376597

Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2017-2022

376597
LawNet .vn

Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2017-2022

Số hiệu: 230/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 25/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 230/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 25/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NHIỆM KỲ 2017 - 2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 70/TTr-SNV ngày 22 tháng 01 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2017 - 2022 của Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua ngày 06 tháng 01 năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Chủ tịch Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PCVP: VX và CV: VH, TH;
- Lưu: VT, NV.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

ĐIỀU LỆ

HỘI VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 230/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Võ thuật cũng như các bộ môn khác của ngành Thể dục, thể thao đều có chung mục đích nâng cao thể chất cho mọi người, nht là tng lớp thanh thiếu niên nhm phục vụ tốt việc rèn luyện thân thể, có sức khỏe để học tập và lao động tốt. Thông qua việc rèn luyện võ thuật sẽ giáo dục cho tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh ý thức được phong trào “Toàn dân rèn luyện thân th theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Vovinam - Việt Võ đạo là một môn võ thuật được hình thành và phát triển theo chiều dài lịch sử của dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Vovinam - Việt Võ đạo đã được nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam đón nhận và hăng say tập luyện. Điều đó đã giúp cho Vovinam - Việt võ đạo ngày càng khẳng định được vị thế tiên phong của mình trong phát triển phong trào thể dục thể thao của đất nước.

Hòa chung xu thế đó, từ năm 2007 đến nay, Bộ môn Vovinam - Việt Võ đạo được thành lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích tạo sân chơi lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên rèn luyện th chất và tinh thn. Nhờ sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, cùng với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn của Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Bộ môn Vovinam - Việt Võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển có chiều sâu; đã thu hút được nhiều học sinh, sinh viên tham gia tập luyện, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo tồn phát triển môn võ thuật độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, biểu trưng:

1. Tên tiếng việt: Hội Vovinam - Việt Võ Đạo Thừa Thiên Huế.

Tên viết tắt: VVN- VVĐ/TTH.

2. Tên giao dịch quốc tế: The VOVINAM - Viet Vo Đao - Thua Thien Hue Association.

Tên viết tt VOVINAM- TTH- ASSO.

3. Biểu trưng: Biểu trưng của Hội là phù hiệu của môn phái, có nền màu vàng viền xanh. Nửa trên hình vuông, nửa dưới là ½ vòng tròn ghép lại. Phn phía trên có hai hàng chữ Vovinam (màu đỏ) - Việt Võ Đạo (màu xanh), phần phía dưới có vòng tròn (màu trng), bên trong có vòng ghép âm dương (màu xanh bên phải, màu đỏ bên trái). Bản đồ Việt Nam (màu vàng) ở giữa biu thị nguồn gốc xuất phát của môn Vovinam - Việt Võ Đạo. Phn trên cùng và ngoài cùng của phù hiệu này có chữ Hội Vovinam Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội

1. Tôn chỉ

Hội Vovinam - Việt Võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội nhằm tập hợp các hội viên, môn đồ thuộc bộ môn Vovinam - Việt võ đạo trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo sự đoàn kết chặt chẽ để nâng cao danh dự môn phái, phục vụ dân tộc và nhân loại; tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh nhà. Hoạt động của Hội không có tính chất chính trị và tôn giáo; trên tinh thần tôn trọng các môn phái võ thuật khác.

2. Mục đích của Hội nhằm huấn luyện cho võ sinh trên 3 phương thức: rèn luyện võ lực để nâng cao sc khỏe, thân thể; hướng dẫn võ thuật để có khả năng tự vệ và hướng dẫn lý thuyết võ đạo để tu dưỡng tinh thần, trau dồi đạo hành.

Điều 3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động:

1. Hội là một tổ chức quần chúng tập hợp rộng rãi những người có tâm huyết đã hoặc đang tập luyện môn võ thuật Vovinam - Việt Võ đạo trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh thông qua Sở Nội vụ và chịu sự quản lý về lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Sở Văn hóa và Thể thao.

Ngoài ra, Hội có quan hệ chặt chẽ với Liên đoàn Vovinam - Việt Võ Đạo Việt Nam và các Hội khác trên địa bàn cả nước Liên đoàn Vovinam Việt Nam.

Điều 4. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trụ sở của Hội đặt tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, s 57 Lâm Hoằng- phường Vỹ Dạ- Tp Huế.

ĐT: 0984299246 - 0898248236 (Võ sư Lê Bá Thương).

Email: Vovinamhue2014@gmail.com

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

1. Tự nguyện, tự quản;

2. Dân chủ, bình đẳng, công khai minh bạch;

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;

4. Không vì mục đích lợi nhuận;

5. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 6. Nhiệm vụ của Hội

1. Tuyên truyền, quảng bá, huấn luyện môn võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo đến các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh và lực lượng vũ trang (nếu có).

2. Phát triển và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, quan tâm tạo điều kiện đến các Chi hội, Câu lạc bộ, sân tập trực thuộc.

3. Đào tạo các Huấn luyện viên trẻ để kế thừa và phát triển phong trào tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Tổ chức thi lên đai, lên cấp, huấn luyện nâng cao, tập luyện thống nhất đòn thế. Đào tạo vận động viên tham gia biểu diễn, thi đấu các giải toàn tỉnh, khu vực và toàn quốc.

5. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong nước và quốc tế nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác giúp đỡ nhau về các mặt chuyên môn theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện theo sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo cấp trên, Sở Văn hóa và thể thao, cũng như các Sở ban ngành liên quan. Hằng năm có báo cáo định kỳ theo quy định.

Điều 7. Quyền hạn của Hội

1. Được tuyên truyền, quảng bá tôn chỉ, mục đích của Hội. Được ký kết hợp đồng liên kết, hợp đồng kinh tế; được phép quảng cáo, chiêu sinh khai giảng lớp mới; được tổ chức thi thăng đai, nâng cấp, huấn luyện, tập huấn nâng cao theo quy định của pháp luật. Được tổ chức biểu diễn, thi đấu tại địa phương khu vực theo quy định của pháp luật.

2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại trong nước và quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, của các Chi hội, Câu lạc bộ, sân tập trực thuộc Hội và các quyền lợi của Hội viên. Được cung cấp thông tin hợp pháp cần thiết cho Hội viên.

4. Được ký, đóng dấu xác nhận chuyên môn vào thẻ môn sinh, giấy chứng nhận đẳng cấp, Quyết định Hội đồng thi thăng cấp, bảng công nhận kết quả thi chuyên môn và các giấy tờ khác.

5. Được in ấn, phát hành tài liệu chuyên môn trong phạm vi nội bộ theo quy định của pháp luật và ngành thông tin văn hóa.

6. Tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan Nhà nước về những vn đề liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Tiêu chuẩn Hội viên, các loại Hội viên

1. Hội viên có các tiêu chuẩn sau:

a) Tâm huyết với môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.

b) Tán thành tôn chỉ - mục đích của Hội, chấp hành điều lệ Hội, đóng hội phí theo quy định.

c) Làm đơn xin gia nhập Hội và có sinh hoạt ở một hay nhiều tổ chức của Hội.

d) Thực hiện Điều lệ Hội và chương trình, phương hướng hoạt động của Hội theo nhiệm kỳ.

2. Các loại Hội viên:

a) Hội viên danh dự: Là những người có uy tín hoặc giúp đỡ đặc biệt cho phong trào Hội, được Ban điều hành đề cử và mời làm công tác cố vấn.

b) Hội viên tán trợ: Là những người tán thành điều lệ Hội, nhiệt tình hỗ trợ tinh thần hay vật chất cho Hội nhưng không có điều kiện tham gia trực tiếp các hoạt động.

c) Hội viên hoạt động: Là Hội viên trực tiếp sinh hoạt, tập luyện, huấn luyện môn võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo tại cơ sở Hội trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 9. Quyền của Hội viên

1. Tham gia góp ý với Ban điều hành về các hoạt động và sự phát triển của Hội. Được sinh hoạt với một hoặc nhiều cơ sở tổ chức trực thuộc Hội.

2. Được đề cử người vào Ban đại diện để dự Đại hội đại biểu. Hội viên có quyền đề cử, ứng cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội (kể cả Hội viên tán trợ cùng được hưởng quyền này).

3. Tham gia sinh hoạt với các hoạt động của Hội như tập luyện, huấn luyện, biểu diễn, thi đấu, thi nâng cấp thăng đai,...được phổ biến các tài liệu thông tin nội bộ theo quy định.

4. Được Hội tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất trong việc phát triển Hội như mở sân tập mới, thủ tục pháp lí, trang bị dụng cụ (trong phạm vi khả năng của Hội). Hội hoan nghênh sự tham gia đóng góp ý, và đề xuất các sáng kiến của các cá nhân để thực hiện tôn chỉ mục đích, Điều lệ Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của Hội viên

1. Tích cực hoạt động trong tổ chức Hội, tuân thủ Điều lệ Hội và quy định của Nhà nước trong hoạt động võ thuật.

2. Tích cực tuyên truyền tôn chỉ, mục đích, Điều lệ Hội. Làm tốt công tác phát triển Hội viên mới, mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Hội.

3. Sinh hoạt tại một hoặc nhiều cơ sở trực thuộc Hội. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định (Hội viên danh dự và Hội viên tán trợ không thực hiện 3 mục này).

Điều 11. Thể thức vào Hội, ra Hội:

1. Việc kết nạp Hội viên do Ban chấp hành Hội quyết định trên cơ sở đơn xin gia nhập Hội của cá nhân hoặc tập thể.

2. Hội viên không sinh hoạt Hội quá 6 tháng và không đóng hội phí quá 6 tháng mà không nêu rõ lý do hoặc không có đơn xin tạm ngừng sinh hoạt thì sẽ gạch tên ra khỏi Hội.

3. Hội viên có quyền làm đơn xin ra khỏi Hội.

Chương IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội

1. Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên.

2. Ban chấp hành.

3. Ban thường vụ.

4. Văn phòng Hội.

5. Ban kiểm tra.

6. Các tổ chức trực thuộc Hội.

7. Ban chuyên môn và các tổ chuyên môn.

Điều 13. Đại hội Hội

1. Đại hội Hội Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, do Ban chấp hành Hội quyết định triệu tập; nhiệm kỳ của Đại hội là 05 năm. Đại hội có thể là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên. S lượng và việc phân bố Đại biểu dự Đại hội do Ban chấp hành quy định.

2. Đại biểu dự đại hội gồm Đại biểu được giới thiệu từ cơ sở và các Ủy viên Ban Chấp hành.

3. Những nội dung chính quyết định trong Đại hội:

a) Thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ.

b) Thông qua bản phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì mới.

c) Thông qua điều lệ hoạt sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội (nếu có).

d) Thông qua báo cáo tài chính.

đ) Bầu cử Ban chấp hành, Ban kiểm tra.

e) Cử Đại biểu đi dự Đại hội cấp trên (nếu có).

3. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:

Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.

Việc biểu quyết các quyết định của Đại hội phải được qua ½ số Đại biểu chính thức có mặt tán thành mới có giá trị thực hiện.

Điều 14. Ban chấp hành:

1. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo Hội giữa hai kỳ Đại hội. Cơ cấu, tiêu chuẩn và số lượng Ủy viên Ban chấp do Đại hội quyết định. Ban chấp hành mỗi năm 2 kỳ, hoạt động của Ban chấp hành theo quy chế do Ban chấp hành quy định.

2. Ban chấp hành có nhiệm vụ:

a) Lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết và chương trình hoạt động của Hội;

b) Giữ mối liên hệ đi nội và đi ngoại bảo đảm cho sự phát triển của Hội;

c) Bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư kí, Ban Thường vụ Hội;

d) Xây dựng Đại hội nhiệm kỳ theo quy định;

đ) Thông qua quyết toán tài chính hằng năm và nhiệm k của Hội;

e) Xem xét kết nạp Hội viên, xét khen thưởng hoặc k luật Hội viên;

g) Phê duyệt quy chế làm việc của Ban chấp hành Hội, quy chế quản lý tài chính, tài sản Hội.

Điều 15. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ do Ban chấp hành bu trong số các ủy viên Ban chấp hành, gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và một số ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Ban chấp hành.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ

a) Giúp Ban chấp hành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành;

b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập hợp Ban chấp hành;

c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Liên đoàn.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ

a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban chấp hành ban hành, tuân thủ quy định pháp luật và Điều lệ Hội;

b) Ban Thường vụ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ; Các Nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông quan khi có trên 1/2 số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành, trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 16. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban chấp hành. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban chấp hành quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:

a) Đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Hội và là chủ tài khoản;

b) Chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban chấp hành và các tổ chức thành viên về hoạt động của Hội;

c) T chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định của Ban chấp hành và giám sát mọi hoạt động của Hội.

d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

2. Các Phó Chủ tịch do Ban chấp hành bầu, có trách nhiệm và quyền hạn:

a) Hoạt động theo sự phân công của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về các mảng công tác được giao.

b) Phó Chủ tịch thường trực thay mặt giải quyết các công việc khi Chủ tịch vng mặt.

Điều 17. Ban kiểm tra

1. Ban kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ Ban kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra:

a) Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức, hội viên thuộc Hội trong việc chấp hành Điều lệ Hội. Nghị quyết và các quy định của Hội.

b) Kiến nghị với các cấp lãnh đạo Hội xử lý các vi phạm của các tổ chức và hội viên thuộc Hội, sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

c) Trưởng ban kiểm tra được mời dự các kì họp của Ban chấp hành Hội.

Điều 18. Các Ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc

1. Văn phòng Hội

a) Văn phòng Hội giúp Chủ tịch Hội giải quyết công việc hàng ngày của Hội, do Phó chủ tịch thường trực hoặc Ủy viên thư kí phụ trách với chức vụ là Chánh văn phòng Hội.

b) Văn phòng Hội có nhiệm vụ lưu giữ toàn bộ danh sách hồ sơ hội viên, phát hành tài liệu, quản lý tài sản, cũng như các hoạt động phục vụ cho công tác của Hội, giúp Chủ tịch Hội theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của Hội theo quy định.

2. Ban chuyên môn

Hội thành lập Ban chuyên môn để giúp Hội điều hành công tác huấn luyện và tổ chức. Hội ra quyết định thành lập Ban điều hành của Ban chuyên môn. Trong ban chuyên môn có các tổ chuyên môn như: Tổ huấn luyện, tổ nghiên cứu chuyên môn - kỹ thuật, tổ biểu diễn thi đấu, tổ lý thuyết võ đạo - soạn thảo văn bản, tổ hậu cần thủ quỹ, tổ liên lạc thông dịch, tổ phụ trách website...Mỗi tổ có một tổ trưởng và người tổ trưởng quyết định chọn thành viên của tổ mình. Mỗi Hội viên được tham gia nhiều tổ khác nhau tùy theo khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, còn có Hội đồng tổ chức thi thăng cấp có quyết định của Chủ tịch Hội riêng.

3. T chức cơ sở thuộc Hội

a) Tổ chức cơ sở thuộc Hội là các Chi hội của các địa phương gồm có các Câu lạc bộ Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Huế, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Bảo trợ xã hội Hoa Sen, Trường ĐH Y- Dược Huế, Trường Tiểu học Bình Điền, Câu lạc bộ Chùa Kim Đài, Câu lạc bộ Chùa Bình Thành, Câu lạc bộ Chùa Thiên Hương.

b) Định kỳ từng cuối các quý, các cơ sở trực thuộc Hội này gởi văn bản hoặc email đến Văn phòng Hội để báo cáo tình hình, kiến nghị, phương hướng hoạt động của cơ sở mình. Cuối năm có Bảng báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động trước ngày 15 tháng 11 để Chủ tịch Hội báo cáo lên cấp trên trước ngày 1 tháng 12 theo quy định.

Chương V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 19. Các nguồn tài sản, tài chính của Hội

1. Các khoản thu

a) Hội phí và các khoản đóng góp tự nguyện ủng hộ của Hội viên.

b) Thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của Hội, trích từ các hợp đồng, thu biểu diễn.

c) Thu từ các chi hội hoặc các Câu lạc bộ, sân tập theo tiền Hội phí của Hội viên và thu nhập của điểm tập.

d) Sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi

a) Chi hoạt động thường xuyên của Hội. Chi đón, tiếp khách các đoàn thăm viếng, giao lưu (Nếu tiếp các đoàn ln cần thêm sự đóng góp của Hội viên).

b) Chi công tác tuyên truyền, phát triển hội theo Nghị quyết của Ban chấp hành.

c) Chi khen thưởng, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, ảnh lưu niệm...

3. Hội phí: Đóng Hội phí là nghĩa vụ của người Hội viên (riêng Hội viên danh dự và Hội viên tán trợ không phải đóng Hội phí).

a) Hội viên đóng Hội phí theo từng quý hoặc 2 quý một lần hoặc cả năm.

b) Mức tiền Hội phí do Ban Chấp hành Hội quy định tùy theo khả năng, điều kiện cụ thể của từng Chi hội, từng Câu lạc bộ, từng sân tập.

4. Tài sản của Hội: gồm các tài sản hiện vật, trang thiết bị tự mua sắm hoặc được các cá nhân, đơn vị biếu, gửi tặng cho Hội. Được ghi chép theo dõi nguồn gốc, giá trị tài sn, phân công người quản lí, lưu giữ và mục đích lưu giữ.

Điều 20. Quản lý tài chính, tài sản

Công tác kế toán và quản lý tài chính, tài sản của Hội thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hội tự chịu trách nhiệm, tự cân đi nguồn thu chi. Có báo cáo tài chính công khai, rõ ràng, minh bạch. Khi Hội tạm ngừng hoạt động thì toàn bộ tài chính, tài sản của Hội được giải quyết theo quyết định của Ban Chấp hành Hội (có biên bản kèm theo).

Điều 21. Phương thức giải quyết tài chính, tài sản khi Hội giải thể

Hội bị giải thể khi bị UBND tỉnh ra quyết định giải thể. Hội sẽ lập Hội đồng thanh lý hoặc chuyển giao tài sản. Ban điều hành Hội phối hợp với Ban kiểm tra có trách nhiệm kiểm toán toàn bộ tài sản, tài chính. Báo cáo công khai cho tt cả các Hội viên, các cá nhân, cơ quan có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan.

Chương VI

CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ HỘI

Điều 22. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể Hội

Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của pháp luật về hội, nghị quyết của Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VII

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 23. Khen thưởng

Hội viên, các tổ chức thuộc Hội có thành tích trong quá trình xây dựng và phát triển Hội sẽ được Hội biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng theo các quy định chung của Nhà nước.

Điều 24. Kỷ luật

Hội viên các tổ chức trực thuộc Hội hoạt động vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Hội, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Hội thì tùy theo mức độ sai phạm mà bị xử lý các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, xóa tên khỏi danh sách Hội sẽ bị thông báo các nơi, nếu cần thiết báo cáo lên các cấp trên liên quan để biết... Nếu là tập thể thì tùy theo mức độ sai phạm mà bị xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc giải tán.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Ch có Đại hội đại biểu Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế mới có quyền bổ sung hoặc sửa đổi Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua mới có hiệu lực.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ này gồm 8 Chương, 26 Điều đã được Đại hội đại biểu Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua ngày 06 tháng 01 năm 2018 tại thành phố Huế và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tnh Thừa Thiên Huế.

2. Căn cứ quy định pháp luật về Hội và Điều lệ Hội, Ban Chp hành Hội Vovinam - Việt võ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác