đạt 80,5% kế hoạch đề ra.

Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội:

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đô thị của tỉnh Bắc Kạn đã có sự thay đổi cơ bản. Về giao thông quốc lộ 3 đã và đang được Chính phủ đầu tư nâng cấp. Quốc lộ 279 sang Lạng Sơn đã được nâng cấp góp phần giao lưu kinh tế với khu vực cửa khẩu. Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới đường ô tô đến trung tâm các xã, hoàn thành các cầu lớn. Kết cấu hạ tầng về điện, bưu điện, nước sạch nông thôn được tiếp tục đầu tư xây dựng.

Đã hoàn thành xây dựng Trung tâm Y tế Chợ mới, trung tâm y tế Ngân Sơn, bệnh viện Phủ Thông và Bộc Bố, trung tâm y tế Ba Bể đang được triển khai thực hiện, các bệnh viện huyện, trạm y xế đã và đang tiếp tục được nâng cao, xây dựng.

3.1.2. Văn hóa xã hội

Về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng.

- Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được thực hiện nghiêm túc trong năm học 2006-2007. Toàn tỉnh có 185 học sinh giỏi cấp tỉnh, 03 học sinh giỏi cấp quốc gia. Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm.

- Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện, toàn tỉnh có 3.452 phòng học. Dự kiến hết năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bổ sung, tăng cường trình độ đào tạo, đạt chuẩn khá cao: Mầm non 98,31%, tiểu học 99,09%, Trung học cơ sở 98,67%, Trung học phổ thông 96,76%, có gần 10% giáo viên đạt tiêu chuẩn.

Hoạt động công nghệ khoa học:

Có nhiều tiến bộ, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ tiếp thu khoa học và công nghệ trong nhân dân. Nhiều đề tài, dự án phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp, nông thôn được triển khai và ứng dụng trong sản xuất. Đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh thái nhân văn một số cộng đồng dân tộc ít người, xây dựng địa chỉ của tỉnh; một số đề tài, dự án thuộc lĩnh vực điều tra cơ bản môi trường và các lĩnh vực khác như: Xây dựng hồ sơ khoa học Vườn Quốc gia Ba Bể trình UNESCO, xây dựng mô hình làng nghề rượu đặc sản Khưa Quang.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:

Đến năm 2007, có 26 trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn quốc gia (đạt 100% kế hoạch), số giường bệnh/ vạn dân đạt 21,58, số bác sỹ/ vạn dân đạt 9,06, tỷ lệ số trạng tế xã có bác sỹ đạt 47,5%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy sinh dưỡng giảm xuống còn 30%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 07 loại vacxin đạt 95%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được các ngành chức năng tổ chức kiểm tra theo quy định.

Cơ sở vật chất của ngành y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh được tăng cường. Đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Tuy nhiên, vẫn còn một số y bác sỹ nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, cơ sở vật chất của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu. Phong tục lạc hậu của nhiều bà con dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa khi ốm đau còn cúng bái mà chưa đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám chữa và điều trị.

3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010

Đến năm 2010, tập trung chỉ đạo phát triển những lĩnh vực có tiềm năng như: Nông lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, dịch vụ - du lịch. Đầu tư chủ yếu vào những vùng, những ngành, những dự án có khả năng tăng trưởng nhanh, nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện một bước quan trọng đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, rút ngắn khoảng cách kinh tế chậm phát triển, khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo ra những tiền đề cần thiết cho bước phát triển bền vững hơn trong các kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Những mục tiêu chủ yếu:

§ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 20%/năm.

§ Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông lâm nghiệp thủy sản: 23%; Công nghiệp xây dựng: 34%; Dịch vụ: 43% trong GDP.

§ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD.

§ GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt trên 9 triệu đồng/ người/ năm.

§ Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân đạt 10%/năm.

§ Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%

§ Xoá căn bản hộ đói - giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%.

§ Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 20%.

§ Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 25%.

§ Đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% số trạm y tế xã, phường, thị trấn được xây dựng kiên cố, bán kiên cố và có bác sĩ.

§ Đến năm 2010, có ít nhất 50 xã, phường, thị trấn và 2 đơn vị huyện/thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Xây dựng Trường Cao Đẳng Sư phạm thành Trường Cao đẳng đa ngành.

§ Đến năm 2010, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã.

§ Đến năm 2010, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 90%.

§ Đến năm 2010, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 90%.

3.3. Định hướng phát triển của tỉnh

Nông nghiệp:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp bình quân 6,5%/năm. Tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp đến năm 2010 là 23%. Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Đến năm 2010 đạt một số chỉ tiêu: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 140.000 tấn. Diện tích vùng chè tuyết Shan - chè chất lượng cao đạt 2.500 ha. Diện tích vùng hồi đạt 4.500 ha. Phát triển chăn nuôi, chú trọng đàn bò để có sản lượng hàng hóa. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%.

Tăng cường vốn đầu tư cho công tác xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành và các lĩnh vực liên quan, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Đẩy nhanh tốc độ Quy hoạch phát triển vùng sản xuất kinh tế hàng hóa có giá trị cao như: Chè Shan tuyết, cây ăn quả, thuốc lá, đỗ tượng, chăn nuôi gia súc...

Xây dựng dự án phát triển đàn trâu, bò hàng hóa để đưa chăn nuôi đại gia súc thành ngành sản xuất chính, đồng thời chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy sản. Xây dựng một số cơ sở sản xuất, cung ứng giống vật nuôi trên địa bàn.

Công nghiệp:

Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Công nghiệp - xây dựng đến năm 2010 là 33%. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng đến năm 2010 là 34%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) đến năm 2010 đạt 861 triệu đồng.

Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống, thủ công mỹ nghệ để sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, như: Mây tre đan, mành cọ, chiếu tre, bàn ghế song mây, trúc, đồ gỗ mỹ nghệ, rượu đặc sản Khưa Quang,...

Quy hoạch hoàn chỉnh khu công nghiệp Thanh Bình, các cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Xây dựng danh mục dự án để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế: Chế biến nông lâm khoáng sản.

Thăm dò và khai thác các điểm mỏ có triển vọng bảo đảm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Du lịch và dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực dịch vụ đến năm 2010 đạt 24%/năm. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong GDP toàn tỉnh đến năm 2010: 43%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 25%/năm. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD. Bình quân mỗi năm thu hút trên 100.000 lượt khách du lịch; phấn đấu đến năm 2010 đạt 150.000 lượt khách; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 50 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, xây dựng một số dịch vụ nhà nghỉ, làng văn hóa phù hợp với cảnh quan thiên nhiên của các điểm du lịch như khu vực Hồ Ba Bể, ATK Chợ Đồn,...

Khẩn trương tiến hành công tác quy hoạch chi tiết ở các khu, tuyến, điểm du lịch, tập trung mạnh vào khai thác lợi thế Du lịch Ba Bể. Hình thành các dự án để xúc tiến kêu gọi đầu tư để khai thác thế mạnh du lịch dịch vụ.

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển đô thị

Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đảm bảo quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, hình thành các trung tâm kinh tế của tỉnh. Quy hoạch mở rộng thị xã Bắc Kạn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội để sớm đưa thị xã Bắc Kạn trở thành đô thị loại III. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở thị xã Bắc Kạn, các khu, cụm công nghiệp và đô thị du lịch sinh thái Ba Bể. Đầu tư xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Núi Hồng (Thái Nguyên) - Chợ Mới - Thị xã Bắc Kạn.

Tài chính tiền tệ

Quản lý khai thác tốt nguồn thu, phấn đấu tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân đạt 10%/năm.

Chi ngân sách đảm bo tiết kiệm, có hiệu quả, kiên quyết chng tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Đảm bảo nhu cu chi thường xuyên theo chính sách, chế độ nhà nước quy định.

3.4. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.4.1. Thuận lợi

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 12,4%.

Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như du lịch - dịch vụ, khoáng sản được khai thác có hiệu quả. Đã xây dựng được một số công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tng đô thị quan trọng. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả. Đời sống nhân dân các dân tộc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh. Quc phòng an ninh được giữ vững. M rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện chính sách thu hút đu tư trong nước và nước ngoài đạt được kết quả đáng kể.

3.4.2. Khó khăn

Bắc Kạn vẫn tnh nghèo. Kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém.

Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa tạo được nguồn lực ổn định và lâu dài cho đầu tư phát triển. Trình độ dân trí còn thấp; năng lực cán bộ còn nhiu hạn chế.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, công nghiệp khai khoáng tăng nhanh, song thiếu bền vững. Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân.

Mặc dù có nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, song do xuất phát điểm thấp nên một số chỉ tiêu thấp hơn so với bình quân c nước và vùng kinh tế Đông Bắc Bộ.

IV. TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA KINH T XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4.1. Thuận lợi

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tnh đạt mức khá cao, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ngày được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút đầu tư bước đầu được xây dng đã tạo điều kiện cho thị trường bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin phát triển.

Bắc Kạn đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, từng bước chuyển đổi sang công nghiệp khai khoáng, dịch vụ, thương mại, du lịch, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin có điều kiện phát triển nhanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ, phát triển thương mại điện tử.

Ngành du lịch của tnh có nhiều tiềm năng; hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Dn đến tạo điều kiện cho phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

4.2. Khó khăn

Điều kiện kinh tế, xã hội của các cụm dân cư không đồng đều, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tại các khu vực cũng rất khác nhau, dẫn đến không thu hút được sự quan tâm đầu tư khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp.

Mật độ dân số và thu nhập không đều giữa các địa phương trong tỉnh cho nên việc xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển công nghệ thông tin bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn.

Trình độ dân trí thấp, chưa nhận thức được vai trò, tác dụng của thông tin và chưa đủ trình độ để tiếp cận với các phương thức thông tin liên lạc.

Kết cấu hạ tầng nói chung có được cải thiện nhưng vẫn còn một số mặt yếu, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc

Phần 3.

HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. ng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng và Nhà nước

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước

Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin mà trước hết là tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước đã bắt đầu và đạt được một số kết quả.

Hầu hết các Sở, ban, ngành, các huyện/thị đều đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động tác nghiệp, đã triển khai 3 phần mềm dùng chung cơ bản cho 25 đơn vị và một số phần mềm ứng dụng trong quản lý, điều hành. Đến nay đã có 5 đơn vị đưa phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc vào vận hành: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh xã hội, Ủy ban nhân dân thị xã Bắc Kạn. Bên cạnh đó, bước đầu đã hình thành các cơ sở dữ liệu ở một số ngành nhằm tiến đến hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. Xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp các thông tin tra cứu, các tin tức tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh phục vụ hoạt động điều hành của các cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của người dân và các doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên được cập nhật, đáp ứng được nhu cầu tra cứu phục vụ quản lý của các đơn vị trong tỉnh. Tuy nhiên, một số cơ sở dữ liệu do trong thời gian chạy thử nghệm và hạn chế về khả năng sử dụng của các cán bộ tham gia hệ thống nên chưa phát huy được tác dụng của các phần mềm truy xuất cơ sở dữ liệu này phục vụ thiết thực cho hoạt động của cơ quan.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng

Phía các cơ quan Đảng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đi vào nề nếp và khai thác khá hiệu quả. Đã có một số các đơn vị thuộc Văn phòng, các Ban Đảng tỉnh và các huyện/thị ủy đã được trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, mạng WAN, và kết nối internet, với 28 máy chủ và 207 máy trạm. Đặc biệt các cơ sở dữ liệu và các phần mềm ứng dụng dùng chung được triển khai tích cực. Việc khai thác ứng dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp dùng chung trong cơ quan Đảng đã trở thành nề nếp, thường xuyên giúp việc xử lý thông tin nhanh, chính xác. Việc đăng ký, quản lý, xử lý công văn đi đến; việc gửi nhận văn bản trên mạng; việc cập nhật cơ sở dữ liệu văn kiện Đảng bộ; đảng viên, thẻ đảng viên của Văn phòng, các Ban Đảng tỉnh và các huyện, thị uỷ đã thực hiện đúng quy trình, theo hướng dẫn của Trung ương.

Tính đến 7/2008, trên tổng số 408 cán bộ trong các cơ quan Đảng mới ch có 5 người đạt trình độ đại học/cao đẳng công nghệ thông tin chiếm 1,22%; 135 cán bộ có chứng chỉ A,B/ trình độ kỹ thuật viên/ trung cấp.

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ

a) Tng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ở Bắc Kạn

Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Bắc Kạn đang ở những mức độ khác nhau. Một số doanh nghiệp đã chú ý đến khai thác hiệu quả máy tính trong công việc hàng ngày. Tại những đơn vị này đã thiết lập mạng nội bộ và xây dựng những kho dữ liệu điện tử để quản lý hoạt động sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh chưa phát huy ứng dụng công nghệ thông tin. Mức độ s dụng Internet trong kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.

Các doanh nghiệp chậm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình, chủ yếu do hạ tầng công nghệ thông tin yếu của tnh, đặc biệt sử dụng Internet tốc độ cao phục vụ cho việc kinh doanh. Ngoài ra quy mô các doanh nghiệp phần lớn là nhỏ. Bên cạnh đó, nhận thức về những thách thức gặp phải khi Việt Nam vào WTO, vấn đề mở cửa và toàn cầu hóa của các doanh nghiệp còn chưa rõ. Một khi những vấn đề này được quan tâm, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tìm mọi biện pháp đ nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh và một biện pháp cơ bản là ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã có bộ phận chuyên trách cho lĩnh vực công nghệ thông tin đảm nhiệm chức năng quản lý, kinh doanh, h trợ vận hành, và đảm bảo tính ổn định của hệ thống phục vụ công tác của đơn vị mình. Trong tnh hiện có khoảng 33 doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin (trong tổng số 445 doanh nghiệp trên địa bàn tnh), chiếm t lệ khoảng 7,41%, tại các doanh nghiệp này trung bình mi nơi có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

b) Thương mại điện tử

Bắc Kạn đang chuẩn bị cho phát triển thương mại điện tử. Một số các doanh nghiệp đã có Website riêng. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp tham gia tích cực hoạt động thương mại điện tử, nhưng mức độ ứng dụng internet để giao dịch của các doanh nghiệp là thp: Chưa chú trọng khai thác thông tin trên mạng Internet, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm thông qua Internet, chưa có giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B).

Nguyên nhân cũng chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhận thức của chủ doanh nghiệp và môi trường phát triển công nghệ thông tin, Internet chưa cao. Vì vậy, công nghệ thông tin chưa trở thành động lực đ phát triển doanh nghiệp.

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sng văn hóa xã hội

ng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo

Theo số liệu khảo sát, trong một số các cơ sở giáo dục - đào tạo có 707 máy tính. Một số cơ sở đã kết nối Internet, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Ngoài ra, các ng dụng văn phòng như Microsoft office, một s đơn vị trong ngành đã có ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn như: Phần mềm qun lý học sinh EMIS; quản lý cán bộ công chức PMIS; quản lý xét tt nghiệp Trung học cơ sở, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; quản lý thi tuyển sinh vào lớp 10; qun lý công văn đi, công văn đến; qun lý thời khóa biểu; phần mềm kế toán; phần mềm tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường ph thông trong tnh còn hạn chế. Các trường Trung học phổ thông đều có nhân lực để phục vụ công tác quản lý và dạy học môn Tin học. Đội ngũ này hàng năm được tiếp tục b sung và cử đi học để nâng cao trình độ và có khả năng chuyên môn.

ng dụng công nghệ thông tin trong y tế

Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các bệnh viện, các trung tâm, trạm y tế rất hạn chế nhất là tuyến huyện, phường, xã. Đa số ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị y tế này là khai thác công việc văn phòng, thng kê, báo cáo, một s đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện nhưng ch mới thực hiện được từng phần riêng lẻ như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm quản lý viện phí bảo him y tế, phần mềm quản lý thuốc, phần mềm qun lý bệnh nhân HIV/AIDS.

Hiện tại, có 9/9 đơn vị khám chữa bệnh tuyến huyện, tnh đang sử dụng phần mềm Medisoft 2003, phần mềm kế toán; 7/9 đơn vị sử dụng phần mềm quản lý thuốc. Tất cả các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành đang sử dụng phần mềm quản lý cán bộ.

Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm đang sử dụng đều bị lỗi do chất lượng phần mềm, trình độ sử dụng phần mềm của cán bộ còn hạn chế, hạ tầng mạng chưa được phát triển nên các máy tính giúp ít cho công tác văn phòng. Hạ tầng kết nối mạng Internet được đầu tư nhưng chủ yếu để thực hiện công tác báo cáo theo định kỳ về S Y tế.

Phổ cập Internet trong đời sống xã hội

Bảng 2: Tình hình phát triển Internet Việt Nam

Tên chỉ tiêu

Năm 2007

S lượng thuê bao quy đi

4.503.333

S người sử dụng

16.176.973

Tỉ lệ người dân sử dụng Internet (%)

19,46

Tng dung lượng kênh kết nối quốc tế (Mbps)

8.703

Tng s tên min .VN

42.470

Tng số địa chỉ IP đã cấp

3.442.432

Nguồn: Trang web Trung tâm internet Việt Nam VNNIC

Bảng 3: Số liệu về Internet của tỉnh Bắc Kạn

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2007

Tổng số thuê bao Internet quay số điện thoại

Thuê bao

219

Tổng số thuê bao Internet ADSL

Thuê bao

1.372

Tlệ ADSL so với tổng số thuê bao

%

86,24

Tỷ lệ người dân so với một thuê bao

%

0,52

Số huyện được cung cấp dịch vụ Internet ADSL

Huyện

8

Số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã

Xã

97

Số điểm BĐVHX được kết ni Internet

Xã

12

Nguồn: Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh

Mạng lưới Bưu chính Viễn thông đã được đầu tư xây dựng và phát triển với hệ thống truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

Tại Bắc Kạn tính đến 31/12/2007 có 97 xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Trong đó chỉ có 12 điểm bưu điện văn hóa xã được trang bị máy tính và kết nối Internet (đạt 12,37%). Đi với khu vực thị xã số lượng thiết bị và mức độ truy nhập Internet có khá hơn, nhưng vẫn chưa cao. Toàn tỉnh có 1.591 thuê bao Internet, trong đó có 1.372 thuê bao ADSL. Đ phát triển Internet còn nhiều khó khăn, vì mạng ADSL mới vươn tới các khu vực huyện/thị. Mặt khác tham gia Internet còn là một yêu cầu quá cao so với khả năng kinh tế và trình độ tin học của rất nhiều người.

2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Việc trang bị hạ tầng công nghệ thông tin cho ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý được lãnh đạo các cấp các ngành quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Việc trang bị và mở rộng qui mô cũng như năng lực của các thành phần trong hệ thống mạng cục bộ cũng như mạng diện rộng được các ngành các cấp quan tâm đầu tư.

Tính đến tháng 7/2008, các Cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các doanh nghiệp, các huyện/thị có khoảng 69 mạng LAN, 25 đơn vị có kết nối mạng WAN với tổng số khoảng 3.390 máy tính trên địa bàn tỉnh.

Bảng 4: Số liệu mạng LAN của tỉnh Bắc Kạn

Các đơn vị

Đến 7/2008

Tổng số mạng LAN của tnh

69

Trong đó:

 

Số mạng LAN trong các S Ban Ngành

37

Các huyện/ thị

6

Các cơ quan Đảng

13

Các cơ sở Giáo Dục

4

Các cơ s Y tế

2

Một số các doanh nghiệp khảo sát

7

Nguồn: báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn

Bảng 5: Số liệu mạng WAN của tỉnh Bắc Kạn

Các đơn vị

Đến 7/2008

Tng số kết nối WAN ca tỉnh

25

Trong đó:

 

Các Sở Ban Ngành

4

Các huyện/ thị

1

Các cơ quan Đảng

13

Các cơ s Giáo dục

0

Các cơ sở Y tế

0

Một số các doanh nghiệp khảo sát

7

Nguồn: báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn

a. Văn phòng Tỉnh uỷ:

Hạ tầng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng tỉnh Bắc Kạn đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu của Đề án, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và cũng như lâu dài cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng, các huyện/thị ủy đã có mạng máy tính cục bộ LAN kết nối mạng diện rộng WAN với Tỉnh ủy thông qua đường truyền MegaWAN 64Kbps.

Các trang thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị theo đúng chủng loại, mẫu mã, chất lượng cũng như khuyến cáo của Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của cơ quan Đảng Trung ương. Đến tháng 7/2008, khối Đảng toàn tỉnh đã trang bị được: 28 máy chủ (Phòng máy chủ Văn phòng Tỉnh ủy: 5; Ban dân vận tỉnh ủy: 1; 6/8 huyện/thị mỗi đơn vị: 3; còn lại 2/8 huyện/thị mỗi đơn vị: 2), 207 máy trạm, 6 máy xách tay, 33 máy in các loại và các thiết bị khác.

Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu trước mắt cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng. Chưa đầu tư đủ các thiết bị bảo đảm các yêu cầu cao về an ninh mạng và bảo mật thông tin, chưa trang bị đủ các máy tính cho cán bộ, chuyên viên.

Bảng 6: Hạ tầng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng đến tháng 7/2008

Tên đơn vị hành chính

Tổng số máy

Có kết nối WAN

Có mạng LAN

Có kết nối Internet

Văn phòng tỉnh ủy

38

Có

Ban t chức tỉnh ủy

25

Có

UB kiểm tra tỉnh ủy

17

Có

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy

18

Ban Dân vận tỉnh ủy

7

Có

Thị ủy Bắc Kạn

16

Có

0

Huyện ủy Ba Bể

22

Huyện ủy Bạch Thông

18

Có

0

Huyện ủy Chợ Đồn

20

Có

Huyện ủy Chợ Mới

12

Có

0

Huyện ủy Na Ri

12

0

Huyện ủy Ngân Sơn

17

Có

Huyện ủy Pác Nặm

13

Tổng

235

13

13

9

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

b. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được trang bị 7 máy chủ, 8 máy trạm, 1 Switch, 5 ổ cứng và các thiết bị mạng, các thiết bị truyền thông, hệ thống mạng trong Trung tâm kết nối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tnh và Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhìn chung cơ bản đã đáp ứng cho các hoạt động của Trung tâm Tích hợp dữ liệu tnh.

Hoàn chnh việc xây dựng mạng LAN cho các đơn vị cấp s huyện trên địa bàn toàn tnh. Tính đến tháng 7/2008, trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có 71 máy chủ, 1.475 máy trạm, 43 mạng LAN.

Bảng 7: Hạ tầng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý Nhà nước đến tháng 7/2008

Tên đơn vị hành chính

Tổng số máy

Có kết nối WAN

Có mạng LAN

Có kết nối Internet

Các Huyện/thị

445

1

6

6

Thị xã Bắc Kạn

69

Không

Huyện Ba B

78

Không

Huyện Bạch Thông

63

Huyện Chợ Đồn

40

Không

Không

Huyện Chợ Mới

46

Không

Không

Huyện Na Rì

64

Không

Huyện Ngân Sơn

42

Không

Không

Không

Huyện Pc Nặm

43

Không

Các S Ban Ngành

1.101

4

37

41

Tng

1.546

5

43

47

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường học và cơ sở y tế

Tính đến tháng 7/2008, các đơn vị giáo dục đào tạo trên địa bàn tnh (bao gồm cao đẳng, các phòng giáo dục, trung học chuyên nghiệp, Trung học ph thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên) có khoảng 707 máy tính, 4 mạng LAN, 12 đơn vị kết nối Internet, không đơn vị nào kết nối WAN và có Website.

Khối các bệnh viện và cơ s y tế tính đến tháng 7/2008, có khoảng 165 máy tính, có 2 mạng LAN, 13 đơn vị kết nối Internet, không đơn vị nào kết nối WAN và có Website. Do chưa có mạng LAN nên việc khai thác và sử dụng Internet tại các đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu mạng Internet ch được bố trí tại các phòng lãnh đạo và các phòng thuộc bộ phận hành chính của các đơn vị.

2.4. sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp các loại ca tnh Bắc Kạn là 445, trong đó có 33 doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin (chiếm 7,41%). Một s doanh nghiệp đã xây dựng được mạng LAN, WAN và có kết ni Internet (ADSL). Nhìn chung, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ca các doanh nghiệp tại Bc Kạn rất thấp. Các doanh nghiệp có mạng nội bộ và kết ni Internet băng thông rộng chiếm tỷ lệ rất ít; chưa chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Bảng 8: Hạ tầng phần cứng tại một số các doanh nghiệp đến tháng 7/2008

Tên doanh nghiệp

Tổng số máy

Có kết nối WAN

Có mạng LAN

Có kết nối Internet

Ngân hàng đầu tư và phát trin Bắc Kạn

50

Chi nhánh viễn thông quân đội Bắc Kạn

54

Điện lực Bắc Kạn

108

Trung tâm VMS Mobifone Bc Kạn

5

Bưu điện tỉnh Bắc Kạn

207

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn

209

Viễn thông Bắc Kạn

104

Tổng

737

7

7

7

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.1. Nguồn nhân lc công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Cùng với sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - Truyền thông, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tnh cũng có sự chuyển tích cực. Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW nhận thức về công nghệ thông tin của các ngành các cấp có sự phát triển rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cũng được quan tâm. Hầu hết các cơ quan đều có nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ thông tin từng bước đã được ng dụng trong điều hành quản lý các cơ quan Đảng và Nhà nước đem lại hiệu quả ban đầu, tạo nền tảng cho việc hình thành cơ quan điện tử để có thể thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian tới; đội ngũ cán bộ bắt đầu làm việc qua hệ thống máy tính.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo cho các cán bộ theo Dự án thành phần trong hai Đ án 47 và Đ án 112 đã được triển khai:

Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kn:

Tổ chức đào tạo được 29 lớp với 580 cán bộ công chức (chiếm 45%), đảm bảo yêu cầu của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ (ít nhất có 40% cán bộ công chức được tham gia đào tạo).

Tại Văn phòng Tỉnh ủy:

Công tác đào tạo, nâng cao kiến thức về tin học cơ bn, mạng LAN và ứng dụng dùng chung trên Lotus Notes cho cán bộ, chuyên viên các cơ quan Đảng được quan tâm. Năm 2006, mở 1 lớp đào tạo cán bộ quản trị mạng cấp huyện. Hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, có lớp m tại tnh hoặc tại các đơn vị nên đã tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia lớp tập huấn và chất lượng đào tạo đạt kết quả tốt.

Nhìn chung tại các S, Ban, Ngành, huyện/thị và các cơ quan Đảng: Cán bộ được đào tạo tại các trung tâm, bồi dưỡng đã sử dụng được máy vi tính trong công tác hàng ngày ở các cấp độ khác nhau, số lượng người có trình độ v công nghệ thông tin tập trung trong các cơ quan này rt ít chủ yếu là trình độ A, B. Trong thời gian tới để sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu chung trong cải cách hành chính Nhà nước và Chính phủ điện tử thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; việc tạo ra đội ngũ kế thừa trong quá trình hội nhập và phát trin rất cần thiết.

Bảng 9: Số liệu nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Bắc Kạn đến tháng 7/2008

Các đơn vị

Tổng số cán bộ

Số cán bộ có chứng chỉ A, B hoặc tương đương

Số tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin

Các cơ quan Đảng

408

135

5

Các Sở Ban Ngành

1.950

950

15

Các huyện/thị

1.365

530

3

Các cơ s Giáo dục

2.938

262

13

Các cơ s Y tế

1.358

116

0

Tổng

8.019

1.993

36

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

Bảng 10: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng đến tháng 7/2008

Tên đơn vị hành chính

Tổng số cán bộ

Tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ A, B hoặc tương đương

Số tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin

Văn phòng tỉnh ủy

77

12,99

1

Ban tổ chức tỉnh ủy

26

46,15

1

UB kiểm tra tỉnh ủy

20

70,00

0

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy

20

55,00

0

Ban Dân vận tỉnh ủy

16

50,00

0

Thị ủy Bắc Kạn

35

2,86

0

Huyện ủy Ba Bể

29

24,14

1

Huyện ủy Bạch Thông

30

86,37

1

Huyện ủy Chợ Đồn

32

93,75

0

Huyện ủy Chợ Mới

30

0,00

0

Huyện ủy Na Rì

35

0,00

0

Huyện ủy Ngân Sơn

26

61,54

0

Huyện ủy Pác Nặm

32

0,00

1

Tổng

408

33,09

5

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

Bảng 11: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý Nhà nước đến tháng 7/2008

Tên đơn vị hành chính

Tổng số cán bộ

Tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ A, B hoặc tương đương

Số tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin

Các Huyện/thị

1.365

38,90

3

Thị ủy Bắc Kạn

552

21,20

0

Huyện Ba Bể

164

30,49

2

Huyện Bạch Thông

115

49,57

1

Huyện Chợ Đồn

85

82,35

0

Huyện Chợ Mới

90

70,00

0

Huyện Na Rì

137

50,36

0

Huyện Ngân Sơn

95

51,58

0

Huyện Pác Nặm

127

44,09

0

Các Sở Ban ngành

1.950

66,05

26

Tổng

3.315

54,87

29

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

3.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo và y tế

Tính đến tháng 7/2008, đội ngũ giáo viên có trình độ công nghệ thông tin tại Bắc Kạn có: 13 người có trình độ Đại học/ Cao đẳng (chiếm 0,44%), 262 người có trình độ A, B, Trung cấp công nghệ thông tin (chiếm 8,92%). Với thực trạng này, việc dạy và học tại các trường trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra. Việc đầu tư trang thiết bị dạy môn tin học, bồi dưỡng giáo viên tin học trở thành cấp bách.

Theo số liệu khảo sát tại một số các Bệnh viện đều có người biết và sử dụng được máy tính các cấp độ khác nhau, hiện trong ngành có khoảng 1.358 nhân viên làm công tác quản lý và điều trị. Trong đó, số có trình độ A, B đến Trung cấp công nghệ thông tin là 116 người (chiếm 8,54%), chưa có cán bộ nào có trình độ từ Cao đẳng đến Đại học công nghệ thông tin.

3.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp

Bảng 12: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại một số các doanh nghiệp đến tháng 7/2008

Tên đơn vị hành chính

Tổng số người

Tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ A, B hoặc tương đương

Số tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin

Ngân hàng đầu tư và phát triển Bc Kạn

62

75,81

2

Chi nhánh viễn thông quân đội Bc Kạn

102

72,55

37

Điện lực Bắc Kạn

501

26,35

20

Trung tâm VMS Mobifone Bắc Kạn

7

71,43

0

Bưu điện tnh Bắc Kạn

167

92,22

7

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tnh Bc Kạn

185

80,54

5

Viễn thông Bắc Kạn

234

 

15

Tổng

1.258

44,59

71

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

IV. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Công nghiệp công nghệ thông tin là khái niệm được hình thành theo sự phát triển nhanh chóng và xu hướng hội tụ công nghệ của ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Hầu hết các quốc gia phát triển công nghệ thông tin đều dùng khái niệm “công nghiệp công nghệ thông tin” (ICT industry) để chỉ chung tất cả các lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Hiện nay, công nghiệp công nghệ thông tin được xác định bao gồm các lĩnh vực công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung.

Công nghiệp phần cứng: Là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng, bao gồm phụ tùng, linh kiện, thiết bị số. Công nghiệp phần mềm: Là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần mềm, bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển, tự động hóa và các sản phẩm tương tự khác; cung cấp các giải pháp cài đặt, bảo trì, hướng dẫn sử dụng. Công nghiệp nội dung: Là công nghiệp sản xuất các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học - giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí, trên môi trường mạng và các sản phầm tương tự khác.

Nhìn chung, công nghiệp phần cứng, phần mềm trong tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghệ thông tin và truyền thông, chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh phần cứng (bán linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng, dịch vụ tin học...), chưa có doanh nghiệp nào đầu tư về phần mềm và nội dung số.

V. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

5.1. Đường lối chủ chương phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Bắc Kạn

Lãnh đạo tỉnh đã nhận thức được vai trò, vị trí của công nghệ thông tin là động lực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên rất quan tâm đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tnh đã ra Quyết định số 769/QĐ-UB phê duyệt Đề án “Tin học hóa Quản lý hành chính nhà nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2005” đ thiết lập các hệ thống thông tin tin học hóa phục vụ công tác chđạo, điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tnh, thúc đẩy cải cách th tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, thực hiện tin học hóa các dịch vụ hành chính công, phục vụ người dân và doanh nghiệp, phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc;

Ban Thường vụ tnh ủy đã phê duyệt Đ án “Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tnh Bắc Kạn giai đoạn 2003-2005” làm cơ sở cho Ban quản lý dự án triển khai.

5.2. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý công nghệ thông tin của tỉnh Bắc Kạn

S Bưu chính viễn thông (nay là S Thông tin và Truyền thông) được thành lập đã thực hiện chức năng qun lý nhà nước về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Sở Thông tin và Truyn thông có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tnh, về Bưu chính, Viễn Thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin, quản lý các dịch vụ công về Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tnh, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyn của Ủy ban nhân dân tnh.

5.3. Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, d án công nghệ thông tin ca Tỉnh Bắc Kạn

§ Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của Tnh ủy (Đề án 47) đã thực hiện giai đoạn 2003-2005, đạt kết quả tốt.

§ Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của Tnh (Đề án 112) giai đoạn 2001-2005, bước đầu đã tạo một số chuyển biến.

VI. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tng kinh phí đầu tư của Đề án 112 trong giai đoạn 2001-2006 là 19,405 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (15,350 tỷ đồng) và ngân sách địa phương (4,055 tỷ đồng).

Bảng 13: Phân kì đầu tư của Đề án 112 tại Bắc Kạn

Năm

Mức Đầu tư
(Triệu VNĐ)

KP đã cấp (Triệu VNĐ)

2001

 

 

 

2002

 

450

68

2003

 

500

687

2004

 

1.000

657

2005

 

2.000

300

2006

 

2.500

150

Tổng

19.405

6.450

1.862

Nguồn: Số liệu Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cấp

Tổng dự án được duyệt của Đề án 47 trong giai đoạn 2003-2005 là 6,610 tỷ đồng, năm 2006 được cấp bổ sung 510 triệu đồng, nâng tổng mức đầu tư lên 7,120 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 5,598 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 820 triệu đồng. Tính đến thời điểm kết thúc dự án (tháng 12/2006), đã thực hiện vốn xây dựng cơ bản là 3,950 tỷ đồng, đạt 70,6%, vốn sự nghiệp là 744,951 triệu đồng, đạt 90,8%.

VII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7.1. Điểm mạnh

Ứng dụng công nghệ thông tin

Các cấp lãnh đạo, của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, các doanh nghiệp đã có bước chuyển biến quan trọng nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đã có quan tâm và chú trọng bước đầu đến việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Việc đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, có tác động tích cực đến mọi mặt kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt đã và đang hình thành hệ tư duy, phương pháp và môi trường làm việc có ứng dụng công nghệ thông tin trong các cấp, các ngành.

Tại các cơ quan Nhà nước đã triển khai các phần mềm ứng dụng, xây dựng các cơ sở dữ liệu nhằm tiến đến hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Bước đầu xây dựng và hình thành kho thông tin điện tử và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong tỉnh. Thống nhất sử dụng các phần mềm dùng chung trong các cơ quan Đảng.

Hạ tầng công nghệ thông tin

Đã đầu tư xây dựng được cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm trang bị máy tính, các thiết bị ngoại vi, mạng diện rộng (WAN) của tỉnh kết nối giữa Trung tâm tích hợp dữ liệu với các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc, cùng với mạng lưới dịch vụ Internet trải rộng trên địa bàn tỉnh. Internet tốc độ cao (ADSL) phát triển đến trung tâm huyện. Thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu, Trang Thông tin điện tử của tỉnh.

Hạ tầng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng tỉnh Bắc Kạn đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu của Đề án, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và cũng như lâu dài cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng, các huyện/thị ủy đã có mạng máy tính cục bộ LAN, kết nối mạng diện rộng WAN với Tỉnh ủy.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Số lượng cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy vi tính, sử dụng phần mềm trong công việc ngày càng tăng nhanh. Đã đào tạo được một bộ phận cán bộ công chức, nâng cao được trình độ, kỹ năng ứng dụng, xử lý các công việc hàng ngày bằng máy tính, có khả năng trao đổi thông tin qua mạng.

Định hướng đúng cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như đầu tư về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, triển khai các phần mềm ứng dụng.

7.2. Đim yếu

ng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, chưa phát huy vai trò của động lực công nghệ thông tin. Tin học hóa công tác quản lý hành chính Nhà nước chưa gn với cải cách hành chính Nhà nước.

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin địa phương còn lúng túng, chưa có cơ chế, giải pháp phát huy và liên kết giữa: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà trường. Thiếu các tổ chức tư vấn, dịch vụ có uy tín về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưng lớn đến quá trình triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Nhiều t chức, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi từ phương thức hoạt động truyền thống sang phương thức hoạt động tiên tiến phù hợp với xã hội thông tin. ng dụng công nghệ thông tin trong điu hành, tác nghiệp còn hạn chế.

Hệ thng cơ chế, chính sách, các quy định v trin khai ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tnh chưa đầy đủ và chưa thống nhất.

Hạ tầng công nghệ thông tin

Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nội dung yêu cầu của các dự án, ngân sách Trung ương cấp chưa đủ nên việc triển khai đầu tư trang bị, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.

Hạ tầng công nghệ thông tin mới ch được đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính; nhiều máy tính vẫn hoạt động đơn lẻ chưa kết nối mạng thông tin thống nhất.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng hạn hẹp nên lực lượng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin còn hạn chế về số lượng và cả năng lực chuyên môn. Đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhiều, tốc độ tin học hóa diễn ra chậm.

Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao, do nhiều yếu tố tác động, trong đó có sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, thiếu hụt về đội ngũ cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin.

Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chưa thỏa đáng là rào cản lớn trong các cơ quan đơn vị nhà nước cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tnh.

Công nghiệp công nghệ thông tin

Công nghiệp công nghệ thông tin chưa phát triển, mới chỉ có 17 doanh nghiệp phần cứng, chưa có doanh nghiệp nào đầu tư về phần mềm và nội dung thông tin số.

7.3. Nguyên nhân

Nhận thức về vai trò động lực của công nghệ thông tin của cán bộ, doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ thông tin còn dàn trải, chưa gắn với sự phát triển kinh tế xã hội.

Nguồn nhân lực còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là nhân lực chuyên trách có trình độ cao; cơ chế, chính sách dành riêng cho khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn chưa được hoàn thiện.

Năng lực quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và hệ thống thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị và các doanh nghiệp chưa nhiều và chưa rộng, chưa có những ứng dụng có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có máy tính.

7.4. Vị trí công nghệ thông tin của tỉnh

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của Ban chỉ đạo công nghệ thông tin Quốc gia, Hội tin học Việt Nam, quá trình đầu tư và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh được đánh giá và xếp hạng: Tỉnh Bắc Kạn đứng thứ 6 trong khu vực Các tỉnh miền núi phía Bắc, đứng thứ 50 trong cả nước, cụ thể như sau:

Bảng 14: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin

STT

Tỉnh

Hạ tầng KT CNTT

Nhân lực

Ứng dụng CNTT

Phục vụ SXKD

Môi trường chính sách

ICT Index

Xếp hạng năm 2006

Xếp hạng năm 2005

Các tỉnh miền núi phía Bắc

1

Phú Thọ

0,29

0,35

0,29

0,06

1,00

0,32

11

34

2

Thái Nguyên

0,21

0,60

0,17

0,12

0,28

0,29

15

19

3

Lào Cai

0,12

0,28

0,26

0,12

1,00

0,25

31

13

4

Lai Châu

0,19

0,26

0,04

0,45

0,81

0,25

32

52

5

Lạng Sơn

0,27

0,26

0,16

0,00

0,67

0,23

42

49

6

Bắc Kạn

0,17

0,27

0,09

0,10

0,89

0,22

50

58

7

Điện Biên

0,14

0,32

0,04

0,08

0,72

0,19

53

-

8

Yên Bái

0,19

0,26

0,02

0,07

0,67

0,18

55

60

9

Cao Bng

0,12

0,22

0,06

0,16

0,11

0,14

61

55

10

Tuyên Quang

0,16

0,22

0,08

0,03

11,00

0,14

62

43

11

Sơn La

0,11

0,14

0,07

0,01

0,50

0,12

63

51

12

Hà Giang

0,03

0,25

0,09

0,00

0,28

0,11

64

59

Nguồn: Văn phòng BCĐ Quốc gia về CNTT “Báo cáo Vietnam ICT Index 2006”

Phần 4.

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC KẠN

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ BÁO

1.1. Xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam trong thời gian tới

Công tác dự báo được tiến hành dựa trên các xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin như đã phân tích trong phần mở đầu:

§ Tình hình, xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới.

§ Tình hình và xu hướng phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam.

§ Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam.

§ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010.

§ Hiện trạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin qua các giai đoạn đến 2006 tại Việt Nam nói chung và tại Bắc Kạn nói riêng.

Sự phát triển công nghệ thông tin phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phát triển. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nên đã đề ra nhiều đường lối, chủ trương chính sách về phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ và khá đồng bộ. Có thể tóm tắt một số xu hướng phát triển ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam trong thời gian tới như sau:

a) Về môi trường pháp lý:

Nhà nước đã thành lập Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và hệ thống Sở Bưu chính viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) ở các tỉnh. Công nghệ thông tin được coi như một ngành kinh tế và có các hệ thống cơ quan nhà nước quản lý trong quá trình phát triển. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, đầu tư phát triển liên quan đến công nghệ thông tin được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội và đưa công nghệ thông tin trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.

Nhà nước đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp lý đảm bảo cho sự phát triển công nghệ thông tin phát huy sức mạnh của công nghệ, của tri thức, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho nền kinh tế tri thức. Hai bộ luật quan trọng đã thông qua là luật giao dịch điện tử và luật công nghệ thông tin là những văn bản quan trọng sẽ đi vào đời sống xã hội trong thời gian tới.

b) Về chính sách ưu đãi

Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm. Nhiều chương trình dự án tăng cường nhận thức về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và Chính phủ điện tử đã và đang được triển khai. Hơn thế nữa các chương trình, chính sách, các dự án công nghệ thông tin phục vụ phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, phát triển làng ngh đã và đang được triển khai rộng rãi.

c) Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải tích cực tham gia hoạt động giao dịch thương mại điện tử để nhanh chóng, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới. Việc tham gia hiệp định AFTA và tham gia tổ chức WTO đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội cho việc m rộng thị trường, tiếp nhận công nghệ mới. Thách thức do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, cạnh tranh ngay trên địa phương của mình. Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh thông qua việc tin học hóa các công đoạn quản lý, sản xuất và xúc tiến thương mại với các giải pháp công nghệ như: Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERPs (Enterprise Resource Planning systems), hệ thng quản lý khách hàng CRM (Customer Relationship Management), giải pháp thương mại và thanh toán điện tử, công nghệ thông tin giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ dàng vươn ra thị trường thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin với tiềm năng về nhân lực và tài nguyên mã nguồn m.

d) Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử

Một trong những chương trình ứng dụng công nghệ thông tin lớn, mang tính xuyên sut và tính chiến lược trong quản lý Nhà nước là Chính phủ điện tử với Cơ quan điện t, Doanh nghiệp điện tử và Công dân điện tử và hình thành nên xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức. Việc xây dựng Chính phủ điện tử là một sự tất yếu trong quá trình cải cách hành chính nhà nước. Chính phủ điện tử sẽ giúp chính quyền quản lý điều hành đất nước hiệu quả hơn, kịp thời hơn và minh bạch hơn. Với chính phủ điện tử người dân có th tiếp nhận thông tin về đường lối chủ trương chính sách và tận hưởng lợi ích thông qua hệ thống dịch vụ công. Chính phủ điện tử là cải cách hành chính trên nền tảng công nghệ thông tin và với mục tiêu hướng đến người dân và doanh nghiệp. Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và chính quyn điện tử cp tỉnh sẽ đòi hỏi nhiều đầu tư về nguồn lực cả từ trung ương lẫn địa phương, cn có quy hoạch, kế hoạch cụ thể đ tiếp nhận nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng Chính phủ điện tử và tạo môi trường để thu hút các đầu tư từ trung ương, từ các doanh nghiệp.

e) Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng

Theo thực tiễn trên thế giới thì công nghệ thông tin đã tham gia, tác động một cách tích cực ở mọi lĩnh vục trong đó có lĩnh vực Giáo dục, và Y tế chăm sóc sức Khỏe cộng đồng. Thông qua công nghệ thông tin và Internet, người dân ở vùng sâu và vùng xa cũng được hưởng các điều kiện tương tự ở đô thị. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụcy tế mở ra điều kiện thuận lợi; nâng cao dân trí, giúp người dân mọi miền tiếp cận thông tin, công nghệ cho phép nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, thuận lợi trong việc thương mại hóa sản phẩm. Đời sng văn hóa và chăm sóc sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Qua đó công nghệ thông tin đã tham gia tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, hơn thế nữa cho phép con em có điu kiện, cơ hội học tập vươn lên. Đối với các tnh như Bắc Kạn, có th trin khai những mô hình điểm về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, y tế và xoá đói giảm nghèo để thu hút vn đu tư ODA, NGO và các ngun vn ưu đãi khác.

f) Phát triển thị trường công nghệ thông tin

Với xu hướng công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sng kinh tế xã hội. Thị trường phn mm đã được ghi nhận và có tốc độ phát triển nhanh. Một số địa phương có điều kiện đã hình thành rất nhiều doanh nghiệp phần mềm và tham gia gia công phần mềm cho nước ngoài. Hình thức xuất khẩu chuyên gia phần mm cũng được các doanh nghiệp chú ý.

Thực tế hiện nay Việt Nam đang thiếu chuyên gia phần mềm phục vụ ngay cho các ứng dụng trong nước. Các doanh nghiệp đã và đang phát triển thương mại điện tử phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình, các ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử đã và đang tạo ra nhu cu lớn cho thị trường công nghệ thông tin. Những năm tới là thời kỳ phát trin của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam cả về Nguồn nhân lực, Sản phẩm, Dịch vụ và công nghiệp công nghệ thông tin với nhiều tiềm năng và cơ hội.

g) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là môi trường mà các cơ quan chính phủ s dụng công nghệ thông tin và truyền thông (mạng Internet, cơ s dữ liệu) để giao tiếp qua lại với người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ khác. Chính phủ điện tử sẽ cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Nó cải thiện được sự giao tiếp của người dân và doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (cả về thời gian và không gian), giúp cho người dân    nắm được thông tin, chủ động tham gia giám sát và góp ý cho công tác quản điều hành đất nước cũng như thừa hưởng các quyền lợi hợp pháp của mình, tăng cường sự minh bạch, hạn chế được tham nhũng, và đáp ứng được những yêu cầu phát trin kinh tế xã hội. Nhờ có Chính phủ điện tử người dân hay doanh nghiệp có thể liên lạc với chính quyền thông qua mạng máy tính.

Tham gia Chính phủ điện tử có 3 chủ thể: Người dân, chính phủ và doanh nghiệp. Tùy theo mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể ta có:

§ G2C: Quan hệ giữa chính phủ với người dân

§ G2B: Quan hệ giữa chính phủ với doanh nghiệp

§ G2G: Quan hệ giữa các cơ quan chính phủ với nhau

Mục tiêu cơ bản của Chính phủ điện tử là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp thông qua công dân điện tử và tiến tới một xã hội thông tin trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông.

Việc phát triển chính phủ điện tử trải qua một số giai đoạn khác nhau. Qua từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó cũng có phần tăng lợi ích cho chính phủ qua việc có thêm nguồn gián thu hay trực thu).

Một mô hình Chính phủ điện t đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dng nên, ch ra bn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát trin chính phủ điện tử.

Hình 1: Các giai đoạn của Chính phủ điện tử theo mô hình của Gartner

Nguồn: Gartner

Thông tin - Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao cht lượng dịch vụ. Với G2G, chính phủ cũng có thể trao đổi các thông tin bng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ.

Tương tác - Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xung các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính, về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, internet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu.

Giao dịch - Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp, về khía cạnh doanh nghiệp, chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính phủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.

Chuyển hóa - Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.

Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn. Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cn đưa sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp. Về vấn đề trọng tâm giữa G2C và G2B, với G2C nên đặt trọng tâm vào các giai đoạn ban đầu là 1 và 2. Tuy nhiên, với G2B thì nên tập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đích cui cùng là giai đoạn 4 (nhưng đây là mục tiêu dài hạn (10 đến 15 năm).

Việc xây dựng Chính phủ điện tử là một việc lâu dài và phải bắt đầu từ ngay hôm nay. Thực tế trong thời gian qua Việt Nam đã khởi động những dự án Chính phủ điện tử. Sắp tới đây quá trình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam sẽ được thúc đy mạnh hơn, việc đu tư cũng sẽ lớn hơn. Do vậy với tnh như Bắc Kạn cũng sẽ được tiếp nhận những nguồn đầu tư lớn hơn. Vn đ cn phải có kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận và sử dụng tối đa tác đng của nó đến sự phát trin kinh tế xã hội của Tnh.

Cần phải chú ý rằng, xây dựng Chính phủ điện tử không phải chỉ là xây dựng trang thông tin điện tử hay cổng giao tiếp mà nó là một quá trình ứng dụng công nghệ thông tin song song với cải cách hành chính, cải tiến các quy trình công tác, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, kết nối các cơ quan chính quyn đ từ đó cung cp các dịch vụ công cho mọi người dân.

Phát trin Chính phủ điện tử là một quá trình và không phải là công việc riêng của một S Ban Ngành nào. Nó đòi hỏi tt cả các S Ban Ngành phải phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và sự phối hợp các đơn vị với nhau đ cung cp các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp thông qua chế độ một cửa. vậy trên quan đim đó phần quy hoạch sau sẽ đề cập các nội dung cần phải tiến hành. Công tác dự báo phải tính đến quá trình xây dựng chính quyền điện tử của Bắc Kạn.

Xây dựng Chính phủ điện tử cần mô hình kiến trúc tổng thể cho cả nước cho từng tỉnh, trên cơ s đó ứng dụng các chuẩn giao tiếp, kết nối, an toàn bảo mật. Hiện nay các vấn đề này chưa được nghiên cứu, hình vẽ sau đây cho ta một bức tranh khái quát mô t một mô hình chính quyền điện tử trong tương lai.

Hình 2: Mô hình tổng quát một Chính phủ điện tử trong tương lai

MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Qua mô hình trên ta có thể thấy các dự án công nghệ thông tin của Tnh trong thời gian vừa qua đã làm được một số phần tiến tới Chính phủ điện tử. Tuy nhiên do tính phức tạp của Chính phủ điện tử nên việc xây dựng nó cn phải có quy hoạch, kế hoạch để đm bảo tính mở của hệ thống.

1.2. Các chỉ tiêu phát triển và ng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam

Bảng sau cho ta một cách nhìn khái quát về khoảng cách phát trin công nghệ thông tin của Bc Kạn so với trung bình của cả nước.

Bảng 15: Khoảng cách số của Bắc Kạn so với cả nước

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Bắc Kạn 2007

Dự báo Bắc Kạn 2010

Cả nước 2007

Dự báo Cả nước 2010

Dân s

Người

305.800

320.500

85.195.000

88.665.111

Tc độ tăng trưởng GDP

%

12,55

20,00

8,48

7,50 - 8,00

Tổng GDP

Tỷ đồng

1.500

2.742

1.143.442

1.760.000

Cơ cấu GDP (Giá HH)

%

100,00

100,00

100,00

100,00

Nông, lâm nghip

%

45,49

23,00

20,25

15-16

Công nghiệp - xây dựng

%

17,97

34,00

41,61

43-44

Dịch vụ

%

36,54

43,00

38,14

40-41

GDP bình quân đầu người

USD

309

563

833

1.050-1.100

Tổng thu ngân sách

Tđng

123

329

300.312

1.470.000

Tổng chi ngân sách

T đng

997

1.658

371.385

1.800.000

Mật độ điện thoại/ 100 dân

%

32,92

52,45

55,22

60,90

Một độ thuê bao internet

%

0,52

2,71

5,52

8-12

DN tham gia TMĐT (B2B)

%

 

15,00

 

70,00

DN có website

%

 

20,00

38,00

50-70

DN kinh doanh CNTT

%

7,42

 

50,00

 

Số bưu điện văn hóa xã có kết ni internet

đim

12/97

 

2.397

20.000

THPT có phòng máy, môn tin học

%

 

100,00

96,00

100,00

1.3. Dự báo tác động công nghệ thông tin đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh

Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh để đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010, Bắc Kạn phải thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Phần này muốn nhấn mạnh vai trò tiền đề của công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

a) Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để có môi trường đầu tư thuận lợi, ngoài các vấn đề về cơ sở hạ tầng: Đường xá, khu công nghiệp thì hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin cũng rất quan trọng. Nó là một trong những tiêu chí để thu hút đầu tư, dịch vụ, du lịch. Mặt khác, đầu tư nguồn nhân lực công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội để thu hút được đầu tư vào công nghệ cao.

b) Phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa

Để đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa thì điều quan trọng người nông dân sẽ phải mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài để học hỏi công nghệ mới, kinh nghiệm làm ăn, thông tin thị trường v.v. Internet, các điểm Bưu điện Văn hóa thôn, xã sẽ là những cơ hội số mà công nghệ thông tin đem lại để người nông dân thay đổi phương thức làm ăn, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, công nghệ thông tin sẽ làm cho người dân dù ở miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn được tiếp cận với sự tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, tiếp cận thị trường như những người sống trong thành thị.

c) Đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ muốn phát triển phải dựa trên việc mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên doanh liên kết. Mạng Internet, cổng thông tin của tỉnh, thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp Bắc Kạn có cơ hội mở rộng thị trường ra phía ngoài, đồng thời các doanh nghiệp cả nước và quốc tế có thể tiếp cận đến thị trường Bc Kạn một cách d dàng. Điu đó làm cho thương mại, dịch vụ hai chiu sẽ phát trin. Việc phát trin các loại hình du lịch dịch vụ cũng phải gắn với sự phát triển công nghệ thông tin. Sau những giờ du lịch thăm quan, khách cần nhu cầu vào mạng Internet để giải trí, đ kết nối với bên ngoài và giải quyết công việc của mình.

d) Phát triển các thành phần kinh tế

Công nghệ thông tin tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp đặc biệt là giới doanh nghiệp trẻ. Thông qua mạng Internet, giới doanh nghiệp trẻ sẽ có khả năng tiếp cận nhanh với thế giới bên ngoài, thích ứng với môi trường hội nhập, chịu được áp lực cạnh tranh để phát triển, tiếp thu được nhiu tiến bộ khoa học k thuật cũng như phương pháp sản xut kinh doanh trong thời đại thông tin.

Thương mại điện tử sẽ là phương thức kinh doanh chủ yếu trong những thập niên tới. Vì vậy phát triển công nghệ thông tin, Internet có nghĩa là tạo ra những điều kiện thuận lợi nht cho các doanh nghiệp Bc Kạn tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại tỉnh. Các doanh nghiệp vừa và nh, sản xuất làng nghề, thủ công mỹ nghệ có cơ hội m rộng thị trường thế giới.

e) Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin sẽ là cầu nối tri thức. Việc phổ cập công nghệ thông tin trong các trường phổ thông, việc xây dựng các Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin sẽ giúp nâng cao trình độ người lao động, nâng cao hàm lượng chất xám lao động. Thanh niên có điều kiện tiếp cận với thông tin, các thành tựu khoa học mới. Sẽ có rất nhiều những sáng tạo trên mọi lĩnh vực được vận dụng vào Bắc Kạn.

Công nghệ thông tin phát triển với các phương tiện giáo dục mới như đào tạo từ xa, e-learning làm cho người dân Bắc Kạn mọi nơi đều có thể thụ hưởng như nhau các thành quả mà công nghệ thông tin đem lại để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ, cập nhật tri thức của nhân loại.

f) Xoá đói giảm nghèo

Công nghệ thông tin tham gia một cách gián tiếp vào việc xóa đói giảm nghèo. Thông qua các dự án phát triển cộng đồng công nghệ thông tin sẽ nâng cao được đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng sâu vùng xa.

Công nghệ thông tin hỗ trợ công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục ý thức phòng chống bệnh, sức khoẻ sinh sản. Người dân ở vùng xa có thể thông qua Internet để được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khoẻ của các chuyên gia: Y tế từ xa.

Công nghệ thông tin giúp người dân có thêm cơ hội kinh doanh, cơ hội việc làm, các ý tưởng sáng tạo để xây dựng một cuộc sống no đủ hơn.

Qua phân tích trên, tác cộng tiền đề của công nghệ thông tin đối với việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh là rất lớn. Tác động có tính lan tỏa, làm động lực cho sự phát triển. Nhận thức đúng điều này thì công nghệ thông tin sẽ được đầu tư và phát trin đúng tầm của nó. Yếu tố phân tích trên ảnh hưởng tới kết quả d báo về phát triển công nghệ thông tin của Tnh.

f) Phương pháp dự báo

Công tác dự báo được thực hiện trên các yếu tố sau: Số liệu quá khứ trong nhiều năm, số liệu thực trạng, Các xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, Các xu hướng ng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ, của các Bộ, Ngành tác động đến Tnh.

Do số liệu quá khứ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh hiện nay không đủ đ chạy dự báo theo các phương pháp như phương pháp Hồi quy, phương pháp San bằng hàm mũ,... vậy nên dự báo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Bắc Kạn chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia.

Nội dung dự báo gồm có: Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin, dụ báo CSHT công nghệ thông tin, dự báo Nguồn nhân lực công nghệ thông tin, và dự báo Công nghiệp công nghệ thông tin.

Công tác dự báo công nghệ thông tin sẽ được tiến hành trên 3 phương án:

§ Phương án 1 (PA1) là phương án tăng tốc, phát triển vượt bậc các ch tiêu cơ bản trung bình của cả nước. Kịch bản của phương án này đòi hỏi phải đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó Bắc Kạn phải xây dựng được khu công nghiệp, hoạt động du lịch phải đy mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang hướng công nghiệp dịch vụ v.v. Đồng thời Tỉnh quyết tâm đầu tư vào công nghệ thông tin để thực hiện đi tắt đón đầu.

§ Phương án 2 (PA2) là phương án dự báo trên giả định sự phát trin công nghệ thông tin không có một xung lực tác động nào. Đây là sự phát triển tun tự theo sự phát triển kinh tế xã hội, không có một đột phá nào.

§ Phương án 3 (PA3) là tổng hợp của hai phương án trên với tính khả thi cao. Đây là phương án khuyến nghị lựa chọn.

II. DỰ BÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

2.1. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Sau đây là dự báo các ch tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tnh Bắc Kạn đến 2010 và có so sánh với ch tiêu của cả nước (nêu trong Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020).

Bắc Kạn

Cả nước

PA1: 100%; PA2: 50%; PA3: 100% các cơ quan Đảng của tỉnh, các Sở Ban Ngành của tỉnh và chính quyền cấp huyện/thị đều có máy tính/mạng LAN, được kết nối trong mạng diện rộng Internet của tỉnh.

Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ.

PA1: 80-90%; PA2: 25-35%; PA3: 40-50% các trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và chính quyền trong tỉnh được thực hiện thông qua mạng máy tính.

PA1: 80-90%; PA2: 30-40%; PA3: 50-60% việc xử lý, giải quyết các công việc trong nội bộ và giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước được thực hiện theo các quá trình thông tin hoạt động trên mạng máy tính.

PA1: 70-80%; PA2: 25-35%; PA3: 50-70% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các s, ban, ngành, huyện/thị được tin học hóa, thực hiện trên mạng máy tính.

100% cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy tính và khai thác thông tin trong công việc.

Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Trung ương đến các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành ph trực thuộc trung ương.

Trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng.

Đa số cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện s dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc

PA1: 80-90%; PA2: 40-50%; PA3: 50-60% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu tại các cơ quan Đảng và Nhà nước được quản lý trên mạng máy tính.

Hình thành các trụ s cung cấp dịch vụ công theo cơ chế một cửa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và mạng máy tính.

100% các cơ quan của chính phủ có trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm. Người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Một số dịch vụ khai báo, đăng kí, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua các hệ thống thông tin của các quận, Sở thuộc các tnh thành phố.

Dự báo chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tỉnh Bắc Kạn đến 2015:

Chỉ tiêu

2015

Tỷ lệ các giao dịch trao đi thông tin gửi/nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và qun lý Nhà nước được thực hiện thông qua mạng máy tính.

PA1: 80-90%; PA2: 30-40%; PA3: 55-60%

Tỷ lệ công việc trong nội bộ và giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước được xử lý, giải quyết trên mạng máy tính

PA1: 100%; PA2: 35-45%; PA3: 80-100%

Số các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, huyện/thị được tin học hóa, thực hiện trên mạng máy tính

PA1: 100%; PA2: 30-35%; PA3: 80-100%

Số cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy tính và khai thác thông tin trên mạng

100%

Số văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu tại các cơ quan Đảng và Nhà nước được quản lý trên mạng máy tính

PA1: 100%; PA2: 50-55%; PA3: 70-80%

2.2. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Sức ép hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp trên địa bàn tnh Bắc Kạn sẽ có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng Internet, xây dựng trang web để tiến tới hoạt động giao dịch thương mại điện tử. Nhiều dịch vụ công đến 2010 sđược trin khai như cấp phép qua mạng, nộp đơn qua mạng, khai thuế qua mạng, khai báo hải quan qua mạng v.v. sẽ được trin khai trên quy mô toàn quốc. Điu đó bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối mạng Internet đ khai báo.

Theo lộ trình gia nhập WTO, đến 2010 Việt Nam sẽ mở cửa các thị trường như ngân nàng, bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng mun tồn tại phát triển buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin để nm bắt cơ hội, m rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh ca mình.

Khi các khu công nghiệp, thương mại phát triển, các doanh nghiệp lớn chắc chắn sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng các giải pháp phần mềm như: Hệ thống quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERPs), Hệ thống quản lý khách hàng (CRM), phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử, để phát triển và hoàn thiện quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, rất nhiều trang thiết bị, các dây chuyền sản xuất mới được điều khiển bằng máy tính sẽ được đưa vào hoạt động trong khu công nghiệp nên sẽ hình thành nhu cầu xây dựng và cài đặt phần mềm nhúng cũng như các phần mềm tự động hóa.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn thu được hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao cũng cần ứng dụng các modul phần mềm quản lý kế toán, quản lý khách hàng, sử dụng thư điện tử, khai thác Internet.

Như vậy, nhu cầu của khối doanh nghiệp đến năm 2010 tại tỉnh Bắc Kạn sẽ đạt được:

§ PA1: 45-50%; PA2: 10-15%; PA3: 30-40% các doanh nghiệp có kết nối Internet và sử dụng hộp thư điện tử.

§ PA1: 30-40%; PA2: 5-10%; PA3: 15-20% các doanh nghiệp có website riêng.

Đến năm 2015:

§ PA1: 70-80%; PA2: 20-35%; PA3: 50-60% các doanh nghiệp có kết nối Internet và sử dụng hộp thư điện tử.

§ PA1: 40-50%; PA2: 10-15%; PA3: 30-40% các doanh nghiệp có website riêng.

2.3. Dự báo phát triển Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang là một lĩnh vực phát triển nhanh trên thế giới và là một công cụ mạnh đang được các doanh nghiệp và công ty lớn sử dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việt Nam đang là một nước có thu nhập thấp và đang trong giai đoạn phát triển. Việt Nam đã đề ra mục tiêu GDP trong năm 2010 cao gấp đôi so với năm 2001. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, còn nghèo, có mức thu nhập còn thấp: Năm 2006 thu nhập bình quân khoảng 4,05 triệu VNĐ/người dân (tương đương với 253 USD). Theo mục tiêu chung của cả nước, thu nhập vào năm 2010 của Bắc Kạn sẽ tăng gấp 2,2 lần.

Kinh tế phát triển cùng với sự giảm giá của các thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, Internet sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân khai thác Internet nhiều hơn. Thanh niên sẽ là bộ phận tiếp thu nhanh cái mới, là thành phần chủ chốt truy cập mạng và thúc đẩy mọi thành phần tham gia các hoạt động trên mạng. Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng sẽ được đẩy mạnh. Đồng thời các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thiết yếu như Ngân hàng, Tài chính, Bưu chính, Viễn thông sẽ mở rộng cung cấp các dịch vụ qua mạng. Doanh nghiệp, người dân sẽ hình thành thói quen tra cứu thông tin mua sắm trên mạng và khai thác các dịch vụ trực tuyến của các doanh nghiệp trên cả nước qua mạng. Khi điều kiện thanh toán và chuyển phát (bưu chính điện tử) phát triển, sẽ đẩy mạnh các hoạt động giao dịch điện tử, mua bán qua mạng, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp (B2B).

Chỉ tiêu

Đến năm 2010

Đến năm 2015

Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có website

PA1: 30-40%; PA2: 5-10%; PA3: 15-20%

PA1: 40-50%; PA2: 10-15%; PA3: 30-40%

Số doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tra cứu thông tin sản phm hàng hóa qua mạng

PA1: 50-60%; PA2: 20-30%; PA3: 30-40%

PA1: 65-75%; PA2: 30-40%; PA3: 50-60%

Số doanh nghiệp trực tiếp mua bán hàng hóa dịch vụ qua mạng

PA1: 15-20%; PA2: 1-2%; PA3: 10-15%

PA1: 60-70%; PA2: 5-8%; PA3: 20-25%

2.4. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội

Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dc và đào to đến năm 2015:

Ngành Giáo dục và đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin chủ yếu, lâu dài của tỉnh. Nhu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất lớn. Vì vậy ngành Giáo dục và đào tạo sẽ phải chuẩn bị cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo công nghệ thông tin đảm bảo bắt nhịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Đa số các trường Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy bắt buộc, trong các trường tiểu học thì công nghệ thông tin sẽ là môn học lựa chọn. Tất cả các trường giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy nghề đều phải được đào tạo về công nghệ thông tin. Máy tính cùng máy chiếu sẽ là nhng công cụ hỗ trợ giảng dạy hữu hiệu. Ngoài ra, mạng giáo dục sẽ cung cấp các thông tin và dịch vụ cho học sinh và giáo viên trong học tập, ôn tập cũng như cung cấp các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục cho mọi người dân.

Trong Trung học phổ thông và Trung học cơ sở:

§ PA1: 100% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

§ PA2: 60% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

§ PA3: 100% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

Trong các trường tiểu học:

§ PA1: 80% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

§ PA2: 10% trường được trang bị đ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

§ PA3: 30% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

Trong các trường GDTX và dạy nghề:

100% trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy.

Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và chăm sóc sức khỏe:

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cấp trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho việc kết nối giữa các bệnh viện trong tnh thành một mạng y tế. Các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đều có mạng máy tính và kết nối Internet. Các số liệu thống kê cũng như bệnh án điện tử sẽ được trao đổi và lưu trữ tập trung phục vụ cho nghiên cứu chữa bệnh. Mạng thông tin này sẽ phục vụ các y bác sỹ trong ngành y để nâng cao trình độ cũng như để tìm kiếm thông tin y tế trong nước cũng như trên thế giới.

Đến năm 2015:

PA1: 100% các bệnh viện tỉnh và huyện được trang bị đủ máy tính, có ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý và nghiệp vụ, có kết nối mạng LAN và Internet băng thông rộng.

PA2: 40% các bệnh viện tnh và huyện được trang bị đủ máy tính, có ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý và nghiệp vụ, có kết nối mạng LAN và Internet băng thông rộng.

PA3: Hầu hết các bệnh viện tnh và huyện được trang bị đủ máy tính, có ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý và nghiệp vụ, có kết nối mạng LAN và Internet băng thông rộng.

Đối với hệ thống cơ sở y tế cấp phường xã; 50% cơ sở được trang bị máy tính và kết nối Internet băng thông rộng.

III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

3.1. Dự báo phát triển mạng chuyên dụngLAN của tỉnh

Đến năm 2010, tất c các cơ quan Đảng, các cơ quan đơn vị từ cấp Huyện/thị đều kết nối mạng LAN 100MBps và kết nối với nhau bởi mạng chuyên dụng của tnh, kết nối với mạng chính phủ (CPNet), và mạng Internet. Mạng chuyên dụng được xây dựng bng hệ thng cáp quang hoặc thuê đường truyền đảm bảo tốc độ, chất lượng truyền dẫn và an toàn bảo mật. Đối với một số điểm do đặc thù của các vị trí địa lý và lưu lượng thông tin còn ít có thể sẽ sử dụng giải pháp mạng không dây, hoặc sử dụng mạng viễn thông công cộng (với mô hình mạng riêng ảo - VPN).

Đến năm 2020 mạng chuyên dụng sẽ được m rộng đến cấp xã/phường.

3.2. Dự báo phát triển thuê bao Internet

Phát triển Internet trong thời gian vừa qua tăng khá nhanh từ khi các doanh nghiệp có sự cạnh tranh mạnh. Tốc độ phát triển năm sau tăng hơn năm trước gần gấp hai lần năm trước. Trong giai đoạn đến năm 2010 để Bắc Kạn đạt chỉ tiêu trung bình so với cả nước thì Bắc Kạn phải có tổng số thuê bao Internet khoảng PA1: 15.000 bao Internet. Số thuê bao trên có thể là lớn đối với Bắc Kạn là tỉnh còn nghèo, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, dân số ít. Nếu trong thời gian tới, hình thành khu công nghiệp, khu kinh tế, ra đời trường đại học đa ngành, thực hiện tốt quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn xã hội và hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội thì mức độ thuê bao của tỉnh sẽ tăng nhanh và có thể đạt chỉ tiêu trên.

Nhưng nếu sự phát triển kinh tế xã hội của Bắc Kạn triển khai không đồng bộ, hình thành khu công nghiệp, khu kinh tế chậm, hạ tầng viễn thông và Internet phát triển không đồng bộ thì phải tính đến kịch bản 2 với mức dự báo tăng trưởng số thuê bao dựa trên mức tăng trưởng kinh tế PA2: 2.000 thuê bao Internet.

PA3: 6.939 thuê bao (mật độ: 2,71%) là tổng hợp của hai PA1 và PA2.

Đến năm 2015:

PA1: 50.000 thuê bao

PA2: 10.000 thuê bao

PA3: 29.006 thuê bao (mật độ: 8,54%)

3.3. Dự báo cơ sở hạ tầng Chính phủ điện tử

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là đi đến xây dựng Chính phủ điện tử để thực hiện quản lý điều hành điện tử với nền hành chính điện tử. Ứng dụng Chính phủ điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai các lớp ứng dụng. Cơ sở hạ tầng cho Chính phủ điện tử được phát triển trên một kiến trúc tổng thể và các chuẩn kết nối, giao tiếp, công nghệ truyền thông, cơ sở hạ tầng thông tin (hệ thống các cơ sở dữ liệu), tiêu chuẩn an toàn bảo mật thông tin, v.v.

Xây dựng kiến trúc thông tin quốc gia sẽ là một trong các chương trình trọng điểm quốc gia bao gồm kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc dữ liệu, ứng dụng, giao tiếp và công nghệ. Trên nền tảng kiến trúc thông tin, Tỉnh sẽ phải thiết kế triển khai cơ sở hạ tầng cho chính quyền điện tử, nó bao gồm Mạng chuyên dụng, Trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung như dân cư, đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp quy.

Dự báo đến 2010, Tỉnh phải hoàn thiện Mạng chuyên dụng kết nối tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên.

Dự báo đến 2020, về cơ bản tỉnh Bắc Kạn hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng hoạt động của Chính quyền điện tử và sẵn sàng cho bước phát triển Chính quyền điện tử trong giai đoạn mới (sau 2020).

IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ lệ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ đại học, cao đẳng công nghệ thông tin trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 1:1000 và đội ngũ kỹ thuật viên công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ 1:1000.

Tng lực lượng cán bộ công nghệ thông tin cần đào tạo và thu hút (theo kế hoạch tổng thể và phát triển công nghệ thông tin thì t lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 1/2 tng s):

Năm 2010: 500 người (250 người có trình độ đại học cao đẳng).

Năm 2020: 700 người (350 người có trình độ đại học cao đẳng).

V. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BẮC KẠN

So với toàn quốc, thị trường công nghệ thông tin và ngành công nghiệp công nghệ thông tin Bắc Kạn chưa phát triển. Công nghiệp nội dung và dịch vụ có thể phát triển nếu được quan tâm đúng mức. Công nghệ phần mềm (bao gồm cả xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu lao động phần mềm) có thể phát triển mạnh nếu Tnh có biện pháp tập trung nguồn nhân lực trong Trung tâm công nghệ thông tin hoặc công ty phần mềm. Giai đoạn 2009-2010 là giai đoạn chuẩn bị tích cực để sau 2015 sẽ là giai đoạn phát triển của công nghiệp công nghệ thông tin của Bắc Kạn, nhất là công nghiệp nội dung và dịch vụ.

Phần 5.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIM PHÁT TRIN

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trước hết phi mang lại hiệu quả thiết thực. Kế thừa, sử dụng ti đa cơ sở vật cht, trang thiết bị, giải pháp phần mềm, nhân lực và các kết quả ứng dụng hiện có; đồng thời tính toán, lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, điều kiện và từng giai đoạn phát triển của mỗi s ngành, huyện/thị; bảo đảm tính thống nhất, tính thực tiễn, tiết kiệm, hiệu quả, khả thi và thực hiện được mục tiêu chung của cả tỉnh. Khuyến khích các s ngành, huyện/thị có điều kiện, tranh thủ được nhiều nguồn vốn để phát triển ứng dụng trình độ cao hơn và các cơ quan hành chính trực thuộc.

ng dụng công nghệ thông tin trong các tác nghiệp phải triệt để gắn với quá trình cải cách hành chính, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính đến năm 2015 của tỉnh và mỗi sở ngành, huyện/thị.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải nhằm từng bước xây dựng một chính quyền hiện đại từ tnh đến các s ngành, huyện/thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

ng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện từ trong ra ngoài, bên trong phải hoạt động tốt sau đó với cung cấp dịch vụ, kết nối ra bên ngoài.

Trong nội bộ đơn vị thì phải thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới. Việc triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện từ trong ra ngoài.

ng dụng công nghệ thông tin phải mang tính tập trung đối với các tác nghiệp chung của các cơ quan.

Việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin phân tán tại các đơn vị, các đơn vị chủ động trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, tạo hiệu quả.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu năm 2010

Thực hiện giao việc qua hệ thống thư điện tử phục vụ sự điều hành ch đạo từ Ủy ban nhân dân tnh đến các s/ngành và huyện/thị.

Xây dựng được hệ thống quản lý văn bản điện tử từ cấp tỉnh đến cấp huyện thị được quản lý trên môi trường mạng; hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình kết nối giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện.

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến và được tích hợp với Cng thông tin điện tử của tỉnh phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.

Mục tiêu năm 2015

Công nghệ thông tin Bắc Kạn đạt hơn mức bình quân chung của cả nước.

Hệ thống thư điện tử được mở rộng cho hầu hết cán bộ công chức đảm bảo tốt quá trình trao đổi thông tin qua mạng.

Xây dựng hệ thống quản lý văn bản điện tử được thực hiện đến cấp xã/phường; Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình kết nối giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở/ngành, huyện/thị.

Cổng thông tin điện tử được tích hợp với hầu hết hệ thống dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị, nâng cấp và xây dựng mạng LAN cho đơn vị cấp xã/phường.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê, địa chính, doanh nghiệp và người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong doanh nghiệp và thương mại, trở thành một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Đào tạo được đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin đủ các trình độ bao gồm: Trên đại học, đại học, cao đẳng, chuyên gia đầu ngành và lực lượng lập trình viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp phục vụ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi thành phần kinh tế xã hội của tỉnh.

Đẩy nhanh tốc độ phổ cập công nghệ thông tin đến các trường học, cơ sở y tế; nâng cao chất lượng đường truyền kết nối Internet đến mọi hộ dân.

Mục tiêu năm 2020

Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

Hầu hết cán bộ công chức đều có hòm thư điện tử. Hệ thống thư điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tới cả cấp xã phường.

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đảm bảo hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đủ mọi yêu cầu đời sống kinh tế xã hội. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân với chất lượng và hiệu quả cao.

Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp nội dung và dịch vụ trở thành động lực phát triển kinh tế.

2.2. Chỉ tiêu

Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Năm 2010: Hầu hết các dịch vụ công ở mức độ 1, 70% dịch vụ công ở mức độ 2 được cung cấp trên mạng; Đến năm 2015: Hầu hết các dịch vụ công ở mức độ 2, 50% dịch vụ công ở mức độ 3; Đến năm 2020: Đa phân dịch vụ công ở mức độ 3 được cung cấp trên mạng.

- Năm 2010: 80% cán bộ công chức từ cấp thị xã, huyện, sở, ngành sử dụng thư điện tử trong quá trình tác nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong nội bộ cơ quan; Đến năm 2015, đạt hầu hết các cán bộ công chức từ cấp thị xã, huyện, sở, ngành; 50% cán bộ công chức cấp xã; Đến năm 2020 đạt 80% cán bộ công chức cấp xã có sử dụng thư điện tử trong quá trình tác nghiệp.

- Năm 2010: 80% văn bản từ cơ quan cấp tỉnh đến cấp huyện/thị được quản lý trên môi trường mạng; Đến năm 2015, tỷ lệ này đạt hầu hết tại các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thị và 20% cấp xã/phường; Đến năm 2020, đạt 30% cấp xã/phường.

- Năm 2010: Hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình được kết nối tới 60% các huyện/thị; Đến năm 2015: Đạt hầu hết tại các huyện/thị, Sở ban ngành.

- Năm 2010: 70% trường Trung học phổ thông được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet và đưa tin học vào giảng dạy; Đến năm 2015, đạt hầu hết tại các trường Trung học phổ thông và 50% trường Trung học cơ sở, 30% trường Tiểu học; Đến năm 2020, đạt hầu hết tại các trường Trung học cơ sở và 50% trường Tiểu học.

- Năm 2010: Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công đạt 5%; Năm 2015: Đạt 30%; Năm 2020: Đạt 70%.

- Năm 2010: Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng Internet trong dân cư đạt 20%; Năm 2015: Đạt 50%; Năm 2020: Đạt 80%.

Hạ tầng công nghệ thông tin:

- Năm 2010: Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước tại hầu hết cấp huyện/thị và 30% cấp xã/phường; Năm 2015, đạt 60% cấp xã/phường; Năm 2020, đạt hầu hết cấp xã/phường.

- Năm 2010: Hầu hết các cơ quan cấp huyện/thị được kết nối vào mạng chuyên dụng của tỉnh; Năm 2015: Đạt hầu hết tại các cơ quan cấp S, Ngành và 60% cấp xã/phường; Năm 2020, đạt hầu hết các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã/phường được kết nối vào mạng chuyên dụng của tỉnh.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

- Năm 2010: Hầu hết các cán bộ công chức cấp sở, ngành, huyện/thị biết s dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ; 60% cơ quan hành chính Nhà nước có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; Hầu hết các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh và 50% cấp huyện/thị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

- Năm 2015: Đạt 60% các cán bộ công chức cấp xã/phường biết sử dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ; hầu hết cơ quan hành chính Nhà nước có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; hầu hết cơ quan Đảng và Nhà nước cấp huyện/thị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin.

- Năm 2020: Đạt hầu hết các cán bộ công chức cấp xã/phường biết sử dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ.

Công nghiệp công nghệ thông tin:

- Năm 2010: Xây dựng được 01 doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung và dịch vụ; Năm 2015: Xây dựng được từ 1-3 doanh nghiệp; Năm 2020: Xây dựng được trên 03 doanh nghiệp.

- Năm 2015: Xây dựng được 1-3 doanh nghiệp chuyên gia công, sản xuất phần mềm, có đội ngũ lập trình viên trên 10 người; Năm 2020: Xây dựng được từ 3-5 doanh nghiệp.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2015

3.1. Lộ trình thực hiện đến năm 2010

3.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

ng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Giữa năm 2009:

- Thực hiện chỉ đạo điều hành qua hệ thống thư điện tử: 70% cán bộ lãnh đạo từ cấp Tnh xuống đơn vị cấp sở/ngành và huyện/thị sử dụng thư điện tử trong quá trình tác nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo điu hành. Trin khai thí điểm tại 3-5 S/ngành, 2-3 huyện/thị.

Cuối năm 2009:

- Triển khai xây dựng hệ thống quản lý văn bản điện tử từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thị được quản lý trên môi trường mạng.

- Xây dựng được 70% dịch cụ công mức độ 1 tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống giao ban trục tuyến truyền hình kết nối giữa các huyện/thị với Ủy ban nhân dân tỉnh.

Quý II năm 2010:

- Thực hiện trao đổi thông tin hai chiều từ Ủy ban nhân dân tnh đến các sở/ngành, huyện/thị qua hòm thư điện tử. Triển khai tại 5-8 Sở/ngành, 3-5 huyện/thị.

- Số hóa và lưu chuyển qua hệ thống 80% văn bn từ cơ quan cấp tỉnh đến cấp huyện/thị được lưu chuyển qua mạng.

Cuối năm 2010:

- Cung cấp khoảng 70% dịch vụ công mức độ 2.

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Cuối năm 2009:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ doanh nghiệp v ứng dụng công nghệ thông tin

Quý I và II năm 2010:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa, và một số các doanh nghiệp nhỏ của tỉnh.

Cuối năm 2010:

- Xây dựng website ca một số doanh nghiệp cung cấp các thông tin và quảng bá sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo

Cuối năm 2009:

- Cập nhật và hoàn thiện chương trình ging dạy tin học cho một số trường phổ thông.

Quý II năm 2010:

- Trang bị các phần mềm phục vụ công tác giảng dạy và học tập, quản lý giáo dục cho tất cả các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tnh.

- Hầu hết các trường Trung học phổ thông đều giảng dạy môn tin học và ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy một số môn học.

3.1.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Phát triển mạng nội bộ (LAN)

Cui năm 2009:

- Đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống mạng máy tính cho hầu hết các cơ quan đơn vị cấp thị xã.

Quý II năm 2010:

- Tiếp tục đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống mạng máy tính cho 70% các cơ quan đơn vị cấp huyện và tất c các sở, ban, ngành.

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh

Cuối năm 2009:

- Xây dựng Mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối trực tiếp qua giải pháp thuê đường truyền từ Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đến một số các cơ quan cấp huyện/thị.

Quý II năm 2010:

- Tiếp tục kết nối tới hầu hết các cơ quan cấp huyện/thị, các khu công nghiệp trên địa bàn tnh.

Cuối năm 2010:

- Kết nối mạng chuyên dụng tới hầu hết các sở, ban, ngành.

Nâng cấp và phát triển trang thông tin điện tử của tỉnh

Cuối năm 2009:

- Nâng cấp và phát triển trang thông tin điện tử thành cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin của chính quyền đến mọi người dân, mọi doanh nghiệp.

Quý II năm 2010:

Công thông tin điện tử của tỉnh được tích hợp với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Trong đó hệ thống cơ sở dữ liệu có khả năng liên kết và chia sẻ với một số hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh, trao đổi thông tin với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu

Quý I năm 2010:

- Nâng cấp và vận hành hiệu quả Trung tâm Tích hợp dữ liệu nhằm tích hợp cơ sở dữ liệu của tỉnh và tổ chức liên kết cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các Sở, Ban, ngành, huyện/thị, xã/phường, thị trấn; chia sẻ dữ liệu giữa các cấp với nhau, phục vụ công tác lãnh đạo, ch đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.1.3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Quý III năm 2009:

- Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ công chức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tiến hành đào tạo công nghệ thông tin cho các cán bộ công chức; đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin; đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các 80% cấp sở/ngành, huyện/thị.

Cuối năm 2009:

- Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong 40% doanh nghiệp, đào tạo thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh tin học hóa xã hội, nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống.

- Xây dựng trung tâm công nghệ thông tin.

Quý II năm 2010:

- Tiếp tục đào tạo công nghệ thông tin cho các bộ công chức, lãnh đạo, chuyên trách công nghệ Thông tin tới hầu hết các cấp sở/ngành, huyện/thị; đào tạo công nghệ thông tin trong 60% doanh nghiệp.

- Hầu hết cơ quan đơn vị từ cấp huyện/thị tr lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm công nghệ thông tin.

Cuối năm 2010:

- Đưa công nghệ thông tin thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục các cấp từ Trung học phổ thông tr lên, và đặc biệt là các trường Trung học chuyên nghiệp, Giáo dục thường xuyên.

- Nâng cấp hệ thống các trường, các trung tâm và các sơ s đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

3.1.4. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Cuối năm 2009:

- Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

- Thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý II năm 2010:

- Tăng cường thu hút đầu tư, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm trong đó chú trọng theo hướng gia công phần mềm.

Cuối năm 2010:

- Phát triển được các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin như tư vấn về công nghệ thông tin, bảo trì, bảo dưỡng về phần cứng và phần mềm, dịch vụ cho thuê không gian IT.

3.2. Lộ trình thực hiện đến năm 2015

3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Giai đoạn 2011-2015:

- Thực hiện trao đổi thông tin và chỉ đạo điều hành 2 chiều từ thị xã đến xã/phường và ngược lại qua hòm thư điện tử.

- Tiếp tục phát triển hệ thống quản lý văn bản đến cấp xã/phường

- Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình tương tác tích hợp dữ liệu, tài liệu trực tuyến trên hệ thống giao ban truyền hình. Thực hiện kết nối tới hầu hết các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai xây dựng tiếp hệ thống dịch vụ công: Xây dựng được 50% dịch vụ công mức độ 3 tích hợp trên cổng điện tử của tỉnh.

- Xây dựng một số cơ sở dữ liệu phục vụ chuyên ngành.

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ

Giai đoạn 2011-2015:

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin tại hầu hết các doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất; tiến hành ứng dụng trong quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại tại 50% các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo

- Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý.

- 60% các trường Trung học cơ sở, 30% các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh được trang bị các phần mềm phục vụ công tác giảng dạy và học tập, giảng dạy môn tin học và ứng dụng công nghệ thông tin giảng đạy một số môn học.

- Xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

- Đảm bảo hầu hết các bệnh viện tỉnh, trên 70% bệnh viện và trung tâm y tế huyện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp. Trên 70% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện tỉnh, trên 50% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện và trung tâm y tế huyện được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung.

- Xây dựng mạng thông tin y tế với trang thông tin điện tử y tế của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, thay thế đồng bộ hệ thống máy tính, mạng LAN cho hầu hết các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã/phường.

- Tiếp tục phát triển mạng chuyên dụng đến 60% cấp xã/phường.

- Phát triển và m rộng cổng thông tin điện tử thành cổng giao tiếp điện tử của tnh.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu với các trang thiết bị hiện đại.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Tiếp tục hoàn thiện các công việc trong giai đoạn 2009-2010.

- Tiếp tục đào tạo công nghệ thông tin cho các bộ công chức, lãnh đạo, chuyên trách công nghệ thông tin tới 60% cấp xã/phường.

- Hu hết cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh, huyện/thị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), đặc biệt là các S, Ngành.

- Tiếp tục nâng cấp và phát triển Trung tâm công nghệ thông tin.

3.2.4. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm trong các doanh nghiệp cũng như các trung tâm phát trin phn mm trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành từ 1-3 doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung, tạo ra môi trường giá trị gia tăng hấp dẫn.

3.3. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

3.3.1. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đng và Nhà nước

a) Mục tiêu

Phát huy tối đa tiềm năng con người, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước, thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính và tin học hóa hành chính.

ng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ tại tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp huyện cùng với một số xã phường trong vùng kinh tế trọng điểm; qua đó hỗ trợ đắc lực công tác chỉ đạo, quản lý, điu hành và tác nghiệp; tăng năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyn các cấp, giảm được quan liêu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát huy năng lực đóng góp vào quá trình phát triển.

Hình thành môi trường, quy trình làm việc, trao đổi và tác nghiệp trực tuyến qua mạng máy tính trong tất cả các cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước.

Từng bước xây dựng cơ quan đơn vị điện tử, Chính quyền điện tử trong hệ thống Chính phủ điện tử ca quốc gia, đáp ứng tối đa các nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển.

b) Nội dung thực hiện

Trong giai đoạn 2009-2010, Bắc Kạn phải xây dựng, thực hiện tốt quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó nội dung hàng đâu là ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà nước theo hướng xây dựng chính quyền điện tử.

Cụ thể nội dung quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nước của Tỉnh Bắc Kạn bao gồm:

Giai đoạn 2009-2010:

Thực hiện công tác chỉ đạo điều hành qua hệ thống thư điện tử:

Sử dụng hòm thư điện tử chú trọng trong công tác chỉ đạo điều hành và trao đổi giữa các cơ quan.

Năm 2009: Thực hiện chỉ đạo điều hành từ cấp tỉnh xuống đơn vị cấp sở/ngành và huyện/thị gồm những công việc sau:

Ÿ Ủy ban giao nhiệm vụ xuống đơn vị cấp sở/ngành, huyện/thị.

Ÿ Gửi báo cáo công việc từ các sở/ngành và huyện/thị lên Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ÿ Gửi văn bản chiều đi từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở/ngành và huyện thị.

Ÿ Gửi các thông báo, lịch làm việc, giấy mời họp hai chiều từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở/ngành và huyện thị và ngược lại.

Ÿ Khi mời họp cần gửi tài liệu kèm theo qua hệ thống thư điện tử (Đơn vị mời họp chuẩn bị).

Để việc thực hiện chỉ đạo điều hành qua hòm thư điện tử có hiệu quả Tỉnh cần ban hành quy định sử dụng hòm thư điện tử:

Ÿ Quy định thời gian kiểm tra hòm thư, số lần kiểm tra trong ngày.

Ÿ Thời gian trả lời sau khi đã nhận được thư.

Ÿ Các loại văn bản bắt buộc phải gửi qua hòm thư điện tử.

Năm 2010:

Thực hiện trao đổi thông tin hai chiều từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở/ngành, huyện/thị: Gửi báo cáo, giấy mời từ các sở/ngành, huyện/thị đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

Việc chỉ đạo điều hành qua hòm thư điện tử được thực hiện trong nội bộ của đơn vị: Thông báo về cuộc họp, lịch công tác, làm việc của cán bộ công chức qua hòm thư điện tử của mỗi cá nhân.

Thực hiện giao việc qua mạng:

Ÿ Lãnh đạo đơn vị giao công việc xuống phòng, ban hoặc một cá nhân qua hòm thư điện tử (Trong nội dung có nêu ngày hoàn thành công việc và nội dung công việc cần làm).

Ÿ Người tiếp nhận công việc cần phải trả lời lại khi đã nhận được yêu cầu.

Ÿ Báo cáo công việc đã hoàn thành qua hòm thư.

Ÿ Gửi các báo cáo cá nhân hay của phòng ban đều thực hiện qua hệ thống điện tử.

Thực hiện chỉ đạo điều hành qua hòm thư trong nội bộ đơn vị mỗi đơn vị cũng cần có những quy định sử dụng dụng hòm thư điện tử (đơn vị tự có quy định riêng hoặc theo khung quy định của tỉnh).

Hệ thng quản lý văn bản điện tử

Xây dựng hệ thống trung tâm trực thuộc Ủy ban nhân dân tnh, các phân hệ được cài đặt tại các s, ban, ngành và thị xã, huyện, cấp xã, phường sử dụng từ hệ thống của thị xã, huyện chủ quản.

Chức vụ: phân loại chức vụ để hệ thống tự động gửi văn bản đến thẩm quyền.

Đơn vị công tác: được phân loại theo chức năng quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý.

Phân loại chuyên môn: phân loại theo nghiệp vụ của người dùng.

Văn bản chiều đi, Ủy ban nhân dân tnh gửi các đơn vị trực thuộc (hoặc đến tnh từ các cơ quan không thuộc tnh):

Ÿ Số hóa tại Ủy ban nhân dân tnh (đối với văn bản đến tnh) hoặc điện tử (đối với văn bản của tỉnh), ch thực hiện số hóa 1 lần chung cho toàn tnh.

Ÿ Hệ thống gửi đến các nơi nhận, có thể thực hiện theo nhóm như các cơ quan cấp thị xã, Huyện hoặc theo chuyên ngành.

Ÿ Gửi văn bản theo đường công văn thông thường (đối với các quyết định quan trọng hoặc có yêu cầu bắt buộc gửi bản giấy...).

Ÿ Văn bn chiều đi từ các đơn vị thuộc tnh (gửi đến các đơn vị trong tnh).

Ÿ Điện tử hóa văn bản và gửi, nhận qua hệ thống.

Ÿ Gửi văn bản theo đường công văn trong trường hợp cn thiết.

Lưu trữ:

Ÿ Tnh: lưu tr các văn bản đi và đến Ủy ban nhân dân.

Ÿ Các sở: lưu tr các văn bản đi và đến.

Ÿ Thị xã, Huyện: lưu trữ các văn bản đi và đến của Huyện/thị, và của các xã, phường trực thuộc.

Phân loại văn bản và m văn bản:

Ÿ Nơi nhận (đi), nơi gửi (đến), phân loại theo các cấp hành chính.

Ÿ Chuyên ngành.

Ÿ Ngày ban hành.

Ÿ Người soạn.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định các đơn vị thực hiện quản lý văn bản điện tử. Tất cả các văn bản đều được quản lý trên hệ thống văn bản điện tử trừ những văn bản mật cần được số hóa và lưu trữ riêng không qua môi trường mạng.

Hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình:

Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình kết nối giữa các huyện/thị, sở ngành với Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm mang lại lợi ích cho các cơ quan Nhà nước, góp phần trong cải cách hành chính, tiết kiệm ngân sách. Có khả năng tích hợp với hầu hết các thiết bị văn phòng sẵn có, chia sẻ văn bản, dữ liệu trực tuyến.

Hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình phục vụ cho mục đích thuyết trình mọi định dạng dữ liệu, xử lý văn bản trực tuyến, ký duyệt trực tuyến, gửi dữ liệu và chia sẻ màn hình ứng dụng theo thời gian thực.

Khả năng xử lý dữ liệu trực tuyến của hệ thống giúp các cơ quan cấp huyện/thị, sở ngành với Ủy ban nhân dân tỉnh có thể làm việc gần như trực tiếp với nhau. Hệ thống có thể giải quyết nhu cầu trao đổi, xử lý dữ liệu đa điểm với khả năng trình chiếu và xử lý rất nhiều định dạng file như: Word, Excel, Power Point, định dạng ảnh, media...

Kết nối tổng thể của hệ thống bao gồm:

- Server được tích hợp sẵn phần mềm đóng vai trò bộ điều khiển cuộc họp đa điểm, xử lý nhiều cuộc họp độc lập, đồng thời.

- Server sẽ được kết nối trong mạng riêng của các cơ quan hoặc đặt tại nhà cung cấp dịch vụ với địa chỉ IP global.

- Sử dụng các gói ADSL hoặc leased line cho các cuộc giao ban đa điểm.

Giai đoạn cuối năm 2009 đầu năm 2010 thực hiện kết nối với các huyện cách xa Ủy ban nhân dân tỉnh: Huyện Ba Bể, Ngân sơn, Na Rì, Chợ Đồn, Pẳc Nặm, Bạch Thông, Chợ Mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định các đơn vị thực hiện giao ban trực tuyến truyền hình theo định kỳ.

Xây dựng hệ thống dịch vụ công:

Xây dựng hầu hết các dịch cụ công ở mức độ 1 được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh với đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ.

Cung cấp khoảng 70% số dịch vụ công ở mức độ 2: Ngoài các thông tin đầy đủ như mức độ 1, cổng thông tin cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy hoặc điều vào các mẫu đơn.

Giai đoạn 2011-2015:

Thực hiện công tác chỉ đạo điều hành qua hệ thống thư điện tử:

Thực hiện chỉ đạo điều hành và trao đổi thông tin giữa các cơ quan:

Ÿ Hầu như mọi trao đổi và phân công công việc trong nội bộ cơ quan điều được thực hiện qua môi trường mạng.

Ÿ Khi gửi giấy mời họp có gửi kèm theo tài liệu.

Ÿ Trao đổi thông tin giữ các cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan và đơn vị bên ngoài.

Thực hiện trao đổi thông tin và chỉ đạo điều hành 2 chiều từ thị xã đến xã/phường và ngược lại gồm các việc sau:

Ÿ Gửi giấy mời họp (từ thị xã xuống các xã/phường và từ xã/phường lên thị xã).

Ÿ Gửi báo cáo (từ cấp xã/phường lên thị xã).

Ÿ Gửi các thông báo, chỉ thị (từ thị xã đến các xã/phường).

Phát triển tiếp hệ thống quản lý văn bản:

Ÿ 2012: Số hóa và lưu chuyển qua hệ thống 80% văn bản đến và đi ở cấp tỉnh, 50% tại cấp thị xã, huyện và 10% cấp xã/phường được lưu chuyển qua mạng.

Ÿ 2015: Số hóa và lưu chuyển qua hệ thống 90% văn bản đến và đi ở cấp tỉnh, 70% tại cấp thị xã, huyện và 20% cấp xã/phường được lưu chuyển qua mạng.

Hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình tương tác tích hợp dữ liệu, tài liệu trực tuyến trên hệ thống giao ban truyền hình. Thực hiện kết nối tới hầu hết các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh và hoàn thiện việc tin học hóa các quy trình nghiệp vụ, giao dịch giữa các cơ quan đơn vị và trong nội bộ các cơ quan đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Triển khai xây dựng tiếp hệ thống dịch vụ công: Hầu hết số dịch vụ công ở mức độ 2; 50% dịch vụ công ở mức 3 được cung cấp trên cổng điện tử của tỉnh.

Mỗi đơn vị thực hiện dịch vụ công ở mức độ 3 cần có 1 cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ qua mạng.

Mức độ 3: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1 và các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, cổng thông tin còn cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng. Tuy nhiên, việc thanh toán chi phí và trả kết quả sẽ được thực hiện khi người sử dụng dịch vụ đến trực tiếp cơ quan cung cấp dịch vụ.

Xây dựng các hệ thống thông tin về người dân, đất đai, doanh nghiệp. Để thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu này mỗi đơn vị triển khai cần 2 cán bộ do bước đầu số liệu nhiều. Ngoài ra các đơn vị tự xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyên ngành của mình.

Tại các Sở ban ngành cần triển khai xây dựng hệ thống thông tin riêng về ngành, lĩnh vực của mình. Như Sở Tài chính cần có hệ thống thông tin về tài chính kết nối cục thuế, kho bạc từ cấp tỉnh đến xã/phường nhằm lưu trữ số liệu tài chính, quản lý thu chi ngân sách.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cần có hệ thống thông tin về doanh nghiệp bao gồm toàn bộ thông tin về đăng ký kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp thuế, quản lý lao động. Hệ thống được kết nối tới hầu hết các cơ quan cấp huyện/thị và các Sở ban ngành.

Sở Giao thông và Sở Xây dựng cần có hệ thống thông tin quản lý kiến trúc và đô thị. Hệ thống có khả năng tương tác giữa các ngành cung cấp cho nhiều đối tượng sử dụng, các định dạng dữ liệu (số liệu, văn bản, hình ảnh...), sử dụng chung cho các ngành xây dựng, địa chính, quy hoạch kiến trúc, giao thông và phục vụ công tác chỉ đạo của tỉnh.

3.3.2. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ

a) Mục tiêu:

Đẩy mạnh việc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao tc độ phát triển, tốc độ hội nhập, khả năng quảng bá thương hiệu và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

M rộng phạm vi phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác Internet cho mọi thành phần kinh tế xã hội, chú trọng các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng và phát triển các hệ thống website giới thiệu và quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm; xúc tiến phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử của tnh và của các doanh nghiệp, xúc tiến các hoạt động giao dịch thương mại điện tử với mọi quy mô.

Phát triển các trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tnh, nhằm thúc đẩy phát trin và đáp ứng tốt, kịp thời mọi nhu cầu cho các cơ quan và doanh nghiệp trong việc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin.

b. Nội dung thực hiện:

Trong giai đoạn 2009 - 2010:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong 100% các doanh nghiệp lớn và vừa của tỉnh:

S dụng các phần mềm kế toán, quản lý tài chính.

Phần mềm quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.

Xây dựng trang web của doanh nghiệp cung cấp các thông tin và quảng bá sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ: Đầu tư hạ tầng máy tính, kết nối Internet.

Sử dụng các ứng dụng cơ bản, tra cứu các thông tin trên Internet.

Trong giai đoạn 2011 -2015, chú trọng 5 nhóm nội dung sau:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phổ cập - nâng cao kỹ năng ứng dụng khai thác công nghệ thông tin trong khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các khu kinh tế trọng điểm và thuộc các ngành công nghiệp truyền thống ca tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vt chất cho ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin (PC, LAN, Internet) một cách thích đáng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều khiển, quản lý và tác nghiệp.

- Ứng dụng trong quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều khiển, đo lường, quản lý chất lượng.

Trong xu thế phát triển kinh tế quốc tế, xu thế hội nhập với nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám trong lao động sản xut kinh doanh đang tăng nhanh ở hiện tại và tiếp tục tăng mạnh trong tương lai, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO. Trước xu thế đó, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Bc Kạn. Công nghệ thông tin đã được đánh giá và công nhận là động lực, là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, tr ngại về địa lý, v trình độ nghiệp vụ, môi trường hoạt động sản xut kinh doanh, cơ hội xúc tiến thương mại, cơ hội tìm kiếm đầu tư. Vậy nên Tnh cn tích cực tuyên truyn nâng cao nhận thức, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khai thác công nghệ thông tin.

Nhà nước hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công về đăng ký kinh doanh, dịch vụ công về quản lý và kê khai thuế, tích hợp với cổng điện tử của tỉnh giúp các doanh nghiệp có th đăng ký kinh doanh, trin khai các hoạt động một cách nhanh chóng qua mạng Internet.

Hỗ trợ đầu tư trang bị máy tính cho các phòng chức năng, nghiệp vụ trong doanh nghiệp; trong đó có kết nối mạng LAN để chia sẻ tài nguyên, dữ liệu, hỗ trợ quản lý và hoạt đông tác nghiệp; có kết nối Internet để khai thác thông tin, xúc tiến thương mại.

Đầu tư ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp, ứng dụng các giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng, đầu tư phát triển môi trường giao dịch điện tử (hệ thống website, sàn giao dịch điện tử, chữ ký điện tử).

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tác nghiệp được thực hiện bởi hệ thống giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERPs), giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng (CRM); với nhiều modul thành phần khác nhau (Quản lý tài chính, quản lý sản phẩm, quản lý nhân sự, quản lý xí nghiệp, quản lý bán hàng) cho phép lựa chọn, ứng dụng và phát triển theo đặc thù, điều kiện hiện tại và tương lai của từng doanh nghiệp.

Ứng dụng trong giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại là hệ thống website, thư điện tử (E mail) và sàn giao dịch thương mại điện tử; cho phép các doanh nghiệp mở ra cổng giao tiếp, giao dịch, trao đổi thông tin nhanh và hiệu quả trong hoạt động thương mại.

Ứng dụng trong điều khiển, đo lường, quản lý chất lượng được áp dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, trong xây dựng - thiết kế mẫu mã sản phẩm, kiểm chuẩn chất lượng cũng như quản lý hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống các chương trình nghiệp vụ chuyên dụng, giải pháp hệ thống nhúng, vận dụng và khai thác mã nguồn mở.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần được hỗ trợ đặc biệt từ phía chính quyền thông qua việc mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, cổng điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Đồng thời hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin cũng được chú trọng khuyến khích phát triển.

3.3.3. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống xã hội

3.3.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo

a) Mục tiêu:

§ Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống Giáo dục, Y tế và hệ thống các dịch vụ công cộng, các dịch vụ giá trị gia tăng.

§ Đẩy mạnh việc ứng dụng và đào tạo công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục các cấp, không ngừng hoàn thiện các chương trình và các mô hình đào tạo công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học khác thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy.

b) Nội dung thực hiện:

Hệ thống giáo dục là con đường tác động, ảnh hưởng nhanh chóng, rộng rãi và lâu dài trong xã hội. Bởi vậy cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách tích cực trong giáo dục, trong đó chú trọng các nội dung sau:

Ứng dụng trong quản lý giáo dục.

Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy.

Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở giáo dục.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Khoa học kỹ thuật, Kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế luôn đặt ra đòi hỏi cao đối với nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực. Để đạt được điều đó, cần nhận thức rõ vai trò và đẩy mạnh hơn nữa việc đưa khoa học công nghệ vào nhà trường, thông qua nhà trường khoa học kỹ thuật lại được phát triển và áp dụng vào cuộc sống ở cấp độ cao hơn.

Đặc biệt là công nghệ thông tin cần được nâng cao tính phổ cập và đẩy mạnh việc ứng dụng vào trong hệ thống giáo dục các cấp (phục vụ cho cả việc dạy và học).

Phát triển mạng thông tin giáo dục EDUNET của tỉnh; cập nhật hệ thống thông tin phục vụ quản lý giáo dục trên mạng. Tổ chức việc thu thập, trao đổi thông tin quản lý giáo dục qua mạng. Xây dựng trang thông tin điện tử cho các trường trung học phổ thông. Đưa các thông tin về giáo dục và đào tạo lên trang web của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Tích cực áp dụng và đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở công nghệ thông tin là công cụ, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập. Xây dựng nội dung, chương trình và tài liệu môn tin học thích hợp mang tính kế thừa và liên thông giữa các cấp học phổ thông, chú trọng cập nhật công nghệ mới. Xây dựng phương án dạy và học môn tin học thích hợp với điều kiện cụ thể của các trường trong tỉnh. Từng bước đưa môn tin học và Internet vào chương trình chính khóa ở tất cả các cấp học.

Ứng dụng đồng bộ các chương trình hỗ trợ quản lý, giảng dạy trong mọi môn học và xây dựng các chương trình dạy học từ xa, các chương trình ôn tập và bổ sung kiến thức cho học sinh các cấp cho tất cả các trường.

Trong giai đoạn 2009 - 2010: Cần cập nhật giáo trình hiện đại và hoàn thiện chương trình giảng dạy tin học cho một số trường phổ thông và trường cao đẳng nhằm đổi mới giáo trình tin học cho phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của hội thị trường.

Ứng dụng trong quản lý giáo dục: Đảm bảo 80% cán bộ và giáo viên (Trung học phổ thông trở lên) được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và ứng dụng thành thạo các chương trình quản lý và các chương trình phục vụ giảng dạy.

Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy: Hầu hết các trường Trung học phổ thông đều giảng dạy môn tin học và ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy một số môn học.

Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở Giáo dục.

Trang bị các phần mềm phục vụ công tác giảng dạy và học tập, quản lý giáo dục cho hầu hết các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện có thông qua việc nâng cao trình độ của giáo viên, giảng viên.

Giai đoạn 2011-2015:

Đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu và khi nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hòa vào nền kinh tế toàn cầu thì nhân lực càng trở nên quan trọng hơn. Vậy nên trong giai đoạn 201 1-2015 ngành Giáo dục Bắc Kạn cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Tập trung triển khai một số phần mềm phục vụ công tác giảng dạy và học tập, đáp ứng được một số môn học như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh. Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức.

Hướng dẫn các giáo viên tại tất cả các trường Trung học phổ thông trong tỉnh sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác giảng dạy.

Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý trường học; các chương trình quản lý tuyển sinh, kết quả thi; và xây dựng giáo án điện tử, ngân hàng đề thi, đưa công nghệ thông tin trở thành công cụ đắc lực phục vụ tốt cho việc giảng dạy các môn khoa học khác.

Không ngừng xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành, phát triển trang thông tin điện tử của ngành, của các trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và cả giáo viên; tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa gia đình, xã hội với nhà trường.

3.3.3.2. ng dụng trong Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

a) Mục tiêu:

Đưa hệ thống y tế đến với cộng đồng ngày một rộng rãi hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông qua việc xây dựng và phát triển mạng thông tin y tế của tỉnh.

Hình thành và phát triển Mạng thông tin y tế phục vụ nhu cầu tra cứu, cập nhật thông tin, trao đổi và nghiên cứu của mọi đối tượng nhân dân cũng như cán bộ ngành y tế. Nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ y tế.

Hình thành các cơ sở dữ liệu đáp ứng các trang thông tin điện tử công, các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

b) Nội dung thực hiện:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế nhằm kiện toàn, nâng cao hiệu quả trong quản lý y tế, tạo môi trường và phương tiện nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.

Hiện nay mạng lưới y tế Bắc Kạn đã phát triển rộng khắp các huyện xã, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, song do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, lực lượng cán bộ chuyên môn trình độ cao còn mỏng chưa đủ đáp ứng và chăm sóc kịp thời cho người dân.

Công nghệ thông tin cho phép nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ trong cộng đồng, đồng thời khắc phục phần nào những khó khăn cho các tuyến vùng sâu, vùng xa về trang thiết bị, con người cũng như các thông tin cập nhật về Y tế cộng đồng.

Trong giai đoạn 2009-2010: Y tế Bắc Kạn cần chuẩn bị nguồn nhân lực và hạ tầng đầu tư phát triển công nghệ thông tin của mình, tạo động lực phát triển trong giai đoạn sau.

Trong giai đoạn 2011-2015:

Trang bị các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên khoa tại hầu hết các bệnh viện tỉnh, 50% bệnh viện và trung tâm y tế huyện.

Đào tạo những kiến thức cơ bản và kỹ năng về ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin cho các hầu hết các bệnh viện tỉnh, bệnh viện và trung tâm y tế huyện.

Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại và phổ cập để người dân có thể nhận được những thông tin, những lời khuyên, những chỉ dẫn cần thiết về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Người dân có thể hưởng lợi từ hệ thống thông tin này khi cần thiết phải sử dụng hệ thống y tế của Nhà nước thông qua các dịch vụ trực tuyến hay các chỉ dẫn liên kết đến các hệ thống thông tin khác. Người dân cùng có thể sử dụng dịch vụ công của Sở Y tế để đăng ký hay muốn trao đổi thông tin với các cấp có thẩm quyền. Các thông tin liên quan đến dịch bệnh, phòng chống bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được cập nhật thường xuyên để người dân có thông tin.

Đến năm 2015 đảm bảo hầu hết bệnh viện tỉnh, trên 70% bệnh viện và trung tâm y tế huyện ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp. Trên 70% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện tỉnh, trên 50% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện và trung tâm y tế huyện được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung.

Đa số bệnh viện có cán bộ được đào tạo chính quy, chuyên sâu về công nghệ thông tin. Hầu hết bệnh viện trọng điểm có cán bộ, lãnh đạo được đào tạo về quản lý điều hành các dự án công nghệ thông tin, học tập, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin ở trong nước hoặc tại các nước có nền công nghệ thông tin phát triển.

Xây dựng mạng thông tin y tế với trang thông tin điện tử y tế của tỉnh để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân và kết nối thông tin giữa các bệnh viện.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các phương pháp phòng bệnh, khám chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng thông tin y tế. Thu thập và xuất bản các ấn phẩm điện tử (thông tin, văn bản) về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Xây dựng danh bạ các loại thuốc, mỹ phẩm cũng như mạng lưới các cửa hàng thuốc để người dân có thể tìm kiếm thông tin và nhận biết.

Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, tiến tới xây dựng bệnh viện điện tử áp dụng cho tất cả các bệnh viện của tỉnh và một số bệnh viện, trung tâm y tế huyện. Kết nối các hệ thống thông tin của các bệnh viện vào trong mạng y tế.

3.3.3.3. Ứng dụng nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng

a) Mục tiêu:

Mở rộng phạm vi phổ cập về ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đưa công nghệ thông tin vào cuộc sống của nhân dân, phục vụ thiết thực nhu cầu của nhân dân.

b) Nội dung thực hiện:

Để góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí, cập nhật thông tin kịp thời cho đồng bào, vùng sâu vùng xa: Thông tin mùa vụ, thông tin giống cây trồng vật nuôi, thông tin phòng chống dịch bệnh, thông tin khoa học công nghệ, thông tin văn hóa, thông tin thời sự cần chú trọng phát triển hệ thống các điểm văn hóa xã với các điểm truy cập Internet công cộng kết hợp với đài phát thanh của điểm văn hóa tương ứng.

Khuyến khích và đẩy mạnh dịch vụ truy cập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ trực tuyến.

Ban hành chính sách đầu tư của tỉnh và Nhà nước về việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các chính sách thu hút sự tham gia rộng rãi đối với các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong nông thôn.

Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, mà đặc biệt là xây dựng hệ thống thông tin điện tử cung cấp thông tin về lai động và việc làm trên mạng:

Cho phép người lao động khai thác thông tin và tìm kiếm việc làm qua mạng.

Cho phép các doanh nghiệp đăng tin, tìm kiếm và tuyển dụng nhân công qua mạng.

Cung ứng các ngành nghề và địa chỉ đào tạo nghề cho mọi người dân là lực lượng lao động của tỉnh.

Cung cấp, cập nhật các thông tin phục vụ sản xuất, lao động cũng như mọi thông tin thời sự khác nhằm nâng cao đời sống văn hóa toàn dân.

Bên cạnh đó phát triển website của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, người có công, các diện chính sách và trợ cấp xã hội. Nội dung trang web bao gồm:

Các văn bản của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách trợ giúp những đối tượng cần ưu đãi và trợ cấp.

Trao đổi trực tuyến về các vấn đề xã hội giữa người dân và các cấp chính quyền.

Xây dựng các cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng ưu đãi và trợ cấp xã hội.

Chú ý đầu tư và khai thác hiệu quả các điểm, trung tâm văn hóa xã, thôn.

Khuyến khích các điểm Internet công cộng và định hướng game online.

Các điểm Internet công cộng góp phần phổ cập ứng dụng Internet trong xã hội trong điều kiện Internet chưa đi đến được từng hộ gia đình. Khuyến khích sử dụng Internet để tra cứu tìm kiếm thông tin, trao đổi email, trao đổi tình cảm. Với game online, là một dịch vụ nội dung đang phát triển rất mạnh, thu hút rất nhiều thời gian của giới trẻ cần định hướng sao cho không vì tham gia game online mà ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến học tập và công tác, không để game online thương mại hóa qua việc buôn bán tài sản ảo.

Giai đoạn 2009-2010:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công nghệ thông tin, đã biết được lợi ích mang lại từ việc ứng dụng khai thác công nghệ thông tin và đã trực tiếp khai thác công nghệ thông tin, Internet trong đó đặc biệt là lực lượng thanh niên.

Phổ cập công nghệ thông tin cho người dân đặc biệt là thanh niên biết sử dụng máy tính, khai thác Internet, đặc biệt chú trọng các huyện vùng sâu, vùng xa.

Đảm bảo 60% các xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và có điểm truy cập Internet công cộng.

Hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Giai đoạn 2011-2015:

Về cơ bản, giai đoạn này người dân đã có nhận thức về công nghệ thông tin, đã biết được lợi ích mang lại từ việc ứng dụng khai thác công nghệ thông tin và đã trực tiếp khai thác công nghệ thông tin, Internet trong đó đặc biệt là lực lượng thanh niên.

Tiếp tục phổ cập công nghệ thông tin đến 100% thanh niên biết sử dụng máy tính, khai thác Internet, đặc biệt chú trọng các huyện vùng sâu, vùng xa.

Đảm bảo 100% các xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và có điểm truy cập Internet công cộng.

Không ngừng phát triển và khuyến khích người dân khai thác hệ thng dịch vụ công, khai thác thông tin thông qua hệ thng các trang tin khoa học kỹ thuật, thông tin mùa vụ, ging cây trồng vật nuôi và thông tin văn hóa xã hội.

3.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

3.4.1. Phát triển mạng nội bộ (LAN)

a) Mục tiêu:

Xây dựng đồng bộ hệ thống mạng LAN tốc độ cao tại tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp huyện/thị trở lên, các sở, ban, ngành; đầu tư máy tính và kết nối mạng LAN cho một số xã/phường. Nhằm đáp ứng tốt việc triển khai các hệ thống thông tin, các hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp tại các cơ quan, theo ngành dọc và kết nối liên ngành cũng như nội bộ các cơ quan đơn vị.

100% máy tính thuộc các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện/thị được kết nối mạng LAN 10/100MBps và Internet.

100% đơn vị cấp xã/phường có máy tính, 100% xã/phường được kết nối Internet, trong đó 50% được kết nối mạng LAN 10/100MBps.

b) Nội dung thực hiện:

Mạng LAN là cơ sở mạng kết nối cơ bản, đầu tiên của các cơ quan, s, ban, ngành; tạo ra môi trường cho phép ứng dụng các hệ thống thông tin quản lý, điều hành và tác nghiệp; là cơ sở cho việc kết ni mạng diện rộng, tạo thành hệ thống mạng đô thị của tỉnh và kết ni với mạng chính phủ (CPNET). Với công nghệ hiện nay, cho phép ứng dụng phổ biến mạng LAN với tốc độ 10/100Mbps tại các cơ quan, s, ban, ngành; cho phép ứng dụng hệ thng mạng LAN 100/1000 MBps đi với trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh và mạng chuyên dụng của tỉnh.

Bi vậy cần tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng, nhu cầu và khả năng đầu tư đi với tất cả các hệ thống mạng LAN hiện có tại các cơ quan, ban, ngành, qua đó xây dựng phương án và kế hoạch cụ thể cho việc nâng cấp và xây dựng mới tất cả các hệ thống mạng LAN của các cơ quan đơn vị từ cấp xã, phường, huyện/thị đến cấp tỉnh; đặc biệt chú trọng đến các huyện, vùng sâu vùng xa, các khu công nghiệp và các vùng kinh tế mới.

Cụ thể phương án thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 như sau:

Giai đoạn 2009-2010:

Mở rộng hệ thống dịch vụ kết nối, truy cập Internet trên địa bàn tnh và đẩy mạnh phổ cập công nghệ thông tin. Chuẩn bị một số cơ sở cho đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao.

Đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống mạng máy tính cho 100% các cơ quan đơn vị cấp thị xã và 70% các cơ quan đơn vị cấp huyện, tất cả các sở, ban, ngành. Kết nối các hệ thống mạng LAN của các cơ quan, s, ban ngành với trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh bằng các công nghệ truyền dẫn khác nhau: Quang, Leased line, xDSL, Wireless.

Đầu tư thêm 10 máy tính/1 đơn vị. Lp đặt và nâng cấp mạng LAN, kết nối Internet cho mỗi đơn vị, chi phí dự trù trung bình 10 triệu/ 1 đơn vị.

Kết hợp và khai thác một cách hợp lý giữa các nguồn đầu tư (Nhà nước, tnh và đầu tư của các doanh nghiệp).

Tại thị xã Bắc Kạn cn đầu tư cụ thể như sau:

- Đầu tư thêm 10 máy tính cho các cơ quan đơn vị trong thị xã.

- Lắp đặt và nâng cấp mạng LAN, kết nối Internet cho mi đơn vị, chi phí dự trù trung bình 10 triệu/ 1 đơn vị.

- Kết nối mạng LAN đến mạng chuyên dụng của Tỉnh.

Giai đoạn 2011-2015:

Tiếp tục đu nâng cp, thay thế đng bộ hệ thống máy tính, mạng LAN cho 100% cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp phường xã, đặc biệt chú ý các huyện vùng sâu, vùng xa.

Đổi mới, nâng cấp hệ thống mạng máy tính, sử dụng mạnh công nghệ không dây và khả năng kết nối với đầu cuối thông minh. Phn lớn các hoạt động cung cp thông tin, giao tiếp và giao dịch đu thực hiện trên mạng máy tính.

3.4.2. Quy hoạch xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh Bắc Kạn

a) Mục tiêu:

Xây dựng mạng chuyên dụng, cho phép kết nối trực tiếp các cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp và các S Ban Ngành thành một hệ thng mạng chuyên dụng và kết nối với mạng thông tin chính phủ (CPNet); Mạng chuyên dụng có tốc độ cao, đảm bảo an ninh an toàn cho quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan đơn vị cũng như với mọi thành phần xã hội đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân.

Thông qua Mạng chuyên dụng và cổng thông tin điện tử cho phép phát triển hệ thống dịch vụ công và các giao dịch điện tử: G2G, G2B, G2C.

b) Nội dung thực hiện:

Phương án 1: Xây dựng Mạng chuyên dụng của tỉnh với hệ thống mạng trục (backbone) được kết nối trực tiếp bằng cáp quang từ Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đến các cơ quan, sở, ban, ngành cp tỉnh, các huyện/thị, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm; Kết nối trực tiếp với mạng Chính phủ (CPNET) và giao tiếp với mạng PSTN.

Phương án 2: Khai thác trực tiếp cơ s hạ tầng PSTX, kết nối Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh với các cơ quan, sở, ban, ngành các cấp, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm thông qua các công nghệ truyền dẫn Leased line, XDSL, không dây hoặc theo mô hình VPN.

Phương án 3: Phối hợp áp dụng cả 2 phương án 1 và 2 theo từng giai đoạn. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng, tối ưu hóa đầu tư và kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Các giai đoạn phát triển mạng thông tin chuyên dụng của tnh như sau:

Giai đoạn 2009-2010:

Kết nối trực tiếp hầu hết cơ quan Đảng, Chính quyền cấp tnh, huyện/thị với Trung tâm Tích hợp dữ liệu qua công nghệ truyền dẫn Leased line.

Đy mạnh đầu tư, mở rộng mạng thông tin chuyên dụng của tỉnh cho tất cả các cơ quan đơn vị các cấp sở, ban, ngành, các khu công nghiệp.

Đánh giá hiện trạng, phân tích nhu cầu tương lai và xây dựng quy hoạch cho phát triển trong giai đoạn 2010 - 2020.

Phân tích các phương án và lựa chọn phương án tối ưu:

Qua kết qu phân tích các phương án và điều kiện kinh tế xã hội của Bắc Kạn hiện nay và dự báo cho giai đoạn 2009 - 2010 thì phương án 3 là tối ưu và sẽ cho kết quả tốt.

Hình 3: đồ cấu trúc tổng quan mạng chuyên dụng ca tỉnh Bắc Kạn

Giai đoạn 2011-2015:

Tiếp tục phát triển mạng chuyên dụng đến cấp xã/phường. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác sẽ kết nối vào mạng thông tin của tỉnh để khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ công chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ. Nâng cấp tốc độ truyền, độ tin cậy và an toàn bảo mật. Xây dựng hệ thốngsở dữ liệu dự phòng.

3.4.3. Nâng cấp và phát triển Trang thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn

a) Mục tiêu:

Nâng cấp trang thông tin điện tử qua đó cung cấp các dịch vụ hành chính công, tạo giao tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với chính quyền góp phn đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng chính quyn điện t của Tnh.

Người dân cả nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua cổng điện tử Bắc Kạn sẽ nắm được cơ hội kinh doanh với Bắc Kạn, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ.

Phát triển, vận hành và khai thác cổng điện tử của tỉnh với nhiều cấp độ, nhiều dịch vụ khác nhau, đặc biệt hệ thống các dịch vụ công. (Cung cấp thông tin, cung cấp giao diện tương tác G2C, G2B, G2G, cung cấp cổng giao dịch trực tuyến).

a) Nội dung thực hiện:

Trang thông tin điện tử của tnh (www.backan.gov.vn) hiện đang vận hành song mới ch đạt hiệu quả bắt đầu. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển phát triển trang thông tin của tnh theo hướng giải pháp Portal; trong đó chú trọng một số các nội dung: Hệ thống cơ s dữ liệu cập nhật, chính xác, hợp chuẩn và phong phú; cung cấp các giao diện giao tiếp cho phép thực hiện giao dịch điện tử để khai thác hệ thống các dịch vụ công.

Mô hình tương tác Cổng điện tử:

Giai đoạn 2009-2010: Xây dựng cng thông tin điện t của tỉnh hoàn thiện và tích hợp các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh được tích hợp với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tnh. Trong đó hệ thống cơ sở dữ liệu có khả năng liên kết và chia sẻ với một số hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh, trao đổi thông tin với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trong giai đoạn 2011-2015: Phát triển mở rộng Cổng giao tiếp điện tử với sự tích hợp đy đủ của tất cả các hệ thống dịch vụ công từ các cơ quan đơn vị, phát triển sàn giao dịch điện t và đảm bảo an ninh an toàn trong giao dịch.

Thông qua cổng giao tiếp điện tử cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan sở ban ngành, huyện thị, các doanh nghiệp của tnh, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm mục đích:

§ Cung cấp thông tin giới thiệu về tnh, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, góp phần xúc tiến thương mại, thúc đy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

§ Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đi tượng nhân dân.

§ Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống các dịch vụ công.

§ Đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại với sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trong đó hệ thống luôn phải đảm bảo tính hợp chuẩn, tính tích hợp xử lý liên ngành, tính m, khả năng m rộng quy mô và an toàn trong giao dịch. Việc đầu tư xây dựng cng thông tin và giao tiếp điện tử, phát trin thương mại điện tử của tnh là tất yếu khách quan, song cần phân tích và lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu theo tốc độ phát trin và đng bộ với sự phát trin kinh tế xã hội của Bắc Kạn.

3.4.4. Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu

a) Mục tiêu:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ngoài một số mạng riêng của các ngành như: Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, trên địa bàn tỉnh đã và đang tồn tại thêm hai hệ thống mạng thông tin dùng riêng là mạng dùng riêng của khối cơ quan Đảng và mạng dùng riêng của khối cơ quan quản lý Nhà nước. Hai hệ thống mạng này đều xây dựng trên hệ thống mạng viễn thông công cộng với mô hình mạng riêng ảo (VPN), tốc độ thấp, tính ổn định chưa cao, chỉ phục vụ riêng cho từng khối cơ quan đơn vị. Với xu hướng phát triển công nghệ thông tin và mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử thì Bắc Kạn cần phải từng bước xây dựng Chính quyền điện tử. Do đó giai đoạn 2009-2015 cần phải từng bước tập trung đầu tư nâng cấp và hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

b) Nội dung thực hiện:

Giai đoạn 2009-2010:

Hiện nay Bắc Kạn đã có Trung tâm Tích hợp dữ liệu song cần đầu tư nâng cấp và phát triển trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng và khai thác thông tin.

Nâng cấp và vận hành hiệu quả Trung tâm Tích hợp dữ liệu mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho tỉnh.

Tích hợp, lưu trữ các nguồn cơ sở dữ liệu của các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị... Hình thành các nguồn cơ sở dữ liệu dùng chung của Tỉnh, nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan Nhà nước các cấp phục vụ hoạch định các cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn, dài hạn. Tạo một điểm truy cập duy nhất của tỉnh phục vụ cho nhu cầu truy cập thông tin của các Sở, Ban, Ngành và cung cấp thông tin về các dịch vụ công cho nhân dân sử dụng khi có yêu cầu.

Cung cấp khả năng tính toán, xử lý tập trung cho các đơn vị thành phần một cách đồng bộ, phục vụ cho các hoạt động hành chính theo hướng số hóa, tạo tiền đề để phát triển cho các năm sau.

Tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh với các hệ thống máy chủ ứng dụng (Application Server), hệ thống máy chủ quản lý thư tín điện tử (Mail Server), Hệ thống máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu (Database Server).

Giai đoạn 2011-2015:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu với các trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô cho trung tâm đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong Tỉnh.

3.4.5. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo

a) Mục tiêu:

Nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong trường học.

b) Nội dung thực hiện:

Giai đoạn 2009-2010:

Nâng cấp và đầu tư thêm máy tính, kết nối Internet cho cho hầu hết các trường từ Trung học phổ thông trở lên phục vụ công tác giảng dạy thực hành cho học sinh. Mỗi trường có tối thiểu một phòng máy thực hành, mỗi phòng máy có ít nhất 25 máy.

Giai đoạn 2011-2015:

Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp mạng LAN cho hầu hết các trường Trung học phổ thông, 25% các trường Trung học cơ sở, 10% các trường tiểu học.

Trang bị máy chiếu cho hầu hết các trường Trung học phổ thông và 25% các trường Trung học cơ sở, 10% các trường tiểu học với quy mô 5 máy/1 trường Trung học phổ thông, 2 máy/1 trường Trung học cơ sở, 1 máy/1 trường tiểu học.

3.2.6. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị Y tế

a) Mục tiêu:

Nâng cấp và đầu tư trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, mạng Internet phục vụ cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn Tỉnh.

b) Nội dung thực hiện:

Giai đoạn 2009-2015:

§ Đầu tư, nâng cấp máy tính cho tất cả các đơn vị trong ngành y tế, số lượng máy tính được đầu tư đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của từng đơn vị.

§ Đầu tư trang bị máy tính cho hầu hết các bệnh viện và 50% các đơn vị y tế trong toàn tỉnh với quy mô: 10 máy/1 bệnh viện, 2 máy/1 phòng khám, 1 máy/1 trạm y tế cấp xã phường.

§ Đầu tư máy chiếu cho hầu hết các bệnh viện với quy mô 1 máy chiếu/ 1 bệnh viện.

§ Kết nối mạng LAN, mạng Internet cho hầu hết các phòng khám với quy mô 2 triệu/1 phòng khám và 2 triệu/1 trạm y tế cấp xã phường.

§ Xây dựng hệ thống mạng thông tin trong ngành y tế phục vụ công tác trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị trong ngành.

3.5. Quy hoạch phát triển Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

3.5.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh đến năm 2015

Căn cứ theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ lệ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ đại học, cao đẳng công nghệ thông tin trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 1:1000. Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn và hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh.

Trong giai đoạn 2008-2015, Bắc Kạn cần đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, cơ quan Quản lý Hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, khối doanh nghiệp và nhu cầu phổ cập trong nhân dân.

Bảng 16: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị

Cơ quan

 

 

Chỉ tiêu

Cơ quan đơn vị cấp tỉnh

Cơ quan đơn vị cấp Huyện/thị

Cơ quan đơn vị cấp xã

Riêng một số Sở ngành như: Sở KH&CN, Sở TN&MT, Sở TT&TT…; Ngành thuế, Điện lực, Bưu điện,...

Đến năm

2010

2015

2020

2010

2015

2020

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Số cán bộ ĐH/CĐ CNTT

1

1

1

1

1

1

0

0

0

1-3

3-5

5-8

Số cán bộ TC, Kỹ thuật viên CNTT

2

2

2

2

2

2

1

1

2

3-5

5-8

8-10

Số cán bộ CIO

1

1

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

Bảng 17: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp kinh doanh CNTT

Scán bộ ĐH CNTT

1-3

0-1

0

3-5

Số cán bộ CĐ, TC, Kỹ thuật viên

3-5

1-2

1

10-20

Số cán bộ CIO

1

1

0

0

Trên cơ sở đó ta xác định được nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin cần đào tạo và thu hút về làm việc tại tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2015 là:

Bảng 18: Nhu cầu nguồn nhân lực tại các đơn vị

 

Cơ quan cấp tỉnh

Cơ quan cấp huyện/thị

Khối sự nghiệp

Khối doanh nghiệp

Tổng

Nhu cầu nguồn nhân lực

135

48

294

465

942

Thực trạng

65

25

35

215

340

Số lượng cần đào tạo

70

23

259

250

602

Bên cạnh việc đào tạo phổ cập, đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, đến năm 2015 Bắc Kạn cần đáp ứng một lượng lớn cán bộ Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) nhằm đáp ứng tốt việc xây dựng, tổ chức, quản lý, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển.

Bảng 19: Nhu cầu nguồn nhân lực CIO

 

Cơ quan cấp tỉnh

Cơ quan cấp huyện

Khối sự nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Tổng

Nhu cầu CIO

45

16

55

65

0

181

Thực trạng

0

0

0

0

0

0

Số lượng cần đào tạo

45

16

55

65

0

181

Vậy ước tính đến năm 2015 Bắc Kạn cần đào tạo, thu hút khoảng 602 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (trong đó: Trình độ Đại học/Cao đẳng là 301, trình độ Trung cấp, Kỹ thuật viên công nghệ thông tin là 301. Theo kế hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội thì trình độ Đại học/Cao đẳng chiếm ½ tổng số) và 181 CIO. Với hình thức đào tạo tại các trường trên địa bàn tỉnh, thu hút các nguồn nhân lực trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của tỉnh ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh.

3.5.2. Đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, quản lý Nhà nước và trong các doanh nghiệp

a) Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng, khai thác, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành động lực, công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn tỉnh, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin.

Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và khai thác các hệ thống thông tin tác nghiệp, các công cụ giao dịch trực tuyến, nghiệp vụ giao dịch thương mại điện tử cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách.

Đào tạo đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan và các doanh nghiệp có trình độ chuyên sâu, nhằm đáp ứng tốt quá trình triển khai ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin. Định hướng cho đào tạo đội ngũ lãnh đạo công nghệ thông tin - CIO (Chief Information Officers).

b) Nội dung thực hiện:

Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ công chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua mọi kênh: Các kênh thông tin đại chúng, các chương trình hội thảo về công nghệ thông tin, tổ chức rộng rãi các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và k năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin cho tất cả cán bộ, viên chức thuộc mọi cơ quan và doanh nghiệp.

Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin cho 100% cán bộ công chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên trách khác nhau (chú trọng đến đội ngũ cán bộ vùng sâu, vùng xa): Chương trình phổ cập tin học văn phòng và khai thác Internet; Chương trình kỹ thuật viên quản trị mạng; Chương trình kỹ thuật viên lập trình và quản trị website; Chương trình thiết kế, quản trị và bảo mật các hệ thống cơ sở dữ liệu đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO).

Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ cần chú ý việc gửi cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lượng kỹ sư công nghệ thông tin trẻ đã được đào tạo chính quy, biên chế vào các vị trí chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan đơn vị.

Đến năm 2010, hầu hết cơ quan đơn vị từ cấp huyện/thị trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Trong đó: Đối với các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện/thị, cần có ít nhất 01 Cao đẳng/Đại học, 02 Trung cấp hoặc kỹ thật viên công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, đối với một số Sở, Ngành đòi hỏi phải thành lập Trung tâm công nghệ thông tin, hoặc bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin thì cần biên chế đủ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin theo quy mô thành lập.

Giai đoạn 2011-2015: Hầu hết cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh, huyện/thị cần có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), đặc biệt là các S, Ngành.

Toàn tỉnh phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát huy tối đa năng lực, không ngng m rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tnh.

Nhân lực công nghệ thông tin có vai trò rất lớn và có ý nghĩa chiến lược đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong quản lý và khai thác thị trường, ứng dụng thương mại điện tử. Bên cạnh đó các doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nên nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn cao là rất lớn.

Đào tạo công nghệ thông tin cho cán bộ công chức:

Nhm mục tiêu khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cộng tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, nội dung phù hợp với từng đối tượng.

- Đào tạo cơ bản về tin học;

- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng tin học);

- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phn mềm ứng dụng riêng);

Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin:

Xây dựng đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, cần đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin cho một số chuyên viên của các đơn vị. Đồng thời, tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp về công nghệ thông tin có đủ năng lực quản lý, điều hành toàn bộ hệ thông thông tin của tỉnh. Các nội dung thông tin đào tạo sau được triển khai:

- Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cho các đơn vị;

- Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cao cấp của tỉnh.

Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin:

Tăng cường năng lực lãnh đạo về công nghệ thông tin cho các đơn vị, triển khai đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin.

Khối đơn vị

Nội dung đào tạo

Cấp tỉnh, cấp huyện

- Đào tạo cơ bản về tin học;

- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng);

- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng);

- Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin:

+ Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cho các đơn vị.

+ Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cao cấp cho tỉnh

- Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin.

Cấp xã

- Đào tạo cơ bản về tin học;

- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng vận hành chương trình ứng dụng);

- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng);

- Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin cho các đơn vị.

3.5.3. Đào tạo công nghệ thông tin cho các đối tượng xã hội

a) Mục tiêu:

Đẩy mạnh tin học hóa xã hội, nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống văn hóa, kinh tế xã hội, tăng đáng kể tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong toàn dân.

Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích về thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Đưa công nghệ thông tin thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục các cấp từ Trung học cơ sở trở lên, và đặc biệt là các trường Trung học chuyên nghiệp, Giáo dục thường xuyên.

b) Nội dung thực hiện:

Xây dựng và triển khai thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật.

Có các hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức công nghệ thông tin trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh.

Khuyến khích và đẩy mạnh sử dụng dịch vụ truy cập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh để tra cứu tìm kiếm thông tin, trao đổi email, học tập, nghiên cứu góp phần phổ cập ứng dụng Internet đến từng đối tượng trong xã hội. Bên cạnh đó cũng giúp cho hệ thống giáo dục các cấp có điều kiện thuận lợi để cập nhật, trao đổi thông tin và giảm thiểu sự chênh lệch về chuyên môn giữa các vùng trong tỉnh.

3.5.4. Nâng cấp hệ thống các trường, đơn vị giáo dục đào tạo công nghệ thông tin

a) Mục tiêu:

Phát triển về quy mô, loại hình và chất lượng đào tạo công nghệ thông tin theo hướng xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Mở ra một số chương trình hợp tác, liên kết đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ cao đáp ứng kịp thời nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh; đồng thời tạo dựng cơ sở vững chắc cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh trong tương lai.

Nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục các cấp và các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn tỉnh hiện nay nhằm theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thế giới.

Đưa tin học trở thành môn học chính trong chương trình đào tạo phổ thông, nâng cao chất lượng chuyên môn chuyên sâu công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên.

b) Nội dung thực hiện:

Có hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông với nhiều quy mô khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa môn tin học vào đào tạo ở tất cả các cấp từ Trung học phổ thông trở lên, đa dạng hóa các loại hình đào tạo công nghệ thông tin.

Khuyến khích mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ công nghệ thông tin. Ban hành chính sách cho phép đào tạo liên thông giữa các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ với các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin bậc đại học trong nước.

Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao (đào tạo chuyên gia, chuyên viên và kỹ thuật viên về công nghệ thông tin) đáp ứng nhu cầu về lao động chuyên nghiệp cho các cơ quan, doanh nghiệp, cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, cho nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin.

Đến năm 2015: Giảng dạy chính khóa trong 60% trường Trung học cơ sở và 30% các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tất cả các trường từ Trung học phổ thông trở lên đều có cán bộ chuyên trách, đảm bảo cho việc triển khai ứng dụng và vận hành hiệu quả hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm, mạng máy tính trong nhà trường.

3.5.5. Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin

Hiện nay, nguồn lực công nghệ thông tin của tỉnh Bắc Kạn đang xếp vào loại yếu so với cả nước. Vậy nên cần chuẩn bị điều kiện thích hợp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2010 và tương lai. Để đạt được điều đó chúng ta xây dựng Trung Tâm công nghệ thông tin với đơn vị chủ trì là Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

a) Mục tiêu của Trung tâm:

Trung tâm công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ cập công nghệ thông tin trong toàn tỉnh. Là trung tâm điểm cho phát triển công nghiệp phần mềm của tỉnh và phát triển công nghệ thông tin theo hướng chuyên sâu. Quản trị an ninh, an toàn cho mạng chuyên dụng của tỉnh. Nghiên cứu, cung cấp giải pháp và dịch vụ đảm bảo an ninh an toàn mạng, các dịch vụ công nghệ thông tin cho các cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp trong tỉnh. Làm tiền đề cho bước phát triển ngành kinh tế mũi nhọn (công nghệ thông tin) trong tương lai. Hỗ trợ cho các dự án công nghệ thông tin của tỉnh.

Đào tạo công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chuyên sâu chất lượng cao.

b) Nhiệm vụ của Trung tâm:

Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở Ban Ngành về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông.

Quản lý và duy trì hoạt động của các công trình chung về công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu lựa chọn giải pháp, lên kế hoạch xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh, đồng thời vận hành, quản trị, bảo dưỡng mạng chuyên dụng đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình khai thác ứng dụng.

Góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phổ cập công nghệ thông tin trong toàn tỉnh, đào tạo đội ngũ lãnh đạo công nghệ thông tin về truyền thông (CIO) cho các cơ quan đơn vị trong tỉnh, hợp tác đào tạo chuyên gia.

Nghiên cứu, tổ chức hệ thống các dịch vụ tư vấn, cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ cứu hộ sự cố máy tính cho tất cả các cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát triển phần mềm, chuyển giao công nghệ, làm tiền đề cho bước phát triển ngành kinh tế (công nghiệp công nghệ thông tin) trong tương lai.

Làm nòng cốt triển khai và hỗ trợ cho các dự án công nghệ thông tin và truyền thông của Tỉnh.

Thực hiện các dịch vụ khác về công nghệ thông tin và truyền thông (mạng, phần cứng, phần mềm).

Trong tương lai thì Trung tâm được nâng cấp lên có thể mở ra các chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao: Kỹ thuật viên, chuyên viên, chuyên gia.

Hình 4: Mô hình Trung tâm công nghệ thông tin

3.6. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

3.6.1. Công nghiệp phần cứng

Sẵn sàng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phát triển dịch vụ phần cứng đồng thời đẩy mạnh hợp tác liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, linh kiện máy tính.

3.6.2. Công nghiệp phần mềm

a) Mục tiêu:

Mục tiêu tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển thị trường ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Xây dựng được 01 doanh nghiệp công nghệ thông tin chuyên về cung cấp các giải pháp phần mềm.

b) Nội dung thực hiện:

Giai đoạn 2009-2010:

Chuẩn bị nguồn nhân lực; mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng Trung tâm công nghệ thông tin.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các Trung tâm phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển phần mềm.

Tăng cường tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm trong đó chú trọng hướng gia công phần mềm xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần có các cơ sở dữ liệu về phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ để đảm bảo các phát minh sáng tạo phần mềm không bị vi phạm bản quyền, sao chép lậu.

Giai đoạn 2011-2015: Khuyến khích ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm trong các doanh nghiệp cũng như các trung tâm phát triển phần mềm trên địa bàn tỉnh.

3.6.3. Công nghiệp nội dung và dịch vụ

Công nghiệp nội dung và dịch vụ là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nên trong giai đoạn 2008-2010, đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

a) Mục tiêu:

Hình thành 1 - 3 doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung.

Thu hút được nhiều nguồn đầu tư cho công nghiệp nội dung.

Phát triển công nghiệp nội dung và Dịch vụ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho GDP, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

b) Nội dung thực hiện:

Giai đoạn 2009-2010:

Tích cực đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng công nghệ thông tin và có kiến thức về văn hóa, lịch sử của tỉnh.

Xây dựng một diễn đàn thúc đẩy đầu tư, cùng hỗ trợ các doanh nghiệp với các nhà đầu tư và các nhóm đầu tư khác kiểm tra những vấn đề đầu tư, phát triển các phương thức để hỗ trợ đầu tư, đổi mới và hỗ trợ những giai đoạn đầu trong phát triển công nghiệp nội dung.

Hợp tác với các tổ chức công nghiệp, tăng sự chú ý và tăng cường tận dụng các chương trình nghiên cứu, phát triển của chính phủ để thúc đẩy đổi mới cho các doanh nghiệp nội dung và dịch vụ.

Lựa chọn một vài chủ đề có khả năng là đầu vào cho công nghiệp nội dung, lựa chọn một vài lĩnh vực của công nghiệp nội dung số như Đa phương tiện số, bao gồm nhạc số (eMusic), phim số (digital film), quảng cáo số (digital advertissing) hoặc các dịch vụ giải trí, gia tăng cho mạng di động, mạng điện thoại cố định, mạng truyền thanh, truyền hình để đưa ra các sản phẩm cho công nghiệp nội dung số.

Cần thực hiện các dịch vụ công nghệ thông tin như: Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý doanh nghiệp và các giải pháp ứng dụng, triển khai và phát triển công nghệ thông tin; Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị công nghệ thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp.

Giai đoạn 2011-2015: Dịch vụ số và các giải pháp phần mềm sẽ phát triển ở tỉnh.

IV. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

4.1. Khái toán kinh phí thực hiện đến năm 2015

Bảng 20: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Tên dự án

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Thực hiện công tác chỉ đạo qua hệ thống thư điện tử

0,30

0,40

0,00

0,00

0,00

0,30

0,50

1,50

2

Xây dựng hệ thống quản lý văn bản điện tử

0,30

0,50

0,00

0,00

0,00

0,20

0,30

1,30

3

Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình

0,60

0,90

0,00

0,50

0,70

0,80

1,00

4,50

4

Xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến

0,40

0,50

0,50

0,50

0,60

0,60

0,60

3,70

5

Xây dựng, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trọng điểm

0,00

0,00

1,60

1,60

1,80

2,00

2,00

9,00

Tổng

1,60

2,30

2,10

2,60

3,10

3,90

4,40

20,00

Bảng 21: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Tên dự án

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng LAN và kết nối Internet trong doanh nghiệp

1,40

1,60

1,80

2,00

2,00

2,20

2,50

13,50

2

Xây dựng, nâng cấp hệ thống Website và phát triển TMĐT

0,50

0,90

0,60

0,70

0,90

0,90

1,00

5,50

3

Nghiên cứu và triển khai ứng dụng giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP)

0,40

0,40

0,40

0,60

0,60

0,70

0,90

4,00

Tổng

2,30

2,90

2,80

3,30

3,50

3,80

4,40

23,00

Bảng 22: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Tên dự án

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Triển khai các phần mềm phục vụ quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và học tập

0,40

0,50

0,40

0,50

0,50

0,60

0,80

3,70

2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác CNTT cho giáo viên phổ thông

0,40

0,40

0,50

0,60

0,50

0,80

1,00

4,20

3

Nâng cấp và phát triển mạng thông tin giáo dục của tỉnh

0,30

0,30

0,30

0,30

0,40

0.40

0,40

2,40

4

Triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác y tế

0,00

0,00

0,30

0,40

0,60

0,80

0,60

2,70

5

Xây dựng mạng thông tin y tế với trang tin điện tử y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

0,00

0,00

0,20

0,30

0,30

0,50

0,40

1,70

6

Xây dựng hệ thống TTĐT cung cấp thông tin về lao động và việc làm trên mạng

0,20

0,30

0,20

0,20

0,20

0,20

0,20

1,50

Tổng

1,30

1,50

1,90

2,30

2,50

3,30

3,40

16,20

Bảng 23: Khái toán kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh

ĐVT: tỷ đồng

TT

Tên dự án

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Nâng cấp và xây dựng hệ thống mạng LAN, kết nối Internet cho các cơ quan đơn vị.

0,80

0,80

0,80

0,80

0,80

1,00

1,00

6,00

2

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các sở, ban, ngành, các khu kinh tế của tỉnh

1,00

1,50

1,70

1,60

1,60

1,60

2,00

11,00

3

Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu

0,50

0,50

0,00

0,00

0,00

0,50

0,70

2,20

A

Phát triển và duy trì cổng thông tin điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal (BacKanPortal)

0,50

1,00

1,00

0,30

0,40

0,40

0,50

4,10

5

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo

1,50

2,00

1,50

1,80

2,00

2,10

2,10

13,00

6

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị y tế

0,20

0,25

0,30

0,35

0,40

0,40

0,40

2,30

Tổng

4,50

6,05

5,30

4,85

5,20

6,00

6,70

38,60

Bảng 24: Khái toán kinh phí phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

ĐVT: tỷ đồng

TT

Tên dự án

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng khai thác công nghệ thông tin cho tất cả cán bộ công chức các cấp

0,30

0,30

0,30

0,40

0,60

0,20

0,50

2,60

2

Đào tạo đội ngũ Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) các cấp

0,30

0,30

0,40

0,60

0,50

0,50

0,60

3,20

3

Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các cơ quan đơn vị

0,60

0,80

0,80

0,80

0,80

0,80

0,80

5,40

4

Đào tạo lập trình viên, chuyên gia phục vụ phát triển công nghệ thông tin

0,30

0,70

0,40

0,60

0,70

0,50

0,80

4,00

5

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong khối doanh nghiệp, đào tạo thương mại điện tử

0,50

0,50

0,40

0,60

0,80

1,20

1,50

5,50

6

Phổ cập công nghệ thông tin cho các đối tượng trong xã hội

0,20

0,30

0,40

0,45

0,50

0,55

0,60

3,00

7

Nâng cấp hệ thống các trường, các trung tâm và các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh

0,40

0,60

0,40

0,40

0,50

0,60

0,70

3,60

8

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin

0,30

0,50

0,30

0,30

0,30

0,40

0,50

2,60

Tổng

2,90

4,00

3,40

4,15

4,70

4,75

6,00

29,90

Bảng 25: Khái toán kinh phí phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

ĐVT: tỷ đồng

TT

Dự án (DA)

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Phát triển CNPM

0,50

0,50

0,30

0,30

0,60

0,80

1,00

4,00

2

Phát triển CN nội dung và dịch vụ

0,50

1,00

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

4,00

Tổng

1,00

1,50

0,80

0,80

1,10

1,30

1,50

8,00

4.2. Phân kỳ đầu tư và nguồn vốn

Bảng 26: Tổng hợp phân kỳ kinh phí và nguồn vốn đầu tư thực hiện đến năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Nguồn vốn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Chính quyền

Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng

Phát triển Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Tổng

2009

NSTW

1,00

0,00

0,33

2,00

0,10

1,09

4,52

13,60

NSĐP

0,60

0,00

0,45

1,20

0,00

0,70

2,95

Khác

0,00

2,30

0,52

1,30

0,90

1,11

6,13

2010

NSTW

1,20

0,00

0,38

2,38

0,15

1,56

5,67

18,25

NSĐP

1,10

0,00

0,52

2,02

0,00

1,06

4,70

Khác

0,00

2,90

0,60

1,65

1,35

1,38

7,88

2011

NSTW

1,40

0,00

0,48

1,85

0,08

1,39

5,20

16,30

NSĐP

0,70

0,00

0,66

1,88

0,00

0,94

4,18

Khác

0,00

2,80

0,76

1,57

0,72

1,07

6,92

2012

NSTW

1,60

0,00

0,58

1,62

0,08

1,80

5,68

18,00

NSĐP

1,00

0,00

0,80

1,57

0,00

1,15

4,52

Khác

0,00

3,30

0,92

1,66

0,72

1,20

7,80

2013

NSTW

1,80

0,00

0,68

1,72

0,11

1,85

6,16

20,10

NSĐP

1,30

0,00

0,82

1,72

0,00

1,25

5,09

Khác

0,00

3,50

1,00

1,76

0,99

1,60

8,85

2014

NSTW

2,40

0,00

0,83

2,32

0,13

1,55

7,23

23,05

NSĐP

1,50

0,00

1,15

1,88

0,00

1,00

5,53

Khác

0,00

3,80

1,32

1,80

1,17

2,20

10,29

2015

NSTW

2,40

0,00

0,85

2,72

0,15

2,26

8,38

26,40

NSĐP

2,00

0,00

1,19

1,98

0,00

1,03

6,20

Khác

0,00

4,40

1,36

2,00

1,35

2,71

11,82

Tổng

20,00

23,00

16,20

38,60

8,00

29,90

135,70

Chú thích:

- NSTW: Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương.

- NSĐP: Nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh.

- Khác: Nguồn kinh phí từ hoạt động hợp tác, nhận tài trợ, vay tín dụng và nguồn kinh phí huy động từ các thành phần kinh tế.

V. PHÂN KỲ THỰC HIỆN

Đ công tác ch đạo, điều hành, điều phối, điều chỉnh, đánh giá kiểm tra, giám sát và triển khai các dự án theo đúng kế hoạch, đạt được các kết quả và hiệu quả mong muốn, quá trình thực hiện các nội dung của Quy hoạch sẽ được phân làm 2 kỳ; kỳ một: 2009-2010; kỳ 2: 2011-2015.

a) Kỳ một: 2009-2010:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin: Lãnh đạo, cán bộ công chức từ cấp Huyện/thị trở lên. Hầu hết cán bộ viên chức thành thạo sử dụng máy vi tính trong công tác nghiệp vụ.

Đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin để trở thành trung tâm đào tạo cho các dự án công nghệ thông tin và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi thành phần xã hội trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin tại các cơ quan Đảng: Các hệ thống hỗ trợ qun lý, điều hành và tác nghiệp, cơ sở dữ liệu quản lý đảng viên. Xây dựng và triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, doanh nghiệp và đất đai (GIS).

Phát triển Trang thông tin điện tử của Bắc Kạn.

Xây dựng và triển khai hệ thống các dịch vụ công: Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và nội dung thông tin, khảo sát, phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển nội dung chính của cổng giao tiếp điện tử, kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin liên quan cung cấp dịch vụ công.

B sung lực lượng cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin với trình độ chuyên nghiệp cao vào trong các cơ quan Đảng và chính quyền cũng như các Sở ban ngành.

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ:

Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử: Hình thành cơ bản sàn giao dịch thương mại điện tử và thu hút khoảng 15% doanh nghiệp tham gia và cung cấp thông tin cho sàn, là điểm truy cập thường xuyên của các doanh nghiệp có kết nối Internet. Phấn đấu 20% doanh nghiệp của Tỉnh có website để thực hiện thương mại điện tử.

Xây dựng công cụ quản lý tổng thể nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP). Áp dụng thành công các thành phần chính trong hệ quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm: Kế toán, quản lý kho, quản lý bán hàng tại các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống:

Phổ cập Internet cho người dân: Hoàn thành việc trang bị cho trên 80% điểm văn hóa xã có kết nối Internet để phục vụ người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế để chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Hầu hết các bệnh viện có sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện và xây dựng mạng nội bộ để phục vụ công tác điều hành các hoạt động và hình thành cơ bản mạng y tế của tỉnh.

ng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo: 70% các trường Trung học ph thông có phòng học máy tính, được kết ni Internet và tiến hành dạy tin học trong nhà trường.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

Nâng cấp và mở rộng Trung tâm Tích hợp dữ liệu và các mạng LAN: Hoàn chỉnh các mạng LAN của các cơ quan Đảng và Nhà nước: Từ huyện/thị trở lên, hoàn thiện Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

Xây dựng mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan Đảng và Chính quyền đến cấp tỉnh, huyện/thị.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

Đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước: Đào tạo phổ cập sử dụng máy tính, trao đổi thư tín điện tử và Internet cho tới cấp huyện/thị.

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin: Lập và thông qua các phương án đào tạo công nghệ thông tin, các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao, các chương trình hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc, mời được một số chuyên gia đầu ngành công nghệ thông tin về làm việc tại tỉnh.

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin, nâng cấp các cơ sở đào tạo khác trong tỉnh: Hoàn thành cơ bản việc xây dựng và mua sắm thiết bị cho trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước để đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nhất là nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao. Đảm nhiệm đào tạo một số chuyên viên lập trình, chuyên viên phân tích thiết kế chuyên viên quản trị hệ thống và cán bộ quản lý dự án cho tỉnh.

Đào tạo thương mại điện tử: Xây dựng chương trình đào tạo thương mại điện tử phù hợp và chất lượng cho các doanh nghiệp với khoảng 500 học viên.

Tạo lập môi trường phát triển về công nghệ thông tin

Ban hành các văn bản pháp quy làm căn cứ pháp lý cho việc áp dụng công nghệ thông tin, thay đổi quy trình công tác, cải cách hành chính tại các cơ quan chính quyền của tỉnh.

Ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội, khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực.

Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại địa bàn tỉnh, tạo thị trường công nghệ thông tin.

b) Kỳ hai: 2011-2015

Trên cơ sở kết quả đạt được của các năm 2009-2010, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiến hành điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện các nội dung còn lại.

Đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và chính quyền, xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng, tập trung cho hệ thống các dịch vụ công trên cng giao tiếp điện tử của tỉnh.

Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô mạng chuyên dụng của tỉnh đến khp các huyện/thị, xã/phường trong toàn tỉnh.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin làm tiền đề cho bước phát triển sau xây dựng công nghiệp phần mềm.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020

6.1. Định hướng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đến năm 2020

6.1.1. Thực hiện Chính phủ điện tử

Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, thị xã, huyện, xã, phường theo mô hình của Gartner: Thông tin, giao tiếp, tương tác, giao dịch và biến đổi. Chính quyền điện tử tỉnh bao gồm các nội dung, thành phần cơ bản (G2G, G2C, G2B) phải đạt được mức độ thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước. Chính quyền điện tử của tỉnh Bắc Kạn phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ.

Định hướng các mục tiêu và các nội dung quan trọng cần đạt được đến năm 2020:

Chính quyển điện tử phải có tác động tích cực, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế của tỉnh; Tham gia tích cực quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; Xây dựng nền kinh tế văn hóa có hàm lượng thông tin cao và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chính quyền điện tử tạo điều kiện liên kết chặt chẽ và tăng năng lực hợp tác giữa các cơ quan Đảng và Chính quyền, tăng cường mối quan hệ giữa người dân và chính quyền thông qua các mối giao tiếp và giao dịch điện tử, cung cấp các cơ hội cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để hoàn thiện tính hiệu quả của các dịch vụ công, đồng thời giảm thiểu chi phí chuyển giao.

Cùng với quá trình hình thành Chính quyền điện tử, các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh được hoàn thành.

Hình thành hành lang pháp lý bao gồm các chính sách, cơ chế đảm bảo sự vận hành hiệu quả của Chính quyền điện tử.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông tại các cơ quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hóa và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn cho yêu cầu của công việc triển khai và vận hành Chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như các giao dịch điện tử, cung cấp các cổng điện tử tới người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh.

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tiếp tục được nâng cao, bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt là các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu trọng điểm của tỉnh được tiếp tục cập nhật và xây dựng mới, cùng với hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại làm nền tảng cho việc quản lý và vận hành bộ máy chính quyền nhằm cung cấp các “dịch vụ” cho toàn xã hội một cách tốt nhất.

Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.

Hình thành các nguồn thông tin dữ liệu điện tử, cổng giao tiếp điện tử, các trung tâm giao dịch điện tử phục vụ nhu cầu khai thác thông tin, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công của các cấp chính quyền trực tiếp cho cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Các giao dịch và dịch vụ công giữa chính quyền với chính quyền, giữa chính quyền với người dân (tổ chức doanh nghiệp, cá nhân) chủ yếu được thực hiện trực tuyến trên mạng.

Các văn bản điện tử, hồ sơ điện tử, giao dịch điện tử được công nhận tính hợp pháp, khi đó các giao dịch, các trao đổi thông tin bằng con đường công văn, giấy tờ sẽ giảm đi, thay vào đó là đường công văn điện tử.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các Sở, Ban, Ngành phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công.

6.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công dân

70% các xã/phường có đim truy cập Internet băng thông rộng.

Đáp ứng nhu cầu kết nối, khai thác dịch vụ số theo yêu cầu (có nhu cầu sẽ được đáp ứng ngay).

Đến năm 2015, có trên 60% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy nh và các tiện ích ca Internet, đến năm 2020 cơ bản phổ cập tin học đến toàn dân.

Người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, du lịch, tin tức thời sự.

Ngoài ra người dân có thể truy cập các trang thông tin của các cấp quản lý để thực hiện các dịch vụ cổng điện tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như ô tô, tàu thuyền.

Mọi người dân có thể truy cập vào các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu bng nhiều phương tiện.

Mọi công dân có lý lịch điện tử để theo dõi và quản lý.

6.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

ng dụng mạnh mẽ các công cụ qun lý xí nghiệp, 70% các doanh nghiệp lớn ứng dụng các hệ thng qun lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERPs) với đầy đủ các chức năng như: Quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu... ứng dụng các phần mềm tự động hóa dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả trong sản xuất. Các doanh nghiệp này có website và có tham gia giao dịch và khai thác sàn giao dịch điện tử.

Trên 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet, thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. Trên 50% các doanh nghiệp s dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua thư điện tử.

6.1.4. Phát triển thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh thu hút trên 40% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia. Các doanh nghiệp thực hiện quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị trường thông qua các website của riêng doanh nghiệp và trang thông tin thương mại của tỉnh.

Tiến hành thường xuyên các giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa các doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và giữa các doanh nghiệp với Nhà nước (B2G). Doanh số giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đạt con số hàng trăm tỷ đồng.

6.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị

Đến năm 2015, về cơ bản tất cả các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tạo lập môi trường nghiệp vụ, tác nghiệp điện tử, hoạt động giao dịch trực tuyến. Đến năm 2020 xây dựng điểm một số S, Ngành trở thành S, Ngành điện tử.

6.16. Các dịch vụ công nghệ thông tin khác

Năm 2020 sẽ hình thành thêm một số các sàn giao dịch cho một số các lĩnh vực: Thị trường lao động, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Đến thời kỳ này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được thực hiện. Nhu cầu về lao động chất lượng cao s tăng cao trên địa bàn tỉnh. Các giao dịch truyền thông đ tìm việc, tuyển lao động qua website đã trở thành các địa chỉ tin cậy. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhân lực có chất lượng, đúng yêu cầu không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn mở rộng ra cả nước.

Thị trường thiết bị, công nghệ phát triển thông qua thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm cùng các giải pháp kỹ thuật.

Người dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường công nghệ trong tương lai sẽ chiếm một tỉ trọng khá lớn trong buôn bán và sẽ là một thị trường sôi động.

6.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020

Trên cơ sở phát triển toàn diện, Bắc Kạn sẽ có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đảm bảo cho việc phát triển các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Một số dự báo đến năm 2020:

§ Mở rộng mạng chuyên dụng kết nối tới xã/phường. Hầu hết xã, phường được đầu tư máy tính, kết nối mạng LAN và mạng chuyên dụng.

§ Hình thành và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (ISP) với tiềm năng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

§ Mạng không dây phát triển mạnh đưa các ứng dụng Chính quyền điện tử và thương mại điện tử vào cuộc sống, hình thành và phát triển sôi động thị trường số.

6.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020

Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo công nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, chủ động trong công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo và nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các trung tâm đào tạo, các trường đại học trong và ngoài địa bàn tỉnh với các khu công nghiệp, các khu chế xuất cũng như các nhà máy.

Việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin được thực hiện từng bước có trọng tâm, có tính kế thừa, theo sát sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước cũng như xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập, đạt trình độ quốc tế và lớn hơn hết là đưa công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp mạnh của tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo, thu hút mọi thành phần đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng.

Thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực chủ động trong đào tạo của các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân trên địa bàn tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên cơ sở gắn đào tạo với nhu cầu sản xuất, với nhu cầu phát triển tổ chức, với nhu cầu phát triển kinh doanh.

Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo công nghệ thông tin 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy công nghệ thông tin tại tỉnh.

Có cơ chế chính sách hợp lý nhằm chống chảy máu chất xám và bảo vệ quyền lợi người lao động một cách chính đáng.

6.4. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020

Từ năm 2016 - 2020, công nghiệp công nghệ thông tin cần phát triển theo định hướng sau:

§ Công nghiệp công nghệ thông tin dần trở thành động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

§ Công nghiệp phần cứng hình thành, đặc biệt công nghiệp phụ trợ: Sản xuất vỏ máy, bản mạch, linh kiện.

§ Ưu tiên hướng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp phần cứng và gia công xuất khẩu phần mềm. Chủ động khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

§ Phát triển công nghiệp phần mềm chú trọng công nghiệp nội dung và dịch vụ phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và trong các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh.

§ Hoàn thiện các chính sách thu hút và đãi ngộ đúng mức đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ về công nghệ thông tin, thu hút các nhà khoa học đầu ngành của trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước về tỉnh làm việc và cộng tác.

§ Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh sẽ phát triển. Tỉnh có nhiều các phát minh sáng chế, cải tiến phần mềm được ứng dụng mang nhiều lợi ích cho kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và đất nước.

Phần 6.

NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH

1.1. Các giải pháp quan trọng

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin:

Cơ quan chuyên trách và sự hoạt động: Không đầu tư, thực hiện đào tạo, tư vấn, nâng cao năng lực và thẩm quyền.

Tỉnh thành lập Ban ch đạo công nghệ thông tin do lãnh đạo y ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban và lãnh đạo Sở Thông tin và Truyn thông làm phó ban thường trực. Ban chỉ đạo công nghệ thông tin sẽ đề xuất cho tnh các chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn, chỉ đạo điều phối đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin lớn như chính quyền điện tử (cổng điện tử của tỉnh, cung cấp các dịch vụ công).

Lập quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) các cấp để thúc đy các ứng dụng công nghệ thông tin trong các s ban ngành, các huyện/thị.

S Thông tin và Truyền thông là đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành. Tham mưu cho lãnh đạo tnh điều phối, đồng bộ, giám sát kiểm tra và đề xuất các giải pháp để đạt được các ch tiêu phát triển.

Nguồn nhân lực:

Đào tạo nguồn nhân lực:

Đ đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, Bắc Kạn phải coi vn đ đào tạo nguồn nhân lực như là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, cần quy hoạch, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia.

Đào tạo cán bộ công chức: Thực hiện đào tạo tại chỗ, gắn với triển khai ứng dụng...

Đào tạo CIO: Đào tạo năng lực triển khai, xử lý tác nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin...

Đối với đội ngũ lãnh đạo chính quyền các cấp phải chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) đ giúp tnh thực hiện tt chiến lược phát triển chính quyền điện tử và các dự án công nghệ thông tin trong giai đoạn 2009-2015 và xa hơn nữa.

Đ đạt được điều đó chúng ta có một số các phương án sau:

Đầu tư đưa công nghệ thông tin vào đào tạo phổ cập trong hệ thống giáo dục các cấp; chú trọng hơn nữa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp trong các bậc cao đẳng, đại học và đào tạo nghề với trình độ cao đủ năng lực hội nhập thị trường lao động công nghệ thông tin quốc tế.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo chuyên sâu. Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các trường công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các công ty phát triển công nghệ thông tin có thương hiệu trong và ngoài nước.

Đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, kiên quyết loại bỏ các chương trình, giáo trình lạc hậu, thiếu cập nhật. Không ngừng xây dựng và cập nhật hệ thng các chương trình, giáo trình mới, chất lượng, chú trọng nâng cao kỹ năng ngh.

Xã hội hóa việc đào tạo nguồn lực công nghệ thông tin, nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Đồng thời thu hút các nguồn đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ bên ngoài.

Đào tạo liên thông giữa các chương trình học, bậc học nhm phát huy tối đa thời gian đào tạo và đầu tư trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực, bao gồm cả người đào tạo và đối tượng tham gia đào tạo.

Trên thực tế, thực trạng điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và tỷ trọng lao động chất xám hiện có trên địa bàn tỉnh hiện nay thì chưa thể thực hiện đồng thời các phương án trên để phát triển nguồn nhân lực.

Rà soát và chuẩn hóa các chương trình đào tạo phổ cập công nghệ thông tin tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề và cao đẳng.

Xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu đạt tiêu chun quốc gia và đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, hàng năm cần c cán bộ đi đào tạo một số trường lớn trong nước và quốc tế, đồng thời có chính sách thu hút lực lượng kỹ sư trẻ đã qua đào tạo chính quy về công tác tại tỉnh

Có các chính sách đào tạo, phổ cập công nghệ thông tin cho các cán bộ thuộc các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Khuyến khích hỗ trợ để họ có thể học tập nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin.

Đào tạo và sử dụng lao động, chuyên gia công nghệ thông tin:

- Có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài tnh. Trong đó chú trọng việc đảm bảo thu nhập và tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho công việc.

- Xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Mở rộng quy mô đào tạo về công nghệ thông tin cho các trường đại học, các trung tâm, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng đào tạo cho các đơn vị này.

- Hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế.

ng dụng công nghệ thông tin liên quan đến cải cách hành chính:

Ngoài yếu tố chính là “con người”, yếu tố công nghệ giúp đặt nên tảng cho sự công khai, minh bạch và hiệu quả cho công cuộc cải cách hành chính, công nghệ thông tin là động lực quan trọng của sự phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, hỗ trợ hội nhập, góp phần thành công cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về xây dựng các cơ sở dữ liệu: Xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác các cơ sở dữ liệu; Giao Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng danh mục các cơ sở dữ liệu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành; Giao trách nhiệm cho các sở, ngành xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Vấn đề số hóa và chia sẻ thông tin: Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng và ban hành quy chế chia sẻ thông tin số, qui chế sử dụng mạng LAN thuộc cơ quan mình; sử dụng văn bản điện tử để dần thay đổi văn bản giấy trong công tác quản lý, điều hành.

Về cung cấp nội dung thông tin: Mỗi cơ quan, đơn vị phải cung cấp công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ công mà cơ quan đó có nghĩa vụ phải cung cấp cho người dân; Yêu cầu cơ quan Nhà nước phải công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng và triển khai việc cung cấp các dịch vụ đó; các cơ quan, đơn vị phải thiết lập kênh tiếp nhận, xử lý, trả lời các ý kiến góp ý, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp; Quy định việc các doanh nghiệp phải thống nhất các biểu mẫu điện tử.

Vấn đề an toàn thông tin: Các cơ quan, đơn vị phải bảo đảm an toàn thông tin trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật của mình; Xây dựng và ban hành nội quy bảo đảm an toàn thông tin; Cử cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông tin; Quy định trách nhiệm của cơ quan khi giải quyết và khắc phục sự cố về an toàn thông tin; Quy định về tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng.

Về thúc đẩy cải cách hành chính: Việc ứng dụng công nghệ thông tin là để tăng cường khả năng liên thông giữa các quy trình công việc. Do vậy yêu cầu mỗi cơ quan Nhà nước phải cải tiến và chuẩn hóa các quy trình công việc của mình.

1.2. Nhóm chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin

Nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy định trong tác nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội phải đi trước và được thể hiện trong mọi hoạt động. Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ tỉnh đến các ngành, địa phương trong tỉnh; số lượng các văn bản được lưu chuyển trên mạng ngày càng nhiều; đa số cán bộ công chức Nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trên mạng; người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo phục vụ tốt cho sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và lợi ích công cộng của nhân dân. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các mạng cục bộ của từng ngành, địa phương. Đẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đi đôi với việc đề ra các quy định, tiêu chuẩn cụ thể đối với đối tượng bắt buộc sử dụng công nghệ thông tin.

Có kế hoạch đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như: thuế, ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế... đảm bảo các điều kiện phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân được hưởng các chính sách ưu đãi để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trước mắt là trong công tác quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tự động hóa quy trình sản xuất, khai báo thuế, báo cáo thống kê...

Tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin lớn trong thời gian tới đó là chính phủ điện tử, nhằm cải tiến quy trình quản lý, điều hành, cung cấp được nhiều dịch vụ công cho người dân, tạo ra một chính quyền minh bạch, môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung triển khai các dự án thương mại điện tử để thúc đẩy khối doanh nghiệp nhận thức đúng và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tập trung triển khai các dự án liên quan đến e-learning, e-library để tạo ra môi trường học tập cho mọi người dân, phát triển xã hội học tập.

Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông tin sẽ thực sự là vai trò động lực phát triển kinh tế. Mặt khác, tạo tiền đề cho phát triển thị trường công nghệ thông tin Bắc Kạn, bước đầu cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

1.3. Nhóm giải pháp về tạo lập và huy động vốn đầu tư

Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của xã hội, các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua việc xã hội hóa để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

a) Huy động nguồn vốn trong nước

Vốn từ ngân sách:

Vốn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tỉnh dành kinh phí đáng kể đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (Khoảng 1% tổng thu ngân sách).

Vốn ngân sách sẽ phụ thuộc vào năng lực triển khai của tỉnh. Nếu năng lực triển khai và tiếp nhận công nghệ tốt thì trên cơ sở dự án tổng thể về công nghệ thông tin, Internet viễn thông, chính phủ điện tử, cải cách hành chính, thuế, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều. Công nghệ thông tin là động lực phát triển kinh tế nên có thể sẽ thu hút được nguồn vốn ngân sách từ trung ương. Để làm được điều đó, ngân sách địa phương cần đầu tư nhiều cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực thực hiện để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư do vậy việc thực hiện các nội dung quy hoạch sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin tại Bắc Kạn.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp:

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trường; có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh tham gia các dự án công nghệ thông tin của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nâng cao trình độ, mở rộng quy mô và đi tắt đón đầu công nghệ.

Huy động vốn trong dân:

Đây là nguồn vốn rất lớn, cần có biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn vốn này. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân.

Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trong dân.

Huy động vốn của xã hội:

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế góp cổ phần hoặc đầu tư xây dựng và nâng cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và doanh nghiệp thông qua việc xã hội hóa, cho thuê.

Xã hội hóa dịch vụ công không chỉ là huy động nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính của xã hội, mà còn là phát huy được trí lực và tinh thần trách nhiệm của xã hội đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

b) Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư từ nước ngoài. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của Nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

1.4. Nhóm giải pháp về công nghệ

Để có những bước phát triển về kinh tế bắt kịp với những vùng kinh tế phát triển trong nước. Bắc Kạn cần mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại đ có thể đi tt đón đầu. Trong thời gian tới, tỉnh cn phải có những chính sách đầu tư về mặt công nghệ nhm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế.

Giải pháp về phần mềm: Đầu tư phát triển các ứng dụng phần mềm trong đó có chú trọng đến các phần mềm mã nguồn mở. Triển khai các phần mềm đến các đơn vị phù hợp với nhu cầu và khả năng s dụng, cần phải chọn được phần mềm khả thi nhất phù hợp với đơn vị.

Trước thực tế Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vấn đề bản quyền phần mềm trong thời gian gần đây đang được dư luận quan tâm trong đó giải pháp mã nguồn m đang là một hướng đi ưu tiên.

Việc đẩy mạnh sử dụng mã nguồn mở trước hết cần tăng cường nhận thức cho mọi người về lợi ích của nó mang lại. Thực tế cho thấy đã có nhiều phần mềm nguồn mở đang được nhiều người sử dụng và đã có thương hiệu. Có thể tiến tới việc thay thế dần các phần mềm đang sử dụng (yêu cầu bản quyền) bằng các phần mềm này.

Sử dụng phần mềm mã nguồn mở có nhiều ưu điểm, đặc biệt tiết kiệm được chi phí mua bản quyền phần mềm. Tuy nhiên chi phí cho việc phát triển, quản trị đôi khi gây tn kém, độ thân thiện, và không d sử dụng như với phần mềm thương mại. Vì vậy, trong giai đoạn 2009-2013, khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở, giai đoạn sau 2013 sẽ sử dụng phần mềm đóng gói. Đặc biệt đối với các hệ thng lớn, khuyến nghị sử dụng phần mềm thương mại của các hãng lớn.

Giải pháp về phần cứng: Đầu tư kết nối mạng diện rộng giữa các cơ quan với nhau cần đảm bảo với hệ thống an ninh của toàn tỉnh. Sử dụng số lượng lớn máy chủ với các thiết bị của các nhà sản xuất có uy tín, yêu cầu về độ bảo mật cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc, bảo đảm về tốc độ xử lý. Ngoài ra, trong nội bộ của một đơn vị, không đòi hỏi về tính an toàn bảo mật cao có thể sử dụng các thiết bị phần cứng chi phí thấp, nhưng đảm bo cht lượng và độ tin cậy.

Giải pháp về đường truyền: Lựa chọn các giải pháp về đường truyn (bao gồm: tự đầu đường truyền, thuê toàn bộ đường truyền) phù hợp đảm bảo về tốc độ, sự tiện lợi, chi phí lắp đt cũng như khả năng bảo trì, quản lý.

Giải pháp tự đầu tư đường truyền: Tỉnh tự đầu tại các khu vực có khả năng trong phạm vi nội thành bằng các hình thức như treo đường cáp và chôn đường cáp, hoặc lựa chọn phương thức đầu tư chung với doanh nghiệp viễn thông. Có ưu điểm là chủ động được đường truyền tốc độ cao, chủ động về mặt hạ tầng. Tuy nhiên, giải pháp này gặp khó khăn về mặt thi công và vận hành.

Giải pháp thuê toàn bộ đường truyền hoặc vừa thuê vừa tự đầu tư: Ưu điểm là tốc độ kết nối được đảm bảo tối đa, chất lượng đường truyền ổn định, linh hoạt trong sử dụng, độ bảo mật cao. Nhưng có nhược điểm là phải mất chi phí cao.

1.5. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin

Kỷ luật hóa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo ra nề nếp làm việc và thói quen sử dụng máy tính trong công việc của cán bộ công chức.

Để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi mặt trước hết cần phải có một nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cũng chính là thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao nhận thức trước hết phải được tiến hành với các đối tượng là cán bộ lãnh đạo. Việc giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo bao gồm việc đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, phổ cập các kiến thức về công nghệ thông tin, hướng dẫn sử dụng các phần mềm trong công việc (MS Office, Electronic Mail,...), dần hình thành môi trường làm việc có ứng dụng công nghệ thông tin qua đó có thể thấy được lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin một cách rõ ràng hơn.

Các cấp Đảng uỷ, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, nhất là trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới; là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính của các cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để từ đó động viên, khuyến khích mọi người tham gia khai thác, ứng dụng và đầu tư phát triển công nghệ thông tin... Đặc biệt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải có quyết tâm cao, đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin để điều hành, quản lý, chỉ đạo công việc, thông qua đó, tạo môi trường và điều kiện để đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành, trong cơ quan đơn vị cùng tham gia sử dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức quy mô tuyên truyền, thông tin, phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin và xã hội thông tin thông qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác kết hợp với các chương trình hội thảo, các chương trình đào tạo phổ cập, bồi dưỡng về công nghệ thông tin.

Tổ chức các chương trình hội thảo, các lớp tập huấn với hình thức, nội dung thông tin thích hợp cho lãnh đạo các cấp về chiến lược và chính sách công nghệ thông tin của các nước, về xu hướng phát triển, ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các lĩnh vực và hoạt động.

Xây dựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn, và chính quyền điện tử cho lãnh đạo các cấp chính quyền của tỉnh.

Xây dựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh, đặc biệt là về thương mại điện tử.

1.6. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường công nghệ thông tin

Thị trường công nghệ thông tin của tỉnh chưa phát triển do nhu cầu ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin chỉ tập trung ở khối các cơ quan Đảng và Nhà nước. Tỉnh cần có chiến lược để phát triển thị trường công nghệ thông tin:

Chính sách kích cầu thông qua khuyến khích sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp và trong dân cư, không ngừng đẩy mạnh tin học hóa trong hệ thống cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước.

Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước cần ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh để vừa kích cầu, vừa tạo động lực để nâng cao trình độ và khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế.

Chính sách ưu đãi giúp đỡ các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh phát triển thành các doanh nghiệp đủ tầm để giải quyết nhu cầu cung cấp hàng hóa, giải pháp và phần mềm cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các doanh nghiệp về công nghệ thông tin trong và ngoài nước để các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh nâng cao trình độ công nghệ, để từng bước tham gia thị trường công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp nội dung và dịch vụ.

1.7. Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết

Hợp tác, liên kết đào tạo là con đường giúp mở ra cơ hội đi tắt đón đầu, bắt kịp tốc độ phát triển khoa học và công nghệ trong khi nội lực phát triển của tỉnh còn nhiều hạn chế.

Các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở đào tạo có tiềm năng cần được khuyến khích và chủ động liên kết, hợp tác mở ra các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin với các trường Đại học lớn, các Viện nghiên cứu, các Doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tranh thủ thu hút trí tuệ và nguồn lực vào tỉnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh thiết bị phần cứng; sản xuất, hoặc liên kết gia công phần mềm với các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông - Internet trên địa bàn tỉnh.

1.8. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng LAN, mạng WAN, mạng chuyên dụng của tỉnh để nối mạng nội bộ, xây dựng Website của cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... và kết nối trong và ngoài tỉnh.

Khuyến khích phổ cập kiến thức về dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, trao đổi thư điện tử và Internet đến mọi người dân, nâng cao dần mật độ sử dụng điện thoại và số người tham gia sử dụng, tra cứu thông tin trên Internet; bảo đảm phần lớn người dân biết sử dụng các dịch vụ bắt buộc: thông tin cứu hỏa, cấp cứu y tế, thông tin khẩn cấp về an ninh, trật tự xã hội; duy trì và mở rộng phương tiện bảo đảm thông tin tìm kiếm, cứu nạn và phòng chống thiên tai.

1.9. Giải pháp phát triển thương mại điện tử

Đ phát triển thương mại điện tử cần có sự hỗ trợ phát triển ban đầu từ phía ban lãnh đạo cho các doanh nghiệp. Cụ thể như:

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ thống Website nhầm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp và của địa phương phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia và phát triển thương mại điện tử.

- Xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho việc phát triển thương mại điện tử.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. Vai trò nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến 2020 là kế hoạch chiến lược quan trọng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhằm đưa công nghệ thông tin trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần đạt được các ch tiêu kinh tế xã hội mà tnh đã đề ra. Bản quy hoạch là một lộ trình để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo các tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức trong các giai đoạn sau. Vì vậy quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tnh Bắc Kạn cần được ưu tiên thực hiện.

Sự thành công của bản quy hoạch này phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các S, Ban, Ngành, huyện, thị, xã, phường, và các cơ quan có liên quan. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chủ trì và chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện các nội dung cụ thể của quy hoạch. Các sở, ban, ngành liên quan trực tiếp đến Quy hoạch có trách nhiệm triển khai các công việc được quy định cụ thể. Các, Sở, Ban, ngành và các đơn vị có liên quan khác, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị mình. H trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch.

Do Bắc Kạn là một tnh nghèo, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm đa số, các doanh nghiệp đa số là vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực hạn chế nên sự tiếp cận và nắm bắt công nghệ thông tin so với mt bng chung trong cả nước là thấp. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm đặc biệt đến phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại địa bàn. Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại địa bàn có ý nghĩa to lớn và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đảm bảo sự phát triển bền vững công nghệ thông tin tại tỉnh. Tnh phải hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thông qua trường để các doanh nghiệp công nghệ thông tin địa phương phát triển.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công nghệ thông tin nhầm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động tham gia các hình thức giao dịch thương mại điện tử, Chính phủ điện tử. Nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lý để thông qua thương mại điện tử vươn tới trường trong nước và quốc tế. Tích cực, chủ động sáng tạo các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội người tiêu dùng để tạo sự phát triển nhanh và đồng bộ giữa các thành phn công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, người dân với tư cách là người sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, vừa là người tham gia thực hiện quy hoạch vừa là người thụ hưởng các thành quả của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển xã hội tương lai, vận động mọi người dân tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức để nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và có được các kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính, các chương trình dịch vụ cơ sở để dần dần trở thành công dân điện tử. Tổ chức cập nhật thông tin, tri thức về công nghệ thông tin, học tập nghiên cứu, giao dịch qua mạng Internet, tham gia thương mại điện tử, Chính phủ điện tử: Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát trin, quản lý công nghệ thông tin và giám sát quá trình thực hiện luật lệ, chính sách về công nghệ thông tin.

Các hội nghề nghiệp như Hội tin học, Hội điện tử, Hiệp hội người tiêu dùng... có vai trò quan trọng trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần phát huy hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp và phối hợp hoạt động của các hiệp hội với các doanh nghiệp liên quan trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

2.2. Phân công trách nhiệm

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo phương châm khẩn trương, vững chắc, đồng bộ, hiệu quả, gắn liền và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành ca chính quyền các cấp. Trước mt, chỉ đạo kiện toàn v t chức Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan nhm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực khi Việt Nam đã là thành viên của T chức thương mại thế giới WTO.

Các s, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, các doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai quy hoạch như sau:

a) Sở Thông tin và Truyền thông

Tăng cường quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh theo định hướng của Quy hoạch, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh những nội dung cập nhật mới và điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp theo từng thời kỳ.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hàng năm phù hợp với Quy hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đ thực hiện.

Phối hợp với các s, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện thống kê số liệu thống kê hàng năm.

Phối hợp với các s, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông trong việc t chức triển khai thực hiện các chương trình đầu tư hạ tầng viễn thông phục vụ mục tiêu phát triển công nghệ thông tin theo nội dung Quy hoạch.

Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Nghiên cứu đề xuất các tiêu chuẩn tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ chuyên gia, cán bộ có trình độ cao về công tác tnh.

Xây dựng và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh những cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tnh.

S Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh:

Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ch đạo, hướng dẫn các s, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn tnh xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông bảo đảm phù hợp với Quy hoạch.

Theo dõi hướng dẫn, kim tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan theo yêu dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất những kế hoạch, giải pháp thực hiện. Quy hoạch hiệu quả.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách linh hoạt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh

Phối hợp với S Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch triển khai các dự án công nghệ thông tin hàng năm và 5 năm. Cân đi và huy động các nguồn vốn để đảm bảo kinh phí thực hiện chương trình, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các dự án, chương trình và kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh; tổ chức triển khai các biện pháp nhằm tập trung các nguồn lực, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển công nghiệp phần mềm.

Phối hợp với S Thông tin và Truyền thông, S Tài chính bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

c) Sở Khoa học công nghệ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ưu tiên đầu tư cho các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ về phần mềm; đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở; đầu tư nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh. Gắn nghiên cứu - sản xuất - kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông bố trí kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin hàng năm và 5 năm đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bằng ngân sách của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch được phê duyệt.

e) Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh Giám đốc công nghệ thông tin trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thực hiện thống nhất.

Phối hợp các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển và ưu đãi đối với cán bộ, công chức có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

f) Sở Công thương

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài hay trong nước để phát triển công nghiệp phần cứng trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Nghiên cứu đề xuất và triển khai Sàn giao dịch thương mại điện tử của Bắc Kạn.

g) Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác giáo dục-đào tạo, đảm bảo các chỉ tiêu phổ cập tin học trong nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Quy hoạch này.

h) Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh hướng dẫn, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch. Khi có sự thay đổi, Văn phòng Ủy ban nhân dân tổng hợp nội dung trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phối hợp với các Sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện/thị tổ chức triển khai chương trình xây dựng chính quyền điện tử.

i) Văn phòng Tỉnh ủy

Xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến 2010 trong các cơ quan Đảng nhằm đạt được các mục tiêu Quy hoạch đã đề ra; chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin từ tỉnh đến cấp ủy địa phương.

Thực hiện chế độ báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin.

j) Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, đảm bảo tính thống nhất giữa ngành với địa phương và của tỉnh. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn theo Sự chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh.

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả cao.

k) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Căn cứ Quy hoạch này để xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và 5 năm đặc biệt trong lĩnh vực giao dịch điện tử, thương mại điện tử nhằm tăng cường kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cácquan, doanh nghiệp nghiêm chnh chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua S Thông tin và Truyền thông) về các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

l) Các S ban ngành khác

Căn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch tng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2008-2010 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho đơn vị mình.

Phối hợp với các đơn vị khác thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được phân công.

Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ.

Triển khai các hoạt động về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.

III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

CÁC DỰ ÁN

Thời gian thực hiện

Ước tính kinh phí

I

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền

1

Thực hiện công tác chỉ đạo qua hệ thống thư điện tử

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2009-2015

1,50

Phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở Ban ngành, huyện thị.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị liên quan

2

Xây dựng hệ thống quản lý văn bản điện tử

Chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

2009-2015

1,30

Phối hợp: Các Sở Ban ngành, các huyện/thị

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan.

3

Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình

Chủ trì: S Thông tin và Truyền thông.

2009-2015

4,50

Phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các S Ban ngành, huyện/thị.

Tham gia triển khai: Các quan, đơn vị liên quan

4

Xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Chủ trì:

2009-2015

3,70

Phối hp: Cácquan, đơn vị liên quan

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

5

Xây dựng, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trọng điểm

Ch trì:

2011-2015

9,00

Phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan

Tham gia trin khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

II

Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh

6

Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng LAN và kết nối Internet trong doanh nghiệp

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2009-2015

13,50

Phối hợp: Sở Khoa học công nghệ, Trung tâm Tin học Văn phòng Ủy ban nhân dân tnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Ban qun lý các Khu công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tham gia triển khai: Các doanh ngniệp.

7

Xây dựng và nâng cấp hệ thống Website và phát triển thương mại điện tử

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

5,50

Phối hp: Sở Công thương, Sở Văn hoá th thao và Du lịch, S Kế hoạch và Đầu tư, Ban qun các Khu công nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nh.

Tham gia trin khai: Các doanh nghiệp

8

Nghiên cứu và triển khai ứng dụng giải pháp qun lý tng th nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP)

Chủ trì: S Kế hoạch và Đầu tư.

2009-2015

4,00

Phối hợp: Sở Thông tin Truyền thông, S công thương, Ban Qun lý các Khu CN, các doanh nghiệp lớn, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp

III

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng

9

Triển khai các phần mềm phục vụ quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và học tập

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2009-2015

3,70

Phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các trường hợp trong tỉnh

10

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác công nghệ thông tin cho giáo viên phổ thông

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2009-2015

4,20

Phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các trường học trong tỉnh

11

Nâng cấp và phát triển mạng thông tin giáo dục của tỉnh

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2009-2015

2,40

Phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các trường học trong tỉnh

12

Triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác y tế

Chủ trì: Sở Y tế.

2011-2015

2,70

Phối hợp: Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các cơ sở y tế trong tỉnh

13

Xây dựng mạng thông tin y tế với trang tin điện tử y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chủ trì: Sở Y tế.

2011-2015

1,70

Phối hợp: Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các cơ sở y tế trong tỉnh

14

Xây dựng hệ thống thông tin điện tử cung cấp thông tin về lao động và việc làm trên mạng

Chủ trì: Sở Lao động thương binh và Xã hội

2009-2015

1,50

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và các Sở Ngành liên quan.

Tham gia triển khai: Ủy ban nhân dân các huyện/thị

IV

Phát triển Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh

15

Nâng cấp và xây dựng hệ thống mạng LAN, kết nối Internet cho các cơ quan đơn vị.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

6,00

Phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

16

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các sở, ban, ngành, các khu kinh tế của tỉnh

Chủ trì: Cục Bưu điện Trung ương

2009-2015

11,00

Phối hợp: Văn phòng tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Bưu điện tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan.

17

Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

2,20

Phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Tham gia triển khai: Các sở, ban ngành có dữ liệu

18

Phát triển và duy trì trang thông tin điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal (BacKanPortal)

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

4,10

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, và các Sở ban ngành liên quan.

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

19

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2009-2015

13,00

Phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các trường học trong tỉnh

20

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị Y tế

Chủ trì: Sở Y tế

2009-2015

2,30

Phối hợp: Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân các huyện/thị

Tham gia triển khai: Các cơ sở y tế trong tỉnh

V

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

21

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng khai thác công nghệ thông tin cho tất cả cán bộ công chức các cấp

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

2,60

Phối hợp: Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

22

Đào tạo đội ngũ Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) các cấp

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

3,20

Phối hợp: Sở Nội vụ

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

 

Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các cơ quan đơn vị

23

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

5,40

Phối hợp: Sở Nội vụ và các sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

 

Đào tạo lập trình viên, chuyên gia phục vụ phát triển công nghệ thông tin

24

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

4,00

Phối hợp: Sở Nội vụ và các sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

25

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong khối doanh nghiệp, đào tạo thương mại điện tử

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

5,50

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan

Tham gia triển khai: Các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện/thị

26

Phổ cập công nghệ thông tin và các đối tượng trong xã hội

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2009-2015

3,00

Phối hợp: Sở Nội vụ

Tham gia triển khai: Ủy ban nhân dân các huyện/thị

27

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

2,60

Phối hợp: Sở Khoa học công nghệ

Tham gia triển khai: Tất cả các Sở, ban, ngành liên quan

28

Nâng cấp hệ thống các đơn vị giáo dục đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh

Chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo

2009-2015

3,60

Phối hợp: Các trường, các trung tâm tin học, các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trong tỉnh.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trong tỉnh

VI

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

29

Phát triển Công nghiệp phần mềm

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

4,00

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp, Các Sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp

30

Phát triển Công nghiệp nội dung và dịch vụ

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2009-2015

4,00

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp, Các Sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp

IX

Các Dự án trọng điểm

1

Xây dựng dịch vụ công trực tuyến

2009-2015

2

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước (thực hiện chỉ đạo qua hệ thống thư điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến truyền hình, hệ thống quản lý văn bản điện tử)

2009-2015

3

Xây dựng và mở rộng mạng chuyên dụng của tỉnh Bắc Kạn đến cấp xã/phường

2009-2015

4

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin

2009-2015

5

Nâng cấp hệ thống các đơn vị giáo dục đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh

2009-2015

6

Phát triển, duy trì Cổng thông tin điện tử và phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử

2009-2015

7

Xây dựng, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trọng điểm

2011-2015

Kết luận

Để các dự án hệ thống công nghệ thông tin hoạt động hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau, thực hiện theo thứ tự ưu tiên:

- Ban hành quy định ứng dụng công nghệ thông tin cấp tnh, cụ thể kết quả đạt được tng đơn vị.

- Ban hành quy định phối hợp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị, s ban ngành.

- Quy định thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm kết quả ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thực hiện chính sách ưu đãi công nghệ thông tin đối với cán bộ công chức, đạt mức thu nhập tương đương doanh nghiệp, định mức cho mỗi đơn vị tối thiểu 2 người.

- Lựa chọn sản phẩm phù hợp, giảm thiểu quá trình tác nghiệp truyền thống.

- Đối với các dịch vụ công khuyến khích sử dụng giảm thời gian xử lý, giảm mức thu phí và lệ phí.

- Ban hành cơ chế đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm thực hiện phù hợp với đặc thù Bc Kạn.

- Thực hiện đầu tư đồng bộ, toàn diện cho từng dự án, cấp đủ kinh phí thực hiện dự án (đi với các dự án thực hiện đúng các quy định).

Lộ trình thực hiện bắt buộc theo các bước sau:

- Giai đoạn 1: làm quen, thực hiện một số tác nghiệp bt buộc trên hệ thống thông tin, mục đích tạo tác phong tin học hóa. Thực hiện mức tiếp nhận thông tin.

- Giai đoạn 2: tương tác, ứng dụng cho tác nghiệp có thực hiện tương tác 2 chiều. Đây là giai đoạn quan trọng chia làm nhiều bước nhỏ.

- Giai đoạn 3: ứng dụng toàn diện.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ tắt

Giải thích

1

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line (Internet băng thông rộng)

2

AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á)

3

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)

4

B2B

Business to Business (thương mại điện t giữa các doanh nghiệp)

5

B2C

Business to Citizens (thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với công dân)

6

CIO

Chief Information Officers (Cán bộ lãnh đạo thông tin)

7

CPNET

Government Network (Mạng diện rộng Chính phủ)

8

CRM

Customer RelationShip Management (Hệ thống phần mm qun lý quan hệ khách hàng)

9

ĐA 47

Đ án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng

10

ĐA 112

Đ án Tin học hóa Quản lý hành chính Nhà nước

11

E-Health

Y tế từ xa, y tế điện tử

12

E-learning

Học tập điện tử, học tập trực tuyến, đào tạo từ xa

13

Internet

Mạng máy tính toàn cầu

14

G2B

Government to Business (Dịch vụ công - Chính phủ với doanh nghiệp)

15

G2C

Government to Citizens (Dịch vụ công - Chính phủ với công dân)

16

G2G

Government to Government (Dịch vụ công - Chính phủ với chính phủ)

17

ICT industry

Công nghiệp công nghệ thông tin

18

LAN

Local area network (Mạng nội bộ)

19

NGN

Next Generation Network (Mạng viễn thông thế hệ sau)

20

PC

Personal Computer (Máy vi tính cá nhân)

21

PMDC

Phần mềm dùng chung

22

PMNM

Phn mềm nguồn mở

23

VPN

Virtual Private Network (Mạng riêng ảo)

24

Wi-Fi

Wireless Fidelity (Mạng cục bộ không dây)

25

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

26

WAN

Mạng diện rộng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác