Quyết định 212-CP năm 1961 về việc thống nhất quản lý ngành chế tạo cơ khí do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Quyết định 212-CP năm 1961 về việc thống nhất quản lý ngành chế tạo cơ khí do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Số hiệu: | 212-CP | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ | Người ký: | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 16/12/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1961 | Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 212-CP |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ |
Người ký: | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 16/12/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/12/1961 |
Số công báo: | 51-51 |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 212-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1961 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NGÀNH CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Để tận dụng mọi khả năng sẵn có và sử dụng hợp lý năng lực kỹ thuật và thiết bị của các cơ sở cơ khí của các ngành, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ ngày 09-10-1961 quyết định thống nhất quản lý ngành chế tạo cơ khí như sau:
1. Việc làm quy hoạch và kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về xây dựng, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đều do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ xây dựng và cân đối toàn diện với sự đóng góp tích cực của các Bộ. Mỗi Bộ đảm nhiệm xây dựng kế hoạch phần mình phụ trách, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm làm kế hoạch tổng hợp trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt và phê chuẩn.
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy cách mẫu mực về chế tạo cơ khí phải được thống nhất áp dụng trong toàn quốc. Các Bộ phải xây dựng các tiêu chuẩn, mẫu mực về phần cơ khí của Bộ mình phụ trách Ủy ban Khoa học Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng thành tiêu chuẩn thống nhất trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn và cho ban hành.
3. Phân công quản lý và sản xuất: nhiệm vụ chế tạo cơ khí chủ yếu là do Bộ Công nghiệp nặng đảm nhiệm. Các Bộ khác có khả năng có thể được phân công chế tạo một bộ phận hoặc toàn bộ thiết bị chuyên dùng cho ngành mình. Ngành chế tạo cơ khí phải đi dần vào chuyên môn hóa, và phải phân công hợp tác sản xuất một cách chặt chẽ giữa các xí nghiệp và các Bộ. Bộ Công nghiệp nặng phải chủ động trong việc hợp tác với các Bộ và các địa phương. Các xí nghiệp cơ khí thuộc các ngành, các địa phương phải mạnh dạn phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu các mặt hàng mới, nhưng khi đưa vào sản xuất thì phải thống nhất kế hoạch và thống nhất kỹ thuật chế tạo.
a) Bộ công nghiệp nặng phụ trách quản lý và chế tạo các mặt hàng sản xuất hàng loạt như: các loại máy phát lực, máy động cơ, máy phát điện, máy biến chế điện, máy công cụ cắt gọt chính xác kể cả rèn, dập, máy móc nông nghiệp, máy bơm, máy kéo, các loại vòng bi chính xác, các thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ cho các ngành: Thủy lợi, Điện lực, Khai thác mỏ, Luyện kim, Hóa chất, Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp thực phẩm. Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, máy móc thi công cơ giới, phụ tùng ôtô loại lớn (đặc xa và đại xa) và các phụ tùng máy kéo các loại v.v…
b) Bộ giao thông vận tải phụ trách sản xuất các loại phương tiện giao thông vận tải cho ngành mình và cho các ngành khác như: đầu máy xe lửa, toa xe, rơ-moóc, nồi hơi, tàu lu lăn đường, tàu thủy, ca-nô, sà-lan, các dụng cụ phương tiện cho hệ thống bảo vệ an toàn giao thông đường thủy như: đền phao, sản xuất và sửa chữa vòng bi thông dụng, sản xuất phụ tùng ô-tô loại trung và xe con, v.v…
c) Bộ công nghiệp nhẹ sản xuất phụ tùng và một phần thiết bị chuyên dùng cho các xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
d) Lực lượng cơ khí của Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, ngoài việc phục vụ nhu cầu của quốc phòng, nếu còn thừa khả năng sản xuất thì Tổng cục Hậu cần ký hợp đồng với Bộ Công nghiệp nặng nhận sản xuất thêm một số mặt hàng hợp với khả năng của các xí nghiệp cơ khí quốc phòng.
đ) Các xí nghiệp cơ khí quốc doanh địa phương, công tư hợp doanh, hợp tác xã có khả năng chế tạo cơ khí thì do Sở, Ty Công nghiệp địa phương trực tiếp quản lý, và Bộ Công nghiệp nặng chỉ đạo về mặt kỹ thuật, kế hoạch, đồng thời giúp đỡ hướng dẫn các Sở, các Ty Công nghiệp xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành cơ khí của địa phương.
e) Các xí nghiệp sửa chữa cơ khí thuộc các Bộ thì vẫn do các Bộ quản lý để bảo dưỡng, tu sửa theo chế độ cho máy móc thiết bị của ngành mình. Nếu những xí nghiệp sửa chữa còn thưa khả năng thì cần tận dụng để sản xuất thêm một số mặt hàng lẻ thích hợp với khả năng của mình. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước căn cứ khả năng của mình. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước căn cứ khả năng thực tế của các xí nghiệp này mà ghi các mặt hàng sản xuất vào kế hoạch hàng năm của các Bộ.
4. Quản lý và phân phối vật tư, Tổng cục Vật tư phụ trách thống nhất quản lý và phân phối những vật tư chủ yếu của ngành chế tạo cơ khí, Ủy ban Khoa học Nhà nước cùng các Bộ chế tạo cơ khí phụ trách nghiên cứu, quy định thống nhất tiêu chuẩn và chế độ sử dụng những vật tư đó để trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn và ban hành Ủy ban Khoa học Nhà nước và Tổng cục Vật tư có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các tiêu chuẩn, chế độ đó.
5. Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng có trách nhiệm theo dõi tình hình chung để giúp thường vụ Hội đồng Chính phủ kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo các Bộ, các Tổng cục, các địa phương thực hiện tốt việc thống nhất quản lý ngành chế tạo cơ khí và các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về công nghiệp chế tạo cơ khí.
6. Quyết định này được thi hành kể từ ngày công bố.
|
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây