Quyết định 2253/QĐ-UBND năm 2019 về Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 2253/QĐ-UBND năm 2019 về Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 2253/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Bùi Văn Khánh |
Ngày ban hành: | 16/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2253/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký: | Bùi Văn Khánh |
Ngày ban hành: | 16/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2253/QĐ-UBND |
Hòa Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia;
Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 29/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 6572/TTr-VPUBND ngày 11/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có liên quan cập nhật, công khai Bộ câu hỏi/trả lời trên Cổng dịch vụ công tỉnh và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Thời gian trước ngày 15/11/2019.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
BỘ CÂU HỎI/TRẢ LỜI VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG
GẶP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TTHC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2253/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
STT |
Tên TTHC |
Câu hỏi |
Câu trả lời |
1 |
Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện gồm những giấy tờ gì? |
Điều 12 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào quy định: 1. Đối với phương tiện thương mại (áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận tải): a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào quy định tại Phụ lục 7a của Thông tư này; b) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào; c) Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; d) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; đ) Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). 2. Đối với phương tiện phi thương mại và phương tiện thương mại phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào quy định tại Phụ lục 7b của Thông tư này; b) Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; d) Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào); đ) Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác). 3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 của Điều này và các điểm b, c, d khoản 2 của Điều này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. |
2 |
Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện |
Phương tiện phải đảm bảo các điều kiện gì để được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào? |
Điều 3 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quy định đối với phương tiện quy định: 1. Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại. 2. Phương tiện thương mại bao gồm: a) Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định; b) Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch; c) Xe ô tô vận tải hàng hóa; d) Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào (không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước). 3. Phương tiện phi thương mại bao gồm: a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đi công tác, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô cứu thương, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ); b) Xe ô tô của cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ô tô chở người dưới 09 chỗ và xe ô tô bán tải (pick-up)); c) Xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã đi công tác, tham quan, du lịch. 4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định. |
3 |
Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện |
Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện khi được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào? |
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện 1. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của Bên ký kết kia không quá 30 ngày, kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 01 lần với thời gian tối đa không quá 10 ngày. 2. Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Nghị định thư. 3. Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia. |
4 |
Khi lưu hành tại Lào, phương tiện phải có các giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Quy định về giấy tờ của phương tiện Khi lưu hành, phương tiện phải có các giấy tờ còn hiệu lực cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến có chứng thực (trừ trường hợp giấy tờ được in song ngữ Việt - Lào hoặc Việt - Anh, Lào - Anh) để trình các cơ quan hữu quan khi được yêu cầu, cụ thể: 1. Các giấy tờ của phương tiện bao gồm: a) Giấy đăng ký phương tiện; b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; c) Giấy phép liên vận; d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba; đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập. 2. Đối với phương tiện vận tải hành khách, ngoài quy định tại khoản 1 của Điều này phải có thêm các giấy tờ sau: a) Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại Phụ lục 1a của Thông tư này; đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch được quy định tại Phụ lục 1b của Thông tư này). b) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng). 3. Đối với phương tiện vận tải hàng hóa, ngoài quy định tại khoản 1 của Điều này phải có thêm các giấy tờ sau: a) Vận đơn; b) Tờ khai hải quan đối với hàng hóa; c) Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật. 4. Ngoài giấy phép liên vận, phương tiện vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm, hàng có trọng tải hoặc kích thước vượt quá quy định khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó cấp giấy phép lưu hành đặc biệt theo quy định. |
|
5 |
Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện |
Khi lưu hành tại Lào, lái xe phải có các giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định đối với lái xe Lái xe điều khiển phương tiện qua lại biên giới phải có các giấy tờ còn hiệu lực sau: 1. Giấy phép lái xe quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển. 2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ đối tượng được miễn thị thực). 3. Trong trường hợp hộ chiếu của lái xe và Giấy đăng ký phương tiện không do cùng một Bên ký kết cấp thì phải có thêm bản sao có chứng thực Hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến của lái xe với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng minh thư ngoại giao. |
6 |
Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho phương tiện |
Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào? |
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào (Giấy phép) là các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam đáp ứng yêu cầu sau: 1. Đã hoạt động vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bố phá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản. 2. Có số lượng phương tiện phù hợp với phương án kinh doanh theo quy định. |
7 |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này. b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô); c) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này. |
|
8 |
Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định; b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải; d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ); e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi). |
9 |
Cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, hết hạn, bị mất hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép |
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định; b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó; c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó). 3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định; b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó; c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định; b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng) hoặc văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh. |
10 |
Cấp phù hiệu cho xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công -ten - nơ, xe đầu kéo, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải bằng xe buýt |
Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu về hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này; b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này. c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu. |
11 |
Cấp phù hiệu xe nội bộ |
Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe nội bộ gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu về cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ” Đơn vị có xe ô tô vận tải nội bộ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này. b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. |
12 |
Cấp phù hiệu xe trung chuyển |
Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe trung chuyển gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu về cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang tham gia khai thác tuyến cố định trên địa bàn địa phương. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này. b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. c) Bản sao công bố tuyến, chấp thuận khai thác tuyến của cơ quan quản lý tuyến. |
13 |
Cấp giấy phép xe tập lái |
Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái? |
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, thủ tục cấp giấy phép xe tập lái 1. Hồ sơ bao gồm: a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này; b) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). 2. Trình tự thực hiện a) Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; b) Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe; c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. |
14 |
Cấp mới giấy phép lái xe |
Điều kiện đối với người học lái xe là gì? |
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về điều kiện đối với người học lái xe 1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. 2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. 3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. 4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. |
15 |
Hồ sơ của người học lái xe gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hồ sơ của người học lái xe 1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài; d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. 2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật; c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch); d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch). Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. |
|
16 |
Cấp mới giấy phép lái xe |
Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 có được tự học lý thuyết tại nhà không? |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo. |
17 |
Hồ sơ của người dự sát hạch lái xe gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hồ sơ dự sát hạch lái xe 1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C; c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch. 2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này; b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng; c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng. 3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản sao giấy phép lái xe hết hạn. 4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận; c) Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có). |
|
18 |
Cấp mới giấy phép lái xe |
Người dự sát hạch lái xe được bảo lưu kết quả sát hạch hay không? |
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về bảo lưu kết quả sát hạch Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần trong thời gian 01 năm đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước, nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 7; hồ sơ dự sát hạch tại Điều 19 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. |
19 |
Cấp lại Giấy phép lái xe |
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về cấp lại giấy phép lái xe, 1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe; b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này. 2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe. 3. Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung: a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết; b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này. |
20 |
Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp |
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn. 3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. |
21 |
Đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp |
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp, người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong Quân đội thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn ký trở lên hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn không quá 6 tháng tính từ ngày cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quốc phòng ký. 3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3. 4. Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam). Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu ghi ở khoản 1 và khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản. |
22 |
Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp |
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp 1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); c) Hồ sơ gốc (nếu có); Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. 2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 01 tháng 8 năm 1995: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền; c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; d) Bản sao giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam). Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản. |
23 |
Đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài |
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài 1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này); b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh; c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh. Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. |
24 |
Đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam |
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam 1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh; c) Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam; d) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Khi đến nhận giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. |
25 |
Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa |
Hồ sơ đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ; d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm. 2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; b) Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu; c) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; d) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài; đ) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê. 3. Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. |
26 |
Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa |
Hồ sơ đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ; d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm. 2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; b) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê. 3. Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. |
27 |
Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa |
Hồ sơ đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 5 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký của cơ quan đăng ký phương tiện trước đó (bản chính) đối với phương tiện là tàu biển; c) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu và phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ; đ) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm. 2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; b) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; c) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài; d) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê. |
28 |
Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật |
Hồ sơ đăng ký lại phương tiện trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký lại phương tiện trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 6 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ; d) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp; đ) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm. 2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện được cấp còn hiệu lực sau khi phương tiện đã thay đổi tính năng kỹ thuật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra. 3. Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tính năng kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tên thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này. |
29 |
Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện |
Hồ sơ đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp; d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ. 2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: a) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm. |
30 |
|
Hồ sơ đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện gồm những giấy tờ gì? |
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa về đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: a) Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; c) Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó; d) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính), đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ. 2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: a) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm. |
31 |
Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ |
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ? Thời hạn giải quyết trong bao nhiêu lâu? |
1. Theo Khoản 3 Điều 26 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ, bao gồm: + Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; + Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); hoặc văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); + Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) giao tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao; + Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính). 2. Theo Khoản 5 Điều 26 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. |
32 |
Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác |
Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác đối với các trường hợp nào? |
Theo khoản 6 điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT, Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác đối với các trường hợp sau: a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến quốc lộ được giao quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu áp dụng đối với dự án sửa chữa công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông vượt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng phải bảo đảm quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Thông tư này. |
33 |
Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác |
Thành phần hồ sơ xin cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác |
Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ xin cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác, bao gồm: + Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13, đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này; + Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 13; + 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13; biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông. |
34 |
|
Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu được xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? |
Theo khoản 8 điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu được xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: + Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình thiết yếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ; + Sửa chữa, hoàn trả nguyên trạng và bảo hành chất lượng các công trình đường bộ bị ảnh hưởng do việc thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; + Nộp hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ, bổ sung, cập nhật vào hồ sơ quản lý tuyến đường. + Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu có trách nhiệm sửa chữa các hạng mục hoàn trả với cơ quan cấp giấy phép thi công; đồng thời phải quy định trong hợp đồng với nhà thầu thi công công trình thiết yếu nghĩa vụ thực hiện bảo hành chất lượng đối với các hạng mục hoàn trả công trình đường bộ; thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành và các yêu cầu khác về bảo hành thực hiện theo quy định của Điều 35 và Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Số tiền bảo hành chỉ được trả cho nhà thầu thi công xây dựng công trình thiết yếu sau khi có văn bản xác nhận hết bảo hành của chủ đầu tư và cơ quan quản lý đường bộ đã thực hiện cấp phép. |
35 |
Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ |
Thành phần Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ bao gồm những gì? |
Theo Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; - Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công / (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). - Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ. |
36 |
Cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác |
Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác bao gồm những gì? |
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải thì hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác bao gồm: - Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015. - Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). - Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ. |
37 |
Cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ |
Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ bao gồm những gì? |
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015, thành phần hồ sơ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ bao gồm: - Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015. - Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận. - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe). - Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển. |
38 |
Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa |
Phí, lệ phí đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa? |
Mục 2, phần I Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, Mức thu phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định cụ thể như sau: Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa: 70.000 đồng |
39 |
Thành phần hồ sơ để đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa? |
Điều 11, Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa quy định thành phần hồ sơ để đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa như sau: - Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: + Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu; + 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; + Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm. - Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; + Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu; + Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm; + Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài; + Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê. - Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm. |
|
40 |
Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện |
Thành phần hồ sơ Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện |
Theo Điều 14, Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa, thành phần hồ sơ đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện như sau: - Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện: + Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu; + 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi; + Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp; |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây