Quyết định 241/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về quy định chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 241/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về quy định chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 241/QĐ-BNN-TCLN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 05/02/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 241/QĐ-BNN-TCLN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 05/02/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/QĐ-BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LÂM NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch lâm nghiệp áp dụng đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Nội dung báo cáo
Thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ lục I và hướng dẫn tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này. Chi tiết về các biểu mẫu và hướng dẫn thu thập các chỉ tiêu được đăng tải trên Website của Tổng cục Lâm nghiệp: www.tongcuclamnghiep.gov.vn.
2. Thời hạn báo cáo
- Báo cáo tháng: ngày 20 hàng tháng;
- Báo cáo năm: ngày 20 tháng 12.
3. Phương thức báo cáo
Báo cáo của các địa phương gửi qua đường công văn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo địa chỉ: Tổng cục Lâm nghiệp - Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; bằng E-mail theo địa chỉ: vpbcd57@mard.gov.vn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định này kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
b) Lập, gửi báo cáo theo đúng quy định về nội dung, thời điểm và kỳ báo cáo.
c) Cử cán bộ làm nhiệm vụ đầu mối thực hiện báo cáo qua thư điện tử về địa chỉ E-mail: vpbcd57@mard.gov.vn trước ngày 28 tháng 02 năm 2013, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về họ và tên cán bộ đầu mối, đơn vị công tác, chức danh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ hộp thư điện tử.
2. Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định Số 241/QĐ-BNN-TCLN ngày 05 tháng 02 năm
2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Cơ
quan chủ quản |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……… |
……….., ngày ….. tháng …. năm …… |
BÁO
CÁO
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LÂM NGHIỆP
THÁNG …..NĂM... VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG ……..NĂM ………..
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LÂM NGHIỆP THÁNG ... NĂM ....
1. Phát triển rừng và sử dụng rừng
1.1. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ
Báo cáo đánh giá về tình hình triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng về phát triển rừng (chuẩn bị cây giống, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng cây phân tán…..); sử dụng rừng, kết quả chi tiết tại biểu 1. Nêu những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Riêng chỉ tiêu về xuất khẩu và nhập khẩu các địa phương không phải lập số liệu.
Biểu 1. Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển và sử dụng rừng
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Kế hoạch năm |
Thực hiện đến |
Tỷ lệ % so với |
||
Kỳ báo cáo |
Lũy kế từ đầu năm |
Kế hoạch năm |
Cùng kỳ năm trước |
||||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4=3/1*% |
5 |
I |
PHÁT TRIỂN RỪNG |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chuẩn bị cây giống |
1.000 cây |
|
|
|
|
|
2 |
Diện tích trồng rừng tập trung |
ha |
|
|
|
|
|
2.1 |
Trồng rừng phòng hộ |
ha |
|
|
|
|
|
2.2 |
Trồng rừng đặc dụng |
ha |
|
|
|
|
|
2.3 |
Trồng rừng sản xuất |
ha |
|
|
|
|
|
|
Trồng mới |
ha |
|
|
|
|
|
|
Trồng lại sau khai thác trắng |
ha |
|
|
|
|
|
3 |
Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt được cải tạo |
ha |
|
|
|
|
|
4 |
Diện tích rừng trồng được chăm sóc |
ha |
|
|
|
|
|
5 |
Số lượng cây phân tán được trồng |
1.000 Cây |
|
|
|
|
|
6 |
Diện tích rừng được khoán bảo vệ |
ha |
|
|
|
|
|
7 |
Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh |
ha |
|
|
|
|
|
II |
SỬ DỤNG RỪNG |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sản lượng gỗ khai thác |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên |
m3 |
|
|
|
|
|
|
Khai thác chính |
m3 |
|
|
|
|
|
|
Khai thác tận dụng, tận thu |
m3 |
|
|
|
|
|
1.2 |
Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích khai thác trắng |
ha |
|
|
|
|
|
|
Sản lượng khai thác |
m3 |
|
|
|
|
|
1.3 |
Khai thác gỗ từ vườn rừng, cây trồng phân tán |
m3 |
|
|
|
|
|
1.4 |
Khai thác gỗ cao su |
m3 |
|
|
|
|
|
2 |
Chế biến, tiêu thụ sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nguyên liệu chế biến |
tấn |
|
|
|
|
|
2.2 |
Tiêu thụ sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
Khối lượng |
tấn |
|
|
|
|
|
|
Giá trị |
Tr.đ |
|
|
|
|
|
3 |
Xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
Tr.USD |
|
|
|
|
|
32 |
Sản phẩm mây, tre, thảm |
Tr.USD |
|
|
|
|
|
4 |
Nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
Tr.USD |
|
|
|
|
|
4.2 |
Sản phẩm ngoài gỗ |
Tr.USD |
|
|
|
|
|
1.2. Tình hình thực hiện và giải ngân
Báo cáo, đánh giá về tình hình thực hiện và giải ngân của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng .... Chi tiết tại biểu 2. Nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biểu 2. Giá trị thực hiện và giải ngân
TT |
Chỉ tiêu |
Kế hoạch năm |
Thực hiện |
Giải ngân |
Tỷ lệ giải ngân |
|||
Trong kỳ |
Lũy kế từ đầu năm |
Trong kỳ |
Lũy kế từ đầu năm |
% so với thực hiện |
% so với KH năm |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=5/3% |
7=5/1% |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trồng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đặc dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cải tạo rừng |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chăm sóc rừng |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Trồng cây phân tán |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Khoán bảo vệ rừng |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Khoanh nuôi tái sinh |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình bảo vệ rừng
Báo cáo đánh giá về: Tình hình triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng; Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và PTR, chống người thi hành công vụ; Tình hình phòng chống cháy rừng, tình hình cháy rừng ..... kết quả chi tiết tại biểu 3. Nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Biểu 3. Tình hình bảo vệ rừng
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Số liệu vi phạm năm báo cáo |
So với cùng kỳ năm trước |
||
Kỳ báo cáo |
Lũy kế từ đầu năm |
Số liệu vi phạm |
% |
|||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4=3/2% |
1 |
Vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản |
Vụ |
|
|
|
|
1.1 |
Tổng số vụ vi phạm |
Vụ |
|
|
|
|
|
Phá rừng |
Vụ |
|
|
|
|
|
Trong đó phá rừng làm nương rẫy |
Vụ |
|
|
|
|
|
Khai thác rừng |
Vụ |
|
|
|
|
|
Phòng cháy chữa cháy rừng |
Vụ |
|
|
|
|
|
Cháy rừng |
Vụ |
|
|
|
|
|
Quản lý động vật hoang dã |
Vụ |
|
|
|
|
|
Vận chuyển, buôn bán lâm sản |
Vụ |
|
|
|
|
|
Chế biến gỗ và lâm sản |
Vụ |
|
|
|
|
|
Vi phạm khác |
Vụ |
|
|
|
|
1.2 |
Số vụ đã xử lý |
Vụ |
|
|
|
|
|
Xử lý hình sự |
Vụ |
|
|
|
|
|
Xử phạt hành chính |
Vụ |
|
|
|
|
2 |
Cháy rừng do nguyên nhân khác |
Vụ |
|
|
|
|
3 |
Chống người thi hành công vụ |
|
|
|
|
|
3.1 |
Số Vụ |
Vụ |
|
|
|
|
3.2 |
Số vụ đã xử lý |
Vụ |
|
|
|
|
|
Xử lý hình sự |
Vụ |
|
|
|
|
|
Xử phạt hành chính |
Vụ |
|
|
|
|
3.3 |
Số người bị chết |
Người |
|
|
|
|
34 |
Số người bị thương |
Người |
|
|
|
|
4 |
Diện tích rừng giảm |
|
|
|
|
|
4.1 |
Do chuyển đổi mục đích sử dụng |
Ha |
|
|
|
|
4.2 |
Do hành vi vi phạm pháp luật |
|
|
|
|
|
|
Diện tích bị cháy |
Ha |
|
|
|
|
|
Diện tích bị phá |
Ha |
|
|
|
|
4.3 |
Do các nguyên nhân khác |
Ha |
|
|
|
|
5 |
Thu sau xử lý vi phạm |
Trđ |
|
|
|
|
6 |
Lâm sản tịch thu |
m3 |
|
|
|
|
4. Triển khai chính sách chi trả DVMTR và Quỹ BV&PTR
Tình hình triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR trong tháng và từ đầu năm: triển khai các đề án, dự án, tình hình thu chi kinh phí ...kết quả chi tiết tại Biểu 4.
Tình hình thành lập, hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, huyện (nếu có), tỉnh (đối với Trung ương).
Biểu 4. Tình hình chi trả dịch vụ môi trường rừng
TT |
Chỉ tiêu |
Kế hoạch năm |
Thực hiện trong tháng |
Lũy kế từ đầu năm |
A |
B |
2 |
3 |
4 |
1 |
Số tiền thu từ bên sử dụng DVMTR |
|
|
|
1.1 |
Số tiền đã thu |
|
|
|
|
Nhận điều phối từ quỹ trung ương |
|
|
|
|
Thu trong tỉnh |
|
|
|
1.2 |
Số tiền còn phải thu trong tỉnh |
|
|
|
2 |
Số tiền đã chi trả cho chủ rừng |
|
|
|
5. Nhiệm vụ khác
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Đánh giá chung
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch lâm nghiệp tháng.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG ... NĂM ...
Nêu kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của tháng tiếp theo.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Nêu những kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh, các Bộ, ngành trung ương.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ |
HƯỚNG DẪN THU THẬP CÁC CHỈ TIÊU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Nhóm, tên chỉ tiêu và phân tổ |
Định nghĩa/Khái niệm |
Các chỉ tiêu cần thu thập |
Nguồn cung cấp số liệu |
Cách thức thu thập |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
Phát triển rừng |
||||
1 |
Chuẩn bị cây giống |
||||
1.1 |
Cây giống thuộc vườn ươm tập trung |
Vườn ươm tập trung là vườn ươm trực tiếp sản xuất cây con phục vụ trồng rừng, có diện tích lớn hơn 0,5 ha, công suất lớn hơn 500.000 cây/năm và thời gian sử dụng dài hơn 3 năm. |
Số lượng cây giống (kể cả đủ tiêu chuẩn xuất vườn và chưa đủ tiêu chuẩn xuất vườn). |
Các cơ sở cung ứng giống cây rừng, các chủ dự án (BQLR phòng hộ, BQLR đặc dụng, doanh nghiệp trồng rừng). |
Chi cục LN thu thập, tổng hợp từ các vườn ươm tập trung báo cáo cho Sở NN&PTNT |
1.2 |
Cây giống thuộc vườn ươm phân tán |
Vườn ươm có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha, công suất ít hơn 500.000 cây/năm và thời gian sử dụng ít hơn 3 năm. |
Các hộ gia đình làm vườn ươm phân tán tại các xã. |
Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp và báo cáo Chi cục LN |
|
2 |
Diện tích rừng trồng tập trung |
||||
2.1 |
Diện tích trồng rừng phòng hộ |
Là tổng diện tích rừng được trồng trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hoặc đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có qui mô diện tích từ 0,5 ha trở lên. Diện tích trồng rừng tập trung bao gồm: Diện tích trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. |
- Diện tích rừng tập trung trồng theo kế hoạch. - Diện tích rừng đã được trồng theo thiết kế. |
Các chủ dự án |
Các chủ dự án báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT |
2.2 |
Diện tích trồng rừng đặc dụng |
||||
2.3 |
Diện tích trồng rừng sản xuất |
|
|
||
2.3.1 |
Diện tích trồng mới |
Các chủ dự án; Các doanh nghiệp lâm nghiệp; |
- Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT |
||
Hộ GĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn |
- Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã (nếu có) thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp và báo cáo Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN |
||||
2.3.2 |
Diện tích rừng trồng lại sau khai thác trắng |
Các chủ dự án; Các doanh nghiệp lâm nghiệp; Hộ GĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã (nếu có) thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp và báo cáo Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
||
3 |
Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt được cải tạo |
Là diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, có năng suất, chất lượng thấp được thay thế bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ, bảo vệ môi trường cao hơn. |
- Diện tích rừng được cải tạo theo kế hoạch. |
Các chủ dự án; Các doanh nghiệp lâm nghiệp; |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT. |
- Diện tích rừng đã được trồng theo thiết kế. |
Hộ GĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. |
Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã (nếu có) thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp và báo cáo Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN. |
|||
4 |
Diện tích rừng trồng được chăm sóc |
Là diện tích rừng được trồng trong các kỳ trước cần được đầu tư chăm sóc để phát triển thành rừng trong một thời gian nhất định. |
- Diện tích rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) đang trong giai đoạn chăm sóc. - Diện tích rừng (PH, ĐD, SX) thực tế được chăm sóc. |
Như quy định đối với diện tích trồng rừng tập trung. |
Như quy định đối với diện tích trồng rừng tập trung. |
5 |
Số lượng cây lâm nghiệp phân tán được trồng |
Là tổng số cây lâm nghiệp được trồng trên đất tận dụng như: vườn nhà, ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng bờ đồng, trong các trường học, công sở, hoặc trên các mảnh đất nhỏ khác, nhằm mục đích cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ xây dựng và gia dụng, củi cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; đồng thời góp phần bảo vệ gìn giữ môi trường. |
Số lượng cây rừng được trồng phân tán theo kế hoạch và thực tế thực hiện. |
Các chủ dự án. |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT. |
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn |
Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã (nếu có) thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN. |
||||
6 |
Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ |
Là diện tích rừng có chức năng chính là phòng hộ hoặc đặc dụng được nhà nước cấp kinh phí cho các hộ dân có trách nhiệm bảo vệ, không được khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng mà chỉ được khai thác tận thu các sản phẩm phụ từ vốn rừng này. |
Diện tích rừng (phòng hộ, đặc dụng) được khoán bảo vệ theo kế hoạch và thực tế. |
Các chủ DA, UBND các xã. |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT. |
7 |
Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh |
Là tổng diện tích rừng nghèo kiệt có tán che dưới 10% (độ tàn che dưới 0,1) được khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ để phát triển thành rừng trong một thời gian nhất định. |
- Diện tích rừng được KNTS tự nhiên (theo kế hoạch và kết quả thực hiện). - Diện tích rừng được KHNS có trồng bổ sung (theo kế hoạch và kết quả thực hiện). |
Các chủ dự án |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT. |
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. |
Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tại các xã (nếu có) thu thập để báo cáo Hạt KL hoặc Phòng NN. |
||||
8 |
Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh |
Là khoản kinh phí đầu tư cho các hoạt động lâm sinh, như: ươm giống, gieo trồng, tỉa thưa, điều chế rừng, bảo vệ, trồng mới, khai thác vốn rừng. |
Tổng số vốn đã được giải ngân (theo kế hoạch) đến thời điểm báo cáo. |
Các chủ dự án. |
Các chủ dự án, Doanh nghiệp báo cáo Chi cục LN tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT. |
II |
Sử dụng rừng |
||||
1 |
Sản lượng gỗ khai thác |
||||
1.1 |
Khai thác gỗ rừng tự nhiên |
|
|
|
|
1.1.1 |
Khai thác chính |
Sản lượng gỗ rừng tự nhiên khai thác theo kế hoạch được giao. |
- Sản lượng gỗ khai thác theo kế hoạch |
- Các chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ - Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. |
- Đối với Tổ chức: Hạt Kiểm lâm các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất khai thác theo kế hoạch và diện tích rừng sản xuất thực tế đã được khai thác từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. |
1.1.2 |
Khai thác tận dụng, tận thu |
- Là sản lượng gỗ khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh (nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng...), khai thác các cây chết đứng, đổ gãy và khai thác giải phóng mặt bằng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. |
|
- Các chủ DA, UBND các xã - Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý RPH, RĐD và các doanh nghiệp, hợp tác xã - Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. |
|
1.2 |
Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung |
|
|
|
|
1.2.1 |
Diện tích khai thác trắng |
Là bảng thống kê diện tích rừng sản xuất được khai thác trắng theo kế hoạch và thực tế. |
- Diện tích khai thác gỗ theo kế hoạch. |
- Các chủ DA, UBND các xã - Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các doanh nghiệp, hợp tác xã Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. |
- Đối với Tổ chức: Hạt Kiểm lâm các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất khai thác theo kế hoạch và diện tích rừng sản xuất thực tế đã được khai thác từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. |
1.2.2 |
Sản lượng khai thác |
Là bảng thống kê sản lượng rừng sản xuất được khai thác trắng theo kế hoạch và thực tế. |
- Diện tích khai thác gỗ theo kế hoạch. |
- Đối với Hộ Gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Cán bộ lâm nghiệp tại các xã kết hợp với kiểm lâm địa bàn thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất của các hộ dân đã khai thác để báo cáo UBND xã. UBND xã tổng hợp và báo cáo phòng NN&PTNT. Trên cơ sở số liệu báo cáo của UNBD các xã, phòng NN&PTNT tổng hợp và báo cáo Sở NN&PTNT. |
|
- Sản lượng gỗ khai thác |
- Đối với Tổ chức: Hạt Kiểm lâm các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất khai thác theo kế hoạch và diện tích rừng sản xuất thực tế đã được khai thác từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. - Đối với Hộ Gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Cán bộ lâm nghiệp tại các xã kết hợp với kiểm lâm địa bàn thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất của các hộ dân đã khai thác để báo cáo UBND xã. UBND xã tổng hợp và báo cáo phòng NN&PTNT. Trên cơ sở số liệu báo cáo của UNBD các xã, phòng NN&PTNT tổng hợp và báo cáo Sở NN&PTNT. |
||||
1.3 |
Sản lượng khai thác gỗ từ vườn rừng, cây trồng phân tán |
- Khai thác từ vườn rừng: Là sản lượng gỗ khai thác từ vườn, trang trại của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Khai thác cây trồng phân tán: Là sản lượng gỗ khai thác các cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán. |
Sản lượng gỗ khai thác. |
- Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các doanh nghiệp, hợp tác xã; - Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. |
- Đối với Tổ chức: Hạt Kiểm lâm các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất khai thác theo kế hoạch và diện tích rừng sản xuất thực tế đã được khai thác từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. - Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Cán bộ lâm nghiệp tại các xã kết hợp với kiểm lâm địa bàn thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất của các hộ dân đã khai thác để báo cáo UBND xã. UBND xã tổng hợp và báo cáo phòng NN&PTNT. Trên cơ sở số liệu báo cáo của UNBD các xã, phòng NN&PTNT tổng hợp và báo cáo Sở NN& PTNT. |
1.4 |
Sản lượng khai thác gỗ cao su |
Là sản lượng gỗ cao su của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn khai thác. |
Sản lượng gỗ cao su được khai thác. |
Các Tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trồng cao su. |
- Đối với Tổ chức: Hạt Kiểm lâm các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất khai thác theo kế hoạch và diện tích cao su thực tế đã được khai thác từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. - Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Cán bộ lâm nghiệp tại các xã kết hợp với kiểm lâm địa bàn thu thập số liệu về diện tích rừng sản xuất của các hộ dân đã khai thác để báo cáo UBND xã. UBND xã tổng hợp và báo cáo phòng NN&PTNT. Trên cơ sở số liệu báo cáo của UNBD các xã, phòng NN&PTNT tổng hợp và báo cáo Sở NN& PTNT. |
2 |
Chế biến, tiêu thụ sản phẩm |
||||
2.1 |
Nguyên liệu chế biến |
Là bảng thống kê tổng khối lượng gỗ nguyên liệu được đưa vào chế biến. |
- Khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác được đưa vào chế biến |
- Các chủ DA, UBND các xã - Các cơ sở chế biến lâm sản. |
- Hạt KL các huyện căn cứ vào hồ sơ thiết kế khai thác rừng của các chủ DA trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
- Hạt Kiểm Lâm tổng hợp số liệu về nguyên liệu đưa và chế biến từ các cơ sở chế biến để báo cáo Sở NN&PTNT. |
|||||
2.2 |
Tiêu thụ sản phẩm |
Là bảng thống kê tổng khối lượng, giá trị sản phẩm được tiêu thụ |
Khối lượng, giá trị sản phẩm tiêu thụ. |
Các cơ sở chế biến lâm sản. |
- Hạt Kiểm Lâm tổng hợp số liệu về khối lượng, giá trị sản phẩm tiêu thụ từ các cơ sở chế biến để báo cáo Sở NN&PTNT. |
III |
Bảo vệ rừng |
||||
1 |
Số vụ vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và vận chuyển lâm sản |
||||
1.1 |
Số vụ phá rừng trái pháp luật |
Là bảng thống kê số vụ phá rừng trái pháp luật, bao gồm: hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 18 của Nghị định số 99/2009/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định. |
- Số vụ phá rừng trái pháp luật. |
Các chủ DA, UBND các xã. |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ phá rừng trái pháp luật, diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị phá trái pháp luật và số lượng gỗ bị thiệt hại do các vụ phá rừng trái pháp luật từ các chủ DA, UBND các xã trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
- Số vụ phá rừng làm nương rẫy. |
|||||
1.2 |
Số vụ khai thác rừng trái pháp luật |
Là bảng thống kê số vụ khai thác rừng trái pháp luật, bao gồm: hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu theo quy định của pháp luật là cấm khai thác hoặc việc khai thác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép. |
- Số vụ khai thác rừng trái pháp luật. |
Các chủ DA, UBND các xã. |
- Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ khai thác rừng trái pháp luật, diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị khai thác trái pháp luật và số lượng gỗ bị khai thác trái pháp luật từ các chủ DA, UNBD các xã trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
1.3 |
Số vụ vi phạm các quy định về PCCCR |
Là bảng thống kê số vụ vi phạm các quy định về PCCCR, bao gồm các hành vi: |
- Số vụ vi phạm quy định về PCCCR; |
|
- Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ vi phạm quy định về PCCCR trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
- Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng; Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nổ vào mùa hanh khô; Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V; Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái pháp luật ở trong rừng, ven rừng |
|
||||
|
|
- Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng. - Không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng. - Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh. - Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên do mình quản lý. |
- Số vụ vi phạm quy định về PCCCR gây ra cháy rừng. |
|
|
1.4 |
Số vụ vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã. |
Là số vụ vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã, bao gồm các hành vi vi phạm hành chính và hình sự liên quan đến quản lý, bảo vệ (săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết động vật rừng; khai thác trái quy định của pháp luật); vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh trái quy định; xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội động vật rừng. |
- Số vụ vi phạm |
|
- Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ vi phạm quy định về quản lý động vật hoang dã trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
1.5 |
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật |
Vận chuyển lâm sản (kể từ thời điểm lâm sản được bốc xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật. |
- Số vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn. - Khối lượng gỗ thu được từ các vụ vận chuyển buôn bán lâm sản trái pháp luật. |
|
- Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật, khối lượng gỗ thu được từ các vụ vận chuyển buôn bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
1.6 |
Vi phạm các quy định về chế biến gỗ và lâm sản |
Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định |
- Số vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. - Khối lượng gỗ thu được từ các vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. - Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản. |
Các biên bản xác định vi phạm của Hạt Kiểm lâm. |
- Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước và số liệu về khối lượng gỗ thu được từ các vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
1.7 |
Các vi phạm khác |
||||
1.7.1 |
Số vụ lấn, chiếm rừng trái pháp luật |
Là bảng thống kê số vụ lấn, chiếm rừng trái pháp luật, gồm các hành vi: Người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác. |
Số vụ lấn, chiếm rừng trái pháp luật |
|
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ lấn, chiếm rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
1.7.2 |
Số vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng khác. |
Là bảng thống kê số vụ vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng, gồm các hành vi: - Mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng (chim, thú, các loài thủy sinh); Săn bắt động vật trong mùa sinh sản; Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm; Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy định cấm săn bắt; Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công, công cụ cơ giới vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái pháp luật. - Nuôi, trồng, thả trái pháp luật vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa. - Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái pháp luật ở rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật trái pháp luật trong rừng. - Quảng cáo kinh doanh về thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. |
Số vụ vi phạm quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng khác. |
|
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ vi phạm quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng khác trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
1.7.3 |
Số vụ khai thác trái pháp luật cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp |
Là bảng thống kê số vụ khai thác trái pháp luật cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp, gồm các hành vi: sử dụng cảnh quan, môi trường rừng, các dịch vụ lâm nghiệp để sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh, lập nghĩa địa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định trong giấy phép |
Số vụ khai thác trái pháp luật cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp |
|
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ khai thác trái pháp luật cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
1.7.4 |
Số vụ gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng |
Là bảng thống kê số vụ gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, làm thay đổi hiện trạng hoặc hư hỏng các công trình |
Số vụ gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng |
|
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT |
2 |
Số vụ chống người thi hành công vụ |
- Là bảng thống kê số vụ chống người thi hành công vụ trong giải quyết và xử lý các vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. |
- Tổng số vụ chống người thi hành công vụ trong giải quyết và xử lý các vụ vi phạm lâm luật - Số vụ đã xử lý (hình sự, xử phạt hành chính). |
|
Hạt KL các huyện thống kê số vụ chống người thi hành công vụ, giá trị tài sản bị thiệt hại do các hành vi chống người thi hành công vụ để báo cáo Chi cục KL, trên cơ sở đó Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
3 |
Diện tích rừng giảm |
||||
3.1 |
Do chuyển mục đích sử dụng |
- Là bảng thống kê diện tích rừng bị giảm do chuyển mục đích sử dụng sang loại rừng khác và mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp. |
Diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị chuyển đổi mục đích sử dụng trên địa bàn. |
Các chủ DA, UBND các xã. |
Phòng NN&PTNT các huyện thu thập số liệu về diện tích rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) bị chuyển đổi mục đích sử dụng từ BQLR đặc dụng, BQLR phòng hộ, các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp, UBND các xã trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Sở NN&PTNT. |
3.2 |
Do hành vi vi phạm pháp luật |
||||
3.2.1 |
Diện tích bị cháy |
Là bảng thống kê về diện tích rừng bị cháy, số vụ cháy rừng. |
Số vụ cháy rừng trên địa bàn. |
Các chủ DA, UNBD các xã. |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số vụ cháy rừng và diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị cháy trên địa bàn từ các doanh nghiệp/công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL - Sở NN&PTNT. |
Diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị cháy trên địa bàn. |
|
Cán bộ kiểm lâm địa bàn thu thập số liệu về số vụ cháy rừng và diện tích bị cháy từ các xã sau đó báo cáo Hạt KL huyện. Hạt KL nghiệp tổng hợp và báo cáo Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
|||
3.2.2 |
Diện tích bị phá rừng trái pháp luật |
|
Diện tích rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) |
Các chủ DA, UNBD các xã. |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho chi cục KL - Sở NN&PTNT. |
3.3 |
Do các nguyên nhân khác |
|
|
Hạt kiểm lâm; |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho chi cục KL - Sở NN&PTNT. |
4 |
Thu, nộp ngân sách sau xử lý vi phạm |
|
Số tiền thu được do xử phạt, tịch thu sản phẩm từ các vụ vi phạm lâm luật. |
Hạt kiểm lâm; |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về số tiền thu được do xử phạt, tịch thu sản phẩm từ các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT. |
5 |
Khối lượng lâm sản tịch thu |
Là bảng thống kê khối lượng gỗ (m3) tịch thu được từ các vụ phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật. |
Khối lượng gỗ tròn, gỗ xẻ thu được từ các vụ phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật. |
Hạt kiểm lâm; |
Hạt KL các huyện thu thập số liệu về khối lượng gỗ thu được từ các vụ phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện sau đó thống kê lại và báo cáo cho Chi cục KL, Chi cục KL báo cáo Sở NN&PTNT |
IV |
Chi trả dịch vụ môi trường |
||||
1 |
Số tiền thu từ bên sử dụng DVMTR |
Số tiền DVMTR phải thu trong kỳ tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. |
Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR. Thông báo của Quỹ trung ương. |
Bên sử dụng CVMTR; Quỹ trung ương. |
Quỹ bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh thu thập số liệu về Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR của bên sử dụng DVMTR; Thông báo của Quỹ trung ương. |
2 |
Số tiền đã thu DVMTR |
Số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được thực tế trong kỳ tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. |
Số tiền thực tế thu được từ các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng. |
Ngân hàng dịch vụ. |
Quỹ bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh thu thập số liệu về số tiền DVMTR thực tế thu được từ các cơ sở kinh doanh sử dụng dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh và số tiền nhận điều phối từ Quỹ trung ương. |
3 |
Số tiền bên sử dụng DVMTR chưa chi trả |
Số tiền bên sử dụng DVMTR còn phải trả theo bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR sau khi trừ đi số tiền đã thu được. |
Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR. |
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các cấp. |
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định trên cơ sở bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR của bên sử dụng DVMTR, trừ đi số tiền thực tế bên sử dụng DVMTR đã nộp. |
4 |
Số tiền DVMTR đã chi trả cho chủ rừng |
Số tiền DVMTR thực tế đã được chi trả cho chủ rừng |
Số tiền thực tế đã chi trả (triệu đồng) |
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các cấp. |
Quỹ bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền thực tế đã tạm ứng, thanh toán cho các chủ rừng. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây