Quyết định 1910/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đồng Nai
Quyết định 1910/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: | 1910/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Đinh Quốc Thái |
Ngày ban hành: | 10/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1910/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Đinh Quốc Thái |
Ngày ban hành: | 10/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1910/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 10 tháng 7 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về ban hành quy chế phối hợp công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2140/TTr-SNN ngày 03 tháng 7 năm 2015,
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đồng Nai.
Trường hợp thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 29/7/2014; thay thế 07 thủ tục thuộc lĩnh vực lâm nghiệp (từ thủ tục 32 đến 38), thay thế 06 thủ tục thuộc lĩnh vực kiểm lâm (từ thủ tục 39 đến 44), thay thế 01 thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng ban hành tại Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; thay thế 02 thủ tục thuộc lĩnh vực thủy sản (thủ tục 47, 48) ban hành tại Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức niêm yết, công khai bộ thủ tục hành chính này tại trụ sở làm việc, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của đơn vị; rà soát, cập nhật các thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ theo văn bản pháp luật hiện hành và hướng dẫn tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phát hành bộ thủ tục hành chính đã được công bố đến các đơn vị theo thành phần nơi nhận của quyết định này.
Điều 4. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; cập nhật nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên Cơ sở dữ liệu quốc gia của Chính phủ.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Phần 1
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Trang |
A |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP SỞ |
|
I. Lĩnh vực nông nghiệp |
|
|
1 |
Thủ tục cấp giấy công nhận cây đầu dòng |
|
2 |
Thủ tục công nhận vườn cây đầu dòng |
|
3 |
Thủ tục cấp lại giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng |
|
4 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè |
|
5 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè |
|
6 |
Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng |
|
7 |
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy chất lượng phân bón |
|
8 |
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi |
|
9 |
Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vật tư chuyên dùng trong chăn nuôi |
|
10 |
Thủ tục chứng nhận đánh giá và công bố hợp chuẩn quá trình tổ chức thu mua mía nguyên liệu |
|
11 |
Thủ tục công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật |
|
II. Lĩnh vực lâm nghiệp |
||
12 |
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng giữa ba loại rừng đối với những khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập |
|
13 |
Thủ tục khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là tổ chức (đối với các loại lâm sản có trong danh mục cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
14 |
Thủ tục khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy, tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
15 |
Thủ tục khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức |
|
16 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con |
|
17 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống |
|
18 |
Thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (gồm: Cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng) |
|
19 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh |
|
20 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề đối với chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách) |
|
21 |
Thủ tục thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép thiết kế, tỉa thưa rừng trồng trong trường hợp có tận thu lâm sản |
|
22 |
Thủ tục khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức |
|
23 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh |
|
24 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng |
|
25 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức |
|
26 |
Thẩm định và phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác |
|
III. Lĩnh vực thủy lợi |
||
27 |
Thủ tục cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
|
28 |
Thủ tục gia hạn sử dụng giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
|
29 |
Thủ tục điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
|
30 |
Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi |
|
31 |
Thủ tục gia hạn sử dụng giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi |
|
32 |
Thủ tục điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi |
|
IV. Lĩnh vực thủy sản |
||
33 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản |
|
34 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản |
|
35 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản |
|
36 |
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản |
|
37 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản |
|
38 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản |
|
39 |
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản |
|
40 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản |
|
41 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản |
|
42 |
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản |
|
43 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản |
|
44 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở dịch vụ thú y thủy sản |
|
45 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản |
|
46 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản |
|
47 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản |
|
48 |
Thủ tục cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản |
|
49 |
Thủ tục cấp mới giấy phép khai thác thủy sản |
|
50 |
Thủ tục cấp lại giấy phép khai thác thủy sản |
|
51 |
Thủ tục cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản |
|
52 |
Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá |
|
53 |
Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký tàu cá |
|
54 |
Thủ tục đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá |
|
55 |
Thủ tục chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật |
|
V. Lĩnh vực: Thú y |
||
56 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y |
|
57 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở xét nghiệm, phẫu thuật động vật) |
|
58 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho người hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn động vật) |
|
59 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật) |
|
60 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên xét nghiệm, phẫu thuật động vật) |
|
61 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y) |
|
62 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho nhân viên bán hàng thuốc thú y) |
|
63 |
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật) |
|
64 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật) |
|
65 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở xét nghiệm, phẫu thuật động vật) |
|
66 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật) |
|
67 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho người hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn động vật) |
|
68 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên xét nghiệm, phẫu thuật động vật) |
|
69 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y) |
|
70 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh |
|
71 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh |
|
72 |
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho nhân viên kinh doanh thuốc thú y) |
|
73 |
Thủ tục đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh |
|
74 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm |
|
75 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y |
|
76 |
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y |
|
VI. Lĩnh vực: Kiểm lâm |
||
77 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển gấu |
|
78 |
Thủ tục giao nộp gấu cho Nhà nước |
|
79 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu |
|
80 |
Thủ tục đóng dấu búa kiểm lâm |
|
81 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm |
|
82 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm |
|
83 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã thông thường |
|
VII. Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật |
||
84 |
Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
|
85 |
Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật |
|
86 |
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo (hội thảo, hội nghị, tư vấn) thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (phân bón vô cơ và phân bón khác), giống cây trồng |
|
87 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật |
|
88 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
|
89 |
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
|
90 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
|
VIII. Lĩnh vực: Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
||
91 |
Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản vận chuyển và kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) |
|
92 |
Thủ tục cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm |
|
93 |
Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm |
|
IX. Lĩnh vực: Phát triển nông thôn |
||
94 |
Thủ tục phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn |
|
95 |
Thủ tục Phê duyệt dự án, hoặc phương án cánh đồng lớn |
|
96 |
Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu |
|
B |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN |
|
I |
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
|
1 |
Thủ tục trồng cao su trên đất rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn |
|
2 |
Thủ tục phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình |
|
3 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình |
|
4 |
Thủ tục khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình |
|
5 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
6 |
Thủ tục khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) |
|
7 |
Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rộng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện (chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) |
|
II |
Lĩnh vực Kiểm lâm |
|
8 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt |
|
9 |
Thủ tục đóng dấu búa kiểm lâm |
|
10 |
Thủ tục xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ |
|
11 |
Thủ tục xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu. |
|
12 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại |
|
13 |
Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại |
|
14 |
Thủ tục đăng ký nuôi bổ sung loài động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại |
|
III. |
Lĩnh vực Quản lý chất lượng |
|
15 |
Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản |
|
C |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ |
|
I |
Lĩnh vực lâm nghiệp |
|
1 |
Thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân |
|
2 |
Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn |
|
3 |
Thủ tục cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân |
|
4 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức |
|
5 |
Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình |
|
6 |
Thủ tục khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình |
|
7 |
Thủ tục khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ) |
|
8 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư) |
|
9 |
Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng) |
|
II. |
Lĩnh vực thủy sản |
|
10 |
Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
|
11 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP trong kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) |
|
III. |
Lĩnh vực Phát triển nông thôn |
|
12 |
Xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản |
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực nông nghiệp
1. Thủ tục cấp giấy công nhận cây đầu dòng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận cây đầu dòng gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có cây đầu dòng.
Bước 2: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ nhận giấy công nhận cây đầu dòng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
+ Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có). Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 48 ngày làm việc. Cụ thể:
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.
Trong thời hạn ba mươi lăm (35) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của hội đồng bình tuyển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01, Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Thẩm định, công nhận cây đầu dòng: 2.000.000 đồng/cây.
- Cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 100.000 đồng/lần. Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy công nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTV11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
2. Thủ tục công nhận vườn cây đầu dòng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có vườn cây đầu dòng.
Bước 2: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ nhận giấy công nhận vườn cây đầu dòng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
+ Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây, báo cáo về vườn cây đầu dòng. Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 33 ngày làm việc. Cụ thể:
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập tổ thẩm định vườn cây đầu dòng.
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy công nhận vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01, Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Thẩm định, công nhận vườn cây đầu dòng: 500.000 đồng/vườn.
- Cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 100.000 đồng/lần. Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy công nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTV11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
3. Thủ tục cấp lại giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước khi hết hạn ba (03) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại phải gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.
Bước 2: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ nhận giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận lại (tự soạn).
+ Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất.
+ Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc. Cụ thể:
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thẩm định, công nhận lại cây đầu dòng: 1.400.000 đồng/cây.
- Thẩm định công nhận lại vườn cây đầu dòng: 350.000/vườn.
- Cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 100.000 đồng/lần.
Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy công nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTV11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Nếu không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè an toàn.
+ Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản sao chụp chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (chỉ áp dụng đối với cơ sở sơ chế, chế biến).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc. Cụ thể:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 02 - 05 người để tiến hành thẩm định, đánh giá các cơ sở xin cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định có trách nhiệm thông báo cho cơ sở kế hoạch kiểm tra trước thời điểm tiến hành thẩm định, đánh giá ít nhất là 05 (năm) ngày làm việc. Kế hoạch kiểm tra nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và yêu cầu kiểm tra.
- Trong thời hạn 05(năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc ngày có kết quả thử nghiệm mẫu của đoàn kiểm tra, cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp chưa đủ điều kiện đã được nêu rõ trong biên bản kiểm tra. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định có quyền xem xét, đánh giá các báo cáo khắc phục (nếu cần thiết sẽ cử đại diện kiểm tra lại). Nếu đạt yêu cầu, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc có kết quả kiểm tra lại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp/ cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 2).
- Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả/sản xuất, chế biến chè (Phụ lục 3).
Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về sản xuất rau, quả và chè an toàn.
5. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Nếu không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè an toàn.
+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè (nếu thay đổi so với đăng ký lần đầu).
+ Bản sao chụp chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực (đối với những người mới được bổ sung).
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (áp dụng đối với cơ sở sơ chế, chế biến trong các trường hợp: Khi cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan đến cơ sở trong giấy chứng nhận; khi giấy chứng nhận hết hiệu lực; khi bị thu hồi giấy chứng nhận).
+ Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận).
+ Giấy chứng nhận đã được cấp (đối với các trường hợp: Giấy chứng nhận gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng; khi phát hiện có sai sót trên giấy chứng nhận do lỗi của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận hoặc lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận).
+ Biên bản kiểm tra, đánh giá định kỳ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè của các cơ quan chức năng theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 01 ngày làm việc đối với các trường hợp:
+ Giấy chứng nhận gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc.
+ Giấy chứng nhận gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng.
+ Khi phát hiện có sai sót trên giấy chứng nhận do lỗi của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận hoặc lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- 20 ngày làm việc trong các trường hợp:
+ Khi cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan đến cơ sở trong giấy chứng nhận.
+ Khi giấy chứng nhận hết hiệu lực.
+ Khi bị thu hồi giấy chứng nhận.
Trong trường hợp cơ sở có kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt loại A, thời hạn xem xét và cấp lại giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận không thành lập đoàn kiểm tra.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp/ cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 2).
- Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả/sản xuất, chế biến chè (Phụ lục 3).
Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về sản xuất rau, quả và chè an toàn.
6. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gửi 01 (một) bộ hồ sơ công bố hợp quy qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
+ Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc nộp qua đường bưu điện theo địa chỉ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c)Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 của Thông tư số 55/2012/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp giấy chứng nhận hợp quy của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục 13 của Thông tư số 55/2012/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bản chính biên bản kiểm định đồng ruộng theo Phụ lục 5 của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp.
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Không có.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân; tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận: Bản công bố hợp quy (Phụ lục 13).
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng:
+ Bản công bố hợp quy theo mẫu (Phụ lục 13).
+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14).
Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Thông báo bằng văn bản.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
7. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy chất lượng phân bón
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Nhận Bản tiếp nhận công bố hợp quy tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Trường hợp nội dung hồ sơ chưa phù hợp quy định hiện hành: Sở có văn bản trả lời trong vòng 04 ngày.
- Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của cơ quan công bố hợp quy.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy: Bản công bố hợp quy; bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng...); bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp.
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Bản công bố hợp quy; bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng...); kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn; quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001; kế hoạch giám sát định kỳ; báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện 05 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản công bố hợp quy (Mẫu 13).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu 14).
Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cán bộ chuyên môn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn; nếu chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh để nộp lại.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy: Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định (Phụ lục 13); bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp; bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng…).
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định (Phụ lục 13); bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng …); kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận; quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 02 hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001; kế hoạch giám sát định kỳ; báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: Đối tượng được chứng nhận hợp quy; tài liệu kỹ thuật (số hiệu, tên) sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu đánh giá, thời gian đánh giá;…) và các lý giải cần thiết; Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); Các thông tin cần bổ sung và tài liệu khác liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Nông nghiệp).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Bản công bố hợp quy (Mẫu 13).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu 14).
Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 96/2001/QĐ-BNN ngày 26/9/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục hàng hóa thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
9. Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho sản phẩm hàng hoá xuất khẩu đối với giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vật tư chuyên dùng trong chăn nuôi
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi qua bưu điện về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cán bộ chuyên môn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ:
Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp CFS nêu rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Cán bộ chuyên môn tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ viết giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
Bước 3. Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đối với trường hợp cấp mới:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Phụ lục II.a, Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) của doanh nghiệp đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
Đối với trường hợp đề nghị cấp CFS lần đầu tiên, phải đăng ký hồ sơ thương nhân với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (Phụ lục II, Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ); bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục III, Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
+ Đối với trường hợp cấp lại:
Đơn đề nghị cấp lại CFS (Phụ lục II.b, Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Đối với trường hợp khi phát hiện có sai sót do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS, thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp lại CFS mới (cá nhân, tổ chức không phải nộp đơn), đồng thời thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận. Người nhận nộp lại CFS đã cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với trường hợp cấp mới: 05 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp cấp lại: 04 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp).
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đối với trường hợp cấp mới:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Phụ lục II.a, Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (Phụ lục II, Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
+ Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục III, Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Đối với trường hợp cấp lại: Đơn đề nghị cấp lại CFS (Phụ lục II.b, Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới CFS phải đăng ký hồ sơ thương nhân với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đề nghị cấp CFS lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp CFS khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH ngày 05/4/2004.
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
10. Thủ tục chứng nhận đánh giá và công bố hợp chuẩn quá trình tổ chức thu mua mía nguyên liệu
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gửi 02 (hai) bộ hồ sơ trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (địa phương nơi cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
+ Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy (Phụ lục III, Mẫu 2.CBHC/HQ, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
Bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
+ Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy (Phụ lục III, Mẫu 2.CBHC/HQ, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);.
Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (Phụ lục III, Mẫu 1.KHKSCL, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
Báo cáo đánh giá hợp chuẩn/hợp quy (Phụ lục III, Mẫu 5.BCĐG, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Tối đa 07 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục III, Mẫu 1.KHKSCL).
- Bản công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy (Phụ lục III, Mẫu 2.CBHC/HQ).
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn/hợp quy (Phụ lục III, Mẫu 5.BCĐG).
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Bản tiếp nhận công bố.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương pháp đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
11. Thủ tục công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gửi 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (địa phương nơi cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
+ Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy (Phụ lục 15, Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp giấy chứng nhận hợp quy của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy (Phụ lục 15, Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bản chính biên bản kiểm định đồng ruộng và phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp.
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14, Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Tối đa 07 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản công bố hợp quy (Phụ lục 13).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14).
Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Bản tiếp nhận công bố.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
II. Lĩnh vực lâm nghiệp
12. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng giữa ba loại rừng đối với những khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
+ Báo cáo hiện trạng rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng cho địa phương, đơn vị.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Giấy đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (Quyết định 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
13. Thủ tục khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là tổ chức (đối với các loại lâm sản có trong danh mục cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác.
+ Bản thuyết minh thiết kế khai thác.
+ Sơ đồ khu khai thác.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã… có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác (thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành).
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
14. Thủ tục khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ của tổ chức.
+ Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế khai thác.
+ Sơ đồ khu khai thác.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác tận dụng, tận thu và trả kết quả cho chủ rừng.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
15. Thủ tục khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Thuyết minh thiết kế khai thác.
+ Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác của chủ rừng là tổ chức.
+ Sơ đồ vị trí khu khai thác.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo quyết định đã phê duyệt.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời (trường hợp sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo quyết định đã phê duyệt).
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
16. Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con.
+ Nguồn gốc và mã số lô giống, phẩm chất kỹ thuật của lô cây con.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo sản xuất cây con ở vườn ươm, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (Phụ lục 14, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 100.000 đồng/giấy chứng nhận (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
17. Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Thông báo thu hoạch giống.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo thu hoạch giống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (Phụ lục 15, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Lệ phí, phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 100.000 đồng/giấy.
- Phí công nhận nguồn gốc lô giống: 750.000 đồng/01 lô giống.
Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
18. Thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (gồm: Cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đến Phòng Lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy mẫu đơn theo quy định và điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn theo hướng dẫn. Sau đó nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Lâm nghiệp.
Bước 3: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 4: Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường. Bước 5: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký nguồn giống cây trồng của tỉnh (Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống (Phụ lục 12, Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Công nhận cây trội: 450.000 đồng/cây.
- Vườn cây đầu dòng: 1.000.000 đồng/giống.
- Lâm phần tuyển chọn: 750.000 đồng/nguồn giống.
- Rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng: 2.750.000 đồng/rừng giống. Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
19. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ của chủ rừng là tổ chức.
+ Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế khai thác.
+ Bản đồ khu khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác (thời hạn có hiệu lực: 12 tháng kể từ khi ban hành).
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
20. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề đối với chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Bản đồ khu khai thác.
+ Hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh đối với khai thác tận dụng thực hiện các biện pháp lâm sinh.
+ Đề cương nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khai thác tận dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản trả lời (trường hợp sau thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký).
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
21. Thủ tục thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép thiết kế, tỉa thưa rừng trồng trong trường hợp có tận thu lâm sản
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp (bản sao).
+ Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (bản sao).
+ Phương án thiết kế khai thác theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực khai thác của đơn vị.
+ Tờ trình xin phê duyệt phương án thiết kế tỉa thưa rừng của đơn vị.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc; sau khi nhận đủ hồ sơ và hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí mức lao động thẩm định thiết kế khai thác gỗ rừng trồng.
- Mức lệ phí công/m3: 0,128.
Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế kỹ thuật và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
22. Thủ tục khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác tận dụng của tổ chức.
+ Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế khai thác.
+ Bản đồ khu khai thác.
+ Văn bản cho phép chuyển rừng của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.
+ Văn bản giao nhiệm vụ khai thác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng hoặc đơn vị
khai thác biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức, đơn vị có chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ khai thác.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
23. Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ kế hoạch sản xuất lâm nghiệp của đơn vị, được thể hiện trong kế hoạch sản xuất - tài chính hàng năm do đơn vị xây dựng, đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Đơn vị xây dựng dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực dự án của đơn vị và tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán.
Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ của người nộp. Phòng Lâm nghiệp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở) sẽ phối hợp cùng các phòng, ban và các sở, ngành liên quan xem xét, kiểm tra, thẩm định dự án. Ghi nhận bằng biên bản thẩm định và trình Lãnh đạo Sở phê duyệt.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp (bản sao).
+ Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (bản sao).
+ Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực dự án của đơn vị.
+ Tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh của đơn vị.
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc; sau khi nhận đủ hồ sơ và hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Từ 1 tỷ trở xuống: 0,1188.
- Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ: 0,1188 - 0,1073.
Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
- Quyết định số 4361/2002/QĐ-BNN ngày 17/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự nội dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án 661 và các dự án sử dụng vốn ngân sách.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức lao động điều tra quy hoạch rừng.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
24. Thủ tục thẩm định và phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Căn cứ kế hoạch sản xuất - tài chính hàng năm do đơn vị xây dựng, đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Bước 2: Đơn vị xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực thực hiện các hạng mục phòng cháy của đơn vị và tờ trình xin phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ của người nộp. Phòng Lâm nghiệp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở) sẽ phối hợp cùng các phòng, ban và các sở, ngành liên quan xem xét, thẩm định phương án, ghi nhận bằng biên bản thẩm định.
- Bước 4: Sau khi phương án được các các sở, ngành thống nhất thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo cho đơn vị biết và đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả; tiếp theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt tổng dự toán kinh phí cho tất cả các đơn vị trên toàn tỉnh.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp (bản sao).
+ Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (bản sao).
+ Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực thực hiện các hạng mục phòng cháy của đơn vị.
+ Tờ trình xin phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị.
- Số lượng hồ sơ: 07 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ và hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi cục Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí thẩm định.
- Mức lệ phí:
+ Từ 01 tỷ trở xuống: 0,1188;
+ Từ 01 tỷ đến dưới 05 tỷ: 0,1188 - 0,1073.
Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thông tư Liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 04/8/2005 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
25. Thủ tục Phê duyệt và Thẩm định phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định
Bước 5: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cách thức thực hiện
Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ
- Tên thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thẩm định và phê duyệt phương án của chủ rừng là tổ chức (Ban hành kèm theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
+ Bản thuyết minh Phương án quản lý rừng bền vững (Ban hành kèm theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
+ Hệ thống bản đồ;
+ Bản sao tài liệu, số liệu điều tra, thu thập;
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định; Trong 20 ngày làm việc khi hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định phương án và gửi văn bản thẩm định cho chủ rừng.
- Trường hợp Hội đồng thẩm định thống nhất với nội dung phương án và hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, Sở Nông nghiệp PTNT phê duyệt phương án, trả kết quả cho chủ rừng.
- Trường hợp phải bổ sung, giải trình ý kiến thẩm định thì chủ rừng hoàn chỉnh phương án và có văn bản tiếp thu ý kiến giải trình kèm theo gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, hồ sơ, Sở Nông nghiệp PTNT phê duyệt phương án, trả kết quả cho chủ rừng.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp PTNT phải thông báo cho chủ rừng biết; sau khi chủ rừng hoàn chỉnh hồ sơ đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp PTNT phê duyệt theo quy định .
đ) Cơ quan thực hiện TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Kiểm lâm và các Sở ngành liên quan.
e) Đối tượng thực hiện TTHC: Các chủ rừng là tổ chức
f) Lệ phí: Không
g) Mẫu đơn, tờ khai: Giấy đề nghị thẩm định và phê duyệt phương án theo phụ lục VI của Thông tư số 38//2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
h) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản phê duyệt phương án
i) Điều kiện thực hiện TTHC: không
j) Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 10 của Thông tư số 38//2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phương án quản lý rừng bền vững.
26. Thẩm định và phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế, gửi 05 bộ hồ sơ (bao gồm: 01 bộ chính, 04 bộ sao) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Bước 3: Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời cho chủ dự án gửi đề nghị biết lý do.
- Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, UBND cấp tỉnh phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (Phụ lục 01).
+ Phương án trồng rừng thay thế (Phụ lục 02).
+ Bản đồ thiết kế và các tài liệu liên quan.
Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao)
d) Thời hạn giải quyết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 20-35 ngày; UBND cấp tỉnh phải phê duyệt phương án 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức khoa học có liên quan.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
+ Đơn đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (Phụ lục 01).
+ Phương án trồng rừng thay thế (Phụ lục 02).
Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
III. Lĩnh vực thủy lợi
27. Thủ tục cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
+ Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 1, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Tùy từng hoạt động cụ thể mà tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép, phải có văn bản sau, cụ thể:
Đối với các hoạt động dưới đây phải có hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan, bao gồm:
Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có.
Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện.
Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.
Chôn phế thải, chất thải.
Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
Đối với các hoạt động dưới đây phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan, bao gồm:
Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Đối với các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới phải có bản sao sổ đăng kiểm và mang theo bản chính để đối chiếu. Trừ các trường hợp dưới đây:
Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.
Đối với các hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác phải có Bản sao công chứng hộ chiếu nổ mìn và các tài liệu kỹ thuật liên quan.
+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép.
+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi.
+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp (trừ các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới).
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7, 10, 15, 25 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp:
+ Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
+ Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.
Thời hạn giải quyết là: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Các hoạt động trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m:
Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Các hoạt động:
+ Khai thác du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh, hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ;
+ Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện;
+ Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
+ Chôn chất thải, phế thải;
+ Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác
Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Các hoạt động:
+ Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có;
+ Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng
Thời hạn giải quyết là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 1, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
- Quyết định số 62/2007/QÐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và Quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
28. Thủ tục gia hạn sử dụng giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo mẫu quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 2, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy phép đã được cấp.
+ Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có).
+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: UBND tỉnh Đồng Nai (Trong thời hạn < 7, 10, 15, 25 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.)
- Các hoạt động:
+ Trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m.
+ Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp:
Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.
Thời hạn giải quyết là: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
- Các hoạt động:
+ Khai thác du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh, hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện.
+ Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.
+ Chôn chất thải, phế thải.
+ Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác.
Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
- Các hoạt động:
+ Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có.
+ Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
+ Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai .
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 2, Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
- Quyết định số 62/2007/QÐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
29. Thủ tục điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo mẫu quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 2, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy phép đã được cấp.
+ Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có).
+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn <7, 10, 15, 25 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Các hoạt động:
+ Trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m.
+ Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp:
Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.
Thời hạn giải quyết là: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
- Các hoạt động:
+ Khai thác du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh, hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện.
+ Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.
+ Chôn chất thải, phế thải.
+ Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác.
Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
- Các hoạt động:
+ Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có.
+ Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
+ Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục 2, Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
- Quyết định số 62/2007/QÐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
30. Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
+ Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 3, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
+ Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
+ Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thủy lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp bộ trở lên.
+ Bản sao có chứng thực về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai. Trong thời hạn <7 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp giấy phép xả nước thải vào vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 03, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đề án, báo cáo xin cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 1.00m3/ngày đêm: Mức thu là 300.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.00m3 đến dưới 5.00m3/ngày đêm: Mức thu là 900.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 5.00m3 đến dưới 2.000m3/ngày đêm: Mức thu là 2.200.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm: Mức thu là 4.200.000 đồng/đề án.
- Lệ phí cấp giấy phép: Mức thu là 100.000 đồng/giấy phép/lần.
Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành mức thu, mức trích, cơ quan thu và đối tượng miễn giảm phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
31. Thủ tục gia hạn sử dụng giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
+ Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 4, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp.
+ Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép).
+ Báo cáo phân tích chất lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp bộ trở lên.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai. Trong thời hạn < 7 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin gia hạn sử dụng giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 04, Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đề án, báo cáo xin gia hạn nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 1.00m3/ngày đêm: Mức thu là 150.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.00m3 đến dưới 5.00m3/ngày đêm: Mức thu là 450.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 5.00m3 đến dưới 2.000m3/ngày đêm: Mức thu là 1.100.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm: Mức thu là 2.100.000 đồng/đề án.
- Lệ phí cấp giấy phép: Mức thu là 50.000 đồng/giấy phép/lần.
Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
- Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành mức thu, mức trích, cơ quan thu và đối tượng miễn giảm phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
32. Thủ tục điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
+ Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và CMND của người ủy quyền.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 4, Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp.
+ Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép).
+ Báo cáo phân tích chất lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp bộ trở lên.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính + 01 bộ sao chụp).
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Đồng Nai. Trong thời hạn <7 ngày làm việc tùy loại hoạt động tương ứng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 4, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đề án, báo cáo điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 1.00m3/ngày đêm: Mức thu là 150.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.00m3 đến dưới 5.00m3/ngày đêm: Mức thu là 450.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 5.00m3 đến dưới 2.000m3/ngày đêm: Mức thu là 1.100.000 đồng/đề án.
+ Đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm: Mức thu là 2.100.000 đồng/đề án.
- Lệ phí cấp giấy phép: Mức thu là 50.000 đồng/giấy phép/lần.
Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001.
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành mức thu, mức trích, cơ quan thu và đối tượng miễn giảm phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IV. Lĩnh vực thủy sản
33. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ hàng khi vận chuyển thủy sản phải khai báo kiểm dịch ít nhất 03 ngày đối với thủy sản giống và phải khai báo ít nhất 02 ngày đối với thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản trước khi xuất hàng với Chi cục Thủy sản khi vận chuyển ra khỏi tỉnh.
- Bước 2: Ngay sau khi nhận được hồ sơ cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
+ Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.
- Bước 3: Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
+ Nếu nghi thủy sản mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
+ Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh.
+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.
+ Trường hợp xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết để lấy mẫu kiểm tra lại. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.
- Bước 4: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (Phụ lục 2, Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có).
+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có).
+ Giấy phép của cơ quan kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các phụ lục của Công ước CITES.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm là 07 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (Phụ lục 2, Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
Phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển (từ tỉnh này sang tỉnh khác): 30.000 đồng/lần.
Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản.
- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
34. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 2 ảnh màu 4x6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (Mẫu số 01, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề theo TT 04/2012/TT-BTC)
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài Chính
35. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 2 ảnh màu 4 x6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Ðơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu 1, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí gia hạn chứng chỉ hành nghề: 100.000 đồng/lần (theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
36. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 2 ảnh màu 4 x6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Ðơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu 1, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Phí, lệ phí cấp lại chứng chỉ hành nghề:100.000 đồng/lần (theo qui định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú Y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
37. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 2 ảnh màu 4 x6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu số 1, Thông tư số 01/2002/TT-BTS)
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC)
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài Chính.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
38. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y,nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 02 ảnh màu 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Ðơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu số 01, Thông tư số 01/2002/TT-BTS).
h) Phí, lệ phí: Phí, lệ phí gia hạn chứng chỉ hành nghề: 100.000 đồng/lần (theo qui định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ.
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ.
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
39. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 02 ảnh màu 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Ðơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu 01, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Phí, lệ phí cấp lại chứng chỉ hành nghề: 100.000 đồng/lần (theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính;
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
40. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai):
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 02 ảnh màu 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu số 01, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/ 2012 của Bộ tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/ 2012 của Bộ tài chính.
41. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 02 ảnh màu 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu số 01, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Phí, lệ phí gia hạn chứng chỉ hành nghề: 100.000 đồng/lần (theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
42. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
+ 02 ảnh màu 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (mẫu số 1, Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Phí, lệ phí gia hạn chứng chỉ hành nghề: 100.000 đồng/lần (theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
43. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản.
+ Chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy phép kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 01, Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở: 142.500 đồng.
- Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở: 40.000 đồng (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
44. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở dịch vụ thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở dịch vụ thú y thủy sản.
+ Chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy phép kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, Phụ lục 01, Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh tại cơ sở: 142.500 đồng.
- Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh cho cơ sở: 40.000 đồng. (Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
45. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai .
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh giống thủy sản.
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy phép kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 01);
- Báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở (Phụ lục 02);
(Theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản:
+ Công suất > 20 triệu con/năm: 468.500 đồng.
+ Công suất từ 10 đến 20 triệu con/năm: 399.000 đồng.
+ Công suất từ 5 đến 10 triệu con/năm: 255.000 đồng.
+ Công suất đến 5 triệu con/năm: 170.000 đồng.
- Phí kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thủy sản: 145.500 đồng.
- Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm:
+ Cơ sở do Trung ương quản lý: 420.000 đồng;
+ Cơ sở do địa phương quản lý: 291.000 đồng.
- Phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở sản xuất giống thủy sản: 70.000 đồng/lần cấp.
(Theo thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/ 7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
46. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản.
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản) hoặc giấy chứng nhận tập huấn.
+ Giấy phép kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 01);
- Báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở (Phụ lục 02);
(Theo thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính.
- Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở: 142.500 đồng.
- Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở: 40.000 đồng.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
47. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin đăng ký kinh doanh phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản cho cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản.
+ Bản sao văn bằng (tối thiểu trung cấp thú y, nuôi trồng thủy sản).
+ Giấy phép kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 04).
- Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 06).
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở: 142.500 đồng.
- Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở: 40.000 đồng. (Ban hành kèm theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
48. Thủ tục cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Khi đến nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân xin cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại tỉnh Đồng Nai (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); bằng gốc, chứng chỉ gốc và chứng nhận gốc (trong trường hợp kinh doanh có điều kiện) để đối chiếu. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản (theo mẫu).
+ Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao có chứng thực).
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng mục đích hoặc hợp đồng thuê mặt bằng, bản sao hộ khẩu thường trú, giấy chứng minh nhân dân).
+ Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản của cơ sở. Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh (Phụ lục 01, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện, sản xuất kinh doanh giống thủy sản.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Có .
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
49. Thủ tục cấp mới giấy phép khai thác thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thủy sản.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục hoặc các Trạm để lấy mẫu đơn xin cấp giấy phép khai thác và điền đầy đủ thông tin
theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép khai thác.
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (bản sao có chứng thực).
+ Có bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá theo quy định (bản sao có chứng thực).
+ Có nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của UBND tỉnh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn xin cấp giấy phép khai thác thủy sản (theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Phí và lệ phí cấp mới giấy phép khai thác thủy sản: 40.000 đồng (theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thủy sản năm 2003.
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ.
- Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
50. Thủ tục cấp lại giấy phép khai thác thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục hoặc các Trạm để lấy mẫu đơn xin cấp giấy phép khai thác và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn xin cấp lại giấy phép có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi chủ tàu cá thường trú hoặc của cơ quan chủ quản cấp trên (trong trường hợp mất giấy phép) theo mẫu quy định, kèm theo giấy phép cũ (trừ trường hợp mất giấy phép);
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với trường hợp xin đổi giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin đổi, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản (theo Phụ lục 10 của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản - nay là Bộ NNPTNT).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp lại giấy phép khai thác thủy sản: 40.000 đồng/lần (theo Phụ lục A, Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản về mức phí, lệ phí).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
- Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
51. Thủ tục cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng của Chi cục Thủy sản hoặc các trạm để lấy mẫu đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản.
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (còn hạn sử dụng - bản sao có chứng thực).
+ Giấy phép đã được cấp (bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản (theo Phụ lục số 09, Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí gia hạn giấy phép khai thác thủy sản: 20.000 đồng (theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ.
- Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
52. Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An) để lấy mẫu tờ khai đăng ký tàu cá và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: (Áp dụng đối với tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên):
+ Hồ sơ kỹ thuật đóng mới hoặc cải hoán (nếu có).
+ Hồ sơ máy chính tàu (bản chính).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc sau khi kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá đạt yêu cầu (hồ sơ đã đầy đủ).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: Phụ lục số 10, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
h) Phí, lệ phí:
- Phí và lệ phí cấp giấy: 40.000 đồng.
- Phí kiểm tra được thu:
+ Lần đầu, định kỳ: 3.500 đồng/TĐK và 2.000 đồng/cv.
+ Gia hạn: 1.500 đồng/TĐK và 1.000 đồng/cv.
Theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện phải đầy đủ theo quy định (theo Thông tư số 02/2006/TT- BTS ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản).
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thủy sản năm 2003;
- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ;
- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản.
- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
53. Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký tàu cá
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục hoặc các Trạm để lấy mẫu tờ khai đăng ký tàu cá và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đối với tàu cá có chiều dài đường nước dưới 15m mà không lắp máy và lắp máy có tổng công suất dưới 20cv:
Tờ khai đăng ký tàu cá;
Hợp đồng đóng mới hoặc giấy mua bán tàu cá và biên lai nộp phí trước bạ hoặc giấy tờ khác có giá trị xác định nguồn gốc hợp pháp của tàu cá;
Văn bản chấp thuận đóng mới/cải hoán tàu cá.
+ Đối với tàu cá có công suất máy chính bằng 20cv trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước bằng 15m trở lên:
Tờ khai đăng ký tàu cá;
Giấy chứng minh nguồn gốc của tàu:
Đối với tàu cá đóng mới:
Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính);
Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và BVNL thủy sản.
Đối với tàu cá cải hoán:
Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);
Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);
Văn bản chấp thuận cải hoán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và BVNL thủy sản.
Đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu:
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính);
Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính).
Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu:
Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);
Hợp đồng thuê tàu trần hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính);
Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt do cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung dịch.
Biên lai nộp phí trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);
Ảnh tàu khổ 9 x 12 (ảnh màu chụp toàn tàu theo hướng 02 bên mạn tàu).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá: Phụ lục số 04, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều trong Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản.
h) Phí, lệ phí: Phí và lệ phí cấp mới: 40.000 đồng (theo Quyết định số
31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thủy sản năm 2003;
- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều trong Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản;
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
54. Thủ tục đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục xin đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá.
- Bước 2: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản hoặc các Trạm để lấy mẫu tờ khai đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Chi cục Thủy sản Đồng Nai hoặc 02 Trạm (Trạm Thủy sản Nhơn Trạch - Long Thành, Trạm Thủy sản Trị An).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá kèm theo danh sách thuyền viên tàu cá.
+ Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá hoặc chứng minh thư nhân dân (bản sao).
+ Tờ khai đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá: Phụ lục số 09, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều trong Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản.
h) Phí, lệ phí:
- Phí và lệ phí cấp mới: 40.000 đồng.
- Phí và lệ phí cấp lại: 20.000 đồng.
Theo Quyết định số: 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Sổ thuyền viên tàu cá.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thủy sản năm 2003;
- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều trong Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản.
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính.
55. Thủ tục chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản Đồng Nai (khu phố 3, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Bản công bố hợp quy.
+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa và các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm.
+ Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm (nếu có).
+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ ISO:9001.
+ Kế hoạch giám sát định kỳ.
+ Báo cáo đánh giá hợp quy.
+ Nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
V. Lĩnh vực: Thú y
56. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y cơ sở liên hệ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa hoặc Chi cục Thú y để lấy mẫu đơn đăng ký và được hướng dẫn làm các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y tại nơi đăng ký (Trạm Thú y hoặc Chi cục Thú y).
- Bước 3: Cán bộ Chi cục Thú y kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y cơ sở:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ Chi cục tiếp nhận và ghi biên nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Trong thời gian 05 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải tiến hành thẩm định điều kiện vệ sinh thú y cơ sở theo quy định.
- Bước 4: Kết quả thẩm định (trả lời trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ sở được thẩm định).
+ Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở và giấy chứng nhận có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.
+ Trường hợp kết quả thẩm định không đạt: Chi cục Thú y yêu cầu cơ sở sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt và tiến hành thẩm định lại khi cơ sở đã khắc phục xong.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa hoặc Chi cục Thú y và Bộ phận trả kết quả tại nơi cơ sở nộp hồ sơ đăng ký.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (02 bản).
+ Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh. (Bản sao có chứng thực).
+ Các giấy tờ có liên quan đến việc thành lập cơ sở.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Thú y; kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Xét nghiệm chẩn đoán được các cơ quan chức năng công nhận.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 05, giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Thu phí tổn kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh… theo quy định của từng loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. (Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
57. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở xét nghiệm, phẫu thuật động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ Đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật và ít nhất có hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Địa điểm hành nghề do thuê mướn phải có hợp đồng giữa hai bên và có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá chín (09) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với một cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
58. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho người hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Bản kê các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để hành nghề.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá chín (09) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
59. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên chẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa; trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4x6.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề. (Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
60. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên xét nghiệm, phẫu thuật động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ Đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật và ít nhất có hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
61. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Địa điểm hành nghề do thuê mướn phải có hợp đồng giữa hai bên và có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
62. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho nhân viên bán hàng thuốc thú y)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa. (Trong thời gian 04 ngày các Trạm phải hoàn tất hồ sơ gửi về Phòng Thanh tra kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ).
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực, văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
63. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).
+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực văn bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt).
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương), trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và phạm vi hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
+ Địa điểm hành nghề do thuê mướn phải có hợp đồng giữa hai bên và có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Người có hộ khẩu ở ngoài tỉnh Đồng Nai thì phải có giấy tạm trú (KT3).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp một chứng chỉ cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
64. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
65. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho chủ cơ sở xét nghiệm, phẫu thuật động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
- Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
66. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên chuẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
67. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho người hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
68. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (áp dụng cho nhân viên xét nghiệm, phẫu thuật động vật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC, ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
69. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai. (Đối với những trường hợp xin gia hạn chứng chỉ hành nghề để thành lập Doanh nghiệp hoặc Công ty hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Thú y Cộng đồng Chi cục Thú y).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề.
- Thu 225.000 đồng đối với phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
70. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch theo quy định. Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch nhận, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký kiểm dịch.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo thời gian, địa điểm, nội dung tiến hành kiểm dịch.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Tiến hành kiểm dịch: Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh tại điểm cách ly kiểm dịch theo quy định.
- Bước 4: Kết quả kiểm dịch:
+ Trường hợp đủ điều kiện: Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh; thu phí và lệ phí kiểm dịch theo quy định.
+ Trường hợp không đủ điều kiện: Không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh và tiến hành xử lý theo quy định.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Người dân đến đăng ký tại Trạm Thú y địa phương, Chi cục Thú y và tiến hành thực hiện các thủ tục như trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch theo quy định kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có).
+ Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 24 giờ đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Thú y ủy quyền kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch theo Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện. (Theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Thu phí kiểm dịch sản phẩm động vật:
+ Thịt đông lạnh: Từ 12 tấn đến 24 tấn: 630.000đồng/lô hàng, < 12 tấn: 90 đồng/kg.
+ Phủ tạng, phụ phẩm, huyết gia súc, lòng đỏ và lòng trắng trứng làm thực phẩm: 90 đồng/kg.
+ Đồ hộp các loại (thịt, gan): 135 đồng/kg.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sữa và các sản phẩm sữa làm thực phẩm: 28.000 đồng/tấn. (Thu tối đa 10 triệu đồng/lô hàng).
+ Yến: 1.100 đồng/kg.
+ Mật ong: 6.700 đồng/tấn.
+ Sữa ong chúa: 3.000 đồng/kg.
+ Sáp ong: 27.000 đồng/tấn.
+ Kén tằm: 13.500 đồng/tấn.
+ Lông vũ, lông mao, xương, móng, sừng: 9.000 đồng/tấn.
+ Da: Trăn: 100 đồng/m, cá sấu: 4.500 đồng/tấm, da tươi, da muối: 900 đồng/tấm.
+ Bột huyết, bột xương, bột phụ phẩm, bột thịt, bột lông vũ, bột cá, bột váng sữa và các loại khác làm thức ăn chăn nuôi: 11.000 đồng/tấn.
+ Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật: 2.000 đồng/tấn.
+ Sừng mỹ nghệ: 500 đồng/cái.
+ Phế liệu tơ tằm: 13.500 đồng/tấn.
+ Trứng gia cầm: Thương phẩm: 4,5 đồng/quả; trứng giống, trứng lộ: 5,5 đồng/quả.
+ Trứng đà điểu: 7 đồng/quả.
+ Trứng chim cút: 1 đồng/quả.
+ Trứng tằm: 27.000 đồng/hộp.
+ Tinh dịch: 70 đồng/liều.
- Thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh: 30.000 đồng/lần cấp.
(Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Quyết định số 15/2005/QĐ-BNN ngày 08/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
71. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm Thú y cấp huyện. Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thông báo thời gian, địa điểm và nội dung kiểm dịch cho người nộp hồ sơ (01 ngày làm việc).
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Tiến hành kiểm dịch: Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh tại điểm cách ly kiểm dịch theo quy định.
- Bước 4: Kết quả kiểm dịch.
+ Trường hợp đủ điều kiện: Kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh; thu phí và lệ phí kiểm dịch theo quy định.
+ Trường hợp không đủ điều kiện: Không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh và tiến hành xử lý theo quy định.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
- Người dân đến đăng ký tại Trạm Thú y địa phương và tiến hành thực hiện thủ tục, trình tự như trên.
- Hướng dẫn người dân (chủ hàng) đưa phương tiện vận chuyển đến điểm kiểm dịch của chi cục thú y để phúc kiểm và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật ra ngoài tỉnh theo quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch theo quy định kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
+ Giấy chứng nhận tiêm phòng.
+ Phiếu kết quả xét nghiệm các bệnh động vật.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 24 giờ kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Thú y ủy quyền kiểm dịch viên, kỹ thuật viên kiểm dịch theo Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 01, giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện (theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Thu phí kiểm dịch động vật:
+ Trâu, bò, ngựa, lừa: 5.500 đồng/con.
+ Lợn: >15 kg: 1.000 đồng/con, <15 kg: 500 đồng/con.
+ Dê: 3.000 đồng/con.
+ Chó, mèo: 3.000 đồng/con.
+ Khỉ, vượn, cáo, nhím, chồn: 4.500 đồng/con.
+ Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng: 27.000 đồng/con.
+ Rắn, tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông: 500 đồng/con.
+ Trăn, cá sấu, kỳ đà: 4.500 đồng/con.
+ Chim cảnh các loại: 4.500 đồng/con.
+ Chim làm thực phẩm: 30 đồng/con.
+ Gia cầm các loại: 100 đồng/con gia cầm trưởng thành; 50 đồng/con gia cầm con dưới 01 tuần tuổi.
+ Thỏ: 500 đồng/con.
+ Đà điểu: 01 ngày tuổi: 1.000đồng/con, trưởng thành: 4.500 đồng/con.
+ Ong nuôi: 500 đồng/đàn.
Vệ sinh tiêu độc phương tiện vận chuyển:
+ Xe ô tô: 40.000 đồng/lần/xe(Chưa tính thuốc sát trùng và nhiên liệu).
+ Các loại xe khác: 10.000 đồng/xe (chưa tính thuốc sát trùng và nhiên liệu).
- Thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh: 30.000 đồng/lần cấp. (Theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
72. Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (áp dụng cho nhân viên kinh doanh thuốc thú y)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận chứng chỉ hành nghề thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai. (Đối với những trường hợp xin gia hạn chứng chỉ hành nghề để thành lập Doanh nghiệp hoặc Công ty hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Thú y Cộng đồng Chi cục Thú y).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký gia hạn hành nghề thú y (theo mẫu).
+ Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp.
+ Giấy khám sức khỏe (từ cấp huyện trở lên).
+ 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí: Thu 100.000 đồng đối với lệ phí cấp lại cho một loại hình hành nghề (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
73. Thủ tục đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chủ cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh liên hệ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa hoặc Chi cục Thú y (Phòng Dịch tễ) để lấy mẫu đơn đăng ký và được hướng dẫn làm các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại nơi đăng ký (Trạm Thú y hoặc Chi cục Thú y).
- Bước 3: Cán bộ Chi cục Thú y (Phòng Dịch tễ) kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ Chi cục tiếp nhận và ghi biên nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải tiến hành thẩm định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.
- Bước 4: Đề nghị công nhận: (Gửi hồ sơ đề nghị Cục Thú y công nhận trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ sở được thẩm định).
+ Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: Chi cục Thú y gửi hồ sơ đề nghị Cục Thú y cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và giấy chứng nhận có giá trị 06 tháng đến 02 năm đối với từng bệnh kể từ ngày cấp:
+ Đối với bệnh cúm gia cầm: Có giá trị 06 tháng.
+ Đối với bệnh Newcastle và Gumboro: có giá trị 01 năm.
+ Đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo: có giá trị 02 năm.
+ Trường hợp kết quả thẩm định không đạt: Chi cục Thú y yêu cầu cơ sở sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt và tiến hành thẩm định lại khi cơ sở đã khắc phục xong.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa hoặc Chi cục Thú y và Bộ phận trả kết quả tại nơi cơ sở nộp hồ sơ đăng ký.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
+ Tờ trình về điều kiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
+ Biên bản thẩm định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
+ Kết quả xét nghiệm tiêm phòng về các bệnh đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
+ Kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (VSTY) vùng, cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh;
+ Bảng đánh giá điều kiện VSTY theo quy chuẩn 0179.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định: Trong thời gian 10 kể từ khi Chi cục Thú y nhận hồ sơ hợp lệ.
- Cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi vùng, cơ sở được thẩm định đạt yêu cầu.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục Thú y.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp: Phòng Chẩn đoán - Xét nghiệm được các cơ quan chức năng công nhận.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: Cấp giấy chứng nhận: 70.000 đồng/lần.
- Phí: Kiểm tra cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch:
+ Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh (là 01 huyện) (hạn 06 tháng đến 02
năm)/lần 3.600.000 đồng.
+ Thẩm định cơ sở chăn nuôi tư nhân (do xã, huyện quản lý) là cơ sở an toàn dịch bệnh (hạn 06 tháng đến 02 năm)/lần 300.000 đồng.
+ Thẩm định cơ sở, trại chăn nuôi (do tỉnh hoặc Trung ương quản lý), cơ sở an toàn dịch bệnh là xã và cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở an toàn dịch bệnh (hạn 06 tháng đến 02 năm)/lần 1.040.000 đồng.
- Phí tổn kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa, huyết thanh.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật (Mẫu 1a, ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (Mẫu 1b, ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh (Mẫu 4a ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (Mẫu 4b, ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, bao gồm các nội dung sau:
+ Lập báo cáo mô tả vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;
+ Hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh. Mỗi vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thú y.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y.
- Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ.
74. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) liên hệ Phòng Chăn nuôi - Chi cục Thú y để lấy mẫu đơn đăng ký và được hướng dẫn làm các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP về Chi cục Thú y theo một trong các hình thức sau:
Bước 3: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP cán bộ Chi cục Thú y kiểm tra tính pháp lý và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP và thông báo bằng văn bản.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ Chi cục tiếp nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ: Chi cục Thú y sẽ có văn bản thông báo cho cơ sở biết.
Bước 4:
- Thẩm xét hồ sơ: Thực hiện đối với các cơ sở đã được đánh giá, phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thẩm tra hồ sơ: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở SX, kinh doanh thực phẩm (nếu cần trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá, phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Nếu kết quả thẩm xét, thẩm định đạt yêu cầu: Cấp giấy chứng nhận ATTP và chứng nhận này có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp.
Nếu kết quả thẩm xét, thẩm định không đạt yêu cầu: Chi cục Thú y trả lời bằng văn bản những nội dung chưa đạt và tiến hành thẩm định lại khi cơ sở đã khắc phục xong.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận tại Phòng Chăn nuôi - Chi cục Thú y (trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có giấy ủy quyền).
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ: Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP về Chi cục Thú y theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Chăn nuôi - Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai.
- Gián tiếp:
+ Gửi qua Email (channuoicctydn@gmail.com), Fax (0613878193) (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
+ Gửi theo đường bưu điện: Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trả kết quả: Tại Phòng Chăn nuôi - Chi cục Thú y.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP (Mẫu 01);
Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 02);
Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về ATTP có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở xin cấp lại giấy chứng nhận ATTP khi hết hạn, có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận ATTP);
Bản photo kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong vòng 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (TTHC)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện: Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; các cơ sở chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm thuộc công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh.
g) Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP (Phụ lục số 02, Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục số 03, Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp chứng nhận ATTP và phí thẩm định, kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
STT |
Nội dung khoản thu |
Đơn vị |
Mức thu (VNĐ) |
1 |
Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: - Cấp lần đầu - Cấp lại (gia hạn) |
|
150.000 |
2 |
Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm |
01 lần cấp/01 chứng chỉ |
30.000 |
3 |
Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (động vật, sản phẩm động vật tươi sống; trứng gia cầm các loại) |
01 lần/cơ sở |
500.000 |
4 |
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm |
||
4.1 |
Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ |
01 lần/cơ sở |
1.000.000 |
4.2 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu < 100 triệu đồng/tháng |
01 lần/cơ sở |
2.000.000 |
4.3 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng |
01 lần/cơ sở |
3.000.000 |
5 |
Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm (động vật, sản phẩm động vật tươi sống; trứng gia cầm các loại): - Cửa hàng bán lẻ thực phẩm - Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm |
01 lần/cơ sở |
1.000.000 |
6 |
Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm |
||
6.1 |
Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ |
01 lần/cơ sở |
500.000 |
6.2 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu < 100 triệu đồng/tháng |
01 lần/cơ sở |
1.000.000 |
6.3 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng |
01 lần/cơ sở |
1.500.000 |
Thu theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cơ sở được cấp chứng nhận ATTP.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATTP phải đầy đủ theo quy định.
- Khi gửi hồ sơ:
+ Nếu gửi hồ sơ trực tiếp: Khi nộp hồ sơ phải mang theo bản chính của những giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu với bản sao.
+ Nếu gửi hồ sơ gián tiếp (qua Email, Fax, bưu điện) thì khi nhận giấy chứng nhận phải mang theo bản chính của những giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu với bản sao.
k) Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, sửa đổi thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2013, bãi bỏ Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và quyết định số 57/2006/QĐ-BTC ngày 19/10/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính.
75. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viên chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viên chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai. (Đối với những trường hợp là doanh nghiệp hoặc công ty giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Thú y Cộng đồng Chi cục Thú y).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu 04).
+ Tờ trình điều kiện kinh doanh (theo mẫu 06).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).
+ Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (mẫu được quy định theo Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp một chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y cho một loại hình thu: 70.000 đồng.
- Phí kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y trước khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thu (đối với cửa hàng): 225.000 đồng.
- Phí kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y trước khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thu (đối với đại lý): 450.000 đồng.
(Thu theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
76. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa để lấy mẫu đơn về điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
- Bước 2: Làm thủ tục xin gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viên chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viên chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
- Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Chi cục Thú y Đồng Nai tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng để nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ của UBND cấp xã xác nhận).
+ Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
+ Trường hợp không đủ điều kiện gia hạn giấy chứng nhận: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Chi cục Thú y Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trạm Thú y các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa và trả kết quả tại bộ phận Phòng Thú y Cộng đồng của Chi cục Thú y Đồng Nai. (Đối với những trường hợp là doanh nghiệp hoặc công ty giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, xin gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Thú y Cộng đồng Chi cục Thú y).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu 05).
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đã được cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Thú y Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí gia hạn một giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y cho một loại hình thu: 70.000 đồng.
- Phí kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y trước khi được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thu (đối với cửa hàng): 225.000 đồng.
- Phí kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y trước khi được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thu (đối với đại lý): 450.000 đồng.
(Thu theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
VI. Lĩnh vực: Kiểm lâm
77. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển gấu a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ (chủ nuôi gấu lập hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh đồng Nai).
- Bước 2: Thẩm định, kiểm tra.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vận chuyển gấu thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số gấu vận chuyển đi và cấp giấy phép vận chuyển gấu theo quy định.
- Bước 3: Trả kết quả.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai hoặc qua bưu điện theo địa chỉ khu phố 3, phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị di chuyển gấu.
+ Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì còn phải có văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm nơi chuyển gấu tới.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị di chuyển gấu tại Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển.
j) Điều kiện thực hiện TTHC:
- Chỉ được phép vận chuyển các cá thể gấu được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của quy chế quản lý gấu nuôi ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Hạt Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm đối với nơi không có Hạt Kiểm lâm) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi;
- Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
78. Thủ tục giao nộp gấu cho Nhà nước a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ nuôi gấu nộp đơn đề nghị tự nguyện chuyển giao gấu tại:
+ Chi cục Kiểm lâm quyết định việc chuyển giao cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
+ Cục Kiểm lâm quyết định việc chuyển giao gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao trên phạm vi cả nước.
Các cá thể gấu do chủ trại nuôi gấu tự nguyện giao cho Nhà nước được chuyển giao như sau:
Các cơ sở cứu hộ gấu, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;
Các vườn thú, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước để phục vụ mục đích nghiên cứu, trưng bày và giáo dục môi trường;
Các trại nuôi có đủ điều kiện quy định tại quy chế này tự nguyện nuôi gấu nhằm mục đích cứu hộ, bảo tồn gấu;
Các tổ chức khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Bước 2: Nhận kết quả: Tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ) như sau: Công chức trả kết quả vào sổ theo dõi; trả bản gốc sau khi đã photo 02 bản lưu; trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh thư của người ủy quyền.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai hoặc qua bưu điện theo địa chỉ khu phố 3, phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục 07, Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai (kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu).
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đơn đề nghị tự nguyện giao gấu, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận, cho phép tổ chức, cá nhân tiếp nhận gấu.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị tự nguyện giao gấu cho nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục VII, quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phép tổ chức cá nhân tiếp nhận gấu.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
79. Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ: Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đăng ký trại nuôi gửi Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Thẩm định.
+ Thành lập Hội đồng Thẩm định: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu có trách nhiệm thành lập Hội đồng Thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ.
+ Nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm định: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận; lập biên bản thẩm định để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu nếu đảm bảo các điều kiện quy định.
+ Thời gian thẩm định: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập Hội đồng Thẩm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng Thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.
+ Bước 3: Trả kết quả: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục số 04, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Kiểm Lâm Đồng Nai hoặc qua bưu điện theo địa chỉ khu phố 3, phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;
+ Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu kèm theo ảnh;
+ Bản sao chứng thực hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc thú y;
- Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thẩm định: 05 ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng Thẩm định;
- Trả kết quả: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân nuôi nhốt gấu.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận đăng ký trại nuôi.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
80. Thủ tục đóng dấu búa kiểm lâm a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp hồ sơ xin đóng búa kiểm lâm. Nộp hồ sơ tại bộ phận Pháp chế Hạt Kiểm lâm.
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ, xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định trước khi đóng búa kiểm lâm.
Trường hợp khối lượng gỗ đo tính thực tế sai số vượt quá 15% so với khối lượng gỗ trong lý lịch khai báo với cơ quan Hải quan, thì yêu cầu chủ gỗ lập lại lý lịch gỗ trước khi đóng búa kiểm lâm. Nếu khối lượng gỗ vượt khối lượng được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì yêu cầu chủ gỗ báo cáo cơ quan đã cho phép nhập khẩu gỗ giải quyết, khi được phép mới đóng búa kiểm lâm.
- Bước 3. Sau khi kiểm tra hồ sơ, xác minh xong đối tượng, nguồn gốc gỗ nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ rừng hoặc chủ gỗ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành đóng búa kiểm lâm.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị đóng búa kiểm lâm.
+ Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập.
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.
- Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm.
- Quyết định số 107/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
81. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì vào sổ lưu công văn.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã thông thường (trừ những loài thủy sinh) tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Cán bộ, công chức trả cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã quý hiếm có trách nhiệm ký kết giao nhận.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, khu phố 3, phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng (theo mẫu tại Phụ biểu 3- B và 4-B, mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật hoang dã, quy định tại Phụ lục I, II, III của Công ước CITES và nhóm I, II theo quy định của pháp luật Việt Nam. (Theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ).
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực.
+ Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phụ biểu 3-B: Hồ sơ đăng ký nuôi sinh sản/sinh trưởng động vật hoang dã, quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ước CITES và nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
82. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cây nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì vào sổ lưu công văn.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Cán bộ, công chức trả giấy chứng nhận đăng ký trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm có trách nhiệm ký kết giao nhận.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, khu phố 3, phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký trồng cấy nhân tạo (theo mẫu tại Phụ biểu 3-A và 4-A mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I, II, III của Công ước CITES và nhóm I, II theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực.
+ Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phụ biểu 3-A: Mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES và nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(Theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
83. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã thông thường
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì vào sổ lưu công văn.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Kiểm lâm, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Cán bộ, công chức trả giấy chứng nhận đăng ký trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã thông thường có trách nhiệm ký kết giao nhận.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, khu phố 3, phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã thông thường (theo mẫu tại Phụ biểu 02: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã thông thường đính kèm Chỉ thị số 1284/CT- BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực.
+ Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ biểu 02: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã thông thường (theo Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã.
VII. Lĩnh vực Bảo vệ thực vật
84. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ: Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên bìa hồ sơ ghi lại thông tin liên lạc để chi cục thông báo kết quả.
- Bước 3: Đến ngày trả kết quả, đến nơi nộp hồ sơ nhận văn bản thông báo tiếp nhận của Chi cục Bảo vệ thực vật để nhận chứng chỉ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của một (01) trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp;
+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
+ 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn xét cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí:
- Cấp mới: 300.000 đồng.
- Cấp lại: 150.000 đồng.
(Theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quyết định ban hành quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
85. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ: Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên bìa hồ sơ ghi lại thông tin liên lạc để chi cục thông báo kết quả.
- Bước 3: Đến ngày ngày trả kết quả, liên hệ với bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai để nhận chứng chỉ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về hóa học hoặc nông học (của một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật);
+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
+ 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời hạn xét cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g)Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Lệ phí:
- Cấp mới: 300.000 đồng.
- Cấp lại: 150.000 đồng.
(Theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính)
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề sản xuất, sơ chế, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quyết định ban hành quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
86. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo (hội thảo, hội nghị, tư vấn) thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (phân bón vô cơ và phân bón khác), giống cây trồng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức có xin tổ chức quảng cáo (hội thảo, hội nghị, trình diễn, tư vấn) về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai.
Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu chưa đầy đủ đề nghị bổ sung hồ sơ.
- Bước 2: Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và có văn bản chấp thuận.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Chi cục Bảo vệ thực vật. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ: Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên bìa hồ sơ ghi lại thông tin liên lạc để chi cục thông báo kết quả.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đối với quảng cáo thuốc gồm có:
Giấy xin phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải có đầy đủ nội dung như: Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đăng ký quảng cáo, tên thương mại của thuốc, số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, ngày, giờ, địa điểm tổ chức, hình thức quảng cáo, số người tham dự.
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bản photo.
Nội dung quảng cáo căn cứ theo Điều 10 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện luật quảng cáo.
+ Đối với quảng cáo phân bón gồm có:
Giấy xin phép quảng cáo phân bón phải có đầy đủ nội dung như: Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đăng ký quảng cáo, tên thương mại của phân bón, số giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố hợp quy, ngày, giờ, địa điểm tổ chức, hình thức quảng cáo, số người tham dự.
Nội dung quảng cáo căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện luật quảng cáo.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp quy của sản phẩm, phiếu kết quả phân tích lần gần nhất, nhãn sản phẩm xin quảng cáo.
+ Đối với quảng cáo giống cây trồng gồm có:
Giấy xin phép quảng cáo giống cây trồng phải có đầy đủ nội dung như: Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đăng ký quảng cáo, tên thương mại của giống, số văn bản công bố hợp chuẩn, hợp quy, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nếu là giống nhập khẩu ngày, giờ, địa điểm tổ chức, hình thức quảng cáo, số người tham dự.
Nộp văn bản công bố hợp chuẩn, hợp quy, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nếu là giống nhập khẩu để kiểm tra.
Nhãn bao bì sản phẩm, quy trình kỹ thuật hướng dẫn gieo trồng.
Nội dung quảng cáo căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện luật quảng cáo.
Lưu ý: Nếu là nhà phân phối xin quảng cáo thì hồ sơ xin quảng cáo phải có hợp đồng phân phối sản phẩm quảng cáo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện không quá ba 03 ngày làm việc, kể từ khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Đối với thuốc thực hiện theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực, bảo vệ thực vật.
- Đối với giống và phân bón: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực, bảo vệ thực vật.
87. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện
- Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 (một) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
+ Trường hợp không cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 (một) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
c) Thành phần và số lượng hồ Sơ:
- Thành phần
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 03/2013/TT/BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản sao chụp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng (khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu);
+ Một trong các giấy tờ sau (bản sao chứng thực): Hợp đồng cung ứng;
Hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty)
+ Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): không
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Phụ lục X: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, ban hành theo Thông tư số 03/2013/TT- BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy: 300.000 đồng (theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực của kết quả: cấp theo từng chuyến hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
88. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
- Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thành lập đoàn đánh giá
+ Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật ban hành quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 2-3 thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá và đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành.
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá.
- Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Chương III của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phương pháp đánh giá:
+ Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan.
+ Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở.
+ Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của cơ sở.
- Kết quả đánh giá:
+ Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Chương III của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
+ Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
+ Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), nếu hợp lệ thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp.
+ Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở.
+ Tờ khai về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc từ 5000 kg trở lên).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ của hồ sơ: Ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc sau 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc
- Thời hạn lập đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn cấp giấy: 05 ngày kể từ ngày kết thúc đánh giá hoặc 03 ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.
e) Cơ quan thực hiện TCHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục I: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phụ lục III: Tờ khai điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí:
+ Phí thẩm định:
Cửa hàng: 500.000 đồng/lần.
Đại lý: 1.000.000 đồng/lần.
+ Lệ phí: 300.000 đồng/giấy.
(Theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời gian có hiệu lực: 05 năm.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Điều kiện chung:
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật buôn bán tại cửa hàng ở dạng thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng tiêu dùng khác.
- Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong các khu vực kinh doanh hàng hóa thực phẩm, các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
Điều kiện cụ thể:
- Nhân sự:
+ Người quản lý trực tiếp của cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
+ Người trực tiếp bán hàng được huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh tổ chức hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp trở lên.
- Địa điểm
+ Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã, có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tối thiểu là 01 (một) năm trong trường hợp thuê địa điểm đặt cửa hàng.
+ Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 05 mét vuông (m2). Phải là nhà cấp 04 trở lên, bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió, đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 10 mét (m) và cửa hàng phải được gia cố bờ kè chắc chắn chống sạt lở, nền cửa hàng phải cao ráo không ngập nước.
+ Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập.
- Trang thiết bị
+ Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
+ Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
+ Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
+ Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
+ Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
- Yêu cầu khác
+ Có biển hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt. Ghi rõ tên chủ cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.
+ Có sổ ghi chép việc xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật;
+ Có bảng niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng
+ Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo Khoản 2, Điều 3 và Khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg)
+ Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ.
+ Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm).
+ Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
89. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
- Trước 03 (ba) tháng tính đến ngày giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy.
Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì:
+ Thành lập đoàn đánh giá
Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật ban hành quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 2-3 thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá và đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành.
Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá.
+ Nội dung đánh giá: Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Chương III của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Phương pháp đánh giá:
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan.
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở.
Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của cơ sở.
+ Kết quả đánh giá:
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Chương III của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
+ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), nếu hợp lệ thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp cơ sở có các kết quả kiểm tra định kỳ theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt Loại A trong vòng 01 (một) năm tính đến thời điểm gia hạn, thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không thành lập đoàn đánh giá thực địa.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013-TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (nếu có thay đổi).
+ Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật cho người trực tiếp điều hành sản xuất (nếu có thay đổi).
+ Bản chính giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
+ Tờ khai về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao chứng thực biểu mẫu hoặc biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của các cơ quan chức năng theo quy định của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ của hồ sơ: ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc sau 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc
- Thời hạn lập đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn cấp giấy: 05 ngày kể từ ngày kết thúc đánh giá hoặc 03 ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.
e) Cơ quan thực hiện TCHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục I: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phụ lục III: Tờ khai điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định:
Cửa hàng: 500.000 đồng/lần.
Đại lý: 1.000.000 đồng/lần.
- Lệ phí: 300.000 đồng/giấy.
(Theo Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời gian có hiệu lực: 05 năm.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Điều kiện chung:
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật buôn bán tại cửa hàng ở dạng thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng tiêu dùng khác.
- Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong các khu vực kinh doanh hàng hóa thực phẩm, các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
Điều kiện cụ thể:
- Nhân sự:
+ Người quản lý trực tiếp của cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
+ Người trực tiếp bán hàng được huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh tổ chức hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp trở lên.
- Địa điểm:
+ Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã, có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tối thiểu là 01 (một) năm trong trường hợp thuê địa điểm đặt cửa hàng.
+ Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 05 mét vuông (m2). Phải là nhà cấp 04 trở lên, bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió, đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 10 mét (m) và cửa hàng phải được gia cố bờ kè chắc chắn chống sạt lở, nền cửa hàng phải cao ráo không ngập nước.
+ Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập.
- Trang thiết bị:
+ Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
+ Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
+ Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
+ Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
+ Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
- Yêu cầu khác:
+ Có biển hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt. Ghi rõ tên chủ cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.
+ Có sổ ghi chép việc xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật;
+ Có bảng niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng.
+ Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo Khoản 2, Điều 3 và Khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg).
Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ.
Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm).
Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
90. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Cấp lại
Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét, đối chiếu với hồ sơ gốc trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực theo bản giấy chứng nhận gốc và ghi rõ bản sao.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, khu liên hợp cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Giấy chứng nhận đã được cấp (đối với trường hợp giấy bị hư hỏng, sai sót, thay đổi các thông tin).
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ của hồ sơ: Ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc sau 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
- Thời hạn cấp giấy: 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
e) Cơ quan thực hiện TCHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Phụ lục I: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Thông tư 14/2013/TT- BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời gian có hiệu lực: 05 năm (theo thời hạn của giấy đã cấp).
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy đỊnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
VIII. Lĩnh vực: Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
91. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản vận chuyển và kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP)
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Nộp hồ sơ:
+ Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển kinh doanh do cấp Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các Khu Công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (cơ quan kiểm tra).
+ Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Bước 2: Kiểm tra: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tiến hành kiểm tra tại cơ sở. Nội dung, biểu mẫu kiểm tra đánh giá, phân loại (loại A, B hoặc C) thực hiện theo Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 3: Cấp giấy chứng nhận
Sau khi kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu (loại A hoặc B) thì Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Trường hợp không đạt yêu cầu (loại C) thì yêu cầu cơ sở khắc phục có thời hạn những lỗi đã nêu trong biên bản và báo cáo kết quả khắc phục. Sau khi nhận báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tiến hành kiểm tra lần 02. Nếu đạt yêu cầu (chuyển lên loại A hoặc B) thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho cơ sở. Nếu cơ sở vẫn không đạt yêu cầu thì thông báo để cơ sở tiếp tục khắc phục có thời hạn. Nếu hết thời hạn mà cơ sở không khắc phục (không có báo cáo kết quả khắc phục) thì thông báo không cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
Hồ sơ gửi Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai thông qua một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai;
- Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Xa lộ Hà Nội, Khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
- Fax: (061)3.894.638, thư điện tử: ccqlcl@dongnai.gov.vn: sau đó gửi hồ sơ bản chính qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn thực phẩm theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở xin cấp lại do có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
Trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo Phụ lục 02, Thông tư số 01/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xem xét cấp lại.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở. Thời hạn của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
f) Đối tượng thực hiện TTHC
Cá nhân, tổ chức có sản phẩm:
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thịt (heo, gà, bò,...) và các sản phẩm từ thịt (giò, chả, xúc xích, thịt nguội...);
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh trứng và các sản phẩm từ trứng;
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh sữa tươi nguyên liệu;
- Thu mua, sơ chế, chế biến, vận chuyển và kinh doanh muối, gia vị, đường.
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh đối với ngũ cốc.
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh các sản phẩm của cây công nghiệp (ca cao, cà phê, tiêu, điều,...)
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
- Thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thủy sản và các sản phẩm thủy sản (sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa).
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bản Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn thực phẩm theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Phí, lệ phí
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu/cấp lại (gia hạn): 150.000 đồng/01 lần. Cơ sở nộp tiền khi nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện ATTP: 500.000 đồng/01 lần/cơ sở. Cơ sở nộp tiền như sau:
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục: Cơ sở nộp tiền trực tiếp cùng hồ sơ.
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: cơ sở nộp tiền vào tài khoản số 3713.0.1106325 tại Kho bạc nhà nước của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
(Theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).
i) Kết quả thực hiện TTHC
- Công nhận kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu tới cơ sở/thông báo kết quả đối với cơ sở chưa đủ điều kiện.
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh nông sản. Thời hạn hiệu lực của kết quả: 03 năm.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 cua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Công văn số 2302/QLCL-CL1 ngày 06/12/2013 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về việc kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của cơ quan địa phương.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
92. Thủ tục cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở làm giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
Bước 2: Cơ sở nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và nhận kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
Bước 3: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản kiểm tra hồ sơ. Bước 4: Cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ (nếu nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định).
Bước 5: Cơ sở nhận kết quả tại Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h00’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h00’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
Hồ sơ gửi Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai thông qua một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai;
- Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Xa lộ Hà Nội, Khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
- Fax: (061)3.894.638, thư điện tử: ccqlcl@dongnai.gov.vn: Sau đó gửi hồ sơ bản chính qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
* Đăng ký lần đầu bao gồm:
+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 theo biểu mẫu Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước).
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;
+ Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);
+ Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;
+ Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
+ Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);
+ Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
* Đăng ký lại bao gồm:
+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 theo biểu mẫu Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước);
+ Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).
* Trường hợp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, cơ sở phải có văn bản gửi tới Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để được xem xét cấp lại.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
- Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở.
+ Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu theo Phụ lục 03 của Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
- Trường hợp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ cấp lại cho cơ sở.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai.
- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị liên quan thuộc Sở và mời chuyên gia bên ngoài (nếu cần).
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm ủy quyền thực hiện quảng cáo (tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh thực phẩm để tiêu thụ nội địa).
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo Biểu mẫu Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Giấy xác nhận của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (theo biểu mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy xác nhận: 150.000 đồng/01 lần cấp/01 sản phẩm.
- Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký:
+ Áp phích, tờ rơi, poster: 1.000.000 đồng/01 lần/01 sản phẩm.
+ Truyền hình, phát thanh: 1.200.000 đồng/01 lần/01 sản phẩm.
(Theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm).
i) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm .
93. Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01 bộ hồ sơ về Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai.
Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/ cá nhân.
Bước 3: Kiểm tra kiến thức về ATTP bằng Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP theo lĩnh vực quản lý.
Bước 4: Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.
Mẫu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu số 02a quy định tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
b) Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai thông qua một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai;
- Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Xa lộ Hà Nội, Khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
- Nếu gởi hồ sơ qua Fax: (061)3.894.638 hoặc thư điện tử: ccqlcl@dongnai.gov.vn thì sau đó phải gửi hồ sơ bản chính qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đồng Nai.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 07h30’đến 11h30’.
Chiều: Từ 13h30’đến 16h30’.
(Trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Đối với tổ chức
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;
+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT- BCT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Đối với cá nhân
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);
+Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- 10 ngày làm việc đối với quá trình nhận hồ sơ và ra thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ)
- 03 ngày làm việc đối với quá trình cấp giấy xác nhận kiến thức (kể từ ngày tổ chức tham gia đánh giá kiến thức và đạt trên 80% số câu trả lời đúng trở lên)
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
- Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4, Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Công Thương.
- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b tại Phụ lục 4 Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT- BCT của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Công Thương.
h) Lệ phí: Chưa quy định
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thời hạn hiệu lực của của Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: 03 năm kể từ ngày cấp.
j) Điều kiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Quyết định 4780/QĐ-BNN-QLCL ngày 31/10/2014 Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IX. Lĩnh vực Phát triển nông thôn
94. Thủ tục Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp hoặc các tổ chức đại diện của nông dân có Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn (Mẫu đơn theo phụ lục 2, Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT) và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Sau khi nhận được đơn đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan xem xét và trả lời bằng văn bản việc chấp thuận trong thời hạn 15 ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định
Bước 5: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ
- Tên thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn (Ban hành kèm theo Phụ lục II của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014);
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản cho tổ chức biết để bổ sung theo quy định;
đ) Cơ quan thực hiện TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở ngành liên quan.
e) Đối tượng thực hiện TTHC: Các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân là tổ chức
f) Lệ phí: Không
g) Mẫu đơn, tờ khai: Giấy đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn hoặc phương án cánh đồng lớn (phụ lục II của Thông tư số 15//2014/TT- BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
h) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Việc chấp thuận Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
(1). Tiêu chí bắt buộc
- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
- Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
* Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (theo phụ lục I Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:
Quy mô diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn theo từng nhóm cây trồng chính như sau:
+ Đối với cây ngắn ngày: Nhóm: 10 ha cây rau;Nhóm cây ngắn ngày (lúa, bắp, đậu) và mì, mía:50 ha;
+ Yêu cầu diện tích xây dựng cánh đồng lớn phải liền vùng, liền thửa; trong vùng sản xuất tập trung.
+ Đối với nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả: Nhóm cây xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh long…):50 ha; Nhóm cây công nghiệp (cà phê, điều, ca cao, cao su…): 50 ha; Cây tiêu: 20 ha.
(2). Tiêu chí khuyến khích
a- Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c- Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.
j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
95. Thủ tục Phê duyệt Dự án cánh đồng lớn (áp dụng cho phê duyệt lần đầu và điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Sau khi được sự chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn gửi Chi cục Phát triển nông thôn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trong ngày nếu nhận hồ sơ trực tiếp, Chi cục Phát triển nông thôn kiểm tra mức độ đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu đơn vị nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ nếu hồ sơ còn thiếu.
+ Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
Trường hợp Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn không được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp PTNT thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp hoặc đại diện của nông dân.
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
+ Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (theo mẫu quy định tại phụ lục 4).
+ Dự án cánh đồng lớn;
+ Giấy phép kinh doanh quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện (bản có công chứng);
+ Thông tin về năng lực sản xuất, tiêu thụ nông sản của tổ chức đại diện nông dân.
d) Số lượng hồ sơ: 07 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 08 ngày.
- Thời gian giải quyết tại Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ủy nhiệm Chi cục Phát triển nông thôn).
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc văn bản thông báo về lý do không được phê duyệt.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị phê duyệt chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (theo phụ lục 4 Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Đề cương Dự án cánh đồng lớn (quy định tại phụ lục 3 Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
- Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;
+ Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
* Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (theo phụ lục I Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:
Quy mô diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn theo từng nhóm cây trồng chính như sau:
+ Đối với cây ngắn ngày: Nhóm: 10 ha cây rau;Nhóm cây ngắn ngày (lúa, bắp, đậu) và mì, mía:50 ha;
+ Yêu cầu diện tích xây dựng cánh đồng lớn phải liền vùng, liền thửa; trong vùng sản xuất tập trung.
+ Đối với nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả: Nhóm cây xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh long…):50 ha; Nhóm cây công nghiệp (cà phê, điều, ca cao, cao su…): 50 ha; Cây tiêu: 20 ha.
(2). Tiêu chí khuyến khích
a- Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c- Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.
j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
96. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng mẫu muối nhập khẩu
Khi lô hàng về đến cửa khẩu, người nhập khẩu liên hệ với cơ quan Hải quan làm thủ tục và lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản theo quy định của Cơ quan Hải quan. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, người nhập khẩu phải giao mẫu thử nghiệm cho phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh vực hóa có đối tượng thử là muối natri clorua.
Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu
Người nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và gửi về Cơ quan: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Bước 3: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc Cơ quan kiểm tra xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu”:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Cơ quan kiểm tra xác nhận hồ sơ đầy đủ về số lượng và kiểm tra bước tiếp theo.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ (nếu có): Cơ quan kiểm tra xác nhận các thành phần hồ sơ còn thiếu và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu hoặc xác nhận lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu và nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu.
Bước 5: Trả kết quả kiểm tra
Trả kết quả trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc gửi qua đường bưu điện tới người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu, chi phí gửi bưu điện do người nhập khẩu trả.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Bản chính Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu (theo mẫu);
- Bản sao chụp Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch);
- Bản sao chụp Danh mục hàng hóa (Packing List);
- Bản sao chụp Hóa đơn (Invoice);
- Bản sao chụp Vận đơn (Bill of Lading);
- Bản sao chụp Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin);
- Bản sao chụp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hàng hóa lưu hành tự do CFS đối với muối ăn;
- Bản chính Biên bản lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư, kèm theo mẫu đại diện lô hàng muối nhập khẩu đựng trong hộp hoặc chai nhựa kín có dán số hiệu niêm phong của cơ quan Hải quan.
- Bản chính Kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư;
* Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 01 (một) ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ đầy đủ: 02 (hai) ngày làm việc.
- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.
f) Mẫu đơn, tờ khai:
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư số 34/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
g) Phí, lệ phí: Chưa quy định.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
i) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Các loại muối nhập khẩu thuộc nhóm 2501 theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu tương ứng quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
- Lô hàng muối nhập khẩu chỉ được phép đưa vào sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường khi Cơ quan kiểm tra ra "Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng được yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và cơ quan Hải quan thông quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 34/2014/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
I. Lĩnh vực Lâm nghiệp
1. Thủ tục trồng cao su trên đất rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị của các hộ gia đình, cá nhân nêu rõ diện tích cần chuyển rừng sang trồng cao su, sản lượng lâm sản có thể tận thu.
+ Ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết 57/NQ- CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
2. Thủ tục phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị của hộ gia đình.
+ Phương án khai thác.
+ Hệ thống bản đồ.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
3. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác của hộ gia đình.
+ Bản thuyết minh thiết kế khai thác.
+ Sơ đồ vị trí khu khai thác.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1) ban hành kèm theo tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt cấp phép khai thác.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
4. Thủ tục khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Sơ đồ khu khai thác.
+ Văn bản của cấp thẩm quyền cho phép chuyển rừng hoặc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.
+ Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2); Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3) ban hành kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
5. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá Trình tực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
+ Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2); Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3) ban hành kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
6. Thủ tục khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Sơ đồ khu khai thác.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2); Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3) ban hành kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
7. Thủ tục thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện (chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện. f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
II. Lĩnh vực Kiểm lâm
8. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có lâm sản hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt.
+ Tài liệu chứng minh nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Phí lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt (Phụ lục 09) ban hành kèm theo tại Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
9. Thủ tục đóng dấu búa kiểm lâm
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm để nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị đóng búa kiểm lâm.
+ Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập.
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.
- Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm; Đội Kiểm lâm cơ động.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Không.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
10. Thủ tục xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm để nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm hoặc qua đường Bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bảng kê lâm sản (theo Mẫu số 01).
+ Hóa đơn bán hàng (nếu có).
+ Tài liệu về nguồn gốc lâm sản.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 (ba) ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải xác minh, thời gian thực hiện không quá 05 (năm) ngày làm việc).
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Bảng kê lâm sản (Mẫu số 01); Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản (Mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Xác nhận trên bảng kê lâm sản.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
11. Thủ tục: Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu.
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Chủ cây cảnh nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có cây cảnh.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ cây cảnh biết và hướng dẫn chủ cây cảnh hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3 Thẩm định hồ sơ: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm nơi có cây cảnh xem xét xác nhận cho chủ cây cảnh trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Xác minh nguồn gốc (nếu có): Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trước khi xác nhận cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ cây cảnh biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ, số lượng, khối lượng, loài cây; kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh. Thời hạn xác nhận nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trong trường hợp này tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Trả kết quả: Chủ cây cảnh nhận kết quả xác nhận tại Hạt Kiểm lâm nơi nộp hồ sơ.
Thời gian nhận và trả hồ sơ:
Sáng: Từ 7h30 đến 11h30
Chiều: Từ 13h30 đến 16h30
b) Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm nơi có cây cảnh.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm
+ Bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ ban hành tại Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg;
+ Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng (nếu có);
+ Tài liệu về nguồn gốc cây cảnh:
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
- Tối đa 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp không phải xác minh);
- Tối đa 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải xác minh về nguồn gốc cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ).
e) Cơ quan thực hiện TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm các Huyện và Tp. Biên Hoà
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm các Huyện và Tp. Biên Hoà
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.
h) Mẫu đơn, tờ khai
- Bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ ban hành tại Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg.
i) Phí, lệ phí: Không.
j) Kết quả thực hiện TTHC
- Kết quả: Xác nhận trên bảng kê cây cảnh.
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: Không quy định.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 ban hành quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ.
12. Thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm để nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm hoặc gửi qua đường Bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (có xác nhận của UBND cấp xã).
+ Bản sao có chứng thực phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Mẫu số 6) ban hành kèm theo tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
13. Thủ tục Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi Giấy chứng nhận trại nuôi hết hạn, chủ trại nuôi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn thủ tục; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm để nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm hoặc gửi qua đường Bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng mục đích thương mại (có xác nhận của UBND cấp xã).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ..
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Mẫu số 6) ban hành kèm theo tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
14. Thủ tục đăng ký nuôi bổ sung loài động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bổ sung loài động vật mới vào trại nuôi, chủ trại nuôi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; liên hệ Hạt Kiểm lâm để được hướng dẫn thủ tục; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ của Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm để nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm hoặc gửi qua đường Bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng mục đích thương mại (có xác nhận của UBND cấp xã).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Mẫu số 6) ban hành kèm theo tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
III. Lĩnh vực Quản lý chất lượng
15. Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ và liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện (Bộ phận một cửa) để được hướng dẫn; điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo yêu cầu.
- Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả; chuyển hồ sơ cho phòng (bộ phận) chuyên môn giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn (ghi bằng phiếu ý kiến cụ thể) để người nộp hồ sơ bổ sung đúng quy định.
- Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận, người nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa nhận kết quả và nộp phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP (Phụ lục 2).
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập.
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 3).
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ.
+ Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận ATTP).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 18 (mười tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP (Phụ lục 2); Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 3) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính)
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Khoản 1, Điều 22, Luật An toàn thực phẩm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
I. Lĩnh vực lâm nghiệp
1. Thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao rừng tại thôn hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp xã.
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung, thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ). Người nộp hồ sơ đóng phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị giao rừng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 36 (ba mươi sáu) ngày làm việc. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định, tham mưu: 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp: 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng: 03 (ba) ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quyết định giao rừng: 03 (ba) ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị giao rừng (Phụ lục 3, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
2. Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau:
- Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn.
- Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn.
- Cuộc họp dân cư thôn phải có ít nhất 70% số hộ gia đình nhất trí đề nghị được giao rừng.
Cộng đồng dân cư thôn nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp xã.
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân, tổ chức nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung, thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ). Người nộp hồ sơ đóng phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký.
+ Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 31 (ba mươi mốt) ngày làm việc. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định, tham mưu: 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp: 10 (mười) ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng: 03 (ba) ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quyết định giao rừng: 03 (ba) ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư thôn.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị giao rừng (Phụ lục 4, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
3. Thủ tục cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin thuê rừng kèm theo kế hoạch sử dụng rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp xã.
- Khi đến nộp hồ sơ: Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung, thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ). Người nộp hồ sơ đóng phí, lệ phí (nếu có).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thuê rừng.
+ Kế hoạch sử dụng rừng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 46 (bốn mươi sáu) ngày làm việc. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định, tham mưu: 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp: 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng: 13 ngày làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quyết định giao rừng: 03 (ba) ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị thuê rừng (Phụ lục 6).
- Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 7).
Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
4. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế.
+ Thuyết minh thiết kế khai thác.
+ Bản đồ khu khai thác.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
5. Thủ tục khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận. Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
+ Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện THC:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
6. Thủ tục khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán của chủ rừng là hộ gia đình
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
+ Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
7. Thủ tục khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận. Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
+ Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
- Các chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện THC:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
8. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá Trình tực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng bằng vốn tự đầu tư)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
+ Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
+ Hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt hoặc đề cương nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (gồm: Các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
9. Thủ tục khai thác tận dụng trong quá Trình tực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các hộ gia đình xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản đăng ký khai thác.
+ Bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
+ Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
+ Bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình (gồm: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các chủ rừng khác không có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2).
- Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3).
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản trả lời.
- Nếu sau thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không có văn bản trả lời thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC: Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ tận thu và lâm sản ngoài gỗ.
II. Lĩnh vực thủy sản
10. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn xã chỉ có sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho cơ quan kiểm tra.
Bước 2: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra của cơ sở, cơ quan kiểm tra phải xem xét, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Bước 3: Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ sở thời gian tiến hành kiểm tra.
Bước 4: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở. Bước 5: Công nhận kết quả kiểm tra:
- Đối với cơ sở đạt yêu cầu: Thông báo kết quả kiểm tra tới cơ sở và cấp giấy chứng nhận (nếu có yêu cầu).
- Đối với cơ sở không đạt yêu cầu:
+ Thông báo kết quả và yêu cầu thời hạn báo cáo kết quả khắc phục.
+ Kiểm tra lần hai: Thông báo kết quả kiểm tra tới cơ sở đạt yêu cầu và cấp giấy chứng nhận (nếu có yêu cầu) hoặc thông báo cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời kiến nghị tới các cơ quan chức năng xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho cơ sở không đạt yêu cầu kiểm tra lần hai.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Fax có xác nhận qua điện thoại (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra bản chính tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra tại cơ sở).
- Thư điện tử (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra).
- Đăng ký trực tuyến (sau đó cơ sở gửi 01 giấy đăng ký kiểm tra hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi tới cơ quan kiểm tra, các hồ sơ còn lại cơ sở cung cấp khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Giấy đăng ký kiểm tra (theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.
+ Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá); (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra (áp dụng đối với các cơ sở thuộc diện bắt buộc phải xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo CL, ATTP theo nguyên tắc HACCP theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT).
Đối với các cơ sở đăng ký kiểm tra sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra trước, cơ sở chỉ lập hồ sơ bao gồm 01 (một) báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gửi cơ quan kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 22 (hai mươi hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ - hoàn thành kiểm tra, bao gồm: 15 (mười lăm) ngày làm việc – thẩm tra hồ sơ, thông báo kế hoạch kiểm tra và kiểm tra, đánh giá tại cơ sở; 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra - xử lý kết quả và thông báo kết quả kiểm tra, công nhận.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (Phụ lục 1).
- Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (Phụ lục 2).
- Báo cáo khắc phục các sai lỗi (Phụ lục 3) (đối với các cơ sở đăng ký kiểm tra lại do kết quả kiểm tra lần trước không đạt).
Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả thực hiện TTHC:
- Công nhận kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu tới cơ sở/thông báo kết quả đối với cơ sở chưa đủ điều kiện.
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (nếu cơ sở có yêu cầu). Thời hạn hiệu lực của kết quả: 03 năm.
j) Điều kiện thực hiện TTHC:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản.
11. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP trong kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở kinh doanh thủy sản gửi văn bản tới cơ quan kiểm tra đề nghị cấp lại giấy chứng nhận ATTP khi giấy chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, khi cơ sở có thay đổi hay bổ sung thông tin có liên quan.
- Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp lại giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.
- Sáng thứ Bảy: Từ 07h00’ đến 11h30’.
(Trừ chiều ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
- Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
- Mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận ATTP (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại của cơ sở.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT- BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính).
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (nếu cơ sở có yêu cầu). Thời hạn hiệu lực của kết quả: Trùng với thời hạn hết hiệu lực của giấy chứng nhận ATTP cũ.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản.
III. Lĩnh vực phát triển nông thôn
12. Thủ tục xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, giải quyết theo thời hạn.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn một lần bằng văn bản (không thu lệ phí) để người dân hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, riêng sáng thứ bảy từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút (trừ các ngày lễ tết).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân với nông dân (Phụ lục I - Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
+ Biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân với nông dân
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục I - Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai Quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây