Quyết định 20/2001/QĐ-UB về việc thành lập Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội” do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định 20/2001/QĐ-UB về việc thành lập Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội” do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 20/2001/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 03/05/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 20/2001/QĐ-UB |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 03/05/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ/2001/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2001 |
“VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
Căn cứ khoản 1 điều 1 Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính Phủ;
Căn cứ công văn số 72/BTCCBCP-TCBC ngày 05/4/2001 của Ban tổ chức cán bộ Chính
Phủ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân
số - KHH gia đình Hà Nội và Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Dân số – KHH gia đình Hà Nội và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Hà Nội.
Điều 2: Nay quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội như sau:
Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội có chức năng tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp, các đoàn thể để tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nước về công tác dân số, gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban Quốc gia Dân số – KHH gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về chuyên môn, nghiệp vụ.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
1- Trên cơ sở mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động của Nhà nước về công tác dân số và công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em theo định hướng của Thành phố, Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Hà Nội chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của thành phố có liên quan xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dân số trong các thành phần dân cư và thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn trình UBND thành phố xét duyệt đồng thời triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung của mục tiêu, chương trình, kế hoạch và dự án đã được duyệt.
2- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính – Vật giá xây dựng trình UBND Thành phố kế hoạch tài chính đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu chương trình phát triển dân số, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc trẻ em của Thành phố (ngoài phần tài chính do các chương trình Quốc gia đảm bảo); Theo dõi, kiểm tra và quản lý toàn bộ kế hoạch tài chính đã được thành phố cấp: Bao gồm các nguồn ngân sách do trung ương, địa phương và các dự án viện trợ nước ngoài cấp, đồng thời chịu trách nhiệm thanh quyết toán các nguồn tài chính trên theo quy định của cấp trên.
3- Nghiên cứu đề xuất với UBND Thành phố xem xét hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền cụ thể hoá một số chế độ chính sách mang tính đặc thù để khuyến khích phong trào, nhằm thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở thành phố. Việc cụ thể hoá các chính sách, chế độ không được trái với quy định của Nhà nước.
4- Phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dân số, kế hoạch hoá gia đình, Luật và các chính sách về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tiến hành đồng bộ các giải pháp về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, các biện pháp hữu hiệu để chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho các gia đình và từng người dân của thành phố một cách hiệu quả nhất. Đồng thời vận động xã hội và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các mục tiêu dân số, gia đình và trẻ em.
5- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em của thành phố. Phối hợp với các đơn vị thành viên thực hiện công tác thanh tra giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về việc thực hiện công tác dân số, gia đình và trẻ em ở Hà Nội.
6- Quản lý chỉ đạo chặt chẽ mạng lưới cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em; Quản lý tổ chức, cán bộ công chức và viên chức của cơ quan theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của thành phố.
7- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo kế hoạch của cấp trên.
8- Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, kế hoạch hoá gia đình, về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em để phục vụ cho quản lý, điều phối các chương trình về dân số, kế hoạch hoá gia đình, về chăm sóc và bảo vệ trẻ em của thành phố và cả nước.
9- Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và thực hiện chăm sóc trẻ em của thành phố theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
10- Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em các quận, huyện .
C/ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
1-Thành phần Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em thành phố gồm có:
a-Chủ nhiệm Uỷ ban : Do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố phụ trách văn xã kiểm nhiệm.
b-Các phó chủ nhiệm :
- 02 Phó chủ nhiệm chuyên trách trong đó có 1 là Phó chủ nhiệm thường trực thay mặt Chủ nhiệm điều hành công việc hàng ngày.
- 03 phó chủ nhiện kiêm nhiệm:
+ 01 đồng chí lãnh đạo Sở Y Tế
+ 01 đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo
+ 01 đồng chí lãnh đạo Hội Phụ nữ.
Nhiệm vụ của Phó chủ nhiệm kiêm nhiệm do chủ nhiệm phân công theo mảng công việc phù hợp với chức năng của ngành .
c-Các Uỷ viên kiêm nhiệm : là lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của thành phố sau đây :
- Sở Lao động -TBXH - Mặt trận Tổ quốc
- Công an TP - Hội Nông dân
- Sở Tư pháp - Hội Cựu chiến binh
- Sở Văn hoá thông tin - Báo Hà Nội mới
- Cục Thống kê - Hội KHH gia đình
- Sở Kế hoạch và ĐT - Hội Chữ thập đỏ
- Sở Tài chính - vật giá - Sở Thể dục thể thao
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Đài Phát thanh và Truyền hình HN
- Liên đoàn lao động
Nhiệm vụ của Uỷ viên kiêm nhiệm: Phối hợp với cơ quan thường trực tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về dân số, kế hoạch hoá gia đình và các điều luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng và phạm vi đối tượng của Sở, Ban, Ngành, đoàn thể quản lý.
2- Cơ quan chuyên trách của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội :
Bộ máy của cơ quan chuyên trách gồm :
- 01 Phó chủ nhiệm thường trực chuyên trách.
- 01 Phó chủ nhiệm chuyên trách.
- Các phòng giúp việc:
1) Phòng Tổ chức hành chính.
2) Phòng Kế hoạch tổng hợp và chính sách.
3) Phòng truyền thông – vận động xã hội.
4) Phòng nghiệp vụ.
Biên chế cơ quan chuyên trách do UBND Thành phố phân bổ hàng năm : Trước mắt Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em thành phố sử dụng tạm thời: 30 lao động.
Điều 3 : Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính , có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (kể cả tài khoản ngoại tệ) và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Điều 4 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chủ nhiệm Uỷ ban dân số kế hoạch hoá gia đình Hà Nội, Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Hà Nội, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội thi hành quyết định này.
|
T.M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây