172535

Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015

172535
LawNet .vn

Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015

Số hiệu: 2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Văn Thanh
Ngày ban hành: 11/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2007/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Văn Thanh
Ngày ban hành: 11/12/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2007/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 11 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Công văn số 3254/LĐTBXH-BVCSTE, ngày 14/9/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng Kế hoạch triển khai phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015.

Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ nội dung Kế hoạch này, hàng năm, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 2. Đề nghị Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Long chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tốt Kế hoạch trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thanh

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2007/QĐ-UBND, ngày 11/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Phần I

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM

1. Thực trạng:

Hiện nay, tình trạng tử vong ở trẻ em do tai nạn thương tích trên toàn tỉnh vẫn còn xảy ra và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Diễn giải

Năm 2010

Năm 2011

Tháng 6/2012

Tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích

19

14

6

Tổng số trẻ em bị tử vong do đuối nước

9

8

5

Tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước so số trẻ bị tử vong do tai nạn thương tích

47,36%

57,14%

83,33%

2. Nguyên nhân chính gây đuối nước ở trẻ em:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có đuối nước chưa được chú trọng, chưa thường xuyên, liên tục. Do một số huyện, thành phố chưa đầu tư kinh phí nên chưa chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong đó có đuối nước.

- Nhận thức và hiểu biết chung của cộng đồng và người dân về tai nạn chết đuối trẻ em còn thấp, xem nhẹ sự nguy hiểm đuối nước đối với trẻ em.

- Do gia đình bất cẩn, thiếu giám sát đầy đủ của người lớn, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sống trong các hộ gia đình nghèo, khó khăn.

- Nhiều trẻ em không biết bơi (nhất là trẻ nhỏ), không có kỹ năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước.

- Nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều nhà ở gần sông ngòi không rào chắn hoặc nhà cất trên sông cùng với nhà vệ sinh,… điều đó tạo ra nguy cơ, đặc biệt đối với nhóm trẻ nhỏ dễ ngã xuống nước.

- Ý thức chấp hành các qui định an toàn trong vận chuyển trên sông của người dân chưa cao.

3. Kết quả thực hiện phòng, chống đuối nước:

Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 05/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số 2623/QĐ-UBND, ngày 03/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2011 - 2015.

Công tác phòng, chống đuối nước trẻ em nhận được sự quan tâm lãnh đạo của UBND các cấp, các ngành đã thúc đẩy việc thực hiện đạt hiệu quả nhất định. Tỉnh đã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục gia đình, cộng đồng về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có đuối nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức truyền thông tư vấn cộng đồng, cấp phát trên 80.000 sản phẩm truyền thông như tài liệu bướm, đĩa hình, sách mỏng, áp phích,… có nội dung ngăn ngừa phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có đuối nước cho trẻ em trong trường học và cộng đồng dân cư. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và huy động được sự tham gia của người dân, trong đó có cả trẻ em.

Tỉnh đã triển khai tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em. Từ năm 2011 - 2012, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mở thí điểm 8 lớp dạy bơi cho 654 em (dưới 12 tuổi) thuộc 4 huyện vùng sông nước: Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình và Trà Ôn. Nhiều huyện đã thực hiện tốt công tác dạy bơi cho trẻ em như huyện Bình Tân sau khi được tỉnh hỗ trợ kinh phí mở lớp, đồng thời hỗ trợ thêm kinh phí mở các lớp bơi cho trẻ em từ ngân sách địa phương; huyện Trà Ôn đã xã hội hoá công tác dạy bơi cho trẻ em thông qua kế hoạch liên ngành và vận động sự đóng góp của gia đình, cộng đồng. Từ đó, đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của gia đình và thu hút nhiều trẻ em đến tham gia học bơi.

Tháng 7/2011, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lớp tập huấn bơi và cứu đuối cho 50 giáo viên trong toàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm để trang bị kiến thức, kỹ năng bơi, biết bơi nổi trên nước và cứu đuối cho giáo viên.

4. Một số thách thức trong công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em:

- Nhận thức của lãnh đạo một vài địa phương, ngành và cộng đồng về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em vẫn còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức, chưa đầu tư nguồn lực thực hiện.

- Các văn bản, chính sách liên quan về phòng, chống đuối nước cho trẻ em chưa đầy đủ, kịp thời.

- Thiếu nguồn ngân sách đảm bảo thường xuyên cho việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em ở các ngành và địa phương.

- Nhiều nguy cơ gây đuối nước tại gia đình và cộng đồng chưa được loại bỏ.

- Sông ngòi chằng chịt.

- Việc chấp hành chưa nghiêm các qui định về an toàn giao thông đường thuỷ của chủ phương tiện và cả hành khách, trong đó có việc sử dụng áo phao cho người dân và trẻ em khi tham gia giao thông trên phương tiện đường thuỷ, nhất là các bến khách ngang sông chưa được thực hiện nghiêm túc; phương tiện chở người và tài sản dù trang thiết bị không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động.

- Việc hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em chưa được triển khai rộng rãi tại các địa phương, chưa thành chương trình đào tạo cụ thể.

- Các trường học không đủ điều kiện, cơ sở vật chất dạy bơi cho trẻ em tiểu học, mẫu giáo.

- Kế hoạch hoạt động vui chơi, giải trí chưa thật sự thu hút toàn thể học sinh tham gia thường xuyên, học sinh có những hoạt động tự phát, rủ rê nhau vui chơi hoạt động và cùng gặp nạn.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Phối hợp thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ về phòng, chống đuối nước; giảm tỉ lệ tử vong và tàn tật do đuối nước gây ra. Thực hiện tốt mô hình “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em. Tổ chức tốt các hoạt động ngăn ngừa đuối nước trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể đến 2015:

- Truyền thông, giáo dục, vận động rộng rãi trong toàn xã hội để mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ chủ động thực hiện phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

- Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng: “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn”, “Trường học an toàn, nhà trẻ, mẫu giáo an toàn”,…

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, các ngành, cộng đồng và năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp (tỉnh, huyện, xã) và đội ngũ cộng tác viên về công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng.

- Chỉ đạo 100% cấp huyện, xã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 - 2015 tại địa phương trình UBND cùng cấp phê duyệt và đầu tư kinh phí thực hiện xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em.

- Mỗi huyện, thành phố chọn 8 xã triển khai mô hình điểm về phòng, chống đuối nước trẻ em. Trong năm 2013, tiếp tục nhân rộng mô hình ra 50% các xã trong năm 2014. Phấn đấu đến năm 2015, triển khai thực hiện đạt 95 - 98% số xã tại địa phương và không còn trẻ em tử vong do đuối nước.

- Mỗi năm giảm ít nhất 50% số trẻ em tử vong do đuối nước so năm trước:

+ Tăng số lượng trẻ em biết bơi an toàn. Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 90% thiếu nhi có độ tuổi từ 7 - 12 tuổi biết bơi (ít nhất 1 kiểu bơi và bơi được 25 mét).

+ Có 100% cán bộ tình nguyện viên cấp xã được đào tạo hướng dẫn viên bơi lội. Có 100% xã có đội cứu đuối được tập huấn phương pháp cứu đuối.

+ 100% giáo viên thể dục cấp tiểu học tham gia tập huấn phương pháp dạy bơi.

- Phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước cho mạng lưới y tế cơ sở và cộng tác viên tại cộng đồng.

II. PHẠM VI - THỜI GIAN:

1. Phạm vi:

Kế hoạch thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh. Các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, tập trung ưu tiên chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho các địa bàn trọng điểm của địa phương.

2. Thời gian:

Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Truyền thông, giáo dục, vận động:

- Tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể, gia đình và bản thân trẻ em về phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng.

- In ấn, phân phối tài liệu truyền thông (phát tờ rơi, áp phich, sách mỏng…), đặt pano, kẻ khẩu hiệu thông điệp tuyên truyền vận động về phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại các vùng sông nước.

- Truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt chú ý về các vấn đề như nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra đuối nước; kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước ở trẻ em,…

- Phối hợp các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép như truyền thông trực tiếp, truyền thông nhóm, truyền thông tư vấn cộng đồng,… về phòng, chống đuối nước ở trẻ em ở vùng sông nước thông qua mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở.

- Phối hợp với Phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng thuộc Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long, chính quyền địa phương để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định có liên quan để mọi đối tượng tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa nắm được các quy định của pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa. Đặc biệt, chú trọng truyền thông phòng ngừa tai nạn đối với phương tiện chở khách ngang sông; phương tiện, bến dân sinh; phương tiện thuỷ nội địa phục vụ du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức hội thảo, hội thi kiến thức kỹ năng ngăn ngừa đuối nước cho trẻ em; tổ chức thi vẽ, sưu tầm ảnh, thi kể chuyện liên quan đến việc phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện các phóng sự liên quan đến việc phòng, chống đuối nước.

- Họp mặt, tuyên dương các cá nhân, tập thể tham gia thực hiện tốt công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng.

2. Thực hiện xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em:

Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ từng ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em. Chọn điểm triển khai các mô hình như:

- Ngành lao động - thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngành văn hoá, thể thao và du lịch các cấp phát động ít nhất 95% hộ gia đình có trẻ em đăng ký xây dựng thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em, “Cộng đồng an toàn”.

- Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện “Trường học an toàn”, “Nhà trẻ, mẫu giáo an toàn”.

- Ngành công an tiếp tục duy trì, phát huy, nhân rộng, nâng cao hiệu quả các mô hình tự quản về an ninh trật tự như: Mô hình “Văn hoá giao thông đường thuỷ”, “Tổ tự quản về đảm bảo trật tự an toàn giao thông - trật tự xã hội và phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em”, “Đoạn sông an toàn”, “Đội dân phòng đường thuỷ”. Ưu tiên triển khai xây dựng mô hình tại các bến khách ngang sông, các địa bàn có nhiều học sinh đi học bằng phương tiện thuỷ.

- Tổ chức tập huấn triển khai các qui định về mô hình “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em, giúp cho gia đình nhận biết được các mối hiểm hoạ trong nhà và xung quanh nhà có thể gây đuối nước cho trẻ em và biết cách loại bỏ các mối hiểm hoạ đó.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn qui định “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em; công nhận các hộ gia đình và xã đạt mô hình “Ngôi nhà an toàn” tại địa phương. Hàng năm có sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

3. Tập huấn nâng cao năng lực:

- Ngành lao động - thương binh và xã hội tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên về kỹ năng quản lý và xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động can thiệp phòng, chống đuối nước ở trẻ em tại gia đình, cộng đồng; kỹ năng giám sát các qui định về xây dựng “Ngôi nhà an toàn “ cho trẻ em.

- Ngành văn hoá, thể thao và du lịch mỗi năm tổ chức các lớp hướng dẫn bơi dành cho trẻ em. Có 100% cán bộ tình nguyện viên cấp xã được đào tạo hướng dẫn viên bơi lội. Có 100% xã có đội cứu đuối được tập huấn phương pháp cứu đuối.

- Ngành giáo dục và đào tạo tổ chức 100% giáo viên thể dục và tổng phụ trách đội cấp tiểu học tham gia tập huấn phương pháp dạy bơi. Lồng ghép tuyên truyền các kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trường.

- Ngành y tế phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trẻ em bị tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước) cho mạng lưới y tế cơ sở và cộng tác viên tại cộng đồng. Nhân viên y tế trường tiểu học được phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu.

- Ngành công an tổ chức triển khai, tập huấn cho lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT); nắm vững và vận dụng có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo về công tác đảm bảo TTATGT đường thuỷ; mở các lớp đào tạo kỹ năng về lái xuồng máy cứu hộ, cứu nạn trên đường thuỷ; huấn luyện kỹ năng sử dụng các loại trang thiết bị cứu sinh cho thành viên các mô hình tự quản về an ninh trật tự nhằm phòng ngừa, ứng phó kịp thời khi có tai nạn xảy ra.

4. Triển khai các hoạt động dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em:

- Phát động phong trào học bơi, dạy bơi cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn cho trẻ em các kiến thức kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

- Tổ chức về sơ cấp cứu, kỹ thuật cứu đuối cho cộng tác viên tại cộng đồng, cán bộ y tế cơ sở, cán bộ các ngành đoàn thể tham gia công tác phòng, chống đuối nước tại cộng đồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên dạy bơi cho trẻ em.

5. Thực hiện tốt công tác thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình đuối nước trẻ em:

- Hướng dẫn cán bộ, cộng tác viên (CTV) cơ sở về việc thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình đuối nước trẻ em.

- Giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em.

IV. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND các cấp về công tác phòng, chống đuối nước trẻ em:

- Tham mưu các cấp uỷ Đảng, UBND các cấp tăng cường chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em và phòng, chống các loại tai nạn thương tích thường gặp trong gia đình. Ngăn ngừa tử vong trẻ em do đuối nước.

- Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành lao động thương bình và xã hội đối với công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại địa phương. Phối hợp các ngành xây dựng kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 - 2015, tham mưu UBND phê duyệt và đầu tư kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương.

2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân về bảo vệ chăm sóc trẻ em, trong đó có phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Tăng cường tổ chức tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cộng đồng dân cư, kịp thời tham vấn kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho gia đình và trẻ em tại địa phương.

- Hướng dẫn gia đình, cộng đồng, trẻ lớn biết cách sơ cấp cứu, kỹ thuật cứu đuối nước.

3. Xã hội hoá công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:

- Công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội. Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân trẻ trong thực hiện công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em, tạo môi trường an toàn cho trẻ em.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, trường học về các hoạt động phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

- Xã hội hoá công tác dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng.

4. Phối hợp liên ngành, triển khai đồng bộ:

- Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, triển khai đồng bộ công tác phòng, chống đuối nước trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên, giáo viên, học sinh thực hiện chương trình về kiến thức, kỹ năng loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước trẻ em, cách cấp cứu trẻ em bị đuối nước.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết kế hoạch theo qui định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đầu mối phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông Kế hoạch phòng, chống đuối nước ở trẻ em giai đoạn 2012 - 2015 bao gồm: Triển khai truyền thông, nhân bản và phát hành các tài liệu truyền thông về phòng, chống đuối nước ở trẻ em; phối hợp với các cơ quan tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về ngôi nhà an toàn cho trẻ em tại các xã điểm.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, cộng tác viên về quản lý thực hiện truyền thông công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể khác để triển khai các hoạt động dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động giám sát liên ngành về phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

2. Sở Y tế:

- Tăng cường các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia thực hiện phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Cải thiện hệ thống sơ, cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương thiết yếu và phục hồi chức năng.

- Nâng cao năng lực phòng, chống đuối nước cho cán bộ y tế các tuyến; triển khai xây dựng các mô hình cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có đuối nước.

- Tổ chức các lớp sơ cấp cứu tai nạn thương tích, trong đó có đuối nước cho cán bộ, cộng tác viên và học sinh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo các trường triển khai sâu, rộng, thường xuyên và hiệu quả về việc xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Chú ý các huyện Mang Thít và Long Hồ.

- Triển khai xây dựng các mô hình “Đi học an toàn”, “Trường học an toàn, nhà trẻ mẫu giáo an toàn” phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

- Đưa nội dung giáo dục phòng, chống đuối nước vào chương trình giảng dạy ngoại khoá của cấp tiểu học.

- Tổ chức “Ngày hội chống đuối nước”.

- Tổ chức các lớp sơ cấp cứu đuối nước cho học sinh, giáo viên trong trường học.

- Giáo dục kỹ năng kêu cứu, cứu sinh, cấp cứu cho giáo viên, học sinh khi phát hiện có người bị đuối nước.

4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về sự cần thiết phổ cập bơi, cứu đuối và đặc biệt là các phương pháp phòng, chống tai nạn trên sông nước. Tiếp tục phát triển sâu, rộng và nâng cao chất lượng phong trào phổ cập bơi cho học sinh tiểu học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn, hướng dẫn viên cứu đuối.

- Tiếp tục phối hợp các cơ quan ngành tỉnh chỉ đạo 8 huyện, thành phố triển khai Kế hoạch phòng, chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015 cho đối tượng thiếu nhi và học sinh cấp tiểu học trong toàn tỉnh, đặc biệt chú ý các vùng nông thôn mới, các xã vùng quốc lộ 1A và các trường học nằm cạnh hai bờ sông Tiền Giang, Hậu Giang; cù lao, nơi thường xuyên bị ngập lụt mỗi khi mùa lũ về.

- Tiếp tục tuyên truyền vận động sâu rộng trong cán bộ Đảng viên, cấp uỷ Đảng và chính quyền cấp xã, phụ huynh học sinh, ban giám hiệu các trường tiểu học tại địa phương về nhận thức và tầm quan trọng của công tác phòng, chống đuối nước.

5. Công an tỉnh:

- Phối hợp các ngành chức năng tổ chức tổng kiểm tra hoạt động vận tải hành khách ngang sông nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), ngặn chặn những nguy cơ mất an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách ngang sông.

- Tập trung lực lượng, phương tiện tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường thuỷ nội địa, trong đó tập trung xử lý các hành vi vi phạm đối với bến, phương tiện, người điều khiển phương tiện chở khách ngang sông như: Bến không có giấy phép hoạt động, không đảm bảo điều kiện an toàn; phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị phao cứu sinh; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn; vi phạm quy tắc giao thông… Đặc biệt, chú ý kiểm tra, xử lý vi phạm đối với bến, phương tiện chở khách có nhiều học sinh đi học, các phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí tại các khu du lịch.

6. Sở Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa cũng như phòng, chống đuối nước trẻ em. Đặc biệt là tăng cường công tác điều tra và tuyên truyền về việc phòng, chống đuối nước trẻ em khi tham gia giao thông trên đường thuỷ nội địa tới các xã, phường, thị trấn, trường học ven sông nhất là các bến khách ngang sông.

- Tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em khi tham gia giao thông trên phương tiện thuỷ nội địa, trong đó có việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người đi đò mặc áo phao”, cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo Thông tư 15/2012/TT-BGTVT ngày 10/5/2012 quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông đường thuỷ phối hợp với cảnh sát đường thuỷ tăng cường công tác kiểm tra; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện, người điều khiển phương tiện, chủ bến vi phạm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông trên đường thuỷ nội địa tại địa phương.

7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn kết hợp các ban, ngành đoàn thể xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương. Bố trí ngân sách hàng năm cho công tác đuối nước cho trẻ em tại địa phương.

8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long:

Tiếp tục đưa nội dung hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước ở trẻ em trong công tác xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”.

- Hàng năm, chỉ đạo hội liên hiệp phụ nữ huyện, thành phố xây dựng kế hoạch “Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em”; phối hợp với các bà mẹ có con ở độ tuổi trẻ em tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Đối với những huyện, thành phố có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao, các cấp hội phụ nữ tiếp tục vận động chị em đăng ký thực hiện nhằm giảm tỷ lệ trẻ em đuối nước; duy trì và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn” “Cộng đồng an toàn”.

Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào các hoạt động “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”. Đồng thời, tuyên truyền viên cộng đồng và các bà mẹ có con dưới 16 tuổi trong triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015”.

9. Đề nghị Tỉnh Đoàn:

- Chỉ đạo Huyện, Thành Đoàn, đoàn trực thuộc và Hội đồng đội tỉnh tăng cường công tác truyền thông, phát huy vai trò hoạt động của cơ sở đoàn nhất là khối trường học trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước; nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên, trẻ em và cộng đồng về phòng, chống đuối nước.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có đuối nước vào các hoạt động của Đội Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, hướng dẫn thanh thiếu nhi vui chơi giải trí an toàn.

- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cường tổ chức dạy bơi và thi bơi gắn với các mô hình giáo dục kỹ năng cho trẻ em như hoạt động trại hè, hội thi, hội thao, liên hoan, chương trình tuần làm chiến sĩ…

10. Đề nghị Hội Nông dân:

- Tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân của 8 huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phối hợp với các ngành chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục, vận động hội viên, nông dân, đặc biệt là các gia đình có con ở độ tuổi dễ bị đuối nước. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích đặc biệt phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em. Hội Nông dân của 8 huyện, thành phố có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao tiếp tục có những cam kết nhằm giảm tỷ lệ trẻ em đuối nước, duy trì và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn”.

- Đưa nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong đó có nội dung phòng, chống đuối nước trẻ em vào làm tài liệu giảng dạy tại Trường cán bộ Hội Nông dân nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường và giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của hội nông dân các cấp có tài liệu tuyên truyền vận động về truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Đưa nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có nội dung phòng, chống đuối nước vào chương trình tập huấn cho cán bộ hội chủ chốt các cấp, tuyên truyền viên cộng đồng, các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi trong triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19/5/2010, trong đó, Hội Nông dân được giao thực hiện mục tiêu “Có ít nhất 2 triệu ông bố trong gia đình có con dưới 16 tuổi được tiếp cận với các thông tin về nuôi, dạy con, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình thông qua tư vấn, sinh hoạt câu lạc bộ, hội họp, các sự kiện truyền thông tại cộng đồng”.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Căn cứ vào kế hoạch và tình hình cụ thể của từng địa phương, ngành lao động - thương binh và xã hội các cấp tham mưu UBND cùng cấp xây dựng Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 - 2015 và dự toán kinh phí hàng năm trong dự toán ngân sách của địa phương và huy động thêm các nguồn tài trợ để thực hiện kế hoạch theo qui định của pháp luật.

Các Sở: Y tế; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Tư pháp; Công an tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức lồng ghép các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 - 2015 vào kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành, đoàn thể; Sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục, để thực hiện tuyên truyền phòng, chống đuối nước trẻ em.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách, báo cáo UBND tỉnh xem xét bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện kế hoạch theo qui định./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác