Quyết định 218/QĐ-TTg năm 2014 Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 218/QĐ-TTg năm 2014 Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 218/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 07/02/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 18/02/2014 | Số công báo: | 209-210 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 218/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 07/02/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 18/02/2014 |
Số công báo: | 209-210 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 218/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 với nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm
a) Hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa là tài sản quốc gia, nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, các nguồn gen sinh vật, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, nơi nghiên cứu khoa học, để phục vụ các lợi ích của quốc gia; Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 kế thừa và tiếp tục phát triển những thành quả của Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010.
b) Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 phải phù hợp với các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Chiến lược bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 và được lồng ghép với các Chiến lược của các ngành và địa phương, với Chiến lược mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Nhà nước khuyến khích các hình thức đầu tư nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, tổ chức quốc tế, đồng thời khuyến khích sự tham gia quản lý của cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng, vành đai bảo vệ khu bảo tồn biển, vùng nước nội địa để quản lý bền vững, phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa phải được nghiên cứu và từng bước tiếp cận phương pháp quản lý mới, phù hợp với tiêu chí của quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, của từng địa phương. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
2. Mục tiêu đến năm 2020
a) Đến năm 2020 đưa diện tích hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đạt 9% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam.
b) Đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận các phương thức quản lý mới như đồng quản lý, chia sẻ lợi ích.
c) Kiểm soát được các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; bảo tồn và phát triển số lượng các loài quý, hiếm đang suy giảm và bị đe dọa tuyệt chủng.
d) Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các chương trình, dự án, nâng cao năng lực quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được củng cố và phát triển để quản lý và bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài sinh vật, nguồn gen; bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; trở thành nhân tố quan trọng góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai cực đoan; thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế.
4. Nhiệm vụ
a) Quy hoạch hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa
- Hệ thống rừng đặc dụng: Năm 2014 hoàn thiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Hệ thống khu bảo tồn biển: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều chỉnh quy hoạch hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa bảo đảm tính thống nhất, theo các tiêu chí phân hạng và quy hoạch mới cho việc thành lập, loại bỏ, đổi tên các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo đúng mục tiêu và loại hình bảo tồn.
- Hoàn thành việc xác định và cắm mốc ranh giới các khu, các phân khu chức năng và vùng đệm, trên bản đồ; tổ chức thực hiện cắm mốc/thả phao ngoài thực địa; tổ chức tuyên truyền cho người dân về ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, các phân khu chức năng và vùng đệm.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách
- Rà soát, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện chính sách của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại Quyết định số 126/QĐ-TTg.
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Ban hành quy định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng chính sách ưu đãi cho cán bộ làm việc trong các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, bao gồm các công việc: Rà soát, đánh giá hiện trạng vị trí công việc và chính sách ưu đãi cho cán bộ ban quản lý.
- Ban hành quy định quản lý thông tin về cơ sở dữ liệu khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin cơ sở dữ liệu về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới hệ thống tiêu chí phân hạng, phân khu chức năng các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
c) Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã
- Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án tổng thể bảo tồn với giai đoạn 2013 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2013.
- Xây dựng chương trình hành động bảo tồn loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt ưu tiên đối với các loài thú lớn quý hiếm sống trên cạn, dưới biển và vùng nước nội địa.
- Ngăn chặn hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại, ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài có tầm quan trọng của quốc gia, quốc tế; tăng cường cải thiện hiệu quả các hoạt động bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm.
d) Hoàn thiện hệ thống tổ chức
- Củng cố bộ máy quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo quy định pháp luật hiện hành; rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các ban quản lý; nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn; đảm bảo toàn bộ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa có kế hoạch quản lý.
- Rà soát, đánh giá, bố trí đủ nguồn lực cán bộ công chức, viên chức làm việc tại các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
đ) Tăng cường nguồn nhân lực và tài chính
- Xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa trình cấp thẩm quyền phê duyệt giai đoạn đến năm 2020.
- Rà soát, đánh giá các hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; biên soạn và ban hành tài liệu tham khảo và sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với trình độ và nhiệm vụ chuyên môn.
- Xã hội hóa hoạt động khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương.
- Xây dựng và ban hành chính sách thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho các hoạt động bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
e) Kiểm tra giám sát
- Nghiên cứu biến động về hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; bổ sung, cập nhật tình hình và những biến động của toàn hệ thống trên mạng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Xây dựng mẫu biểu báo cáo giám sát đánh giá định kỳ chung cho khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa để thực hiện.
g) Hợp tác bảo tồn thiên nhiên
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu vực bảo tồn giáp ranh với nước bạn trên bộ và trên biển; tăng cường hợp tác khoa học, điều tra, giám sát đa dạng loài thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu ở các khu vực liên biên giới.
- Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng quy định về lượng giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm quản lý hiệu quả các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vào kế hoạch quản lý của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án hợp tác bảo tồn liên biên giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
h) Các chương trình, đề án, dự án ưu tiên
Phê duyệt về nguyên tắc 08 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai thực hiện Chiến lược (Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
5. Giải pháp thực hiện
a) Hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu thành lập mới
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển đảm bảo đến năm 2015 hoàn thiện, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu bảo tồn biển; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 05 khu bảo tồn biển hiện có: Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa.
- Tập trung quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa, đảm bảo đến năm 2015 hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa; giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục quy hoạch chi tiết các thủy vực, các khu bảo tồn còn lại; hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 15 khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Giai đoạn đến năm 2020 phải hoàn thành công việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn mới.
b) Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường thực thi pháp luật
- Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; đánh giá, xác định các vấn đề trùng lặp, chồng chéo, xây dựng lộ trình cho việc sửa đổi, đề xuất các hoạt động sửa đổi thích hợp bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả.
- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí, phân hạng, phân khu chức năng phù hợp cho từng loại hình bảo tồn rừng, biển, nước nội địa thống nhất.
- Tổ chức đánh giá, hoàn thiện và ban hành quy định chung về chính sách chia sẻ lợi ích từ các dịch vụ trong khu bảo tồn. Đảm bảo đến năm 2015 tổng kết mô hình thí điểm giữa chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương. Giai đoạn đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận phương thức quản lý mới để tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở hoàn thiện chính sách mới trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Ban hành quy định hướng dẫn tuần tra, giám sát về hiệu quả thực thi pháp luật, thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác loài thủy sinh trái phép nhằm bảo vệ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
c) Tăng cường nguồn lực tài chính bền vững
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực, ngân sách theo phân cấp hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược.
- Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Ưu tiên xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, cho phép huy động các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt từ các dịch vụ môi trường rừng trong khu bảo tồn, đóng góp của các doanh nghiệp và các bên liên quan theo hướng xã hội hóa nguồn thu để thực hiện thành công Chiến lược đến năm 2020.
- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế và điều tra, nghiên cứu khoa học. Phấn đấu giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Chính phủ, tăng dần tính chủ động trong hoạt động quản lý của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
d) Tăng cường nguồn nhân lực quản lý
- Các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa sau khi được cấp thẩm quyền xác lập, thành lập bộ máy quản lý phải được ưu tiên cung cấp đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện thành công Chiến lược mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Củng cố và tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật của các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; nâng cao nhận thức trách nhiệm, sự phối hợp của chính quyền địa phương trong quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Tổ chức biên soạn và xuất bản sách tuyên truyền về Chiến lược và tầm quan trọng của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của toàn xã hội về vai trò của công tác khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Xây dựng và phổ biến rộng rãi “Bản tin về các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam” để kịp thời thông tin và chia sẻ thông tin về hoạt động của các khu bảo tồn trên phạm vi cả nước cũng như các bài học quốc tế trong quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Đẩy mạnh lồng ghép nội dung về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy, đặc biệt là các chương trình ngoại khóa, của các cấp học phổ thông phù hợp.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, trước hết là quốc gia láng giềng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực ban quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu vực bảo tồn liên biên giới quan trọng; xây dựng quy chế hướng dẫn hoạt động bảo tồn liên biên giới cho các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa giáp ranh với nước bạn trên bộ và trên biển; tăng cường hợp tác khoa học, điều tra, giám sát đa dạng sinh học thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu ở các khu vực liên biên giới.
- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế thông qua lồng ghép các nội dung, quy định quốc tế vào trong chính sách, luật pháp quốc gia về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
g) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược
- Xây dựng bộ chỉ số và triển khai hoạt động giám sát thường xuyên để đánh giá đúng đắn và kịp thời mức độ thực hiện chiến lược đến năm 2020 ở trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Tiến hành kiểm tra định kỳ, có trọng tâm, trọng điểm về mức độ thực hiện chiến lược ở các cấp độ. Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có căn cứ xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chiến lược.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, ngành Trung ương
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giám sát tiến độ thực hiện, tổ chức tổng kết việc thực hiện chiến lược vào năm 2020; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện chiến lược.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có trách nhiệm cân đối vốn đầu tư thực hiện Chiến lược theo kế hoạch hàng năm; bố trí vốn đầu tư thực hiện các nội dung hoạt động ưu tiên của Chiến lược; vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện Chiến lược theo kế hoạch hàng năm; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nội dung hoạt động ưu tiên theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; thực hiện lồng ghép với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, không để chồng chéo nhiệm vụ và hoạt động.
- Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược này.
b) Đối với các địa phương:
- Tổ chức triển khai Chiến lược trên địa bàn do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Huy động, bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do Trung ương cấp để thực hiện Chiến lược.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa tại các khu bảo tồn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Báo cáo định kỳ về tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
CHƯƠNG
TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên chương trình, đề án, dự án ưu tiên |
Thời gian |
Cơ quan chủ trì xây dựng và trình |
Cơ quan phối hợp |
1. |
Chương trình xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư quy định về nghiên cứu khoa học và các hoạt động đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn |
2015 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
2. |
Tổng kết đánh giá chính sách thí điểm chia sẻ lợi ích để xây dựng chính sách mới cho rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa |
2015 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3. |
Xây dựng quy hoạch chi tiết và hồ sơ thành lập mới các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa |
2016 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
4. |
Xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm |
2017 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
5. |
Xây dựng dự án tăng cường hợp tác bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu bảo tồn liên biên giới quan trọng |
2018 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức quốc tế |
6. |
Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin cơ sở dữ liệu các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa. |
2018 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây