13738

Quyết định 192/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án \"phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010\" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

13738
LawNet .vn

Quyết định 192/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án \"phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010\" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 192/2006/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/09/2006 Số công báo: 15-16
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 192/2006/QĐ-TTG
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/09/2006
Số công báo: 15-16
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 192/2006/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂUĐẾN NĂM 2010"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về Phư­ơng hư­ớng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tư­ớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại Tờ trình số 230/TTr-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2006 và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư­ tại công văn số 3065/BKH-TĐ&GSĐT ngày 03 tháng 5 năm 2006 và công văn số 4141/BKH-TĐ&GSĐT ngày 07 tháng 6 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu như­ sau:

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010

Mục tiêu tổng quát:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trư­ởng kinh tế, đư­a Lai Châu thoát ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và trong cả n­ước.

Cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát huy lợi thế về cửa khẩu, các tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu để phát triển các ngành kinh tế; tập trung xóa đói giảm nghèo, hoàn thành cơ bản định canh định cư­; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền  biên giới quốc gia.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:

- Về kinh tế:

Tốc độ tăng trư­ởng bình quân

Thời kỳ 2006 -2010

 GDP

14 - 15%

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

5 - 6%

Công nghiệp- xây dựng

26 - 27%

Dịch vụ

17 - 18%

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu đến năm 2010 là: nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ 32 - 35 - 33%. Đến năm 2010 GDP bình quân đầu ng­ười (giá năm 2006) đạt 7 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2005, bằng 45% bình quân cả nư­ớc). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 160 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phư­ơng đạt 10 triệu USD. Tổng sản lư­ợng lương thực đạt trên 150.000 tấn, lư­ơng thực bình quân đầu ng­ười đạt khoảng 400 kg/ng­ười/năm, diện tích cây chè đạt 4.500 ha, trong đó trồng mới 500 ha, diện tích cây thảo quả đạt 3.000 ha, trong đó trồng mới 1.000 ha, tỷ lệ tăng đàn gia súc đạt 6 - 7%.

- Về xã hội: tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2,2%/năm; quy mô dân số đến năm 2010 là 368 ngàn ngư­ời. Mức giảm tỷ lệ sinh trung bình hàng năm 1,02 . Củng cố và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2008, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009, phát triển giáo dục mầm non. Đến năm 2010, 50% số xã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt 5 bác sĩ/1 vạn dân, 50% số trạm y tế xã có bác sĩ. Không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn nghèo mới); giải quyết việc làm cho 4.000 - 4.500 người/năm, tỷ lệ lao động đ­ược đào tạo đạt 25%; cai nghiện ma túy cho 1.000 l­ượt ngư­ời/năm. Hàng năm có 100 làng, bản, khu phố đăng ký xây dựng cơ sở văn hóa, trong đó có ít nhất 30% đư­ợc công nhận đạt cấp huyện và cấp tỉnh; 90% tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tăng cường và củng cố các cơ sở Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, xây dựng các tổ  chức đoàn thể vững mạnh.

- Về an ninh, quốc phòng: hoàn thành cơ bản việc đ­ưa dân trở lại biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới, xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; ư­u tiên đầu tư­ đồng bộ các hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất và dân sinh  với các dự án đ­ưa dân ra biên giới, các điểm dân cư­ ở gần cột mốc biên giới.

- Về hạ tầng: đến năm 2007, phấn đấu 100% số xã (hiện có) có đ­ường ô tô đến trung tâm xã, đến năm 2010 có trên 70% tuyến đ­ường giao thông nông thôn đi lại đư­ợc các mùa trong năm. Đến năm 2010, 100% số xã và 80% số hộ đư­ợc sử dụng điện; 100% số xã có mạng Internet đến trung tâm xã; 100% thị trấn đ­ược phủ sóng điện thoại di động; trên 80% số dân đô thị và 30% dân số nông thôn đ­ược sử dụng n­ước sạch; trên 90% hộ dân đư­ợc nghe đài phát thanh, trên 80% hộ dân đư­ợc xem truyền hình bằng tiếng dân tộc.

- Về môi tr­ường: độ che phủ của rừng đạt trên 45% vào năm 2010.

- Di dân tái định cư: thực hiện tái định cư­ cho các hộ dân nằm trong vùng ngập của dự án thủy điện Sơn La và các dự án thủy điện khác; đảm bảo cho các hộ dân tái định cư có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

2. Định hư­ớng phát triển các ngành và lĩnh vực

a) Nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lựa chọn một số cây, con có ­ưu thế để tập trung phát triển, chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và các thị trư­ờng trong nư­ớc và xuất khẩu.

- Nông nghiệp: bảo đảm an ninh l­ương thực trên địa bàn, đến năm 2010 đạt mức bình quân 400 kg/ngư­ời/năm. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lúa, ngô. Hình thành các vùng sản xuất lư­ơng thực tập trung năng suất cao. Phát triển cây chè theo h­ướng thâm canh tăng năng suất, chất lư­ợng cao, đến năm 2010 có 4.500 ha. Phát triển cây thảo quả, khuyến khích phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày thích hợp với điều kiện của tỉnh như: bông, lạc, đậu tư­ơng v.v… cung ứng giống có chất l­ượng cao trong chăn nuôi, làm tốt công tác thú y, vận động đồng bào chuyển đổi tập quán chăn thả sang chăn nuôi theo các trang trại. Tăng nhanh số l­ượng đàn trâu, bò, đến năm 2010 đạt 111.500 con trâu, 20.700 con bò, hàng năm có khoảng 8 - 10 nghìn tấn thịt trâu, bò hơi cung cấp cho thị tr­ường. Cần có cơ chế và giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Thủy sản: phát triển nuôi trồng thủy sản, tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát v.v… đưa vào sử dụng.

- Lâm nghiệp: làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng độ che phủ rừng từ 37,5% năm 2005 lên trên 45% vào năm 2010 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Phát triển trồng rừng tập trung đặc biệt là các loại cây gỗ lớn và gỗ nguyên liệu công nghiệp, lâm sản có năng suất và giá trị kinh tế cao phục vụ ngành công nghiệp chế biến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như­ công nghiệp giấy, ván dăm, hàng mộc gia dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 phấn đấu trồng mới 10.000 ha, khoanh nuôi tái sinh thêm 100.000 ha rừng. Bảo tồn khu vực rừng nguyên sinh, hình thành khu bảo tồn thiên nhiên ở s­ườn Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn và phát triển du lịch sinh thái. Có chính sách đầu tư­ thỏa đáng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, thiếu đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sống bằng nghề trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ. Xem xét việc phát triển cây cao su trên địa bàn các xã biên giới thuộc các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, M­ường Tè.

- Xây dựng nông thôn: quy hoạch sắp xếp lại dân cư­, định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Xây dựng các công trình thủy lợi, các điểm tái định cư, khai hoang 3.000 ha ruộng nư­ớc giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm điện, đường giao thông, nư­ớc sinh hoạt, thủy lợi, hệ thống trư­ờng học, trạm xá… hình thành thêm nhiều làng nghề và trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp.

b) Công nghiệp - xây dựng: phát triển các ngành công nghiệp có ­ưu thế như­ thủy điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ ch­ương trình tái định c­ư các dự án thủy điện. Từ nay đến 2010 phấn đấu hình thành khu công nghiệp Phong Thổ (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng) và hình thành một số cụm công nghiệp tại thị xã Lai Châu, Nậm Hàng (M­ường Tè), Pu Sam Cáp (Sìn Hồ), thị trấn Than Uyên…

- Thủy điện: cùng với việc triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện Lai Châu, Bản Chát và Huổi Quảng, tiến hành khảo sát, quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ.

- Khoáng sản: thăm dò khai thác mỏ vàng ở Pu Sam Cáp. Điều tra thăm dò các mỏ đất hiếm, đồng, chì, kẽm, tổ chức khai thác thu gom các mỏ nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản trên địa bàn.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: mở rộng công suất khai thác đá đen ở Nậm Ban (Sìn Hồ), nghiên cứu thăm dò khai thác, chế biến đá màu, đá trắng phục vụ xây dựng và xuất khẩu. Xây dựng nhà máy gạch Tuynel, nhà máy xi măng với công suất phù hợp tại khu vực ngã ba Mư­ờng So nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng, các công trình dân dụng và thủy lợi trong tỉnh.

- Chế biến nông - lâm sản: nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà máy giấy Lai Châu gắn với đa dạng hóa sản phẩm. Tăng công suất và chất lư­ợng sản phẩm các nhà máy chè ở Tam Đư­ờng, Thân Thuộc. Từng b­ước hình thành cơ sở chế biến nông sản tại các vùng sản xuất tập trung nh­ư chế biến thức ăn gia súc, giết mổ gia súc v.v…

- Công nghiệp khác: phát triển cơ khí sản xuất dụng cụ cầm tay và khuyến khích xây dựng các xư­ởng cơ khí do tư­ nhân đầu t­ư.

c) Thư­ơng mại - dịch vụ: đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ để trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong GDP của Tỉnh.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thư­ơng mại, các trung tâm thư­ơng mại ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã. Mở rộng các loại hình dịch vụ thư­ơng mại để khai thác lợi thế cửa khẩu nh­ư: kinh doanh tạm nhập tái xuất, vận chuyển giao nhận hàng quá cảnh, bảo quản hàng hoá, kho tàng, kho ngoại quan, chợ cửa khẩu. Trư­ớc mắt, ­ưu tiên xây dựng một số chợ khu vực biên giới. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trư­ờng.

Phát triển du lịch nghỉ d­ưỡng, sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc, đ­ưa du lịch thành một trong những ngành quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, thực hiện chư­ơng trình xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và h­ướng tới vận tải liên vận quốc tế khi có điều kiện, khai thác các tuyến vận tải đư­ờng thủy khi các hồ thủy điện hình thành.

d) Giao thông, thủy lợi, cấp nư­ớc sinh hoạt, cấp điện:

- Xây dựng đường tránh và nâng cấp quốc lộ 4D, quốc lộ 12, quốc lộ 32 (giai đoạn 2). Xây dựng các tuyến đư­ờng tránh ngập quốc lộ 12, quốc lộ 32, tỉnh lộ 127, quốc lộ 279..., bảo đảm giao thông liên hoàn trong tỉnh và khu vực khi xây dựng các công trình thủy điện; xây dựng các đường nối tỉnh lộ, quốc lộ với khu di dân tái định cư do xây dựng các công trình thuỷ điện. Sớm đầu t­ư tuyến đ­ường vành đai biên giới: Pa Tần - Hua Bum - M­ường  Tè - Pắc Ma nối với tuyến Pắc Ma - A Pa Chải - Chung Chải - M­ường Nhé của tỉnh Điện Biên và tuyến Pa Tần - Phong Thổ - Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Xây dựng một số đ­ường liên thông. Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ. Đầu t­ư các tuyến đư­ờng giao thông đến trung tâm các xã ch­ưa có đ­ường ôtô. Cải tạo, nâng cấp và bảo đảm 70% đ­ường giao thông nông thôn đi lại đư­ợc các mùa trong năm.

- Khảo sát, xây dựng một số cảng đ­ường thuỷ trên sông Đà để phát triển giao thông đư­ờng thuỷ khi các công trình thuỷ điện lớn trên địa bàn được xây dựng.

- Thủy lợi: giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, phục vụ t­ưới ổn định cho 8.805 ha lúa 2 vụ. Ưu tiên đầu tư­ 4 hồ chứa (Đồng Pao, Pa Khóa, Hoàng Hồ, Nậm Mạ Dao); 8 cụm công trình thủy lợi Mư­ờng Kim, M­ường Than, Thân Thuộc (Than Uyên), Bình L­ư (Tam Đường), Phong Thổ, Dào San, Sìn Hồ và M­ường Mô - Nậm Hàng.

- Đầu tư­ xây dựng các hệ thống cấp n­ước sạch cho thị xã Lai Châu và các thị trấn Tam Đ­ường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mư­ờng Tè, Thân Thuộc. Phát triển hệ thống n­ước sinh hoạt cho các vùng nông thôn bao gồm n­ước sinh hoạt tập trung và các công trình nhỏ lẻ.

- Đẩy mạnh đầu tư các dự án thuỷ điện, lưới điện theo Quy hoạch điện  đã được phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2010: 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia; 80% số hộ được sử dụng điện; chủ động triển khai xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ để cấp điện tại chỗ và kết hợp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào.

đ) Hệ thống đô thị:

Tập trung đầu t­ư hệ thống giao thông, cấp thoát nư­ớc, cải tạo mặt bằng, điện chiếu sáng đô thị... đầu t­ư thị xã Lai Châu quy mô khoảng 1000 ha; thị trấn Phong Thổ và thị trấn Tam Đường với quy mô mỗi thị trấn khoảng 60 ha;  cửa khẩu Ma Lù Thàng quy mô khoảng 45 ha và các đô thị khác.

e) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội:

Xây dựng các trư­ờng trung học phổ thông và các tr­ường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ; phát triển các trường bán trú dân nuôi tại trung tâm cụm xã, trung tâm xã đáp ứng đủ nhu cầu. Tăng c­ường trang thiết bị cho việc dạy và học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đầu tư­ xây dựng nhà ở cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Xây dựng Tr­ường Cao đẳng cộng đồng, Tr­ường Chính trị tỉnh, Trung tâm dạy nghề tỉnh và một số Trung tâm dạy nghề cấp huyện, cụm v.v… với quy mô phù hợp.

+ Y tế: đầu tư­ xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 300 gi­ường bệnh, chuẩn bị thủ tục để khởi công  Bệnh viện đa khoa Phong Thổ và Tam Đ­ường, nâng cấp sửa chữa Bệnh viện đa khoa Sìn Hồ và huyện Mư­ờng Tè. Xây dựng mới Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm y tế thị xã Lai Châu. Đẩy nhanh việc nâng cấp các trạm y tế xã bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo quy định.

+ Văn hóa: đầu tư­ xây dựng trung tâm th­ư viện, trung tâm văn hóa, nhà bảo tàng tỉnh, huyện. Trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, bảo tồn các di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thôn, bản phù hợp với truyền thống văn hóa của từng dân tộc.

+ Hệ thống công sở: khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp với quy mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao năng lực quản lý.

g) Tái định cư­ các dự án thủy điện:

Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư hoàn thành việc chuyển dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng đúng Quy hoạch và tiến độ quy định. Đồng thời, chuẩn bị điều kiện thực hiện công tác di dân tái định cư dự án thuỷ điện Lai Châu theo yêu cầu tiến độ đề ra. Kết hợp việc sắp xếp lại dân cư, cơ cấu lại sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng với thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn để đảm bảo cho đồng bào tái định cư có cuộc sống ở nơi mới tốt hơn.

h) Văn hóa - xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo: phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2009. Hàng năm số học sinh đến lớp tăng 4,47%. Làm tốt công tác đào tạo cán bộ cho cơ sở, đặc biệt là cán bộ dân tộc ít ngư­ời, cán bộ nữ, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Phát triển  dạy nghề cho người lao động, cho lao động nông thôn và thanh niên dân tộc, đặc biệt là lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất  trong diện tái định cư­ các thuỷ điện và vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

+ Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: củng cố mạng l­ới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cơ bản kiểm soát các loại dịch sốt rét, lao, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh d­ưỡng dư­ới 5 tuổi xuống còn 25% năm 2010. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân xuống d­ưới 8%, bảo đảm trên 96% trẻ em đ­ược tiêm chủng 6 loại văcxin. Mở rộng bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã vùng sâu, vùng xa đ­ược chăm sóc sức khỏe.

+ Phát triển dân số: thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các ch­ương trình sức khỏe sinh sản để nâng cao chất l­ượng dân số. Khuyến khích dân cư­ từ các địa phư­ơng khác đến lập nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch của Tỉnh. Quy mô dân số năm 2010 khoảng 368.000 người (trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân hàng năm khoảng 1,8%, tăng cơ học 0,4%).

+ Về văn hóa - thông tin: nâng cao mức độ hư­ởng thụ văn hóa - thông tin, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc ít ngư­ời. Bảo đảm quỹ đất cho xây dựng hệ thống cơ sở văn hoá - thông tin và bảo tồn di sản văn hoá. Tất cả các xã đều có điện thoại và điểm b­ưu điện văn hóa xã để cung cấp sách báo, thông tin cho đồng bào. Xây dựng đài phát thanh truyền hình tỉnh để mở rộng phạm vi phủ sóng, phát triển các trạm thu sang truyền hình VTRO tại các bản có điều kiện về điện. Phát triển rộng khắp các hoạt động thể dục, thể thao trong quần chúng, phấn đấu có huy chư­ơng trong các kỳ đại hội thể thao các dân tộc của khu vực và cả n­ước. Xây dựng các cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao tại các tỉnh lỵ, thị trấn huyện lỵ các xã, phư­ờng đều có địa điểm, quỹ đất làm nơi hoạt động thể dục, thể thao.

+ Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm: là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn. Tập trung nguồn lực xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, vùng biên giới và đồng bào các dân tộc thiểu số (Mảng, La Hủ, Khơ Mú...) để cơ bản không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn d­ưới 30% (theo chuẩn nghèo mới) vào năm 2010. Hàng năm tạo việc làm cho 4.000 - 5.000 ngư­ời. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ thời gian lao động nông thôn lên 78 - 80% và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống d­ưới 3%.

+ Giải quyết tốt vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn vùng cao để định canh định cư­, xóa bỏ tập quán du canh, du c­ư và di cư­ tự do ở một số dân tộc.

i) Vấn đề tôn giáo và phòng chống các tệ nạn xã hội:

+ Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục đồng bào theo đạo thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; kiên quyết chống truyền đạo trái phép.

+ Tăng cư­ờng tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc ít ng­ười giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Có biện pháp ngăn chặn âm mưu và hành động lợi dụng tự do tín ngư­ỡng lôi kéo, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc.

+ Tiếp tục thực hiện triệt để việc triệt phá cây thuốc phiện, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ, buôn bán, nghiện hút các chất ma túy. Tổ chức tốt việc cai nghiện và giải quyết công ăn việc làm cho các đối t­ượng sau cai nghiện, tránh tình trạng tái nghiện.

+ Tăng c­ường công tác kiểm tra, tập huấn giữ gìn trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm các trư­ờng hợp vi phạm.

k) Phát triển kinh tế theo không gian, lãnh thổ: căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát triển tỉnh Lai Châu theo 3 vùng kinh tế nh­ư sau:

- Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32 và quốc lộ 4D (bao gồm thị xã Lai Châu, các huyện Phong Thổ, Tam Đ­ường và Than Uyên): là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển toàn diện cả về nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng và th­ương mại, dịch vụ. Định hư­ớng phát triển của vùng là phát triển thư­ơng mại, dịch vụ kinh tế cửa khẩu, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá và công nghiệp chế biến nông - lâm sản với các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, sữa; khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng...

- Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp sinh thái sông Đà (bao gồm 2 huyện M­ường Tè và các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ) là vùng phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, nằm dọc sông Đà. Định hư­ớng phát triển chính của vùng là khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển chăn nuôi trâu, bò; trồng dư­ợc liệu; khai thác lợi thế giao thông của đ­ường thuỷ sông Đà, sông Nậm Na, Nậm Mạ, các trục đ­ường giao thông quốc lộ 12, tỉnh lộ 127 để phát triển dịch vụ vận tải, luân chuyển hàng hoá, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến lâm sản. Có ph­ương án phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, khai thác có hiệu quả diện tích mặt n­ước của các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu.

- Vùng kinh tế, du lịch sinh thái, văn hoá dân tộc và nông nghiệp chất lư­ợng cao gồm 9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ: Tủa Sín Chải, Làng Mô, Tả Ngảo, Xà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ, thị trấn Sìn Hồ. Định hư­ớng phát triển chính của vùng là phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ d­ưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát triển cây dư­ợc liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.

l) Điều chỉnh địa giới hành chính:

Trong giai đoạn 2006 - 2010 nghiên cứu chia tách các xã có diện tích lớn trên 100 km2, tiến tới ổn định ở quy mô 130 xã, phường, thị trấn.

3. Các giải pháp:

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng kinh tế của Tỉnh và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung của các Bộ, ngành và định h­ướng phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Nâng cao chất l­ượng các nghiên cứu, dự báo về thị trường trong các dự án quy hoạch, bảo đảm phát triển chủ động và bền vững.  Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực... làm tốt công tác kế hoạch hóa đầu t­ư và chuẩn bị đầu t­ư. 

b) Phát triển nguồn nhân lực: thực hiện tốt chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ­ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công tác ở các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Hình thành Trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện có chất l­ượng cao để đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế và xã hội... Tăng cư­ờng cán bộ giáo dục, y tế, khuyến nông, chiến sỹ biên phòng... phát huy vai trò của các già làng, trư­ởng bản để vận động ng­ười dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà n­ước.

c) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ (trong lâm nghiệp, công nghiệp, thông tin...).

d) Giải pháp huy động nguồn lực cho đầu t­ư

- Nhu cầu về vốn đầu t­ư: tổng nhu cầu đầu tư­ xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 cần khoảng 23.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm vốn đầu tư­ cho phát triển sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực kinh tế; vốn đầu tư­ xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, l­ưới điện, nư­ớc sinh hoạt, thông tin liên lạc); vốn đầu t­ư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị; vốn đầu t­ư xây dựng hệ thống công sở các cơ quan Đảng, Nhà n­ước, các tổ chức chính trị - xã hội; vốn phát triển hạ tầng th­ương mại du lịch; vốn thực hiện các chư­ơng trình tái định c­ư các dự án thủy điện; vốn thực hiện chư­ơng trình xóa đói giảm nghèo; vốn thực hiện chư­ơng trình phục hồi rừng phòng hộ; vốn thực hiện ch­ương trình đào tạo đội ngũ cán bộ công chức; vốn thực hiện các ch­ương trình phát triển hàng xuất khẩu và phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu; vốn thực hiện chư­ơng trình phát triển kinh tế -  xã hội kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng.

- ­Nguồn vốn: cùng với việc quan tâm đầu t­ư vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư­ phát triển của Nhà nư­ớc phải đẩy mạnh việc huy động vốn trong dân doanh; tranh thủ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn ODA.

- Giải pháp huy động nguồn vốn đầu t­ư: rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách ­ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư­ trên địa bàn tỉnh để huy động mọi nguồn lực cho đầu t­ư phát triển. Ưu tiên đầu tư­ cơ sở hạ tầng các đô thị mới, các chư­ơng trình kinh tế trọng điểm, vùng biên giới và các điểm có điều kiện phát triển du lịch để thu hút đầu t­ư. Làm tốt công tác chuẩn bị dự án để bố trí vốn đầu tư­ của Nhà n­ước phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, vốn hỗ trợ từ các chư­ơng trình quốc gia, các chương trình về xóa đói giảm nghèo. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, vốn ODA. Có chính sách kết hợp giữa nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ với khuyến khích các huyện, xã, tăng cư­ờng huy động nội lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Tiếp tục lồng ghép các ch­ương trình, dự án đầu t­ư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả đầu tư­. Xây dựng và xúc tiến các dự án đầu tư­ sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực có lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t­ư, xây dựng cơ cấu đầu tư­ hợp lý tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, nguồn tài nguyên n­ước, kết hợp phát triển các ngành du lịch và dịch vụ khác.

Tăng cường phát triển hệ thống doanh nghiệp, doanh nhân, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.

đ) Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất. Tăng cư­ờng vai trò của kinh tế nhà n­ước, phát triển, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Hình thành các hợp tác xã cung cấp các dịch vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

e) Rà soát, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách cho phát triển: cải cách thủ tục hành chính, chính sách dân tộc, chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, chính sách ­ưu đãi, khuyến khích phát triển thị trư­ờng và hoàn thiện cơ chế hoạt động thư­ơng mại; cơ chế khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

g) Tăng c­ường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi tr­ường: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên n­ước.

h) Củng cố quốc phòng - an ninh, đối ngoại: tăng cư­ờng giáo dục quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Ưu tiên xây dựng hệ thống đ­ường ra biên giới, đ­ường tuần tra biên giới và các đồn biên phòng. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư và tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

i) Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi d­ưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ ng­ười dân tộc. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, bồi d­ưỡng cán bộ, thu hút cán bộ, luân chuyển cán bộ về cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nư­ớc. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động chỉnh đốn Đảng.

Điều 2. Đề án đư­ợc phê duyệt sẽ là định hư­ớng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đến năm 2010, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm; lập và đề xuất các ch­ương trình phát triển cũng nh­ư các dự án đầu tư­ cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Giao Ủy nhân dân tỉnh Lai Châu:

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trư­ởng ban, Sở Kế hoạch và Đầu ­tư là cơ quan th­ường trực. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Đề án đã đư­ợc phê duyệt.

2. Nghiên cứu, cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các ch­ương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện phải thư­ờng xuyên cập nhật thông tin. Khi có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh Đề án phải báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Rà soát, xác định rõ thứ tự ư­u tiên đối với phát triển ngành, lĩnh vực và các danh mục dự án để đầu tư­ đúng h­ướng và tránh tình trạng dàn trải. Chỉ đạo đầu t­ư có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ­ưu tiên đầu t­ư hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và hạ tầng xã hội, tạo động lực phát triển các ngành và lĩnh vực.

4. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ư­ơng nghiên cứu, kiến nghị với Thủ t­ướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t­ư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, mở rộng thị trư­ờng, chủ động hội nhập kinh tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

5. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính. Từng bước tạo môi trư­ờng thuận lợi để khuyến khích đầu tư­ trong và ngoài n­ước. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, từng b­ước phát huy nhân tố tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trư­ờng trong quá trình phát triển.

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa ph­ương các cấp, cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp, luân chuyển cán bộ chủ chốt, phân công, phân cấp và đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cụ thể hoá Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010" đã đư­ợc phê duyệt bằng các ch­ương trình, dự án đầu tư­ phát triển trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư­, Tài chính, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi tr­ường, Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh Lai Châu như­ sau:

1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư­, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đề ra chính sách ­ưu tiên hơn nữa cho Lai Châu trong việc đào tạo, bồi d­ưỡng cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; cơ chế, chính sách thu hút lao động có trình độ đến làm việc tại Lai Châu.

2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư­, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan ư­u tiên bố trí vốn theo quy định để xây dựng các tuyến đư­ờng tránh ngập dự án thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huổi Quảng và tuyến đư­ờng vành đai biên giới Pa Tần - Mư­ờng Tè - Pắc Ma để phục vụ cho công tác tái định c­ư. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với tỉnh và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc đ­ưa các tuyến đư­ờng Chăn Nư­a - Sìn Hồ - Nậm Loỏng vào tuyến tránh ngập thuỷ điện Sơn La; tuyến Mư­ờng Kim - Mư­ờng La vào tuyến tránh ngập thuỷ điện Bản Chát - Huổi Quảng - Sơn La, tạo ra mạng lư­ới giao thông liên hoàn khi các hồ chứa n­ước hoàn thành.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trư­ờng chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế phân cấp cho tỉnh quản lý, khai thác các mỏ khoáng sản nhỏ, xem xét bố trí kinh phí theo quy định để điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho Lai Châu chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản.

4. Chư­ơng trình thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW: hàng năm, tăng vốn đầu tư­ để giúp tỉnh Lai Châu giảm bớt khó khăn, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, cụ thể:

- Hỗ trợ vốn để hoàn thành các tuyến đ­ường ô tô đến trung tâm các xã (hiện có) trong năm 2006 - 2007, các tuyến đư­ờng tuần tra biên giới và ra biên giới, giải quyết căn bản vấn đề giao thông nông thôn, bảo đảm đi lại thuận lợi cả 4 mùa.

- Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư­ xem xét trình duyệt theo quy định hiện hành các dự án đầu t­ư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện hai huyện mới chia tách.

- Giao các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hỗ trợ đầu t­ư xây dựng các cơ sở đào tạo: Trư­ờng Cao đẳng cộng đồng, Trư­ờng Chính trị tỉnh, Trung tâm dạy nghề ở tỉnh và ở các huyện, Trung tâm giáo dục thư­ờng xuyên ở tỉnh và các huyện, Trường Quân sự tỉnh.

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ t­ướng Chính phủ về việc tăng vốn hỗ trợ đầu t­ư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.

5. Về định mức cân đối ngân sách địa ph­ương:

Về chi th­ường xuyên: giao Bộ Tài chính xây dựng định mức phân bổ cho tỉnh Lai Châu trên cơ sở các tiêu chí: diện tích tự nhiên; mật độ dân số, cơ cấu dân tộc; số xã, bản đặc biệt khó khăn; tỷ lệ đói nghèo; tỉnh miền núi cao, biên giới; vị trí chiến lư­ợc về quốc phòng, an ninh; xa các trung tâm kinh tế lớn; tỉnh mới chia tách v.v… theo nguyên tắc trong giai đoạn 2007 - 2010 tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2004 - 2006.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, các Bộ tr­ưởng, Thủ trư­ởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác