Quyết định 222-TC/CĐKT năm 1980 về chế độ kế toán tài sản cố định trong các xí nghiệp quốc doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 222-TC/CĐKT năm 1980 về chế độ kế toán tài sản cố định trong các xí nghiệp quốc doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 222-TC/CĐKT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Trí Cao |
Ngày ban hành: | 11/10/1980 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/10/1980 | Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 222-TC/CĐKT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Võ Trí Cao |
Ngày ban hành: | 11/10/1980 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/10/1980 |
Số công báo: | 17-17 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222-TC/CĐKT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1980 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 222-TC/ĐKT NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 1980 BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ vào Nghị định số 61-CP
ngày 29 tháng 3 năm 1974 và Quyết định số 90-CP ngày 18 tháng 4 năm 1978 của
Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bộ Tài chính;
Căn cứ vào Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 175 -
CP ngày 28 tháng 10 năm 1961;
Căn cứ vào những kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình chấn chỉnh và
cải tiến công tác kế toán tài sản cố định ở các đơn vị xí nghiệp thuộc các
ngành kinh tế quốc dân;
Sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục Thống kê và các Bộ, Tổng cục chủ
quản,
|
Võ Trí Cao (Đã ký) |
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
(Ban hành theo Quyết định số 222-TC/CĐKT ngày 11 tháng 10 năm 1980 của
Bộ Tài chính)
1. Nhà cửa,
2. Vật kiến trúc,
3. Máy móc thiết bị động lực,
4. Máy móc thiết bị công tác,
5. Thiết bị truyền dẫn,
6. Công cụ,
7. Dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm,
8. Thiết bị và phương tiện vận tải,
9. Dụng cụ quản lý,
10. Súc vật làm việc và súc vật sinh sản.
11. Cây lâu năm,
12. Tài sản cố định khác (bao gồm các chi phí đầu tư được coi là tài sản cố định).
Ngoài cách phân loại trên, trong sổ sách kế toán, tài sản cố định của xí nghiệp còn được phân loại theo các cách phân loại khác quy định trong chế độ báo cáo kế toán - thống kê hiện hành của Nhà nước (như phân loại theo công dụng, phân loại theo nguồn vốn...).
Điều 3 - Kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, đúng sự thật, kịp thời số lượng, giá trị số hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của tài sản cố định trong toàn xí nghiệp và ở từng đơn vị sử dụng tài sản cố định;
- Ghi chép, phản ánh tình hình sử dụng từng đối tượng tài sản cố định, từng loại tài sản cố định và toàn bộ tài sản cố định ở từng đơn vị sử dụng và trong toàn xí nghiệp; tính toán xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định;
- Tính trích và hạch toán chính xác số khấu hao tài sản cố định vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông, tính và hạch toán kịp thời giá trị hao mòn tài sản cố định. Giám sát việc trích nộp khấu hao cơ bản cho Nhà nước, cho cấp trên và hoàn trả vốn vay Ngân hàng theo chế độ Nhà nước quy định;
- Hạch toán đúng đắn các chi phí về sửa chữa tài sản cố định, tính toán kịp thời giá thành các công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, giám sát việc sử dụng đúng mục đích quỹ khấu hao sửa chữa lớn, việc chấp hành các định mức và dự toán chi phí sửa chữa lớn;
- Hạch toán kịp thời kết quả về thanh lý tài sản cố định và xác định đúng đắn những thiệt hại hoặc lợi ích do tài sản cố định phải thanh lý trước hoặc sau thời hạn sử dụng quy định;
- Lập báo cáo kế toán về tài sản cố định, phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng tài sản cố định; đề xuất các biện pháp nhằm không ngừng tăng cường việc giữ gìn, bảo dưỡng đổi mới và nâng cao công suất sử dụng tài sản cố định.
Nguyên giá tài sản cố định trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Nguyên giá của tài sản cố định xây dựng, tự chế tạo hoặc mua sắm mới là giá trị được ghi tăng vốn cố định phản ánh trong báo cáo quyết toán công trình hoàn thành đã được duyệt y.
- Nguyên giá của tài sản cố định nhận chuyển giao hoặc mua lại của các xí nghiệp, cơ quan khác là nguyên giá ghi trong biên bản giao nhận tài sản cố định đã được duyệt y, trừ chi phí cũ (nếu có) về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử..., cộng chi phí mới (nếu có) về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử... trước khi dùng.
- Nguyên giá của tài sản cố định đã được đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước là giá mới tính trong điều kiện hiện tại (giá khôi phục) áp dụng cho việc đánh giá lại tài sản cố định.
1. Trang bị, đổi mới bộ phận làm tăng giá trị của tài sản cố định.
2. Tháo bớt một vài bộ phận của tài sản cố định làm giảm giá trị tài sản cố định.
3. Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.
Nếu xí nghiệp đi thuê tài sản cố định bỏ vốn xây dựng thêm, trang bị thêm hoặc đổi mới một số bộ phận của tài sản cố định thuê ngoài, theo sự thoả thuận trong hợp đồng giữa đôi bên, thì xí nghiệp đi thuê phải hạch toán công trình xây dựng thêm, trang bị thêm đó vào tài sản cố định của xí nghiệp mình và phải tiến hành trích khấu hao.
Hết hạn hợp đồng. xí nghiệp đi thuê giao trả tài sản cố định bao gồm cả công trình xây dựng thêm hoặc đổi mới cho đơn vị cho thuê. Khi giao nhận đôi bên ghi sổ theo nguyên giá và số khấu hao của phần công trình xây dựng thêm hoặc trang bị thêm đó theo phương pháp kế toán nhượng bán tài sản cố định giữa hai xí nghiệp.
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đối tượng ghi tài sản cố định là từng vật kết cấu hoàn chỉnh với tất cả các vật gá lắp và phụ tùng kèm theo, hoặc là những vật thể riêng biệt về mặt kết cấu dùng để thực hiện những chức năng độc lập nhất định, hoặc là từng tổ hợp bao gồm nhiều vật kết cấu hợp thành cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Các Bộ, Tổng cục chủ quản căn cứ vào quy định chung trên đây và bản chỉ dẫn (phụ lục số 1), quy định cụ thể đối tượng ghi tài sản cố định cho từng loại tài sản cố định để áp dụng thống nhất cho các xí nghiệp thuộc ngành mình quản lý.
Số hiệu tài sản cố định là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự nhất định để chỉ loại tài sản cố định, nhóm tài sản cố định và đối tượng tài sản cố định trong nhóm. Số hiệu dành cho mỗi nhóm tài sản cố định phải đủ để ghi những tài sản cố định hiện có và những tài sản cố định sẽ tăng thêm trong những năm tới thuộc nhóm tài sản cố định đó.
Đối với những đối tượng ghi tài sản cố định gồm nhiều bộ phận riêng lẻ hợp thành, thì ngoài số hiệu chung của đối tượng tài sản cố định đó còn có thể đánh thêm số hiệu phụ cho từng bộ phận.
Số hiệu của mỗi đối tượng ghi tài sản cố định không thay đổi trong suốt thời gian tài sản cố định sử dụng hay bảo quản tại xí nghiệp.
Số hiệu của những đối tượng ghi tài sản cố định ghi tài sản có định đã thanh lý hoặc nhượng bán cho xí nghiệp khác không được dùng lại cho những tài sản cố định mới nhận về.
Đối với những tài sản cố định thuê ngoài, xí nghiệp đi thuê không được thay đổi số hiệu của bên cho thuê mà sử dụng ngay số hiệu đã có.
Hồ sơ tài sản cố định về kỹ thuật do phòng kỹ thuật cơ điện (hoặc phòng chức năng tương ứng) lập và giữ; hồ sơ tài sản cố định về kế toán do phòng kế toán lập và giữ. Mỗi bộ hồ sơ của từng đối tượng ghi tài sản cố định phải được đánh số, ghi rõ số hiệu của đối tượng ghi tài sản cố định và phải được sắp xếp bảo quản ngăn nắp theo loại tài sản cố định tương ứng.
Mỗi đối tượng ghi tài sản cố định phải có một thẻ tài sản cố định riêng để theo dõi.
Đối với những tài sản cố định cùng loại, có giá trị nhỏ (theo quy định của mỗi ngành) số lượng nhiều, có công dụng và giá trị như nhau cùng nhận trong một thời điểm và cùng được sử dụng ở một nơi (phân xưởng, phòng ban) có thể mở chung một thẻ, nhưng trong thẻ phải kê khai tên và số hiệu của từng đối tượng.
Đối với những tài sản cố định phức tạp gồm nhiều bộ phận, trên thẻ tài sản cố định phải kê khai đầy đủ tên và đặc điểm của các bộ phận đó.
Hòm thẻ tài sản cố định của xí nghiệp phải được thiết kế thuận tiện cho việc sắp xếp, kiểm tra và sử dụng thẻ hàng ngày. Hòm thẻ tài sản cố định chia làm ba ngăn lớn:
- Ngăn thứ nhất xếp thẻ tài sản cố định đang dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản.
- Ngăn thứ hai xếp thẻ tài sản cố định đang dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản.
- Ngăn thứ ba xếp các loại thẻ tài sản cố định còn lại.
Trong mỗi ngăn lớn lại được chia ra nhiều ngăn nhỏ để sắp xếp thẻ tài sản cố định phục vụ yêu cầu phân loại và theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định trong xí nghiệp. Trong ngăn thứ nhất: tài sản cố định đang dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản, thẻ tài sản cố định được sắp xếp theo cách phân loại theo kết cấu (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị truyền dẫn v.v...) và trong mỗi loại, thẻ được xếp theo đơn vị sử dụng. Trong ngăn thứ hai: tài sản cố định đang dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản, thẻ được xếp theo lĩnh vực hoạt động (theo các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản), trong mỗi lĩnh vực hoạt động thẻ lại được sắp xếp theo kết cấu. Trong ngăn thứ ba thẻ tài sản cố định được sắp xếp theo các loại khác nhau: tài sản cố định đang sửa chữa lớn, tài sản cố định chờ thanh lý, tài sản cố định không cần dùng, tài sản dự trữ ... và lưu trữ tạm thời các thẻ tài sản cố định của những tài sản cố định đã thanh lý, nhượng bán, chuyển giao.
Biên bản giao nhận tài sản cố định phải lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định là công cụ, dụng cụ quản lý cùng loại, cùng giá đơn vị, được kiểm nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị giao thì được ghép lập một biên bản giao nhận chung.
Biên bản giao nhận tài sản cố định do ban kiểm nhận lập thành hai bản, có chữ ký của ban kiểm nhận, của bên giao bên nhận, mỗi bên giữ một bản chuyển về phòng kế toán xí nghiệp mình sau khi được kế toán trưởng ký xác nhận và giám đốc xí nghiệp duyệt y.
- Đánh số hiệu cho tài sản cố định và ghi số hiệu đó vào các chứng từ giao nhận tài sản cố định.
- Lập thẻ tài sản cố định theo từng đối tượng và xếp thẻ đó vào ngăn tương ứng trong hòm thẻ.
- Ghi sổ tài sản cố định của xí nghiệp và sổ tài sản cố định theo đơn vị sử dụng.
- Lập hồ sơ kế toán cho từng đối tượng tài sản cố định, chuyển toàn bộ tài liệu kỹ thuật của tài sản cố định cho phòng kỹ thuật bảo quản và sử dụng.
- Hạch toán tăng giá trị tài sản cố định và vốn cố định của xí nghiệp theo nguyên giá vào sổ sách kế toán tổng hợp.
Nếu công cụ lao động thuộc tài sản lưu động đã dùng trước khi chuyển thành tài sản cố định thì ghi giảm vốn lưu động và ghi tăng vốn cố định theo giá trị còn lại. Phần giá trị đã phân bổ vào chi phí sản xuất của công cụ lao động đang dùng được chuyển thành giá trị hao mòn của tài sản cố định bằng cách ghi tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định và ghi giảm số đã phân bổ về công cụ lao động thuộc tài sản lưu động.
Đối với khoản lãi vay ngân hàng phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình, không tính vào giá trị của tài sản cố định tương ứng, thì khi quyết toán công trình được duyệt y phải hạch toán thành một đối tượng tài sản cố định riêng để thực hiện thu hồi vốn bằng cách khấu hao tính dần vào chi phí sản xuất hoặc phí lưu thông và theo dõi thanh toán. Nguồn vốn thanh toán khoản lãi vay này cũng giống như nguồn vốn thanh toán tiền vay đầu tư.
HOẠCH TOÁN SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Số lượng máy móc thiết bị được huy động sử dụng;
- Công suất máy móc thiết bị thực tế được huy động;
- Thời gian hoạt động thực tế của máy móc thiết bị và thời gian ngừng việc theo các nguyên nhân;
- Nhiên liệu và động lực tiêu hao ...;
- Số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Cuối mỗi ca, tổ trưởng sản xuất ký xác nhận và chuyển các chứng từ theo dõi hoạt động của máy móc thiết bị cho nhân viên hạch toán phân xưởng (đội).
Những số liệu, tài liệu chủ yếu cần thiết cho việc phân tích gồm:
- Tổng số tài sản cố định hiện có và việc phân bổ, sử dụng tài sản cố định trong xí nghiệp;
- Số lượng và công suất tài sản cố định được huy động sử dụng so với số lượng và công suất tài sản cố định hiện có;
- Thời gian làm việc thực tế của tài sản cố định so với tổng quỹ thời gian theo chế độ, thời gian ngừng việc theo các nguyên nhân;
- Giá trị sản lượng làm ra trên một đơn vị giá trị tài sản cố định;
- Mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị giá trị tài sản cố định.
Và các số liệu, tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu cuả từng lần phân tích.
KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ HAO MÒN CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tất cả những tài sản cố định hiện có ở xí nghiệp (kể cả những tài sản cố định do xí nghiệp tự xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn tự có của mình dùng cho hành chính, sự nghiệp, phúc lợi và các chi phí đầu tư nói ở Điều 23) đều phải trích khấu hao, trừ các trường hợp đặc biệt quy định trong chế độ khấu hao tài sản cố định hiện hành.
Đối với những tài sản cố định sử dụng trong những môi trường đặc biệt, được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ khấu hao thì khi trích khấu hao ngoài việc phải căn cứ vào các định mức khấu hao chung còn phải căn cứ vào các hệ số điều chỉnh tăng giảm định mức khấu hao (khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn), quy định trong tập định mức khấu hao tài sản cố định.
Để đơn giản việc tính trích khấu hao, hàng tháng xí nghiệp có thể căn cứ vào số tài sản cố định tăng giảm trong tháng trước để tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng này. Số khấu hao trích trong tháng này được xác định bằng cách lấy số khấu hao đã trích tháng trước cộng (+) số khấu hao tăng và trừ (-) số khấu hao giảm trong tháng này.
Khi hoàn thành thủ tục bàn giao và ghi tăng tài sản cố định, vốn cố định, phải điều chỉnh lại số khấu hao đã trích và xác định giá trị hao mòn của tài sản cố định trong thời gian sử dụng để ghi giảm vốn cố định.
Số khấu hao sửa chữa lớn tuỳ theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên mà giải quyết như sau:
Nếu xí nghiệp cho thuê chịu trách nhiệm sửa chữa lớn tài sản cố định cho thuê thì xí nghiệp cho thuê phải tính trích khấu hao sửa chữa lớn và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản như quy định chung.
Nếu xí nghiệp đi thuê chịu trách nhiệm sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài thì xí nghiệp đi thuê phải tính trích và hạch toán khấu hao sửa chữa lớn cho thời gian sử dụng tài sản cố định như quy định tại Điều 51 dưới đây.
Số khấu hao cơ bản trích được hàng tháng của những tài sản cố định xây dựng, mua sắm bằng vốn vay Ngân hàng, kể cả khoản lãi vay ngân hàng trong quá trình tiến hành đầu tư nói ở Điều 23, xí nghiệp phải nộp kịp thời cho ngân hàng để hoàn trả vốn và lãi vay, hoặc nộp kịp thời cho ngân sách Nhà nước nếu tài sản cố định đó đã hoàn trả đủ vốn vay nhưng chưa khấu hao cơ bản hết.
Đối với các xí nghiệp trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp, nếu trong kế hoạch tài chính năm có ấn định khoản khấu hao cơ bản phải nộp liên hiệp để hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của liên hiệp, thì hàng tháng xí nghiệp phải trích nộp kịp thời số khấu hao cơ bản đó cho cơ quan liên hiệp theo mức do liên hiệp quy định.
Trong tất cả các trường hợp nộp khấu hao cơ bản nói trên, kế toán ghi giảm tài khoản vốn khấu hao (khấu hao cơ bản) và ghi giảm tài khoản tiền gửi Ngân hàng về vốn lưu động. Riêng đối với trường hợp nộp Ngân hàng để trả nợ vốn vay còn phải ghi giảm tài khoản vay dài hạn Ngân hàng và tài khoản thanh toán tiền vay Ngân hàng về đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự kế toán quy định.
Đối với những tài sản cố định có trích khấu hao, giá trị hao mòn hàng tháng là số khấu hao cơ bản của tài sản cố định đó phải trích trong tháng. Đối với những tài sản cố định không trích khấu hao, để nắm được giá trị còn lại và bảo đảm bù đắp kịp thời bằng vốn cấp phát, giá trị hao mòn cũng phải được xác định hàng tháng Căn cứ vào nguyên giá của những tài sản cố định đó và mức khấu hao cơ bản quy định trong tập định mức khấu hao tài sản cố định. Thời gian bắt đầu tính giá trị hao mòn hoặc thôi không tính giá trị hao mòn đối với những tài sản cố định tăng giảm trong năm được thực hiện như quy định về thời gian tính khấu hao của tài sản cố định tăng giảm nói ở Điều 35.
Giá trị hao mòn của tài sản cố định xác định hàng tháng được ghi giảm vốn cơ bản (vốn cố định) của xí nghiệp (ghi tăng tài khoản khấu hao tài sản cố định, ghi giảm tài khoản vốn cơ bản).
KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Sửa chữa lớn tài sản cố định là các công việc sửa chữa có chu kỳ tương đối dài, mức độ sửa chữa phức tạp, phải thay thế toàn bộ hoặc phần lớn các bộ phận hoặc chi tiết quan trọng đã hư hỏng nặng để khôi phục lại tính năng kỹ thuật và công dụng cơ bản của tài sản cố định. Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là công việc sửa chữa nhỏ, từng bộ phận nhằm bảo đảm cho tài sản cố định có thể hoạt động bình thường giữa hai kỳ sửa chữa lớn.
Các Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp căn cứ vào tính chất, đặc điểm của công tác sửa chữa tài sản cố định của ngành mà quy định cụ thể nội dung công việc sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho từng loại tài sản cố định để áp dụng thống nhất cho các xí nghiệp thuộc ngành mình quản lý. Những quy định của các Bộ, Tổng cục chủ quản ở Trung ương đồng thời được áp dụng cho các xí nghiệp cùng ngành ở địa phương.
Trường hợp chưa có quy định thống nhất của Bộ, Tổng cục thì giám đốc xí nghiệp được phép quy định để thực hiện trong xí nghiệp mình.
Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định do giám đốc xí nghiệp quyết định và cơ quan chủ quản cấp trên chuẩn y, còn kế hoạch sửa chữa thường xuyên tài sản cố định do giám đốc xí nghiệp quyết định.
Dự toán chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được lập cho từng loại tài sản cố định và từng bộ phận quản lý và sử dụng tài sản cố định (phân xưởng, đơn vị sản xuất...) Căn cứ vào nội dung, khối lượng công việc sửa chữa, định mức tiêu hao vật tư, đơn giá tiền lương sửa chữa hoặc đơn giá tiền công (trường hợp thuê ngoài).
Dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phải lập cho từng công trình sửa chữa lớn của từng đối tượng tài sản cố định căn cứ vào quy mô, mức độ sửa chữa, nhu cầu về vật tư, phụ tùng thay thế và các tài liệu cần thiết khác xác định được qua kiểm tra, phân tích tình trạng kỹ thuật của đối tượng tài sản cố định phải sửa chữa.
Dự toán sửa chữa tài sản cố định phải được giám đốc xí nghiệp duyệt y và mọi việc chi tiêu cho các nhu cầu sửa chữa tài sản cố định đều được thực hiện trong khuôn khổ của các dự toán đã được duyệt.
Phòng kế toán Căn cứ vào thông báo xếp thẻ tài sản cố định sửa chữa từ ngăn thẻ tương ứng vào ngăn thẻ tài sản cố định đang sửa chữa lớn trong hòm thẻ để theo dõi kiểm tra tình hình sửa chữa tài sản cố định, đồng thời phải mở sổ sách để ghi chép, tổng hợp chi phí và tính giá thành của từng công trình sửa chữa lớn tài sản cố định.
Mọi chứng từ ban đầu phản ánh các chi phí (vật tư, lao động, vốn bằng tiền...) về sửa chữa lớn tài sản cố định phải lập riêng cho từng công trình, từng đối tượng tài sản cố định sửa chữa lớn, chứng từ ban đầu thuộc công trình, đối tượng tài sản cố định sửa chữa lớn nào được tập hợp ghi chép trực tiếp vào sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mở cho công trình, đối tượng tài sản cố định đó.
Biên bản được lập hai bản có chữ ký của ban nghiệm thu, của đại diện đơn vị sửa chữa và của đại diện đơn vị có tài sản cố định sửa chữa. Biên bản sau khi được kế toán trưởng ký xác nhận và giám đốc xí nghiệp duyệt y, một bản giao cho đơn vị nhận sửa chữa giữ, một bản giao cho đơn vị có tài sản cố định sửa chữa giữa để ghi chép những điều cần thiết vào sổ tài sản cố định và sau đó chuyển về phòng kế toán xí nghiệp. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán ghi giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành được duyệt y vào thẻ tài sản cố định, xếp thẻ tài sản cố định từ ngăn thẻ tài sản cố định đang sửa chữa lớn vào ngăn thẻ tương ứng trong hòm thẻ, đồng thời ghi giảm nguồn vốn sửa chữa lớn tài sản cố định.
Điều 50- Kế toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định cần phân biệt mấy trường hợp sau:
- Trường hợp công việc sửa chữa lớn tài sản cố định do các bộ phận sản xuất phụ, xây lắp phụ hoặc do phân xưởng sản xuất chính của xí nghiệp tự làm thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sửa chữa được tập hợp vào tài khoản sản xuất phụ, xây lắp phụ hoặc sản xuất chính. Giá thành thực tế của công trình sửa chữa lớn hoàn thành được hạch toán từ tài khoản sản xuất phụ, xây lắp phụ hoặc sản xuất chính vào tài khoản tiêu thụ, để từ đây kết chuyển ghi giảm nguồn vốn sửa chữa lớn.
- Trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định tiến hành theo phương pháp cho thầu thì các chi phí thực tế về sửa chữa lớn (số tiền phải thanh toán với đơn vị nhận thầu) được hạch toán vào tài khoản sửa chữa lớn. Các chi phí liên quan đến việc vận chuyển tài sản cố định đi và về xí nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông (khoản mục chi phí quản lý).
Giá trị phế liệu thu hồi được trong quá trình sửa chữa lớn tài sản cố định được ghi giảm chi phí thực tế về sửa chữa lớn tài sản cố định.
Nếu chi phí sửa chữa lớn do bên cho thuê chịu thì bên cho thuê phải tổ chức kế toán như quy định ở Điều 50 trên đây.
Nếu chi phí sửa chữa lớn do bên đi thuê chịu thì bên đi thuê phải căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa lớn phải tiến hành mà trích trước hàng tháng một khoản nhất định hạch toán vào tài khoản chi phí trích trước và tính vào chi phí của các bộ phận sử dụng tài sản cố định thuê ngoài.
Khi tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định đi thuê, toàn bộ chi phí thực tế về sửa chữa tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà hạch toán như quy định tại Điều 50. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, chi phí thực tế về sửa chữa lớn được kết chuyển vào tài khoản chi phí trích trước. Trường hợp chi phí thực tế của công việc sửa chữa lớn tài sản cố định thuê ngoài nhiều hơn số trích trước thì phải trích thêm cho đủ và tính vào chi phí của bộ phận sử dụng tài sản cố định tháng đó. Trường hợp số trích trước nhiều hơn số chi phí thực tế về sửa chữa lớn thì điều chỉnh bằng mực đỏ để giảm số chi phí trích trước đã tính vào chi phí của các bộ phận sử dụng tài sản cố định.
Khi bàn giao tài sản cố định cho xí nghiệp cho thuê, xí nghiệp thuê tài sản cố định phải thông báo cho xí nghiệp cho thuê biết số chi phí sửa chữa lớn hoàn thành để làm căn cứ ghi sổ, thẻ tài sản cố định.
Trường hợp việc sửa chữa thường xuyên không đều đặn giữa các tháng làm cho giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông cao hạ thất thường thì xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp trích trước một mức nhất định chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Số trích trước hàng tháng được hạch toán vào tài khoản chi phí trích trước và phân phối vào các tài khoản chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông liên quan. Toàn bộ chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thực tế phát sinh trong năm phải tính hết vào chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông của năm đó. Vì vậy đến cuối năm nếu tài khoản chi phí trích trước còn số dư thì số dư này không được chuyển sang năm sau mà phải điều chỉnh tăng hoặc giảm chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông trong năm báo cáo.
Việc hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thuê ngoài được thực hiện như việc hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của xí nghiệp.
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ DI CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG NỘI BỘ XÍ NGHIỆP
Ban thanh lý phải lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu quy định của Nhà nước (chế độ ghi chép ban đầu). Biên bản thanh lý được lập thành hai bản, kế toán trưởng xí nghiệp ký xác nhận và Giám đốc xí nghiệp duyệt y. Một biên bản giao cho bộ phận có tài sản cố định thanh lý giữ, một biên bản gửi về phòng kế toán xí nghiệp làm căn cứ ghi sổ sách kế toán.
Giá trị thu hồi được do thanh lý tài sản cố định được hạch toán tăng nguồn vốn lưu động.
Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý tài sản cố định xí nghiệp được dùng để bổ sung quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, vì vậy kế toán phải ghi chuyển khoản chênh ệch đó, từ tài khoản vốn cơ bản (vốn lưu động) sang tài khoản các quỹ xí nghiệp (quỹ khuyến khích phát triển sản xuất) và chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng về vốn lưu động sang tài khoản tiền gửi ngân hàng khác (tiền gửi ngân hàng về các quỹ xí nghiệp). Đối với những xí nghiệp chưa thực hiện chế độ ba quỹ, khoản chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý tài sản cố định xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước.
Khi nhượng bán tài sản cố định xí nghiệp phải lập biên bản giao nhận tài sản cố định thành hai bản, có chữ ký của đại diện bên nhận, đại diện bên giao. Một biên bản kèm với các tài liệu kỹ thuật của tài sản cố định nhượng bán giao cho bên nhận, một biên bản chuyển về phòng kế toán xí nghiệp làm căn cứ hạch toán nhượng bán tài sản cố định sau khi được kế toán trưởng ký xác nhận và Giám đốc xí nghiệp duyệt y.
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định, kế toán ghi những điều cần thiết vào thẻ và sổ tài sản cố định, xếp thẻ tài sản cố định vào ngăn lưu trữ trong hòm thẻ và ghi giảm tài sản cố định, vốn cố định như trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định ở Điều 59.
Căn cứ vào biên bản di chuyển tài sản cố định trong nội bộ xí nghiệp, kế toán ghi số hiệu biên bản di chuyển và những nội dung cần thiết vào thẻ và sổ tài sản cố định, đồng thời chuyển thẻ tài sản cố định từ ngăn thẻ của bộ phận sử dụng cũ sang ngăn thẻ của bộ phận sử dụng mới. Các chi phí có liên quan đến việc di chuyển tài sản cố định trong nội bộ xí nghiệp (chi phí về tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt....) được hạch toán vào các tài khoản chi phí sản xuất liên quan hoặc tài khoản chi phí lưu thông.
Đối với tài sản cố định của xí nghiệp để ngoài sổ sách phát hiện trong kiểm kê thì xí nghiệp phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê và hồ sơ tài sản cố định lập thẻ, sổ tài sản cố định, đồng thời hạch toán tăng tài sản cố định và vốn cố định.
Nếu tài sản cố định để ngoài sổ sách là tài sản cố định đang sử dụng thì phải tính toán xác định số khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn để tính vào chi phí sản xuất hoặt chi phí lưu thông và hạch toán giá trị hao mòn của tài sản cố định trong thời gian sử dụng.
Đối với tài sản cố định thiếu phát hiện trong kiểm kê không thuộc quyền xử lý của Giám đốc xí nghiệp, kế toán ghi giảm tài sản cố định và vốn cố định, đồng thời chuyển giá trị còn lại của tài sản cố định sang nguồn vốn lưu động và ghi vào tài khoản - tài sản hư hỏng, thiếu hụt hoặt thừa chờ giải quyết. Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi sổ theo quy định chung.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây