Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 22/2018/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Phạm Vũ Hồng |
Ngày ban hành: | 21/09/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 22/2018/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Phạm Vũ Hồng |
Ngày ban hành: | 21/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2018/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 21 tháng 9 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 20/7/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng, về ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 01:2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 396/TTr-SNNPTNT ngày 12/9/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2018./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2018/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Kiên Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi chim yến: Là hoạt động dẫn dụ và khai thác tổ của chim yến (tổ yến).
2. Cơ sở nuôi chim yến: Là công trình xây dựng để phục vụ hoạt động nuôi chim yến mang tính chất thương mại thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân như: Nhà nuôi chim yến, nhà kho và cơ sở chế biến.
3. Nhà nuôi chim yến: Là công trình xây dựng được cải tạo hoặc xây mới nhằm mục đích làm nơi dẫn dụ để chim yến trú ngụ và làm tổ.
4. Dẫn dụ chim yến: Là việc sử dụng thiết bị âm thanh để hấp dẫn chim yến trú ngụ và làm tổ.
5. Công trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Điều 3. Vùng cấm xây dựng mới nhà nuôi chim yến
1. Đối với thành phố, thị xã:
a) Đối với thành phố Rạch Giá: Toàn bộ diện tích các phường: Rạch Sỏi; An Bình; An Hòa; Vĩnh Lạc; Vĩnh Bảo; Vĩnh Thanh Vân và Vĩnh Thanh.
b) Đối với thị xã Hà Tiên:
- Xã Tiên Hải: Tất cả các đảo (trừ Hòn Ụ và Hòn Đồi Mồi).
- Xã Thuận Yên: Khu hành chính, dân cư và dịch vụ công nghiệp Thuận Yên.
- Xã Mỹ Đức: Tỉnh lộ 28; đường vào Khu du lịch Đá Dựng; Khu du lịch Đá Dựng; Khu du lịch Thạch Động và khu vực Cửa khẩu Xà Xía.
- Phường Tô Châu: Toàn bộ diện tích quy hoạch Khu dân cư Tô Châu; đường 2/9; đường Nguyễn Phúc Chu; Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên; Khu dân cư Cửu Cửu Long; Khu dân cư đường vành đai Nam Đông Hồ; Khu dân cư - dịch vụ và hậu cần cảng vật liệu xây dựng; Khu dịch vụ - thương mại - du lịch Tô Châu.
- Phường Đông Hồ: Toàn bộ diện tích khu vực trung tâm phường được giới hạn bởi các tuyến đường: Phương Thành, Trần Hầu, Đông Hồ và Rạch Ụ.
- Phường Bình San: Toàn bộ diện tích phường Bình San.
- Phường Pháo Đài: Khu đô thị mới lấn biển Hà Tiên (C&T); đường Nguyễn Phúc Chu; đường Tỉnh lộ 28; đường Núi Đèn; Khu du lịch Mũi Nai.
2. Đối với các huyện còn lại: Khu vực trung tâm thị trấn.
3. Đối với các khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và có chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối với các tuyến Quốc lộ, việc cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến được quản lý theo quy định về lộ giới, chỉ giới xây dựng.
Điều 4. Cấm sử dụng công sở, cơ sở y tế, trường học, tôn giáo để nuôi chim yến.
Cấm cơi nới, mở rộng, nâng tầng nhà ở để làm nơi nuôi chim yến, khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
1. Các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà nuôi chim yến kể từ thời điểm Quy định này có hiệu lực, phải có giấy phép xây dựng theo quy định.
2. Nhà nuôi chim yến phải có khoảng cách đến ranh giới đất của các cơ sở giáo dục, y tế, tôn giáo, cơ quan, chợ, trung tâm thương mại, sân bay, khu quân sự tối thiểu là 200m.
Điều 6. Điều kiện về môi trường
1. Các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến có quy mô diện tích sử dụng nhà nuôi từ 50m2 đến dưới 500m2 phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường (trước khi bắt đầu xây dựng nhà nuôi) và gửi UBND cấp huyện để được xem xét, xác nhận.
2. Các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến có quy mô diện tích sử dụng nhà nuôi từ 500m2 trở lên, phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án (trước khi bắt đầu xây dựng nhà nuôi) theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến ngoài khu vực trung tâm các xã, phường, thị trấn chỉ được phát âm thanh dẫn dụ trong khoảng thời gian từ 06 giờ đến 11 giờ và từ 14 giờ đến 20 giờ; cường độ âm thanh phát ra đảm bảo không vượt quá 70 dBA (Đề xi ben A). Đối với khu vực trung tâm các xã, phường, thị trấn không được phép sử dụng các loại thiết bị dẫn dụ gây ra tiếng ồn.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến sử dụng thiết bị phát sóng siêu âm để dẫn dụ chim yến.
Điều 7. Điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch
1. Cơ sở nuôi chim yến phải có trang phục bảo hộ, như: Quần áo, giày, ủng, khẩu trang. Người làm việc và khách tham quan phải mặc trang phục bảo hộ của cơ sở và rửa tay bằng xà phòng, trước khi vào và sau khi ra khỏi cơ sở nuôi chim yến.
2. Nhà nuôi chim yến phải làm vệ sinh thường xuyên và thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng định kỳ ít nhất 01 lần/tuần. Không sử dụng chất khử trùng ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến. Trong trường hợp chống dịch, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3. Dụng cụ phục vụ việc khai thác tổ yến phải được làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi sử dụng.
4. Chất thải từ việc nuôi chim yến phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng và xử lý bằng một trong các biện pháp ủ, đốt, chôn, lấp hoặc phương pháp khác nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa ra môi trường.
5. Thực hiện quy định về giám sát tình trạng sức khỏe và xử lý dịch bệnh
a) Cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim yến; nếu có hiện tượng chim chết bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời.
b) Cơ sở nuôi chim yến phải được kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thú y có thẩm quyền.
c) Trong trường hợp có dịch bệnh: Cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Trong thời gian có dịch, tất cả tổ yến được khai thác từ những địa phương đã công bố dịch phải được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi tiêu thụ.
Điều 8. Khai thác và sơ chế tổ yến
1. Người lao động khi thu hoạch, chế biến và bảo quản tổ yến phải có dụng cụ và thiết bị bảo hộ an toàn lao động và an toàn dịch bệnh.
2. Vị trí khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến phải cao ráo, sạch sẽ, cách biệt nhà nuôi yến, cách xa những nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường và bịch bệnh.
3. Nước dùng trong các công đoạn sơ chế tổ yến phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, sức khỏe người tiêu dùng.
4. Phải có trang thiết bị sử dụng trong quá trình sơ chế và bảo quản tổ yến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả động vật khác xâm nhập vào khu vực sơ chế và bảo quản tổ yến.
6. Quy trình sơ chế, bảo quản tổ yến phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 9. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi chim yến
1. Phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc lấy mẫu định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Chịu trách nhiệm chi trả phí, lệ phí xét nghiệm dịch bệnh trên đàn chim yến theo quy định hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
b) Chỉ đạo và tổ chức lấy mẫu kiểm tra mầm bệnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với chim yến, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
d) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn, kiểm tra các nội dung có liên quan về môi trường đối với nhà nuôi chim yến.
b) Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành.
3. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn, kiểm tra các nội dung có liên quan về xây dựng nhà nuôi chim yến.
b) Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý của ngành.
4. Sở Y tế
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người.
b) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, địa phương quản lý, kiểm tra và tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở có sơ chế, bảo quản và chế biến tổ yến theo quy định của pháp luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức đánh giá, thẩm định công nghệ, thiết bị có liên quan đến việc nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan đặt hàng các chương trình, đề tài, dự án về lĩnh vực nuôi, thu hoạch và chế biến tổ yến.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về xây dựng, môi trường và các quy định khác có liên quan trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ về môi trường, xây dựng theo quy định pháp luật.
3. Định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Quy định này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình nuôi chim yến theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất theo yêu cầu.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với nhà nuôi chim yến, nhà ở và các công trình khác kết hợp để nuôi chim yến hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thì được xử lý như sau:
1. Nhà nuôi chim yến đã xây dựng kiên cố thì được giữ nguyên hiện trạng và phải chịu sự kiểm tra, giám sát theo quy định.
2. Nhà nuôi chim yến làm bằng vật liệu tạm thì phải nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo kiến trúc cảnh quan, an toàn công trình.
3. Đối với những trường hợp nhà nuôi chim yến đã được xây dựng trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành, tạm thời cho giữ nguyên hiện trạng đến khi có quy định khác về việc nuôi chim yến thì thực hiện theo quy định đó.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc; các sở, ngành và địa phương phản ánh, đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây