Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 2418/QĐ-BTNMT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Phạm Khôi Nguyên |
Ngày ban hành: | 20/12/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2418/QĐ-BTNMT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Phạm Khôi Nguyên |
Ngày ban hành: | 20/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2418/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số
25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Xác lập được cơ sở khoa học cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: các kịch bản biến đổi khí hậu, mô hình số độ cao có độ chính xác cao, cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu làm định hướng để các Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Xây dựng được cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia) trên phạm vi toàn quốc và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu của ngành tài nguyên và môi trường.
3. Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên phạm vi cả nước đối với các lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo; đề xuất được các giải pháp khả thi, hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của từng lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên môi trường, đặc biệt là năng lực dự báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng tránh thiên tai đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.
1. Đánh giá diễn biến khí hậu, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và các kịch bản biến đổi khí hậu
- Đánh giá mức độ dao động và xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu và và các hiện tượng khí hậu cực đoan.
- Xây dựng và cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng chi tiết cho các vùng ở Việt Nam đến năm 2100.
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Triển khai nghiên cứu về biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu về những hiện tượng, bản chất khoa học, những vấn đề chưa biết rõ về biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận phục vụ việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, định hướng công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tận dụng các cơ hội để phát triển hướng tới nền kinh tế các-bon thấp.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.
3. Xây dựng thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu
- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Xây dựng các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu của ngành tài nguyên môi trường.
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực về biến đổi khí hậu
- Xây dựng, triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng lựa chọn trong hệ thống của Đảng, bộ máy quản lý các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng về biến đổi khí hậu.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình, sáng kiến ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu cho ngành tài nguyên môi trường.
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Lĩnh vực đất đai: ưu tiên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Lĩnh vực tài nguyên nước: tập trung điều tra, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Lĩnh vực biển, hải đảo: tập trung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng biển, đảo, quần đảo, bãi ngầm.
- Lĩnh vực môi trường: tập trung đánh giá nguy cơ, mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở Việt Nam; đánh giá mức độ phát thải khí mê-tan và các khí nhà kính khác từ các bãi chôn lấp chất thải.
- Lĩnh vực khí tượng thủy văn: tập trung đánh giá nhu cầu tăng cường mạng lưới quan trắc, công nghệ dự báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng tránh thiên tai, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Lĩnh vực địa chất khoáng sản: tập trung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tiềm năng khai thác các loại tài nguyên khoáng sản đã xác định được trữ lượng và các di sản địa chất ven biển Việt Nam.
6. Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Lĩnh vực đất đai: ưu tiên xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.
- Lĩnh vực tài nguyên nước: ưu tiên xác định các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ, khôi phục nguồn nước.
- Lĩnh vực biển, hải đảo: ưu tiên xác định các giải pháp trong khai thác các thế mạnh từ biển, đảo, quần đảo, bãi ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Lĩnh vực môi trường: ưu tiên xác định các giải pháp trong bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát hiệu quả khí mê-tan và các khí nhà kính khác từ các bãi chôn lấp chất thải.
- Lĩnh vực khí tượng thủy văn: tăng cường năng lực công tác dự báo khí tượng thủy văn, xác định các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn.
- Lĩnh vực địa chất khoáng sản: ưu tiên xác định các giải pháp trong quản lý, khai thác các loại tài nguyên khoáng sản; bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững các di sản địa chất ven biển Việt Nam.
7. Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của ngành tài nguyên và môi trường
- Xây dựng, đề xuất phương thức tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của ngành tài nguyên môi trường.
- Rà soát nội dung các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của từng lĩnh vực để thực hiện việc tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu.
8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
- Tăng cường vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương, khu vực và đa phương.
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
9. Triển khai một số nhiệm vụ cấp bách
- Xây dựng mô hình số độ cao có độ chính xác cao.
- Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Tăng cường năng lực và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn.
- Xây dựng kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác chiến lược về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước giữa hai chính phủ Việt Nam và Hà Lan.
Danh mục các nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch hành động và kinh phí dự kiến tại Phụ lục kèm theo.
Nguồn tài chính để thực hiện Kế hoạch hành động bao gồm:
- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tài trợ quốc tế để triển khai các hoạt động về biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép với các chương trình, dự án khác có liên quan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Kế hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch vốn hàng năm của Chương trình mục tiêu quốc gia trình Bộ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định danh mục, đề cương nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch hành động thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phân bổ các nguồn vốn thực hiện Kế hoạch hành động.
- Chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động.
2. Vụ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phân bổ dự toán hàng năm cho các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch hành động.
- Chủ trì thẩm định dự toán đối với các các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng.
3. Vụ Hợp tác quốc tế
- Chủ trì, phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và các đơn vị liên quan để vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
4. Vụ Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thẩm định nội dung các đề tài nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
5. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
- Thực hiện chức năng của Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Chương trình trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; làm đầu mối giúp Bộ trưởng điều phối các hoạt động về biến đổi khí hậu của Bộ.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, rà soát danh mục nhiệm vụ, phân bổ nguồn vốn, dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động.
- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan để vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động.
6. Các đơn vị khác
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động.
- Tham gia các hoạt động chung theo chỉ đạo của Bộ.
Các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ định kỳ 6 tháng, năm có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện cho Bộ (qua Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính) để tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Chương trình.
Báo cáo định kỳ sáu tháng gửi trước ngày 20 tháng 7, báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây